Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn ths. khảo cổ học di tích khảo cổ học cồn cổ ngựa (thanh hóa)...

Tài liệu Luận văn ths. khảo cổ học di tích khảo cổ học cồn cổ ngựa (thanh hóa)

.PDF
133
172
76

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------- PHẠM THANH SƠN DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC CỒN CỔ NGỰA (THANH HOÁ) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------- PHẠM THANH SƠN DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC CỒN CỔ NGỰA (THANH HOÁ) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Khảo cổ học Mã số: 60 22 60 Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Hoàng Hiệp HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình tổng hợp và nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực. Những ý kiến khoa học chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2014 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phạm Thanh Sơn 1 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ về mọi mặt của những người thân trong gia đình. Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy hướng dẫn: TS.Trịnh Hoàng Hiệp cùng các đồng nghiệp trong và ngoài cơ quan. Bản thân tôi cũng nhận được sự động viên, chỉ bảo ân cần của các nhà khoa học, các thầy cô giáo đào tạo tôi. Ngoài ra, tôi cũng chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa, Ủy ban Nhân dân huyện Hà Trung, Ủy ban Nhân dân xã Hà Lĩnh cùng bà con nơi đây. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tới TS. Marc. Oxenham về kết quả hợp tác nghiên cứu di tích Cồn Cổ Ngựa. Nếu không có sự hợp tác đó, tôi cũng không có cơ may tiếp cận, nghiên cứu để hoàn thành luận văn của mình. Tận đáy lòng, cho phép tôi gửi lời biết ơn sấu sắc và sự kính trọng tới những cá nhân và đoàn thể đã giúp đỡ tôi. 2 MỤC LỤC Lời cam đoan ......................................................................................................................... 1 Lời cảm ơn ............................................................................................................................. 2 Danh mục các chữ viết tắt...................................................................................................... 6 Danh mục các bảng thống kê, biểu đồ, bản đồ, ảnh, bản vẽ .................................................. 7 MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 14 1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................................ 14 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và những vấn đề cần giải quyết ............................................... 15 4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................... 16 5. Kết quả và đóng góp của luận văn......................................................................................... 16 6. Bố cục của luận văn............................................................................................................. 17 Chương 1: ĐIỀU KIỆNTỰ NHIÊN, ....................................................................................... 18 CỔ MÔI TRƯỜNG VÀ TỔNG QUAN TƯ LIỆU ................................................................... 18 1.1. Vài nét về tự nhiên, cổ môi trường khu vực ......................................................................... 18 1.1.1. Địa hình, địa mạo........................................................................................................... 19 1.1.2. Khí hậu, thủy văn ........................................................................................................... 20 1.1.3. Hệ sinh thái ................................................................................................................... 23 1.2. Tổng quan về tư liệu ......................................................................................................... 24 1.2.1. Lịch sử phát hiện............................................................................................................ 24 1.2.2. Những kết quả nghiên cứu đạt được................................................................................. 26 1.2.3. Những vấn đề đặt ra cho luận văn .................................................................................... 28 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................................... 29 Chương 2: ĐẶC TRƯNG DI TÍCH VÀ DI VẬT ..................................................................... 30 2.1. Di chỉ Cồn Cổ Ngựa ........................................................................................................ 30 2.1.1. Địa thế, cảnh quan di chỉ ................................................................................................ 30 2.1.2. Cấu tạo địa tầng và tầng văn hóa...................................................................................... 31 2.1.3. Tính chất của di chỉ ........................................................................................................ 32 2.2. Đặc trưng di tích ............................................................................................................... 33 2.2.1. Di tích động vật ............................................................................................................. 33 2.2.2. Di tích thực vật .............................................................................................................. 34 2.2.3. Di tích mộ táng .............................................................................................................. 34 2.3.3.1. Các loại hình mộ táng .................................................................................................. 35 2.2.3.2. Cấu trúc huyệt mộ và tư thế chôn .................................................................................. 37 3 2.3.3.3. Thành phần nhân chủng, bệnh lý trên xương và hiện tượng liên quan ...................................... 39 2.4. Đặc trưng di vật ................................................................................................................ 40 2.4.1. Đồ đá............................................................................................................................ 40 2.4.1.1. Nguyên liệu và chất liệu ............................................................................................... 41 2.4.1.2. Các loại hình di vật đá.................................................................................................. 42 2.4.1.2.1. Công cụ đá ghè đẽo và đá có vết ghè .......................................................................... 42 2.4.1.2.2. Công cụ mài............................................................................................................. 44 2.4.1.2.3. Công cụ không có dấu vết chế tác............................................................................... 47 2.4.1.2.4. Mảnh rìu vỡ ............................................................................................................. 51 2.4.1.2.5. Mảnh tước và mảnh tách ........................................................................................... 51 2.4.1.2.6. Thổ hoàng................................................................................................................ 52 2.4.1.3. Nhận định về đặc trưng và các giai đoạn phát triển của loại hình công cụ đá ........................... 53 2.4.2. Đồ xương...................................................................................................................... 57 2.4.3. Đồ gốm......................................................................................................................... 58 2.4.3.1. Chất liệu ..................................................................................................................... 59 2.4.3.2. Loại hình .................................................................................................................... 60 2.4.3.2.1. Đồ gốm xương mỏng................................................................................................ 61 2.4.3.2.2. Gốm xương dày trung bình........................................................................................ 68 2.4.3.2.3. Gốm xương dày nhất ................................................................................................ 73 2.4.3.3. Hoa văn...................................................................................................................... 76 2.4.3.4. Kỹ thuật chế tạo .......................................................................................................... 80 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................................... 81 Chương 3: NIÊN ĐẠI, CÁC GIAI ĐOẠN ............................................................................... 83 PHÁT TRIỂN VÀ MỐI QUAN HỆ VĂN HÓA ...................................................................... 83 3.1. Niên đại và các giai đoạn phát triển..................................................................................... 83 3.1.1. Niên đại ........................................................................................................................ 83 3.1.2. Các giai đoạn phát triển .................................................................................................. 83 3.1.3. Các mối quan hệ ............................................................................................................ 85 3.1.3.1. Khu vực đồng bằng Thanh Hóa .................................................................................... 85 3.1.3.2. Với phía Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng ............................................................... 99 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................................. 102 Chương 4: DÂN CƯ, ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT...................................................................... 105 TINH THẦN VÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI .................................................................................. 105 4.1. Dân cư........................................................................................................................... 105 4.2. Các hoạt động kinh tế...................................................................................................... 105 4 4.2.1. Về trồng trọt ................................................................................................................ 105 4.2.2. Chăn nuôi.................................................................................................................... 107 4.2.3. Hái lượm, săn bắn ........................................................................................................ 108 4.2.4. Các nghề thủ công........................................................................................................ 109 4.3. Đời sống tinh thần của người Cồn Cổ Ngựa ...................................................................... 113 4.4. Tổ chức xã hội................................................................................................................ 116 Tiểu kết chương 4 ................................................................................................................. 116 Kết luận ............................................................................................................................... 117 Danh mục các công trình đã công bố của tác giả............................................................... 120 Tài liệu tham khảo ............................................................................................................. 122 Phụ lục minh họa ............................................................................................................... 131 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Nxb TL Pg Tr Km NPHMVKCH TB D - Nhà xuất Bản - Tư liệu - Page - Trang - Kilomet - Những phát hiện mới về Khảo cổ học - Trung bình - Dày 6 DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ, BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ, ẢNH, BẢN VẼ TRONG CHÍNH VĂN Bảng thống kê Bảng 1 Chỉ số về các mộ táng Cồn Cổ Ngựa 2013 Bảng 2 Kết quả phân tích thạch học Cồn Cổ Ngựa 2013 Bảng 3 Bảng thống kê công cụ đá ghè đẽo và đá có vết ghè Cồn Cổ Ngựa 2013 Bảng 4 Bảng thống kê các loại rìu Cồn Cổ Ngựa 2013 Bảng 5 Bảng thống kê bàn nghiền, mảnh bàn nghiền Cồn Cổ Ngựa 2013 Bảng 6 Bảng thống kê bàn mài Cồn Cổ Ngựa 2013 Bảng 7 Bảng thống kê chày nghiền Cồn Cổ Ngựa 2013 Bảng 8 Bảng thống kê đá có lỗ vũm, hòn kê, hòn ghè Cồn Cổ Ngựa 2013 Bảng 9 Bảng thống kê mảnh chày nghiền Cồn Cổ Ngựa 2013 Bảng 10 Bảng thống kê mảnh rìu vỡ Cồn Cổ Ngựa 2013 Bảng 11 Bảng thống kê mảnh tước, mảnh tách ở Cồn Cổ Ngựa 2013 Bảng 12 Bảng phân bố miệng gốm xương mỏng Cồn Cổ Ngựa 2013 Bảng 13 Bảng phân bố miệng gốm xương dày trung bình Cồn Cổ Ngựa 2013 Bảng 14 Bảng phân bố miệng gốm xương dày ở Cồn Cổ Ngựa Biểu đồ Biểu đồ 1 Tỷ lệ giới tính ở Cồn Cổ Ngựa 2013 Biểu đồ 2 Tỷ lệ các loại gốm ở Cồn Cổ Ngựa 2013 Biểu đồ 3 Tỷ lệ các bộ phận gốm xương mỏng Cồn Cổ Ngựa 2013 Biểu đồ 4 Phân bố miệng gốm xương mỏng Cồn Cổ Ngựa 2013 Biểu đồ 5 Tỷ lệ các bộ phận gốm xương trung bình Cồn Cổ Ngựa 2013 Biểu đồ 6 Tỷ lệ các bộ phận gốm xương dày Cồn Cổ Ngựa 2013 Bản đồ Bản đồ 1 Bản đồ vị trí Thanh Hóa trong khu vực Bắc Trung Bộ, Việt Nam Bản đồ 2 Bản đồ địa hình xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, Thanh Hóa Bản đồ 3 Bản đồ phân bố các di tích văn hóa Đa Bút Danh mục ảnh Ảnh 1 Khai quật Cồn Cổ Ngựa 1979-1980 Ảnh 2 Khai quật Cồn Cổ Ngựa 1979-1980 Ảnh 3 Thám sát Cồn Cổ Ngựa 2011 Ảnh 4 Thám sát Cồn Cổ Ngựa 2011 Ảnh 5 Nguyên liệu núi Ác Sơn gần Cồn Cổ Ngựa Ảnh 6 Hang Thủng gần di tích Cồn Cổ Ngựa Ảnh 7 Mộ táng ở Cồn Cổ Ngựa Ảnh 8 Cánh đồng xã Hà Lĩnh Ảnh 9 Cánh đồng xã Hà Lĩnh Ảnh 10 Cánh đồng xã Hà Lĩnh Ảnh 11 Khai quật Cồn Cổ Ngựa 2013 Ảnh 12 Khai quật Cồn Cổ Ngựa 2013 Ảnh 13 Khai quật Cồn Cổ Ngựa 2013 Ảnh 14 Khai quật Cồn Cổ Ngựa 2013 Ảnh 15 Khai quật Cồn Cổ Ngựa 2013 Ảnh 16 Khai quật Cồn Cổ Ngựa 2013 Ảnh 17 Vị trí Cồn Cổ Ngựa từ ảnh vệ tinh 7 Ảnh 18 Ảnh 19 Ảnh 20 Ảnh 21 Ảnh 22 Ảnh 23 Ảnh 24 Ảnh 25 Ảnh 26 Ảnh 27 Ảnh 28 Ảnh 29 Ảnh 30 Ảnh 31 Ảnh 32 Ảnh 33 Ảnh 34 Ảnh 35 Ảnh 36 Ảnh 37 Ảnh 38 Ảnh 39 Ảnh 40 Ảnh 41 Ảnh 42 Ảnh 43 Ảnh 44 Ảnh 45 Ảnh 46 Ảnh 47 Ảnh 48 Ảnh 49 Ảnh 50 Ảnh 51 Ảnh 52 Ảnh 53 Ảnh 54 Ảnh 55 Ảnh 56 Ảnh 57 Ảnh 58 Ảnh 59 Ảnh 60 Ảnh 61 Ảnh 62 Ảnh 63 Ảnh 64 Quang cảnh xung quanh di tích Cồn Cổ Ngựa Địa tầng vách Bắc Cồn Cổ Ngựa Địa tầng vách Tây Cồn Cổ Ngựa Xương cá voi ở Cồn Cổ Ngựa Xương cá voi ở Cồn Cổ Ngựa Xương cá voi ở Cồn Cổ Ngựa Khai quật Cồn Cổ Ngựa 1979-1980 Khai quật Cồn Cổ Ngựa 1979-1980 Khai quật Cồn Cổ Ngựa Khai quật Cồn Cổ Ngựa Khai quật Cồn Cổ Ngựa Các cụm đá và mộ táng muộn Cồn Cổ Ngựa Bề mặt lớp 2.2 Cồn Cổ Ngựa Mộ có dấu vết trầm tích biển Cồn Cổ Ngựa Mộ có dấu vết trầm tích biển Cồn Cổ Ngựa Mộ có dấu vết trầm tích biển Cồn Cổ Ngựa Mộ có dấu vết trầm tích biển Cồn Cổ Ngựa Lớp mộ sớm nhất ở Cồn Cổ Ngựa Lớp mộ sớm nhất ở Cồn Cổ Ngựa Mộ chôn tập thể 142, 143, 144, 145, 146 Cồn Cổ Ngựa Mộ chôn tập thể 102, 120, 137 Cồn Cổ Ngựa Mộ có đá đánh dấu mộ Cồn Cổ Ngựa Mộ có đá đánh dấu mộ Cồn Cổ Ngựa Mộ có đá đánh dấu mộ Cồn Cổ Ngựa Mộ có đá đánh dấu mộ Cồn Cổ Ngựa Mộ có đá đánh dấu mộ Cồn Cổ Ngựa Mộ có đá đánh dấu mộ Cồn Cổ Ngựa Mộ có đá đánh dấu mộ Cồn Cổ Ngựa Mộ có đá đánh dấu mộ Cồn Cổ Ngựa Huyệt Mộ Cồn Cổ Ngựa Huyệt Mộ Cồn Cổ Ngựa Huyệt Mộ Cồn Cổ Ngựa Huyệt Mộ Cồn Cổ Ngựa Huyệt Mộ Cồn Cổ Ngựa Di cốt bị chặt gãy xương đùi và tay Cồn Cổ Ngựa Di cốt bị chặt gãy xương đùi và tay Cồn Cổ Ngựa Ảnh chụp phóng đại mẫu phân tích thạch học Cồn Cổ Ngựa Ảnh chụp phóng đại mẫu phân tích thạch học Cồn Cổ Ngựa Ảnh chụp phóng đại mẫu phân tích thạch học Cồn Cổ Ngựa Ảnh chụp phóng đại mẫu phân tích thạch học Cồn Cổ Ngựa Ảnh chụp phóng đại mẫu phân tích thạch học Cồn Cổ Ngựa Ảnh chụp phóng đại mẫu phân tích thạch học Cồn Cổ Ngựa Ảnh chụp phóng đại mẫu phân tích thạch học Cồn Cổ Ngựa Ảnh chụp phóng đại mẫu phân tích thạch học Cồn Cổ Ngựa Ảnh chụp phóng đại mẫu phân tích thạch học Cồn Cổ Ngựa Ảnh chụp phóng đại mẫu phân tích thạch học Cồn Cổ Ngựa Ảnh chụp phóng đại mẫu phân tích thạch học Cồn Cổ Ngựa 8 Ảnh 65 Ảnh 66 Ảnh 67 Ảnh 68 Ảnh 69 Ảnh 70 Ảnh 71 Ảnh 72 Ảnh 73 Ảnh 74 Ảnh 75 Ảnh 76 Ảnh 77 Ảnh 78 Ảnh 79 Ảnh 80 Ảnh 81 Ảnh 82 Ảnh 83 Ảnh 84 Ảnh 85 Ảnh 86 Ảnh 87 Ảnh 88 Ảnh 89 Ảnh 90 Ảnh 91 Ảnh 92 Ảnh 93 Ảnh 94 Ảnh 95 Ảnh 96 Ảnh 97 Ảnh 98 Ảnh 99 Ảnh 100 Ảnh 101 Ảnh 102 Ảnh 103 Ảnh 104 Ảnh 105 Ảnh 106 Ảnh 107 Ảnh 108 Ảnh 109 Ảnh 110 Ảnh 111 Ảnh chụp phóng đại mẫu phân tích thạch học Cồn Cổ Ngựa Ảnh chụp phóng đại mẫu phân tích thạch học Cồn Cổ Ngựa Ảnh chụp phóng đại mẫu phân tích thạch học Cồn Cổ Ngựa Ảnh chụp phóng đại mẫu phân tích thạch học Cồn Cổ Ngựa Ảnh chụp phóng đại mẫu phân tích thạch học Cồn Cổ Ngựa Công cụ rìa dọc Cồn Cổ Ngựa Công cụ rìa dọc Cồn Cổ Ngựa Công cụ rìa ngang Cồn Cổ Ngựa Phác vật rìu Cồn Cổ Ngựa Phác vật rìu Cồn Cổ Ngựa Phác vật rìu Cồn Cổ Ngựa Phác vật rìu Cồn Cổ Ngựa Phác vật rìu Cồn Cổ Ngựa Đá có vết ghè Cồn Cổ Ngựa Đá có vết ghè Cồn Cổ Ngựa Đá có vết ghè Cồn Cổ Ngựa Đá có vết ghè Cồn Cổ Ngựa Rìu mài lưỡi Cồn Cổ Ngựa Rìu mài lưỡi Cồn Cổ Ngựa Rìu mài lưỡi Cồn Cổ Ngựa Rìu mài lưỡi Cồn Cổ Ngựa Rìu mài lưỡi Cồn Cổ Ngựa Rìu mài lưỡi Cồn Cổ Ngựa Rìu mài lưỡi Cồn Cổ Ngựa Rìu mài lưỡi Cồn Cổ Ngựa Rìu mài lưỡi Cồn Cổ Ngựa Rìu mài lưỡi Cồn Cổ Ngựa Rìu mài lưỡi Cồn Cổ Ngựa Rìu mài lưỡi hai đầu Cồn Cổ Ngựa Rìu mài lưỡi hai đầu Cồn Cổ Ngựa Rìu mài lưỡi hai đầu Cồn Cổ Ngựa Rìu mài lưỡi hai đầu Cồn Cổ Ngựa Rìu mài lưỡi hai đầu Cồn Cổ Ngựa Rìu mài lan thân Cồn Cổ Ngựa Rìu mài lan thân Cồn Cổ Ngựa Rìu mài lan thân Cồn Cổ Ngựa Rìu mài lan thân Cồn Cổ Ngựa Rìu mài lan thân Cồn Cổ Ngựa Rìu mài lan thân Cồn Cổ Ngựa Rìu mài lan thân Cồn Cổ Ngựa Rìu mài lan thân Cồn Cổ Ngựa Rìu mài lan thân Cồn Cổ Ngựa Rìu mài lan thân Cồn Cổ Ngựa Rìu mài lan thân Cồn Cổ Ngựa Rìu mài lan thân Cồn Cổ Ngựa Rìu mài lan thân Cồn Cổ Ngựa Rìu mài lan thân Cồn Cổ Ngựa 9 Ảnh 112 Ảnh 113 Ảnh 114 Ảnh 115 Ảnh 116 Ảnh 117 Ảnh 118 Ảnh 119 Ảnh 120 Ảnh 121 Ảnh 122 Ảnh 123 Ảnh 124 Ảnh 125 Ảnh 126 Ảnh 127 Ảnh 128 Ảnh 129 Ảnh 130 Ảnh 131 Ảnh 132 Ảnh 134 Ảnh 135 Ảnh 136 Ảnh 137 Ảnh 138 Ảnh 139 Ảnh 140 Ảnh 141 Ảnh 142 Ảnh 143 Ảnh 144 Ảnh 145 Ảnh 146 Ảnh 147 Ảnh 148 Ảnh 149 Ảnh 150 Ảnh 151 Ảnh 152 Ảnh 153 Ảnh 154 Ảnh 155 Ảnh 156 Ảnh 157 Ảnh 158 Ảnh 159 Bàn nghiền Cồn Cổ Ngựa Bàn nghiền Cồn Cổ Ngựa Bàn nghiền Cồn Cổ Ngựa Bàn nghiền Cồn Cổ Ngựa Bàn mài Cồn Cổ Ngựa Bàn mài Cồn Cổ Ngựa Bàn mài Cồn Cổ Ngựa Bàn mài Cồn Cổ Ngựa Chày nghiền Cồn Cổ Ngựa Chày nghiền Cồn Cổ Ngựa Chày nghiền Cồn Cổ Ngựa Chày nghiền Cồn Cổ Ngựa Chày nghiền Cồn Cổ Ngựa Chày nghiền Cồn Cổ Ngựa Chày nghiền Cồn Cổ Ngựa Chày nghiền Cồn Cổ Ngựa Chày nghiền Cồn Cổ Ngựa Chày nghiền Cồn Cổ Ngựa Chày nghiền Cồn Cổ Ngựa Chày nghiền Cồn Cổ Ngựa Chày nghiền Cồn Cổ Ngựa Chày nghiền Cồn Cổ Ngựa Chày nghiền Cồn Cổ Ngựa Chày nghiền Cồn Cổ Ngựa Chày nghiền Cồn Cổ Ngựa Chày nghiền Cồn Cổ Ngựa Chày nghiền Cồn Cổ Ngựa Chày nghiền Cồn Cổ Ngựa Chày nghiền Cồn Cổ Ngựa Đá có vết lõm Cồn Cổ Ngựa Đá có vết lõm Cồn Cổ Ngựa Đá có vết lõm Cồn Cổ Ngựa Đá có vết lõm Cồn Cổ Ngựa Đá có vết lõm Cồn Cổ Ngựa Đá có vết lõm Cồn Cổ Ngựa Đá có vết lõm Cồn Cổ Ngựa Đá có vết lõm Cồn Cổ Ngựa Hòn kê Cồn Cổ Ngựa Hòn ghè Cồn Cổ Ngựa Hòn ghè Cồn Cổ Ngựa Hòn ghè Cồn Cổ Ngựa Mảnh chày vỡ Cồn Cổ Ngựa Mảnh chày vỡ Cồn Cổ Ngựa Mảnh chày vỡ Cồn Cổ Ngựa Mảnh chày vỡ Cồn Cổ Ngựa Mảnh rìu vỡ Cồn Cổ Ngựa Mảnh rìu vỡ Cồn Cổ Ngựa 10 Ảnh 160 Ảnh 161 Ảnh 162 Ảnh 163 Ảnh 164 Ảnh 165 Ảnh 166 Ảnh 167 Ảnh 168 Ảnh 169 Ảnh 170 Ảnh 171 Ảnh 172 Ảnh 173 Ảnh 174 Ảnh 175 Ảnh 176 Ảnh 177 Ảnh 178 Ảnh 179 Ảnh 180 Ảnh 181 Ảnh 182 Ảnh 183 Ảnh 184 Ảnh 185 Ảnh 186 Ảnh 187 Ảnh 188 Ảnh 189 Ảnh 190 Ảnh 191 Ảnh 192 Ảnh 193 Ảnh 194 Ảnh 195 Ảnh 196 Ảnh 197 Ảnh 198 Ảnh 199 Ảnh 200 Ảnh 201 Ảnh 202 Ảnh 203 Ảnh 204 Ảnh 205 Ảnh 206 Mảnh rìu vỡ Cồn Cổ Ngựa Mảnh rìu vỡ Cồn Cổ Ngựa Mảnh tước Cồn Cổ Ngựa Mảnh tước Cồn Cổ Ngựa Mảnh tước Cồn Cổ Ngựa Mảnh tước Cồn Cổ Ngựa Mảnh tước Cồn Cổ Ngựa Mảnh tước Cồn Cổ Ngựa Mảnh tước Cồn Cổ Ngựa Mảnh tước Cồn Cổ Ngựa Mảnh tước Cồn Cổ Ngựa Mảnh tước Cồn Cổ Ngựa Mảnh tước Cồn Cổ Ngựa Mảnh tước Cồn Cổ Ngựa Mảnh tước Cồn Cổ Ngựa Mảnh tước Cồn Cổ Ngựa Mảnh tước Cồn Cổ Ngựa Mảnh tước Cồn Cổ Ngựa Mảnh tước Cồn Cổ Ngựa Mảnh tước Cồn Cổ Ngựa Mảnh tách do phong hóa Cồn Cổ Ngựa Mảnh tách do phong hóa Cồn Cổ Ngựa Mảnh tách do phong hóa Cồn Cổ Ngựa Mảnh tách do phong hóa Cồn Cổ Ngựa Mảnh tách do phong hóa Cồn Cổ Ngựa Thổ hoàng Cồn Cổ Ngựa Mảnh tách do phong hóa Cồn Cổ Ngựa Công cụ xương Cồn Cổ Ngựa Công cụ xương Cồn Cổ Ngựa Công cụ xương Cồn Cổ Ngựa Công cụ xương Cồn Cổ Ngựa Công cụ xương Cồn Cổ Ngựa Công cụ đá ghè đẽo Làng Còng Công cụ đá ghè đẽo Làng Còng Công cụ đá ghè đẽo Làng Còng Công cụ đá ghè đẽo Làng Còng Công cụ đá ghè đẽo Làng Còng Công cụ đá ghè đẽo Làng Còng Rìu đá Làng Còng Chày nghiền Làng Còng Đá có lỗ Làng Còng Cảnh quan Gò Trũng 1977 Khai quật Gò Trũng 1977 Địa tầng Gò Trũng 1977 Chì lưới đá Gò Trũng 1977 Chì lưới đá Gò Trũng 1977 Chì lưới đá Gò Trũng 1977 11 Ảnh 207 Ảnh 208 Ảnh 209 Ảnh 210 Ảnh 211 Ảnh 212 Ảnh 213 Ảnh 214 Ảnh 215 Ảnh 216 Ảnh 217 Ảnh 218 Ảnh 219 Ảnh 220 Ảnh 221 Ảnh 222 Ảnh 223 Ảnh 224 Ảnh 225 Ảnh 226 Bản vẽ Bản vẽ 1 Bản vẽ 2 Bản vẽ 3 Bản vẽ 4 Bản vẽ 5 Bản vẽ 6 Bản vẽ 7 Bản vẽ 8 Bản vẽ 9 Bản vẽ 10 Bản vẽ 11 Bản vẽ 12 Bản vẽ 13 Bản vẽ 14 Bản vẽ 15 Bản vẽ 16 Bản vẽ 17 Bản vẽ 18 Bản vẽ 19 Bản vẽ 20 Bản vẽ 21 Bản vẽ 22 Bản vẽ 23 Bản vẽ 24 Bản vẽ 25 Bản vẽ 26 Rìu đá Gò Trũng 1977 Rìu đá Gò Trũng 1977 Chì lưới đất nung Gò Trũng 1977 Miệng gốm kiểu “bô đê” ở Gò Trũng 1977 Quanh cảnh hang Sáo trên và Sáo dưới Địa tầng hang Sáo trên Địa tầng hang Sáo dưới Quanh cảnh địa điểm hang Cò Địa tầng hang Sáo dưới Đồ đá địa điểm hang Cò Gốm địa điểm hang Cò Gốm địa điểm hang Cò Quang cảnh địa điểm Đồng Vườn Địa tầng địa điểm Đồng Vườn Đồ đá địa điểm Đồng Vườn Đồ đá địa điểm Đồng Vườn Gốm địa điểm Đồng Vườn Gốm địa điểm Đồng Vườn Gốm thực nghiệm tại Cồn Cổ Ngựa Ảnh thực nghiềm rìu mài lưỡi Cồn Cổ Ngựa Sơ đồ vị trí hố khai quật Cồn Cổ Ngựa Địa tầng vách Tây Cồn Cổ Ngựa Địa tầng vách Bắc Cồn Cổ Ngựa Mặt bằng lớp 1.1 Cồn Cổ Ngựa Mặt bằng lớp 1.2 Cồn Cổ Ngựa Mặt bằng lớp 2.1 Cồn Cổ Ngựa Mặt bằng lớp 3.2 Cồn Cổ Ngựa Hiện trạng các mộ có liên quan đến trầm tích biển ở Cồn Cổ Ngựa Phân bố lớp mộ sớm ở Cồn Cổ Ngựa Phân bố các mộ và di tích trên bề mặt sinh thổ Sự phân bố các mức mộ sớm, muộn ở Cồn Cổ Ngựa Rìu mài ở Cồn Cổ Ngựa Rìu mài ở Cồn Cổ Ngựa Rìu mài, chày nghiền Cồn Cổ Ngựa Chày nghiền Cồn Cổ Ngựa Mảnh chày nghiền, mảnh rìu, mảnh tước Cồn Cổ Ngựa Miệng gốm mỏng Cồn Cổ Ngựa Miệng gốm mỏng Cồn Cổ Ngựa Miệng gốm mỏng Cồn Cổ Ngựa Miệng gốm mỏng Cồn Cổ Ngựa Miệng gốm mỏng Cồn Cổ Ngựa Miệng gốm mỏng Cồn Cổ Ngựa Miệng gốm mỏng Cồn Cổ Ngựa Miệng gốm mỏng Cồn Cổ Ngựa Cổ gốm mỏng Cồn Cổ Ngựa Cổ gốm mỏng Cồn Cổ Ngựa 12 Bản vẽ 27 Bản vẽ 28 Bản vẽ 29 Bản vẽ 30 Bản vẽ 31 Bản vẽ 32 Bản vẽ 33 Bản vẽ 34 Bản vẽ 35 Bản vẽ 36 Bản vẽ 37 Bản vẽ 38 Bản vẽ 39 Bản vẽ 40 Bản vẽ 41 Bản vẽ 42 Bản vẽ 43 Bản vẽ 44 Bản vẽ 45 Bản vẽ 46 Bản vẽ 47 Bản vẽ 48 Bản vẽ 49 Bản vẽ 50 Bản vẽ 51 Bản vẽ 52 Bản vẽ 53 Bản vẽ 54 Bản vẽ 55 Bản vẽ 56 Bản vẽ 57 Bản vẽ 58 Bản vẽ 59 Bản vẽ 60 Bản vẽ 61 Bản vẽ 62 Bản vẽ 63 Bản vẽ 64 Bản vẽ 65 Bản vẽ 66 Bản vẽ 67 Bản vẽ 68 Bản vẽ 69 Bản vẽ 70 Bản vẽ 71 Thân gốm mỏng Cồn Cổ Ngựa Thân gốm mỏng Cồn Cổ Ngựa Miệng gốm dày trung bình Cồn Cổ Ngựa Miệng gốm dày trung bình Cồn Cổ Ngựa Miệng gốm dày trung bình Cồn Cổ Ngựa Miệng gốm dày trung bình Cồn Cổ Ngựa Miệng gốm dày trung bình Cồn Cổ Ngựa Miệng gốm dày trung bình Cồn Cổ Ngựa Miệng gốm dày trung bình Cồn Cổ Ngựa Miệng gốm dày trung bình Cồn Cổ Ngựa Miệng gốm dày trung bình Cồn Cổ Ngựa Miệng gốm dày trung bình Cồn Cổ Ngựa Miệng gốm dày trung bình Cồn Cổ Ngựa Miệng gốm dày trung bình Cồn Cổ Ngựa Miệng gốm dày trung bình Cồn Cổ Ngựa Miệng gốm dày trung bình Cồn Cổ Ngựa Miệng gốm dày trung bình Cồn Cổ Ngựa Miệng và cổ gốm dày trung bình Cồn Cổ Ngựa Cổ gốm dày trung bình ở Cồn Cổ Ngựa Cổ gốm dày trung bình ở Cồn Cổ Ngựa Cổ gốm dày trung bình ở Cồn Cổ Ngựa Đồ gốm dày trung bình ở Cồn Cổ Ngựa Đồ gốm dày trung bình ở Cồn Cổ Ngựa Đồ gốm dày trung bình ở Cồn Cổ Ngựa Bản vẽ miệng gốm dày nhất Cồn Cổ Ngựa Bản vẽ miệng gốm dày nhất Cồn Cổ Ngựa Bản vẽ miệng gốm dày nhất Cồn Cổ Ngựa Bản vẽ miệng gốm dày nhất Cồn Cổ Ngựa Bản vẽ miệng gốm dày nhất Cồn Cổ Ngựa Bản vẽ cổ gốm dày nhất Cồn Cổ Ngựa Bản vẽ cổ gốm dày nhất Cồn Cổ Ngựa Bản vẽ cổ gốm dày nhất Cồn Cổ Ngựa Bản vẽ cổ gốm dày nhất Cồn Cổ Ngựa Bản vẽ thân gốm dày nhất Cồn Cổ Ngựa Bản vẽ thân gốm dày nhất Cồn Cổ Ngựa Bản vẽ đáy gốm dày Cồn Cổ Ngựa Bản vẽ đáy gốm dày Cồn Cổ Ngựa Bản vẽ gốm Làng Còng Bản vẽ gốm Làng Còng Bản vẽ gốm Làng Còng Bản vẽ gốm Gò Trũng Bản vẽ gốm Gò Trũng Bản vẽ gốm Gò Trũng Bản vẽ gốm Đồng Vườn Bản vẽ so sánh các loại hình đồ gốm Cồn Cổ Ngựa, Làng Còng, Gò Trũng 13 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Cồn Cổ Ngựa là một di tích khảo cổ học có giá trị khoa học đối với nghiên cứu văn hóa Đa Bút ở khu vực đồng bằng Thanh Hóa và phía Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng. Sau 34 năm phát hiện và nghiên cứu, các nhà khảo cổ học đã bước đầu nhận ra tính chất cũng như quá trình phát triển của văn hóa Đa Bút. Tuy nhiên, nhiều vấn đề của văn hóa này vẫn chưa được giải quyết một cách thỏa đáng. Nghiên cứu di tích Cồn Cổ Ngựa một cách chi tiết và hệ thống hóa tư liệu đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề. Đó là yêu cầu hết sức cấp thiết đối với việc nghiên cứu văn hóa Đa Bút trong giai đoạn hiện này. 1.2. Di tích khảo cổ học Cồn Cổ Ngựa đã tiến hàn được thám sát, khai quật 4 lần vào các năm 1979, 1980, 2005, 2011 và năm 2013. Di tích chứa đựng khối lượng tư liệu đồ sộ về đồ đá, đồ gốm, đặc biệt là di tích mộ táng. Do khai quật diễn ra trong nhiều năm, với sự tham gia khai quật và chỉnh lý của nhiều người nên những ý kiến đưa ra chưa thống nhất. Chính vì vậy, luận văn không chỉ tập hợp đầy đủ, có hệ thống toàn bộ khối tư liệu trên mà còn hệ thống lại những quan điểm khoa học của các nhà khoa học đã nêu ra xung quanh di tích Cồn Cổ Ngựa. Từ cơ sở đó tác giả luận văn sẽ nêu lên những ý kiến của riêng mình, nhằm góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề đang đặt ra ở di tích khảo cổ học này. 1.3. Năm 2013, tác giả luận văn có cơ may tham gia khai quật di tích Cồn Cổ Ngựa và trực tiếp chỉnh lý sưu tập hiện vật đồ đá, đồ gốm. Từ những nhận thức đó, tác giả luận văn bước đầu khái quát một số nét về đặc trưng di tích, di vật ở di tích Cồn Cổ Ngựa. 1.4. Các kết quả nghiên cứu trong thời gian qua đã góp phần tìm hiểu bức tranh toàn cảnh về quá khứ xa xưa của cư dân Cồn Cổ Ngựa, cũng như vị trí của nó trong văn hóa Đa Bút ở đồng bằng Thanh Hoá, phía Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, góp phần nghiên cứu về khảo cổ học Tiền sử Thanh Hóa nói riêng, nghiên cứu giai đoạn Tiền sử Bắc Việt Nam nói chung. Những điều trình bày trên đây là lý do để tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Di tích khảo cổ học Cồn Cổ Ngựa (Thanh Hóa)” làm đề tài luận văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Khảo cổ học. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2.1. Tập hợp, hệ thống hóa tư liệu và kết quả nghiên cứu về di tích Cồn Cổ Ngựa, đặc biệt là những vấn đề về địa tầng, di tích và di vật qua các lần khai quật, nhằm cung cấp 14 cho các nhà nghiên cứu những thông tin đầy đủ, khách quan về di tích Cồn Cổ Ngựa. Trên cơ sở đó luận văn sẽ phân tích tư liệu về đồ đá và đặc biệt là tư liệu về đồ gốm, để xây dựng phổ hệ phát triển của loại hình đồ gốm trong quá trình phát triển của di tích Cồn Cổ Ngựa nói riêng, văn hóa Đa Bút nói chung. Bên cạnh đó, di tích mộ táng cũng sẽ được luận văn khai thác một cách triệt để. Nguồn tư liệu này rất quan trọng trong việc góp phần tìm hiểu về phương thức sống cũng như táng tục và chủng tộc của cư dân Cồn Cổ Ngựa. Những tư liệu về di tích, di vật sẽ là những cơ sở quan trọng, góp phần tìm hiểu về môi trường và văn hóa của cư dân Cồn Cổ Ngựa, từ đó xác định những đặc trưng cơ bản của di tích Cồn Cổ Ngựa. 2.2. Trên cơ sở kết quả khai quật năm 2013 chúng tôi sẽ cung cấp những tư liệu mới và đưa ra những nhận định khoa học về di tích Cồn Cổ Ngựa. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và những vấn đề cần giải quyết 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là các di tích, di vật khảo cổ học ở di tích Cồn Cổ Ngựa. Nguồn tư liệu sử dụng trong luận văn gồm: Các báo cáo điều tra, thám sát, khai quật khảo cổ học, các công trình nghiên cứu đã được công bố trên các sách và tạp chí chuyên ngành về khảo cổ học và một số sách khoa học có liên quan như địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu thủy văn, cổ môi trường, cổ nhân học có liên quan đến khu vực nghiên cứu. Luận văn cũng tham khảo tư liệu của các di tích khảo cổ học thuộc văn hóa Đa Bút ở đồng bằng Thanh Hoá và phía Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng và những công trình nghiên cứu khảo cổ học quan trọng ở Việt Nam và Đông Nam Á có liên quan nhất định đến đề tài luận văn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn và các vấn đề cần đi sâu giải quyết Phạm vi vấn đề Tập trung chính vào việc trình bày về di tích Cồn Cổ Ngựa, đưa ra các đặc trưng về loại hình di tích, di vật cũng như quá trình phát triển văn hóa, để từ đó rút ra những nhận định về vị trí của di tích Cồn Cổ Ngựa trong văn hóa Đa Bút ở đồng bằng Thanh Hóa và phía Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng. 15 Phạm vi không gian và thời gian Do trọng tâm và khuôn khổ của luận văn, chúng tôi không có điều kiện khảo sát toàn bộ những mối quan hệ văn hóa giữa Cồn Cổ Ngựa với tất cả các di tích thuộc văn hóa Đa Bút. Do vậy, chúng tôi xin khuôn vấn đề trong phạm vi như sau: Ở đồng bằng Thanh Hóa tập trung so sánh với di chỉ Đa Bút, Làng Còng, Bản Thủy, Gò Trũng. Di chỉ Đồng vườn, Hang Sáo, Hang Cò ở phía Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng. Nội dung cơ bản luận văn cần đi sâu giải quyết Luận văn tập trung nêu bật đặc trưng văn hóa của di tích Cồn Cổ Ngựa, cũng như ý kiến về nguồn gốc và con đường phát triển của di tích Cồn Cổ Ngựa. Mối quan hệ văn hóa của di tích Cồn Cổ Ngựa trong bối cảnh rộng hơn. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Luận văn sử dụng các phương pháp khảo cổ học truyền thống như: thống kê, phân loại loại hình học, miêu tả, đo vẽ, chụp ảnh di tích, di vật điển hình, phân tích so sánh di tích, di vật khảo cổ học; triệt để tôn trọng phương pháp địa tầng trong điều tra, thám sát và khai quật khảo cổ học. Đây là các phương pháp chính của luận văn. 4.2. Sử dụng các phương pháp đa ngành, liên ngành như: dân tộc học, ngôn ngữ học, địa lý, địa chất, cổ sinh, cổ nhân, phương pháp định niên đại C14, AMS, phương pháp phân tích bào tử phấn hoa, phân tích thành phần thạch học... và phương pháp tiếp cận vùng trong nghiên cứu tiền sử học để bổ sung vào phương pháp tiếp cận đánh giá tổng thể. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng phương pháp phân tích, so sánh loại hình các di tích và di vật để thấy được tính đồng đại và lịch đại của các di tích khảo cổ học trong từng vùng, hay trên toàn khu vực. 4.3. Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong việc tìm hiểu quá trình phát triển và mối quan hệ của di tích Cồn Cổ Ngựa với các di tích khác. 5. Kết quả và đóng góp của luận văn 5.1. Luận văn là chuyên khảo đầu tiên về di tích khảo cổ học Cồn Cổ Ngựa. Đóng góp trước hết của luận văn là tập hợp, hệ thống hóa, phân tích và phân loại một cách đầy đủ nhất kể từ trước đến nay về di tích và di vật. Thông qua phân tích, so sánh và xử lý tư liệu, luận văn xác định những đặc trưng cơ bản về loại hình di tích, di vật của di tích Cồn Cổ Ngựa. 16 Luận văn hệ thống hóa các quan điểm khoa học của những nhà nghiên cứu đi trước, nêu ra những vấn đề chưa được giải quyết và đang đặt ra cho giới nghiên cứu về di tích Cồn Cổ Ngựa. Đó là nguồn tư liệu mà tác giả luận văn được tiếp cận, những bài báo, tạp chí, ấn phẩm trực tiếp cũng như gián tiếp viết về di tích Cồn Cổ Ngựa nói riêng văn hóa Đa Bút nói chung. Chúng tôi xem đây là đóng góp của luận văn và cũng là định hướng nghiên cứu tiếp theo về di tích và khu vực nghiên cứu này trong tương lai. 5.2. Bước đầu xác định những đặc trưng cơ bản về di tích, di vật ở di tích Cồn Cổ Ngựa và mối quan hệ, giao lưu trao đổi giữa di tích khảo cổ học Cồn Cổ Ngựa với các khu vực khác ở đồng bằng Thanh Hoá và phía Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng. Luận văn cũng phác thảo bức tranh về kinh tế, văn hoá, tổ chức xã hội của cư dân cổ Cồn Cổ Ngựa. 5.3. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp và góp thêm tư liệu cho việc trưng bày ở bảo tàng, biên soạn địa chí, lịch sử văn hóa địa phương, phổ biến kiến thức văn hóa lịch sử cho nhân dân tỉnh Thanh Hóa nói riêng, nhân dân nói chung nhằm bảo vệ, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ mở cửa, hội nhập. 6. Bố cục của luận văn Luận văn được chia thành 3 chương như sau: Chương 1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, cổ môi trường khu vực và tổng quan tư liệu. Chương 2. Di chỉ Cồn Cổ Ngựa, đặc trưng di tích và di vật. Chương 3. Niên đại, các giai đoạn phát triển và các mối quan hệ văn hóa. Chương 4. Dân cư, đời sống vật chất tinh thần và tổ chức xã hội. 17 Chương 1: ĐIỀU KIỆNTỰ NHIÊN, CỔ MÔI TRƢỜNG VÀ TỔNG QUAN TƢ LIỆU 1.1. Vài nét về tự nhiên, cổ môi trƣờng khu vực Bắc Trung Bộ gồm gồm 6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Thanh Hóa là một trong những điểm khởi đầu của một khu vực địa lý khá khác biệt so với khu vực đồng bằng sông Hồng ở phía Bắc. Thanh Hóa cũng giống như các tỉnh Bắc Trung Bộ về mặt cảnh quan đó là địa hình hẹp ngang và kéo dài theo phương Tây Bắc-Đông Nam, mỗi tỉnh đều có một bờ biển ở phía Đông, một mặt phía Tây là biên giới quốc gia, với địa hình núi thấp và trung bình. Nhiều nơi, núi ăn lan ra đến bờ biển hoặc xuống biển đã chia miền thành nhiều lưu vực nhỏ, độc lập với nhau, bao lấy các đồng bằng nhỏ hẹp, với đất đai kém màu mỡ, nếu so với đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long [1, tr.614]. Trên bản đồ vùng kiến tạo Bắc Việt Nam cho thấy, khu vực Bắc Trung Bộ nằm trong 2 đơn vị kiến tạo lớn đó là: hệ uốn nếp Tây Bắc và hệ uốn nếp Trường Sơn. Trong các hệ uốn nếp đó lại được chia thành các Đới uốn nếp khác nhau, bao gồm đới phức nếp lồi sông Mã, vòng chồng Sầm Nưa, đới phức nếp lồi Phu Hoạt, đới phức nếp lồi sông Cả, đới uốn nếp Trường Sơn. Đới sông Mã là phức nếp lồi lớn thuộc vùng núi trung bình bị xâm thực và bóc mòn mạnh. Đới kéo dài theo phương Tây Bắc-Đông Nam, từ cao nguyên Sìn Hồ ở phía Tây Bắc đến bờ biển Thanh Hóa ở phía Đông Nam với chiều dài trên 400km, chiều rộng trung bình là 35km-40km, độ cao địa hình cũng giảm từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phạm vi tỉnh Thanh Hóa thuộc phần Đông Nam của đới. Cấu tạo nên phức hệ nếp lồi này trong phạm vi tỉnh Thanh Hóa bắt gặp các thành hệ đá biến chất của tuổi Proterozoi muộn - Paleorozoi sớm. Phủ không chỉnh hợp trên chúng là các thành hệ nguồn lục địa cacbonat thuộc Devon và Paleozoi thượng Bắc Sơn, Núi Đọ, phía Bắc Bái Thượng [46, tr.74]. Thanh Hóa hiện tại gồm có 1 thành phố Thanh Hóa, 02 thị xã là Bỉm Sơn, Sầm Sơn và 24 huyện thị. Thanh Hóa tiếp giáp Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình về Bắc, phía Nam 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan