Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh ...

Tài liệu Luận văn thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh hà nam

.PDF
110
640
111

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRẦN THỊ THẬP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRẦN THỊ THẬP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THÙY ANH XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2015 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, đồng nghiệp và nhân dân địa phương. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Thùy Anh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn những ý kiến góp ý quý báu của các thầy, cô giáo Khoa Quản lý kinh tế, Khoa sau đại học, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện, hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo UBND tỉnh và Lãnh đạo một số huyện của các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình; Lãnh đạo Ban QLDA các công trình trọng điểm các tỉnh, Ban GPMB các huyện trong tỉnh Hà Nam và một số huyện, thành phố của các tỉnh trên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân, các cán bộ đồng nghiệp Ban QLDA các công trình trọng điểm tỉnh Hà Nam và bạn bè đã tạo điều kiện, giúp đỡ về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Trần Thị Thập LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực cũng như chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào và xuất phát từ tình hình thực tiễn cấp bách ở Hà Nam. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Trần Thị Thập MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ....................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ii DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ................................................................................. iv LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1 ...................................................................................................... 5 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, .............................. 5 GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG ............................................................................. 5 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ......................................... 5 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG ............................................ 13 1.2.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................... 13 1.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương ................................................ 30 CHƯƠNG 2 .................................................................................................... 35 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 35 2.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN THỨ CẤP .................... 35 2.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH, TỔNG HỢP ..................................... 36 2.3. PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ MÔ TẢ .............................................. 37 2.4. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN SÂU ................................................. 38 2.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU...................................... 38 2.6. PHƯƠNG PHÁP TỔNG KẾT THỰC TIỄN ...................................... 39 CHƯƠNG 3 .................................................................................................... 40 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, .................. 40 GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM .................. 40 3.1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, GPMB TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NAM ................. 40 3.1.1. Các yếu tố khách quan ...................................................................... 40 3.1.2. Các yếu tố chủ quan .......................................................................... 46 3.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG Ở HÀ NAM................................................ 48 3.2.1. Thực trạng thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Hà Nam ................................................................ 48 3.2.2. Đánh giá công tác thực hiện chính sách bồi thường, GPMB trên địa bàn tỉnh Hà Nam ......................................................................................... 59 CHƯƠNG 4 .................................................................................................... 74 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, GPMB TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM ......................... 74 4.1. BỐI CẢNH CHUNG ............................................................................ 74 4.1.1. Bối cảnh của Việt Nam ...................................................................... 74 4.1.2. Bối cảnh của Hà Nam ....................................................................... 75 4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, GPMB TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NAM ....... 76 4.2.1. Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ................................. 76 4.2.2. Giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách...................................... 77 4.2.3. Giải pháp về thủ tục hành chính ....................................................... 77 4.2.4. Giải pháp về việc ban hành đơn giá bồi thường, hỗ trợ .................... 78 4.2.5. Giải pháp về tái định cư .................................................................... 79 4.2.6. Giải pháp về hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm đối với người bị thu hồi đất:......................................................................................................... 79 4.2.7. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục và tăng cường sự phối hợp của các tổ chức................................................................................................... 80 4.2.8. Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng và giáo dục tư tưởng cho đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách bồi thường, GPMB ....................................... 81 4.2.9. Giải pháp về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra ...................... 81 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 85 PHU LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt thay thế 1 CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2 ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội 3 GPMB Giải phóng mặt bằng 4 GTVT Giao thông vận tải 5 KHXH&NV Khoa học xã hội và nhân văn 6 LĐĐ Luật Đất đai 7 NĐ Nghị định 8 QLDA Quản lý dự án 9 TĐC Tái định cư 10 TN&MT Tài nguyên và môi trường 11 TP Thành phố 12 UBND Ủy ban nhân dân i DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang Tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện 1 Bảng 3.1 chính sách bồi thường, GPMB tại dự án số 61 1 đến hết năm 2014 2 Bảng 3.2 Tổng hợp công tác bồi thường, GPMB 4 dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh ii 63 DANH MỤC HÌNH STT 1 Hình Hình 3.1 Nội dung Bản đồ vị trí địa lý và liên hệ vùng giữa tỉnh Hà Nam và các tỉnh lân cận iii Trang 40 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Biểu đồ 1 Biểu đồ 3.1 Nội dung Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Hà Nam năm 2014 Trang 42 Tình hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất 2 Biểu đồ 3.2 tỉnh Hà Nam qua các năm 2010, 2011, 43 2012, 2013, 2014 Biểu đồ về nhu cầu và cơ cấu sử dụng đất 3 Biểu đồ 3.3 của dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu du lịch Tam Chúc, tỉnh Hà Nam iv 44 LỜI NÓI ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Những năm qua công tác xây dựng cơ bản ở nước ta đã có bước phát triển mới cả về số lượng, chất lượng và quy mô, đã có hàng trăm dự án lớn do Nhà nước trực tiếp đầu tư và quản lý như: công trình thủy điện, thủy lợi, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông... với tổng mức đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng. Nhiều dự án thu hồi hàng trăm ha, phải di chuyển hàng nghìn hộ dân như: nhà máy thủy điện, lọc dầu, các khu công nghiệp và đô thị lớn. Tuy nhiên, đất đai là vấn đề lớn, phức tạp và rất nhạy cảm, đã trở thành vấn đề lớn, bức xúc cả về phương diện lý luận và thực tiễn, ở cấp vĩ mô và vi mô. Đây là những nguyên nhân chính của tình trạng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện đông người đối với công tác bồi thường, GPMB hiện nay, trong khi các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thường xuyên thay đổi dẫn tới tình trạng so bì, khiếu nại của người dân. Mặt khác, Luật Đất đai 2003 chưa có cơ chế bắt buộc để bảo đảm có quỹ đất và nguồn vốn xây dựng khu tái định cư trước khi thu hồi đất. Chất lượng các khu tái định cư được xây dựng chưa đáp ứng yêu cầu “có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”; chưa chú trọng vấn đề sinh kế cho người có đất bị thu hồi; việc lập và tổ chức thực hiện phương án GPMB tại một số dự án còn thiếu kiên quyết, thiếu dân chủ, công khai, minh bạch; năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác GPMB ở nhiều nơi còn chưa đáp ứng yêu cầu; chưa phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng tham gia thực hiện; một số địa phương thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong công tác tuyên truyền, vận động, giải thích để nhân dân hiểu rõ quy định của pháp luật hoặc thậm chí có lúc né tránh... làm cho công tác GPMB bị kéo dài nhiều năm. Trong khi đó, tổ chức phát triển quỹ đất chưa được quan tâm đầu tư đúng mức về kinh phí và nhân lực để thực hiện thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được 1 phê duyệt, tạo quỹ “đất sạch” khi có dự án đầu tư. Hà Nam là tỉnh được tái lập năm 1997. Sau tái lập, Hà Nam đã và đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện tiến trình CNH-HĐH, kéo theo đó là các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề phát triển. Hệ thống giao thông, các khu đô thị, khu vui chơi giải trí, các công trình văn hóa thể thao, công trình trọng điểm được hình thành. Vì vậy công tác GPMB là nhiệm vụ tiền đề, tiên quyết và đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình thực hiện của mỗi dự án. Đây là công việc đầy dãy những khó khăn, vướng mắc và có tính nhạy cảm cao. Từ thực tiễn cho thấy việc áp dụng chính sách bồi thường, GPMB thực hiện dự án từ khi có LĐĐ 2003 đến nay đang gặp phải rất nhiều vướng mắc, nhất là đối với chính sách thu hồi đất sản xuất đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện các dự án nói riêng, sự phát triển kinh tế, an sinh xã hội nói chung. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó phải kể đến chính sách pháp luật về bồi thường, GPMB còn chưa đồng bộ, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn và quan trọng hơn cả là việc thực hiện chính sách bồi thường, GPMB vẫn còn cứng nhắc, bị động và thiếu sự linh hoạt, chưa thực sự chú ý lắng nghe các kiến đóng góp từ phía người dân bị thu hồi đất; thậm chí vẫn còn tình trạng vi phạm pháp luật trong quá trình GPMB. Những tồn tại, vướng mắc trên là do rất nhiều nguyên nhân, cả khách quan lẫn chủ quan, có cả nguyên nhân do chính sách và cả nguyên nhân do những người thực thi chính sách. Điều này cho thấy chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, tìm ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác thực hiện chính sách bồi thường, GPMB vào thực tiễn. Chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài: “Thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Hà Nam” để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: Hà Nam cần có những giải pháp gì để tăng cường công tác thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng? Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu chính, đề tài cần trả lời những câu hỏi 2 nghiên cứu phụ sau: - Thực trạng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam từ khi LĐĐ 2003 có hiệu lực đến nay? - Đã có những thành công, hạn chế và nguyên nhân gì? - Cần phải có những giải pháp gì góp phần tăng cường công tác thực hiện chính sách bồi thường, GPMB trên địa bàn tỉnh Hà Nam đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan? 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về việc thực hiện chính sách trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bồi thường, GPMB khi nhà nước thu hồi đất thực hiện các dự án nói chung và dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Hà Nam nói riêng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác thực hiện chính sách bồi thường, GPMB trên địa bàn tỉnh Hà Nam nhằm giải quyết hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề chủ yếu sau: - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về việc thực hiện chính sách bồi thường, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án; - Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bồi thường, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất từ khi có Luật Đất đai 2003 đến nay tại địa bàn tỉnh Hà Nam. Qua đó, chỉ ra các cơ chế, chính sách phù hợp, chưa phù hợp cũng như những tồn tại, vướng mắc từ thực tiễn thực hiện chính sách và nêu nguyên nhân của tình trạng này; - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác thực hiện chính sách bồi thường, GPMB trên địa bàn tỉnh Hà Nam. 3 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tình hình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất GPMB để thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh Hà Nam thông qua nghiên cứu điển hình tại một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Thực trạng thực hiện chính sách bồi thường, GPMB tại 4 dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Hà Nam, gồm: Dự án Đầu tư xây dựng nhà thi đấu đa năng và các công trình hạ tầng liên quan; Dự án Đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật khu du lịch Tam Chúc tỉnh Hà Nam; Dự án Xây dựng tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và Tiểu dự án thành phố Phủ Lý thuộc dự án phát triển các đô thị loại vừa tại Việt Nam. - Về không gian: Tại tỉnh Hà Nam qua thực tiễn áp dụng tại một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh. - Về thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2014. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 4 chương. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn về thực hiện chính sách bồi thường, GPMB Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng thực hiện chính sách bồi thường, GPMB trên địa bàn tỉnh Hà Nam Chương 4: Giải pháp tăng cường công tác thực hiện chính sách bồi thường, GPMB trên địa bàn tỉnh Hà Nam. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội đối với người bị ̣thu hồi đất, nhà đầu tư và cả cộng đồng dân cư. Việc đi sâu nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường công tác thực hiện chính sách bồi thường, GPMB trong những năm gần đây đã được các cấp, các ngành và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau. Thời gian vừa qua đã có nhiều công trình khoa học, các bài báo, luận văn, hội thảo nghiên cứu về lĩnh vực này dưới nhiều khía cạnh cả về lý luận và thực tiễn, tiêu biểu là các công trình nghiên cứu của các tác giả: Nguyễn Duy Thạch, 2007. Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (qua thực tiễn thi hành tại TP Hà Nội). Luận văn Thạc sĩ luật học: nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội, chỉ ra những nguyên nhân hạn chế, tồn tại trong lĩnh vực này. Đưa ra định hướng, đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về bồi thường và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thực thi pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất. Hồ Huy Thành, 2010. Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở một số dự án trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội: Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại một số dự án để tìm ra những nguyên nhân, yếu tố tác động 5 đến các đối tượng bị thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để từng bước tìm ra các giải pháp thích hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện các công trình, dự án trên cơ sở xem xét các quy định về chính sách và việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ đất đai, tài sản, vật kiến trúc, hoa màu, cây cối, và tái định cư đối với các hộ bị ảnh hưởng. Thu thập và phân tích các tài liệu, số liệu điều tra nhằm xác định nguyên nhân, yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư từ thực tiễn công tác bồi thường, GPMB một số dự án trên địa bàn tỉnh như Khu liên hợp gang thép, cảng Sơn Dương của Tập đoàn Hưng Nghiệp Formosa - Đài Loan, Nhà máy Nhiệt điện Vũng áng, dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, nhà máy luyện thép của Tập đoàn Tata Ấn Độ. Trần Đông Y, 2009. Thực trạng lao động - việc làm của người dân sau TĐC (nghiên cứu trường hợp tại Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG Hà Nội: Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn, phân tích thực trạng lao động - việc làm và làm rõ thực trạng đời sống kinh tế, xã hội của người dân sau tái định cư ở khu vực dự án Khu Kinh tế Dung Quất. Đề xuất một số giải pháp về lao động, việc làm gồm: đào tạo nghề để chuyển đổi việc làm, phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động sau tái định cư, tăng cường công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, xây dựng đồng bộ các chính sách, cơ chế hỗ trợ người dân sau tái định cư nhằm ổn định đời sống cho họ giai đoạn 2010 - 2015. Lê Thị Yến, 2011. Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn áp dụng tại địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ luật học: Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về bồi thường khi khi nhà nước thu hồi đất. Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường từ khi Luật đất đai 2003 có hiệu lực đến nay tại địa bàn quận Tây Hồ, TP Hà Nội. Qua đó chỉ ra các quy định phù hợp, chưa phù hợp của pháp luật về BT 6 khi NNTHĐ cũng như những tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng và nêu nguyên nhân của tình trạng này. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất. Trần Mai Phương, 2011. Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, GPMB của dự án xây dựng khu đô thị mới Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội. Luận văn thạc sỹ ngành địa chính, trường Đại học KHTN ĐHQGHN: Nghiên cứu tổng quan chính sách pháp luật về thu hồi đất, GPMB; nhu cầu thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa; nội dung các chính sách, quy định pháp lý chủ yếu về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo pháp luật hiện hành; công tác thu hồi đất, GPMB trên địa bàn TP Hà Nội. Thực trạng công tác GPMB của dự án xây dựng khu đô thị mới Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội. Đề xuất một số giải pháp cho công tác thu hồi đất, GPMB của dự án xây dựng khu đô thị mới Thịnh Liệt về cơ chế, chính sách; giá đất; công tác tổ chức thực hiện GPMB của dự án... Vũ Mạnh Thía, 2011. Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội: Nghiên cứu việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình qua các thời kỳ; đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phù hợp với tình hình thực tiễn, ổn định đời sống nhân dân, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất trong thời gian tới. Đinh Thu Trang, 2012. Đánh giá ảnh hưởng của tình trạng hai giá đất đến công tác thu hồi đất, GPMB. Luận văn thạc sỹ ngành địa chính, trường ĐHKHTN - ĐHQG Hà Nội: Nghiên cứu tổng quan về giá đất; cơ sở pháp lý xác định giá đất phục vụ công tác thu hồi đất, GPMB; kinh nghiệm định giá 7 đất của Australia và Đài Loan; cơ sở pháp lý của công tác thu hồi đất, GPMB. Đánh giá ảnh hưởng của tình trạng hai giá đất đến việc thu hồi đất, GPMB (lấy minh chứng tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh); chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp là đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ; kết quả nghiên cứu thực trạng giá đất đền bù trong thu hồi đất, GPMB; đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của việc định giá đất phục vụ công tác thu hồi đất; những bất cập trong các quy định pháp luật về giá đất và định giá đất phục vụ công tác thu hồi đất; nguyên nhân sự chênh lệch giữa giá đất do Nhà nước quy định và giá đất trên thị trường. Đề xuất hoàn chỉnh quy định pháp luật về định giá đất phục vụ công tác thu hồi đất, GPMB; quy định về phương pháp xác định giá đất phù hợp thị trường; đề xuất hệ thống khung pháp luật cho hoạt động cung cấp dịch vụ định giá đất; bổ sung các quy định về trình tự, thủ tục định giá đất; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trong thực tế. Nguyễn Thị Thuận, 2012. Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất, GPMB tới sinh kế của người dân tại dự án xây dựng khu đô thị mới quận Hải An, TP Hải Phòng. Luận văn thạc sỹ ngành địa chính, trường ĐHKHTN ĐHQG Hà Nội: Nghiên cứu tổng quan các chính sách, quy định pháp lý về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của nước ta từ khi có LĐĐ 2003 đến nay. Thực tiễn công tác bồi thường, GPMB dự án xây dựng khu đô thị mới tại quận Hải An. Đánh giá, phân tích thực trạng công tác thu hồi đất, GPMB và những ảnh hưởng của nó đến người dân bị thu hồi đất. Rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất một số giải pháp cho công tác thu hồi đất, GPMB ở TP Hải Phòng hiện nay. Trần Thị Lê Tâm, 2012. Tác động của việc tái định cư đến đời sống người dân trong vùng dự án của dự án ADB cải thiện môi trường đô thị miền Trung Việt Nam. Luận văn thạc sỹ, trường ĐHKHXH & NV: Nghiên cứu về 8 tác động của chính sách TĐC của Chính phủ Việt Nam và ADB và những vấn đề của người dân chịu ảnh hưởng trực tiếp của các chính sách TĐC qua việc so sánh hiện trạng đời sống của người dân TĐC hiện nay so với trước khi thực hiện chính sách. Đánh giá mức độ hài lòng của người dân vùng TĐC về các mặt của đời sống (kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường). Đưa ra các đề xuất kiến nghị nhằm phát huy hiệu quả của các chính sách TĐC và giảm thiểu bất lợi của chính sách lên đời sống người dân sau TĐC. Đỗ Lan Quỳnh, 2012. Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ GPMB ở các dự án phát triển công trình công cộng tại TP Hà Nội. Luận văn thạc sỹ, Trường ĐHKHTN - ĐHQG Hà Nội: Nghiên cứu điều kiện, đối tượng và giá bồi thường của dự án; chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm, chính sách hỗ trợ việc di chuyển, chính sách ưu đãi với người thuộc diện chính sách, người có công với cách mạng. Thực trạng và đề xuất một số giải pháp góp phần đẩy nhanh tiến độ GPMB các dự án tại TP Hà Nội. Phan Ngọc Long, 2012. Thực tiễn thi hành pháp luật về giải phóng mặt bằng ở tỉnh Hà Tĩnh. Luận văn Thạc sĩ luật học: Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về pháp luật bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật đất đai. Phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn liên quan đến thực trạng thu hồi đất, giải phóng mặt bằng ở tỉnh Hà Tĩnh. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hồi đất, giải phóng mặt bằng nói chung, ở Hà Tĩnh nói riêng trong thời gian tới. Đoàn Thu Linh, 2013. Nghiên cứu thực trạng thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án nạo vét, kè bờ Đông sông Vân thuộc các phường Nam Bình, Ninh Phong trên địa bàn TP Ninh Bình. Luận văn thạc sỹ, trường ĐHKHTN: Nghiên cứu cơ sở khoa học và pháp lý về công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu về tình hình 9 thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án nạo vét, kè bờ Đông sông Vân trên địa bàn phường Nam Bình và phường Ninh Phong, TP Ninh Bình. Điều tra thực trạng giá đất bồi thường và các chính sách hỗ trợ, tái định cư của dự án nạo vét, kè bờ Đông sông Vân. Đánh giá những khó khăn và thực trạng đời sống của người dân địa phương khi bị thu hồi đất. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Nguyễn Ngọc Sơn, 2013. Thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác GPMB tại các dự án đầu tư trên địa bàn quận Hà Đông, TP Hà Nội. Luận văn thạc sỹ, trường ĐHKHTN: Nghiên cứu tổng quan các chính sách, quy định pháp lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của nước ta từ khi có LĐĐ 2003 đến nay. Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại các dự án: Dự án khu đô thị mới An Hưng, Dự án đường Lê Văn Lương kéo dài, Dự án khu đô thị mới Mỗ Lao. Điều tra, khảo sát về giá đất bồi thường của dự án, phỏng vấn các hộ thuộc diện bị thu hồi đất và nhận hỗ trợ, tái định cư. Đánh giá, phân tích thực trạng công tác thu hồi đất, GPMB làm rõ những nguyên nhân, những khó khăn vướng mắc trong GPMB của dự án. Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ GPMB.... Phạm Anh Tuấn, 2013. Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hải Phòng. Luận văn thạc sỹ, Trường ĐHKHTN: Phân tích hệ thống pháp luật hiện hành về chuyển dịch đất đai gồm cơ chế thu hồi đất của người đang sử dụng đất để giao cho các dự án đầu tư, cơ chế thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và cơ chế giải quyết các khiếu nại của dân để tìm ra những điểm chưa hợp lý, gây trở ngại cho quá trình thực thi pháp luật. Từ đó, kiến nghị việc điều chỉnh cần thiết đối với các quy định chưa hợp lý. Phân tích quá trình thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong thời 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng