Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luan van, thạc sỹ xây dựng đảng. công tác vân động giáo dân của các đảng bộ huyệ...

Tài liệu Luan van, thạc sỹ xây dựng đảng. công tác vân động giáo dân của các đảng bộ huyện ở tỉnh ninh bình thời kỳ đẩy mạnh cnh, hđh đất nước.

.DOC
115
503
88

Mô tả:

Luan van, thạc sỹ xây dựng đảng. công tác vân động giáo dân của các đảng bộ huyện ở tỉnh ninh bình thời kỳ đẩy mạnh cnh, hđh đất nước.
Häc viÖn chÝnh trÞ - Hµnh chÝnh quèc gia Hå ChÝ Minh C«ng t¸c vËn ®éng gi¸o d©n cña c¸c §¶ng bé huyÖn ë tØnh Ninh B×nh giai ®o¹n hiÖn nay Chuyªn ngµnh M· sè : X©y dùng §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam : 60 31 23 LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc chÝnh trÞ Ngêi híng dÉn khoa häc: Hµ néi - 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tác giả Môc lôc Trang 1 Më ®Çu Ch¬ng 1: C«ng t¸c vËn ®éng gi¸o d©n cña c¸c §¶ng bé huyÖn ë tØnh Ninh B×nh - Nh÷ng vÊn ®Ò lý luËn vµ thùc tiÔn 1.1. Kh¸i qu¸t t×nh h×nh ®Æc ®iÓm cña c¸c §¶ng bé huyÖn ë tØnh Ninh B×nh vµ ®Æc ®iÓm cña gi¸o d©n ë tØnh Ninh B×nh 1.2. Quan niÖm, néi dung vµ ph¬ng thøc c«ng t¸c vËn ®éng gi¸o d©n cña c¸c §¶ng bé huyÖn ë tØnh Ninh B×nh Ch¬ng 2: C«ng t¸c vËn ®éng gi¸o d©n cña c¸c §¶ng bé huyÖn ë tØnh Ninh B×nh - Thùc tr¹ng nguyªn nh©n vµ kinh nghiÖm 2.1. T×nh h×nh gi¸o d©n vµ thùc tr¹ng c«ng t¸c vËn ®éng gi¸o d©n cña c¸c ®¶ng bé huyÖn ë tØnh Ninh B×nh 2.2. Nguyªn nh©n cña thùc tr¹ng vµ nh÷ng kinh nghiÖm Ch¬ng 3: Môc tiªu, ph¬ng híng vµ nh÷ng gi¶i ph¸p chñ yÕu t¨ng cêng c«ng t¸c vËn ®éng gi¸o d©n cña c¸c ®¶ng bé huyÖn ë tØnh Ninh B×nh giai ®o¹n hiÖn nay 3.1. Dù b¸o nh÷ng nh©n tè t¸c ®éng, môc tiªu vµ ph¬ng híng 3.2. Nh÷ng gi¶i ph¸p chñ yÕu t¨ng cêng c«ng t¸c vËn ®éng gi¸o d©n cña c¸c §¶ng bé huyÖn ë tØnh Ninh B×nh giai ®o¹n hiÖn nay KÕt luËn Danh môc tµi liÖu tham kh¶o Phô lôc 7 7 28 37 37 61 66 66 71 94 96 102 Danh môc c¸c ch÷ viÕt t¾t CNH, H§H : C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ MTTQ : MÆt trËn Tæ quèc TCCS§ : Tæ chøc c¬ së ®¶ng UBND : Uû ban nh©n d©n Danh môc c¸c b¶ng B¶ng 1.1: B¶ng 2.1: B¶ng 2.3: Tình hình kết nạp đảng viên và xếp loại TCCSĐ Tình hình kết nạp đảng viên gốc giáo ở huyện Kim Sơn Tình hình phát triển đảng viên gốc giáo ở huyện Nho Quan Trang 14 52 53 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mục tiêu của cách mạng vô sản là giải phóng con người, giải phóng xã hội. Lực lượng để tiến hành cách mạng vô sản là quần chúng nhân dân. Sức mạnh của quần chúng được tăng lên gấp nhiều lần mà không kẻ thù nào ngăn cản nổi mỗi khi họ được giác ngộ, được tổ chức lại thành đội quân cách mạng. Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng sức mạnh đoàn kết của nhân dân”. Dân là gốc của nước, của cách mạng. Để phát huy vai trò, sức mạnh của quần chúng trong mọi thời kì cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay luôn coi trọng công tác vận động quần chúng nói chung, vận động giáo dân nói riêng và xác định đó là nhiệm vụ của toàn Đảng, ở tất cả các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở. Trong thời đại ngày nay, tôn giáo có liên quan chặt chẽ đến những cuộc xung đột sắc tộc đang diễn ra ở nhiều nơi. Là một lĩnh vực rất nhạy cảm, hoạt động của các tôn giáo ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội và tiến trình của nhiều dân tộc, nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam là một nước có nhiều tôn giáo trong đó Công giáo là một tôn giáo có số lượng tín đồ khá đông chiếm hơn 10% dân số mà tỉnh Ninh Bình được xem là một trong những trọng điểm về tôn giáo của cả nước, đồng bào giáo dân chiếm tỷ lệ khoảng 16,33% dân số toàn tỉnh. Quần chúng giáo dân ở nước ta nói chung và ở tỉnh Ninh Bình nói riêng phần lớn là nông dân và nhân dân lao động, bà con công giáo của Ninh Bình sống xen kẽ, hoà đồng ở tất cả 147 xã, phường, thị trấn của 8 huyện, thành phố và thị xã. Là một tỉnh trọng điểm về tôn giáo trong đó phải kể đến 4 huyện tập trung đồng bào theo đạo công giáo nhiều nhất bao gồm huyện Nho Quan, huyện Kim Sơn, huyện Gia Viễn, huyện Yên Mô. Trong thời kỳ cách mạng họ là những 2 quần chúng có truyền thống yêu quê hương, đất nước đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng để giành và giữ nền độc lập, thống nhất của nước nhà. Thời kỳ đổi mới do Đảng khởi xướng quần chúng giáo dân ở Ninh Bình vẫn là những người lao động cần cù, tin yêu Đảng, luôn chấp hành đúng đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia lao động sản xuất vươn lên xoá đói giảm nghèo. Bên cạnh đó đồng bào giáo dân luôn có ý thức xây dựng quê hương giàu mạnh, thực hiện phương châm “tốt đời đẹp đạo”, góp phần vào việc gìn giữ và phát triển nền văn hoá của dân tộc, giữ vững trật tự trị an ở địa phương… Quán triệt Nghị quyết lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khoá IX về công tác tôn giáo và Nghị quyết của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Ninh Bình về "tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động quần chúng", trong đó có nêu những quan điểm về công tác vận động giáo dân. Các Đảng bộ huyện ở tỉnh Ninh Bình đã triển khai và thực hiện tốt công tác vận động giáo dân đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Những thành quả nói trên có được một phần không nhỏ của công tác vận động quần chúng giáo dân của tỉnh uỷ Ninh Bình nói chung và của các đảng bộ huyện trong tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay quần chúng giáo dân ở Ninh Bình còn gặp rất nhiếu khó khăn do trình độ dân trí thấp, đời sống còn nghèo nàn, lạc hậu. Lợi dụng tình hình đó, một số phần tử tranh thủ lợi dụng giáo dân để lôi kéo, tuyên truyền, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta, kích động giáo dân chống lại chính quyền, gây mất ổn định cục bộ ở một số địa phương. Song, bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác vận động giáo dân của các đảng bộ huyện ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua nhất là những năm gần đây còn nhiều hạn chế và khuyết điểm. Nội dung, hình thức và phương pháp vận động còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng kịp thời với yêu cầu của thời kỳ mới. Không ít cấp uỷ đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ 3 vai trò của giáo dân, chưa thật sự coi trọng công tác vận động giáo dân trong khi đó tình hình đạo Công giáo lại đang có xu hướng phát triển đa dạng và tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, có phần tác động đến tình hình chính trị xã hội của tỉnh nói chung và đặc biệt ở các huyện có nhiều quần chúng giáo dân. Chính vì vậy, việc phân tích đúng tình hình thực tế, luận giải những vấn đề bức xúc đang đặt ra trong công tác vận động giáo dân ở các huyện của tỉnh Ninh Bình, đề ra một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần tăng cường công tác vận động giáo dân trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Vấn đề giáo dân và công tác vận động giáo dân đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến vấn đề này ở các vùng, các địa phương có đồng bào theo đạo công giáo. Tuy nhiên, tuỳ từng góc độ và phạm vi nghiên cứu mà các công trình khoa học có những cách tiếp cận và cách giải quyết khác nhau. Xoay quanh vấn đề giáo dân và công tác vận động giáo dân có một số công trình và bài viết đáng chú ý sau: - Viện nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh:”Công tác vận động quần chúng giáo dân”(Đề tài khoa học cấp bộ) H,1995. - Hồ Trọng Hoài và Nguyễn Thị Nga:”Quan điểm của Mác- Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh về tôn giáo và sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam”, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006 - Doãn Hùng, Nguyễn Thanh Xuân, Hoàng Minh Huấn (2007):”Một số chuyên đề về Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”, Hà Nội. - Hoàng Mạnh Đoàn (2002) “Công tác vận động giáo dân của tổ chức cơ sở đảng (cấp xã) ở đồng bằng bắc bộ nước ta hiện nay”. Luận án tiến sỹ Lịch sử, Học viện CT- HC QG HCM, Hà Nội. 4 - Nguyễn Phú Lợi: “Tìm hiểu tổ chức giáo hội công giáo cơ sở địa phận Phát Diệm tỉnh Ninh Bình”. Luận văn Thạc sỹ, Học Viện CTHCQGHCM, H, 2001. - Phạm Thị Thuỷ: "Cuộc đấu tranh chống các thế lực phản động lợi dụng đạo công giáo ở Ninh Bình giai đoạn 1945- 1954”. Luận văn Thạc sỹ, H, 2001. - Vũ Minh Thành: “Đổi mới việc thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Ninh bình hiện nay", Luận án Thạc sỹ, Học Viện CT- HC QGHCM, H, 2006 - Hoàng Hữu Năng: “ Công tác vận động quần chúng tín đồ công giáo trong tình hình mới ”, Tạp chí Công an nhân dân số 2/ 1994 . - Nguyễn Phú Lợi:”Một số vấn đề về công tác vận động giáo dân”. Tạp chí Lịch sử Đảng số 2/ 1995. - Nguyễn Hỷ: Đồng bào công giáo Diên Khánh với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư - sống tốt đời đẹp đạo". Tạp chí Dân vận,số 1/200. - Nguyễn Đức Lữ:"Công tác vận động chức sắc và tín đồ các tôn giáo hiện nay". Tạp chí Dân vận số 7/ 2005 - Nguyễn Thế Tư:“Công tác vận động quần chúng ở một xã công giáo – kết quả và kinh nghiệm”. Tạp chí Dân vận, số 3/ 2007. - Trần Văn Sơn: “Giải pháp xây dựng TCCSĐ và phát triển đảng viên vùng đồng bào có theo đạo công giáo trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc”. Tạp chí Dân vận, số 4/ 2009. - Trịnh Anh Thau: “ Đôi điều nghĩ về công tác vận động đồng bào có đạo ở tỉnh Thanh Hoá”.Tạp chí Dân vận, số 8/ 2009. - Thanh Thuỷ: “Ninh Bình đẩy mạnh chăm lo cho đồng bào công giáo”. Tạp chí Dân vận, số 8/ 2009. - Quang Toàn “Công tác vận động quần chúng trong đồng bào có đạo tỉnh Gia lai". Tạp chí Dân vận, số 12/2007. 5 - Nguyễn Thế Hiệp:“Một số kinh nghiệm trong triển khai công tác tôn giáo ở tỉnh Thái Bình”. Tạp chí Dân vận, số 6/ 2009. - Nguyễn Hồng Dương:“Người công giáo Ninh Bình với cuộc kháng chiến chống thực dân pháp”. Tạp chí Nghiên cứu Tôn Giáo, số 1/ 2010. Các công trình nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu vấn đề vận động giáo dân của các đảng bộ huyện của tỉnh Ninh Bình. Nhìn chung các công trình nghiên cứu đều đề cập đến các khía cạnh khác nhau, với mức độ khác nhau có liên quan đến công tác vận động giáo dân. Song chưa có công trình nào nghiên cứu về công tác vân động giáo dân của các đảng bộ huyện ở tỉnh Ninh Bình thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. 3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác vận động giáo dân của các Đảng bộ huyện ở tỉnh Ninh Bình, luận văn đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu tăng cường công tác vận động giáo dân của các Đảng bộ huyện ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn - Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác vận động giáo dân của các Đảng bộ huyện ở tỉnh Ninh Bình. - Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác vận động giáo dân của các Đảng bộ huyện ở tỉnh Ninh Bình, chỉ ra nguyên nhân của thực trạng và rút ra những kinh nghiệm. - Nêu mục tiêu, phương hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác vận động giáo dân của các đảng bộ huyện ở tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn - Luận văn tập trung nghiên cứu công tác vận động giáo dân của các đảng bộ huyện ở tỉnh Ninh Bình (qua khảo sát các huyện: Kim Sơn, Nho Quan, Gia Viễn, Yên Mô) thời gian từ 2005 đến nay. 6 5. Cơ sở lý luận thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận thực tiễn - Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam và các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về công tác dân vận nói chung và công tác vận động giáo dân nói riêng. Đồng thời luận văn kế thừa kết quả của các công trình khoa học liên quan đã công bố. - Cơ sở thực tiễn của luận văn là tình hình giáo dân và thực trạng công tác vận động giáo dân của các đảng bộ Huyện ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Lôgic - lịch sử, kết hợp nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn, khảo sát thống kê, chuyên gia. 6. Những đóng góp khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn - Luận văn làm rõ điều kiện và đặc điểm của công tác vận động giáo dân của các đảng bộ huyện ở tỉnh Ninh Bình, chỉ ra những căn cứ khoa học thực tiễn của việc tăng cường công tác vận động giáo dân của các huyện ở tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay. - Xác định phương hướng, đề xuất giải pháp chủ yếu tăng cường công tác vận động giáo dân của các đảng bộ huyện ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn hiện nay. - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cấp uỷ, tổ chức Đảng, Ban dân vận, các Đảng bộ huyện ở tỉnh Ninh Bình. Đồng thời có thể phục vụ cho việc học tập, giảng dạy ở trường chính trị tỉnh, các trung tâp bồi dưỡng chính trị huyện của tỉnh Ninh Bình. 7. Kết cấu của luận văn 7 Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 03 chương, 06 tiết. 8 Chương 1 CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG GIÁO DÂN CỦA CÁC ĐẢNG BỘ HUYỆN Ở TỈNH NINH BÌNH - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐẢNG BỘ HUYỆN Ở TỈNH NINH BÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIÁO DÂN Ở TỈNH NINH BÌNH 1.1.1. Đặc điểm của các huyện ở tỉnh Ninh Bình 1.1.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội của các huyện ở tỉnh Ninh Bình - Đặc điểm địa lý tự nhiên Ninh Bình là tỉnh được hình thành từ lâu đời nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc Bộ, Phía Bắc giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam, phía Tây và đông Bắc giáp tỉnh Hoà Bình; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hoá; Phía đông Nam giáp biển đông. Diện tích tự nhiên của Ninh Bình là 1.384,2 Km 2, dân số là 911.572 người, mật độ 659 người/km2. Tất cả được phân bố đồng đều ở 8 đơn vị hành chính gồm 6 huyện, thị và 1 thành phố bao gồm. + Huyện Gia Viễn: Nằm ở phía tây bắc tỉnh Ninh Bình, với diện tích tự nhiên là 178,4km2, dân số 114.964 người trong đó có 14.758 người theo đạo thiên chúa. Đa số dân sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp.Vùng đất này được thiên nhiên ban tặng nhiều hang động đẹp nổi tiếng như; Địch Lộng, dòng nước nóng Kênh Gà, khu gập nước Vân Long, Chùa Bái Đính, khu du lịch sinh thái Tràng An. + Huyện Kim Sơn: Nằm ở phía Đông Nam tỉnh Ninh Bình có diện tích đất tự nhiên là 21.327,48ha, dân số 174.665 người trong đó đồng bào theo đạo công giáo chiếm 45,4% dân số toàn huyện. Là huyện đồng bằng ven biển duy nhất của tỉnh với địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, chủ yếu do phù xa bồi tụ. Nghề truyền thống đó là chế biến cói, nhưng tiềm năng mang tính đặc thù của huyện lại là nền kinh tế biển. 9 + Huyện Nho Quan: Là huyện miền núi của tỉnh Ninh Bình, với diện tích tự nhiên là.458,3Km2, dân số 148.654 người với 2 dân tộc chính là người kinh và người mường; nhân dân theo đạo Phật và đạo Thiên chúa, trong đó đạo Thiên chúa là 24.929 người chiếm 17% dân số. Nơi đây có vườn quốc gia Cúc Phương - khu bảo tồn động thực vật quý hiếm, một địa danh du lịch nổi tiếng trong nước và thế giới. Với đặc điểm và điều kiện tự nhiên như vậy, từ lâu Nho Quan đã trở thành căn cứ địa của cách mạng Ninh Bình, nơi chứa đựng những tiềm năng phát triển kinh tế to lớn của tỉnh. + Huyện Yên Mô: Nằm ở phía Tây Nam tỉnh Ninh Bình, có diện tích tự nhiên 114,08km2, dân số khoảng 120.000 người, trong đó có khoảng 7.099 người theo đạo Thiên chúa chiếm 6,4% dân số. Nhân dân trong huyện chủ yếu sống bằng nghề nông. Là huyện có địa hình đa dạng, có núi đồi, ao hồ, sông ngòi, đồng trũng. Yên Mô có tới 11 làng nghề truyền thống như dệt vải, dệt chiếu, làm mộc, khai thác đá, mây tre đan. - Thành tựu kinh tế xã hội của các huyện những năm qua Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XIX xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế văn hoá xã hội an ninh quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị trong nhiệm kỳ (2005- 2010). Các Đảng bộ huyện đã triển khai, cụ thể hoá Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh. Với lợi thế phát triển khác nhau nhưng tựu chung lại những năm qua các đảng bộ huyện trong tỉnh với tinh thần phát huy truyền thống yêu nước, cần cù lao động, sáng tạo, đoàn kết nỗ lực quyết tâm góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh trên các lĩnh vực cụ thể như. + Kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ, giảm dần tỷ trọng Nông - Lâm nghiệp thuỷ sản. Sản xuất nông nghiệp liên tục được mùa, mặc dù trong mấy năm qua toàn tỉnh chịu ảnh hưởng bởi bão và lụt nhưng năng suất lúa bình quân 5 năm 10 vẫn đạt trên 11 tấn /ha/năm. Trong đó, phải kể đến một số huyện tiêu biểu như; Huyện Kim sơn- năng suất lúa bình quân cả năm đạt 124,8 tạ/ ha, sản lượng lương thực có hạt bình quân 5 năm là 102.34 tấn, tăng 4,7% so với nhiệm kỳ trước đảm bảo an ninh lương thực, là đơn vị dẫn đầu tỉnh về năng suất lúa. Huyện Yên Mô sản lượng lương thực bình quân 5 năm đạt tăng 7,76%, tăng 2,85 lần so với năm 2005. Huyện Nho Quan; giá trị sản xuất toàn ngành tăng bình quân 4,79% /năm. Có thể nói, trong mấy năm qua, lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã vươn lên đáng kể, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong toàn tỉnh, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và ổn định đời sống của đại bộ phận nhân dân trong toàn tỉnh nói chung và ở các huyện nói riêng. + Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển mới. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có chuyển biến tích cực về cơ cấu sản xuất và chất lượng sản phẩm. Các cấp, các ngành đã quan tâm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, tạo môi trường thuận lợi thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Hiện nay toàn tỉnh đã có 5 khu công nghiệp và hơn 20 cụm công nghiệp, trong đó nổi bật là cụm công nghiệp gián khẩu (Gia Viễn). Huyện Yên Mô có 104 doanh nghiệp (tăng 59 doanh nghiệp so với năm 2005). Tập trung phát triển các làng nghề truyền thống ở địa phương như nghề mộc, thêu ren, đan bèo, gốm mỹ nghệ...góp phần tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động và tăng thu ngân sách. Giá trị công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp năm 2010 của huyện ước đạt 120,87 tỷ đồng tăng 207,8% so với năm 2005 [38, tr.6]. + Cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được tăng cường Các huyện đã tập trung đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất phục vụ sản xuất và đời sống, trọng tâm là xây dựng đường giao thông nông thôn, kiên cố 11 hoá kênh mương, trụ sở làm việc của các xã thị trấn, trường học, trạm y tế và các công trình thiết yếu tiêu biểu như H. Kim Sơn đã xây dựng được 19 trường học cao tầng kiên cố, 27 trạm y tế, xã, thị trấn được kiên cố hoá thi công 288,8km đường bêtông xi măng, 195km đường nhựa. + Đời sống văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ; công tác giáo dục đào tạo được các cấp uỷ đảng, chính quyền và đoàn thể - xã hội chăm lo nên phát triển cả quy mô và chất lượng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân. Phong trào xã hội hoá giáo dục phát triển ở huyện Kim Sơn, 100% số xã, thị trấn tổ chức tốt hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng. Công tác xây dựng truờng chuẩn được quan tâm đến nay, toàn tỉnh có 54 trường đạt chuẩn quốc gia. Lĩnh vực giáo dục đào tạo ở các huyện trong tỉnh đ ược quan tâm do vậy, hàng năm tỷ lệ học sinh giỏi cấp tỉnh, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào đại học được tăng lên. Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân được chú trọng. Tỉnh Ninh Bình đã triển khai đồng bộ và có hiệu quả các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Mạng lưới y tế xã, phường, thị trấn tiếp tục được đầu tư, củng cố; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác khám, chữa bệnh được tăng cường. Đến nay có 70/ 147 xã phường có Bác sỹ đạt 46,5%. trong đó H. Nho Quan 19/27 xã, thị trấn có Bác sỹ, 27/27 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Phong trào "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”phát triển mạnh mẽ được cán bộ đảng viên và tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ, góp phần xóa đói giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội. Tỉnh đã công nhận hơn 1000 khu dân cư tiên tiến, 156,860 hộ gia đình văn hoá, trong đó, huyện Yên Mô có gần 200 hộ là gia đình văn hoá; 166 thôn xóm có nhà văn hoá và điểm sinh hoạt văn hoá. Huyện Kim Sơn có tới 274/298 khu dân cư tiên tiến đạt 92% và 33,438 gia đình văn hoá đạt 80,8% [66, tr. 2]. Các hoạt động văn hoá ở cơ sở ngày ngày càng phong phú đa dạng góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. 12 Những hạn chế, tồn tại Bên cạnh những thành tựu nói trên, nhìn chung các huyện cũng còn một số những hạn chế, tồn tại. - Một là, kinh tế tăng trưởng khá nhưng sự phát triển giữa các lĩnh vực, các địa phương chưa đồng đều. Chưa tạo được chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, tỷ trọng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp còn thấp, thu hút đầu tư còn hạn chế. - Hai là, sản xuất vụ đông ở một số địa phương chưa thành phong trào sâu rộng, hiệu quả còn hạn chế; ngành chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ chưa tương xứng với tiềm năng hiện có ở một số huyện như huyện Gia Viễn, huyện Kim Sơn. Sản xuất cây con có giá trị kinh tế cao còn gặp nhiều khó khăn. - Ba là, văn hoá xã hội tuy có bước phát triển nhưng nhiều mặt còn hạn chế. Vấn đề việc làm vẫn là nan giải đối với các cấp chính quyền. Các tệ nạn xã hội chưa được đẩy lùi. Công tác thực hành chống lãng phí, tham nhũng còn kém hiệu quả. - Bốn là, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được quan tâm xây dựng nhưng chưa đồng bộ, một số công trình quan trọng tiến độ còn chậm, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Công tác quản lý quy hoạch, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai nhiều nơi còn lỏng lẻo, phát sinh nhiều sai phạm. - Năm là, hoạt động văn hoá xã hôi trên một số lĩnh vực còn hạn chế, chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng khám chữa bệnh chưa đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội; công tác vệ sinh môi trường ở nông thôn còn gặp nhiều khó khăn.. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo ở một số xã còn cao, công tác dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động còn hạn chế. - Sáu là, công tác vận động quần chúng ở một số nơi chưa được quan tâm đúng mức, việc nắm bắt tâm tư nguyện vọng của quần chúng chưa kịp thời. 1.1.1.2. Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của các đảng bộ huyện - Quá trình lãnh đạo của các đảng bộ trong những năm qua Trong những năm qua các đảng bộ huyện đã kiên định mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội do Đảng, Bác Hồ lựa chọn. Nhất quán với 13 đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Các đảng bộ đã quán triệt các quan điểm, nguyên tắc của Đảng trong công cuộc đổi mới của đất nước, khắc phục khó khăn, năng động sáng tạo trong việc đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng bộ với chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội, từng bước đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Quán triệt đường lối phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt; đồng thời làm tốt công tác vận động quần chúng, đoàn kết l ươnggiáo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Thực hiện Nghị quyết của Trung ương đối với nhiệm vụ đổi mới và chính đốn Đảng, Ban chấp hành các đảng bộ huyện đã tập trung củng cố các TCCSĐ. Tỉnh uỷ Ninh Bình đã triển khai cho các đảng bộ xây dựng và thực hiện quy chế làm việc, cải tiến phương thức làm việc của các cấp uỷ, phân tích chất lượng các cơ sở đảng và cán bộ đảng viên, kiện toàn tổ chức bộ máy làm việc từ huyện đến cơ sở. Nhờ đó, chất lượng của các đảng bộ huyện trong tỉnh đã được nâng lên, lãnh đạo hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Từ thực trạng và đặc điểm của các đảng bộ huyện, chức năng và nhiệm vụ của các đảng bộ huyện thể hiện qua một số lĩnh vực trọng yếu sau: - Xác định chủ trương, nhiệm vụ đối với các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội và lãnh đạo thành công nhiệm vụ đó. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, là nội dung chủ yếu trong quá trình thực hiện vai trò lãnh đạo ở đơn vị cơ sở, lĩnh vực quan trọng chi phối các hoạt động lãnh đạo khác. Trong giai đoạn hiện nay, các Đảng bộ huyện cần lãnh đạo và xây dựng các nhiện vụ phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi thích hợp với tiềm năng của từng vùng; xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển văn hoá thông tin, y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. 14 - Lãnh đạo công tác tư tưởng Làm tốt công tác giáo dục tư tưởng cho nhân dân, phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết lương giáo làm cho nhân dân hiểu và chấp hành đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và thực hiện thành công mục tiêu phương hướng của cả nhiệm kỳ đề ra. Thực hiện chức năng nhiệm vụ lãnh đạo công tác tư tưởng, những năm qua các đảng bộ huyện đã quán triệt và thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương (khoá X) và Nghị quyết số 05 của Ban thường vụ tỉnh uỷ Ninh Bình về tăng cường đổi mới công tác tư tưởng trong tình hình mới. Các đảng bộ huyện luôn quan tâm nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ công tác học tập, tuyên truyền được đầu tư, bố trí cán bộ làm công tác tư tưởng có trình độ đạo đức và bản lĩnh. Do đó tình hình tư tưởng cán bộ đảng viên và nhân dân ổn định, lòng tin đối với Đảng được nâng lên, tạo sự nhất trí trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội. - Lãnh đạo công tác tổ chức và cán bộ Lãnh đạo xây dựng tổ chức, bộ máy chính quyền, các đoàn thể chính trị xã hội từ huyện đến cơ sở vững mạnh. Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ của các tổ chức theo chức năng thẩm quyền của mình.Vì vậy trong những năm qua việc xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy đựợc củng cố kiện toàn, coi trọng và phát huy vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Các đảng bộ huyện đã chú trọng triển khai thực hiện đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ như; đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ. - Công tác xây dựng tổ chức đảng Đề ra chủ trương, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng đảng bộ, đảng bộ cơ sở và các đảng bộ trực thuộc và chi bộ trong sạch vững mạnh, thực hiện nguyên tắc sinh hoạt đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong Đảng. Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng cán 15 bộ đảng viên, phân công và tạo điều kiện cho cán bộ, đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, chăm lo công tác tạo nguồn kết nạp mới, đảm bảo tiêu chuẩn, coi trọng chất lượng chú trọng phát triển đảng viên là đoàn viên thành niên và đoàn viên là người gốc giáo. Thực tế trong quá trình lãnh đạo nhiệm kỳ qua, các cấp uỷ đảng coi trọng việc đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, thường xuyên quan tâm đến công tác phát triển tổ chức đảng, đảng viên tại các doanh nghiệp, vùng đồng bào dân tộc, đồng bào công giáo. Nhiệm kỳ 2005- 2010 các Đảng bộ huyện đã kết nạp đảng viên và xếp loại TCSSĐ được nêu trong bảng 1.1. Bảng 1.1: Tình hình kếết nạp đảng viến và xếếp loại TCCSĐ Huyện Nho Quan Kim Sơn Yên Mô Gia Viễn Tống số đảng viên được kết nạp 1.039 1.023 1.061 672 Tỷ lệ TCCSĐ trong sạch, vững mạnh 85% 80% 85,7% 82% Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở các đảng bộ huyện được chú trọng. Năng lực lãnh đạo và chiến đấu của cấp uỷ, tổ chức đảng được tăng cường nhất là các chi bộ trong doanh nghiệp, vùng có đạo được chỉ đạo thường xuyên. Việc đánh giá phân loại tổ chức cơ sở đảng và đảng viên ngày càng đi vào nề nếp. Kết quả phân loại chất lượng các Huyện ủy và Đảng ủy trực thuộc [xem phụ lục, biểu số 01]. "Hàng năm tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh tăng, tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng yếu kém giảm dần; Trong nhiệm kỳ qua đã kết nạp được 672 đảng viên vượt 34,4% so với mục tiêu “[27, tr.9]. Ngoài ra các đảng bộ còn thưc hiện chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ theo đúng điều lệ của
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan