Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Luận văn thực trạng và giải pháp hoàn thiện văn hóa an toàn tại xí nghiệp vận tả...

Tài liệu Luận văn thực trạng và giải pháp hoàn thiện văn hóa an toàn tại xí nghiệp vận tải biển và công tác lặn thuộc liên doanh việt nga vietsopetro

.PDF
108
522
64

Mô tả:

HOÀNG LÊ TÂM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ----------------- HOÀNG LÊ TÂM QUẢN TRỊ KINH DOANH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA AN TOÀN TẠI XÍ NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN VÀ CÔNG TÁC LẶN THUỘC LIÊN DOANH VIỆT NGA - VIETSOVPETRO KHÓA: 2010B LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI - 2013 Hà Nội – Năm 2013 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Viện đào tạo Sau đại học, Viện Kinh tế và quản lý – Trường Đại học Bách Khoa Hà nội; Đặc biệt xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Minh Duệ đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trường Đại học Bách Khoa Hà nội đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong quá trình học tập. Xin cảm ơn Ban Giám đốc, các phòng ban chuyên môn cùng toàn thể thuyên viên của Xí nghiệp Vận tải biển và Công tác lặn đã cung cấp những thông tin hữu ích và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài. Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như quá trình hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Hà nội, tháng 3 năm 2013 Tác giả HOÀNG LÊ TÂM LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, nội dung luận văn là kết quả của sự tìm tòi, nghiên cứu, sưu tầm từ nhiều nguồn tài liệu và liên hệ với thực tiễn. Các số liệu trong luận văn là trung thực không sao chép từ bất cứ luận văn hoặc đề tài nghiên cứu nào trước đó. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung đã trình bày. Tác giả HOÀNG LÊ TÂM Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa Hà Nội MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 PHẦN NỘI DUNG ĐỀ TÀI .................................................................................. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VĂN HÓA AN TOÀN .............................. 5 1.1. Tổng quan về văn hóa, văn hóa doanh nghiệp............................................. 5 1.1.1. Khái niệm về văn hóa ......................................................................... 5 1.1.2. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp. .................................................. 6 1.1.3. Các đặc tính cơ bản của văn hóa doanh nghiệp: .................................. 9 1.1.4. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp:...................................................... 9 1.2. Tổng quan về văn hóa an toàn.................................................................... 10 1.2.1. Khái niệm về văn hóa an toàn ........................................................... 10 1.2.2. Cấu thành văn hóa an toàn ................................................................ 12 1.2.3. Các mức độ cơ bản của văn hóa an toàn ........................................... 13 1.2.4. Các đặc tính của văn hóa an toàn trong doanh nghiệp ....................... 14 1.2.5. Vai trò của văn hóa an toàn .............................................................. 15 1.2.6. Các dạng văn hóa an toàn ................................................................. 16 1.2.7. Một số mô hình xác định và đánh giá văn hóa an toàn: ..................... 18 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VĂN HÓA AN TOÀN TẠI XÍ NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN VÀ CÔNG TÁC LẶN – LIÊN DOANH VIỆT NGA - VIETSOVPETRO.......................................................... 31 Học viên: Hoàng Lê Tâm – QTKD2010B Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 2.1. Giới thiệu về Xí nghiệp Vận tải biển và Công tác lặn (XN VTB&CTL) .. 31 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển: ................................................... 31 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ: ................................................................... 33 2.1.3. Cơ cấu tổ chức: ................................................................................ 34 2.2. Văn hóa an toàn tại XN VTB&CTL .......................................................... 38 2.2.1. Cơ sở hình thành .............................................................................. 38 2.2.2. Thực trạng công tác quản lý an toàn: ................................................ 41 2.2.3. Đánh giá Văn hóa an toàn của XN VTB&CTL ................................. 55 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA AN TOÀN XÍ NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN VÀ CÔNG TÁC LẶN – LIÊN DOANH VIỆT NGA - VIETSOVPETRO. .................................................................................. 67 3.1. Định hướng phát triển Văn hóa an toàn của XN VTB&CTL ................... 67 3.1.1 Định hướng ...................................................................................... 67 3.1.2 Triển khai định hướng ...................................................................... 68 3.2. Giải pháp hoàn thiện Văn hóa an toàn XN VTB&CTL ............................ 68 3.2.1. Giải pháp thứ nhất: Nâng cao nhận thức và trình độ VHAT cho CBCNV............................................................................................ 69 3.2.2. Giải pháp thứ hai: Tích hợp HTQLAT truyền thống vào HTQLAT theo bộ luật ISM Code...................................................................... 80 3.2.3. Giải pháp thứ ba: Triển khai thực hiện hiệu quả Hệ thống quản lý an toàn trong sản xuất. .......................................................................... 86 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 93 Học viên: Hoàng Lê Tâm – QTKD2010B Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa Hà Nội DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT NN – Nhà nước LDDK – Liên doanh dầu khí Vietsovpetro – Liên doanh Việt Nga – Vietsovpetro XN VTB&CTL – Xí nghiệp Vận tải biển và Công tác lặn ISM Code – International Safety Management Code XN – Xí nghiệp DN – Doanh nghiệp VHDN – Văn hóa doanh nghiệp VHAT – Văn hóa an toàn CBCNV – Cán bộ công nhân viên HTQLAT – Hệ thống quản lý an toàn IMO - International Marine Organization Học viên: Hoàng Lê Tâm – QTKD2010B Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa Hà Nội DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 – Các dạng văn hóa an toàn .................................................................... 16 Bảng 1.2 – Tính điểm các nhân tố.......................................................................... 29 Bảng 2.1 – Thống kê số lượng tai nạn, sự cố trước khi áp dụng ISM Code ............ 44 Bảng 2.2 – Thống kê số lượng tai nạn, sự cố sau khi áp dụng ISM Code ............... 52 Bảng 2.3 – Điểm trung bình sau khi quy đổi của kết quả khảo sát.......................... 61 Bảng 3.1 – Các khóa đào tạo nghiệp vụ an toàn cho CBCNV XN VTB&CTL ...... 71 Bảng 3.2 – Bảng mô tả công việc của CBCNV XN VTB&CTL ............................ 73 Bảng 3.3 – Mẫu đánh giá ước lượng, rủi ro- XN VTB&CTL ................................. 77 Bảng 3.4 – Ma trận rủi ro (RISK MATRIX) .......................................................... 78 Học viên: Hoàng Lê Tâm – QTKD2010B Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa Hà Nội DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 1. 1 - Mô hình cấu thành văn hóa an toàn ............................................ 12 Hình 1. 2 - Mô hình biểu diễn các dạng văn hóa an toàn ............................... 16 Hình 1. 3 - Mô hình văn hoá an toàn INSAG ................................................ 19 Hình 1. 4 - Mô hình Business Excelence Model ............................................ 20 Hình 1. 5 - Mô hình ma trận cải thiện văn hóa an toàn (SCIM) ..................... 21 Hình 1. 6 - Mô hình văn hóa an toàn dựa trên mô hình BEM của AEAT ...... 22 Hình 1. 7 - Mô hình hệ thống của văn hóa an toàn của Cox. .......................... 23 Hình 1. 8 - Quy trình đánh giá môi trường an toàn của tổ chức ..................... 24 Hình 1. 9 – Mô hình kết quả đánh giá môi trường hiện tại ............................. 26 Hình 1. 10 – Mô hình so sánh kết quả đánh giá môi trường sau khi cải thiện ....... 27 Học viên: Hoàng Lê Tâm – QTKD2010B Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa Hà Nội PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc, thúc đẩy văn hóa phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động là rất cần thiết và là tiêu chí hàng đầu để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững. Bởi vì: - Văn hoá an toàn góp phần tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp trên cơ sở phát huy nhân tố con người và phát triển con người nhờ giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích các bên (NN, DN và người lao động), tạo động lực mới cho phát triển của doanh nghiệp. Có thể nói rằng, xây dựng và nâng cao văn hoá an toàn trong doanh nghiệp là động lực phát triển của doanh nghiệp. - Văn hoá an toàn được coi là một bộ phận rất cơ bản, chính yếu của văn hoá doanh nghiệp, bao gồm phát triển nguồn nhân lực, xây dựng môi trường vật chất và tinh thần lành mạnh, hình thành bầu không khí và kiểu hành vi ứng xử mang tính nhân bản trong doanh nghiệp… sẽ góp phần củng cố và nâng cao uy tín, thương hiệu của sản phẩm, của doanh nghiệp trong cạnh tranh (trong nước và quốc tế). - Trong phát triển nền kinh tế dựa trên nền công nghiệp hiện đại, áp dụng công nghệ mới, nhất là công nghệ cao, đi vào kinh tế tri thức thì phát triển thể chế văn hoá an toàn trong doanh nghiệp (luật và các tiêu chuẩn, quy phạm vận hành máy móc thiết bị công nghệ hiện đại, công nghệ cao; các nguyên tắc phòng ngừa, về vệ sinh lao động…), nhất là thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về an toàn và sức khoẻ người lao động trong doanh nghiệp, là một trong những điều kiện quan trọng để hội nhập. - Xây dựng và nâng cao văn hoá an toàn là một kiểu quản lý mới và ở trình độ cao về lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động phù hợp với xu hướng chung của cộng đồng quốc tế, bởi vì văn hoá an toàn hướng vào xử lý các nguyên nhân và yếu tố trực tiếp của các tai nạn lao động (hành vi thiếu an toàn của con người; tính trạng thiếu an toàn của đối tượng và phương tiện lao động; sự tác Học viên: Hoàng Lê Tâm – QTKD2010B 1 Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa Hà Nội động không thuận lợi của môi trường sản xuất; sự bất cập của công tác quản lý tại nơi làm việc) và đặc biệt văn hoá an toàn hướng vào trước hết là công tác phòng ngừa; đồng thời cũng thể hiện sự cam kết của Việt Nam đối với quốc tế thực hiện “ngày an toàn và vệ sinh tại nơi làm việc” hàng năm (28/4). Là đơn vị được thành lập bởi quyết định của Hội đồng XNLD Vietsovpetro ngày 02/6/1983 với tên gọi “Cục vận tải biển”, từ năm 1989 được đổi tên thành “Xí nghiệp Vận tải biển và Công tác lặn – XN LDDK Vietsovpetro”, với nhiệm vụ phục vụ vận tải hàng hóa từ căn cứ trên bờ đến biển cho Vietsovpetro khai thác tài nguyên của thềm lục địa Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, do đó, là mắt xích quan trọng nhất nối liền căn cứ - đại bản doanh Vietsovpetro với các công trình biển đã, đang và sẽ được xây dựng, khai thác thương mại tại các vùng mỏ của Vietsovpetro. Ngoài ra, đội tàu của Xí nghiệp Vận tải biển và Công tác lặn còn có nhiệm vụ tham gia xây dựng các công trình trên biển như giàn khoan, đường ống ngầm vận chuyển dầu, khí vào bờ. Bên cạnh đó là công tác lặn khảo sát công trình ngầm dưới biển. Là một cán bộ hiện đang công tác tại Xí nghiệp Vận tải biển và Công tác lặn, tác giả mong muốn được mang các kiến thức đã được học trong nhà trường và kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực an toàn lao động góp phần nhỏ của mình vào thành công chung của Xí nghiệp, nên chọn đề tài nghiên cứu “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA AN TOÀN TẠI XÍ NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN VÀ CÔNG TÁC LẶN THUỘC LIÊN DOANH VIỆT NGA - VIETSOVPETRO” để làm luận văn tốt nghiệp cao học. Kết quả nghiên cứu này nhằm đưa ra được các giải pháp để hoàn thiện VHAT tại XN VTB&CTL, góp phần là giảm thiểu tai nạn, sự cố, tiết kiệm chi phí, giữ vững được sự ổn định nhằm phục vụ cho sự nghiệp tìm kiếm năng lượng của Vietsovpetro. Học viên: Hoàng Lê Tâm – QTKD2010B 2 Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn thạc sỹ kỹ thuật 2. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Mục đích, mục tiêu của đề tài Mục đích nghiên cứu: Xác định mức độ văn hóa an toàn của Xí nghiệp Vận tải biển và Công tác lặn ở hiện tại. Từ đó đề xuất giải pháp để tiếp tục phát triển, hoàn thiện văn hóa an toàn của Xí nghiệp Vận tải biển và Công tác lặn trên cơ sở phòng ngừa để giảm thiểu sự cố, tai nạn lao động trong tương lai. Mục tiêu của nghiên cứu: - Hệ thống hóa lý thuyết và các nội dung có liên quan đến văn hóa doanh nghiệp, văn hóa an toàn. - Mô tả và phân tích hiện trạng văn hóa an toàn của Xí nghiệp Vận tải biển và Công tác lặn trên cơ sở lý luận đã trình bày. - Khảo sát, đánh giá văn hóa an toàn hiện tại của Xí nghiệp Vận tải biển và Công tác lặn. Qua đó phát hiện những khoảng cách giữa thực trạng với những giá trị văn hóa an toàn mong muốn, từ đó đề xuất các giải pháp để hoàn thiện, điều chỉnh Văn hóa an toàn của Xí nghiệp Vận tải biển và Công tác lặn nhằm đáp ứng những đòi hỏi trong tình hình mới của các hoạt động sản xuất kinh doanh của XN VTB&CTL. 3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài dựa trên phương pháp nghiên cứu mô tả để đánh giá nhận thức, hành vi của CBCNV, hệ thống Quản lý an toàn của Xí nghiệp Vận tải biển và Công tác lặn, dựa trên mô hình của bộ công cụ “Safety Climate Measurement Toolkit” do tác giả Cox, Loughborough University, UK xây dựng và phát triển. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tất cả cán bộ, công nhân viên liên quan trực tiếp tham gia và điều hành sản xuất của Xí nghiệp Vận tải biển và Công tác lặn. Phạm vi của nghiên cứu này tập trung vào việc đề xuất các giải pháp hỗ trợ Học viên: Hoàng Lê Tâm – QTKD2010B 3 Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa Hà Nội phát triển văn hóa an toàn trong thời gian tới đối với Xí nghiệp Vận tải biển và Công tác lặn, mà không triển khai và đánh giá hiệu quả của các giải pháp. 5. Kết cấu của nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của nghiên cứu gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý thuyết về văn hóa an toàn. - Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng văn hóa an toàn tại Xí nghiệp Vận tải biển và Công tác lặn. - Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện văn hóa an toàn tại Xí nghiệp Vận tải biển và Công tác lặn. Học viên: Hoàng Lê Tâm – QTKD2010B 4 Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa Hà Nội PHẦN NỘI DUNG ĐỀ TÀI CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VĂN HÓA AN TOÀN 1.1. Tổng quan về văn hóa, văn hóa doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm về văn hóa Trong đời sống tự nhiên và xã hội của loài người, văn hóa tồn tại dưới nhiều dạng nhận thức khác nhau, việc xác định thuật ngữ “văn hóa” thật không đơn giản. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Sở dĩ như vậy vì khái niệm văn hóa được dùng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trong xã hội với nội hàm không giống nhau. Văn hoá là một khái niệm rất rộng, năm 1952 Kroeber và Kluckolm đã sưu tầm được 164 định nghĩa khác nhau về văn hoá. Cho đến nay, con số định nghĩa chắc đã tiếp tục tăng lên chứ không giảm đi. Một định nghĩa kinh điển được nhiều người chấp nhận của Edward Tylor (2000): "Văn hoá là tổng thể phức hợp bao gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, thói quen và bất kỳ năng lực hay hành vi nào khác mà mỗi một cá nhân với tư cách là thành viên của xã hội đạt được". Edward Hall (2007) hiểu văn hoá là "một hệ thống nhằm sáng tạo, chuyển giao, lưu trữ và chế biến thông tin. Sợi chỉ xuyên suốt tất cả các nền văn hoá là truyền thông và giao tiếp". Văn hoá hiểu như vậy là VH theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả những gì con người đã tạo ra. Theo nghĩa hẹp, văn hoá có thể được hiểu là "tổng thể các cấu trúc xã hội với các biểu hiện nghệ thuật, tôn giáo, trí tuệ của chúng, xác định một nhóm người hay một xã hội trong quan hệ với một nhóm người khác hay một xã hôị khác". Văn hoá theo nghĩa hẹp xác định đặc trưng của một dân tộc , một tộc người, một xã hội hay một tầng lớp xã hội trong mối tương quan với các xã hội khác, dân tộc khác, tộc người khác hay tầng lớp xã hội khác. Nhằm đưa ra một định nghĩa mới về văn hóa, tại lễ phát động Thập kỉ phát triển văn hóa ngày 21/1/1988, Tổng Giám đốc UNESCO F. Mayor nói: "Văn hóa Học viên: Hoàng Lê Tâm – QTKD2010B 5 Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa Hà Nội phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình". Với quan niệm xem văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, khái niệm văn hóa được mở rộng hơn. Cách đây nửa thế kỷ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi sinh tồn” Như vậy, văn hóa không phải là một lĩnh vực “độc lập”, mà là một tổng thể hài hòa bao gồm nhiều lĩnh vực có liên quan mật thiết, tạo nên một chỉnh thể thống nhất thể hiện những giá trị vật chất và tinh thần của một cộng đồng người trong quá trình lâu dài để phát triển xã hội. 1.1.2. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp. Có rất nhiều khái niệm về văn hóa doanh nghiệp. Phần dưới đây sẽ trình bày một số khái niệm tiêu biểu: Khái niệm văn hóa doanh nghiệp của học giả phương Tây: - Nói đến văn hóa của một doanh nghiệp là nói đến một hình thể duy nhất với các tiêu chuẩn, giá trị, tín ngưỡng, cách đối xử… được thể hiện qua việc các thành viên liên kết với nhau để làm việc. Nét đặc trưng của một doanh nghiệp được thể hiện ở lịch sử của nó với những ảnh hưởng của hệ thống và người sáng lập trong việc xây dựng con người ( Eldrige và Crombie, 2006) Học viên: Hoàng Lê Tâm – QTKD2010B 6 Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn thạc sỹ kỹ thuật - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Văn hóa doanh nghiệp có thể được mô tả như một tập hợp chung các niềm tin, thông lệ, hệ thống giá trị, tiêu chuẩn hành vi ứng xử và cách kinh doanh riêng của từng doanh nghiệp. Những mặt trên sẽ qui định mô hình hoạt động riêng của doanh nghiệp và cách ứng xử của các thành viên trong doanh nghiệp đó (Tunstall, 2006). - Trong một doanh nghiệp, thuật ngữ "văn hóa" chỉ những giá trị niềm tin và nguyên tắc bên trong tạo thành nền tảng của hệ thống quản lý của doanh nghiệp, cũng như hàng loạt các thủ tục quản lý và hành vi ứng xử minh chứng và củng cố cho những nguyên tắc cơ bản này (Denison, 2006) - Một trong những học giả nổi tiếng nhất về lĩnh vực này là Edgar Schein (1992). Ông định nghĩa văn hóa doanh nghiệp là: Một dạng của những giả định cơ bản - được sáng tạo, khám phá, phát triển và tích lũy thông qua giải quyết các vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình thích ứng với môi trường bên ngoài và hội nhập môi trường bên trong. Các giả định cơ bản này đã được xác nhận qua thời gian, vì thế, nó được truyền đạt cho những thành viên mới như là một cách thức đúng đắn để nhận thức, suy nghĩ và định hướng giải quyết mọi vấn đề. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam: Trong giai đoạn các doanh nghiệp đang dồn tâm sức vào cuộc cạnh tranh quyết liệt trên thị trường khi Việt Nam gia nhập WTO (Tổ chức thương mại quốc tế), các chuyên gia cho rằng, vấn đề văn hoá doanh nghiệp hơn lúc nào hết cần được cộng đồng doanh nghiệp đặt lên tầm chiến lược, coi như một "tài sản vô hình" không thể thiếu để bước vào hành trình mới đầy thách thức... - Theo ông Vũ Tiến Lộc, văn hoá doanh nghiệp là sự nhận thức chung về các giá trị của doanh nghiệp, được mọi người trong doanh nghiệp dù ở trình độ và vị trí khác nhau vẫn có thể miêu tả về văn hoá với cùng cách hiểu giống nhau. Bản sắc riêng này được thể hiện thông qua nhiều khía cạnh mà chúng ta có thể "nhìn thấy được". Cụ thể là: Tầm nhìn, triết lý và chiến lược kinh doanh tạo Học viên: Hoàng Lê Tâm – QTKD2010B 7 Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa Hà Nội dựng lòng tin với nhân viên trong doanh nghiệp và cam kết với khách hàng, đối tác và các bên liên quan; hệ thống các nội quy hay chủ trương, chính sách chi phối kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; cách ứng xử giao tiếp giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa nhân viên với nhau hay giữa doanh nghiệp với khách hàng và đối tác. - Theo PGS.TS. Nguyễn Thu Linh (2008): “Văn hóa doanh nghiệp là “luật” không thành văn quy định cách thức thực sự mà con người đối xử với nhau hàng ngày trong doanh nghiệp, cách thức thực sự mà doanh nghiệp giải quyết công việc, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Văn hóa doanh nghiệp ăn sâu vào niềm tin nên có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp”.. - Theo Tiến sỹ Hoàng Đình Phi (2007): “Trình độ văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các nhóm yếu tố nền tảng, các hoạt động văn hóa và các giá trị văn hóa do các thành viên trong doanh nghiệp xây dựng và phát triển, đã được chính các thành viên trong doanh nghiệp và các khách hàng chấp nhận là phù hợp với các chuẩn mực của văn hóa xã hội”. - Tiến sĩ Bùi Thị Minh Hằng (2007), giảng viên Khoa Quản lý công nghiệp, Đại học Bách khoa TP.HCM nhấn mạnh đến cái mà bà gọi là "cột trụ tinh thần" trong sự hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Theo T.S Hằng, văn hóa doanh nghiệp là cái cách mà người chủ hoặc người sáng lập doanh nghiệp suy nghĩ về công ty mình, làm thành "cột trụ tinh thần" đầu tiên; từ đó người chủ doanh nghiệp "thổi" suy nghĩ của mình vào các thành viên, làm cho nó trở thành một phong cách chung cho mọi thành viên. - Theo TS Đỗ Minh Cương (2001): Văn hoá doanh nghiệp (văn hoá công ty) là một dạng của văn hoá tổ chức bao gồm những giá trị, những nhân tố văn hoá mà doanh nghiệp làm ra tong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo ra bản sắc văn hoá doanh nghiệp, và tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của tất cả các thành viên của nó. Học viên: Hoàng Lê Tâm – QTKD2010B 8 Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn thạc sỹ kỹ thuật - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Theo Trần Quốc Dân (2005): Văn hoá doanh nghiệp được hiểu là một hệ thống gồm những giá trị truyền thống, tập quán, lối ứng xử, nghi lễ, biểu tượng, chuẩn mực được hình thành trong quá trình xây dự ng và phát triển của doanh nghiệp, có khả năng lưu truyền, tạo nên bản sắc riêng và có tác động sâu sắc tới tâm lý và hành vi của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp. 1.1.3. Các đặc tính cơ bản của văn hóa doanh nghiệp Một nền văn hóa thích hợp, mang đặc trưng riêng sẽ đưa doanh nghiệp đi đến thành công và ngược lại có thể là nguyên nhân dẫn đến thất bại. Điều này được xem là đặc tính “mạnh/yếu” của văn hóa doanh nghiệp. Người lãnh đạo “mạnh” sẽ tạo ra “văn hóa mạnh”, đồng thời được xác định qua hai nhân tố chủ yếu: Sự chia sẻ và Cường độ. - Sự chia sẻ đề cập tới mức độ mà các thành viên trong doanh nghiệp có cùng nhận thức chung về những giá trị cốt lõi. - Cường độ là mức độ tích cực, tự giác, nhiệt tình đã trở thành thói quen, tập quán của các thành viên doanh nghiệp trong việc hành xử theo các giá trị cốt lõi. 1.1.4. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp a. Đối với doanh nghiệp - Giảm xung đột giữa các thành viên và giữa cá nhân & tập thể: Văn hoá doanh nghiệp là keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động. - Điều phối và kiểm soát: Văn hóa doanh nghiệp mạnh sẽ góp phần định hướng tốt cho doanh nghiệp trong tất cả các mặt của doanh nghiệp như phong cách lãnh đạo, văn hóa kinh doanh, văn hóa chất lượng. - Tạo động lực làm việc: Văn hoá doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm; giúp nhân viên có cảm giác Học viên: Hoàng Lê Tâm – QTKD2010B 9 Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa Hà Nội mình làm công việc có ý nghĩa, hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp. - Lợi thế cạnh tranh: Tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát,... làm tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trường. Hiệu quả và sự khác biệt sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường. b. Đối với bên ngoài doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp là bản sắc của doanh nghiệp, là sức hấp dẫn của doanh nghiệp đối với khách hàng, các đối tác, cơ quan quản lý, chính phủ; tạo nên thương hiệu cho doanh nghiệp giúp phân biệt với các doanh nghiệp khác. Kết tinh của các giá trị văn hóa này tạo ra thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Khách hàng sẽ cảm thấy an tâm, tự hào khi sử dụng những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Họ sẽ trung thành hơn với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp; dễ dàng chấp nhận những sản phẩm mới của doanh nghiệp, khó bị lôi kéo bởi các mặt hàng thay thế cạnh tranh khác của đối thủ. Cơ quan quản lý, chính phủ khi tiếp xúc với cách doanh nghiệp mà văn hóa của họ đã được minh chứng theo thời gian thì sẽ cảm thấy tin tưởng hơn ở doanh nghiệp và do đó giảm bớt những thủ tục không cần thiết như là phải làm đối với một doanh nghiệp không có thương hiệu. 1.2. Tổng quan về văn hóa an toàn 1.2.1. Khái niệm về văn hóa an toàn Cũng như khái niệm về văn hóa, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa an toàn cũng không có một khái niệm duy nhất. Thuật ngữ “văn hóa an toàn” đầu tiên được giới thiệu bởi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) như là một kết quả của phân tích đầu tiên của họ vào vụ tai nạn lò phản ứng hạt nhân tại Chernobyl (Lee, 1998). “Văn hóa an toàn” được định nghĩa là “An toàn và sức khỏe nghề nghiệp được hiểu rõ, và được chấp nhận như là một mối ưu tiên số một trong môi trường của một doanh nghiệp”. Học viên: Hoàng Lê Tâm – QTKD2010B 10 Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Tuy nhiên, vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp không thể tồn tại độc lập đối với các khía cạnh khác của doanh nghiệp, chẳng hạn như vấn đề quản lý nhân sự, tài chính; chúng tác động qua lại, hữu cơ với nhau. Vì vậy, văn hóa an toàn là một phần của văn hóa tổng thể một doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, một khái niệm mang tính thực tiễn hơn: “Văn hóa an toàn là môi trường của một doanh nghiệp, ở đó an toàn và sức khỏe nghề nghiệp được hiểu rõ, và được chấp nhân như là một mối ưu tiên cao”. Một số định nghĩa đã được phát triển từ thời điểm đó, một trong số đó được phát triển bởi Ủy ban Tư vấn về An toàn lắp đặt hạt nhân (ACSNI) (HSE 1993) và được sử dụng rộng rãi. “Văn hoá an toàn của một doanh nghiệp là sản phẩm của cá nhân và nhóm giá trị, thái độ, nhận thức, năng lực và hành vi xác định cam kết, và phong cách quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp của doanh nghiệp”. “Văn hóa an toàn của doanh nghiệp được xác thực bởi các đặc trung như là xây dựng trên niềm tin, chia sẻ nhận thức về tầm quan trọng của an toàn và tin tưởng vào hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa”. Các định nghĩa khác bao gồm: "Văn hóa an toàn là những khía cạnh của văn hóa doanh nghiệp mà sẽ tác động đến thái độ và hành vi liên quan đến tăng hoặc giảm rủi ro" (Guldenmund, 2000). "Những thái độ, niềm tin và nhận thức được chia sẻ bởi các nhóm một cách tự nhiên như xác định định mức và giá trị, trong đó xác định làm thế nào để hành động và tác động trở lại trong các hoạt động liên quan đến rủi ro và hệ thống kiểm soát rủi ro”. (Hale, 2000). Theo định nghĩa của Tổ chức Lao động thế giới: “Văn hoá an toàn tại nơi làm việc là văn hoá trong đó quyền có một môi trường làm việc an toàn và vệ sinh của người lao động được tất cả các cấp tôn trọng. Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động đều tham gia tích cực vào việc đảm bảo môi trường làm việc an Học viên: Hoàng Lê Tâm – QTKD2010B 11 Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa Hà Nội toàn và vệ sinh thông qua hệ thống các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ được xác định. Trong đó, nguyên tắc phòng ngừa được đặt vào vị trí ưu tiên hàng đầu”. Như vậy, văn hóa an toàn lao động gồm 3 yếu tố: Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh của Nhà nước; việc doanh nghiệp chấp hành pháp luật, tạo điều kiện tốt nhất để thực thi quy trình, quy phạm an toàn lao động; sự tự giác, tự thân nêu cao ý thức tự bảo vệ mình của người lao động. Rõ ràng Văn hóa an toàn chính là một bộ phận không thể tách rời của Văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp cũng bao gồm các yếu tố: pháp luật và đạo đức. Yếu tố pháp luật của doanh nghiệp đương nhiên chính là hệ thống pháp luật hoàn chỉnh của Nhà nước, trong đó có những quy định cho quy trình, quy phạm về Bảo hộ lao động. Yếu tố đạo đức ở đây được hiểu là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động, thể hiện ở việc thực thi nghiêm chỉnh những quy trình, quy phạm về Bảo hộ lao động. Và còn nhiều khái niệm khác nữa. 1.2.2. Cấu thành văn hóa an toàn Thái độ cá nhân Môi trường làm việc Hệ thống quản lý Hình 1. 1 - Mô hình cấu thành văn hóa an toàn [8] Không thể ghép đặt văn hóa an toàn lên trên một doanh nghiệp, các hệ thống an toàn tốt nhất trên thế giới đều sẽ thất bại mà không có sự hỗ trợ của văn hóa. Thái độ của cả cá nhân và doanh nghiệp đều ảnh hưởng đến sự phát triển của VHAT tại nơi làm việc. Môi trường mà mọi người làm việc và các hệ thống và quy trình trong một doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến văn hoá an toàn. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần xem xét tất cả các khía cạnh trong việc phát triển và nuôi dưỡng một nền văn hóa an toàn phù hợp với các doanh nghiệp và cá nhân bên trong nó. Học viên: Hoàng Lê Tâm – QTKD2010B 12 Viện Kinh tế và Quản lý
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan