Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ ở việt nam...

Tài liệu Luận văn thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ ở việt nam

.PDF
97
685
125

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN TS. Hoàng Khắc Lịch PGS. TS. Lê Danh Tốn Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tác giả luận văn: Tôi, Nguyễn Thị Tuyết Mai là cao học viên khóa 2013 2015, chuyên ngành: Quản lý Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Tuyết Mai LỜI CẢM ƠN Luận văn là kết quả quá trình học tập tại trường, kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn và nghiên cứu công tác, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân. Lời đầu tiên tôi xin dành bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới thầy giáo - TS. Hoàng Khắc Lịch là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn cho tôi cả chuyên môn và phương pháp nghiên cứu và chỉ bảo cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cám ơn Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu KH, LĐ &XH – Bộ LĐ, TB & XH đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu và cung cấp thông tin của luận văn. Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo trong Trường Đại học kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn này. Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn. Mặc dù với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quý Thầy, quý Cô, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Nguyễn Thị Tuyết Mai MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... iii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iv PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH BHXH .................................. 4 1.1. Tình hình nghiên cứu về chính sách BHXH cho NLĐ: ................................ 4 1.2. Khái quát chung về chính sách BHXH.......................................................... 7 1.2.1. Khái niệm BHXH .................................................................................... 7 1.2.2. Bản chất của BHXH: ............................................................................ 10 1.2.3 Tổ chức quản lý BHXH: ........................................................................ 11 1.3 Chính sách BHXH và việc thực hiện chính sách BHXH cho NLĐ ............. 14 1.3.1 Lịch sử phát triển chính sách BHXH: ................................................... 14 1.3.2 Sự cần thiết chính sách BHXH: ............................................................ 17 1.3.3 Nội dung khi thực hiện chính sách BHXH: ........................................... 22 1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách: ....................... 29 1.3.5 Các chỉ tiêu đánh giá việc thực hiện chính sách BHXH cho NLĐ, LĐN: ...................................................................................... 31 1.4 Các đặc thù của LĐN và sự cần thiết phải BHXH cho LĐN: ...................... 33 1.4.1 Các đặc thù của LĐN:........................................................................... 33 1.4.2 Những điểm cần lưu ý đối với BHXH cho LĐN:................................... 34 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 35 2.1. Nguồn tài liệu và dữ liệu: ............................................................................ 35 2.2. Các phương pháp nghiên cứu: ..................................................................... 36 2.2.1 Phương pháp luận:................................................................................ 36 2.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu: ............................................................. 37 2.2.3 Phương pháp thố ng kê: ......................................................................... 38 2.24 Phương pháp phân tích: ......................................................................... 39 2.2.5 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:......................................................... 40 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BHXH CHO LAO ĐỘNG NỮ Ở VIỆT NAM ..................................................... 41 3.1. Lao động nữ và hệ thống pháp luật BHXH cho LĐN ................................. 41 3.1.1. Thực trạng lao động nữ ở Việt Nam: ................................................... 41 3.1.2. Hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH Việt Nam cho LĐN ........... 44 3.2 Thực trạng thực hiện chính sách BHXH cho LĐN ở Việt Nam : ................ 46 3.2.1 Tổ chức thực hiện chính sách BHXH: ................................................... 46 3.2.2. Thực hiện chính sách BHXH cho LĐN ................................................ 52 3.3. Đánh giá các thành tựu và hạn chế của việc thực hiện chính sách BHXH cho người lao động nữ ở Việt Nam ................................................ 61 3.3.1. Thành tựu: ............................................................................................ 61 3.3.2. Những hạn chế trong việc thực hiện chính sách BHXH cho LĐN: ..... 65 3.4 Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách BHXH cho lao động nữ ở Việt Nam ........................................................... 68 3.4.1. Các nhân tố từ môi trường bên ngoài: ................................................. 68 3.4.2. Các nhân tố từ môi trường bên trong: ................................................. 71 3.4.3. Các nhân tố khác ảnh hưởng đến quyền lợi của LĐN: ........................ 73 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BHXH CHO NLĐ, LĐN ....................................... 75 4.1. Quan điểm và mục tiêu thực hiện chính sách BHXH cho NLĐ, LĐN: ...... 75 4.1.1 Dự báo tình hình, xu hướng phát triển chính sách BHXH: .................. 75 4.1.2 Mục tiêu thực hiện chính sách BHXH cho NLĐ, LĐN: ........................ 75 4.2 Phương hướng thực hiện chính sách BHXH cho những năm tiếp theo: ...... 77 4.3 Giải pháp nâng cao việc thực hiện đối với LĐN: ......................................... 80 4.3.1 Các giải pháp chung: ............................................................................ 80 4.3.2 Các giải pháp liên quan đến LĐN trong thực hiện chính sách BHXH: 83 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU NGUYÊN NGHĨA 1. ASXH An sinh xã hội 2. BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 3. BHXH Bảo hiểm Xã hội 4. BHYT Bảo hiểm y tế 5. BNN Bệnh nghề nghiệp 6. CCVC Công chức, viên chức 7. Cedaw 8. CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa 9. HLHPN Hội liên hiệp Phụ nữ 10. ILO Tổ chức lao động quốc tê 11. KT-XH Kinh tế - Xã hội 12. LĐ, TB & XH Lao động – Thương binh và Xã hội 13. LĐN Lao động nữ 14. LHQ Liên Hợp Quốc 15. NLĐ Người lao động 16. NN Nhà nước 17. NSDLĐ Người sử dụng lao động 18. QLNN Quản lý Nhà nước 19. TNLĐ Tai nạn lao động 20. UBCV ĐXH Ủy ban các Vấn đề Xã hội 21. UBND Ủy ban Nhân dân 22. UN Women Công ước LHQ xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ Cơ quan LHQ về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ i DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung 1 Bảng 3.1 NSNN chi hỗ trợ các chế độ BHXH từ năm 2011-2014 50 2 Bảng 3.2 Số lượng LĐ tham gia BHXH bắt buộc, 2011–2014 53 3 Bảng 3.3 Số lượng LĐN tham gia BHXH bắt buộc, 2011–2014 54 4 Bảng 3.4 5 Bảng 3.5 6 Bảng 3.6 7 Bảng 3.7 8 Bảng 3.8 Số thu BHXH từ năm 2011-2014 61 9 Bảng 4.1 Số lượng LĐ dự kiến tham gia BHXH từ năm 2016-2020 79 Số lượng và tỷ lệ LĐ nữ tham gia BHXH tự nguyện, 2011-2014 Số lượng và tỷ lệ tham gia bảo hiểm thất nghiệp, 2011-2014 Chi các chế độ BHXH cho NLĐ từ năm 2011-2014 Chi các chế độ Ốm đau, Thai sản, Nghỉ dưỡng sức cho LĐN từ 2011-2014 ii Trang 56 58 59 60 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Biểu 1 Biểu đồ 3.1 2 Biểu đồ 3.2 3 Biểu đồ 3.3 4 Biểu đồ 3.4 Nội dung Số lượng lao động nam và nữ từ năm 2011-2014 So sánh số LĐ nam và nữ tham gia BHXH bắt buộc từ 2011-2014 LĐ nam và nữ tham gia BHXH tự nguyện từ 2011-2014 Số người có việc làm năm 2014 so với năm 2013 iii Trang 41 54 57 70 DANH MỤC HÌNH STT Hình Nội dung 1 Hình 1.1 Sơ đồ hệ thống BHXH Việt Nam 25 2 Hình 1.2 Sơ đồ trách nhiệm các cơ quan QLNN về BHXH 26 3 Hình 1.3 Mô hình hóa hệ thống chính sách xã hội 30 4 Hình 3.1 Hệ thống văn bản pháp luật liên quan 45 iv Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi và đạt đuợc nhiều thành tựu quan trọng, cùng với sự phát triển của nền kinh tế theo định hướng CNH-HĐH là sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt là BHXH đã góp phần không nhỏ vào việc ổn định xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, luôn được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng và Hiến pháp qua các thời kỳ. Để tổ chức thực hiện chính sách này, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt với sự ra đời của Luật Bảo hiểm xã hội (được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006) đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả thực thi chế độ, chính sách BHXH, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người lao động. Theo thống kê cho thấy lao động nữ chiếm gần 50% lực lượng lao động, là nhóm đối tượng tiềm năng đông đảo, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Việc thu hút thêm hàng chục triệu lao động nữ tham gia BHXH không những góp phần thực hiện mục tiêu an sinh xã hội của quốc gia, mà còn góp phần phát triển bền vững hệ thống BHXH. Tuy nhiên, thực tế cho thấy lao động nữ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tham gia BHXH, tập trung chủ yếu ở một số khía cạnh về quy định điều kiện tuổi đời để được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng có sự phân biệt về nam, nữ (nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi); Quy định về đối tượng tham gia BHXH như: theo số liệu “Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng quỹ BHXH năm 2012” của BHXH Việt Nam gửi UBCV ĐXH Quốc hội ngày 20/2/2013 thì Lao đô ̣ng nữ chiếm tỷ lệ cao ở những ngành /nghề/lĩnh vực không thuộc đối tượng BHXH bắt buộc (lao động tự tạo việc làm; lao động gia đình không hưởng lương); (ii) Lao động nữ chiếm tỷ lệ cao hơn ở khối doanh nghiệp tư nhân nhỏ lẻ, hộ kinh doanh cá thể,… Đây lại là khu vực có tỷ lệ người lao động tham gia BHXH 1 bắt buộc thấp nhất (chỉ đạt 60-70%, so với các khu vực khác 80-90%); Tình hình nợ đóng, chậm đóng BHXH của nhiều doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, đặc biệt là lao động nữ sinh đẻ, ốm đau trong hoàn cảnh này sẽ không được hưởng chế độ thai sản. Bên cạnh đó, đề tài “Định hướng mở rộng độ bao phủ an sinh xã hội năm 2020” của Viện Khoa học Lao động và Xã hội: năm 2012 có 65% lao động không được tham gia BHXH ngắn hạn, trong đó 52% là lao động nữ cho thấy tỷ lệ lao động nữ không được tham gia đầy đủ vào BHXH ngắn hạn ít hơn lao động nam. Như vậy, lao động nữ luôn có nhiều rào cản, khó khăn trong việc tham gia BHXH đồng nghĩa với việc thu hút, mở rộng quy mô đối tượng tham gia BHXH đang còn nhiều trở ngại, kéo theo các vấn đề về mục tiêu an sinh xã hội quốc gia và phát triển hệ thống BHXH . Xuất phát từ cơ sở và thực trạng đặt ra, tác giả lựa chọn chủ đề “Thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ ở Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ, chuyên ngành quản lý kinh tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: - Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá viê ̣c thực hiê ̣n chin ́ h sách BHXH Việt Nam từ 2011 đến nay dưới góc độ quyền của người lao động và lao động nữ. qua đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nâng cao việc thực hiện chính sách BHXH cho lao đô ̣ng nữ ở Việt Nam trong thời gian tới. - Câu hỏi nghiên cứu: việc thực hiện chính sách BHXH đối với LĐN ở Việt Nam như thế nào và những giải pháp nào nhằm nâng cao việc thực thi chính sách đối với nhóm đối tượng này? - Nhiệm vụ nghiên cứu:  Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về BHXH, việc thực hiện chính sách BHXH cho NLĐ, LĐN  Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách BHXH cho lao động nữ từ 2011 đến nay và chỉ ra nguyên nhân của những điểm còn hạn chế  Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu lực thực thi chính sách BHXH cho LĐN 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 3.1 Đối tượng của luận văn: Đối tượng của luận văn là việc thực hiện chính sách BHXH cho lao động nữ ở Việt Nam (bao gồm các nội dung các chế độ chính sách BHXH cho LĐN, bộ máy thực thi chính sách, thủ tục hành chính,…) 3.2 Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu việc thực hiện chính sách BHXH cho người lao động nữ ở Việt Nam - Phạm vi về thời gian: từ 2011 đến nay 4. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được chia thành 4 chương như sau: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và một số vấn đề lý luận chung về BHXH. Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng thực hiện chính sách BHXH cho LĐN Chƣơng 4: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện chính sách BHXH cho LĐN 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH BHXH 1.1. Tình hình nghiên cứu về chính sách BHXH cho NLĐ Hiện nay, ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách BHXH cho người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng như: - Cuốn sách “Đổi mới và phát triển BHXH ở Việt Nam” của Tiến sĩ Dương Văn Thắng chủ biên, xuất bản năm 2014 đã khái quát lịch sử hình thành và phát triển của BHXH Việt Nam từ những năm trước cách mạng tháng 8 cho đến thời điểm hiện nay. Tác giả đã phân tích rõ nguồn gốc sự ra đời của BHXH trong lịch sử, trong đó dấu ấn là các chính sách và hoạt động BHXH trong các thời kỳ, cải cách chính sách phù hợp với đường lối phát triển KT-XH của Đảng, thí điểm mô hình BHXH ngoài quốc doanh cho đến xây dựng hệ thống BHXHVN hiện đại, chuyên nghiệp. Cuốn sách đã được viết khá đầy đủ và chi tiết về những văn bản pháp luật đầu tiên quy định về BHXH cho NLĐ, trong đó đã có một số văn bản liên quan đến chế độ thai sản cho công nhân. Điều này cho thấy rằng đội ngũ cán bộ công nhân viên chức Nhà nước đã được Đảng và Nhà nước quan tâm và dần mở rộng đến các nhóm đối tượng là NLĐ ở các thời kỳ sau. Tuy nhiên, việc nhắc đến nhóm công nhân viên chức là nữ trong các các sắc lệnh, thông tư, nghị định, thực hiện chính sách về BHXH không nhiều trong khi đây cũng là nhóm đối tượng chính tham gia đóng hưởng BHXH. Đồng thời việc đổi mới và phát triển BHXH Việt Nam căn bản cũng dựa trên nhu cầu của các nhóm đối tượng, cần phải có hiện trạng, nguyên nhân thực hiện chính sách BHXH cho NLĐ trong các thời kỳ và cũng không thể bỏ qua nhóm lao động đang chiếm gần 50% lực lượng tham gia BHXH. - Bài viết “Bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ, thực trạng pháp luật và phƣơng hƣớng hoàn thiện” của thạc sĩ Trần Thúy Lâm trong mục nghiên cứu – trao đổi của Tạp chí Luật học, Đặc san Phụ nữ (năm 2009) đề cập đến những quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ, phân tích những điểm 4 còn bất cập của pháp luật và trên cơ sở đó đưa ra hướng hoàn thiện. Tuy nhiên, bài viết chỉ đề cập đến những quy định riêng về bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ thể hiện ở các yếu tố đặc thù như: chế độ nghỉ để chăm sóc con ốm, chế độ trợ cấp thai sản và chế độ hưu trí, chưa đánh giá được tổng quát thực trạng pháp luật đối với các loại bảo hiểm xã hội như bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp đối với lao động nữ có những tồn tại nào, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. - Đề tài luận văn thạc sĩ ngành Luật kinh tế, trường Đại học Luật” Pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ ở Việt Nam hiện nay” (2012), của tác giả Nguyễn Lan Hương đã đưa ra được các vấn đề lý luận chung về BHXH và BHXH cho lao động nữ, đồng thời phân tích và làm rõ các quy định, thực trạng áp dụng cho chế độ BHXH cho người lao động nữ theo pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến thực tế thực hiện, kết quả đạt được và những tồn tại trong việc thực hiện BHXH cho lao động nữ, đưa ra đề xuất để hoàn thiện các quy định về chế độ BHXH cho lao động nữ ở Việt Nam dựa trên việc nghiên cứu pháp luật quốc tế và pháp luật của một số nước về BHXH. Nghiên cứu này được đặt trong bối cảnh nghiên cứu luật pháp quốc tế và pháp luật của một số nước để chỉ ra được những điều mà Việt Nam chưa làm được. Điều quan trọng thực trạng luật pháp về thực hiện BHXH đối với lao động nữ cần phải được đặt trong bối cảnh chung về người lao động, Đề tài nghiên cứu cũng chỉ dừng ở nghiên cứu lý luận là chính, chưa đưa ra được thực tiễn thực hiện pháp luật BHXH cho LĐN như thế nào. - Bài viết“ Nội luật hóa Cedaw về bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ khi dự thảo luật bảo hiểm xã hội” viết của thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng đăng trên mục pháp luật lao động Việt Nam với việc thực hiện CEDAW, Tạp chí luật học số 3/2006. Trong bài viết này, tác giả tập trung đánh giá các quy định riêng của BHXH đối với lao động nữ theo pháp luật hiện hành, trên cơ sở các nguyên tắc chung trong Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (Cedaw) để đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện Dự thảo Luật BHXH 2006. Bên cạnh đó, tác giả nhấn mạnh trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cần phải hứơng 5 đến sự bình đẳng giữa nam và nữ, lao động nam và lao động nữ trong quyền lợi và nghĩa vụ thực hiện BHXH. Bài viết đã phân tích rõ các quy định riêng cho LĐN và so sánh, đối chiếu với quy định của CEDAW để áp dụng sửa đổi trong dự thảo luật BHXH năm 2006. Tác giả không phân tích các chế độ BHXH này đã phù hợp với LĐN ở Việt Nam chưa, hiện trạng đối tượng LĐN này thực hiện chính sách này ra sao và gặp những khó khăn gì để từ đó cần phải nội luật hóa CEDAW đảm bảo quyền lợi NLĐ nhưng vẫn phù hợp với bối cảnh của đất nước. - Bài viết” Bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ trong pháp luật một số nƣớc Asean và những kinh nghiệm cho Việt Nam” của Ts Nguyễn Thị Kim Phụng và Ts Nguyễn Hiền Phương đăng trong mục Quyền của phụ nữ theo pháp luật các nước Asean ,Tạp chí luật học số 2/2010 đã phân tích được những quy định, các chính sách cơ bản về BHXH dành cho lao động nữ ở các nước trong khu vực ASEAN, đưa ra được sự tương đồng và khác biệt về pháp luật quy định về BHXH cho đối tượng lao động là nữ giữa Việt Nam và các nước trong khối, từ đó đưa ra các đề xuất và bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam. Tuy nhiên, bài viết chỉ dừng ở việc phân tích các quy định, các văn bản pháp luật liên quan đến chế độ BHXH cho lao động nữ, so sánh và đối chiếu với lao động nam mà chưa nêu rõ thực trạng thực hiện các quy định này tại các nước như thế nào, trong quá trình thực hiện còn tồn tại, yếu kém gì để có các biện pháp khắc phục, đề xuất trong quá trình xây dựng luật để bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ. - Ngoài các đề tài nghiên cứu và các bài viết nghiên cứu ở trên còn có rất nhiều các công trình nghiên cứu, bài viết, hội thảo khác về các rào cản của phụ nữ trong việc tham gia BHXH, Luật BHXH và các chính sách cho lao động nữ, về việc kiến nghị và đóng góp ý kiến trong việc hoàn thiện các dự thảo Luật BHXH, thực trạng thực hiện chính sách BHXH ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, trong phạm vi hiểu biết của tác giả, chưa có công trình nào nghiên cứu về thực trạng thực hiện BHXH dành riêng cho người lao động nữ. Có thể nói việc lồng ghép yếu tố Giới trong các văn bản pháp luật ở Việt Nam vẫn còn nhiều trở ngại, bên cạnh công tác thống kê ở các lĩnh vực hoạt động chưa có quy định phải phân tách số liệu giới gây 6 khó khăn cho việc báo cáo, thống kê giới trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là BHXH. 1.2. Khái quát chung về chính sách BHXH 1.2.1. Khái niệm BHXH Ở giai đoạn công xã nguyên thủy là hình thức tổ chức đầu tiên của loài người, chưa có sự tư hữu, sở hữu riêng, con người sống thành bầy đàn, ăn chung ở chung, do đó cũng hình thành sự sở hữu chung về tư liệu sản xuất. Con người đều có nhu cầu và hưởng cuộc sống như nhau, không có sự phân chia giai cấp, giàu nghèo. Khi sản xuất phát triển, con người có các sản phẩm dư thừa, họ trao đổi lẫn nhau và có sự tư hữu về tư liệu sản xuất, xuất hiện giai cấp. Từ đó, kéo theo nhu cầu sức lao động ngày càng tăng. Theo Mác” Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”. Sức lao động là yếu tố cơ bản của mọi quá trình sản xuất và trở thành hàng hóa khi người lao động được tự do về thân thể, tức là có quyền tự chủ về sức lao động của mình và chỉ bán sức lao động trong một thời gian nhất định và khi người lao động không có tư liệu sản xuất, họ phải bán sức lao động của mình để duy trì cuộc sống. Như vậy, để làm ra hàng hóa thông thường, để tạo ra lượng giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động và để tạo ra giá trị gia tăng thì các yếu tố về tinh thần, thể chất tồn tại trong người lao động phải đuợc tái tạo thường xuyên. Năng lực lao động của con người không phải là vô hạn, mà là hữu hạn và không phải bất kỳ người lao động nào cũng có đủ điều kiện về sức khỏe thể chất và tinh thần để hoàn thành nhiệm vụ lao động. Khi nền kinh tế phát triển, yêu cầu và đòi hỏi về lao động ngày càng tăng để đáp ứng sự phát triển và đòi hỏi của kinh tế thị trường thì việc tái tạo lại sức lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cũng keo kinh tế học Mác Lê Nin thì “tái sản xuất mở rộng sức lao động về mặt chất lượng thể hiện ở sự tăng lên về thể lực (sức khỏe) và trí tuệ của người lao động qua các chu kỳ sản xuất..”, theo Mác cho thấy việc tái sản xuất sức lao động này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mục đích của nền sản xuất xã hội, chế độ phân phối sản phẩm và địa vị người lao động; những đặc trưng mới của lao động do cách mạng khoa học công nghệ đòi hỏi, các chính sách 7 y tế, giáo dục và đào tạo của mỗi quốc gia. Như đã đề cập ở trên, sức lao động của con người là hữu hạn và trong thực tế cuộc sống, người nào cũng có thể gặp phải những rủi ro, tai nạn, ốm đau, già yếu hoặc mất việc làm do nhiều yếu tố tự nhiên, xã hội. Do đó, để duy trì được sức lao động cho con người, cần phải có sự san sẻ và trợ giúp từ xã hội, các nguồn lực bên ngoài để giúp họ duy trì cuộc sống và nâng cao thể lực, tái tạo sức lao động của mình. Nếu người lao động chỉ nhận lương để chi trả cho cuộc sống thì những mối nguy hiểm và rủi ro đe dọa cuộc sống của họ phải giải quyết như thế nào trong khi họ vẫn phải bán sức lao động của mình để nuôi sống gia đình. Nếu như trước kia, hầu hết người lao động đều giúp đỡ, cưu mang nhau khi con người hoạn nạn hay ốm đau, ở một số nơi con người còn đóng góp một phần thu nhập tạo thành một quỹ để giúp đỡ những người ốm đau, tai nạn. Tuy nhiên, các hình thức này chỉ tồn tại ở dạng tự phát khi nền kinh tế chưa phát triển, các đòi hỏi về việc hồi phục sức khỏe chưa cao. Từ thế kỷ 18, khi nền công nghiệp phát triển ở châu Âu thì lực lượng làm công ăn lương ngày càng đông. Những người này do bán sức lao động để nhận tiền lương trang trải cho cuộc sống. Khi gặp phải những trường hợp ốm đau, tai nạn, già yếu không làm việc được nên không có tiền lương để sinh sống, lâm vào cảnh khốn cùng, phát sinh nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Đồng thời những hình thức trợ cấp xã hội tự phát không đủ khả năng về kinh phí để trợ cấp ổn định lâu dài. Thực tế đã bắt buộc chính phủ ở một số nước phải xem xét đến vấn đề bảo hiểm xã hội, nhằm mục đích huy động sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động, có sự hỗ trợ của nhà nước để trợ cấp cho người lao động khi gặp những trường hợp phải nghỉ việc không có tiền lương để đảm bảo cho cuộc sống của họ. Vì vậy, bản chất của bảo hiểm xã hội là sự tương trợ cộng đồng, là sự đoàn kết đùm bọc chia sẻ rủi ro cho nhau, mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Tuy nhiên, để hiểu đúng về BHXH thì có nhiều cách tiếp cận khái niệm về bảo hiểm xã hội như: Thứ nhất, xuất phát từ nguyên nhân hình thành BHXH: BHXH hình thành từ nhu cầu của con người, do quá trình lao động sản xuất, con người gặp phải những rủi ro, tai nạn xã hội hoặc nghề nghiệp, những khó khăn làm giảm hoặc 8 mất thu nhập của họ. Cần phải có sự chia sẽ, hỗ trợ từ xã hội. Từ khái niệm này cần phải hiểu: - Những rủi ro, tai nạn xã hội hoặc nghề nghiệp có thể hiểu là: tai nạn lao động, bệnh tật, ốm đau - Những khó khăn làm giảm hoặc mất thu nhập: thất nghiệp, phụ nữ sinh đẻ. Do vậy, khái niệm này được hiểu sự ra đời của BHXH đề trợ giúp những người lao động khi họ gặp rủi ro để đảm bảo thu nhập cho họ và gia đình. Thứ hai, từ lịch sử hình thành BHXH do những người lao động tự giúp đỡ nhau, những người sử dụng lao động thành lập một quỹ trong quỹ xã hội để giúp đỡ những người ốm đau, tai nạn, các tổ chức đứng ra đóng góp và hỗ trợ. Và để đảm bảo sự trợ giúp người lao động một cách bền vững thì BHXH ra đời với sự đóng góp của các bên: người lao động, người sử dụng lao động và hỗ trợ của nhà nước. Theo Tổ chức Lao động quốc tế ILO thì bảo hiểm xã hội là “sự bảo vệ của cộng đồng xã hội đối với các thành viên của mình thông qua sự huy động các nguồn đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội để trợ cấp trong các trường hợp ốm đau, tai nạn, thương tật, già yếu, thất nghiệp. Đồng thời chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con để ổn định đời sống của thành viên và đảm bảo an toàn của xã hội”. Theo khái niệm này thì BHXH các trường hợp hưởng lợi lại bị thu hẹp, không nêu rõ được các hoạt động khác làm ảnh hưởng hay suy giảm sức khỏe con người như: bệnh nghề nghiệp, thai sản, hết tuổi lao động, mất việc làm.. Theo luật BHXH quy định: “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH”. Luật BHXH chưa nêu rõ hoạt động và sự đóng góp vào quỹ BHXH bao gồm những đối tượng nào và mục tiêu của BHXH đối với sự phát triển kinh tế xã hội ra sao. Vậy, có thể hiểu khái niệm BHXH như sau: “Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn 9 tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội”. 1.2.2. Bản chất của BHXH: Bản chất của BHXH là một phần thu nhập của người lao động vì các lý do sau: Mục tiêu lao động của con người là thu nhập, thu nhập này để trang trải các chi phí trong cuộc sống của con người bao gồm những nhu cầu thiết yếu cá nhân và tiêu dùng của gia đình. Tuy nhiên, để làm ra thu nhập hay nói cách khác là để tham gia lao động, con người cần có đầy đủ các yếu tố về sức khỏe, thể lực, kiến thức, kinh nghiệm…và cũng không phải trong suốt cuộc đời con người có thể làm ra thu nhập, khi con người còn trẻ, già yếu, ốm đau bệnh tật chính là lúc họ không tạo ra thu nhập mà chi phí cho cuộc sống còn nhiều hơn thế. Điều này buộc con người phải tìm ra thu nhập ngay cả lúc họ chưa và không tham gia hoặc tạm ngừng lao động. Những rủi ro trong cuộc sống mà con người phải đối mặt như: sức khỏe giảm sút do môi trường lao động, tai nạn lao động làm suy giảm hoặc mất khả năng lao động, các thảm họa thiên nhiên gây ảnh hưởng đến cuộc sống con người, sinh đẻ và tuổi về già, cõi chết…thì lúc này thu nhập và chi tiêu của con người không đồng nhất. Con người không làm ra thu nhập nhưng vẫn phải tiêu dùng hàng ngày, đây cũng là lý do buộc người lao động phải tìm cách tích lũy cho những lúc hoạn nạn, ốm đau. Lịch sử về BHXH đã chứng minh con người ngày xa xưa vẫn thường chia sẻ ngọt bùi, đẳng cay khi hoạn nạn và người ta gọi tên cho các hành động này” lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Nhưng, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và nhận thức con người ngày càng cao thì họ đã tìm ra những giải pháp phù hợp cho số đông và có thể áp dụng cho toàn XH. BHXH ra đời và áp dụng đầu tiên ở các nước phương Tây nơi mà có khoa học kỹ thuật phát triển và lan rộng đến nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Dựa trên nguyên tắc thực hiện chung của BH là lấy “ số đông bù số ít” và “được bồi hoàn” nên được đông đảo người lao động hưởng ứng và tham gia. Phần lớn các tầng lớp lao động tham gia BHXH theo hình 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng