Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn ths phân tích tình hình tài chính công ty cổ phàn bánh kẹo hải hà...

Tài liệu Luận văn ths phân tích tình hình tài chính công ty cổ phàn bánh kẹo hải hà

.PDF
111
942
138

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ THU HƢƠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội -2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ THU HƢƠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng Mã số : 60 34 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THẾ HÙNG Hà Nội - 2014 MỤC LỤC Trang Danh mục các từ viết tắt .......................................................i Danh mục các bảng ....................................................................... ii Danh mục các hình vẽ....................................................................iv PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. Mục tiêu, chức năng của phân tích tài chính doanh nghiệp ....................... 6 1.1.1.Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp................................... 6 1.1.2.Mục tiêu, chức năng của phân tích tài chính doanh nghiệp ............7 1.2. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp. ............................................ 10 1.2.1. Tài liệu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp....................... 10 1.2.2. Các phương pháp sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp ............................................................................................. 10 1.2.3. Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp...................... 15 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp ........................... 16 1.3.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp ................... 16 1.3.2. Các nhóm hệ số tài chính ............................................................... 19 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦNBÁNH KẸO HẢI HÀ 2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.................................... 32 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty ............................................................ 32 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty............................... 32 2.1.3. Nhiệm vụ và đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty ... 33 2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty ................................... 36 2.2. Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà 2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính .......................................... 39 2.2.2. Phân tích các nhóm chỉ số tài chính............................................. 54 2.3. Đánh giá chung tình hình tài chính Công ty Cổ phần Bánh kẹoHải Hà 2.3.1. Ưu điểm .......................................................................................... 70 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................ 72 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNHCỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ 3.1. Định hƣớng, mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian tới............ 74 3.1.1. Phân tích SWOT của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà ............. 74 3.1.2.Định hướng, mục tiêu phát triển của Công ty................................. 75 3.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà ............................................................................................. 77 3.2.1. Giải pháp tăng hiệu quả quản lý hàng tồn kho .............................. 77 3.2.2. Giải pháp tăng lợi nhuận ............................................................... 78 3.2.3. Đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ quản lý tài chính .................... 79 3.2.4. Quản trị khoản phải thu, nâng cao khả năng thanh toán .............. 80 3.2.5. Huy động vốn và sử dụng vốn hợp lý ............................................. 81 3.2.6. Tìm kiếm các cơ hội đầu tư ............................................................ 85 3.3. Một số kiến nghị....................................................................................... 85 3.3.1. Kiến nghị với ngành ....................................................................... 85 3.3.2. Kiến nghị với Công ty..................................................................... 86 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 89 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 AFTA ASEAN Free Trade Area(Khu vực thƣơng mại tự do ASEAN) 2 EBIT Lợi nhuận trƣớc thuế và Lãi vay 3 HHC Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà 4 IGR Internal Growth Rate (Hệ số tăng trƣởng nội tại) 5 LNST Lợi nhuận sau thuế 6 ROS Return on Sales (Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu) 7 ROA Return on Assets( Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản) 8 ROE Return on Equity( Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) 9 SGR 10 TSCĐ Tài sản cố định 11 TSLĐ Tài sản lƣu động 12 TSNH Tài sản ngắn hạn 13 TSDH Tài sản dài hạn 14 VCSH Vốn chủ sở hữu Sustainable Growth Rate (Hệ số tăng trƣởng bền vững) i DANH MỤC CÁC BẢNG STT Số hiệu Nội dung 1 Bảng 2.1 Bảng phân tích cơ cấu và biến động tài sản 2 Bảng 2. 2 Bảng phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn 44 3 Bảng 2.3 Cơ cấu tài sản – nguồn vốn 46 4 Bảng 2.4 Bảng tổng hợp doanh thu 47 5 Bảng 2.5 Bảng tổng hợp chi phí kinh doanh 49 6 Bảng 2.6 Bảng tổng hợp lợi nhuận 50 7 Bảng 2.7 Bảng lƣu chuyển tiền tệ qua các năm 52 8 Bảng 2.8 54 9 Bảng 2.9 Bảng phân tích khả năng thanh toán tổng quát Bảng phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 10 Bảng 2.10 Bảng phân tích khả năng thanh toán nhanh 55 11 Bảng 2.11 Bảng phân tích khả năng thanh toán bằng tiền 56 12 Bảng 2.12 Bảng vòng quay hàng tồn kho 58 13 Bảng 2.13 Bảng vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân 59 14 Bảng 2.14 Bảng hiệu quả sử dụng tài sản 60 ii Trang 40-41 54 STT Số hiệu Nội dung 15 Bảng 2.15 Bảng hệ số Nợ 62 16 Bảng 2.16 Bảng các hệ số khả năng sinh lời 64 17 Bảng 2.17 Bảng các hệ số giá trị thị trƣờng 66 18 Bảng 2.18 Bảng tính hệ số nguy cơ phá sản 68 19 Bảng 2.19 Bảng tính các hệ số tăng trƣởng 69 iii Trang DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT Số hiệu Nội dung 1 Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức 36 2 Hình 2.2 Biểu đồ thể hiện sự biến động TSDH và TSNH 42 3 Hình 2. 3 Biểu đồ thể hiện sự biến động giữa nợ phải trả và VCSH 45 4 Hình 2.4 Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của HHC giai đoạn 2011-2013 51 5 Hình 2.5 Biểu đổ thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 55 6 Hình 2.6 Biểu đổ thể hiện khả năng thanh toán nhanh 56 7 Hình 2.7 Biểu đổ thể hiện khả năng thanh toán bằng tiền 57 8 Hình 2.8 Biểu đồ thể hiện số vòng quay hàng tồn kho 59 9 Hình 2.9 Biểu đồ thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản 60 10 Hình 2.10 Biểu đồ thể hiện khả năng sinh lời 65 iv Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng trong quy mô dân số với dân số trẻ, sản xuất bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trƣởng cao và ổn định tại Việt Nam. Trong khi các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đang bị thu hẹp dần thì các công ty bánh kẹo lớn trong nƣớc ngày càng khẳng định đƣợc vị thế quan trọng của mình trên thị trƣờng với sự đa dạng trong sản phẩm, chất lƣợng khá tốt và phù hợp với khẩu vị của ngƣời Việt Nam. Trong đó, Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà cũng là một trong những doanh nghiệp có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của ngành sản xuất bánh kẹo tại Việt Nam. Tuy nhiên trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, mức độ cạnh tranh trên thị trƣờng bánh kẹo ngày càng gay gắt với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu. Do vậy, để đứng vững trên thị trƣờng nội địa, cũng nhƣ mở rộng thị trƣờng xuất khẩu thì các doanh nghiệp bánh kẹo phải biết phát huy nội lực, tận dụng những cơ hội và tiềm năng sẵn có của mình, phải biết kinh doanh và kinh doanh có hiệu quả. Nhƣng để đánh giá đƣợc hiệu quả hoạt động, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình, các nhà quản lý doanh nghiệp bánh kẹo và các đối tƣợng quan tâm đều phải dựa vào kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp. Phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp cho các nhà quản lý và các đối tƣợng quan tâm thấy đƣợc bức tranh toàn cảnh về tài chính của doanh nghiệp, thấy đƣợc nguyên nhân ảnh hƣởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cở sở đó đƣa ra những quyết định hợp lý và phù hợp với mục tiêu quan tâm của từng đối tƣợng. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của phân tích tình hình tài chính trong các Doanh nghiệp nói chung và sự cần thiết phải phân tích tình hình tài chính 1 Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà nói riêng trong giai đoạn hiện nay, tôi quyết định chọn đề tài: “ Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu. Phân tích tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp là đề tài đã đƣợc sử quan tâm của nhiều tác giả không chỉ ở nƣớc ta mà còn ở tất cả các nƣớc trên thế giới. Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp đƣợc trình bày trong các tài liệu xuất bản trong và ngoài nƣớc. Một số luận văn về đề tài phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhƣ: - “Phân tích tài chính công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ AIA”, Luận văn Thạc sỹ của tác giả Ngô Thị Tân Thành năm 2010.Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Khái quát về công ty Bảo hiểm Nhân thọ AIA, Mỹ. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tài chính Công ty Bảo hiểm Nhân thọ AIA. Trên cơ sở phân tích, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm cải thiện tình hình tài chính góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty AIA. -“Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần VINACONEX 25”, Luận văn Thạc sỹ của tác giả Bùi Văn Lâm viết năm 2011 cũng đề cập đến thực trạng phân tích tình hình tài chính của công ty và đề xuất các giải pháp chủ yếu góp phần hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính phục vụ nhu cầu quản lý tài chính, sản xuất kinh doanh của Công ty. - “Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thực phẩm Đức Việt”, Luận văn Thạc sỹ của tác giả Đào Thị Bằng viết năm 2012 .Hệ thống hóa cơ sở lý luận làm chỗ dựa cho việc phân tích tài chính công ty. Phân tích thực trạng hoạt động tài chính của Công ty CP Thực phẩm Đức Việt, chỉ rõ 2 mặt hạn chế, bất cập và những nguyên nhân của chúng. Đề xuất, luận giải các giải pháp cụ thể nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính và nâng cao hiệu qủa tài chính, hiệu quả kinh doanh của công ty. - “Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Kinh Đô”, Luận văn Thạc sỹ của tác giả Vũ Thị Bích Hà viết năm 2012 .Trình bày thực trạng tài chính của công ty cổ phần Kinh Đô từ đó chỉ ra nhữngđiểm mạnh cũng nhƣ những hạn chế của công ty. Phân tích biến động tình hình tài chính trong tƣơng lai mà có biện pháp đối phó thích hợp. Đề xuất một số giải pháp thực tế và các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý tài chính tại công ty. Các luận văn trên đã đề cập đến những vấn đề lý luận về phân tích tài chính, phân tích thực trạng hoạt động tài chính của các công ty, và đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính. Về phân tích tài chính của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà đã có một số công ty chứng khoán và tƣ vấn tài chính thực hiện phân tích và đƣa ra các đánh giá. Các bản phân tích và đánh giá này đã đƣa ra đƣợc những ƣu điểm và hạn chế trong hoạt động tài chính của công ty và là những thông tin cần thiết cho các đối tƣợng bên trong và bên ngoài công ty. Tuy nhiên trong các phân tích này, một số vấn đề nhƣ tốc độ tăng trƣởng bền vững của Công ty, mô hình điểm Z ( hệ số phá sản Z) chƣa đƣợc nhắc đến. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và phân tích sâu hơn tình hình tài chính với thông tin,số liệu mới nhất trong báo cáo tài chính để đánh giá tổng quát hơn về hoạt động tài chính của công ty là một việc làm cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. * Mục đích: Nghiên cứu, phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà. 3 * Nhiệm vụ: - Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp. - Đánh giá thực trạng tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà trong những năm gần đây và chỉ ra những hạn chế của Công ty. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. * Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà. * Phạm vi nghiên cứu: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà trong giai đoạn 2011-2013. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chung nhƣ phƣơng pháp duy vật biện chứng, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp. Ngoài các phƣơng pháp chung, luận văn sử dụng các phƣơng pháp phân tích tài chính thông dụng nhƣ: Phƣơng pháp so sánh, phân tích cơ cấu, phân tích xu hƣớng. Cụ thể : - Thống kê và tổng hợp số liệu qua các báo cáo tài chính, tài liệu của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà cùng các tài liệu trên báo chí, trang web… - Phân tích và so sánh các số liệu thực tế thông qua các báo cáo tài chính, tài liệu của Công tyCổ phần Bánh kẹo Hải Hà. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Phân tích một cách hệ thống về tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà. - Đánh giá một cách khoa học những ƣu điểm, hạn chế qua thực trạng tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà 4 - Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà. 7. Kết cấu luận văn. - Tên đề tài: “Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà” - Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài đƣợc chia thành 3 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính tại các doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà. Chương 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 1.1 Mục tiêu, chức năng của phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự phân chia, chia nhỏ các sự vật và hiện tƣợng trong mối quan hệ hữu cơ, biện chứng giữa các bộ phận cấu thành của sự vật, hiện tƣợng đó. Trên cơ sở nhận thức đƣợc bản chất, tính chất và hình thức phát triển của các sự vật, hiện tƣợng đang đƣợc nghiên cứu trong mối quan hệ hữu cơ, biện chứng giữa các sự vật, hiện tƣợng. Từ khoa học tự nhiên đến khoa học kinh tế, xã hội nói chung và lĩnh vực tài chính doanh nghiệp nói riêng, con ngƣời đều sử dụng phân tích nhƣ một công cụ chủ yếu nhất để nhận thức nội dung, bản chất, tính chất, hình thức và xu hƣớng phát triển của các sự vật, hiện tƣợng. Hoạt động tài chính có mối quan hệ hữu cơ, chặt chẽ và biện chứng với các hoạt động khác của doanh nghiệp. Do vậy, để nhận thức đƣợc bản chất, tính chất và xu hƣớng phát triển của tài chính doanh nghiệp cần phân chia hoạt động tài chính doanh nghiệp thành các bộ phận cấu thành trong mối quan hệ với biện chứng giữa các bộ phận và xem xét trong mối quan hệ biện chứng với các hoạt động kinh tế khác. Nhƣ vậy, có thể nói rằng: Phân tích tài chính doanh nghiệp là tổng thể các phƣơng pháp cho phép đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, cũng nhƣ dự đoán tình hình tài chính trong tƣơng lai của doanh nghiệp, giúp cho nhà quản lý đƣa ra các quyết định chuẩn xác và đánh giá đƣợc doanh nghiệp. Từ đó, giúp các đối tƣợng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác 6 về thực trạng tài chính của doanh nghiệp và đƣa ra các quyết định hợp lý, phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm. [4, tr.5] 1.1.2 Mục tiêu, chức năng của phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.2.1. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp Có rất nhiều đối tƣợng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Mỗi đối tƣợng theo đuổi những mục tiêu khác nhau, vì vậy phân tích tài chính đối với mỗi đối tƣợng sẽ đáp ứng những vấn đề chuyên môn khác nhau và có những mục tiêu cũng khác nhau.[4,tr.10] - Đối với những nhà quản lý: phân tích tài chính nhằm đáp ứng những mục tiêu sau: + Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi ro tài chính trong doanh nghiệp... + Hƣớng các quyết định theo chiều hƣớng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp nhƣ các quyết định về đầu tƣ, tài trợ và phân phối lợi nhuận... + Là cơ sở cho những dự đoán tài chính + Là công cụ để kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý trong doanh nghiệp. - Đối với các cổ đông hiện tại và những ngƣời đang mong muốn trở thành cổ đông của doanh nghiệp: họ quan tâm trực tiếp đến những giá trị tính toán của doanh nghiệp, đƣợc hƣởng thu nhập là tiền lời đƣợc chia và thặng dƣ giá trị của vốn. Hai yếu tố này phần lớn chịu ảnh hƣởng của lợi nhuận thu đƣợc của doanh nghiệp. Vì vậy, phân tích tài chính giúp nhà đầu tƣ đánh giá chính xác thực trạng doanh nghiệp và ƣớc đoán giá trị cổ phiếu, dựa vào việc nghiên cứu các báo cáo tài chính, khả năng sinh lời và phân tích rủi ro trong kinh doanh... 7 - Những ngƣời cho doanh nghiệp vay tiền nhƣ ngân hàng, các tổ chức tài chính, ngƣời mua tín phiếu của doanh nghiệp, các doanh nghiệp khác...Khi cho vay, họ phải biết chắc đƣợc khả năng hoàn trả tiền vay. Thu nhập của họ là lãi suất tiền vay. Do vậy, phân tích tài chính đối với những ngƣời cho vay là xác định khả năng hoàn trả của doanh nghiệp. - Những ngƣời tham gia vào đời sống của doanh nghiệp - những ngƣời hƣởng lƣơng trong doanh nghiệp: thu nhập của họ là tiền lƣơng đƣợc trả và tiền lời đƣợc chia nếu có cổ phần trong doanh nghiệp. Những khoản này phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp giúp họ định hƣớng việc làm ổn định của mình, trên cơ sở đó yên tâm dốc sức vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tùy theo công việc đƣợc phân công đảm nhiệm. - Đối với cơ quan quản lý Nhà nƣớc, cơ quan thuế, tài chính, thống kê: Phân tích tài chính giúp họ đánh giá đƣợc thực trạng tài chính, trách nhiệm nộp thuế cho ngân sách của doanh nghiệp, trên cơ sở đó hoạch định chính sách về quản lý tài chính nhƣ chống độc quyền, bán phá giá. Nhƣ vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu của một doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan, chủ quan giúp cho từng đối tƣợng lựa chọn và đƣa ra những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm. 1.1.2.2.Chức năng của phân tích tài chính doanh nghiệp. Với vị trí là công cụ của nhận thức các vấn đề liên quan đến tài chính doanh nghiệp, phân tích tài chính doanh nghiệp thực hiện ba chức năng: đánh giá, dự đoán, điều chỉnh. [4] - Chức năng đánh giá: Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồng dịch chuyển giá trị, các luồng vận động của các nguồn lực tài chính trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ hoặc vốn hoạt động của 8 doanh nghiệp nhằm đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. Thực hiện chức năng đánh giá, phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ trả lời đƣợc các câu hỏi: những yếu tố nào tác động đến sự vận động và chuyển dịch? Mức độ và chiều hƣớng tác động nhƣ thế nào, gần với mục tiêu hay ngày càng xa rời mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, có phù hợp với cơ chế chính sách, pháp luật hay không? Quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng vốn hoạt động và các quỹ tiền tệ ở doanh nghiệp diễn ra nhƣ thế nào, tác động ra sao đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp? - Chức năng dự đoán: bản thân doanh nghiệp dù ở giai đoạn nào trong chu kỳ phát triển thì các hoạt động cũng hƣớng tới những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đƣợc hình thành từ nhận thức về điều kiện, năng lực của bản thân cũng nhƣ những diễn biến của tình hình kinh tế quốc tế, trong nƣớc, ngành nghề và các doanh nghiệp khác cùng loại trong sự tác động của các yếu tố kinh tế xã hội trong tƣơng lai. Vì vậy, để có những quyết định phù hợp và tổ chức thực hiện hợp lý, đáp ứng đƣợc những mục tiêu mong muốn của các đối tƣợng quan tâm cần phải thấy đƣợc tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tƣơng lai. - Chức năng điều chỉnh: Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế tài chính dƣới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình tiến hành các hoạt động. Hệ thống các quan hệ đó bao gồm nhiều loại khác nhau, rất phong phú đa dạng và phức tạp, chịu ảnh hƣởng của các nhiều nguyên nhân và nhân tố cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Vì thế, để có thể kết hợp hài hòa các mối quan hệ, doanh nghiệp và các đối tƣợng có liên quan phải điều chỉnh các mối quan hệ và các nghiệp vụ kinh tế nội sinh. Muốn vậy, cần nhận thức rõ nội dung, tính chất, hình thức và xu hƣớng phát triển của các quan hệ kinh tế tài chính có liên quan. Phân tích tài chính giúp doanh nghiệp và các đối tƣợng quan tâm nhận thức đƣợc điều này. 9 1.2. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp. 1.2.1. Tài liệu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 1.2.1.1. Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Tài liệu quan trọng nhất để sử dụng trong phân tích tình hình tài chính của công ty đó là báo cáo tài chính. Hệ thống báo cáo tài chính trong doanh nghiệp gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh báo cáo tài chính. Trong đó, thƣờng đƣợc quan tâm và sử dụng nhiều nhất là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 1.2.1.2. Vai trò của các báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu, công nợ cũng nhƣ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tình hình lƣu chuyển tiền tệ và khả năng sinh lời trong kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin kinh tế - tài chính chủ yếu cho ngƣời sử dụng thông tinkế toán trong việc đánh giá, phân tích và dự đoán tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính đƣợc sử dụng nhƣ nguồn dữ liệu khi phân tích tài chính doanh nghiệp. a) Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là bảng báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp theo hai góc độ là tài sản và nguồn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo. Do đó, kết cấu của bảng cân đối kế toán gồm hai phần: phần tài sản và phần nguồn vốn. Phần tài sản: Phản ánh giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp. Về mặt kinh tế, đây là phần phản ánh quy mô và kết cấu của các loại tài sản dƣới hình thái vật chất (tiền mặt, hàng tồn kho, khoản phải thu, tài sản cố định). Về mặt pháp lý, số liệu ở phần này phản ánh số tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. 10 Phần nguồn vốn: phản ánh các nguồn hình thành nên các loại tài sản của doanh nghiệp. Xét về mặt kinh tế, các chỉ tiêu ở phần này phản ánh quy mô và kết cấu của các nguồn vốn đã đƣợc doanh nghiệp đầu tƣ và huy động vào sản xuất kinh doanh (nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, vốn chủ sở hữu). Còn về mặt pháp lý, các chỉ tiêu này phản ánh trách nhiệm về mặt vật chất của doanh nghiệp đối với các đối tƣợng cấp vốn cho doanh nghiệp (Nhà nƣớc, các cổ đông, ngân hàng, nhà cung cấp, ngƣời lao động…). Bảng cân đối kế toán do vậy là nguồn thông tin quan trọng cho công tác phân tích tài chính , nó giúp đánh giá đƣợc khả năng cân bằng tài chính , khả năng thanh toán , năng lƣ̣c hoa ̣t đô ̣ng , tài sản hiện có và nguồn hình thành nó , cơ cấ u vố n của doanh nghiê ̣p. b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là bảng báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tóm lƣợc tình hình doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh theo từng loại hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳ. Khác với bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của tiền trong quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng giúp cho nhà phân tích so sánh doanh thu với số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hóa, dịch vụ; so sánh tổng chi phí phát sinh với tổng số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp. Trên cơ sở doanh thu và chi phí, có thể xác định đƣợc kết quả sản xuất kinh doanh: lãi lỗ trong năm. Nhƣ vậy, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. 11 Những khoản mục chủ yếu đƣợc phản ánh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính, doanh thu từ hoạt động khác và chi phí tƣơng ứng với từng hoạt động đó. Những loại thuế nhƣ: VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, về bản chất không phải là doanh thu và không phải là chi phí của doanh nghiệp nên không đƣợc phản ánh trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Toàn bộ các khoản thuế đối với doanh nghiệp và các khoản phải nộp khác đƣợc thực hiện trong phần II- Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nƣớc. c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ là một trong bốn báo cáo tài chính mà doanh nghiê ̣p cầ n lâ ̣p để cung cấ p cho ngƣời sƣ̉ du ̣ng thông tin của doanh nghiê ̣p về nhƣ̃ng vấ n đề liên quan đế n các luồ ng tiề n vào , ra trong doanh nghiê ̣p , tình hình tài trợ , đầ u tƣ bằ ng tiề n của doanh nghiê ̣p trong tƣ̀ng thời kỳ . Nhƣ̃ng luồ ng tiề n vào ra của tiề n và các khoản coi nhƣ là tiề n đƣơ ̣c tổ ng hơ ̣p và chia thành 3 nhóm: - Lƣu chuyể n tiề n tê ̣ tƣ̀ hoa ̣t đô ̣ng sản xuấ t kinh doanh - Lƣu chuyể n tiề n tê ̣ tƣ̀ hoa ̣t đô ̣ng đầ u tƣ - Lƣu chuyể n tiề n tê ̣ tƣ̀ hoa ̣t đô ̣ng tài chiń h Trên cơ sở đó , nhà phân tích thực hiện cân đối ngân quỹ với số dƣ ngân quỹ đầu kỳ để xác định số dƣ ngân quỹ cuối kỳ . Tƣ̀ đó , có thể thiết lập mức dƣ̣ phòng tố i thiể u cho doanh nghiê ̣p đảm bảo khả năng chi trả. Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ có mối liên hệ chặt chẽ với bảng cân đối kế toán và bảng kết quả kinh doanh trong phân tích tài chính . Đây là cơ sở quan trọng để nhà quản lý xây dựng kế hoạch quản lý tiề n mă ̣t. d) Thuyết minh báo cáo tài chính 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất