Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn ths phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng tại việt nam...

Tài liệu Luận văn ths phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng tại việt nam

.PDF
98
347
69

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------------- NGUYỄN HẢI GIANG PHÕNG, CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Hà Nội - 2015 Hà Nội, năm 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------------- NGUYỄN HẢI GIANG PHÕNG, CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM . Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN MINH PHONG XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN TS. Lê Trung Thành TS.Nguyễn Minh Phong Hà Nội - 2015 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của luận văn là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2015 Học viên Nguyễn Hải Giang Lời cảm ơn Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Chƣơng trình giảng dạy sau đại học Tài chính – Ngân hàng, các Quý Thầy Cô giáo trƣờng Đại học Kinh tế Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giúp tôi trang bị kiến thức, tạo môi trƣờng điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới TS. Nguyễn Minh Phong đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện công trình nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân, đã hợp tác chia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tài liệu, tƣ liệu hữu ích phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và những ngƣời bạn đã động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn. Chân thành cảm ơn! Học viên Nguyễn Hải Giang TÓM TẮT Tác giả chọn đề tài: “Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng tại Việt Nam” cho luận văn thạc sỹ kinh tế của mình với mong muốn góp phần nâng cao nhận thức và thực tiễn triển khai công tác phòng, chống rửa tiền tại các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam, giữ gìn an ninh và nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trên thị trƣờng trong bối cảnh tăng cƣờng hội nhập quốc tế toàn diện… Luận văn tập trung vào phân tích khái niệm và tác động của rửa tiền; các hình thức, thủ đoạn rửa tiền, các công cụ chủ yếu chống rửa tiền qua ngân hàng; kinh nghiệm quốc tế về chống rửa tiền; đánh giá những quy định của pháp luật hiện hành về phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam, tình hình rửa tiền ở Việt Nam; từ đó đề xuất các quan điểm, mục tiêu và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền tại các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam trong thời gian tới... MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. ii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHỐNG RỬA TIỀN ......................................................................... 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 4 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ..................................................... 4 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc .................................................... 7 1.2 Cơ sở lý luận ........................................................................................... 9 1.2.1. Khái niệm và tác động của rửa tiền .................................................. 9 1.2.2. Các hình thức, thủ đoạn rửa tiền qua ngân hàng ............................ 16 1.2.3. Các công cụ chủ yếu chống rửa tiền qua ngân hàng ...................... 18 1.1.4. Kinh nghiệm quốc tế về chống rửa tiền ......................................... 21 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 32 2.1. Phƣơng pháp phỏng vấn và thu thập dữ liệu thứ cấp ........................... 32 2.1.1. Phƣơng pháp phỏng vấn ................................................................. 32 2.1.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ........................................... 33 2.2. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch ......................... 34 2.3. Phƣơng pháp mô tả ............................................................................... 35 2.4. Phƣơng pháp thống kê, bảng biểu ........................................................ 35 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN QUA NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2013 ...................... 36 3.1. Khái quát sự phát triển hệ thống ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam 36 3.2. Khái quát quá trình hoàn thiện quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam ..................................................................................... 38 3.3. Khái quát tình hình rửa tiền ở Việt Nam .............................................. 42 3.4. Công tác phòng, chống rửa tiền tại ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam ...................................................................................................................... 45 3.4.1. Nghĩa vụ của các ngân hàng thƣơng mại theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền ................................................................... 45 3.4.2. Thực tế triển khai công tác phòng, chống rửa tiền tại các ngân hàng thƣơng mai ................................................................................................ 50 3.5. Công tác tiếp nhận, phân tích và xử lý thông tin phòng, chống rửa tiền tại Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ....... 53 3.5.1. Vị trí, vai trò Cục Phòng, chống rửa tiền ....................................... 53 3.5.2. Kết quả tiếp nhận và xử lý thông tin .............................................. 55 3.6. Đánh giá chung công tác chống rửa tiền qua ngân hàng ở Việt Nam .. 63 3.6.1. Những kết quả đạt đƣợc ................................................................. 63 3.6.2. Những tồn tại .................................................................................. 63 3.6.3. Nguyên nhân của những tồn tại ..................................................... 65 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ......................................................... 67 4.1. Bối cảnh và triển vọng hoạt động rửa tiền ở Việt Nam........................ 67 4.2. Quan điểm và mục tiêu chống rửa tiền qua ngân hàng ........................ 73 4.3. Các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh công tác chống rửa tiền qua ngân hàng ở Việt Nam................................................................................................... 74 4.3.1. Nhóm giải pháp thuộc về nhà nƣớc ............................................... 74 4.3.2. Nhóm giải pháp thuộc về Ngân hàng Nhà nƣớc ............................ 75 4.3.3. Nhóm giải pháp thuộc về các ngân hàng thƣơng mại .................... 77 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 82 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 AML Chố ng rƣ̉a tiề n 2 APG Nhóm Châu Á -Thái Bình Dƣơng về chống rửa tiề n 3 CTR Báo cáo giao dịch tiền mặt 4 EFT Báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử 5 FATF 6 FIU Đơn vi ̣tiǹ h báo tài chiń h 7 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế 8 KYC/CDD Lực lƣợng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền Hiểu biết về khách hàng của bạn /Chú ý xác đáng khách hàng 9 ML Rƣ̉a tiề n 10 STR Báo cáo giao dịch đáng ngờ 11 TCTD Tổ chức tín dụng 12 NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc i DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 3 Bảng 3.3 Số lƣợng STR nhận đƣợc 56 4 Bảng 3.4 Số liệu kết quả xử lý các STR 57 5 Bảng 3.5 6 Bảng 3.6 Số lƣợng các vụ án, bị can đƣợc đem ra truy tố, xét xử Thống kê các ngân hàng trong nƣớc triển khai phần mềm AML Báo cáo giao dịch có giá trị lớn (CTR) và báo cáo giao dịch chuyể n tiề n điện tử (EFT) Tổng hợp các vụ việc điển hình từ năm 2010 đến năm 2013 ii Trang 44 52 58 62 DANH MỤC HÌNH STT Hình Nội dung 1 Hình 1.1 Quy trình rửa tiền 11 2 Hình 3.1 Hệ thống ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam 36 3 Hình 3.2 Sơ đồ dòng tiền 59 iii Trang MỞ ĐẦU 1. Về tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, rửa tiền đã và đang trở thành một vấn nạn đối với nhiều quốc gia trên thế giới và là vấn đề đƣợc cả cộng đồng quốc tế quan tâm. Cùng với sự phát triển của hoạt động kinh doanh, tự do hóa, toàn cầu hóa và khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, phƣơng thức, thủ đoạn rửa tiền ngày càng tinh vi, phức tạp và hoạt động rửa tiền đƣợc mở rộng ở quy mô toàn cầu. Quỹ tiền tệ quốc tế ƣớc tính tổng số tiền đƣợc rửa trên thế giới dao động ở mức 2% tới 5% GDP toàn cầu. Nếu sử dụng số liệu thống kê năm 1996 thì con số phần trăm đó tƣơng đƣơng khoảng 590 tỷ đến 1500 tỷ USD, trong đó 70% là tiền mặt. (Vito Tanzi, 2006) Hoạt động rửa tiền có ảnh hƣởng tiêu cực bao trùm lên nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng... của tất cả các quốc gia. Là hành vi tội phạm về tài chính, hoạt động rửa tiền làm tăng tội phạm buôn lậu và trốn thuế, tham nhũng, tài trợ cho các hoạt động khủng bố, làm méo mó các hoạt động thƣơng mại quốc tế và thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, làm hệ thống tài chính và nền kinh tế quốc gia hoạt động thiếu lành mạnh, nhất là những quốc gia đang phát triển có sức đề kháng yếu, dễ bị tổn thƣơng trƣớc những tác động của hoạt động rửa tiền. Đặc biệt, hoạt động rửa tiền gây thiệt hại và rủi ro cho các định chế tài chính về uy tín, nghiệp vụ, pháp lý, mất khách hàng và mất hoạt động kinh doanh sinh lời, ảnh hƣởng xấu tới khả năng thanh khoản, bị cắt đứt các cơ sở ngân hàng đại lý, phát sinh các chi phí điều tra và tiền phạt, bị thu giữ tài sản và giảm giá trị cổ phiếu của các tổ chức tài chính này, do đó dẫn tới suy yếu cả một hệ thống tài chính. Nền kinh tế nói chung, hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng ngày càng phát triển, hội nhập quốc tế và cũng đối diện với các nguy cơ và thách thức ngày càng cao của hoạt động rửa tiền. 1 Việc nghiên cứu thực trạng, triển vọng và một số giải pháp chủ yếu phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam là một việc cần thiết, cấp bách theo nhu cầu hoạt động của ngành tài chính ngân hàng, cũng nhƣ yêu cầu quản lý nhà nƣớc về ổn định vĩ mô, phòng chống tội phạm trên thị trƣờng tài chính. Tuy nhiên, vấn đề này còn ít đƣợc đề cập trong nghiên cứu; đặc biệt, cho đến nay chƣa có luận án, luận văn nghiên cứu khoa học nào chuyên sâu về chủ đề này. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng tại Việt Nam”. 2. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài - Vì sao cần phải chống rửa tiền? - Các biểu hiện, thủ đoạn rửa tiền và kinh nghiệm quốc tế về chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng? - Thực trạng hoạt động rửa tiền ở Việt Nam hiện nay? - Các quan điểm, công cụ chủ yếu phòng, chống rửa tiền hiệu quả trong công tác phòng, chống rửa tiền qua ngân hàng ở Việt Nam hiện nay và thời gian tới? 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: Thông qua nghiên cứu, nhận diện hoạt động rửa tiền, luận văn đề xuất một số giải pháp cấp thiết, khả thi nhằm đẩy mạnh công tác phòng, chống rửa tiền qua hoạt động ngân hàng ở Việt Nam. - Nhiệm vụ: + Góp phần hệ thống hóa và luận giải một số vấn đề lý thuyết về rửa tiền; công tác phòng, chống rửa tiền trong hoạt động ngân hàng quốc tế; + Khái quát thực trạng, nhận thức và khuôn khổ pháp lý của Việt Nam trong xây dựng và triển khai các biện pháp phòng, chống rửa tiền; + Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng năng lực phòng, chống rửa tiền qua ngân hàng, bảo vệ uy tín, lợi ích, cũng nhƣ đảm bảo sự 2 phát triển lành mạnh của ngân hàng nói riêng, hệ thống tài chính quốc gia nói chung. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Các quy định của Việt Nam về phòng, chống rửa tiền; - Việc tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền của các tổ chức tín dụng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu tác động, các biểu hiện, thủ đoạn thực tế và công cụ thể chế phòng, chống rửa tiền; - Thực trạng công tác phòng, chống rửa tiền của Việt Nam về cơ chế, chính sách, tổ chức triển khai các quy định về phòng, chống rửa tiền, trong lĩnh vực ngân hàng năm từ 2010 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Vận dụng đồng bộ các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống cần thiết nhƣ: Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, kế thừa khoa học; phƣơng pháp diễn giải-quy nạp, phƣơng pháp đối chiếu-so sánh, phƣơng pháp mô tả, khái quát, phƣơng pháp Thống kê. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu về chống rửa tiền. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng công tác phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2010-2013. Chƣơng 4: Một số giải pháp về phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam trong thời gian tới. 3 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHỐNG RỬA TIỀN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 1.1.1.1. Các luận văn, luận án tiến sĩ, thạc sĩ - Đề tài cấp bộ của TS.Nguyễn Đắc Hoan năm 2007 nghiên cứu về “Hoạt động rửa tiền ở Việt Nam - Giải pháp phòng ngừa” là đề tài cấp bộ đầu tiên nghiên cứu về hoạt động rửa tiền ở Việt Nam. Mục đích của đề tài là làm rõ về rửa tiền và phòng, chống rửa tiền; Làm rõ một số phƣơng thức, thủ đoạn rửa tiền ở Việt Nam và trên thế giới trong những năm gần đây. Trên cơ sở đó đƣa ra một số giải pháp hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa đối với hoạt động rửa tiền. Đề tài đã phân tích làm rõ một số quan điểm về rửa tiền của một số nƣớc trên thế giới và đối chiếu so sánh với quan điểm của các nhà khoa học, pháp luật Việt Nam về khái niệm rửa tiền và hoạt động phòng ngừa rửa tiền. Trong chƣơng II, đề tài tiến hành khảo sát hoạt động rửa tiền ở Việt Nam và các hoạt động rửa tiền đã đƣợc áp dụng trong thời gian vừa qua. Đánh giá một cách khái quát những mặt đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc của hoạt động phòng, chống rửa tiền. Trên cơ sở dự báo tình hình, TS. Nguyễn Đắc Hoan đã đƣa ra 5 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa hoạt động rửa tiền ở Việt Nam. Tuy nhiên, những vấn đề mà tác giả đƣa ra ở đây, mới chỉ tập trung vào hoạt động của lực lƣợng cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế (Nguyễn Đắc Hoan, 2007). - Luận án tiến sĩ Luật học “Phòng ngừa tội phạm rửa tiền ở Việt Nam” của Nguyễn Minh Hiền năm 2011 (Học Viện Cảnh sát nhân dân) đã nghiên cứu lý luận về tội phạm rửa tiền và tình trạng tội phạm rửa tiền ở Việt Nam và các hoạt động phòng ngừa tội phạm này của lực lƣợng cảnh sát nhân dân. Đề tài đã chỉ ra đƣợc nguyên nhân, điều kiện của việc phát sinh, phát triển tội phạm rửa tiền ở Việt Nam, mối quan hệ giữa tội phạm rửa tiền với các tội 4 phạm nguồn nhƣ tội phạm về ma túy, tham nhũng… Luận án cũng tập hợp các quy định của pháp luật trên quốc tế cũng nhƣ của các quốc gia về hoạt động phòng, chống rửa tiền. Đặc biệt, Luận án đã phân tích khá kỹ về thực trạng hoạt động rửa tiền của tội phạm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng rửa tiền (Nguyễn Minh Hiền, 2011). - Luận văn “Rủi ro về rửa tiền và tài trợ cho khủng bố đối với hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” của Nguyễn Thị Minh Thơ, 2010, Học viện Tài Chính. Luận văn đã nghiên cứu lý luận về rửa tiền và tài trợ khủng bố, vấn đề chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố đối với thế giới, với Việt Nam. Trong chƣơng II, luận văn đã phân tích thực trạng rủi ro rửa tiền và tài trợ cho khủng bố đối với thế giới, với Việt Nam. Luận văn cũng đã chỉ đƣợc một số tồn tại chủ yếu ảnh hƣởng tới công tác phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố đối với các Ngân hàng Thƣơng mại Việt Nam (Nguyễn Thị Minh Thơ, 2010). - Trong lĩnh vực ngân hàng: năm 2009, Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam đã có nghiên cứu đề tài về giải pháp phòng, chống rửa tiền tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Đề tài này đƣợc coi là đề tài đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam từ trƣớc đến nay nghiên cứu về vấn đề rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng thƣơng mại và đã có nhiều ứng dụng quan trọng trong công tác phòng, chống rửa tiền tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam. Tuy nhiên, do nghiên cứu đã đƣợc thực hiện từ năm 2009 nên các giải pháp đƣa ra không còn phù hợp với tình hình hiện tại. Trong lĩnh vực tƣ pháp: trong khuôn khổ Dự án VNMS65 “Tăng cƣờng năng lực của các cơ quan pháp luật và thực thi pháp luật trong công tác phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam” , Bộ Tƣ pháp đã chủ trì biên soạn Báo cáo so sánh hệ thống pháp luật Việt Nam với 40+9 Khuyến nghị của FATF. Báo cáo này đã đƣa ra những đánh giá tƣơng đồng và khác biệt giữa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan của Việt Nam với 40+9 Khuyến nghị 5 của FATF và đƣa ra một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, báo cáo này mới thuần tuý đánh giá trên khía cạnh pháp lý và theo quan điểm của các chuyên gia pháp luật của Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính của Bộ Tƣ pháp. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về rửa tiền đăng trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học Đặc san tuyên truyền về pháp luật với chủ đề pháp luật về phòng, chống rửa tiền do Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ƣơng phát hành đã trình bày về thực trạng hoạt động phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam trƣớc và sau khi ban hành Luật phòng, chống, rửa tiền. Nội dung chính của đặc san này là phân tích nội dung Luật phòng, chống rửa tiền, các nghị định có liên quan. Bên cạnh đó, đặc san cũng đƣa ra nội dung Luật phòng, chống rửa tiền của Thái Lan. Ngoài các công trình khoa học nghiên cứu trên phạm vi rộng liên quan đến rửa tiền thì trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu những vấn đề cụ thể dƣới dạng các bài báo khoa học đăng tải trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, có thể kể đến nhƣ công trình nghiên cứu của TS. Trần Quang Hiệp với đề tài: “Công tác đấu tranh phòng chống rửa tiền ở Việt Nam”, Tạp chí Công An nhân dân số 07/2009. Bài viết xoay quanh những khía cạnh quan trọng của công tác phòng, chống rửa tiền và tội phạm rửa tiền. Ngoài ra, bài viết cũng đã tập trung nghiên cứu những biện pháp, bài học kinh nghiệm của các quốc gia có hệ thống pháp luật về rửa tiền khá hoàn thiện. Trên cơ sở đó, các tác giả cũng đƣa ra các khuyến nghị đối với Việt Nam nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống lý luận, pháp luật và các biện pháp phòng chống rửa tiền một cách hiệu quả. Những kết quả nghiên cứu trên cho thấy hoạt động rửa tiền đang đƣợc nhiều ngƣời quan tâm nghiên cứu. Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu dƣới các góc độ khác nhau, song với những phân tích trên có thể 6 khẳng định chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về hoạt động phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2010-2013. Nhƣ vậy, đề tài “Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống các ngân hàng Việt Nam” là độc lập và không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trƣớc. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc Trên thế giới đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề phòng, chống rửa tiền, điển hình có thể kể đến nhƣ: - Cuốn sách Council of Euro (1999). Dirty money: The evolution of money laundering countermeasure, Council of Euro Publishing, Belgium 1999. Nội dung trọng tâm của cuốn sách này đi sâu phân tích những vấn đề cơ bản về tội phạm rửa tiền: Lợi nhuận lớn thƣờng đƣợc tạo ra bởi một số hoạt động tội phạm có tổ chức nhƣ buôn bán ma túy, buôn bán ngƣời … các hoạt động phạm tội này tạo ra mối đe dọa không chỉ đối với trật tự an toàn xã hội mà còn gây nguy hại cho bản thân các hệ thống tài chính và sự phát triển của nền kinh tế. Tình hình tội phạm có tổ chức quốc tế gần đây cho thấy các tổ chức khủng bố có xu hƣớng xây dựng nên những đế chế tài chính với tiềm lực kinh tế rất mạnh… Vì lẽ đó có thể thấy rửa tiền và tài trợ khủng bố chính là biểu hiện của hoạt động phạm tội có tổ chức. - Cuốn sách Paul Allan Schott (2006), Reference Guide to Anti-Money Laundering and Combating the Financing of Terrorism, The World Bank. Sách nêu rõ trong những năm gần đây, các nỗ lực rửa tiền và tài trợ khủng bố đang mở ra nhanh chóng nhằm đối phó với những biện pháp đối kháng đang đƣợc tăng cƣờng mạnh mẽ. Cộng đồng quốc tế đang chứng kiến việc sử dụng những phƣơng pháp ngày càng tinh vi để di chuyển các quỹ bất hợp pháp qua hệ thống tài chính trên toàn cầu và thừa nhận sự cần thiết phải tăng cƣờng hợp tác đa phƣơng trong cuộc chiến chống loại hoạt động phạm tội này. Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế tái bản lần thứ hai cuốn sách này để 7 giúp các nƣớc nắm bắt đƣợc những tiêu chuẩn quốc tế mới. Nội dung chính của cuốn sách tập trung vào vấn đề rửa tiền và mối quan hệ giữa rửa tiền và tài trợ khủng bố và đƣa ra các biện pháp để chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng đã cung cấp những sáng kiến của Ngân hàng Thế Giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế về chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố, trong đó phải kể đến bốn nhóm giải pháp chính: Nâng cao nhận thức, phát triển phƣơng pháp chung về đánh giá AML/CFT, tăng cƣờng thể lực thể chất, nghiên cứu và phân tích. Ngoài ra, với tƣ cách là một phần trong nỗ lực chống rửa tiền, các chính phủ đã lập ra các cơ quan để phân tích thông tin do các cơ quan, tổ chức và cá nhân có nhiệm vụ làm báo cáo về rửa tiền trình lên. Những cơ quan này có tên gọi chung là các đơn vị tình báo tài chính (FIU). Những đơn vị này là đầu mối của các chƣơng trình AML quốc gia vì chúng tạo ra việc trao đổi thông tin giữa các tổ chức tài chính và cơ quan thực thi pháp luật. Vì hoạt động rửa tiền đƣợc thực hiện trên quy mô toàn cầu cho nên cũng phải chia sẻ thông tin trên cơ sở xuyên biên giới. Vào năm 1995, một số FIU đã bắt đầu cộng tác với nhau và thành lập Nhóm các đơn vị tình báo tài chính Egmont (Nhóm Egmont) (đƣợc đặt tên theo địa điểm họp đầu tiên của Nhóm, là cung điện Egmont – Arenberg tại Bỉ). Mục tiêu của nhóm là cung cấp diễn đàn cho các FIU để tăng cƣờng hỗ trợ cho từng chƣơng trình trong các chƣơng trình AML quốc gia của họ và phối hợp sáng kiến AML. Sự hỗ trợ này gồm mở rộng và hệ thống hóa việc trao đổi thông tin tình báo tài chính, tăng cƣờng kỹ năng chuyên môn và năng lực cho đội ngũ cán bộ và thúc đẩy các mối liên lạc tốt hơn giữa các FIU thông qua công nghệ và giúp phát triển các FIU trên toàn thế giới. Nhóm Egmont đã đƣa ra một tài liệu tổng hợp đƣợc từ 100 trƣờng hợp điển hình về chống rửa tiền của các đơn vị tình báo tài chính thành viên của Nhóm tại đƣờng dẫn: http://www.fincen.gov/fiuinaction.pdf . Tài liệu đã đƣa ra các hình thức rửa tiền sau: Rửa tiền thông qua cơ cấu các tổ chức kinh doanh, rửa tiền thông 8 qua việc sử dụng sai mục đích hoặc lợi dụng các doanh nghiệp hợp pháp, rửa tiền thông qua việc sử dụng giấy tờ nhận dạng giả hoặc ngƣời thay thế, rửa tiền thông qua việc lợi dụng các vấn đề liên quan tới thể chế luật pháp quốc tế. 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Khái niệm và tác động của rửa tiền 1.2.1.1 Khái niệm rửa tiền Rửa tiền (tiếng Anh: money laundering) cách nói ẩn dụ là "làm sạch đồng tiền" phù hợp theo luật pháp, là hoạt động giao dịch tài chính đặc biệt để giấu tên, nguồn và nơi đến của đồng tiền, nó là hoạt động chính nền kinh tế ngầm. Nói một cách dễ hiểu, rửa tiền là việc biến đồng tiền phạm pháp thành đồng tiền hợp pháp để sử dụng. Thuật ngữ “rửa tiền” lần đầu tiên xuất hiện trên báo chí Mỹ vào năm 1973 trong vụ bê bối tài chính Watergate nổi tiếng, nhƣng phải đợi 5 năm sau thuật ngữ "rửa tiền" mới chính thức đƣợc sử dụng trong một số văn bản pháp lý của tòa án Mỹ. Ngày nay, thuật ngữ này đã trở nên thông dụng bởi tính phổ biến và ảnh hƣởng quá lớn của vấn nạn rửa tiền với từng quốc gia và trên toàn cầu. Trên thế giới hiện nay, có nhiều định nghĩa về rửa tiền với những phạm vi và mức độ khác nhau. Để chống lại tội phạm ma túy, Công ƣớc của Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và chất hƣớng thần năm 1988 (hay còn gọi là Công ƣớc Vienna) đã đề nghị các hành vi nhằm hợp thức hóa tài sản có đƣợc từ hoạt động vận chuyển, buôn bán trái phép ma túy sẽ bị kết tội. Không lâu sau đó, đề nghị này đã đƣợc chấp nhận trên phạm vi toàn cầu với tội danh là tội rửa tiền, và bao gồm các hành vi sau: - Chuyển hoán hoặc chuyển nhƣợng tài sản khi biết tài sản đó có nguồn gốc từ bất kỳ hành vi tội phạm nào, hoặc từ việc tham gia vào hành vi tội 9 phạm đó nhằm mục đích giấu giếm hoặc che đậy nguồn gốc phi pháp của tài sản, hoặc tiếp tay cho bất kỳ cá nhân nào có dính líu đến việc thực hiện hành vi tội phạm nói trên để tránh cho ngƣời đó phải chịu hậu quả pháp lý do hành động của mình. - Giấu giếm hoặc che đậy bản chất thực, nguồn gốc, địa điểm, việc định đoạt, sự chuyển dịch, các quyền liên quan đến tài sản hoặc quyền sở hữu tài sản khi biết tài sản đó có đƣợc từ hành vi tội phạm hoặc từ việc tham gia vào hành vi tội phạm đó. - Có đƣợc, chiếm hữu hoặc sử dụng tài sản khi tại thời điểm tiếp nhận đã biết tài sản đó có đƣợc từ hành vi tội phạm hoặc từ việc tham gia vào hành vi tội phạm đó. Đến năm 1990, Lực lƣợng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) - một tổ chức đƣợc công nhận là tổ chức đặt ra tiêu chuẩn quốc tế và có nhiều nỗ lực về chống rửa tiền - đã đƣa ra định nghĩa ngắn gọn coi rửa tiền là “việc xử lý tiền do phạm tội mà có nhằm che đậy nguồn gốc bất hợp pháp của chúng và nhằm hợp pháp hoá những món lợi bất chính từ hành vi phạm tội”. Ở Việt Nam, Luật phòng, chống rửa tiền số 07/2012/QH13 (2012, trang 2) định nghĩa nhƣ sau: “Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm: a) Hành vi đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự; b) Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có; c) Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản”. Tóm lại, về bản chất, rửa tiền là hành vi cố tình hợp pháp hóa các thu nhập do phạm tội mà có. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng