Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn ths. phát triển kinh tế tập thể ở quảng bình...

Tài liệu Luận văn ths. phát triển kinh tế tập thể ở quảng bình

.PDF
139
923
69

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- ĐOÀN MINH THỌ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ Ở QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- ĐOÀN MINH THỌ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ Ở QUẢNG BÌNH Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:TS VŨ THỊ DẬU Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trính nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của Ts - Vò ThÞ DËu Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo tình khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp tại Trƣờng Đại học Kinh tế Đại học Quốc Gia Hà Nội, tác giả đƣợc các thầy cô giáo và cán bộ nhân viên nhà trƣờng giúp đỡ rất nhiệt tình. Với những kiến thức đã đƣợc học tại trƣờng và theo nguyện vọng nghiên cứu, tác giả đã lựa chon thực hiện đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế: “ Ph¸t triÓn kinh tÕ tËp thÓ ë Qu¶ng b×nh”. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới nhà trƣờng, các thầy cô giáo và đặc biệt là TS. Vũ Thị Dậu, ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Do các giới hạn về kiến thức và thời gian nghiên cứu, chắc chắn luận văn còn có những thiếu sót và hạn chế. Tác giả mong nhận đƣợc sự chỉ dẫn, góp ý, nhận xét của thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp./. Tác giả xin trân trọng cảm ơn. TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài: Phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình Số trang: 139 trang Trƣờng: Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Khoa: Kinh tế Chính trị Thời gian: 2014/10 Bằng cấp: Thạc sỹ Ngƣời nghiên cứu: Đoàn Minh Thọ Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Vũ Thị Dậu Đề tài nghiên cứu thành phần kinh tế tập thể theo cách tiếp cận kinh tế chính trị. Những khía cạnh nhƣ: Lợi ích kinh tế - xã hội từ phát triển kinh tế tập thể, tác động của những cơ chế, chính sách của nhà nƣớc tới sự phát triển kinh tế tập thể, mức độ hội nhập kinh tế của kinh tế tập thể...đều là đối tƣợng nghiên cứu của đề tài. Kinh tế tập thể là một thành phần kinh tế gồm nhiều hình thức khác nhau nhƣ kinh tế hợp tác, HTX, doanh nghiệp và các quỹ chung của đoàn thể. Song luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu phát triển kinh tế HTX – hình thức đóng vai trò nòng cốt của kinh tế tập thể ở Quảng Bình. Làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển kinh tế tập thể trong kinh tế. Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình giai đoạn 2005 - 2014. Đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy, góp phần hoàn thiện chính sách chỉ đạo thực tiễn nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình Kết quả nghiên cứu, đề xuất và kiến nghị này là đồng nhất với mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. MỤC LỤC Danh mục viết tắt ......................................................................................................... i Danh mục bảng ...........................................................................................................ii Danh mục hình ........................................................................................................... iv MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ ........................................................... 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển kinh tế tập thể và những vấn đề liên quan .................................................................................................................. 5 1.1.1. Tổng quan các sách nghiên cứu về kinh tế tập thể .................................... 5 1.1.2. Luận văn nghiên cứu về kinh tế tập thể ..................................................... 6 1.1.3. Bài viết tham gia hội thảo và bài đăng tạp chì về kinh tế tập thể ............. 7 1.2. Những vấn đề cơ bản về phát triển kinh tế tập thể ........................................... 9 1.2.1. Kinh tế tập thể ............................................................................................ 9 1.2.2. Phát triển kinh tế tập thể ......................................................................... 25 1.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tập thể và bài học cho Quảng Bình .............. 33 1.3.1. Phát triển kinh tế HTX một số nước ........................................................ 33 1.3.2. Phát triển kinh tế HTX một số địa phương trong nước ........................... 35 1.3.3. Bài học kinh nghiệm ................................................................................ 37 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ............................................ 40 2.1. Phƣơng pháp luận ........................................................................................... 40 2.1.1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử ................... 40 2.1.2. Trừu tượng hóa khoa học ........................................................................ 40 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 41 2.2.1. Phương pháp phân tìch- tổng hợp ........................................................... 41 2.2.2. Phương pháp logic - lịch sử .................................................................... 43 2.2.3. Phương pháp thống kê, mô tả .................................................................. 44 2.2.4. Phương pháp điều tra, phỏng vấn ........................................................... 44 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ Ở QUẢNG BÌNH46 3.1. Những nhân tố ảnh hƣởng tới phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình ......... 46 3.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 46 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................... 46 3.1.3. Quan điểm, chủ trương của Quảng Bính về phát triển kinh tế tập thể ... 48 3.2. Thực trạng phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình giai đoạn 2005 - 2013... 51 3.2.1. Hoạch định phát triển kinh tế tập thể ...................................................... 51 3.2.2 Đa dạng hóa các hính thức phát triẻn kinh tế tập thể .............................. 57 3.2.3. Nâng cao sức sản xuất, hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của kinh tế tập thể............................................................................................................. 66 3.3. Đánh giá chung về phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình .......................... 80 3.3.1. Những thành tựu cơ bản .......................................................................... 80 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân............................................................... 86 Chƣơng 4 ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN .............. 94 KINH TẾ TẬP THỂ Ở QUẢNG BÌNH ................................................................... 94 4.1. Bối cảnh kinh tế mới và định hƣớng thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình ............................................................................................................ 94 4.1.1. Bối cảnh kinh tế mới ảnh hưởng tới phát triển kinh tế tập thể ................ 94 4.1.2 Mục tiêu .................................................................................................. 101 4.2. Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể ở tỉnh Quảng Bình ................. 102 4.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, trên cơ sở đó thống nhất nhận thức và các quan điểm phát triển kinh tế tập thể ..................................................... 102 4.2.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trính độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, xã viên, người lao động ........................... 104 4.2.3. Tổng kết quá trính phát triển KTTT ở Quảng Bính, phát hiện mô hính KTTT phù hợp với kinh tế thị trường trong hoàn cảnh cụ thể ở Quảng Bính . 107 4.2.4. Tăng cường liên kết với các thành phần kinh tế khác ........................... 108 4.3. Đề xuất với nhà nƣớc ................................................................................... 109 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 113 PHỤ LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BCH TW Ban chấp hành Trung ƣơng 2 CNTB Chủ nghĩa tƣ bản 3 CNXH Chủ nghĩa Xã hội 4 CNH, HĐH Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá 5 CTCP Công ty cổ phần 6 CTTNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn 7 DN Doanh nghiệp 8 DNNN Doanh nghiệp Nhà nƣớc 9 DNTN Doanh nghiệp tƣ nhân 10 DNV&N Doanh nghiệp vừa và nhỏ 11 HT Hợp tác 12 KTTT Kinh tế thị trƣờng 13 KT – XH Kinh tế - Xã hội 14 KTQD Kinh tế quốc dân 15 LLSX Lực lƣợng sản xuất 16 LMHTX Liên Minh HTX 17 NXB Nhà xuất bản 18 PTSX Phƣơng thức sản xuất 19 QHSX Quan hệ sản xuất 20 SX, KD Sản xuất, kinh doanh 21 TLSX Tƣ liệu sản xuất 22 UBND Uỷ ban nhân dân 23 XHCN Xã hội chủ nghĩa i DANH MỤC CÁC BẲNG STT Bảng Nội dung 1 Bảng 1.1 2 Bảng 3.1 3 Bảng 3.2 4 Bảng 3.3 5 Bảng 3.4 Tổng hợp các chỉ tiêu của HTX TTCN năm 2003 và 2013 62 6 Bảng 3.5 Tổng hợp các chỉ tiêu của HTX xây dựng 62 7 Bảng 3.6 Số lƣợng và cơ cấu HTX dịch vụ thƣơng mại 63 8 Bảng 3.7 9 Bảng 3.8 Trình độ CBQL, CBĐH của các HTX NN điều tra, 2013 68 10 Bảng 3.9 Kết quả sản xuất kinh doanh của các HTX điều tra 2013 69 11 Bảng 3.10 12 Bảng 3.11 Đánh giá của xã viên về các hoạt động dịch vụ của HTX Đặc trƣng của HTX “kiểu mới” ở Việt Nam Tổng hợp số lƣợng HTX các lĩnh vực và địa phƣơng đến ngày 31/12/2013 tỉnh Quảng Bình Tổng hợp các chỉ tiêu của HTX nông nghiệp năm 2003 và 2013 Các hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX năm 2013 Các điều kiện nguồn lực của các HTX nông nghiệp điều tra 2013 Thu nhập của cán bộ, xã viên trong các HTX NN điều tra 2013 Trang 20 58 60 61 67 70 72 Đánh giá của các đối tƣợng hƣởng lợi từ dịch vụ cung 13 Bảng 3.12 ứng vật tƣ, phân bón của HTX NN điều tra về khả 72 năng cạnh tranh so với loại hình doanh nghiệp tƣ nhân 14 Bảng 3.13 Các nguồn lực của HTX CN điều tra ii 73 Trình độ cán bộ quản lý - điều hành của các HTX 15 Bảng 3.14 16 Bảng 3.15 Kết quả kinh doanh của các HTX điều tra 75 17 Bảng 3.16 Thu nhập của cán bộ, xã viên trong các HTX 76 18 Bảng 3.17 Đánh giá của các đối tƣợng hƣởng lợi từ dịch vụ 77 19 Bảng 3.18 20 Bảng 3.19 Kết quả kinh doanh của các HTX điều tra 21 Bảng 3.20 22 Bảng 4.1 công nghiệp điều tra năm 2013 Trình độ cán bộ quản lý - điều hành của các HTX dịch vụ điều tra Thu nhập của cán bộ, xã viên trong các HTX dịch vụ điều tra 2013 Kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ xã viên HTX iii 74 78 79 80 105 DANH MỤC HÌNH STT 1 Hình Hình 1.1 Nội dung Trang Sơ đồ phân phối thu nhập trong HTX 18 iv MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với nền tảng tƣ tƣởng hợp tác và phong trào HTX gần 200 năm qua, kinh tế tập thể đã trở thành một loại hình tổ chức phổ biến ở hầu hết các nƣớc trên thế giới, có ý nghĩa kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội to lớn đối với từng quốc gia. Không những thế, kinh tế tập thể còn trở thành phong trào quốc tế sâu rộng, liên kết trong tổ chức Liên minh HTX quốc tế (ICA- International Cooperative Allien). Đối với Việt Nam, phát triển kinh tế tập thể là một tất yếu khách quan trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố nền quốc phòng - an ninh đất nƣớc, là chủ trƣơng lớn, nhất quán và xuyên suốt của Đảng trong phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định: “Phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã là vấn đề hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, làm cho kinh tế tập thể phát triển với nhiều hính thức hợp tác đa dạng, trong đó, hợp tác xã là nòng cốt; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân” (Nguyễn Mạnh Hùng, 2008, tr.12). Ở Quảng Bình, quá trình phát triển kinh tế hàng hoá, nông dân ngày càng có nhu cầu phát triển các hình thức kinh tế tập thể từ thấp đến cao, từ các tổ hợp tác đến hợp tác xã làm dịch vụ đầu vào, đầu ra, phục vụ sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình và trang trại. Đặc biệt ở nơi có các xí nghiệp chế biến nông sản, nông dân ngày càng có nhu cầu tổ chức HTX để tạo thuận lợi cho việc hợp đồng cung ứng nông sản cho doanh nghiệp và tiếp thu sự hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp về vốn và kỹ thuật. Đến nay, ngoài số HTX kiểu cũ chuyển đổi có hiệu quả, đã có hàng trăm tổ hợp tác với nhiều tên gọi khác nhau và hàng ngàn HTX kiểu mới ra đời một cách tự nguyện. Điều đó cho thấy nhu cầu phát triển các hình thức kinh tế hợp tác giản đơn đã thật sự phổ biến và bức xúc, nhu cầu và điều kiện để phát triển hợp tác xã cũng ngày càng chín muồi ở nhiều nơi. Có cơ sở để dự báo rằng cùng với đà phát triển kinh tế hàng hoá, công nghiệp hoá đất nƣớc và hội nhập kinh tế quốc tế, mức độ cạnh tranh trong nền kinh tế thị trƣờng sẽ gay gắt hơn, nhu cầu phát triển kinh tế 1 tập thể ngày càng trở nên bức xúc, cấp thiết đối với những hộ gia đình kinh doanh các thể, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Quảng Bình. Đây là nhu cầu khách quan tất yếu tạo điều kiện thuận lợi và giúp kinh tế tập thể phát triển. Trong quá trình hội nhập, cùng với các thành phần kinh tế khác thì kinh tế tập thể ở Quảng Bình ngày càng thể hiện vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân đối với các vấn đề: Phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, thu nhập cho ngƣời lao động.... Đặc biệt khi nền kinh tế đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, phát triển kinh tế tập thể đáp ứng nhu cầu thực tiễn không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển mà còn đảm bảo định hƣớng XHCN. Nếu thoả mãn với những thành tựu của kinh tế tập thể hoặc không thấy hết những khó khăn mới, những mâu thuẫn mới, những hạn chế của kinh tế tập thể trong bƣớc đƣờng đi lên, không kịp thời tạo điều kiện và giúp đỡ kinh tế tập thể phát triển, sẽ không đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế thì kinh tế tập thể sẽ không đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn, lực lƣợng sản xuất sẽ bị cản trở, quan hệ sản xuất mới, tiến bộ sẽ không đƣợc củng cố. Do vậy, cần có sự phân tích, đánh giá khách quan và khoa học về kinh tế tập thể để có những giải pháp thiết thực đẩy mạnh sự phát triển khu vực kinh tế này ở Quảng Bình. Trên ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài: “Phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Quảng Bình đã phát triển kinh tế tập thể nhƣ thế nào? Những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân của tình hình là gì? Cần có những giải pháp nào để đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình trong tƣơng lai? 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Vận dụng lý về kinh tế tập thể trong kinh tế thị trƣờng vào khảo sát thực tiễn hoạt động kinh tế tập thể ở Quảng Bình, từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu, hệ thống hóa lý luận và kinh nghiệm thực tiễn phát triển kinh tế tập thể. - Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng của kinh tế tập thể ở Quảng Bình, chủ yếu từ khi có luật HTX - Đề xuất giải pháp phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thành phần kinh tế tập thể theo cách tiếp cận kinh tế chính trị. Những khía cạnh nhƣ: Lợi ích kinh tế - xã hội từ phát triển kinh tế tập thể, tác động của những cơ chế, chính sách của nhà nƣớc tới sự phát triển kinh tế tập thể, mức độ hội nhập kinh tế của kinh tế tập thể...đều là đối tƣợng nghiên cứu của đề tài. 3.2. Phạm vi nghiên cứu *Phạm vi không gian: Kinh tế tập thể là một thành phần kinh tế gồm nhiều hình thức khác nhau nhƣ tổ hợp tác, HTX, hội nghề nghiệp... Song luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu phát triển kinh tế HTX - hình thức đóng vai trò nòng cốt của kinh tế tập thể ở Quảng Bình. *Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình từ năm 2005 đến năm 2013, tầm nhìn đến năm 2020. 4. Đóng góp mới của luận văn - Làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển kinh tế tập thể trong kinh tế. - Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình giai đoạn 2005 - 2013. - Đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy, góp phần hoàn thiện chính sách chỉ đạo thực tiễn nhằm đẩy mạnh phát 3 triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 4 chƣơng: Chương 1: Tổng quan tính hính nghiên cứu và những vấn đề cơ bản về tính hính phát triển kinh tế tập thể. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu đề tài. Chương 3: Thực trạng phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bính Chương 4: Định hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bính 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển kinh tế tập thể và những vấn đề liên quan 1.1.1. Tổng quan các sách nghiên cứu về kinh tế tập thể Tiếp tục củng cố, đổi mới và phát triển kinh tế tập thể là vấn đề mang tính chiến lƣợc, lâu dài luôn đƣợc Việt Nam đặc biệt quan tâm. Sự quân tâm đó thể hiện thông qua nhiều chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, pháp luật và sự đầu tƣ nhiều mặt cho khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã. Các sách chuyên khảo điển hình nghiên cứu vê kinh tế tập thể nhƣ: “Kinh tế hợp tác, hợp tác xã ở Việt Nam, thực trạng và định hướng phát triển” của PGS.TS Nguyễn Văn Bích, TS Chu Tiến Quang, GS.TS Lƣu Văn Sùng; hay: “Sở hữu tập thể và kinh tế tập thể trong kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam” của TS. Chủ Văn Lâm, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006; Các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu bức tranh toàn cảnh của kinh tế hợp tác, HTX ở Việt Nam, quá trình hình thành, phát triển qua các thời kỳ, nêu rõ những thực trạng từ đó đề xuất những định hƣớng phát triển trong giai đoạn hiện nay. Cuốn sách: “Đổi mới kinh tế tập thể giai đoạn 2002- 2007” của Ngô Văn Dụ, Nguyễn Văn Thạo, Nguyễn Tiến Quân (Đồng chủ biên) (2009), NXB Chính trị Quốc gia. Trong cuốn sách này, các tác giả đi sâu phân tích quan điểm nội dung đƣờng lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng nhƣ thực tiễn phát triển kinh tế tập thể ở 1 số ngành, 1 số địa phƣơng trong giai đoạn 2002- 2007. Các tác giả cũng đã giới thiệu 1 số kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế tập thể. Trên cơ sở quán triệt nghị quyết của Đảng về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và thực tế triển khai mô hình hợp tác xã kiểu mới, thời gian vừa qua vấn đề HTX nói chung đã trở thành chủ đề đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dƣới nhiều góc độ, phạm vi khác nhau. Tiêu biểu là những 5 công trình đã đƣợc công bố nhƣ: Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỷ: “Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. Các tác giả đã tập trung phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế hợp tác, HTX; sự cần thiết khách quan phải lựa chọn các mô hình kinh tế hợp tác, HTX phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế nông nghiệp nông thôn Việt Nam. Từ đó đề xuất những giải pháp phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, HTX trong nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay. Cuốn sách: “Mô hính tổ chức hợp tác xã kiểu mới- Góp phần xây dựng xã hội hợp tác, đoàn kết, cùng chia sẻ sự thịnh vượng và quản lý một cách dân chủ” của Nguyễn Minh Tú - Chủ biên (2010), NXB Khoa học - Kỹ thuật. Cuốn sách gồm 4 phần: Phần 1: đề cập tới bối cảnh và các thời kỳ phát triển kinh tế tập thể ở Việt Nam; Phần 2: tìm hiểu HTX ở Việt Nam đang đứng ở đâu?; Phần 3: giới thiệu tƣ tƣởng về HTX và đƣa ra một số kinh nghiệm quốc tế về phát triển HTX; Phần 4: Tƣơng lai phát triển HTX ở Việt Nam. 1.1.2. Luận văn nghiên cứu về kinh tế tập thể Tác giả Vũ Thị Thái Hà (2011), Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Hải Phòng, Luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị, Trƣờng Đại học Kinh tế- ĐHQG Hà Nội. Tác giả luận văn khái quát quá trình hình thành và phát triển HTX nông nghiệp ở Hải Phòng; Đánh giá những thành công, hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với phát triển HTX ở Hải Phòng. Từ đó, tác giả luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp gắn với bối cảnh kinh tế mới của đất nƣớc, cũng nhƣ của địa phƣơng. Tác giả Đào Thị Yến Lan (2012), Đổi mới kinh tế tập thể tại Hà Tĩnh, Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học kinh tế- Đại học Đà Nẵng. Luận văn phân tích diễn biến và tác động của quá trình đổi mới kinh tế tập thể ở Hà Tĩnh. Từ đó, luận văn đánh giá những thành công, hạn chế và nguyên nhân của tình hình. Luận văn đƣa ra 7 giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới kinh tế tập thể ở Hà Tĩnh. Tác giả Nguyễn Thị Hồng (2010), Đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể trong quá trính xây dựng nông thôn mới tại Cần Thơ, Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học 6 Kinh tế - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn phân tích tình hình phát triển kinh tế tập thể trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại Cần Thơ. Luận văn đánh giá những kết quả chủ yếu, cũng nhƣ những hạn chế và nguyên nhân của tình hình. Từ đó, tác giả luận văn đƣa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại Cần Thơ. 1.1.3. Bài viết tham gia hội thảo và bài đăng tạp chí về kinh tế tập thể Hội thảo: “Phát triển HTX ở Việt Nam trong tiến trính hội nhập quốc tế” do Liên minh HTX Việt Nam (VCA) tổ chức (ngày 9/12/2011). Hội thảo đã đi sâu vào 3 nhóm nội dung chính, bao gồm: Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và những giải pháp phát triển HTX trong bối cảnh mới; những lý luận, thực tế trong nƣớc và quốc tế phản chiếu sự khác biệt giữa HTX cũ và mới, giữa HTX với doanh nghiệp và tổ chức xã hội khác; làm rõ nguồn lực, mối quan hệ trong HTX trƣớc những cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập. Hội thảo “Kinh tế tập thể Hà Tĩnh - thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” đƣợc Sở Kế hoạch Đầu tƣ tổ chức năm 2011. Tại Hội thảo này, các tác giả đã đánh giá: Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết kinh tế tập thể Hà Tĩnh tiếp tục củng cố và phát triển, số HTX thành lập mới trong các ngành, lĩnh vực tiếp tục tăng nhanh, đa dạng về quy mô và lĩnh vực hoạt động; đã xuất hiện nhiều mô hình SXKD có hiệu quả, góp phần quan trọng vào sự phát triển KTXH của tỉnh. Tuy vậy, hoạt động của nhiều HTX còn lúng túng, bị động, phƣơng án SXKD không rõ ràng, liên doanh, liên kết trong trong sản xuất phát triển chậm; nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ không đến đƣợc các HTX, tổ hợp tác; vai trò của HTX chƣa đƣợc quan tâm đúng mức…Hội thảo cũng đã đề ra đƣợc một số giải pháp thúc đẩy phát triển KTTT trong thời gian tới, nhƣ: tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và công tác giáo dục tuyên truyền làm cho cán bộ, nhân dân hiểu sâu sắc về luật HTX; tập huấn, đào tạo cho cán bộ quản lý các HTX; tổ chức thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển kinh té tập thể. Sở Công thƣơng phối hợp với Liên minh hợp tác xã tỉnh Bình Thuận tổ chức hội thảo phối hợp hoạt động phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2012 - 2015 (18/9/2012). Hội thảo cho thấy: Trong hai năm 2010 và 2011, Sở Công thƣơng và Liên minh hợp tác xã đã tiến hành xây dựng kế hoạch phối hợp hoạt động nhằm phát huy vai trò kinh tế tập thể 7 trong tiêu thụ nông sản, hàng công nghiệp và cung ứng vật tƣ, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, xây dựng. Hai bên đã cùng nhau nhân rộng các mô hình hợp tác xã thƣơng mại - dịch vụ hoạt động có hiệu quả, phù hợp với từng địa bàn, nhất là địa bàn nông thôn, miền núi. Tại hội thảo, các đại biểu đã nêu lên những khó khăn cũng nhƣ chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý, phát triển kinh tế hợp tác xã. Ngoài ra, còn có những hội thảo khác về kinh tế tập thể ở địa phƣơng đi sâu thảo luận về kinh tế tập thể, nhằm góp phần làm sáng tỏ hơn nữa vị trí, vai trò và hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể trong kinh tế thị trƣờng những năm vừa qua; góp phần nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế hiện nay; nhƣ: Bài viết: “Chình sách phát triển hợp tác xã ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đình Kháng (2008), Tạp chí Kinh tế và sự báo, Số 11. Trong bài viết này, tác giả chỉ ra đƣờng lối, quan điểm phát triển của HTX đã đƣợc thể chế hóa một cách kịp thời, phạm vi các HTX đã đƣợc mở rộng, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội một cách tích cực. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề đặt ra trong trong quá trình phát triển HTX ở Việt Nam. Tác giả đƣa ra một số giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới và phát triển HTX trong tƣơng lai. Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng (2008) có bài viết: “Mô hính hợp tác xã kiểu mới”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 2. Tác giả chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa mô hình HTX kiểu mới (theo Luật Hợp tác xã 2003) so với mô hình HTX kiểu cũ.; Giới thiệu các mô hình HTX và xu hƣớng chuyên môn hóa sản xuất kinh doanh trong HTX. Tác giả đã đƣa ra một số mô hình hoạt động thành công của HTX ở các địa phƣơng trong cả nƣớc và rút ra những bài học kinh nghiệm từ các HTX làm ăn giỏi. Ngoài ra còn có một số vấn đề khác đƣợc nghiên cứu nhƣ: “Kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong công nghiệp quá trính hính thành, diễn biến, thực trạng và định hướng phát triển”, hoặc “Kinh tế hợp tác xã Việt Nam” của Viện nghiên cứu phát triển HTX. Các công trình trên đã đƣa ra nhiều nhận định, đánh giá chung, những định hƣớng lớn hoặc nghiên cứu HTX ở những khía cạnh nhất định, dƣới nhiều góc độ khác nhau nhƣ kinh tế phát triển, quản lý kinh tế, kinh tế nông nghiệp nông thôn... Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã công bố trên đã giải quyết đƣợc nhiều khía cạnh khác nhau về phát triển kinh tế tập thể nói chung, kinh tế tập thể ở Việt Nam 8 cũng nhƣ phát triển kinh tế tập thể ở 1 số địa phƣơng. Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình trong những năm gần đây và tầm nhìn đến năm 2020. 1.2. Những vấn đề cơ bản về phát triển kinh tế tập thể 1.2.1. Kinh tế tập thể 1.2.1.1. Khái niệm và vai trò Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế bao gồm những cơ sở kinh tế do ngƣời lao động tự nguyện góp vốn, cùng kinh doanh, tự quản lý theo nguyên tắc tập trung, bình đẳng, cùng có lợi. Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là hợp tác dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể; liên kết rộng rãi những ngƣời lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế; không giới hạn quy mô và địa bàn (trừ một số lĩnh vực có quy định riêng); phân phối theo lao động, theo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ; hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Kinh tế tập thể lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích các thành viên và lợi ích tập thể, đồng thời coi trọng lợi ích xã hội của các thành viên, góp phần xoá đói, giảm nghèo, tiến lên làm giàu cho các thành viên. Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tập thể về tƣ liệu sản xuất và sở hữu của các thành viên, trong đó có sự liên kết tự nguyện của ngƣời lao động, các hộ sản xuát kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa không giới hạn quy mô nhằm kết hợp sức mạnh của từng thành viên với sức mạnh tập thể để giải quyết có hiệu quả hơn những vấn đề của sản xuất kinh doanh và đời sống. Thành viên kinh tế tập thể bao gồm cả thể nhân và pháp nhân, cả ngƣời ít vốn lẫn ngƣời nhiều vốn, cùng góp vốn và góp sức trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ. Vai trò của kinh tế tập thể Thứ nhất: Kinh tế tập thể là bộ phận hữu cơ của nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, tạo việc làm, góp phần tăng thu nhập cho thành viên và 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất