Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh hà giang...

Tài liệu Luận văn thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh hà giang

.PDF
103
607
54

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- KHỔNG MỸ HẠNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- KHỔNG MỸ HẠNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH HÀ GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM QUANG VINH XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2015 Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, kÕt qu¶ nªu trong luËn v¨n lµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch-a tõng ®-îc c«ng bè trong bÊt cø c«ng tr×nh nµo. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chƣơng trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trƣờng Đại học Kinh tế - Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i. Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trƣờng Đại học Kinh tế, đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Quang Vinh đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc những đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn. Mục lục DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .................................................................. i PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO .....4 1.1. Khái niệm chính sách xóa đói giảm nghèo ..........................................................4 1.2. Sự cần thiết của chính sách xóa đói giảm nghèo .............................................4 1.3. Chính sách xóa đói giảm nghèo của Việt Nam................................................5 1.3.1. Các loại chính sách ..................................................................................5 1.3.2. Mục đích của chính sách xóa đói giảm nghèo .........................................7 1.3.3. Nội dung, phương thức thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo ..........7 1.4. Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo .........................11 1.4.1. Thực hiện chính sách trong chu trình chính sách XĐGN ......................11 1.4.2. Những yêu cầu, điều kiện căn bản của thực hiện chính sách XĐGN.....15 1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách XĐGN ........................16 1.4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện ....................................16 1.5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ...........................................................................18 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................21 2.1. Phƣơng pháp luận ...............................................................................................21 2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu .............................................................................21 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp .....................................................21 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ...................................................21 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................23 2.2.4. Phân tích số liệu .....................................................................................23 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở TỈNH HÀ GIANG ..................................................................................25 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Hà Giang ...............................................................................25 3.1.1. Về điều kiện tự nhiên ..................................................................................25 3.1.2. Về điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................27 3.2. Tình trạng đói nghèo ở tỉnh Hà Giang ...............................................................29 3.3. Quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Hà Giang ...............31 3.3.1. Lập kế hoạch ...............................................................................................31 3.3.2. Tổ chức thực hiện........................................................................................34 3.3.4. Đánh giá chung ...........................................................................................48 3.4. Những vấn đề đặt ra trong thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Hà Giang 50 3.4.1. Về điều kiện khách quan .............................................................................50 3.4.2. Quy trình tổ chức thực hiện ........................................................................52 3.4.3. Về nhận thức của người dân và các cấp chính quyền về việc thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo.............................................................................57 3.4.4. Về sự không phù hợp giữa chính sách với thực tiễn ở Hà Giang ...............58 Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH HÀ GIANG TRONG NHỮNG NĂM TIẾP THEO ........................................................................................................................60 4.1.Dự báo tình hình có liên quan .............................................................................60 4.1.1. Những yếu tố thuận lợi ...............................................................................60 4.1.2. Những yếu tố khó khăn ...............................................................................61 4.1.3. Dự báo xu hướng giảm nghèo đến năm 2020 .............................................62 4.2. Phƣơng hƣớng ....................................................................................................64 4.3.1. Nhóm giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác XĐGN ......65 4.3.2. Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả tổ chức bộ máy và chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn làm công tác XĐGN .......................................................67 4.3.3. Nhóm giải pháp về chính sách xóa đói giảm nghèo ...................................68 4.3.4. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện chính sách .......................................70 KẾT LUẬN ...............................................................................................................76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................78 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU NGUYÊN NGHĨA 1 BHYT Bảo hiểm y tế 2 CSHT Cơ sở hạ tầng 3 CT Chƣơng trình 4 CTQG Chính trị quốc gia 5 CNH Công nghiệp hóa 6 DTTS Dân tộc thiểu số 7 HĐH Hiện đại hóa 8 HĐND Hội đồng nhân dân 9 KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình 10 KHKT Khoa học kỹ thuật 11 LĐTB&XH Lao động thƣơng binh và xã hội 12 LHPN Liên hiệp phụ nữ 13 MTTQ Mặt trận tổ quốc 14 MTQG Mục tiêu quốc gia 15 Nxb Nhà xuất bản 16 PTNT Phát triển nông thôn 17 PT-TH Phát thanh – truyền hình 18 UBND Ủy ban nhân dân 19 XĐGN Xóa đói giảm nghèo 20 XH Xã hội i PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử xã hội loài ngƣời, nhất là từ khi có giai cấp đến nay, vấn đề đói nghèo đã xuất hiện và tồn tại nhƣ một thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, mỗi khu vực và nền văn minh hiện đại . Do vậy, nghèo đói và chống nghèo đói là vấn đề toàn cầu , là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới nói chung và Viê ̣t Nam nói riêng . Trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã có nhiều nỗ lực, cố gắng khắc phục khó khăn và đã đạt đƣợc những thành tựu rất quan trọng, toàn diện trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, công tác xoá đói giảm nghèo nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ hộ đói nghèo vẫn còn cao. Năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh vẫn ở mức trên 30%, đặc biệt có những huyện vùng cao tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 50%. Vì vậy, “Hà Giang vẫn là tỉnh nghèo, chƣa thoát ra khỏi tình trạng của một tỉnh đặc biệt khó khăn”. Việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Tỉnh Hà Giang mặc dù có những tiến bộ, xong vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Chẳng hạn, sự thiếu tính đồng bộ, thống nhất cả về nhận thức và hành động; công tác triển khai thực hiện, đánh giá và giám sát việc thực thi chính sách còn yếu. Hệ thống chính sách chƣa thực sự tạo ra động lực mạnh mẽ để ngƣời nghèo thoát nghèo. Thành tựu giảm nghèo thiếu tính bền vững....chƣa tìm ra những giải pháp thiết thực phù hợp với đặc điểm tình hình của tỉnh miền núi, đa dân tộc. Có thể nói, tình trạng đói nghèo ở tỉnh Hà Giang đang là một vấn đề bức xúc, cần đƣợc quan tâm giải quyết. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Hà Giang để phát hiện, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện có hiệu quả xóa đói, giảm nghèo ở Tỉnh Hà Giang vừa có ý nghĩa lý luận cơ bản, vừa là vấn đề cấp thiết đối với thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những lý do 1 này, học viên chọn đề tàì: " Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Hà Giang " * Câu hỏi nghiên cứu Làm thế nào để nâng cao hiệu quả khi thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Hà Giang ? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Trên cơ sở lý luận về thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo và khảo sát thực trạng thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Hà Giang, luận văn đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách này ở Hà Giang đến năm 2020. 2.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chính sách xóa đói giảm nghèo và thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo. - Phân tích thực trạng chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Hà Giang hiện nay, chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của nó trong việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của tỉnh Hà Giang từ 2006 – 2013. - Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh và thực hiện có hiệu quả chính sách xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Hà Giang đến năm 2020. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo trên phạm vi toàn tỉnh Hà Giang; đặc biệt là tập trung khảo sát sâu trên một số địa bàn cấp huyện vùng cao, nơi thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo diễn ra khó khăn nhất. 2 Thời gian nghiên cứu: Từ 2006 - 2013. 4. Cấu trúc luận văn Bố cục của luận văn bao gồm có 4 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của chính sách xóa đói giảm nghèo Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Thực trạng thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Hà Giang Chƣơng 4: Phƣơng hƣớng và giải pháp thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Hà Giang trong những năm tiếp theo. 3 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 1.1. Khái niệm chính sách xóa đói giảm nghèo Chính sách xóa đói giảm nghèo có thể hiểu là những quyết định, quy định của nhà nƣớc đƣợc cụ thể hóa trong các chƣơng trình, dự án, cùng với nguồn lực, vật lực, các thể thức, quy trình hay cơ chế thực hiện nhằm tác động vào các đối tƣợng cụ thể là ngƣời nghèo, hộ nghèo hay xã nghèo... với mục đích cuối cùng là xóa đói giảm nghèo. Từ chính sách xóa đói giảm nghèo ta có thể nhận diện khái niệm liên quan đến đói, nghèo. Nghèo là tình trạng một số bộ phận dân cƣ không đƣợc hƣởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con ngƣời, mà những nhu cầu này đã đƣợc xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển và phong tục tập quán của từng địa phƣơng. Đói là tình trạng của một bộ phận dân cƣ nghèo có mức sống dƣới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Hay nói một cách khác, đói là một nấc thang thấp nhất của nghèo. Chuẩn nghèo (hay còn gọi là đƣờng nghèo, ngƣỡng nghèo, hoặc tiêu chí nghèo): Là công cụ để phân biệt ngƣời nghèo và ngƣời không nghèo, đồng thời là công cụ để đo lƣờng và giám sát nghèo đói. Hầu hết chuẩn nghèo dựa vào thu nhập hoặc chi tiêu. Những ngƣời đƣợc coi là nghèo khi mức sống của họ đo qua thu nhập (hoặc chi tiêu) thấp hơn chuẩn nghèo. 1.2. Sự cần thiết của chính sách xóa đói giảm nghèo Nhƣ chúng ta đã biết đói nghèo không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần, mà còn là vấn đề chính trị - xã hội và là một trong những nội dung cơ bản trong phát triển kinh tế bền vững ở mỗi địa phƣơng, mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Giải quyết tình trạng đói nghèo là một trong những vấn đề xã hội vừa 4 cơ bản, lâu dài, vừa là nhiệm vụ cấp bách nhằm bảo đảm phát triển kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội. Do đó trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhà nƣớc đã xây dựng đƣợc các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, trong đó có chƣơng trình xoá đói giảm nghèo vì vậy cần có sự chỉ đạo thống nhất giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội. Xuất phát từ điều kiện thực tế nƣớc ta hiện nay, xoá đói giảm nghèo về kinh tế là điều kiện tiên quyết để xoá đói giảm nghèo về văn hoá, xã hội . Thực hiện thành công chính sách xoá đói giảm nghèo không chỉ đem lại ý nghĩa về mặt kinh tế là tạo thêm thu nhập chính đáng cho ngƣời nông dân ổn định cuộc sống lâu dài, mà xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông thôn còn là nền tảng, là cơ sở để cho sự tăng trƣởng và phát triển một nền kinh tế bền vững, góp phần vào sự nghiệp đổi mới đất nƣớc. Hơn thế nữa nó còn có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị xã hội. Xoá đói giảm nghèo nhằm nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc tốt sức khoẻ nhân dân, giúp họ có thể tự mình vƣơn lên trong cuộc sống, giảm đƣợc khoảng trống ngăn cách giữa ngƣời giàu với ngƣời nghèo, từ đó có lòng tin vào đƣờng lối và chủ trƣơng của đảng và Nhà nƣớc. Đồng thời hạn chế và xoá bỏ đƣợc các tệ nạn xã hội khác, bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Nhƣ vậy có thể nói chính sách xóa đói, giảm nghèo đã trở thành một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta và là một nội dung quan trọng của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. 1.3. Chính sách xóa đói giảm nghèo của Việt Nam 1.3.1. Các loại chính sách Trên cơ sở những quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, các nghị quyết của Quốc Hội, Chính phủ đã cụ thể hoá bằng những cơ chế chính sách, chƣơng trình dự án và kế hoạch hàng năm nhằm mục tiêu hỗ trợ phát triển kinh tế, trợ 5 giúp ngƣời nghèo nhƣ: Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về việc làm; Chƣơng trình 327 về phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, sau này đƣợc thay thế bằng Chƣơng trình 661 và Dự án trồng 5 triệu ha rừng. Đặc biệt Chính phủ đã phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2006 2010; giai đoạn 2011 - 2020. Cụ thể nhƣ sau: Giai đoạn 2006 - 2010: Với chƣơng trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo đƣợc thể hiện trong (Phụ lục 2). Bên cạnh chƣơng trình giảm nghèo quốc gia, CT 135 tiếp tục đƣợc giai đoạn 2 trên cơ sở điều chỉnh CT 135 giai đoạn 1, với mục đích tiếp tục hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khăn. Thêm vào đó, sau một thời gian khá dài thực hiện các chính sách giảm nghèo, đặc biệt có chính sách riêng cho các đối tƣợng đặc biệt nhƣ dân tộc thiểu số, tình trạng đói nghèo chƣa đƣợc cải thiện đáng kể. Vì vậy, năm 2008, Chính phủ Việt Nam đã tập trung giải quyết những nơi nghèo nhất, đó chính là các huyện nghèo nhất trên cả nƣớc thông qua chƣơng trình "Hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo". Trong đó, tập trung vào chính sách hỗ trợ nhà ở cho ngƣời nghèo, hỗ trợ sản xuất, phát triển CSHT và đào tạo dạy nghề. Giai đoạn 2011 - 2020: Chính phủ Ban hành Nghị quyết số 80/NQ CP, ngày 19/5/2011 về định hƣớng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 - 2020. Chính phủ đã đƣa ra mục tiêu: Giảm nghèo bền vững là một trong những trọng tâm của Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, nhằm cải thiện và từng bƣớc nâng cao điều kiện sống của ngƣời nghèo, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cƣ. Thu nhập của hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nƣớc giảm 2%/năm, riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn đƣợc tập trung đầu tƣ đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới". 6 1.3.2. Mục đích của chính sách xóa đói giảm nghèo Chính sách xóa đói giảm nghèo cho các đối tƣợng thuộc diện nghèo đói ở nƣớc ta nhằm giảm bớt khoảng cách nghèo đói trong xã hội từng bƣớc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời dân, phát triển các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng... từ đó nhằm mục tiêu tổng quát xây dựng một đất nƣớc dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Mục tiêu cụ thể: năm 2015 giải quyết cơ bản về vấn đề sản xuất, việc làm, thu nhập để nâng cao đời sống dân cƣ ở các huyện nghèo gấp 5 - 6 lần so với hiện nay. Lao động nông nghiệp còn khoảng 50% lao động xã hội, phát triển dịch vụ và công nghiệp. 1.3.3. Nội dung, phương thức thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo * Nội dung thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo Tăng thu nhập cho người nghèo, vùng nghèo: Khi đánh giá vấn đề nghèo đói, các tổ chức quốc tế cũng nhƣ các nƣớc khác nhau lựa chọn phƣơng pháp và chỉ tiêu đánh giá cơ bản giống nhau. Song cách xác định và mức độ cụ thể có những khía cạnh khác nhau. Để làm căn cứ tính toán mức nghèo đói ngƣời ta đều thống nhất dựa vào hai loại chỉ tiêu sau: + Chỉ tiêu chính: Thu nhập bình quân ngƣời/tháng hoặc năm và đƣợc đo bằng chỉ tiêu giá trị hoặc hiện vật quy đổi. + Chỉ tiêu phụ: Dinh dƣỡng bữa ăn, nhà ở, mặc, y tế, giáo dục và các điều kiện đi lại. Nhƣ vậy, tăng thu nhập cho đối tƣợng nghèo là nội dung cần đƣợc quan tâm nhất đối với chính sách XĐGN. Phần lớn ngƣời nghèo ở các nƣớc đang phát triển phụ thuộc vào thu nhập từ sức lao động, từ công việc trên mảnh đất của họ, từ tiền lƣơng hay từ 7 những hình thức lao động khác. Tình trạng thiếu việc làm và năng suất lao động thấp dẫn đến thu nhập của ngƣời lao động thấp là khá phổ biến đối với ngƣời nghèo. Vì vậy, để tăng thu nhập cho ngƣời nghèo phải có giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất... để hỗ trợ tăng năng suất lao động và tạo việc làm cho ngƣời nghèo là cơ bản nhất. Tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực phát triển đối với người nghèo, vùng nghèo. + Phần lớn ngƣời nghèo tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn, nhất là vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Những nơi này thƣờng là xa các trung tâm kinh tế và dịch vụ xã hội. Hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu và yếu hơn so với những vùng khác. Phổ biến là tình trạng thiếu điện, thiếu nƣớc tƣới, nƣớc sinh hoạt, thiếu thông tin, thiếu chợ đầu mối, giao thông đi lại khó khăn... Do đó, năng suất lao động thấp, trong khi đó giá cả của sản phẩm do ngƣời sản xuất bán lại rẻ do vận chuyển khó khăn. Cơ hội tự vƣơn lên của ngƣời nghèo ở những vùng này lại càng khó khăn hơn. Điều đó cho thấy rằng: Nhà nƣớc phải tích cực đầu tƣ cơ sở hạ tầng cho vùng nghèo, ngƣời nghèo, tạo điều kiện cho ngƣời nghèo đƣợc tiếp cận hệ thống cơ sở hạ tầng tốt hơn là một nội dung quan trọng trong công tác XĐGN, nhất là ở nƣớc ta hiện nay. + Nghèo thƣờng gắn liền với dân trí thấp: do nghèo mà không có điều kiện đầu tƣ cho con cái học hành để nâng cao trình độ hiểu biết. Dân trí thấp thì không có khả năng để tiếp thu tiến bộ của khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất và không có khả năng tiếp cận với những tiến bộ văn minh của nhân loại nên dẫn đến nghèo về mọi mặt (kinh tế và tinh thần, chính trị). Vì vậy, để giảm nghèo phải nâng cao trình độ dân trí, nâng cao sự hiểu biết cho ngƣời nghèo là giải pháp có tính chiến lƣợc lâu dài. 8 + Một nội dung quan trọng nữa của chính sách XĐGN là phải tạo điều kiện để giúp ngƣời nghèo tiếp cận có hiệu quả với các dịch vụ y tế, dịch vụ tài chính, tín dụng và tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ... Hỗ trợ ngƣời nghèo về y tế để họ có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn, hạn chế đƣợc bệnh tật, từ đó có điều kiện tái sản xuất sức lao động, đây là yếu tố quan trọng để tăng trƣởng và phát triển. Ngƣời nghèo là những ngƣời có thu nhập thấp nên những lao động nghèo thƣờng thiếu vốn để kinh doanh, thiếu kinh nghiệm sản xuất, thiếu thông tin thị trƣờng và thiếu kiến thức về khoa học công nghệ. Do vậy, chính sách XĐGN phải hỗ trợ cho ngƣời nghèo có đƣợc sự tiếp cận tốt hơn những yếu tố trên. Ưu tiên các đối tượng chính sách, vùng cách mạng: Ở nƣớc ta, trong những năm đổi mới nền kinh tế đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc, đời sống của đa số dân cƣ đƣợc cải thiện. Tuy vậy, mức sống của ngƣời dân vẫn còn thấp, phân hóa thu nhập có xu hƣớng tăng lên, một bộ phận khá lớn dân cƣ vẫn còn sống nghèo đói. Trong đó có một số vùng cách mạng, vùng dân tộc ít ngƣời và nhiều hộ gia đình có nhiều đóng góp cho cách mạng vẫn chịu nhiều thiệt thòi trong hòa nhập cộng đồng và không đủ sức tiếp nhận những thành quả do công cuộc đổi mới mang lại. Những giải pháp XĐGN tập trung cho đối tƣợng này vừa là yêu cầu cấp thiết đối với mục tiêu phát triển bền vững, vừa mang tính nhân văn sâu sắc. Xóa đói giảm nghèo phải mang tính bền vững: Trong thực tiễn XĐGN có tình trạng khá phổ biến là có rất nhiều hộ gia đình sau khi thoát nghèo một thời gian do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ: gặp rủi ro trong kinh doanh, thiên tai, hỏa hoạn, ốm đau, do tác động của phân hóa giàu - nghèo của quá trình phát triển... lại trở thành những hộ nghèo. Vì vậy, nhiệm vụ của chính sách XĐGN không chỉ hỗ trợ để ngƣời nghèo sinh tồn và vƣợt qua ngƣỡng 9 cửa nghèo một cách thụ động mà phải có giải pháp tích cực để bản thân ngƣời nghèo chủ động tự vƣơn lên thoát nghèo vững chắc tiến tới trở thành hộ khá, hộ giàu. * Phương thức thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo - Nhà nước hỗ trợ xóa đói giảm nghèo Chính phủ Việt Nam cũng đã phát động hàng loạt các hoạt động liên quan đến XĐGN trong cả nƣớc. Chƣơng trình 120 “tạo công ăn việc làm” là một thử nghiệm của Chính phủ đối với việc giải quyết các vấn đề ƣu tiên kinh tế - xã hội thông qua các chƣơng trình mục tiêu. Trong Chƣơng trình mục tiêu cũng có những nội dung liên quan đến đô thị là: cung cấp tín dụng cho ngƣời nghèo; khuyến khích tạo công ăn việc làm; giáo dục; y tế. Chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và các vùng sâu, vùng xa (Chƣơng trình 135) đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg, ngày 31/7/1998 nhằm nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa - Địa phương hỗ trợ xóa đói giảm nghèo Huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu của chƣơng trình theo chỉ đạo của Chính phủ và hƣớng dẫn chuyên môn của các Bộ ngành. Phân công, phân cấp rõ trách nhiệm của từng cấp và các ban, ngành cùng cấp trong việc tổ chức thực hiện chƣơng trình theo nguyên tắc tăng cƣờng phân cấp cho cơ sở và đề cao tinh thần trách nhiệm. Cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổng thể, cấp huyện tổ chức thực hiện công việc tới xã, phƣờng giảm nghèo tới hộ. Các địa phƣơng đã huy động và phối hợp các nguồn lực của các chƣơng trình với nhau để lồng ghép vào chƣơng trình giảm nghèo. Cấp cơ sở 10 chú trọng trong việc dạy nghề giải quyết việc làm, hỗ trợ tín dụng, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ để giảm nghèo. Đồng thời thực hiện đầy đủ và kịp thời các chính sách hỗ trợ cho ngƣời nghèo về y tế, giáo dục, tín dụng, bảo trợ xã hội… - Các đoàn thể cộng đồng tham gia xóa đói giảm nghèo Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tham gia thực hiện chƣơng trình, mỗi tổ chức trực tiếp tham gia vào một hoặc hai vấn đề cụ thể, Nhà nƣớc có cơ chế để tổ chức, đoàn thể tham gia thực hiện có hiệu quả; tiếp tục thực hiện quỹ “Ngày vì người nghèo” xây dựng mạng lƣới “Tổ tín dụng tiết kiệm”, “Tổ tương trợ”; quỹ tín dụng cho ngƣời nghèo, ngƣời có thu nhập thấp quy mô vừa và nhỏ ở cấp tỉnh, thành phố và cộng đồng, xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả. 1.4. Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo 1.4.1. Thực hiện chính sách trong chu trình chính sách XĐGN Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách, đây là bƣớc cần thiết quan trọng vì tổ chức thực thi chính sách là quá trình phức tạp, lại diễn ra trong thời gian dài do đó phải có kế hoạch, mà kế hoạch này phải đƣợc xây dựng trƣớc khi đƣa chính sách vào cuộc sống, các cơ quan triển khai từ trung ƣơng đến địa phƣơng đều phải lập kế hoạch cụ thể. Bước 2: Tổ chức thực hiện chính sách - Phổ biến tuyên truyền chính sách: Đây là công đoạn tiếp theo sau khi chính sách đã đƣợc thông qua, nó cũng cần thiết vì giúp cho nhân dân, các cấp chính quyền hiểu đƣợc về chính sách và giúp cho chính sách đƣợc triển khai thuận lợi và có hiệu quả. Việc tuyên truyền này cần phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên liên tục, ngay cả khi chính sách đang đƣợc thực thi, trong khi 11 tuyên truyền phải sử dụng nhiều hình thức nhƣ tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp trao đổi... - Phân công phối hợp, thực hiện chính sách: Một chính sách thƣờng đƣợc thực hiện trên một địa bàn rộng lớn và nhiều tổ chức tham gia, do đó phải có sự phối hợp, phân công hợp lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cụ thể nhƣ sau: + Bộ Lao động - Thƣơng binh & xã hội là cơ quan thƣờng trực các Chƣơng trình giảm nghèo, chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá hiệu quả của Chƣơng trình... + Bộ Kế hoạch và đầu tƣ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thƣơng binh & xã hội và với Ban Chỉ đạo thực hiện các Chƣơng trình giảm nghèo thành lập các tổ công tác liên ngành thẩm tra các đề án của huyện nghèo; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về đầu tƣ, đấu thầu phù hợp với đặc thù và năng lực tổ chức thực hiện ở các huyện nghèo... + Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ liên quan trình, ban hành chính sách tín dụng ƣu đãi đối với các hộ nghèo, hộ sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại đầu tƣ phát triển sản xuất, kinh doanh trên các địa bàn huyện nghèo. + Uỷ ban Dân tộc chủ trì, chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện và xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chính sách hiện hành theo hƣớng nâng cao định mức các chƣơng trình, chính sách dân tộc hiện có. + Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Y tế và các địa phƣơng liên quan tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho y, bác sĩ, cán bộ y tế cơ sở cho các xã thuộc huyện nghèo. 12 + Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ nghiên cứu, sửa đổi pháp luật về xây dựng phù hợp với đặc thù và năng lực tổ chức thực hiện ở các huyện nghèo. + Bộ Giao thông vận tải rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy định quy hoạch phát triển giao thông trên địa bàn các huyện. + Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan trình, ban hành chính sách luân chuyển, tăng cƣờng cán bộ chủ chốt cho các xã thuộc huyện nghèo. + Bộ Nông nghiệp & PTNT chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan chỉ đạo, hƣớng dẫn việc quy hoạch, sản xuất ở các huyện nghèo; quy hoạch bố trí dân cƣ; chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn các huyện nghèo; hƣớng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách. + Bộ Công thƣơng chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan trình, ban hành chính sách khuyến công, chính sách thu hút đầu tƣ phát triển các ngành công nghiệp và hƣớng dẫn xúc tiến thƣơng mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm của các huyện nghèo. + Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất các cơ chế, chính sách chuyển giao công nghệ, nghiên cứu phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, phù hợp với đặc thù của từng địa phƣơng. - Bộ Tƣ pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan trình, ban hành chính sách hỗ trợ pháp lý cho ngƣời nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật. + Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan trình, ban hành chính sách ƣu đãi đối với giáo viên, học sinh; chỉ đạo ƣu tiên bố trí xây dựng cơ sở vật chất các trƣờng học đạt tiêu chuẩn. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng