Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn ths kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại huyện gia bình, tỉnh bắc ni...

Tài liệu Luận văn ths kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại huyện gia bình, tỉnh bắc ninh

.PDF
129
792
77

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------------------------- NGUYỄN THỊ KIM DUNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU, CHI NGÂN SÁCH TẠI HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------------------------- NGUYỄN THỊ KIM DUNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU, CHI NGÂN SÁCH TẠI HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng Mã số: 60 34 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS ĐẶNG ĐỨC SƠN Hà Nội - Năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng rôi; Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Kim Dung LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình về nhiều mặt của các cá nhân và tổ chức. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đặng Đức Sơn - Viện Quản trị và Tài chính AFC Việt Nam - người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện Luận văn này; Tác giả xin cảm ơn tập thể lãnh đạo và các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy, cô giáo khoa Tài chính Ngân hàng của Nhà trường đã giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Luận văn; Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và các cá nhân có liên quan ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, đặc biệt là các cơ quan: UBND huyện Gia Bình, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục Thuế, Kho bạc Nhà nước huyện... trong suốt quá trình tác giả tìm hiểu và thu thập số liệu có liên quan tại huyện; Cuối cùng, tác giả bày tỏ sự cảm ơn chân thành và sâu sắc tới những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu Luận văn. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Kim Dung MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục các từ viết tắt .....................................................................................i Danh mục bảng biểu ......................................................................................... ii Danh mục hình ................................................................................................. iii LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................... 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1 1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................. 2 1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: ............................................................. 3 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 4 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 4 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 6 1.7. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 6 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN .............................................. 7 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ ........................................ 7 1.1.1. Khái niệm Hệ thống kiểm soát nội bộ .............................................. 7 1.1.2 Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ: ........................................ 10 1.1.3 Vai trò và lợi ích của kiểm soát nội bộ ........................................... 12 1.1.4 Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ theo quan điểm của COSO........................................................................................................ 13 1.2. KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN ............................................................................................................ 23 1.2.1. Kiểm soát nội bộ trong các đơn vị quản lý công ........................... 23 1.2.2. Khái niệm, đặc điểm ngân sách nhà nước cấp huyện .................... 26 1.2.3. Kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách nhà nước cấp huyện ............. 34 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU, CHI NGÂN SÁCH TẠI HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH...................................... 55 2.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH ................... 55 2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyện Gia Bình ........................... 55 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xă hội của huyện Gia Bình .......................... 56 2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU, CHI NGÂN SÁCH TẠI HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH ......................................................... 60 2.2.1. Môi trường kiểm soát ..................................................................... 60 2.2.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát .............................................................. 67 2.2.3 Hoạt động kiểm soát........................................................................ 69 2.2.4 Thông tin và truyền thông: .............................................................. 77 2.2.5. Giám sát: ........................................................................................ 78 2.3. ĐÁNH GIÁ ƢU ĐIỂM, HẠN CHẾ CÁC YẾU TỐ KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU, CHI NGÂN SÁCH TẠI HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH 80 2.3.1 Một số ưu điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại huyện Gia Bình ......................................................................................... 80 2.3.2 Một số tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại huyện Gia Bình ......................................................................................... 87 CHƢƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU, CHI NGÂN SÁCH TẠI HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH ....... 93 3.1. PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HUYỆN GIA BÌNH TRONG THỜI GIAN 2015 - 2020 ................................................................................. 93 3.1.1 Mục tiêu tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 .............................................................. 93 3.1.2 Những mục tiêu cụ thể của huyện Gia Bình đến năm 2020 ............ 95 3.2. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU, CHI NGÂN SÁCH TẠI HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH 97 3.2.1 Sự cần thiết tăng cường công tác kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ................................................... 97 3.2.2 Phương hướng tăng cường công tác kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ................................................... 97 3.2.3. Một số giải pháp chủ yếu tăng cường công tác kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ............................. 98 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ LIÊN QUAN ..................... 111 3.3.1. Kiến nghị Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước ............................. 111 3.3.2 Kiến nghị với UBND tỉnh, Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh ................ 112 KẾT LUẬN .................................................................................................... 114 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 117 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 COSO Ủy ban các tổ chức tài trợ (Committee of Sponsoring Organizations) 2 HĐND Hội đồng nhân dân 3 HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ 4 KBNN Kho bạc nhà nƣớc 5 KSNB Kiểm soát nội bộ 6 KTNB Kiểm toán nội bộ 7 KT-XH Kinh tế - Xã hội 8 NSĐP Ngân sách địa phƣơng 9 NSNN Ngân sách Nhà nƣớc 10 NSTW Ngân sách Trung ƣơng 11 QLHC Quản lý hành chính 12 QLKT Quản lý kinh tế 13 QLNN Quản lý nhà nƣớc 14 TTCN Tiểu thủ công nghiệp 15 UBND Ủy ban nhân dân 16 XDCB Xây dựng cơ bản DANH MỤC BẢNG BIỂU TT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Tỷ lệ phân chia giữa các cấp ngân sách các khoản thu phân chia tỷ lệ phần trăm (%) trên địa bàn huyện thời kỳ 2011-2015 58 2 Bảng 2.2 Tổng hợp thu ngân sách trên địa bàn huyện theo từng sắc thuế giai đoạn 2009-2013 67 3 Bảng 2.3 So sánh tổng hợp thu ngân sách trên địa bàn huyện theo từng sắc thuế năm 2009 và năm 2013 68 4 Bảng 2.4 Tổng hợp chi ngân sách cấp huyện giai đoạn 20092013 71 5 Bảng 2.5 Tổng hợp chi ngân sách xã giai đoạn 2009-2013 72 DANH MỤC HÌNH TT Bảng Nội dung Trang 1 Hình 1.1 Các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO 13 2 Hình 1.2 Quy trình đánh giá rủi ro của COSO 16 3 Hình 1.3 Tóm tắt những yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ theo quan điểm của COSO 21 4 Hình 1.4 Hệ thống ngân sách nhà nƣớc 31 5 Hình 1.5 Trình tự lập dự toán và phân phối ngân sách nhà nƣớc 35 6 Hình 2.1 Bố trí các bộ phận công tác của Phòng Tài chính kế hoạch huyện Gia Bình 62 7 Hình 2.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính 82 LỜI NÓI ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Mọi tổ chức đều mong muốn hoạt động của đơn vị mình hiệu quả, báo cáo tài chính đáng tin cậy, tuân thủ pháp luật và các quy định. Tuy nhiên, luôn tiềm ẩn rủi ro là có những yếu kém hoặc sai phạm do các nhà quản lý, đội ngũ nhân viên hay bên thứ ba thực hiện gây ra thiệt hại hay giảm hiệu quả hoạt động của tổ chức. Việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ là một trong những biện pháp rất quan trọng vì chúng giúp ngăn ngừa, phát hiện các sai phạm và yếu kém, giảm thiểu tổn thất, nâng cao hiệu quả nhằm giúp tổ chức đạt đƣợc các mục tiêu. Ở nƣớc ta hiện nay, phần lớn trong khu vực công vẫn chƣa hiểu rõ sự cần thiết cũng nhƣ cách xây dựng, tổ chức và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ trong các hoạt động của tổ chức, đơn vị. Hoạt động thu, chi NSNN cũng trong thực trạng chung nhƣ vậy. Hoạt động kiểm soát nội bộ trong lĩnh vực thu, chi ngân sách ở các cơ quan nhà nƣớc một cấp chính quyền hiện đang có những vấn đề nảy sinh cần đƣợc nghiên cứu, hoàn thiện trên mọi phƣơng diện để đáp ứng đƣợc yêu cầu trong bối cảnh nền kinh tế nƣớc ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Quản lý hoạt động thu, chi ngân sách nhà nƣớc là một lĩnh vực vừa đa dạng, vừa phức tạp, mang tính đặc thù riêng biệt của cơ quan nhà nƣớc, tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn. Mặc dù nhà nƣớc sử dụng nhiều công cụ quản lý, đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp quy để quản lý ngân sách, nhƣng vẫn còn nhiều kẽ hở, tạo cơ hội cho những ngƣời thực thi lợi dụng để tham nhũng, trục lợi hoặc làm thất thoát vốn, tài sản của nhà nƣớc. Trong khi đó, những ngƣời quản lý thƣờng không phát hiện đƣợc hoặc khi phát hiện thì đã để lại những hậu quả không tốt. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng trên là công cụ để kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách vẫn còn thiếu và 1 chƣa đủ độ tin cậy, nhà quản lý chƣa có một công cụ hữu hiệu nào để có thể sớm phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Huyện Gia Bình là một huyện thuần nông của tỉnh Bắc Ninh, hoạt động công nghiệp, TTCN và dịch vụ thƣơng mại chƣa phát triển. Bên cạnh nguồn thu còn hạn chế từ thuế, phí các loại, thì nguồn thu của huyện chủ yếu vẫn dựa vào sự cân đối hỗ trợ của tỉnh. Các hoạt động thu, chi tài chính của huyện những năm qua diễn ra nhiều, với các nội dung thu, chi ngày càng đa dạng nhƣng việc kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại huyện Gia Bình chƣa đƣợc quan tâm đúng mức nên không thể tránh khỏi những rủi ro, sai sót nhất định trong quá trình quản lý tài chính. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài „„Kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh” để làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành tài chính và ngân hàng. Đây là sự cần thiết khách quan có giá trị về mặt lý luận cũng nhƣ giá trị thực tiễn sâu sắc. 1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong khu vực công tại Việt Nam hiện nay, khái niệm kiểm soát nội bộ còn rất mới mẻ và có ít công trình nghiên cứu về vấn đề này. Trong những năm qua mới có một số công trình nghiên cứu về kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục và trong các loại hình doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, điển hình nhƣ: + Luận văn thạc sĩ của tác giả Mai Thị Lợi (năm 2008) với đề tài “Tăng cƣờng kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách Nhà nƣớc tại Trƣờng Cao đẳng công nghệ - Đại học Đà Nẵng” đã phân tích đánh giá về hoạt động kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại Trƣờng Cao đẳng Công nghệ - Đại học Đà Nẵng và đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát nội bộ hoạt động thu, chi ngân sách tại nhà trƣờng. 2 + Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh của tác giả Trần Thị Tài (2010) với đề tài: „„Tăng cƣờng KSNB thu, chi ngân sách tại Trƣờng Đại học Quảng Nam" đã hệ thống hóa lý luận về KSNB thu, chi ngân sách tại các đơn vị sự nghiệp có thu; đề xuất một số giải pháp tăng cƣờng công tác KSNB thu, chi ngân sách nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng KSNB và tăng tính hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách. + Luận văn Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Lan Anh (2013) với đề tài: "Hoàn thiện HTKSNB tại Tập đoàn hóa chất Việt Nam" đã phát triển lý luận về HTKSNB áp dụng trong Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (đây cũng có thể coi là một nghiên cứu đại diện trong công tác KSNB của các tập đoàn kinh tế nhà nƣớc ở nƣớc ta hiện nay). Nhƣ vậy, các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu các vấn đề về thực trạng KSNB thu, chi ngân sách các đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức kinh tế đặc thù, chƣa có công trình nghiên cứu nào chuyên sâu tới việc KSNB thu, chi ngân sách ở cơ quan hành chính nhà nƣớc, đặc biệt là cấp huyện. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn và thực hiện đề tài ‘‘Kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh” để góp phần nâng cao chất lƣợng KSNB nhằm tăng tính hiệu quả trong quản lý thu, chi ngân sách của một cấp quản lý nhà nƣớc trong hệ thống chính trị ở nƣớc ta. Đây là một đề tài hoàn toàn mới, đặc biệt là đối với tác giả hiện đang công tác ở một cơ quan không có điều kiện tiếp xúc nhiều đến quản lý NSNN, mặt khác cũng chƣa có cơ sở thực tiễn để xem xét, nghiên cứu và vận dụng. 1.3. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ nói chung, nhất là kiểm soát nội bộ theo tiêu chuẩn của COSO; vận dụng lý thuyết chung về kiểm soát nội bộ vào kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc. 3 1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hoá lý luận về kiểm soát nội bộ nói chung, nhất là kiểm soát nội bộ theo tiêu chuẩn của COSO; kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc ở nƣớc ta nói riêng; - Vận dụng lý luận chung nói trên, tác giả nghiên cứu, đánh giá thực trạng về công tác kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua; - Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất một số giải pháp tăng cƣờng công tác kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng kiểm soát nội bộ và tăng tính hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới. 1.5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: là hoạt động kiểm soát nội bộ các khoản thu ngân sách và các nhiệm vụ chi ngân sách tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách nhà nƣớc ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. + Phạm vi về thời gian: Các số liệu đƣợc tính trong 5 năm gần đây (2009 - 2013). 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 1.5.1. Phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử - Luận văn sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin vào nghiên cứu xã hội học ; Chủ nghĩa duy vật biện chứng đƣợc sử dụng để phân tích đối tƣợng nghiên cứu một cách biện chứng. Sử dụng phƣơng pháp này cho thấy mọi sự vật hiện tƣợng không tồn tại một cách cô lập, tách rời mà chúng tồn tại trong mối liên hệ mật thiết với các hiện tƣợng sự vật xung quanh. 4 - Sử dụng phƣơng pháp cụ thể nhƣ hệ thống hóa thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp dựa trên các báo cáo đánh giá có sẵn của các cơ quan chức năng ở huyện Gia Bình. Đồng thời, kế thừa và sử dụng có chọn lọc các kết quả nghiên cứu trong các công trình đã công bố để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn. 1.5.2 Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu Nguồn số liệu thứ cấp chủ yếu lấy ở sách, báo nhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới kiểm soát nội bộ. Thu thập từ Internet để có các thông tin về công tác kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp, tổ chức và những tƣ liệu liên quan đến đề tài. Thu thập từ các loại báo cáo của UBND tỉnh, Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Gia Bình và các cơ quan chuyên môn của huyện nhƣ: Chi cục Thống kê, Phòng Nông nghiệp & PTNT, Phòng Tài nguyên & Môi trƣờng… về các thông tin chung và tình hình kinh tế - xã hội của huyện Gia Bình, đặc biệt là nghiên cứu các báo cáo của Phòng Tài chính Kế hoạch, Chi cục Thuế, Kho bạc Nhà nƣớc huyện để có các số liệu về thu, chi ngân sách hàng năm, về công tác kiểm soát nội bộ hoạt động thu, chi ngân sách của huyện những năm qua. Thu thập từ những cơ quan Nhà nƣớc về chủ trƣơng chính sách liên quan đến kiểm soát nội bộ, bao gồm các nghị quyết TW, Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nƣớc... về hoạt động kiểm toán, kiểm soát nội bộ tầm vĩ mô. 1.5.3 Phƣơng pháp xử lý tài liệu Các số liệu thu thập đƣợc tác giả sử dụng phần mềm Excel trên máy vi tính để tổng hợp và hệ thống hoá lại những tiêu thức cần thiết, thể hiện bằng đồ thị, bảng biểu. 1.5.4 Phƣơng pháp phân tích 5 Tác giả tra cứu kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố, tổng hợp và kế thừa các nội dung phù hợp với đề tài. Thu thập có chọn lọc ý kiến đánh giá của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý, cán bộ chuyên môn làm công tác tài chính, kế toán ở các cơ quan, đơn vị có sử dụng ngân sách huyện để tìm hiểu, phân tích, đánh giá về thực tiễn hoạt động KSNB thu, chi ngân sách ở cơ quan hành chính nhà nƣớc huyện Gia Bình. 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Luận văn xác định đƣợc ý nghĩa quan trọng của công tác KSNB thu, chi ngân sách thông qua việc phân tích những cơ sở lý luận về HTKSNB; những mặt hạn chế, các nhân tố ảnh hƣởng, các thủ tục KSNB và trình tự KSNB thu, chi NSNN theo tiêu chuẩn COSO ở một cấp chính quyền cụ thể. Đây là đóng góp mới so với những công trình nghiên cứu trƣớc đây về kiểm soát nội bộ, có ý nghĩa lý luận khoa học chung. - Luận văn nêu thực tế về công tác KSNB thu, chi ngân sách tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, những mặt đã đạt đƣợc và những vấn đề còn tồn tại của công tác KSNB thu, chi ngân sách tại địa phƣơng. - Luận văn cũng đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng công tác kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại địa phƣơng để giảm thiểu những sai sót, gian lận, góp phần vào sự phát triển trong tƣơng lai của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Đây là ý nghĩa thực tiễn cần thiết của đề tài. 1.7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm 3 chƣơng: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách nhà nƣớc cấp huyện. Chương 2: Thực trạng kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. 6 Chương 3: Những giải pháp tăng cƣờng kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ 1.1.1. Khái niệm Hệ thống kiểm soát nội bộ Các nhà quản lý khi tổ chức bất kỳ hoạt động nào của đơn vị mình, bên cạnh việc sắp xếp cơ sở vật chất, nhân sự, nguồn lực còn phải kiểm soát về các phƣơng diện đã nêu thông qua các chính sách, các thủ tục, các quy định về hoạt động của mình. Cách tiếp cận quá trình kiểm soát khi nó áp dụng vào những hoạt động của tổ chức, phục vụ tổ chức đƣợc gọi là “Kiểm soát nội bộ - Internal Control). Với các nhà quản lý, kiểm soát là phƣơng sách để đạt đƣợc mục tiêu đã đặt ra. Căn cứ vào phạm vi kiểm soát chia thành kiểm soát từ bên ngoài (ngoại kiểm) và kiểm soát nội bộ (nội kiểm). Kiểm soát bên ngoài đƣợc thực hiện bởi những ngƣời bên ngoài đơn vị, còn kiểm soát nội bộ đƣợc thực hiện bởi những ngƣời bên trong đơn vị. Tuy nhiên cách phân chia này cũng chỉ mang tính chất tƣơng đối cả về lý luận và thực tiễn trong một hoạt động kiểm soát cụ thể. Hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau về kiểm soát nội bộ, dƣới đây là một số quan điểm chính về kiểm soát nội bộ: - Theo định nghĩa của AICPA (American Institute of Certified Public Accountants - Viện nghiên cứu kế toán công Mỹ), trong các chuẩn mực đã hệ thống hoá của AICPA - Phần thực hành kiểm toán có định nghĩa nhƣ sau: “Kiểm soát nội bộ gồm kế hoạch tổ chức và tất cả những phƣơng pháp, biện pháp phối hợp đƣợc thừa nhận dùng trong kinh doanh để bảo vệ tài sản của tổ 7 chức, kiểm tra sự chính xác và độ tin cậy của thông tin kế toán, thúc đẩy hiệu quả hoạt động và khích lệ bám sát những chủ trƣơng quản lý đã đề ra”. - Theo quan điểm của IFAC (International Federation of Accountants Liên đoàn kế toán quốc tế) thì: "KSNB là hệ thống gồm các chính sách, các thủ tục đƣợc thiết lập tại đơn vị nhằm đảm bảo các mục tiêu: bảo vệ tài sản của đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của các thông tin, đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý và đảm bảo hiệu quả của hoạt động”. - Theo chuẩn mực kế toán quốc tế 400 (International Accounting Standards - ISA 400) thì: “Hệ thống kiểm soát nội bộ là toàn bộ những chính sách và thủ tục do Ban giám đốc của đơn vị thiết lập nhằm đảm bảo việc quản lý chặt chẽ và sự hiệu quả của các hoạt động trong khả năng có thể”. - Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 400 (VAS 400) thì: "Hệ thống kiểm soát nội bộ là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị đƣợc kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các qui định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị”. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam - VSA 315 hiện nay (thay thế cho VSA 400 trƣớc đây) ban hành kèm theo Thông tƣ số 214/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị đƣợc kiểm toán và môi trƣờng của đơn vị, có đƣa ra định nghĩa về KSNB mà không phải là HTKSNB nhƣ trƣớc đây nữa. “Kiểm soát nội bộ là qui trình do Ban quản trị, Ban giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các qui định có liên quan. Thuật ngữ “kiểm soát” được hiểu là bất cứ 8 khía cạnh nào của một hoặc nhiều thành phần của kiểm soát nội bộ”. Với khái niệm này chuẩn mực kiểm toán lại tiếp cận theo hƣớng đánh giá rủi ro và cũng tƣơng đồng với quan điểm của COSO, các yếu tố cấu thành cũng bao gồm 5 yếu tố: Môi trƣờng kiểm soát; đánh giá rủi ro; hệ thống thông tin; hoạt động kiểm soát; giám sát các kiểm soát, coi KSNB không phải là hệ thống nhƣ trƣớc mà là qui trình. - Theo quan điểm của COSO (Committee of Sponsoring Organizations - Ủy ban các tổ chức tài trợ) thì: “KSNB là một quy trình chịu ảnh hƣởng bởi Hội đồng quản trị, các nhà quản lý và các nhân viên khác của tổ chức, đƣợc thiết kế để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý trong việc tổ chức thực hiện các mục tiêu sau: Hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động, tính chất đáng tin cậy của Báo cáo tài chính, sự tuân thủ các luật lệ về pháp luật hiện hành”. Cho đến nay định nghĩa này đƣợc chấp nhận khá rộng rãi và đƣợc IFAC thừa nhận bởi nó đáp ứng đƣợc yêu cầu minh bạch thông tin của các công ty, đặc biệt là các công ty niêm yết. Đặc điểm nổi bật của báo cáo COSO là một tầm nhìn rộng và mang tính quản trị, trong đó kiểm soát nội bộ không chỉ còn là một vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính mà đƣợc mở rộng ra cho các lĩnh vực hoạt động và tuân thủ khác nhau. Qua các quan điểm trên cho thấy, điểm chung là kiểm soát nội bộ đƣợc các nhà quản lý thiết lập để điều hành mọi nhân viên, mọi hoạt động nhằm thực hiện: + Thông tin đáng tin cậy của báo cáo tài chính: tức là đối với báo cáo tài chính, KSNB phải đảm bảo về tính trung thực và đáng tin cậy, bởi vì chính ngƣời quản lý đơn vị phải có trách nhiệm lập báo cáo tài chính phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. + Sự tuân thủ các luật lệ và quy định: KSNB trƣớc hết phải đảm bảo hợp lý việc chấp hành luật pháp và các qui định. Bên cạnh đó, KSNB còn 9 phải hƣớng mọi thành viên trong đơn vị vào việc tuân thủ các chính sách, qui định nội bộ của đơn vị, qua đó đảm bảo đạt đƣợc những mục tiêu của đơn vị. + Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả: KSNB giúp đơn vị bảo vệ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo mật thông tin, nâng cao uy tín, mở rộng thị phần thực hiện các chiến lƣợc kinh doanh của đơn vị … 1.1.2 Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ: Trong các tổ chức, đơn vị, HTKSNB là một hệ thống các chính sách, các biện pháp kiểm soát và thủ tục kiểm soát đƣợc xây dựng để thực hiện các mục tiêu sau: - Bảo vệ tài sản của đơn vị: tài sản của đơn vị có nhiều loại nhƣ tài sản cố định hữu hình, vô hình chúng có thể bị đánh cắp, bị lạm dụng vào nhiều mục đích khác nhau, bị hƣ hại nếu không đƣợc bảo vệ bằng hệ thống kiểm soát nội bộ thích hợp; - Bảo đảm độ tin cậy của thông tin: thông tin kinh tế, tài chính do bộ máy kế toán xử lý và tổng hợp, là căn cứ quan trọng của việc hình thành các quyết định của nhà quản lý. Thông tin cung cấp phải đảm bảo kịp thời, chính xác, tin cậy về thực trạng hoạt động của đơn vị, phản ánh đầy đủ, khách quan nội dung chủ yếu của hoạt động kinh tế tài chính; - Bảo đảm việc thực hiện chế độ pháp lý: duy trì và kiểm tra việc tuân thủ các chính sách có liên quan đến đơn vị. Ngăn chặn và phát hiện kịp thời, xử lý các sai phạm gian lận trong nội bộ đơn vị; - Bảo đảm hiệu quả hoạt động và năng lực quản lý: các quá trình kiểm soát trong một đơn vị đƣợc thiết kế nhằm ngăn ngừa sự lặp lại không cần thiết các tác nghiệp, gây lãng phí trong hoạt động và sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực trong đơn vị; 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng