Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thực thi chính sách thu hồi đất nông nghiệp, bồi thường giải phóng mặt ...

Tài liệu Luận văn thực thi chính sách thu hồi đất nông nghiệp, bồi thường giải phóng mặt bằng tại huyện quốc oai, thành phố hà nội

.PDF
96
579
141

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN VĂN HIỀN THỰC THI CHÍNH SÁCH THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP, BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TẠI HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN VĂN HIỀN THỰC THI CHÍNH SÁCH THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP, BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TẠI HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DƯƠNG NGỌC THANH Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tôi (ngoài phần đã trích dẫn). LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy hướng dẫn luận văn của tôi, Tiến sĩ Dương Ngọc Thanh, người đã tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này. Trong suốt quá trình nghiên cứu, thầy đã kiên nhẫn hướng dẫn, trợ giúp và động viên tôi rất nhiều. Sự hiểu biết sâu sắc về khoa học, cũng như kinh nghiệm của thầy chính là tiền đề giúp tôi đạt được những thành tựu và kinh nghiệm quý báu. Xin cám ơn Khoa Kinh tế chính trị, Phòng Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi làm việc trên khoa để tiến hành tốt luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè và gia đình đã luôn bên tôi, cổ vũ và động viên tôi những lúc khó khăn để có thể vượt qua và hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................i DANH MỤC BẢNG ...............................................................................................ii DANH MỤC SƠ ĐỒ............................................................................................. iii MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC THI CHÍNH SÁCH THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG GPMB...................... 4 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ....................................................................... 4 1.1.1. Các đề tài nghiên cứu chuyên sâu ........................................................... 4 1.1.2. Luận văn, luận án ................................................................................... 7 1.2. Cơ sơ lý luận thực thi chính sách thu hồi đất, bồi thường GPMB .................. 9 1.2.1. Chính sách thu hồi đất, bồi thường GPMB ............................................ 9 1.2.2. Thực thi chính sách thu hồi đất nông nghiệp, bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Quốc Oai. ................................................................ 14 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 25 2.1. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu ............................................................ 25 2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 25 2.1.2. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 25 2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp ................................................................ 26 2.3. Phương thống kê mô tả ............................................................................... 27 Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP, BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TẠI HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ......................................................................................... 28 3.1. Giới thiệu sơ bộ về huyện Quốc Oai và công tác thu hồi đất nông nghiệp, bồi thường giải phóng mặt bằng tại huyện Quốc Oai................................................ 28 3.1.1. Đặc điểm địa lý, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của huyện .............. 28 3.1.2. Kết quả thu hồi đất nông nghiệp, bồi thường giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn huyện Quốc Oai giai đoạn 2010 – 2014 ............................ 31 3.2. Thực trạng thực thi chính sách đối với công tác thu hồi đất nông nghiệp, bồi thường giải phóng mặt bằng ............................................................................... 41 3.2.1. Thực trạng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và xây dựng .................... 41 3.2.2. Thực trạng thực thi chính sách thu hồi đất nông nghiệp, bồi thường giải phóng mặt bằng .............................................................................................. 47 3.2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng ............................................................................................................... 52 3.2.4. Thực trạng kiểm soát công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng ............................................................................................................... 59 3.3. Đánh giá thực thi chính sách đối với công tác thu hồi đất nông nghiệp, bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Quốc Oai ................................. 61 3.3.1. Kết quả đạt được .................................................................................. 61 3.3.1. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 61 3.3.1.2. Nguyên nhân ...................................................................................... 62 Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỰC THI CHÍNH SÁCH THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP, BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TẠI HUYỆN QUỐC OAI, HÀ NỘI ............................................................................................ 64 4.1. Bối cảnh chung .......................................................................................... 64 4.1.1. Bối cảnh của Việt Nam ......................................................................... 64 4.1.2. Bối cảnh của Quốc Oai......................................................................... 65 4.2. Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và xây dựng cơ sở hạ tầng... 66 4.3. Nhóm giải pháp về ban hành và thực hiện chính sách thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng ........................................................................................... 67 4.3.1. Giải pháp về trình tự, thủ tục thu hồi đất để đầu tư dự án ..................... 67 4.3.2. Giải pháp về ban hành chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư .... 68 4.4. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư....................................................................................................................... 70 4.4.1. Sự phối hợp giữa đơn vị thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng với các phòng ban, bộ phận thuộc UBND huyện và chính quyền cấp xã ..................... 70 4.4.2. Chính sách đào tạo, tuyển dụng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ........................................................................... 71 4.4.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về đất đai, bồi thường hỗ trợ, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất ........................ 72 4.4.4. Biện pháp hành chính trong một số trường hợp người bị thu hồi đất chống đối không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao đất ....................... 74 4.5. Nhóm giải pháp về kiểm soát thực hiện thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng ............................................................................................................ 74 4.5.1. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng ............................................................................................................... 75 4.5.2. Kiểm toán, thanh tra việc thực hiện thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng ........................................................................................................ 75 4.5.3. Tổ chức học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội ........................................................................................... 75 4.5.4. Đẩy mạnh vai trò thanh tra xây dựng cấp huyện và cấp xã ................... 76 4.6. Một số khuyến nghị..................................................................................... 78 4.6.1. Với UBND thành phố Hà Nội ............................................................... 78 4.6.2. Với UBND huyện Quốc Oai .................................................................. 79 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 83 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa 1 BT, HT & TĐC - Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 2 GPMB - Giải phóng mặt bằng 3 HTKT - Hệ thống kỹ thuật 4 PCCC - Phóng cháy chữa cháy 5 QĐ - Quyết định THĐ, BT GPMB - Thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt 6 7 bằng UBND - Ủy ban nhân dân i DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung Tiêu chí đánh giá thực thi chính sách thu hồi Trang 1 Bảng 1.1 1 Bảng 3.1 Dự án đường 421B 32 2 Bảng 3.2 Dự án trục đường kinh tế Bắc Nam 34 3 Bảng 3.3 Dự án đô thị Tây Quốc Oai 36 4 Bảng 3.4 Dự án khu đô thị mới N1+N3 37 5 Bảng 3.5 Dự án Ngôi Nhà Mới 38 6 Bảng 3.6 Dự án cải tạo lòng dẫn sông Đáy 39 7 Bảng 3.7 Dự án Hoàn thiện đường du lịch Chùa Thầy 40 Bảng 3.8 Đội ngũ nhân lực của Ban bồi thường GPMB 8 đất nông nghiệp, bồi thường GPMB huyện Quốc Oai ii 20 55 DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Sơ đồ Nội dung 1 Sơ đồ 3.1 2 Sơ đồ 3.2 Cơ cấu tổ chức Ban bồi thường GPMB huyện Quốc Oai Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về công tác GPMB của huyện Quốc Oai iii Trang 52 55 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia quý báu để phân bố dân cư và các hoạt động kinh tế, xã hội quốc phòng, an ninh; là nguồn nội lực để xây dựng và phát triển bền vững quốc gia. Trong quá trình đổi mới, đặc biệt những năm gần đây việc xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu đô thị mới đã phát triển nhanh, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước với mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước Công nghiệp với tổng diện tích các Khu công nghiệp đạt khoảng 80.000 ha vào năm 2020.(Thủ tướng chính phủ, 2006) Thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các công trình quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia công cộng, phát triển kinh tế là một khâu quan trọng, then chốt của quá trình phát triển. Bồi thường giải phóng mặt bằng là điều kiện ban đầu và tiên quyết để triển khai thực hiện các dự án. Có thể nói giải phóng mặt bằng nhanh là một nửa của dự án. Bồi thường giải phóng mặt bằng cũng là một vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp tác động tới mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội và cộng đồng dân cư, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, của chủ đầu tư, đặc biệt với hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi trên phạm vi cả nước, đến từng địa phương, cơ sở.( Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2005) Huyện Quốc Oai hiện nay, quá trình CNH, HĐH, đô thị hoá đang diễn ra rất mạnh, rất nhiều dự án đã và đang triển khai với mục đích phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế cho CNH- HĐH như Khu công nghiệp Công nghệ Cao Láng Hoà Lạc, KCN Phú Cát, cụm Công nghiệp Ngô Sài, dự án du lịch Tuần Châu Sài Sơn, khu đô thị Ngôi nhà mới thị trấn Quốc Oai,... Trong vòng vài năm trở lại đây huyện Quốc Oai đã bồi thường thiệt hại gần 200 ha và di dời nhiều hộ dân để có được quỹ đất triển khai các dự án. Tuy đã đạt được nhiều thành công trong công tác giải phóng mặt bằng, nhưng đã và đang nảy sinh 1 nhiều vấn đề bất cập, một bộ phận người dân bị mất đất chưa thỏa mãn với những gì được hưởng từ chính sách bồi thường hiện nay gây lên nhiều đơn thư vượt cấp, các dự án chậm tiến độ do người dân chây ỳ không hợp tác hoặc cản trở thi công làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội và thiệt hại kinh tế cho cac chủ đầu tư. Để góp phần giải quyết những bất cập, hoàn thiện chính sách bồi thường thiệt hại đối với người dân bị thu hồi đất nói chung và ở Quốc Oai nói riêng trong việc triển khai các dự án thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề phải nghiên cứu nghiêm túc, từ đó đưa ra các giải pháp đúng và toàn diện, đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Do vậy, học viên đã lựa chọn và thực hiện đề tài: “Thực thi chính sách thu hồi đất nông nghiệp, bồi thường giải phóng mặt bằng tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu: Đề xuất các giải pháp hoàn thiện thực thi chính sách thu hồi đất nông nghiệp, bồi thường GPMB tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về thực hiện chính sách thu hồi đất, bồi thường GPMB. - Phân tích, đánh giá thực trạng thực thi chính sách thu hồi đất nông nghiệp, bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. - Đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện thực thi chính sách thu hồi đất nông nghiệp, bồi thường GPMB ở huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Câu hỏi nghiên cứu của luận văn là: Cần phải làm gì và làm như thế nào để hoàn thiện thực thi chính sách thu hồi đất nông nghiệp, bồi thường GPMB tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội?. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác thực thi chính sách thu hồi đất nông nghiệp, bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Quốc Oai. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Đề tài nghiên cứu thực thi chính sách của chính quyền huyện đối với công tác thu hồi đất nông nghiệp, bồi thường GPMB, đề tài không đi vào quản lý cấp trung ương và thành phố mà chủ yếu là nghiên cứu quản lý nhà nước của chính quyền cấp huyện. + Về không gian: Nghiên cứu công tác thu hồi đất nông nghiệp, bồi thường GPMB trên địa bàn huyện Quốc Oai. + Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng công tác thu hồi đất nông nghiệp, bồi thường giải phóng mặt bằng từ năm 2010 đến năm 2014, dự báo và giải pháp cho giai đoạn 2015 - 2020. 4. Kết cấu luận văn: - Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và cơ sở lý luận thực thi chính sách thu hồi đất, bồi thường GPMB - Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. - Chương 3: Thực trạng thực thi chính sách thu hồi đất nông nghiệp, bồi thường giải phóng mặt bằng tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội - Chương 4: Giải pháp hoàn thiện thực thi chính sách thu hồi đất nông nghiệp, bồi thường giải phóng mặt bằng tại huyện Quốc Oai, Hà Nội. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC THI CHÍNH SÁCH THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG GPMB 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Để chuẩn bị cho việc thực hiện đề tài “Thực thi chính sách thu hồi đất nông nghiệp, bồi thường giải phóng mặt bằng tại huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội”, học viên đã tìm hiểu, nghiên cứu một số tài liệu liên quan đến vấn đề cần giải quyết. Học viên xin giới thiệu tổng quan các nghiên cứu quan trọng trước đây mà bây giờ dựa vào đó học viên đang tiếp tục nghiên cứu. 1.1.1. Các đề tài nghiên cứu chuyên sâu - Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2005. Đề án tìm hiểu thực trạng đời sống và việc làm của người dân khi nhà nước thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp mới. Đề tài đã chỉ ra, người nông dân có duy nhất đất nông nghiệp là công cụ sản xuất, khi bị thu hồi đất rồi thì người ta không còn công cụ sản xuất nữa. Tình trạng sảy ra thất nghiệp chiếm trên sáu mươi phần trăm do các chủ dự án không giữ đúng lời hứa là sẽ đào tạo và nhận vào làm việc trong trong các công ty, một phần bởi trình độ nhận thức và tay nghề của người làm không đáp ứng được yêu công công việc nên bi sa thải, cuộc sống nhiều hộ dân khi bi thu hồi đất trở nên khó khăn hơn, lâm vào tình trạng nợ nần do không biết quản lý đồng tiền. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra gây nên tình trạng trên la do trình độ nhận thực, học vấn, tay nghề của đại đa số người nông dân còn thấp, cuộc sống đang khó khăn khi có được đồng tiền từ việc bồi thường thiệt hại từ đất cũng như tài sản trên đất nên không biết cách đầu tư sinh lời mà chủ yếu hưởng thụ. Nghiên cứu đã đưa ra những khuyến nghị cho các chủ đầu tư cũng như người dân nên ngồi lại bàn bạc về các hình chức đền bù như là không nên trả hết tiền trong một lần mà để lại một phần cố định 4 để cùng các nhà đầu tư chọn cách đầu tư sinh lời và phải có sự cam kết về đạo tạo nghề không chỉ trong thời gian ngắn bị thu hồi mà phải đảm bảo lâu dài hơn ngay cả khi dự án đã kết thúc. Tuy nhiên nghiên cứu chưa đề cập đến việc đầu tư sinh lời nói trên chỉ có những hộ bị thu hồi đất nhiều, số tiền đền bù lớn thì mới có đủ vốn để đầu tư mà chưa chỉ ra những hộ bị thu hồi it thì cách giải quyết ra sao. Nghiên cứu cũng nêu lên một số ngành nghề nên đào tạo phù hợp với người nông dân nhưng quên mất việc một phần không nhỏ những người dân bị thu hồi đất nông nghiệp, tuy có đất nhưng họ không trực tiếp sản xuất nông nghiệp họ không đi học nghề thì có được hỗ trợ bằng tiền mặt khi không phải đạo tạo nghề hay không. - Đặng Thái Sơn, 2002. Đề tài nghiên cứu xã hội học về chính sách đền bù giải phóng và tái định cư. Viện Nghiên cứu Địa chính- Tổng cục Địa chính. Nghiên cứu chỉ ra chính sách đền bù khi thu hồi đất chưa sát với thị trường, không đồng nhất giữa các vùng miền, không tương thích với mục đích chuyển đổi sử dụng đất một số dự án chưa có khu tái định cư hoặc chưa giải quyết tái định cư đã quyết định thu hồi đất ở. Nhìn chung các địa phương chưa coi trọng việc lập khu tái định cư chung cho các dự án trên cùng địa bàn, một số khu tái định cư đã được lập nhưng không bảo đảm điều kiện sống tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ, giá nhà ở tại khu tái định cư còn tính quá cao nên tiền nhận bồi thường không đủ trả cho nhà ở tại khu tái định cư. Các quy định của pháp luật về đất đai để giải quyết vấn đề tái định cư đã khá đầy đủ nhưng các địa phương thực hiện chưa tốt, chưa quan tâm giải quyết vấn đề này dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài. Nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp như: Nên để các chủ đầu tư trực tiếp gặp gở, bàn bạc thống nhất giá đền bù theo thoả thuận với các hộ bị thu hồi, chính quyền không tham gia áp giá. Nên để người dân lựa chọn phương án đền bù như bằng tiền để người dân tự mua nhà nơi khác hoặc khi mua nhà của chủ đầu tư thì phải có chính sách ưu đãi hơn so với bán cho các khách hàng không bị dự án thu hồi. 5 - Ngô Chí Long, 2002. Nghiên cứu chính sách điều tiết giá nhà đất. Viện nghiên cứu giá cả bộ Tài chính. Nghiên cứu nêu lên việc điều tiết giá nhà đất của các chính quyền địa phương là rất chậm, luôn bi động, mỗi địa phương có cách điều tiết và hỗ trợ riêng. Trong cùng một dự án, cùng có quyết định thu hồi đất nhưng hộ nào chây lì bàn giao mặt bằng muộn thì lại được đền bù giá cao hơn ro đã được nhận từ chính sách giá bồi thường mới gây nên sự bất cập, dẫn đến tình trạng đơn thư vượt cấp kéo dài, những dự án triển khai sau khó thực hiện hơn do người dân chây lì đợi giá lên. Đề tài cũng đã nghiên cứu một số tỉnh thành ở nước ta và có nhận định và có rút ra một số kết luận: Luật đất đai Việt Nam chưa cho người dân quyền sở hữu, nhà nước là đại diện chủ sở hữu nhưng trên thực tế khi triển khai thu hồi đất đánh mất quyền định đoạt ấy, Cùng một chính sách ở cơ quan nhà nước cấp trên nhưng có hiên tượng áp dụng và triển khai khác nhau ở mỗi địa phương, Trước khi thu hồi đất cơ quan nhà nước cấp trên cùng với các chủ đầu tư nên nghiên cứu kỹ các tập quán, văn hoá ... của địa phương để đưa ra và đáp ứng những vấn đề đòi hỏi hợp tình, hợp pháp của người dân. - Viện Nghiên cứu Địa chính- Tổng cục địa chính, 2002. Đề tài về điều tra nghiên cứu xã hội học chính sách bồi thường GPMB. Đề tài đưa ra kết quả điều tra nghiên cứu xã hội học để tổng hợp, phân tích và đánh giá những mặt tích cực, tiêu cực trong quá trình áp dụng, thực hiện chính sách bồi thường hỗ trợ và TĐC; đồng thời xác định nguyên nhân của những mặt tiêu cực làm hạn chế hiệu quả của việc áp dụng chính sách và ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội trong giai đoạn hiện nay và từ đó đưa ra những luận cứ phù hợp trong việc xây dựng chính sách bồi thường GPMB. - Trường Đại học kinh tế quốc dân phối hợp với một số Bộ, ngành có liên quan thực hiện đề tài cấp Nhà nước, 2007. Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô 6 thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia. Kết quả đề tài cho thấy đại đa số thu nhập và đời sống của người dân bị thu hồi đất bị xáo trộn rất lớn, một số tận dụng tốt cơ hội thì vươn lên làm giàu, số còn lại mất đất là mất cuộc sống. Cũng trong kết quả của nghiên cứu này còn cho thấy kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của nước ta có nhiều thay đổi do chính sách này nhưng mức độ tiếp cận của người dân trực tiếp mất đất và bộ phận còn lại là chưa cao. Giá cả để bồi thường là một vấn đề rất khó, nhạy cảm bởi việc tăng giảm giá không chỉ ảnh hưởng đến người dân bị thu hồi đất mà nó còn ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, uy tín của nhà 1.1.2. Luận văn, luận án - Vũ Thị Hương Lan, 2003. Tìm hiểu việc thực hiện giá bồi thường về đất và các tài sản trên đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Hải Phòng. Cũng đã đi sâu tìm hiểu việc thực hiện giá bồi thường về đất và các tài sản trên đất tại một số dự án trên đại bàn thành phố Hải Phòng. Kết quả của luận văn cho thấy việc thực hiện bồi thường ở Hải Phòng tuy được thực hiện tốt nhưng cũng không tránh khỏi những bất hợp lý, đặc biệt là sự chênh lệch giá trong quá trình bồi thường ở các diện tích thu hồi và hiện tượng khiếu kiện vẫn thường xuyên xảy ra ở đây. - Nguyễn Thế Vinh, 2007. Hoàn thiện quản lý Nhà nước về đất đai của chính quyền quận Tây Hồ. Luận án tiến sỹ kinh tế, trường Đại học KTQD. Nghiên cứu đã đưa ra một số các phương pháp định giá đất mà ở nước ta hiện nay chưa có hoặc ít có địa phương áp dụng đầy đủ như; Phương pháp so sánh, phương pháp giá trị còn lại, phương pháp lợi nhuận.Và nghiên cứu cũng đề xuất thành lập cơ quan định giá đất cũng như nội dung và công việc hoạt động của cơ quan này. - Trần Thị Hợi,2008. Tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm khi bị thu hồi đất trên 7 địa bàn huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp - Hà Nội, đề tài nghiên cứu về các chính sách của nhà nước và địa phương về công tác thu hồi đất và những ảnh hưởng về đời sống của các hộ dân khi nhà nước thu hồi đất so với trước khi thu hồi và so sánh với các hộ không bị nhà nước thu hồi. Đề tài cũng làm rõ những lý do, nguyên nhân các dự án thực hiện chậm trễ về thời gian. Tuy phạm vi nghiên cứu của đề tài tương đối hẹp nhưng nghiên cứu chỉ ra những bài học thành công của các nước, các tỉnh thành trong nước và đưa ra một số giải pháp. - Hoàng Thị Nga, 2011. Pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng ở Việt Nam hiện nay: thực trạng và giải pháp. Luận văn thạc sỹ luật, khoa luật trường Đại học Quốc Gia Hà Nội. Luận văn đi sâu phân tích nội hàm của các khái niệm bồi thường, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; nhận diện những đặc trưng cơ bản của các khái niện này, tìm hiểu, hệ thống hoá cơ sở lý luật của việc xây dựng các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Luận văn đã làm rõ những ưu, nhược điểm trong các văn bản luật, các chính sách của nhà nước. Xác lập định hướng và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. - Nguyễn Văn Hùng, 2008. Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. LV Thạc sỹ Nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Tác giả đã chỉ ra tình hình thực thi chính sách ở địa phương là tương đối tốt, tuy nhiên mức độ minh bạch trong công tác thu hồi đất và bồi thường giải phóng mặt bằng là chưa cao, còn có hiện tượng khiếu kiện kéo dài; ngoài ra nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mức giá áp dụng bồi thường theo các quy định của Nhà nước và địa phương là chưa hợp lý cần có sự bổ sung và sửa đổi theo 8 hướng tăng lên. Cũng trong luận văn này này tác giả cũng đề xuất một số giải pháp có tính chất tham khảo để hoàn thiện quá trình thực thi chính sách thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng như tư vấn cho người dân cách sử dụng tiền đền bù, lập quỹ giải quết việc làm cho người dân mất đất, hoàn thiện các chính sách đất đai có liên quan... Các tài liệu nói trên đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về chính sách thu hồi đất, bồi thường GPMB và thực thi chính sách thu hồi đất, bồi thường GPMB ở Việt Nam nói chung và thực thi chính sách này ở một số địa phương. Tuy nhiên chưa có tài liệu nào nghiên cứu về thực thi chính sách thu hồi đất nông nghiệp, bồi thường GPMB trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. 1.2. Cơ sơ lý luận thực thi chính sách thu hồi đất, bồi thường GPMB 1.2.1. Chính sách thu hồi đất, bồi thường GPMB 1.2.1.1. Khái niệm Thực thi chính sách là quá trình biến các chính sách thành những kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy Nhà nước, nhằm hiện thực hoá những mục tiêu mà chính sách đã đề ra. Chính sách thu hồi đất, bồi thường GPMB là tổng thể các quan niệm, chủ trương, phương tiện và hành động của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với những người dân có đất bị thu hồi nhằm đạt tới sự hài hòa, hợp lý về lợi ích, hiệu quả và phát triển bền vững. Bồi thường thiệt hại có nghĩa là trả lại tương xứng giá trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì một hành vi của chủ thể khác. Thu hồi đất: Cho đến nay thì vẫn chưa có một khái niệm nào về thu hồi đất nói lên được tính chất phức tạp của vấn đề này. Do đó, để đi đến hiểu thế nào là thu hồi đất, chúng tôi đã nghiên cứu tình hình trong nước cũng như tình hình thực tế ở địa phương và đã có những nhận định như sau: Thu hồi đất là một quá 9 trình thực hiện các chính sách của Nhà nước nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và lợi ích an ninh quốc gia. Do đó việc thu hồi đất là sự thoả thuận giữa Nhà nước và cơ quan có chức năng với người dân có đất trong vùng quy hoạch để đi đến sự thống nhất về giá cả đền bù thiệt hại cho người dân và sự ủng hộ của người dân cho việc thu hồi đất của Nhà nước. Nhưng trong những năm qua, các vấn đề này hầu như chỉ thực hiện theo hình thức "Top down" trên xuống, mọi giá cả là do Nhà nước và các cơ quan có chức năng của các địa phương, có đất bị thu hồi áp giá do đó không phù hợp với giá thị trường, do đó gây không ít khó khăn trong việc thu hồi đất của Nhà nước. Để hiểu rõ hơn ta xem các quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất. Quyết định thu hồi đất: Là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: Là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới. Tái định cư: Vấn đề thu hồi đất, tái định cư là vấn đề chung của các quốc gia nhất là các quốc gia đang phát triển. Đây là hệ quả tất yếu của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá. Nước ta cũng không nằm ngoài quy luật chung đó khi mà ngày càng có nhiều dự án được đầu tư triển khai trên các lĩnh vực phải trưng thu đất đai như dự án xây dựng các công trình giao thông, cầu cảng, các khu công nghiệp, du lịch và đặc biệt là các dự án xây dựng công trình thuỷ điện… Điều này kéo theo vấn đề phải tái định cư cho hàng trăm ngàn người và làm thay đổi cuộc sống của họ vốn đã được ổn định nhiều đời.(Nguyễn Khắc Thái, 2007) 1.2.1.2. Quản lý nhà nước của chính quyền địa phương về thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng * Khái niệm quản lý nhà nước về công tác GPMB Quản lý nhà nước của chính quyền địa phương về công tác giải phóng 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng