Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sỹ Nghệ thuật tự sự trong Truyện cổ Andersen...

Tài liệu Luận văn thạc sỹ Nghệ thuật tự sự trong Truyện cổ Andersen

.PDF
116
882
108

Mô tả:

Ket-noi.com chia se KHÚC THÙY LINH NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN CỔ ANDERSEN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Hà Nội - 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------- KHÚC THÙY LINH NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN CỔ ANDERSEN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60.22.32 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Khánh Thành Hà Nội - 2012 MỤC LỤC 1. LÝ do chän ®Ò tµi ......................................................................................................... 1 2. LÞch sö vÊn ®Ò ............................................................................................................. 3 3. Môc ®Ých, ®èi t-îng vµ ph¹m vi nghiªn cøu............................................................ 9 4. Ph-¬ng ph¸p nghiªn cøu ......................................................................................... 11 5. CÊu tróc cña luËn v¨n ............................................................................................. 11 Ch-¬ng 1 : NG¦êI KÓ CHUYÖN TRONG TRUYÖN Cæ ANDERSEN ................... 13 1.1. Kh¸i niÖm ng-êi kÓ chuyÖn .................................................................................. 13 1.2. Ng-êi kÓ chuyÖn trong TruyÖn cæ Andersen ....................................................... 14 1.2.1. Ng-êi kÓ chuyÖn ë ng«i thø ba ...................................................................... 15 1.2.2. Ng-êi kÓ chuyÖn ë ng«i thø nhÊt .................................................................. 25 1.2.3. Ng-êi kÓ chuyÖn ë ng«i thø ba kÕt hîp víi ng-êi kÓ chuyÖn ë ng«i thø nhÊt............................................................................................................................ 28 1.2.4. NhiÒu ng-êi kÓ chuyÖn cïng tån t¹i trong truyÖn....................................... 31 Ch-¬ng 2 : NghÖ thuËt x©y dùng nH¢N VËT TRONG TRUYÖN Cæ ANDERSEN ...................................................................................................................... 36 2.1. Kh¸i niÖm nh©n vËt vµ nghÖ thuËt x©y dùng nh©n vËt...................................... 36 2.1.1. Nh©n vËt .......................................................................................................... 36 2.1.2. NghÖ thuËt x©y dùng nh©n vËt ...................................................................... 37 2.2. NghÖ thuËt x©y dùng nh©n vËt trong TruyÖn cæ Andersen ................................ 38 2.2.1. ThÕ giíi nh©n vËt ®a d¹ng vÒ kiÓu lo¹i......................................................... 39 2.2.1.1. KiÓu nh©n vËt lµ con ng-êi..................................................................... 39 Nh©n vËt trÎ th¬ trong TruyÖn cæ Andersen ................................................................. 39 KiÓu nh©n vËt cung ®×nh ................................................................................................. 42 KiÓu nh©n vËt b×nh d©n ................................................................................................... 43 2.2.1.2. Nh©n vËt lµ loµi vËt, ®å vËt..................................................................... 44 2.2.3. Nh©n vËt ®-îc miªu t¶ qua ngo¹i h×nh - ch©n dung "kÎ l¹c loµi" ............ 51 2.2.4. Nh©n vËt ®-îc miªu t¶ qua ®Æc ®iÓm t©m lÝ ................................................ 56 Ch-¬ng 3 : tæ chøc CèT TRUYÖN Vµ KÕT CÊU TRONG ................................ 68 TRUYÖN Cæ ANDERSEN............................................................................................... 68 3.1. Cèt truyÖn .............................................................................................................. 68 3.1.1. Kh¸i niÖm cèt truyÖn ..................................................................................... 68 3.1.2. NghÖ thuËt x©y dùng cèt truyÖn trong TruyÖn cæ Andersen ...................... 69 3.1.2.1. Cèt truyÖn dùa trªn motif v¨n häc d©n gian ........................................ 69 3.1.2.2. Cèt truyÖn dùa trªn x©y dùng xung ®ét vµ c¸ch gi¶i quyÕt xung ®ét 72 3.2. KÕt cÊu ................................................................................................................... 80 3.2.1. Kh¸i niÖm kÕt cÊu .......................................................................................... 80 3.2.2. KÕt cÊu trong TruyÖn cæ Andersen ............................................................... 80 3.2.2.1. KÕt cÊu ch-¬ng håi ................................................................................. 80 3.2.2.2. KÕt cÊu kh«ng gian vµ thêi gian ............................................................ 82 3.2.2.3. KÕt cÊu thÓ hiÖn ë c¸ch më ®Çu vµ kÕt thóc ......................................... 87 Nghệ thuật tự sự trong Truyện cổ Andersen MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cách đây hơn 200 năm, vào ngày 02 tháng 4 năm 1805, có một người đã cất tiếng khóc chào đời đầu tiên tại một ngôi làng nằm trong thung lũng giữa những quả đồi thấp quanh năm lẩn khuất sương mù, ngày đêm ngập tràn gió biển vùng Odense của xứ sở Đan Mạch xa xôi với những đỉnh đồi được bao phủ bởi một màu trắng thanh khiết của muôn ngàn cánh hoa thạch thảo. Như một thiên thần được Thượng đế phái xuống trần gian để thay Người thực hiện sứ mệnh cứu rỗi nhân loại, người đó, ba mươi năm sau đã trở thành một nhà văn mà tác phẩm đã được dịch ra “hơn 90 thứ ngôn ngữ trên khắp năm châu bốn biển” [17, tr. 18], từng được hàng triệu người trên thế giới mến yêu đến ngưỡng mộ, sùng bái. Và cho đến nay, dù đã cách xa chúng ta 137 năm nhưng tên tuổi của ông đã đi vào thế giới huyền thoại như một người kể chuyện hay nhất hành tinh. Đó chính là Hans Christian Andersen - người kể chuyện thiên tài của mọi thời đại. Andersen là một nhà văn kì diệu. Với trí tưởng tượng phong phú, tài năng thiên bẩm, tâm hồn nhạy cảm và thánh thiện, ông đã niệm thần chú lên ngòi bút nhiệm màu của mình đánh thức “đứa trẻ thơ muôn thuở” “luôn tồn tại và yên ngủ” [6, tr. 109] trong lòng mỗi con người, đưa chúng ta đến với cuộc sống “kỳ diệu và đẹp đẽ” (Pauxtôpxki) với những ánh nhìn hồn nhiên, trong sáng và thánh thiện nhất. Andersen đã thử sức ở rất nhiều lĩnh vực nhưng đạt đến đỉnh cao hơn cả là hơn 160 truyện cổ được bắt đầu viết từ năm 1835. Và chính những truyện thần tiên đó đã làm cho ông trở thành bất tử. Khúc Thùy Linh 1 Nghệ thuật tự sự trong Truyện cổ Andersen Bản thân người viết đã từng gắn bó với những câu chuyện cổ của Andersen suốt thời thơ ấu và cho đến khi trưởng thành vẫn luôn mang bên mình thế giới cổ tích ấy, đọc và nâng niu nó như một thứ Kinh thánh của riêng mình. Tuổi thơ đắm chìm trong một thế giới cổ tích lung linh, rực rỡ, huy hoàng, đầy biến ảo của Andersen với những dãy núi phủ đầy tuyết trắng xứ Anpơ, những tảng băng lóng lánh, những bông tuyết trắng muốt một màu thanh sạch phủ lên đất đai cây cỏ; một thế giới diễm ảo với màu xanh ngát của bầu trời Bantích, với lòng biển khơi sâu thẳm, “nước xanh hơn cánh hoa mua biếc nhất, trong vắt như pha lê”, những đỉnh đồi nở đầy hoa thạch thảo, những đoá oải hương thơm ngát một mùi hương dịu dàng, những hồ nước trong veo từng đàn thiên nga trắng muốt bơi lội cạnh những ngôi nhà xinh xinh, cổ kính, những cánh đồng lúa mì vàng rộm trải rộng đến tận chân trời, những gác chuông nhà thờ cứ mỗi chiều lại đổ hồi dóng dả, những khu vườn sum suê cây cối, những cánh rừng, những con đường mòn… Tất cả thế giới thiên nhiên diễm tuyệt ấy đã in sâu vào tâm trí tôi suốt thời thơ ấu. Tôi đã từng say mê với tiếng hát của những Nàng tiên cá, cuốn mình theo những cuộc phiêu lưu của Chú lính chì dũng cảm, mải mê dõi theo bước chân của cô bé Giecđa trong hành trình tìm bạn; và cũng đã từng rơi nước mắt khóc thương cho số phận bất hạnh của Cô bé bán diêm… Mỗi lần đọc Andersen tưởng như thấy lại bóng dáng thời thơ ấu của mình trong đó (“Bất ngờ ta bỗng gặp lại mình – Quyển Andersen ngày xưa bụi dày như năm tháng” – Ngọc Lan). Tâm hồn được bồi đắp không chỉ bởi sự lung linh, đẹp đẽ của thế giới cổ tích diệu huyền mà còn bởi những triết lí nhân sinh đậm tính nhân văn sâu sắc. Có cảm giác tận thẳm sâu tâm hồn được thấm mát bởi những giọt nước diệu kỳ thoát ra từ những trang sách ướt đẫm tình yêu con trẻ của “người canh giữ những linh hồn cổ tích” – Andersen. Mang trong mình niềm say mê và một tình yêu trầm lắng với những câu chuyện cổ Andersen, tôi Khúc Thùy Linh 2 Nghệ thuật tự sự trong Truyện cổ Andersen hiểu rằng chính ông là người đã truyền cho tôi một niềm tin bất diệt : “Dù ai nói với bạn điều gì đi nữa thì xin bạn hãy cứ tin rằng cuộc sống này là kỳ diệu và đẹp đẽ” (Pauxtôpxki). Truyện cổ Andersen chinh phục được đông đảo bạn đọc qua nhiều thế hệ không chỉ bởi những hình ảnh lung linh, huyền ảo của một thế giới cổ tích thần tiên hay nội dung mang những triết lí sâu sắc, thâm trầm mà còn bởi những hình thức nghệ thuật độc đáo. Khám phá Nghệ thuật tự sự trong Truyện cổ Andersen, chúng tôi muốn qua ánh nhìn của thi pháp học hiện đại để thêm một lần nữa khẳng định tài năng của người con xứ Odense này. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Nghiên cứu Có một thực tế đáng ngạc nhiên là mặc dù Andersen đến Việt Nam khá sớm, thu hút được số lượng đông đảo bạn đọc và tác phẩm của ông có một tầm ảnh hưởng sâu rộng, song Andersen và những truyện kể của ông chưa thực sự được nghiên cứu một cách rộng rãi và chuyên sâu. Cho đến nay chưa có một cuốn sách nào nghiên cứu cụ thể và riêng biệt về ông. Cuộc đời và thân thế của Andersen mới được nhắc đến trong một hai trang từ điển. Gần đây có một số cuốn sách viết về cuộc đời ông dưới dạng truyện kể như cuốn Hans Christian Andersen – truyện về các nhà bác học và danh nhân thế giới (Nhà xuất bản Văn hoá – Thông tin) và cuốn H.C.Andersen – người kể chuyện thiên tài của tác giả Viết Linh (Nhà xuất bản Thanh niên, xuất bản năm 2006). Tên tuổi của Andersen xuất hiện quả là khiêm tốn, bằng chứng là các giáo trình lớn không đề cập đến ông như rất nhiều nhà văn phương Tây khác. Phải tìm hiểu rất kĩ, chúng tôi mới tìm được hơn hai trang viết về tiểu sử Andersen cùng một số đặc điểm nội dung nghệ thuật các tác phẩm của ông Khúc Thùy Linh 3 Nghệ thuật tự sự trong Truyện cổ Andersen do Lê Nguyên Cẩn viết trong cuốn Tác gia, tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường của nhiều tác giả và Lưu Đức Trung chủ biên; và bài Bà Chúa Tuyết trong cuốn Văn học – Giáo trình dùng trong các trường Sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học do Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Đăng Mạnh, Vân Thanh cùng một số tác giả khác viết, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1995. Số lượng các luận án bàn về ông cũng khá ít. Hiện tại chúng tôi mới chỉ tìm thấy luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Quyên với đề tài Thế giới nhân vật trong truyện Andersen. Phần lớn cuộc đời, thân thế, sự nghiệp và giá trị tác phẩm của ông được đề cập nhiều trên các báo và tạp chí, đặc biệt là tạp chí văn học và văn học nước ngoài kể từ năm 1955 khi lần đầu tiên báo Văn nghệ in bài Truyện ngắn Andersen của Nguyễn Tuân. Những năm sau này, tên tuổi Andersen xuất hiện nhiều hơn trên các tờ tạp chí. Nhà nghiên cứu Đỗ Đức Dục với bài viết Truyện Andersen đăng trên tạp chí Văn học số 5, năm 1963 đã đi sâu vào nghiên cứu những ý nghĩa hiện thực trong các câu chuyện cổ của Andersen. Tác giả đã đánh giá rất cao vốn sống thực tiễn phong phú của nhà văn và sự kết hợp vốn sống đó với trí tưởng tượng bay bổng để sáng tạo nên những câu chuyện cổ mang đậm dấu ấn hiện đại. Đồng thời, tác giả bài viết cũng khẳng định ý nghĩa của “câu chuyện cổ tích thứ hai” – “Truyện cổ tích dành cho người lớn” trong các sáng tác của Andersen: “Cho nên truyện Andersen chẳng phải là những truyện đơn thuần viết cho trẻ em. Trẻ em thích truyện Andersen, đó là một điều không ai chối cãi được(…) Nhưng, ngay cả người lớn cũng rất thú vị khi đọc truyện Andersen(…) Người lớn vẫn thưởng thức được những truyện đơn giản nhất của Andersen, mà trẻ em vẫn thấy phần lí thú của chúng trong những truyện phức tạp nhất” [6, tr. 112]. Khúc Thùy Linh 4 Nghệ thuật tự sự trong Truyện cổ Andersen Tác giả Nguyễn Trường Lịch trên tạp chí Văn học số 1, năm 1996 đã có bài viết Nguồn gốc văn hoá xã hội và sức mạnh tài năng của Andersen. Bài viết đi sâu vào tìm hiểu cội nguồn, nơi sản sinh ra sức mạnh tài năng, sức sáng tạo diệu kỳ của Andersen. Cội nguồn sức mạnh đó chính là mạch nguồn văn hoá dân gian của quê hương Odense – mảnh đất giàu huyền thoại với rất nhiều lễ hội; đó là truyền thống gia đình, là kiến thức văn hoá xã hội, là những nếm trải trong cuộc sống và những chuyến đi đây đi đó của ông qua rất nhiều vùng đất. Từ hoàn cảnh xuất thân trong nghèo khổ của mình, Andersen đã có được một cái nhìn cảm thông, một trái tim biết sẻ chia và tha thiết yêu thương đối với những mảnh đời bất hạnh để rồi “kể lại trực tiếp bằng nước mắt, bằng tiếng cười châm biếm hài hước cho nhiều người nghe, cho nhân loại đồng cảm” [17, tr. 23]. Cuối cùng, tác giả bài viết đã khẳng định một cách chắc chắn : “Không nghi ngờ gì nữa, thiên tài của Andersen chính là thiên tài của nhân dân, của đất nước Đan Mạch, của ngôn ngữ Đan Mạch không tách rời sức lao động sáng tạo của con người kỳ diệu ấy”. Cũng trên tạp chí Văn học số 1, năm 1996, nhà nghiên cứu Vân Thanh đã có bài viết Người kể chuyện thiên tài – Andersen đánh giá rất cao giá trị của Truyện cổ Andersen ở ý nghĩa của chúng đối với trẻ em cũng như người lớn: “Đọc Andersen ở bất cứ lứa tuổi nào cũng đều có thể chiêm nghiệm một bài học nhân sinh hồn nhiên mà thật sâu sắc” [28, tr. 30]. Và tác giả đã nhấn mạnh “chính sức tưởng tượng là nguyên cớ tạo nên những truyện kể thật hấp dẫn ở Andersen” [34, tr. 30]. Nhà nghiên cứu Đặng Thị Hạnh cũng góp tên vào tạp chí này bằng bài viết Nàng tiên cá, một số biến thái và phát triển của đề tài. Tác giả đã tiến hành phân tích nguồn gốc của đề tài Nàng tiên cá, bắt đầu từ “mẫu gốc của truyện Nàng tiên cá trong anh hùng ca Odyssée của Homère”, đến truyền thuyết Pháp vùng Poitou, cho đến truyện Ondine của De la Motte Fouqué Khúc Thùy Linh 5 Nghệ thuật tự sự trong Truyện cổ Andersen cũng như kịch Ondine của Giraudoux. Và khẳng định Nàng tiên cá bé nhỏ của Andersen là truyện kể nổi tiếng nhất về đề tài này; và cũng từ đó Andersen đã phát triển đề tài muôn thuở của văn học – đề tài về “kẻ lạc loài và ước mộng không thành”. Cũng trong bài viết này, tác giả đã liên hệ đến truyện Con gái thuỷ thần của Nguyễn Huy Thiệp như một sự nhắc nhớ đến Truyện cổ Andersen. Cũng trên tạp chí Văn học số 1, năm 1996, nhà nghiên cứu Phạm Thành Hưng có bài viết Truyện Andersen – một hình thức tự sự độc đáo bàn về quan niệm nghệ thuật của Andersen : “Ông thuộc số người cầm bút với thiên chức tôn vinh sự sống và khẳng định cái đẹp. Thuỷ chung như nhất, ông chỉ biết ngợi ca cuộc sống vẻ đẹp của thế giới” [14, tr. 27]. Đặc biệt, bài viết đã bước đầu đề cập đến góc độ thi pháp học trong những sáng tác cổ tích của Andersen, cụ thể trên các bình diện kết cấu, cốt truyện, người kể chuyện, nhân vật, lối dẫn truyện hay cách kết thúc truyện. Tác giả bài viết cũng đã khẳng định : “Những nét đặc trưng thi pháp của Andersen có thể là những kinh nghiệm quý cho những cây bút sở trường ở thể truyện ngắn” [14, tr. 28]; và “chắc chắn rằng sau ông, một phong cách truyện ngắn dân gian đã định hình trong văn học châu Âu” [14, tr. 28]. Những tìm hiểu bước đầu về vấn đề thi pháp thể loại tự sự trong các câu chuyện cổ Andersen của nhà nghiên cứu Phạm Thành Hưng thực sự là những nhận xét quý báu, có ý nghĩa đối với đề tài mà chúng tôi đang nghiên cứu; đồng thời cũng là một trong những tiền đề thôi thúc chúng tôi tìm tòi và đóng góp một tiếng nói trong việc khám phá thế giới nghệ thuật phong phú của nghệ thuật tự sự trong Truyện cổ Andersen. Giáo sư Hà Minh Đức đã có bài tham luận tại Hội thảo quốc tế Văn học Bắc Âu tổ chức tại Hà Nội, được đăng trên tạp chí Văn học số 12, năm 1997 với tên gọi Truyện cổ của Hans Christian Andersen (1805 – 1875). Khúc Thùy Linh 6 Nghệ thuật tự sự trong Truyện cổ Andersen Bài viết đã nhấn mạnh giá trị những yếu tố làm nên sức sống bất diệt của Truyện cổ Andersen; đồng thời, tác giả đã khái quát những điểm hấp dẫn trong những sáng tác của nhà văn thiên tài này. Đó là “sự kết hợp giữa đời sống hiện thực và thế giới thần kỳ huyền ảo”, “sự kết hợp giữa tình cảm và triết lí”, “sự kết hợp giữa dân tộc và nhân loại”. Trên tạp chí Văn học nước ngoài số 2, năm 2001 có đăng bài Gặp gỡ văn học Đan Mạch của tác giả Hữu Ngọc nhìn nhận tài năng Andersen trong sự đối sánh với văn học Đan Mạch. Trong bài viết này, ở phần Nhận diện, giai đoạn thế kỷ XIX - bảy thập kỷ tình cảm - chủ nghĩa lãng mạn, tác giả Hữu Ngọc đã khẳng định tên tuổi của Andersen như một nhà văn nổi tiếng nhất thời đại, mang đậm dấu ấn tâm hồn Đan Mạch : “Không những vào thời ấy mà cho đến nay, không nhà văn Đan Mạch nào nổi tiếng trong và ngoài nước bằng Hans Christian Andersen (1805 – 1875). Năm 1987, ông là một trong số tác giả được xuất bản nhiều nhất thế giới. Ông đặc trưng cho những nét dân tộc nhất của người Đan Mạch. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là tập Truyện kể cho trẻ con : gồm trên 164 truyện. Ông mượn cốt truyện ở huyền thoại, truyện cổ tích, truyện dân gian, lịch sử, có khi hư cấu trên cơ sở cuộc sống hàng ngày. Truyện của ông có hai bình diện : bình diện hấp dẫn tức khắc do cốt truyện có kịch tính, bình diện sâu lắng hơn do tính chất tế nhị nên thơ, toát ra từ một tấm lòng ưu ái, mẫn cảm, đôi khi ngây thơ mà vẫn chinh phục được lòng người. Phong cách của ông gắn liền thơ mộng với thực tế, mỉa mai với tình cảm, luôn luôn có những liên tưởng bất ngờ thú vị, cơ bản là lạc quan” [21, tr. 10]. Bằng vài nét chấm phá khái quát nhất, tác giả bài viết đã cho chúng ta thấy được vị trí của Andersen trong nền văn học Đan Mạch nói riêng và văn học thế giới nói chung; đồng thời phác hoạ một cách sơ lược nhất về nội dung cũng như nghệ thuật những sáng tác cổ tích của Andersen. Khúc Thùy Linh 7 Nghệ thuật tự sự trong Truyện cổ Andersen Cũng trên tạp chí Văn học nước ngoài số 3, năm 2000, Đào Duy Hiệp đã có bài viết Hiện thực và mộng ảo trong Cô bé bán diêm của Andersen. Trên cơ sở khám phá các bình diện mộng ảo và hiện thực, ánh sáng và bóng tối, tác giả bài viết đã mang đến cho người đọc cái nhìn sâu sắc hơn về một câu chuyện cổ tích nhưng mang đậm giá trị hiện thực và giá trị nhân văn cao cả. Nhà nghiên cứu Đào Duy Hiệp cũng trong một bài viết về Andersen với tên gọi Đọc Andersen đăng trên tạp chí Văn học số 2, năm 2001 đã cung cấp cho người đọc một cái nhìn tương đối toàn diện về thế giới nhân vật phong phú trong các câu chuyện cổ của Andersen thông qua khảo sát và lập sơ đồ cấu trúc nhân vật hành động của bốn truyện : Nữ thần băng giá, Ip và cô bé Crixtin, Người bạn đồng hành và Ông già làm gì cũng đúng. Như vậy, có thể thấy từ trước đến nay, các bài viết, các bài nghiên cứu về Andersen chủ yếu xuất hiện trên các tạp chí Văn học và Văn học nước ngoài. Song cũng cần phải thấy rằng việc nghiên cứu Andersen ngày càng được quan tâm nhiều hơn với rất nhiều bài viết nghiên cứu và các cuộc hội thảo. Sự kiện gần đây nhất là cuộc hội thảo do trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn phối hợp với Đại sứ quán vương quốc Đan Mạch tổ chức vào ngày 23 và 24/11/1995; và các hoạt động văn hoá vào năm 2005 nhân kỉ niệm 200 năm ngày sinh của Andersen. Mặt khác, trong những năm gần đây, có khá nhiều khoá luận tốt nghiệp của sinh viên tập trung vào đề tài nghiên cứu Andersen và các tác phẩm của ông. Cụ thể, từ năm 1991 đến năm 1994 đã có 6 luận văn của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu nội dung và hình thức Truyện cổ Andersen. Qua khảo sát, tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy các bài viết chủ yếu đề cập đến những vấn đề trong các sáng tác cổ tích Andersen như : Thế giới Khúc Thùy Linh 8 Nghệ thuật tự sự trong Truyện cổ Andersen nhân vật phong phú, đa dạng; sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại trong truyện Andersen; sự kết hợp tuyệt vời giữa trí tưởng tượng bay bổng với vốn sống thực tiễn phong phú của nhà văn; một số ít các bài viết bước đầu đề cập đến thi pháp tự sự trong các câu chuyện cổ của Andersen (Bài viết của Phạm Thành Hưng). Những nhận xét, những nghiên cứu khái quát ấy là những đóng góp quý báu, những gợi ý ban đầu, vừa là thuận lợi song cũng là những thách thức trong quá trình chúng tôi đi sâu khám phá thế giới nghệ thuật Andersen. 2.2. Dịch thuật Những câu chuyện cổ tích diệu kỳ của Andersen đã đặt chân đến Việt Nam khá sớm qua các bản dịch bằng tiếng Pháp kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Tác phẩm dịch đầu tiên còn được lưu giữ đến nay là truyện Chú lính chì dũng cảm và Bộ quần áo mới của Hoàng đế. Hiện nay, ngày càng có nhiều truyện được dịch sang tiếng Việt. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là bản dịch Truyện cổ Andersen do Nguyễn Văn Hải và Vũ Minh Toàn dịch, Văn Giang hiệu đính của Nhà xuất bản Văn học, năm 2002 Nhà xuất bản Đà Nẵng cho in lại. Ngoài ra, một số tác phẩm của Andersen như Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của Hoàng đế, Em bé bán diêm… đã được chuyển thể hoặc phóng tác ở nhiều loại hình như kịch bản phim, múa rối, ca kịch truyền thanh… 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích Tự sự học vốn là một nhánh của thi pháp học hiện đại, nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự, nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trần thuật của văn bản tự sự là để nhằm tìm ra một cách đọc. Vì vậy, với đề tài Nghệ thuật tự sự trong Truyện cổ Andersen, người viết mong muốn được khám phá thế Khúc Thùy Linh 9 Nghệ thuật tự sự trong Truyện cổ Andersen giới nghệ thuật trong những sáng tác của Andersen dưới sự soi chiếu của thi pháp học hiện đại. Trong thế kỷ XX vừa qua, lí luận văn học đã thu được những thành tựu rực rỡ ở rất nhiều khía cạnh. Đặc biệt, vấn đề lí thuyết tự sự ngày càng được quan tâm rộng rãi. “Lí thuyết tự sự cung cấp những khái niệm về cấu trúc văn bản tự sự” [31, tr. 19]. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã từng khẳng định : “Lí thuyết tự sự sẽ cho ta thấy không chỉ là kĩ thuật trần thuật của các thể loại, các nhà văn, mà còn cho thấy cả truyền thống văn hoá ở đằng sau nó”. Vì vậy, nghiên cứu tự sự học ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng. Tự sự học vốn là một nhánh của thi pháp học hiện đại, nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự, nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trần thuật của văn bản tự sự là để nhằm tìm ra một cách đọc. Vì vậy, với đề tài Nghệ thuật tự sự trong Truyện cổ Andersen, người viết mong muốn được khám phá thế giới nghệ thuật trong những sáng tác của Andersen dưới sự soi chiếu của thi pháp học hiện đại (thông qua ba góc độ của tự sự học đó là : Người kể chuyện; nghệ thuật xây dựng nhân vật; cốt truyện và kết cấu), hi vọng góp một tiếng nói riêng vào việc nghiên cứu Andersen cùng những câu chuyện cổ bất tử của ông để thêm một lần nữa khẳng định tài năng người con xứ Odense này. 3.2. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghệ thuật tự sự trong các sáng tác cổ tích của nhà văn Andersen. 3.3. Phạm vi Chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát dựa theo bản dịch Truyện cổ Andersen do Nguyễn Văn Hải và Vũ Minh Toàn dịch, Văn Giang hiệu đính, Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2002. Khúc Thùy Linh 10 Nghệ thuật tự sự trong Truyện cổ Andersen Ngoài ra, chúng tôi sẽ sử dụng thêm các công trình nghiên cứu lí luận văn học, các chuyên luận, các tạp chí chuyên ngành có liên quan, một số sách tham khảo về thi pháp học, tự sự học. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn của chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp tiếp cận thi pháp học. - Phương pháp hệ thống. - Phương pháp giải thích học - Phương pháp so sánh 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Thư mục tham khảo, luận văn của chúng tôi sẽ được triển khai trên ba chương : Chương 1 : Người kể chuyện trong Truyện cổ Andersen Chương 2 : Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Truyện cổ Andersen Chương 3 : Tổ chức cốt truyện và kết cấu trong Truyện cổ Andersen Khúc Thùy Linh 11 Nghệ thuật tự sự trong Truyện cổ Andersen Khúc Thùy Linh 12 Nghệ thuật tự sự trong Truyện cổ Andersen Chương 1 : NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN CỔ ANDERSEN 1.1. Khái niệm người kể chuyện Là một yếu tố nghệ thuật, hình tượng người kể chuyện đóng một vai trò quan trọng góp phần quyết định sự thành công của một tác phẩm văn học. Không thể có trần thuật thiếu người kể chuyện. Từ điển Thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên đã định nghĩa một cách khá đầy đủ : “Người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Đó có thể là hình tượng của chính tác giả (…); có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra; có thể là một người biết một câu chuyện nào đó. Một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều người kể chuyện” [30, tr. 221]. Người kể chuyện là một trong những hình thức thể hiện quan điểm tác giả trong tác phẩm như M.Bakhtin đã từng nói : “Ta đoán định âm sắc tác giả qua đối tượng của câu chuyện kể, cũng như qua chính câu chuyện và hình tượng người kể chuyện bộc lộ trong quá trình kể” [31, tr. 119]. Hay như Tz.Todorov đã từng tuyên bố : “Người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới tưởng tượng (…) Người kể chuyện không nói như các nhân vật tham thoại khác mà kể chuyện. Như vậy, kết hợp đồng thời trong mình cả nhân vật và người kể, nhân vật mà nhân danh nó cuốn sách được kể có một vị thế hoàn toàn đặc biệt…” [31, tr. 117]. “Hình tượng người kể chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về Khúc Thùy Linh 13 Nghệ thuật tự sự trong Truyện cổ Andersen mặt tâm lí, nghề nghiệp hay lập trường xã hội cho cái nhìn tác giả, làm cho sự trình bày, tái tạo con người và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú, nhiều phối cảnh” [30, tr. 221]. Người kể chuyện được nhận diện qua các tiêu chí điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu, vì xét cho cùng thì trên bình diện ngôn ngữ, phạm trù điểm nhìn gắn với phạm trù "ngôi" theo các nghĩa phạm trù "ngôi" vận hành các quan hệ giữa những người khởi xướng ra hành vi diễn ngôn và chính phát ngôn. Do đó, từ điểm nhìn, ngôn ngữ hay giọng điệu mà người đọc có thể nhận ra được hình tượng người kể chuyện trong tác phẩm. 1.2. Người kể chuyện trong Truyện cổ Andersen Người kể chuyện có vai trò quan trọng trong việc tạo nên giọng điệu cho tác phẩm, nó chi phối rất nhiều đến giọng điệu của tác phẩm nói chung. Bất kì một tác phẩm văn học nào cũng nhất thiết phải có người kể chuyện nếu muốn ghi dấu ấn trong lòng độc giả bởi lẽ điều còn lại đối với mỗi nhà văn chính là cái giọng nói của riêng mình. Trở lại với những câu chuyện cổ tích của Andersen, nhà văn kéo vĩ cầm bằng ngôn từ Đan Mạch này dường như đã đưa người đọc bước vào một thế giới cổ tích lấp lánh muôn màu sắc, rộn rã mọi âm thanh bằng một giọng kể hấp dẫn, “sáng trong, giản dị, cổ xưa, hiền từ và hóm hỉnh”, một nghệ thuật kể chuyện tài hoa mà có lẽ chỉ có ở tâm hồn Đan Mạch ấy, chỉ có ở cái “con người kì quặc, đáng yêu, đồng thời là nhà thơ” ấy. Những câu chuyện cổ tích phảng phất sắc màu hiện đại đã được truyền đến trái tim người đọc khắp năm châu bốn bể bằng một giọng điệu đặc biệt mang đậm dấu ấn Andersen. Người ca sĩ bình dân xứ Odense này “đúng nghĩa là một nhà thơ ngao du trên miền đất của thể loại tự sự. (…) người kể chuyện trong ông vừa đi vừa kể, nhưng đôi mắt không bỏ sót đến từng cọng hoa héo hoặc một thứ đồ chơi hỏng vứt bên đường. Ở đâu ông cũng dễ dàng tìm thấy lịch sử và chất thơ của cuộc đời” [14, tr. 27]. Hạt nhân cốt lõi làm nên sức lôi cuốn của Khúc Thùy Linh 14 Nghệ thuật tự sự trong Truyện cổ Andersen những câu chuyện cổ Andersen chính là nghệ thuật kể chuyện bậc thầy của nhà văn. Trong mỗi trang văn đầy hấp dẫn, người kể chuyện như người bạn đường uyên bác và tin cậy dẫn dắt độc giả đi trên lộ trình của thế giới thần tiên, của những câu chuyện sống động, gần gũi về cuộc đời. Một thế giới tràn đầy âm thanh và màu sắc được tạo nên bởi giọng điệu người kể chuyện. Người kể chuyện Andersen đã sử dụng nhiều cách kể khác nhau với những ngôn ngữ giọng điệu khác nhau. Ở chương này chúng tôi đi sâu vào khám phá nghệ thuật tự sự trong Truyện cổ Andersen thông qua việc tìm hiểu các cách thức xuất hiện của người kể chuyện như : Người kể chuyện ở ngôi thứ ba; Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất; Người kể chuyện ở ngôi thứ ba kết hợp với ngôi thứ nhất; Nhiều người kể chuyện cùng tồn tại trong truyện. 1.2.1. Người kể chuyện ở ngôi thứ ba Trong cuốn Tự sự học do Trần Đình Sử chủ biên, tác giả Nguyễn Thị Thu Thuỷ đã khẳng định : “Ngôi thứ ba thuộc về thế giới hiện thực được nói đến” [31, tr. 136] và truyện kể ở ngôi thứ ba “ là loại truyện kể mà người kể chuyện không được biểu thị trực tiếp bằng đại từ ở ngôi thứ nhất. “Người kể chuyện ngôi thứ ba” chính là “Người kể chuyện hàm ẩn”. Đây là người kể chuyện riêng, có thể là giọng kể bình tĩnh, khách quan hoặc giọng kể thể hiện rõ cảm xúc, tác giả trực tiếp bình luận sự kiện, nhân vật. Xuất hiện ở ngôi thứ ba là hình thức phổ biến của người kể chuyện trong truyện cổ tích. Lối kể của truyện cổ tích truyền thống là người kể ẩn, không xuất hiện trực tiếp, người kể chuyện thường đứng ngoài tác phẩm và kể lại nội dung một cách đơn giản, dễ hiểu, đi thẳng vào bản chất sự việc, vì vậy cách kể chuyện dân gian thường được thống nhất bằng một giọng điệu quán xuyến, dẫn dắt theo diễn biến cốt truyện. Khúc Thùy Linh 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan