Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông th...

Tài liệu Luận văn thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh hà tĩnh

.PDF
121
709
116

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------------------- PHAN ĐĂNG QUYẾT THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------------------- PHAN ĐĂNG QUYẾT THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ TĨNH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. MAI THỊ THANH XUÂN HÀ NỘI - 2014 MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt .......................................................................... i Danh mục các bảng .......................................................................................... ii Danh mục sơ đồ, đồ thị .................................................................................iiiii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XIN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI............ 7 1.1. Ngân hàng thƣơng mại và vai trò của ngân hàng thƣơng mại trong cho vay đối với nền kinh tế .................................................................................. 7 1.1.1. Khái niệm và chức năng của ngân hàng thƣơng mại ...................... 7 1.1.2. Vai trò của ngân hàng thƣơng mại trong cho vay vốn đối với nền kinh tế ........................................................................................... 10 1.2. Thẩm định dự án đầu tƣ xin vay vốn tại các ngân hàng thƣơng mại ... 12 1.2.1. Khái niệm dự án đầu tƣ và thẩm định dƣ án đầu tƣ ...................... 12 1.2.2. Sự cần thiết của thẩm định dự án đầu tƣ xin vay vốn ................... 14 1.2.3. Quy trình và phƣơng pháp thẩm định dự án xin vay vốn ............. 15 1.2.4. Nội dung thẩm định dự án xin vay vốn......................................... 18 1.2.5. Tiêu chí đánh giá chất lƣợng thẩm định dự án xin vay vốn và các nhân tố ảnh hƣởng ................................................................................... 28 1.3. Kinh nghiệm thẩm định dự án đầu tƣ xin vay vốn tại một số chi nhánh Agribank ...................................................................................................... 32 1.3.1. Kinh nghiệm của Agribank Đống Đa, Hà Nội.............................. 32 1.3.2. Kinh nghiệm của Agribank Nam Hà Nội ..................................... 34 1.3.3. Bài học rút ra cho Agribank chi nhánh Hà Tĩnh ........................... 36 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HÀ TĨNH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY ......................................................................................................................... 39 2.1. Khái quát về Agribank Hà Tĩnh ........................................................... 39 2.1.1. Quá trình hình thành...................................................................... 39 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ................................................................. 40 2.1.3. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý ................................................. 41 2.1.4. Đặc điểm hoạt động của Agribank Hà Tĩnh ................................. 43 2.1.5. Một số kết quả hoạt động chủ yếu của Agribank Hà Tĩnh từ năm 2005 đến nay ........................................................................................... 45 2.2. Tình hình thẩm định dự án đầu tƣ tại Agribank Hà Tĩnh từ năm 2005 đến nay ........................................................................................................ 51 2. 2.1. Thẩm định hồ sơ dự án................................................................. 51 2. 2.2. Thẩm định khách hàng ................................................................. 52 2. 2.3. Thẩm định tính khả thi của dự án ................................................ 60 2. 2.4. Kiểm tra. kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay ........................... 74 2.2.5. Kết quả thẩm định dự án xin vay vốn giai đoạn 2005 đến 2013 .. 77 2.3. Đánh giá thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tƣ xin vay vốn tại Agribank Hà Tĩnh từ 2005 đến 2013 ..................................................... 78 2.3.1. Những thành tựu cơ bản ................................................................ 78 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................... 82 CHƢƠNG 3 ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI AGRIBANK HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020 ................................................................................................................. 86 3.1 Định hƣớng nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng Agribank chi nhánh Hà Tĩnh đến năm 2020 ............................. 86 3.1.1. Ðịnh hƣớng hoạt động kinh doanh của Agribank Hà Tĩnh .......... 86 3.3.2. Định hƣớng nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định dự án xin vay vốn .................................................................................................... 89 3.2. Một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu nâng cao chất lƣợng thẩm định dự án xin vay vốn tại Agribank Hà Tĩnh đến năm 2020............................. 92 3.2.1. Các giải pháp cụ thể ...................................................................... 92 3.2.2. Kiến nghị với cơ quan cấp trên ..................................................... 93 KẾT LUẬN ................................................................................................... 109 Danh môc tµi liÖu tham kh¶o …………………………………………… 111 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên Nghĩa 1 AGRIBANK Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 2 CNH, HĐH Công nghiệp, hóa hiện đại hóa 3 DAĐT Dự án đầu tƣ 4 DN Doanh nghiệp 5 DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc 6 HĐQT Hội đồng quản trị 7 HTX Hợp tác xã 8 IRR Internet Rate of Return (Tỷ suất hoàn vốn nội bộ) 9 NH Ngân Hàng 10 NHTM Ngân Hàng Thƣơng Mại 11 NPV Net Present Value ( Giá trị hiện tại thuần ) 12 TCTD Tổ chức tín dụng 13 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 14 TPKT Thành phần kinh tế 15 TSCĐ Tài sản cố định 16 SXKD Sản xuất kinh doanh 17 UTĐT Ủy thác đầu tƣ i DANH MỤC CÁC BẢNG Stt Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Nguồn vốn phân theo loại tiền 41 2 Bảng 2.2 Nguồn vốn huy động phân theo thời hạn 48 3 Bảng 2.3 Vốn huy động phân theo nguồn 49 4 Bảng 2.4 Dƣ nợ của Agribank Hà Tĩnh giai đoạn 2005-2013 50 5 Bảng 2.5 Vốn và tài sản của doanh nghiệp 56 6 Bảng 2.6 Cân đối tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp 57 7 Bảng 2.7 Một số chỉ tiêu đặc trƣng về tài chính doanh nghiệp 58 8 Bảng 2.8 Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 59 9 Bảng 2.9 Các sản phẩm của dự án 66 10 Bảng 2.10 Chi phí nguyên vật liệu 68 11 Bảng 2.11 Khấu hao tài sản cố định bình quân năm 69 12 Bảng 2.12 Chi phí lƣơng của dự án 69 13 Bảng 2.13 Dự tính chi phí sản xuất của dự án 70 14 Bảng 2.14 Bảng tính hiệu quả kinh tế dự án 72 15 Bảng 2.15 Nguồn vốn trả nợ của dự án 74 16 Bảng 2.16 Kế hoạch trả nợ của dự án 75 17 Bảng 2.17 Tổng hợp tình hình thẩm định dự án đầu tƣ xin vay vốn của Agribank Hà Tĩnh giai đoạn 2005- 2013 ii 77 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ Stt Sơ đồ 1 Sơ đồ 2.1 Nội dung Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh hiện nay Trang 41 BIỂU ĐỒ Stt Biểu đồ Nội dung Trang 1 Biểu đồ 2.1 Nguồn vốn của Agribank Hà Tĩnh 2005-2013 46 iii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chúng ta đã bƣớc vào một kỷ nguyên mới với nhiều khó khăn và thách thức. Để thực hiện thành công quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nƣớc theo chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều phải tự hạch toán và tìm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh dƣới sự điều tiết vĩ mô của Nhà nƣớc. Vì vậy, các ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng, là một trong những “kênh dẫn vốn” hữu hiệu nhất đối với các chủ đầu tƣ. Qua nhiều năm hoạt động và đổi mới, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, góp phần vào việc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nƣớc. Hoạt động của ngành ngân hàng đã góp phần tích cực vào việc huy động vốn, mở rộng vốn đầu tƣ cho sản xuất phát triển, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài để tăng trƣởng kinh tế trong nƣớc, nhờ vậy nhu cầu về vốn đã đƣợc đáp ứng phần nào thông qua hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng. Tuy nhiên vẫn còn phần lớn vốn cho vay nhƣng không đƣợc các doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả. Điều đó đồng nghĩa với chất lƣợng tín dụng của các ngân hàng chƣa cao. Hiện nay hệ thống ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng: nợ khó đòi ngày càng tăng, tỉ lệ nợ quá hạn vƣợt quá giới hạn an toàn vốn: 15% so với tổng dƣ nợ, trong đó nợ khó đòi là 50%. Thực tiễn đã cho thấy rằng muốn đạt đƣợc hiệu quả cao khi cho vay nói chung và cho vay trung và dài hạn nói riêng thì việc thẩm định dự án vay vốn là một khâu rất quan trọng trong quy trình nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thƣơng mại. Làm tốt công tác thẩm định sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng của ngân hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có hiệu quả và khả năng thu hồi vốn đầu tƣ, giảm rủi ro cho ngân hàng. 1 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Hà Tĩnh (gọi tắt là Agribank Hà Tĩnh) là một trong những ngân hàng quốc doanh và là ngân hàng lâu đời nhất trên địa bàn Hà Tĩnh, Agribank đã góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, đƣa Hà Tĩnh phát triển đi lên cùng với xu thế chung của cả nƣớc. Trên thực tế, Agribank Hà Tĩnh đã là một trong các nguồn tài trợ vốn quan trọng cho các dự án trên địa bàn. Để giảm thiểu rủi ro, ngân hàng luôn chú trọng công tác thẩm định dự án, coi đấy là khâu quan trọng nhất trong việc ra quyết định cho vay. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong quá trình thẩm định dự án vay vốn đầu tƣ, chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó nổi lên là một số khâu thẩm định chƣa sát thực nhiều chỉ tiêu tính toán thiếu cơ sở, đặc biệt là khâu thẩm định công nghệ của dự án vay vốn. Vấn đề đó đang đặt ra cho lãnh đạo và cán bộ nhân viên Agribank Hà Tĩnh phải tìm ra giải pháp phù hợp để nâng cao chất lƣợng thẩm định dự án đầu tƣ(DAĐT) vay vốn tại ngân hàng(NH). Để góp phần giải quyết các vấn đề đặt ra, tôi chọn đề tài luận văn thạc sĩ của mình là: “Thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh”. Câu hỏi nghiên cứu của luận văn là: tại sao phải thẩm định DAĐT vay vốn? Agribank Hà Tĩnh đã và sẽ làm gì để nâng cao chất lƣợng thẩm định DAĐT xin vay vốn trên địa bàn? 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thẩm định dự án cho vay là hoạt động không thể thiếu của các Ngân hàng thƣơng mại (NHTM). Xung quanh vấn đề này đã có nhiều tác giả nghiên cứu. Liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn, có thể kể đến các công trình tiêu biểu sau: 2 - Sách “ Lập và thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư ” của Ths. Đinh Thế Hiển, Nhà xuất bản Thống kê, 2008. Trong tác phẩm này tác giả đã trình bày một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về dự án đầu tƣ, lập và thẩm định tài chính dự án đầu tƣ, đồng thời tác giả còn cung cấp hƣớng dẫn xây dựng phƣơng án tài chính dự án đầu tƣ bao gồm: Dự án đầu tƣ một lần, khai thác theo tuổi thọ thiết bị, dự án sản xuất sạch hơn nâng cấp thiết bị, đổi mới quy trình sản xuất kinh doanh, dự án đầu tƣ phân kỳ, dự án đầu tƣ cơ sở hạ tầng theo phƣơng thức BOT và tính hiệu quả dự án với nhiều thông số biến đổi. - Sách “Lập thẩm định và quản trị dự án đầu tư” của Ts. Phạm Xuân Giang, Nhà xuất bản Tài chính, 2010. Cuốn sách gồm 8 chƣơng trình bày những kiến thức căn bản trong việc lập dự án, thẩm định, lựa chon dự án để đầu tƣ. Đặc biệt chƣơng 4 có đề cập đến thẩm định tài chính dự án đầu tƣ trong điều kiện có lạm phát. Các chƣơng cuối tác giả đề cập đến quản lý thời gian thực hiện dự án, quản lý chi phí thực hiện dự án, quản lý việc bố trí và điều hòa nguồn thực hiện dự án. - “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế - Việt Nam (VIB)”, luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Lê Đức Dòng, lƣu tại thƣ viện của trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2009. Công trình này đã khái quát phƣơng thức thẩm định dự án vay vốn tại các doanh nghiệp. Đặc biệt, luận văn đã đi sâu vào nghiên cứu và làm rõ đƣợc những tồn tại trong công tác thẩm định dự án đầu tƣ và nguyễn nhân cũng nhƣ cách khắc phục những tồn tại đó - “Thẩm định dự án đầu tư tại NHTM cổ phần Á Châu – Chi nhánh Hà Nội”, luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh của tác giả Nguyễn Thanh Thúy, lƣu tại thƣ viện của Học Viện Công Nghệ Bƣu chính Viễn Thông, năm 2012. Công trình này đã đánh giá khái quát về tình hình thẩm định các dự án đầu tƣ 3 tại Ngân hàng cổ phần Á Hà Nội những năm gần đây cũng nhƣ đề xuất một số giải pháp cơ bản ở tầm vĩ mô và vi mô để góp phần hoàn thiện hoạt động thẩm định DAĐT tại Ngân hàng cổ phần Á Châu Hà Nội Các công trình trên đã có những cách tiếp cận khác nhau về hoạt động thẩm định dự án. Đó là những nguồn tài liệu đáng quý giúp tôi có đƣợc những số liêụ và thông tin cần thiết kế thừa và phát triển trong luận văn của mình. Tuy nhiên các tác phẩm này chƣa tập trung vào việc thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Qua tìm hiểu tại Agribank Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh thì chƣa có công trình nào đề cập, chính vì vậy tác giả chọn đề tài này với mong muốn có thể góp phần nâng cao chất lƣợng thẩm định tài chính dự án trong cho vay vốn tại Agribank Hà Tĩnh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động thẩm định dự án vay vốn tại Agribank Hà Tĩnh từ năm 2005 đến 2013, phát hiện những hạn chế, tồn tại và đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh ttrong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành mục tiêu trên, Luận văn có các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động thẩm định dự án vay vốn. - Phân tích thực trạng thẩm định dự án vay vốn tại Agribank Hà Tĩnh từ năm 2005 đến nay, đánh giá những thành tựu hạn chế trong vấn đề này và nguyên nhân của nó. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đầu tƣ xin vay vốn tại Agribank Hà Tĩnh. 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về hoạt động của Agribank Việt Nam, cụ thể là hoạt động thẩm định dự án đầu tƣ xin vay vốn tại Agribank Chi nhánh Hà Tĩnh 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian : Nghiên cứu hoạt động thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng Agribank Việt Nam, chi nhánh Hà Tĩnh. - Phạm vi thời gian : giai đoạn từ năm 2005 đến 2013, là mốc thời gian thị xã Hà Tĩnh chuẩn bị có quyết định thành lâp thành phố Hà Tĩnh và Agribank Hà Tĩnh có những bƣớc chuyển mình mạnh mẽ về quy mô hoạt động. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp chung : Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu. - Phƣơng pháp cụ thể : Luận văn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phân tích để làm sáng tỏ vấn đề. Cụ thể: Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc dùng để thu thập số liệu về nguồn vốn và dƣ nợ của Agribank qua từng năm; Phƣơng pháp so sánh và đối chiếu đƣợc sử dụng trong chƣơng 2 dùng để phản ánh tốc độ tăng trƣởng của Agribank qua các năm. Phƣơng pháp phân tích các số liệu đƣợc dùng nhằm chỉ ra các yêu tố ảnh hƣởng đến tốc độ tăng trƣởng của nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn. Qua đó phản ánh rõ nét thực trạng tình hình thẩm đinhcác dự án vay vốn tại Agribank Hà Tĩnh Luận văn cũng tiếp cận, kế thừa và sử dụng có chọn lọc một số đề xuất và các số liệu thống kê trong một số công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả đi trƣớc. 5 6. Những đóng góp mới của luận văn - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cở bản về hoạt động thẩm định dự án vay vốn tại các NHTM. - Đánh giá khách quan về thực trạng hoạt động thẩm định dự án vay vốn tại Agribank Hà Tĩnh từ năm 2005 đến nay, chỉ rõ hạn chế và nguyên nhân của nó. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn tại Agribank Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh. - Cung cấp các tƣ liệu thực tế, làm tài liệu tham khảo cho Agribank Hà Tĩnh 7. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luân văn gồm 3 chƣơng 8 tiết. Chương 1: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm về thẩm định dự án xin vay vốn tại Ngân hàng Thương mại Chương 2: Thực trạng hoạt động thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh từ năm 2005 đến nay Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh đến năm 2020 6 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XIN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Ngân hàng thƣơng mại và vai trò của ngân hàng thƣơng mại trong cho vay đối với nền kinh tế 1.1.1. Khái niệm và chức năng của ngân hàng thương mại 1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại Ngân hàng thƣơng mại hiện diện trong nền kinh tế đi từ bƣớc hình thành sơ khai nhất là những cửa hiệu hay bàn đổi tiền trong các Trung tâm thƣơng mại, giúp khách du lịch và thƣơng nhân đổi ngoại tệ lấy bản tệ. Hình thái đầu tiên đó xuất hiện ở các Thành phố của Hy Lạp, La Mã với chủ yếu là hai hoạt động: đổi tiền và chiết khấu thƣơng phiếu. Ngành kinh doanh này sau đó lan rộng tới Bắc Âu, Tây Âu. Trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển, Ngân hàng thƣơng mại đƣợc các tổ chức tín dụng của các nƣớc trên thế giới đƣa ra các nhận định khác nhau để diễn đạt về hoạt động của các Ngân hàng thƣơng mại. Sau đây là một số định nghĩa khác nhau về NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI : ở Mỹ “ ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biệt là tín dụng tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”. ở Pháp, ngân hàng đƣợc coi là những xí nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thƣờng xuyên nhận của công chúng dƣới nhiều hình thức ký thác hay hình thức khác, số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chứng khoán tín dụng hay dịch vụ tài chính (luật ngân hàng 1941). Còn trong luật ngân hàng của Đan Mạch 1930 lại định nghĩa: “ Những nhà băng thiết yếu gồm các nghiệp vụ ký thác, buôn bán vàng bạc, hành nghề thƣơng mại và hành nghề địa ốc, các phƣơng tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện các nghiệp vụ chuyển ngân, đứng ra bảo hiểm,…” 7 Ở Việt Nam trong nghị định 49/NĐCP về tổ chức ngân hàng thƣơng mại định nghĩa: “ Ngân hàng thƣơng mại là tổ chức tín dụng có hoạt động chủ yếu và thƣờng xuyên là nhận tiền gửi, cho vay, cung ứng các phƣơng tiện thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác.” Ngày nay trong tiến trình phát triển chung của nền kinh tế, cùng với sự thông thoáng trong quy định lĩnh vực, phạm vi kinh doanh phù hợp với xu thế hội nhập, các tổ chức kinh tế phi ngân hàng càng tham gian nhiều vào lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Tuy nhiên vẫn tồn tại một ranh giới nhất định giữa ngân hàng với các tổ chức phi ngân hàng ở chỗ Ngân hàng thƣơng mại là tổ chức kinh doanh tiền chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn. Chính từ hoạt động này đã tạo nên chức năng tạo tiền đề thông qua hệ số nhân tiền trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Đó là đặc trƣng cơ bản để phân biệt Ngân hàng thƣơng mại với các tài chính tín dụng. 1.1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại NHTM có 3 chức năng chủ yếu sau : Thứ nhất NHTM là trung gian tài chính: Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tƣ. Trong nền kinh tế thƣờng có 2 loại cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế: (1) Các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tƣ vƣợt quá thu nhập và vì thế họ là những ngƣời cần bổ sung vốn; và (2) các cá nhân và tổ chức thặng dƣ trong chi tiêu tức thu nhập hiện tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hoá, dịch vụ và vì vậy họ có tiền để tiết kiệm. Sự tồn tại của 2 loại cá nhân và tổ chức này hoàn toàn độc lập với NH. Xuất phát từ lợi ích của cả 2 nhóm,điều tất yếu là tiền sẽ chuyển từ nhóm (2) sang nhóm (1). Từ đó hình thành quan hệ tín dụng trực tiếp. Tuy nhiên quan hệ tín dụng trực tiếp bị giới hạn nhiều do sự không phù hợp về quy mô, thời gian, không 8 gian … Điều này làm cản trở quan hệ tín dụng trực tiếp phát triển và là điều kiện nảy sinh trung gian tài chính. NH với chức năng làm trung gian tài chính, do chuyên môn hóa đó làm tăng thu nhập của ngƣời tiết kiệm đồng thời giảm phí tổn cho nhà đầu tƣ, từ đó khuyến khích tiết kiệm cũng nhƣ đầu tƣ, hay nói rộng ra là khuyến khích sự phát triển của nền kinh tế. Thứ hai, NHTM tạo phương tiện thanh toán Một trong 5 chức năng của tiền là làm phƣơng tiện thanh toán. Các NHTM tuy không tạo đƣợc tiền kim loại, nhƣng giấy nợ do NH phát hành với ƣu điểm nhất định đã trở thành phƣơng tiện thanh toán rộng rãi đƣợc nhiều ngƣời chấp nhận. Nhƣ vậy, ban đầu các NH đã tạo ra phƣơng tiện thanh toán thay cho tiền kim loại dựa trên số tiền kim loại đang nắm giữ. Với nhiều ƣu thế dần dần giấy nợ của NH đã thay thế tiền kim loại làm phƣơng tiện lƣu thông và phƣơng tiện cất giữ, nó trở thành tiền giấy. Theo quan điểm hiện đại, đại lƣợng tiền tệ gồm nhiều bộ phận. Thứ nhất là tiền lƣu thông ( M0 ), thứ hai là số dƣ trên tài khoản tiền gửi giao dịch tại các, thứ ba là tiền gửi trên tài khoản tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kì hạn … Khi ngân hàng cho vay, số dƣ trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng mua hàng và dịch vụ. Do đó, bằng việc cho vay (hay tạo tín dụng ), các ngân hàng đã tạo ra phƣơng tiện thanh toán. Thứ ba, NHTM là trung gian thanh toán Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia. Thay mặt khách hàng, NH thực hiện thanh toán các giá trị hàng hoá và dịch vụ. Để việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, NH đƣa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán nhƣ thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ… cung cấp mạng lƣới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần. 9 Các NH còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua Ngân hàng Trung ƣơng hoặc thông qua các trung tâm thanh toán. Công nghệ thanh toán qua NH càng đạt hiệu quả cao khi quy mô sử dụng công nghệ đó càng đƣợc mở rộng. Nhiều hình thức thanh toán đƣợc chuẩn hoá góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán không chỉ giữa các NH trong một quốc gia mà còn giữa các NH trên toàn thế giới. Các trung tâm thanh toán quốc tế đƣợc thiết lập đã làm tăng hiệu quả của thanh toán qua NH, biến NH trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho nền kinh tế toàn cầu. 1.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại trong cho vay vốn đối với nền kinh tế Thứ nhất, NHTM cung cấp vốn cho các hoạt động kinh tế Ngân hàng thƣơng mại ra đời là tất yếu của nền sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá phát triển, lƣu thông hàng hoá ngày càng mở rộng, trong xã hộixuất hiện ngƣời thì có vốn nhàn rỗi, ngƣợi thì cần vốn để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này giải quyết bằng cách nào? NH thƣơng mại ra đời là chìa khoá giúp cho ngƣời cần vốn có đƣợc vốn và ngƣời có vốn tạm thời nhàn rỗi có thể kiếm đƣợc lãi từ vốn. Các ngân hàng cũng cân đối đƣợc vốn trong nền kinh tế giúp cho các thành phần kinh tế cùng nhau. Các ngân hàng đứng ra huy động vốn tạm thời nhàn rỗi từ các doanh nghiệp, các cá nhân sau đó sẽ cung ứng lại cho nơi cần vốn để tiến hành tái sản xuất với trang thiết bị hiện đại hơn, tạo ra sản phẩm tốt hơn. có lợi nhuậncao hơn. Xã hội càng phát triển nhu cầu vốn cần cho nền kinh tế càng tăng,không một tổ chức nào có thể đáp ứng đƣợc. Chỉ có ngân hàng - một tổ chức trung gian tài chính mới có thể đứng ra điều hoà, phân phối vốn giúp cho tất cả các thành phần kinh tế cùng nhau phát triển nhịp nhàng, cân đối. Nhờ có hoạt động của hệ thống Ngân hàng thƣơng mại và đặc biệt là hoạt động tín dụng, các doanh nghiệp, cá nhân có điều kiện mở rộng sản xuất, 10 cải tiến máy móc, công nghệ để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lƣợng sản phẩm cho xã hội. Thứ hai, NHTM là cầu nối giữa bên đi vay và bên cho vay Phần lớn những nguồn vốn đầu tƣ dự án của doanh nghiệp là các khoản vay ngân hàng. Tới ngân hàng các doanh nghiệp sẽ không tốn thời gian và chi phí để tìm những khoản vốn nhàn rỗi trong xã hội mà đƣợc vay vốn một cách nhanh nhất với chi phí hiệu quả nhất Trong nền kinh tế thị trƣờng các doanh nghiệp không phải là cứ sảnxuất bất cứ cái gì mà phải luôn trả lời đƣợc 3 câu hỏi: sản xuất cái gì; sảnxuất nhƣ thế nào ; và sản xuất cho ai có nghĩa là sản xuất theo tín hiệu của thị trƣờng. Thị trƣờng yêu cầu các doanh nghiệp phải sản xuất ra các sản phẩm với chất lƣợng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn, phù hợp với thị hiếu của ngƣời tiêu dùng. Để đƣợc nhƣ vậy các doanh nghiệp phải đƣợc đầu tƣ bằng dây truyền công nghệ hiện đại, trình độ cán bộ, công nhân lao động phải đƣợcnâng cao... Những hoạt động này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lƣợngvốn đầu tƣ lớn và để đáp ứng đƣợc thì chỉ có các ngân hàng. Ngân hàng sẽgiúp cho các doanh nghiệp thực hiện đƣợc các cải tiến của mình, có đƣợc các sản phẩm có chất lƣợng, giá thành rẻ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Thứ ba, NHTM là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế Trong nền kinh tế thị trƣờng, NHTM với tƣ cách là trung tâm tiền tệ của toàn bộ nền kinh tế, đảm bảo sự phát triển hài hoà cho tất cả các thành phần kinh tế khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể nói mỗi sự giao động của, NHTM đã trực tiếp góp phần mở rộng khối lƣợng tiền cung ứng trong lƣu thông. NHTM đã thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân chia vốn của thị trƣờng, điều kiển chúng một cách có hiệu quả, bảo đảm cung cấp đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn cho quá trình tái sản xuất cũng nhƣ thực thi vai trò điều tiết gián tiếp vĩ mô nền kinh tế. Thông qua hoạt động tín dụng 11 và thanh toán giữa các Ngân hàng trong hệ thống, NHTM đã trực tiếp góp phần mở rộng khối lƣợng tiền cung ứngtrong lƣu thông. Mặt khác với việc cho các thành phần trong nền kinh tế vay vốn, NHTM đã thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân chia vốn của thị trƣờng, điều kiển chúng một cách có hiệu quả, bảo đảm cung cấpđầy đủ kịp thời nhu cầu vốn cho quá trình tái sản xuất cũng nhƣ thực thi vaitrò điều tiết gián tiếp vĩ mô nền kinh tế. Thứ tư, NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế Ngày nay, trong xu hƣớng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới với việc hình thành hàng loạt các tổ chức kinh tế, các khu vực mậu dịch tự do, làm cho các mối quan hệ thƣơng mại, lƣu thông hàng hoá giữa các quốc gia trênthế giới ngày càng đƣợc mở rộng và trở nên cần thiết, cấp bách. Nền tài chính của một quốc gia cần phải hoà nhập với nền tài chính thế giới. Các NHTM là trung gian, cầu nối để tiến hành hội nhập. Ngày nay, đầu tƣ ranƣớc ngoài là một hƣớng đầu tƣ quan trọng và mang lại nhiều lợi nhuận. Đồng thời các nƣớc cần xuất khẩu những mặt hàng mà mình có lợi thế sosánh và nhập khẩu những mặt hàng mà mình thiếu. Các ngân hàng thƣơng mại với những nghiệp vụ kinh doanh nhƣ : nhận tiền gửi, cho vay, bảo lãnh...và đặc biệt là các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đã góp phần tạo điều kiện,thúc đẩy ngoại thƣơng không ngừng đƣợc mở rộng và phát triển. 1.2. Thẩm định dự án đầu tƣ xin vay vốn tại các ngân hàng thƣơng mại 1.2.1. Khái niệm dự án đầu tư và thẩm định dư án đầu tư 1.2.1.1. Dự án đầu tư Dự án đầu tƣ là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tƣợng nhất định nhằm đạt đƣợc sự tăng trƣởng về số lƣợng cải tiến hoặc nâng cao chất lƣợng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng