Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh...

Tài liệu Luận văn thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh vĩnh phúc

.PDF
123
1211
67

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHAN THỊ KIM OANH THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHAN THỊ KIM OANH THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHAN KIM CHIẾN XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2015 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè, gia đình và người thân. Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và trân trọng tới PGS.TS Phan Kim Chiến, người đã giúp tôi định hướng đề tài, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thiện luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và cảm ơn chân thành tới toàn thể các thầy cô giáo trong Ban Giám hiệu, Khoa sau đại học, khoa Kinh tế chính trị trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các thầy cô đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho học viên chúng tôi kiến thức và rất nhiều thông tin bổ ích trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tư pháp cùng các Sở, ban, ngành khác thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện giúp tôi thu thập tài liệu, số liệu, thông tin cần thiết để tôi thực hiện đề tài này. Tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất về chuyên môn, tinh thần, vật chất và thời gian để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Do thời gian có hạn, nên luận văn không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo cũng như bạn bè, đồng nghiệp để kiến thức của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận văn Phan Thị Kim Oanh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Bài luận văn “Thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Vĩnh Phúc” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phan Kim Chiến. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và các kết quả nêu luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận văn Phan Thị Kim Oanh MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... i DANH MỤC BẢNG..................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH VẼ................................................................................ iv PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................... 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA.............................................................................................. 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu............................................................................ 7 1.2 Cơ sở lý luận ........................................................................................... 11 1.2.1. Chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ............ 11 1.2.2. Lý luận về thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ..................................................................................................... 25 1.2.3. Quá trình tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp nhỏ và vừa .............................................................................................. 33 1.2.4. Tiêu chí đánh giá việc thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................................................. 37 CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .............................................................................................................. 39 2.1. Phương pháp luận và phương pháp tiếp cận .......................................... 39 2.2. Khung lý thuyết nghiên cứu................................................................... 40 2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 40 2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ...................................................... 40 2.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu ........................................................... 42 CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH VĨNH PHÚC ............................................................................................................ 43 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc .............................. 43 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................ 43 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.................................... 44 3.2. Đặc điểm chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Phúc.............. 49 3.2.1. Số lượng, quy mô, cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa ................... 49 3.2.2. Nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.............................. 53 3.2.3. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa............... 55 3.2.4. Đóng góp của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa vào GDP, xuất nhập khẩu ............................................................................................... 57 3.3. Thực trạng nhu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Vĩnh Phúc...................................................................................................... 58 3.4. Thực trạng công tác thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Vĩnh Phúc....................................................................... 61 3.4.1. Giai đoạn chuẩn bị triển khai ....................................................... 61 3.4.2. Giai đoạn triển khai thực thi chính sách....................................... 71 3.4.3. Giai đoạn kiểm soát thực thi chính sách ...................................... 77 3.5. Đánh giá công tác thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Phúc............................................................................ 78 3.5.1. Đánh giá việc thực thi chính sách thông qua các tiêu chí ............ 78 3.5.2. Đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân........ 86 CHƯƠNG IV: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH VĨNH PHÚC..................................... 93 4.1. Phương hướng về thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Phúc............................................................................ 93 4.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Vĩnh Phúc ......................................... 95 4.2.1. Giải pháp về nâng cao năng lực của bộ máy và đội ngũ cán bộ thực thi chính sách.......................................................................................... 95 4.2.2. Giải pháp về tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, giải đáp các vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ............ 97 4.2.3. Giải pháp về nâng cao khả năng tiếp cận pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa .............................................................................................. 98 4.2.4. Giải pháp về đẩy mạnh các chương trình bồi dưỡng, phổ biến kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa......................................... 98 4.2.5. Giải pháp về đẩy mạnh xây dựng mạng lưới tư vấn hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn 99 4.2.6. Giải pháp về sử dụng hiệu quả kinh phí thực hiện chính sách..... 99 4.2.7. Giải pháp về tăng cường giám sát, đánh giá các hoạt động thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý ....................................................................... 100 4.3. Kiến nghị ................................................................................................ 100 4.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan Trung ương........................................ 100 4.3.1. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Vĩnh Phúc.................................... 101 KẾT LUẬN ................................................................................................... 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 104 PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CN - XD Công nghiệp - xây dựng 2 DN 3 DNNVV 4 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài 5 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 6 GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn 7 GTSX Giá trị sản xuất 8 HTPL Hỗ trợ pháp lý 9 KH 10 KT - XH 11 QPPL Quy phạm pháp luật 12 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 13 TTPBPL 14 UBND Doanh nghiệp Doanh nghiệp nhỏ và vừa Kế hoạch Kinh tế - xã hội Tuyên truyền phổ biến pháp luật Ủy ban nhân dân i DANH MỤC BẢNG STT Bảng 1 Bảng 1.1 2 Bảng 1.2 3 Bảng 3.1 4 Bảng 3.2 5 Bảng 3.3 Nội dung Tiêu chí xác định DNNVV của EU Trang 14 Tiêu thức phân loại DNNVV theo từng khu 15 vực Quy mô và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 45 2011- 2015 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015 47 Tăng trưởng GTSX công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2011 - 2015 49 Số lượng doanh nghiệp các tỉnh, thành phố 6 Bảng 3.4 thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đang 52 hoạt động giai đoạn 2008 - 2012 Số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 7 Bảng 3.5 31/12/2012 phân theo quy mô lao động và 53 phân theo loại hình doanh nghiệp Số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 8 Bảng 3.6 31/12/2012 phân theo quy mô vốn và phân 54 theo loại hình doanh nghiệp Số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt 9 Bảng 3.7 động tại thời điểm 31/12/2012 phân theo loại 55 hình doanh nghiệp 10 Bảng 3.8 11 Bảng 3.9 Một số chỉ tiêu tài chính của DNNVV tỉnh Vĩnh 57 Phúc năm 2013 Thống kê kết quả tuyên truyền phổ biến pháp luật cho doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc ii 76 12 Bảng 3.10 13 Bảng 3.11 14 Bảng 3.12 Nhận thức của doanh nghiệp về mức độ cần thiết phải tiếp cận thông tin pháp lý 80 DNNVV sử dụng thời gian và chi phí để tiếp cận được thông tin pháp lý 83 Mức độ kịp thời của các cơ quan thực thi chính sách HTPL 85 Thống kê hiệu quả chương trình đào tạo, bồi 15 Bảng 3.13 dưỡng, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn đối với doanh nghiệp iii 86 DANH MỤC HÌNH VẼ STT 1 2 3 4 5 6 7 8 Hình Nội dung Hình Khung lý thuyết nghiên cứu về thực thi chính sách hỗ 2.1 Hình 3.1 Hình 3.2 Hình 3.3 Hình 3.4 Hình 3.5 Hình 3.6 Hình 3.7 trợ pháp lý cho DNNVV Tình hình vướng mắc pháp lý của DNNVV tại tỉnh Vĩnh Phúc Tỷ lệ DNNVV có cán bộ pháp chế tại tỉnh Vĩnh Phúc Nhu cầu hỗ trợ pháp lý của các DNNVV tại tỉnh Vĩnh Phúc Nhận biết của các DNNVV về chính sách hỗ trợ pháp lý Trang 40 60 61 62 82 Tỷ lệ DNNVV biết tự tra cứu thông tin pháp lý 82 Nhận biết của DN về các văn bản pháp luật 84 Hiệu quả tác động của chính sách HTPT cho DNNVV iv 88 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Về tính cấp thiết của đề tài: Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đến nay cả nước có trên 350.000 doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp, trong đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm 97,43%. DNNVV là khu vực phát triển kinh tế rất nhanh, năng động của nền kinh tế. Khu vực DNNVV tư nhân đang đóng góp ngày một quan trọng vào ngân sách quốc gia. Khu vực này đã đóng góp trên 40% GDP và chiếm trên 50% tổng số lao động trong các doanh nghiệp và có vai trò quan trọng bảo đảm an sinh xã hội. Tỉnh Vĩnh Phúc là tỉnh có số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa rất lớn, chiếm 97% tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò to lớn trong việc thu hút, tạo việc làm cho lao động là người địa phương, lao động nông thôn, giải quyết việc làm cho trên 70 ngàn lao động, chiếm 60% lao động trong khu vực doanh nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang khu vực công nghiệp, dịch vụ. Đội ngũ doanh nhân của tỉnh đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, so với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian qua còn nhiều hạn chế. Trong những năm qua,trong điều kiện kinh tế thế giới đang suy thoái, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc cũng phải đối mặt với nhiều diễn biến phức tạp của nền kinh tế, sức mua yếu, hàng tồn kho lớn, doanh nghiệp khó tiếp cận và hấp thụ vốn tín dụng. Con số doanh nghiệp nhỏ và vừa phá sản không ngừng tăng lên, số doanh nghiệp còn trụ lại phần lớn hoạt động cầm chừng, giảm bớt lao động, chấp nhận thu hẹp sản xuất, giảm doanh thu, giảm lợi nhuận. Ngoài những hạn chế về việc tiếp cận vốn 1 vay khó, công nghệ lạc hậu, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, trình độ quản lý và chất lượng lao động thấp thì còn một hạn chế rất cơ bản khiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa mất khả năng cạnh tranh đó là năng lực tiếp cận với các chính sách pháp luật và thông lệ quốc tế trong kinh doanh. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn chưa tiếp cận được hiệu quả trong quá trình hội nhập quốc tế. Để từng bước phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các chính sách pháp luật, có thể nói hệ thống pháp luật trong kinh doanh ngày càng hoàn thiện, tuy nhiên, những vướng mắc về mặt thể chế, vướng mắc pháp lý trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, ý thức pháp luật và nhận thức pháp lý, năng lực tiếp cận với các văn bản và hệ thống chính sách pháp luật của doanh nghiệp nhỏ và vừa còn rất hạn chế. Khi doanh nghiệp tham gia thị trường thì rất nhiều rủi ro pháp lý sẽ gặp phải như rủi ro trong việc tranh chấp giữa các thành viên công ty; rủi ro trong việc tổ chức vận hành hoạt động và cơ cấu nội bộ của công ty; rủi ro trong hoạt động kinh doanh; rủi ro trong vay vốn tín dụng… Ngoài ra, việc được biết các thông tin pháp lý, các kiến thức pháp luật về kinh doanh đối với doanh nghiệp là rất cần thiết. Rất nhiều doanh nghiệp khi tham gia thị trường, nhưng không nắm rõ quy định của Luật Doanh nghiệp, sự quan trọng của Bản Điều lệ doanh nghiệp, dẫn đến việc tranh chấp thường xảy ra trong nội bộ doanh nghiệp; doanh nghiệp không nắm rõ quy định pháp luật về đấu thầu nên thường thua thiệt trong hoạt động đấu thầu; doanh nghiệp không nắm rõ quy định pháp luật thương mại quốc tế nên bị Chính phủ nước ngoài phong tỏa tài khoản ở nước ngoài… Đây là vấn đề rất đáng lưu tâm, đòi hỏi cả Nhà nước và doanh nghiệp phải có những giải pháp nhằm tăng cường năng lực tiếp cận với các thông tin, chính sách pháp luật và thông lệ quốc tế trong kinh doanh cho doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. 2 Trước tình hình đó, Nhà nước đã có các chính sách hỗ trợ pháp lý dành cho doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa. Với mục đích nhằm triển khai đồng bộ các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tạo chuyển biến căn bản về nhận thức pháp lý, ý thức pháp luật và thói quen tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; tạo lập các điều kiện cần thiết phục vụ hoạt động thực thi pháp luật để giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả; phòng chống rủi ro pháp lý và tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; góp phần nâng cao công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp. Tỉnh Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh được chọn để triển khai trọng điểm chính sách này. Tuy nhiên, công tác tổ chức thực thi chính sách vẫn còn nhiều hạn chế. Doanh nghiệp nhỏ và vừa còn chưa tiếp cận các chính sách được hiệu quả, tỷ lệ các doanh nghiệp tham gia vào các chương trình hỗ trợ của Chính phủ còn khiêm tốn. Việc phối hợp giữa các giữa các cấp, các ngành trong quản lý, hỗ trợ doanh nghiệp còn chưa chặt chẽ, đồng bộ, việc thực hiện chính sách chưa triệt để và còn sai lệch. Với mục tiêu chung đến năm 2020 đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và mục tiêu nhằm củng cố, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cả về số lượng, chất lượng với quy mô hợp lý, công nghệ phù hợp và hiện đại, mô hình tổ chức quản lý sản xuất hiệu quả, cạnh tranh và phát triển bền vững; tham gia tích cực vào chuỗi giá trị các hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế của tỉnh, của cả nước; góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân thì những bất cập trong công tác thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Phúc sẽ khó có thể đạt được mục tiêu đề ra. Chính vì vậy, cần phải đặc biệt chú ý tới công tác này, nếu không sẽ vừa gây ra lãng phí mà lực lượng DNNVV sẽ còn đối diện với nhiều khó khăn hơn nữa. Đó chính là lý do quan trọng giúp tôi chọn đề tài: “Thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Vĩnh Phúc”. 3 2. Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu 2.1. Câu hỏi nghiên cứu Công tác thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay như thế nào và cần làm gì để hoàn thiện công tác thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới? 2.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: 2.2.1. Mục tiêu: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Phúc, những khó khăn, vướng mắc từ đó đề ra một số giải pháp hoàn thiện trong thời gian tới, nhằm nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh, thực hiện triệt để và phát huy tối đa chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhằm giúp doanh nghiệp và hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đến năm 2020 nói riêng. 2.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về công tác thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Nghiên cứu thực trạng công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong việcthực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện góp phần thực hiện tốt chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Phúc phù hợp với mục tiêu đề ra của tỉnh. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận văn Công tác thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Phúc. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài giới hạn việc nghiên cứu thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý trong phạm vi doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2011 – 2014. 4. Những đóng góp của Luận văn 4.1. Về mặt lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về công tác thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, làm sáng tỏ bản chất và nội dung về công tác thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. 4.2. Về mặt thực tiễn: - Đánh giá được thực trạng công tác thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Phúc, để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này trong thời gian tới và giúp cho việc tổ chức thực hiện khi nhân rộng ra toàn quốc được hiệu quả, tránh lãng phí và sai sót trong quá trình thực hiện. - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, phục vụ cho việc sơ kết, tổng kết, đánh giá về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nói chung và công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng và làm cơ sở để xây dựng một số chương trình, kế hoạch, đề án…về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong giai đoạn tiếp theo. - Luận văn cũng có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy cho đội ngũ thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý. 5. Cấu trúc của luận văn Để thực hiện được mục đích của Luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được chia thành 04 chương: Chương 1. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 Chương 2. Phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu Chương 3. Thực trạng công tác thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Vĩnh Phúc Chương 4. Giải pháp hoàn thiện công tác thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Vĩnh Phúc 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1. Tổng quan nghiên cứu Doanh nghiệp là cộng đồng quan trọng nhất trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tượng doanh nghiệp đặc trưng và có ý nghĩa quan trọng trên cả phương diện kinh tế và vai trò xã hội trong nền kinh tế, đặc biệt tại Việt Nam nơi hầu hết doanh nghiệp là DNNVV. Trong điều kiện hiện nay, khi mà nền kinh tế Việt Nam cũng như nền kinh tế toàn cầu đang cần phải có bước chuyển mạnh mẽ để vượt qua giai đoạn suy thoái, vì vậy việc hỗ trợ pháp lý sẽ giúp doanh nghiệp củng cố hệ thống, tránh được các rủi ro, giảm thiểu tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vấn đề thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, đặc biệt DNNVV là rất quan trọng, cấp thiết và đã được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý quan tâm, điển hình như: Bài báo “Cơ chế hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và việc xây dựng các chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Việt Nam” (2014) của tác giả Dương Đăng Huệ, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Hà Nội. Bài báo đã trình bày cơ chế hỗ trợ, xây dựng các chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; nêu một số tồn tại, hạn chế trong thực tiễn triển khai cơ chế hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Việt Nam. Bài báo “Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn” (2014) của tác giả Bùi Huyền, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Hà Nội. Bài báo đã nêu những vướng mắc về pháp lý của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế trong việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. 7 Bài báo “Hoàn thiện các cơ quan trợ giúp pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” (2013) của Hội Luật gia thành phố Đà Nẵng đăng trên Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội, Đà Nẵng. Bài báo đã trình bày thực trạng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp do các sở, ngành thành phố Đà Nẵng thực hiện; đánh giá mặt thuận lợi, tích cực, nêu những khó khăn, bất cập, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm khắc phục các tồn tại. Bài viết “Nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong thời gian tới” (2014) của tác giả Trần Minh Sơn đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Hà Nội. Tác giả đã đánh giá bước đầu trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Việt Nam; đề cập vấn đề cần thiết phải hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp và đưa ra các đề xuất, kiến nghị triển khai hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Việt Nam. Bài trình bày “Thực trạng hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp hiện nay và một số giải pháp” (2012) của tác giả Trần Vũ Hải tại Hội thảo “Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc: Thực trạng và giải pháp”. Bài trình bày đã đề cập vấn đề tại sao cần hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, nêu hệ thống quy định về hỗ trợ pháp lý dành cho doanh nghiệp, phân tích thực trạng và đề ra giải pháp trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hiện nay. Giáo trình “Chính sách Kinh tế - Xã hội” (1999) của tác giả Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Giáo trình đã trình bày các nội dung về tổ chức thực thi chính sách kinh tế xã hội, như khái niệm, tầm quan trọng, các yếu tố ảnh hưởng, nội dung quá trình tổ chức, lựa chọn các hình thức và phương pháp thực thi chính sách kinh tế - xã hội. 8 Sách“Chính sách công của Hoa Kỳ giai đoạn 1935 - 2001” (2001) của tác giả Lê Vinh Danh, Nhà xuất bản thống kê. Sách đã nêu nhiều nội dung về chính sách và trong đó có nêu một cách tổng quát về thực hiện và điều chỉnh chính sách. Luận án tiến sĩ “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” (2007) của Phạm Văn Hồng, trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận án đã đánh giá thực trạng DNNVV và môi trường thể chế phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thông qua việc tổng kết kinh nghiệm phát triển DNNVV trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của một số nước trên thế giới để rút ra bài học cho Việt Nam. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục khuyến khích phát triển DNNVV có hiệu quả hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của một số nước trên thế giới. Luận án tiến sĩ“Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” (2014) của Phạm Xuân Hòa, trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận án chỉ rõ gánh nặng thuế làm giảm lợi nhuận giữ lại, nguồn lực tài chính quan trọng của DNNVV. Vì vậy, việc hoàn thiện chính sách thuế để hỗ trợ phát triển DNNVV là đòi hỏi khách quan. Luận án đã cho thấy DNNVV ở Việt Nam hiện nay đang phải gánh chịu chi phí tuân thủ thuế lớn. Luận án đề xuất sáu quan điểm trong việc hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ “Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh vùng đồng bằng sông Cửu Long” của ông Nguyễn Thiện Phong , trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Luận án đã đánh giá thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, trong đó tập trung vào việc tiếp cận nguồn vốn, các chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp từ đó đưa ra các giải pháp giúp các doanh nghiệp 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng