Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn ths 2014 thâm hụt thương mại việt nam trung quốc và giải pháp của việt ...

Tài liệu Luận văn ths 2014 thâm hụt thương mại việt nam trung quốc và giải pháp của việt nam

.PDF
113
172
143

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- CAO THỊ KIM DUNG THÂM HỤT THƢƠNG MẠI VIỆT NAM- TRUNG QUỐC VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- CAO THỊ KIM DUNG THÂM HỤT THƢƠNG MẠI VIỆT NAM- TRUNG QUỐC VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành : KTTG&QHKTQT Mã số : 60 31 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ LAN HƢƠNG Hà Nội – 2014 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ...............................................................i DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. iii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu: .............................................................................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................10 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................11 5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................11 6. Những đóng góp mới của luận văn .......................................................................12 7. Kết cấu của luận văn .............................................................................................13 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁN CÂN THƢƠNG MẠI.............. 14 1.1. Cơ sở lý luận về cán cân thương mại .................................................................14 1.1.1. Một số lý thuyết về thương mại quốc tế..........................................................14 1.1.2. Khái niệm cán cân thương mại .......................................................................21 1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thuơng mại.............................................23 1.2.1. Chính sách thương mại quốc tế .......................................................................23 1.2.2. Chính sách đầu tư ............................................................................................31 1.2.3. Tỷ giá ..............................................................................................................32 1.2.4. Một số yếu tố cơ bản khác ..............................................................................36 1.3. Tác động của cán cân thương mại đối với phát triển kinh tế. ............................38 1.3.1. Tác động tích cực ............................................................................................38 1.3.2. Tác động tiêu cực ............................................................................................40 CHƢƠNG 2:THÂM HỤT THƢƠNG MẠIVIỆT NAM – TRUNG QUỐC TỪ NĂM 2002 ĐẾN NAY……………………………………………….42 2.1. Tổng quan về thương mại Việt Nam-Trung Quốc .............................................42 2.1.1. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc ....................................42 2.1.2. Tình hình nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc .......................................42 2.2. Thực trạng thâm hụt thương mại Việt Nam-Trung Quốc từ 2002 -2013 ..........45 2.2.1. Cán cân thương mại Việt Nam- Trung Quốc từ 2002-2013 ...........................45 2.2.2. Thâm hụt thương mại Việt Nam- Trung Quốc theo cơ cấu mặt hàng (nhóm hàng) ..............................................................................................................49 2.2.3. Thâm hụt thương mại Việt Nam- Trung Quốc theo chất lượng sản phẩm .....53 2.3. Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt thương mại Việt Nam- Trung Quốc................55 2.3.1 Nguyên nhân bên trong ....................................................................................56 2.3.2. Nguyên nhân bên ngoài ...................................................................................60 2.4. Ảnh hưởng của thâm hụt thương mại Việt Nam- Trung Quốc đối với kinh tế Việt Nam ...................................................................................................................77 2.5. Những giải pháp, chính sách đã thực hiện thời gian qua để hạn chế thâm hụt thương mại Việt Nam-Trung Quốc. ..........................................................................79 2.5.1. Những chính sách đã thực hiện thời gian qua ..................................................79 2.5.2. Những giải pháp đã thực hiện .........................................................................84 CHƢƠNG 3: KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH NHẰM HẠN CHẾ THÂM HỤT THƢƠNG MAI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC TRONG THỜI GIAN TỚI....87 3.1. Đánh giá chung về thực trạng điều chỉnh cán cân thương mại Việt Nam thời gian qua ..............................................................................................................87 3.1.1. Mặt được ..........................................................................................................87 3.1.2. Mặt tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ................................................................88 3.2. Dự báo quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc từ nay đến năm 2020 ......90 3.3. Kiến nghị và chính sách .....................................................................................92 3.3.1. Kiến nghị đối với chính phủ ............................................................................92 3.3.2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp và người dân ................................................98 KẾT LUẬN ............................................................................................................101 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................103 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ACFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á EPC : Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA : Hiệp định thương mại tự do GATT : Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch GDP : Tổng sản phẩm quốc nội IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế ITG : Hàng hoá đủ tiêu chuẩn tham gia thương mại quốc tế MNC : Công ty đa quốc gia NER : Tỷ giá danh nghĩa song phương RER : Tỷ giá thực song phương SITC : Danh mục thống kê theo tiêu chuẩn ngoại thương TBT : Rào cản kỹ thuật trong thương mại TNC : Công ty xuyên quốc gia TPP : Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương VER : Hạn chế xuất khẩu tự nguyện WB : Ngân hàng Thế giới WTO : Tổ chức Thương mại thế giới i DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Kim ngạch thương mại Việt – Trung từ 2000 đến 2013 45 2 Bảng 2.2 3 Bảng 2.3 Mặt hàng xuất-nhập khẩu chủ yếu giữa Việt Nam và Trung Quốc Các dự án thầu trọng điểm của Trung Quốc tại Việt Nam ii 52 71 DANH MỤC HÌNH STT Hình Nội dung Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ Trang 1 Hình 1.1 2 Hình 2.1 3 Hình 2.2 4 Hình 2.3 5 Hình 2.4 6 Hình 2.5 Cơ cấu xuất khẩu theo mặt hàng từ 2000-2010 49 7 Hình 2.6 Cơ cấu hàng xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2013. 50 8 Hình 2.7 Cơ cấu nhập khẩu theo mặt hàng từ 2000-2010 51 9 Hình 2.8 Cơ cấu hàng nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2013 51 Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc theo nhóm hàng, 2008 Cán cân thương mại của Việt Nam với một số đối tác chính từ 1995-2011. Xuất khẩu, nhập khẩu và nhập siêu giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn từ 2000-2013 Thâm hụt thương mại của Việt Nam với một số thị trường năm 2013 iii 35 43 44 47 48 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau nhiều năm nền kinh tế Việt Nam hội nhập thế giới, lĩnh vực thương mại đã có những chuyển biến tích cực, song cũng lộ rõ nhiều thách thức, như khả năng cạnh tranh xuất khẩu và chuyển hóa nhập khẩu thành năng lực sản xuất trong nước vẫn thấp... Vì vậy nền kinh tế đã phải trải qua tình trạng thâm hụt thương mại lớn và dai dẳng trong thời gian dài. Điều này đã có tác động và ảnh hưởng tới nhiều cân đối kinh tế vĩ mô khác của đất nước cũng như gây nên những lo ngại nhất định từ phía Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm soát và điều chỉnh cán cân thương mại để góp phần tích cực vào ổn định và phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Theo Tổng cục thống kê, năm 2007 cán cân thương mại của Việt Nam thâm hụt là 14,2 tỷ USD; năm 2008 thâm hụt thương mại là 18 tỷ USD ; năm 2009 cán cân thâm hụt là 12,8 tỷ USD; năm 2010 cán cân thương mại thâm hụt là 12,6 tỷ USD ; năm 2011 cán cân thuơng mại thâm hụt là 9,8 tỷ USD; năm 2012 cán cân thương mại đã có thặng dư nhưng con số còn khá khiêm tốn là 0,78 tỷ USD và năm 2013 con số thặng dư cũng chỉ ở mức 0,2 tỷ USD. Tuy nhiên, các giải pháp đang thực hiện vẫn chưa được đánh giá cao. Việc tìm ra những giải pháp hiệu quả mà vẫn phù hợp với thông lệ quốc tế để cải thiện tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Khi đi sâu vào phân tích các số liệu thống kê về xuất nhập khẩu của Việt Nam, có thể thấy rằng chủ yếu thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam là với Trung Quốc. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc (11/1991) đến nay, quan hệ thương mại giữa hai nước đã đạt được tốc độ phát triển mạnh mẽ, luôn vượt chỉ tiêu của lãnh đạo hai nước đề ra. Đây là một kết quả tích cực đối với sự phát triển của mối quan hệ Việt – Trung. Tuy nhiên, kể từ năm 2001 đến nay, trong quan hệ thương mại Việt – Trung, Việt Nam luôn bị rơi vào tình trạng nhập siêu với tốc độ ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn tốc độ, bất chấp những biện pháp can thiệp của lãnh đạo hai nước, làm cho tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam ngày càng lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình công 1 nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cụ thể từ năm 2001 trở đi, Việt Nam bắt đầu nhập siêu từ Trung Quốc là 188,8 triệu USD, đến năm 2006 đã tăng lên đến 4.148,5 triệu USD. Sang giai đoạn 2007 – 2013, do thuế nhập khẩu tiếp tục giảm, mức độ thâm hụt tăng mạnh hơn rất nhiều so với trước: năm 2007, Việt Nam nhập siêu 9.145,8 triệu USD, năm 2011 là 13.467,00 triệu USD; năm 2012 là 16,3 tỷ USD và năm 2013 con số nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam là 23,7 tỷ USD. Những con số thâm hụt trên chỉ mới tính trên cơ sở giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa, nếu tính cả giá trị về dịch vụ, ngân hàng, du lịch, viễn thông và doanh số mua điện hàng năm từ Trung Quốc, thì con số thâm hụt thương mại của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc thực tế sẽ cao hơn. Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam là thâm hụt thương mại với Trung Quốc đang đem lại những hệ luỵ nghiêm trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Do vậy cần phải hiểu rõ thực trạng, xác định đúng các nguyên nhân và tìm ra được những giải pháp hiệu quả nhằm giảm nhập siêu từ Trung Quốc, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế của Việt Nam. Xuất phát từ đó học viên chọn đề tài “Thâm hụt thƣơng mại Việt Nam- Trung Quốc và giải pháp của Việt Nam” cho luận văn của mình. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra: - Thực trạng thâm hụt thương mại Việt Nam- Trung Quốc như thế nào? - Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thâm hụt thương mại Việt nam – Trung Quốc trong thời gian qua? - Những tác động của thâm hụt cán cân thuơng mại Việt Nam- Trung Quốc đến hoạt động thương mại của Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt nam nói chung? - Việt Nam đã đưa ra các giải pháp gì nhằm hạn chế nhập siêu từ Trung Quốc để giảm thiểu thâm hụt cán cân thương mại giữa hai nước? - Cần đề xuất, kiến nghị chính sách gì để cải thiện thâm hụt thương mại giữa hai nước trong thời gian tới? 2 2. Tình hình nghiên cứu: Ở trong nước, đến nay đã có nhiều bài phân tích, công trình nghiên cứu khoa học có liên quan tới đề tài như: - Nguyễn Văn Lịch (Chủ biên), Cán cân thương mại trong sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb Lao Động – Xã hội 2006, Hà Nội. Trong cuốn sách tác giả đã tập trung phân tích những vấn đề cơ bản về cán cân thương mại, điều tiết cán cân thương mại và ảnh hưởng của nó đối với phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá. Tác giả đã đưa ra các khái niệm, bản chất của cán cân thương mại cùng với mối quan hệ và ảnh hưởng của cán cân thương mại đối với các biến số kinh tế vĩ mô. Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 1991-2004, quan điểm, định hướng và các giải pháp điều chỉnh cán cân thương mại trong điều kiện công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam. - Phạm Văn Linh, Các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt – Trung và tác động của nó tới sự phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia 2001, Hà Nội. Trong cuốn sách tác giả phân tích mô hình kinh tế cửa khẩu, chỉ ra tác động và các nhân tố ảnh hưởng tới khu kinh tế cửa khẩu. Đồng thời nêu ra kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc phát triển khu kinh tế cửa khẩu, đặc khu kinh tế, qua đó chỉ ra tác động của nó tới sự phát triển kinh tế hàng hoá và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Cuốn sách cũng nêu lên thực trạng quá trình hình thành phát triển các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt –Trung. Qua đó tác giả đưa ra quan điểm, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm phát huy tác động của các khu kinh tế của khẩu tới sự phát triển kinh tế hàng hoá của Việt Nam. - Nguyễn Minh Hiếu, Một số vấn đề về kinh tế cửa khẩu Việt Nam trong quá trình hội nhập, trong bài viết này, mục tiêu chính của tác giá muốn hướng tới là đi sâu vào nghiên cứu cơ sở lí luận như:khái niệm, các yếu tố cấu thành, vai trò và các mô hình, động thái hoạt động, thực trạng phát triển, kết quả đạt được, những vấn đề phát sinh, mức độ tác động trên nhiều phương diện,…. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp khắc phục để những thành tựu đạt được từ phát triển kinh tế của khẩu phát huy tác dụng ngày càng to lớn hơn. 3 - Lương Đăng Ninh, Đổi mới quản lí Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Nxb Khoa học Xã hội 2004. Trong cuốn sách tác giả khẳng định cùng với quá trình cải cách và mở cửa, trên cơ sở nhận thức vai trò của hoạt động kinh tế mậu biên mà trọng tâm là việc thúc đẩy giao lưu kinh tế qua các cửa khẩu , chính phủ Việt Nam đã ban hành hàng loạt các chính sách có lên quan đến hỗ trợ cho quá trình này. Các chính sách thúc đẩy mậu biên đã có tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế cuả các tỉnh biên giới, trong đó các khu kinh tế cửa khẩu có vai trò nổi bật với việc thúc đẩy các hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch, do đó đã có những đóng góp to lớn vào sự tăng trưởng kinh tế của các khu vực này. - Bộ Công thương, Thương mại Việt Nam – Trung Quốc, Nxb Lao động 2008, Hà Nội. Cuốn sách nêu lên quá trình hình thành quan hệ thương mại Việt Nam-Trung Quốc ; phân tích, tổng hợp về quy mô và tốc độ tăng truởng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước; về cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu và cán cân thương mại Việt- Trung đồng thời nêu lên những vấn đề đặt ra trong quan hệ thương mại giữa hai quốc gia qua đó đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước ngày càng phát triển. - Hoàng Đức Thân (2012), Chính sách thương mại và vấn đề nhập siêu ở nuớc ta, Tác giả đã tập trung phân tích thực trạng, lý giải nguyên nhân nhập siêu của nước ta qua đó đề ra các giải pháp giảm nhập siêu tiến tới cân bằng thương mại của Việt Nam.Tác giả nêu rõ trong tương quan cán cân thương mại với các nước Việt Nam lại xuất siêu sang nhiều nước phát triển, trong khi đó lại nhập siêu từ nhiều nước đang phát triển. Trung Quốc là quốc gia Việt Nam nhập siêu lớn nhất, xu hướng nhập siêu tăng mạnh và sự lệ thuộc ngày càng nhiều. Sự phụ thuộc quá nhiều vào một nền kinh tế luôn tiềm ẩn các rủi ro và bất trắc khó lường. Tác giả đã đề cập đến nguyên nhân dẫn đến nhập siêu của Việt Nam như: là sự bất hợp lý về cơ cấu kinh tế; cơ chế chính sách quản lý và điều hành xuất nhập khẩu hàng hoá nhiều yếu kém, bất cập; thiếu chiến lược và bài bản về điều hành tỷ giá hối đoái; năng lực cạnh tranh ở cả 3 cấp độ sản phẩm,doanh nghiệp và nền kinh tế quốc dân còn thấp; trong 4 một thời gian dài quá chú trọng vào thị trường nước ngoài, say mê với xuất khẩu mà chưa quan tâm đúng mức đến thị trường trong nước. Cuối cùng tác giả đề xuất các giải pháp giảm nhập siêu tiến tới cân bằng thương mại. - “Nghiên cứu Tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc đối với Việt Nam” của Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2006). Nghiên cứu này được thực hiện qua 12 chuyên đề về cả 3 lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư. Đối với từng lĩnh vực, các chuyên đề đã tổng quan tình hình thực tế và các chính sách được áp dụng để từ đó đánh giá tác động của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc tới nền kinh tế Việt Nam. - “Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc: Hiện tại và triển vọng” của Viện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (2003). Nghiên cứu này đi sâu phân tích về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong hiện tại, đánh giá ưu nhược điểm và đưa ra dự báo cũng như kiến nghị để thúc đẩy hàng Việt Nam vào Trung Quốc trong tương lai. -“Đề án phát triển biên mậu Việt Nam Trung Quốc thời kỳ 2006 -2010" của Bộ Thương mại nhận định: Trung Quốc là một nước đang phát triển có dân số lớn nhất thế giới, kinh tế phát triển vào loại nhanh nhất thế giới. Ngay từ những ngày đầu cải cách mở cửa, Trung Quốc đã có một chiến lược khá toàn diện trong việc phát triển biên mậu, cho đến ngày nay đang tham gia sâu vào thể chế kinh tế thế giới nhưng về cơ bản vẫn duy trì những chính sách đó. Các chính sách biên mậu của Trung Quốc đã trở thành một bộ phận quan trọng trong chính sách thương mại, và là một động lực thúc đẩy kinh tế vùng biên giới, miền núi phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo; đồng thời Trung Quốc luôn nắm thế chủ động trong biên mậu với các nước có chung biên giới. Đối với Việt Nam, mặc dù Nhà nước ta vẫn có những văn bản điều chỉnh chính sách về biên mậu, nhưng nhìn chung do chưa có một cơ quan chuyên trách về biên mậu nên những chính sách về biên mậu thường không đồng bộ. Mặt khác, việc Việt Nam chưa có một chiến lược biên mậu lâu dài với Trung Quốc sẽ dẫn đến tình trạng quan hệ biên mậu luôn bị động, không có khả năng thích 5 ứng nhanh với những thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc để có thể khai thác tối đa lợi thế so sánh và hạn chế rủi ro. - Đề tài khoa học cấp Bộ: "Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại hàng hóa Việt Nam Trung Quốc qua biên giới trên bộ thời kỳ đến 2005", do tác giả Phạm Thị Cải làm chủ nhiệm cho thấy: Phát triển thương mại hàng hóa Việt Nam Trung Quốc qua biên giới trên bộ là chủ trương của cả Chính phủ Trung Quốc và Chính phủ Việt Nam. Chủ trương mở cửa thị trường khu vực biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc của các Chính phủ đã được không chỉ các tỉnh có chung biên giới Việt Trung mà cả các tỉnh khác của hai nước rất quan tâm. Thực hiện định hướng phát triển kinh tế đối ngoại, mở cửa biên giới, phát triển thị trường khu vực biên giới trên bộ giữa hai nước của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc, các doanh nghiệp của cả hai nước đang từng bước tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới trên bộ với mục tiêu phát triển kinh tế thương mại của các địa phương có biên giới, đồng thời phát triển kinh tế thương mại của các tỉnh khác trong cả nước Việt Nam và Trung Quốc cũng như đẩy mạnh thương mại hàng hóa để phát triển quan hệ kinh ế thương mại giữa hai nước - Trần Công Thắng và các công sự (2011), nghiên cứu những thay đổi trong thương mại nông sản Việt Nam – Trung Quốc kể từ sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nhóm tác giả xem xét các số liệu về thương mại nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc, phân tích những tác động của việc thực hiện Khu vực Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA). Kết quả chỉ ra sự gia tăng đáng kể của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như rau quả, dầu và sản phẩm chế biến khác. Các mặt hàng lâm nghiệp, gạo, thủy sản và nông sản khác cũng tăng lên nhưng không cao như các mặt hàng trên. Trong khi đó nhập khẩu nông sản của Việt Nam từ Trung Quốc có sự tăng lên mạnh đối với rau quả, sản phẩm nông sản chế biến, nước ngọt, lúa giống, sản phẩm chăn nuôi, nông sản chế biến Ngoài ra còn một số bài viết chuyên sâu được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành như: 6 - “Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc: thực tiễn và những vấn đề đặt ra” của tác giả Doãn Công Khánh (2008); “ Quan hệ Việt Nam- Trung Quốc trên lĩnh vực ngoại thương: Nhìn lại 10 năm và triển vọng” được đăng tải trên tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 4(83) và số 6 (40). Các tác giả phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong quan hệ thương mại Việt- Trung qua đó đưa ra các giải pháp để thương mại song phương giữa hai quốc gia ngày càng phát triển. - “Xây dựng khu mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc: Quá trình và những kết quả bước đầu” của PGS. TS Nguyễn Thu Mỹ được đăng tải trên tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 10(110) ngày 03/11/2010. Tác giả đã nêu rõ mục đích xây dựng khu mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc là thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai bên và các nước ASEAN hy vọng có thể quản lý sự thâm nhập của hàng hoá Trung Quố vào thị trường của các nước thành viên và chia sẽ những lợi ích từ sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Tác giả phân tích nhìn lại quá trình hình thành khu mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc và làm rõ những lợi ích mà khu mậu dịch tự do này đem lại cho ASEAN. Đồng thời cũng nêu rõ những vấn đề đặt ra sau khi thành lập khu mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc như: Cạnh tranh về mậu dịch, cạnh tranh về đầu tư. Ngoài ra, liên quan đến đề tài còn có rất nhiều thông tin đăng trên các báo chí hàng ngày ở Việt Nam, điển hình là các trang web của Bộ thương mại, tổng cục hải quan, Bộ ngoại giao, Viện nghiên cứu Trung Quốc, www.economy.vn; www.vietnamnew.vn; www.vietbao.com;Báo Thanh niên, Báo Sài gòn giải phóng, Thời báo kinh tế Việt Nam, Báo đầu tư,… - “ ACFTA và nỗi lo thâm hụt thương mại Việt- Trung” là thông tin đăng tải trên trang web của kinhte24h.com. Bài viết nêu rõ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN Trung Quốc có thể khiến thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc tăng hơn. Việc cắt giảm và xoá bỏ thuế quan trong khu vực ASEAN-Trung Quốc được hoàn thành vào năm 2010 đối với các nước ASEAN-6 và Trung Quốc, và vào năm 2015, với một số linh hoạt đến 2018, đối với các nước thành viên mới của ASEAN (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam). Tuy nhiên, bài viết cũng chỉ ra nguồn 7 lợi do khu mậu dịch tự do này mang lại có thể không đồng đều cho các nước ASEAN. Cũng như các thành viên khác của khu vưc này, việc ACFTA hình thành cũng sẽ mang đến cho Việt Nam những thuận lợi trong lĩnh vực thương mại, như cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản…. Khi hàng rào thuế và phi thuế được hạ thấp, hàng hoá và doanh nghiệp Trung Quốc sẽ dễ dàng thâm nhập thị trường Việt Nam hơn, và điều này đồng nghĩa với việc nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải vất vả hơn để có thể đứng vững trên thị trường nội địa, đặc biệt là đối với các ngành công nghiệp trẻ. Điều dễ nhận thấy là các doanh nghiệp Trung Quốc mạnh hơn doanh nghiệp Việt Nam ngay trong cả các ngành nước ta đang tương đối có lợi thế cạnh tranh như: dệt may, da giày, sản xuất hàng tiêu dùng... - “Nhập siêu "khủng" và những nút thắt của nền kinh tế” của tác giả Nguyễn Văn Huân- Viện kinh tế Việt Nam. Trong bài viết tác giả chỉ ra các chính sách hạn chế nhập siêu vẫn chưa hiệu quả và đây cũng là hậu quả của nền kinh tế gia công suốt thời gian qua. Chính phủ chưa sử dụng các công cụ bảo hộ hữu hiệu phi thuế quan và cả thuế quan để bảo hộ các mặt hàng nông lâm nghiệp trong lộ trình gia nhập WTO mà Việt Nam đang còn được hưởng ưu đãi, nhằm giảm nhập siêu các sản phẩm nông sản có khả năng sản xuất trong nước, góp phần giảm nhập siêu chung của cả nước. Nhập siêu hiện nay cũng do tác động lan tỏa trong quá khứ dài hạn của một cơ cấu kinh tế kém hiệu quả, duy trì lâu tình trạng gia công. Việt Nam là một nước đi sau, có lợi thế để phát triển nền nông nghiệp chất lượng cao, đi cùng với nó là phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản phục vụ cho xuất khẩu, công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp. Ở ngoài nước, liên quan đến đề tài của luận văn có những nghiên cứu sau: - “The Impact of Trade Liberalization on the Trade Balance in Developing Countries” của Yi Wu và Li Zeng, Quỹ tiền tệ quốc tế (2008). Đây là nghiên cứu về ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đối với nhập khẩu, xuất khẩu và cán cân thương mại tổng thể của các quốc gia đang phát triển. Nghiên cứu đã tìm ra chứng cứ thuyết phục và mạnh mẽ để chứng minh tự do hóa thương mại sẽ làm tăng xuất nhập khẩu và không gây nhiều tiêu cực cho cán cân thương mại của các nước này. 8 - "Economic Growth, The Trade Balance and the Investment - Exchange Rate Trade Off". Macro A.F.H Cavalcanti. 2001. Nghiên cứu này đưa ra những phân tích về tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của một số quốc gia Mỹ latinh như Brazil, Achentina... và xem xét mối liên quan giữa tình trạng này với các chính sách về đầu tư, tỷ giá và sự tăng trưởng của nền kinh tế. - "Trade Policy and Ecconomic Growth: A Skeptic's Guide to the Cross-National Evidence". Francisco Rodríguez and Dani Rodrik. University of Maryland and Harvard University. 2000. Nghiên cứu này đưa ra những đánh giá chung về mối quan hệ giữa chính sách thương mại và tăng trưởng kinh tế, từ đó đề xuất một số khuyến nghị để xử lý mối quan hệ này. - "Economic Theories". Bo Sodersten. NXB Macmillan 1980. Công trình đã chuẩn hóa cán cân thương mại hay cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa. Đó là mối tương quan giá trị các khoản nhập khẩu hàng hóa được tính theo giá CIF, tức là giá cả hàng hóa (cost), chi phí bảo hiểm (insurance) và chi phí vận chuyển (freight) với giá trị các khoản xuất khẩu được tính theo giá FOB , tức là chỉ tính theo giá mua được khách hàng nước ngoài chấp nhận, không tính chi phí bảo hiểm và vận chuyển. - "Flexible Exchange Rates in the Short Run". Rudiger Dornbusch và Paul Krugman. 1976. Nghiên cứu đã đưa lý thuyết về hiện tượng đường cong J để mô tả sự tiến hóa của cán cân thương mại dưới tác động của tỷ giá hối đoái. Theo đó, những độ co giãn thấp của cầu và cung ngoại tệ trong thời gian ngắn tạo ra hiện tượng đường cong J. Đó là sự giảm sút trong thời gian ngắn của xuất khẩu ròng tiếp theo sau một sự mất gía của tỷ gía hối đoái và sau đó là sự cải thiện của xuất khẩu ròng. Theo lý thuyết này, tình hình cán cân thương mại sẽ xấu đi (nhập siêu tăng) trong thời gian ngắn sau khi có sự mất giá trong tỷ giá hối đoái được gọi là đường cong J - “ASEAN China Economic relation” của Saw Swee-Hock (Edited), Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (2007). Trong cuốn sách tác giả đã tập trung xem xét nghiên cứu mối quan hệ ASEAN- Trung Quốc một cách có hệ thống trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh, luật pháp. Từ đó tác giả chỉ ra tầm quan trọng của sự tăng trưởng 9 hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc, đồng thời đưa ra những dự báo và triển vọng trong quan hệ hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc. - “Research on Trading Relations between China and Vietnam” của Ning Zhang, khoa quản lý trường đại học Minzu, Bắc Kinh, Trung Quốc. Trong bài viết tác giả phân tích các khía cạnh như: Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam, cách Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam, hay phân tích xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đồng thời tác giả cũng phân tích rõ các rào cản thương mại giữa hai nước. Qua đó đưa ra một số gợi ý để thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung quốc phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong số những bài viết và công trình nghiên cứu trên, chỉ tập trung nghiên cứu về một hoặc một số khía cạnh của cán cân thương mại hoặc một số yếu tố tác động tới cán cân thương mại; cũng có những nghiên cứu về vấn đề cán cân thương mại nhưng ở thời điểm đã xa so với hiện tại, do vậy không cập nhật, đánh giá được nhiều yếu tố quan trọng về cán cân thương mại hoặc có tác động tới cán cân thương mại vốn đã có sự thay đổi rất cơ bản trong thời gian qua. Đồng thời có khá nhiều bài viết liên quan đến thâm hụt thương mại Việt Nam-Trung Quốc đuợc đăng tải trên các trang web nhưng các bài viết chỉ đi sâu phân tích những con số thâm hụt cụ thể của Việt Nam trong từng giai đoạn mà chưa có một nghiên cứu nào phân tích một cách có hệ thống vấn đề này từ: Tổng quan thực trạng thâm hụt, tác động của thâm hụt đến kinh tế quốc gia, nguyên nhân thâm hụt và các biện pháp giảm thiểu tối đa thâm hụt thương mại. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng, những tác động của thâm hụt thương mại Việt – Trung đối với kinh tế Việt Nam, nguyên nhân dẫn đến thâm hụt thương mại Việt- Trung từ năm 2002 đến nay. Từ đó kiến nghị các giải pháp giảm thiểu thâm hụt cán cân thương mại giữa hai nước trong thời gian tới. Với mục đích nghiên cứu như trên, đề tài sẽ có nhiệm vụ cơ bản sau: Thứ nhất, hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến thâm hụt cán cân thương mại. 10 Thứ hai, đánh giá thực trạng thâm hụt cán cân thương mại Việt nam – Trung Quốc kể từ năm 2002 đến nay. Phân tích, đánh giá mức độ ngày càng trầm trọng của thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong cán cân thương mại chung của Việt nam. Thứ ba, tìm hiểu các nguyên nhân khách quan, chủ quan, nguyên nhân sâu sa, nguyên nhân cốt yếu dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong thời gian qua. Thứ tư, đánh giá tác động của thâm hụt thương mại Việt Nam-Trung Quốc đối với kinh tế Việt Nam. Thứ năm, dự báo cán cân thương mại Việt nam – Trung Quốc trong thời gian tới, tầm quan trọng của Trung Quốc trong hoạt động thương mại của Việt nam. Từ đó, đề xuất những chính sách, giải pháp nhằm giảm thiểu thâm hụt cán cân thương mại giữa hai nước trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Cán cân thương mại Việt Nam- Trung Quốc Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc (Trung Quốc không kể đến: Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao) Về thời gian: Tập trung phân tích thâm hụt thương mại Việt Nam-Trung Quốc từ trong giai đoạn 2002-nay. Lý do lựa chọn giai đoạn này là tính từ thời điểm Việt Nam và Trung Quốc cùng ký kết hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau đây: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét tổng quan hệ thương mại và cán cân thương mại Việt-Trung. Phương pháp phân tích tổng hợp giúp cho việc tổng hợp và phân tích tình hình thâm hụt thương mại Việt Nam-Trung Quốc và giải pháp của Việt Nam. Phương pháp thống kê học để xử lý số liệu. 11 Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng thêm phương pháp sau: Kế thừa: Thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu từ các nghiên cứu trước, kế thừa có chọn lọc những tài liệu này. Nghiên cứu liên ngành: Nội dung nghiên cứu của đề tài liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học chuyên ngành như luật học, khoa học quản lý, kinh tế, xã hội học,…nên trong quá trình triển khai, phương pháp nghiên cứu của các chuyên ngành trên đều được áp dụng. Phân tích so sánh: So sánh xuất nhập khẩu qua các năm. Nguồn số liệu đuợc sử dụng: - Các số liệu thống kê của Tổng cục thống kê. - Các số liệu thổng kê của Tổng cục Hải Quan. - Nguồn Internet: Trang web của WB, IMF… 6. Những đóng góp mới của luận văn Phân tích đánh giá thực trạng thâm hụt cán cân thương mại Việt nam – Trung Quốc kể từ năm 2002 đến nay. Tổng hợp, hệ thống hoá và trình bày được một cách toàn diện, đầy đủ và nhiều chiều về thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam – Trung Quốc thời gian qua, trên cơ sở đó đưa ra đánh giá, nhận định mang tính tổng kết về thực trạng cán cân thương mại của Việt- Trung. Lựa chọn, phân tích các yếu tố cơ bản có tác động đến cán cân thương mại, từ đó đưa ra những đánh giá cụ thể về thực chất mức độ tác động của các yếu tố này tới tình trạng của cán cân thương mại Việt Nam- Trung Quốc. Tìm ra nguyên nhân cơ bản, cốt yếu gây mất cân bằng thương mại của Việt Nam với Trung Quốc. Đồng thời rút ra nhận định chung về những mặt được, nhận định về những mặt còn tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam – Trung quốc thời gian qua. Phân tích đánh giá tác động của thâm hụt thương mại Việt Nam-Trung Quốc đối với kinh tế Việt Nam. 12 Đưa ra dự báo quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc trong thời gian tới; nhận định về tình hình trong nước. Đề xuất những chính sách, giải pháp nhằm giảm thiểu thâm hụt cán cân thương mại giữa hai nước trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đuợc kết cấu gồm ba chuơng. Chƣơng 1: Khái quát chung về cán cân thuơng mại Chƣơng 2: Thâm hụt thƣơng mại Việt Nam – Trung Quốc từ 2002 đến nay. Chƣơng 3: Kiến nghị chính sách nhằm giảm hạn chế thâm hụt thƣơng mại Việt Nam – Trung Quốc trong thời gian tới 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng