Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sỹ kinh tế phát triển bền vững các làng nghề ở hà tĩnh...

Tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế phát triển bền vững các làng nghề ở hà tĩnh

.PDF
108
339
73

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -- o0o --- TRẦN THỊ KHÁNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC LÀNG NGHỀ Ở HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Hà Nội, Năm 2009 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Ngành nghề nông thôn nói chung và các làng nghề nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Mỗi địa phương lại có những nghề, làng nghề mang sắc thái riêng đặc trưng cho truyền thống của những vùng quê được cha ông xây dựng, lưu truyền bao đời nay. Làng nghề ở Hà Tĩnh có lịch sử phát triển từ hàng chục năm đến hàng trăm năm đã tạo ra sản phẩm tiêu dùng cho xã hội và tham gia xuất khẩu, tạo nên giá trị kinh tế và văn hóa ở khu vực nông thôn, đặc biệt là các làng quê. Sự phát triển các làng nghề góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN - NT, bởi tạo công ăn việc làm cho lao động nông nhàn và những vùng đất chật người đông, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho bộ phận dân cư nông thôn, góp phần thực hiện đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, trong thời gian qua do chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, một số làng nghề do thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ không ổn định dẫn đến một số làng nghề thủ công truyền thống bị mai một dần. Quy mô làng nghề ở Hà Tĩnh nói chung còn nhỏ bé, phân tán, tự phát, sản phẩm ít, chất lượng chưa cao, ít cải tiến mẫu mã, thiết bị công nghệ thiếu và lạc hậu, trình độ quản lý thấp, thiếu thông tin về thị trường là những yếu tố tác động đến sự phát triển của làng nghề và giảm sức cạnh tranh trên thị trường của các sản phẩm từ làng nghề. Trong những bối cảnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao cho Sở Nông nghiệp – phát triển nông thôn phối hợp với các Sở, ban ngành và các huyện, thị xã xây dựng “Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn Hà Tĩnh đến năm 2010”, trong đó có tập trung phát triển các làng nghề ở Hà Tĩnh, ưu tiên 2 phát triển các làng nghề như mây tre đan, song mây; nghề chế biến gỗ; nghề đúc rèn; nghề chế biến hải sản; nghề làm chăn nệm, thêu ren; nghề dệt chiếu cói. Còn các làng nghề thuộc các lĩnh vực còn lại vẫn đang để cho nó phát triển một cách tự phát. Vấn đề đặt ra ở đây là một số làng nghề được ưu tiên phát triển nhưng vẫn chưa xứng với tiềm năng, bên cạnh đó, hầu hết các làng nghề vẫn chưa xây dựng được hệ thống xử lý rác thải cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường, mà điều này lại ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân địa phương. Chính vì vậy, mặc dù đã có quy hoạch phát triển các làng nghề, phát triển 11 cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề trên địa bàn Hà Tĩnh nhưng nhìn chung vẫn chưa có nhiều biện pháp hữu hiệu cũng như là các giải pháp mang tính đột phá để có thể giúp cho các làng nghề có điều kiện phát triển một cách bền vững. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “Phát triển bền vững các làng nghề ở Hà Tĩnh” 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Đánh giá sự PTBV của các làng nghề ở Hà Tĩnh và đề ra giải pháp phát triển cho các làng nghề 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Luận văn nghiên cứu một cách khái quát nhất về sự phát triển của các làng nghề ở Hà Tĩnh, đồng thời chú trọng các làng nghề được ưu tiên phát triển, đó là các làng nghề đồ gỗ; làng nghề chế biến thủy, hải sản; làng nghề mây tre đan; làng nghề đúc rèn; làng nghề chiếu cói… - Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Luận văn tập trung nghiên cứu phân tích hệ thống các làng nghề trên địa bàn Hà Tĩnh trong những năm qua và định hướng phát triển trong thời gina tới. Bên cạnh đó, luận văn cũng có tham khảo kinh nghiệm phát triển làng nghề của một số tỉnh khác. 3 4. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng tổng hợp các biện pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp…về các tài liệu thu thập qua thống kê và các tài liệu đã được nghiên cứu trước - Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát thực tế tại các làng nghề và tại các cơ quan quản lý có liên quan 5. Những đóng góp chủ yếu của luận văn - Luận văn đi vào nghiên cứu một cách có hệ thống về cơ sở lý luận của làng nghề, các nhân tố ảnh hưởng đến sự PTBV làng nghề và các tiêu chí đánh giá sự PTBV làng nghề - Luận văn thể hiện được thực trạng PTBV các làng nghề ở Hà Tĩnh hiện nay; thấy được rằng để có thể PTBV các làng nghề cần phải nỗ lực vươn lên, đồng thời cần có sự phối hợp hỗ trợ của các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương đối với sự phát triển của hệ thống làng nghề - Giải pháp PTBV làng nghề có ý nghĩa trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn ở Hà Tĩnh đến 2010 - Luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan hoạch định chính sách, quản lý các làng nghề trên địa bàn Hà Tĩnh 6. Tên và kết cấu của luận văn Tên đề tài: “Phát triển bền vững các làng nghề ở tỉnh Hà Tĩnh” Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC LÀNG NGHỀ Ở HÀ TĨNH THỜI GIAN QUA Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC LÀNG NGHỀ Ở HÀ TĨNH THỜI GIAN TỚI 4 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ 1.1. Làng nghề và đặc trưng của làng nghề 1.1.1. Khái niệm về làng nghề, làng nghề truyền thống Làng nghề được cấu tạo bởi hai yếu tố là “làng” và “nghề”. Vì thế khái niệm về làng nghề cũng được hiểu thông qua phân tích khái niệm “làng” và “nghề” Làng – theo Từ điển tiếng Việt, là một khối người quần tụ ở một nơi nhất định trong nông thôn. Làng là một tế bào xã hội của người Việt, là một tập hợp dân cư chủ yếu theo quan hệ láng giềng. Đó là một không gian lãnh thổ nhất định, ở đó tập hợp những người dân quần tụ lại cùng sinh sống và sản xuất. Hiện nay, do tác động của quá trình đô thị hóa, khái niệm làng có thể được hiểu một cách tương đối. Có một số cách gọi khác với làng đó là phố, khối phố, khóm.... Tuy là cách gọi có thể khác đi nhưng về bản chất của cộng đồng dân cư đó nếu gắn với nông thôn thì vẫn được xem như là làng. Như vậy, làng nghề là một làng ở nông thôn nhưng ngoài việc làm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) còn có hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm làm ra của họ ngoài việc đáp ứng nhu cầu bản thân, gia đình còn dùng để trao đổi, buôn bán, sản phẩm từ làng nghề phải là hàng hóa Còn “nghề” có thể được hiểu là công việc mà người dân làm để kiếm sống hàng ngày. Các nghề trong hoạt động của làng nghề thường là thủ công, tiểu thủ công nghiệp, vì thế những sản phẩm làm ra luôn mang đậm dấu ấn của chủ nhân làm ra nó. Các nghề thủ công ở làng quê ban đầu chỉ xuất hiện dưới dạng là nghề phụ, chủ yếu được bà con nông dân làm vào thời kỳ nông nhàn. Nhưng sau này, do sự phân công lao động mà các ngành nghề thủ công tách dần khỏi sản 5 xuất nông nghiệp nhưng vẫn phục vụ trực tiếp cho hoạt động nông nghiệp. Và lúc đó, những người thợ thủ công ở làng nghề có thể là không còn làm nông nghiệp nhưng họ vẫn gắn liền với làng quê mình. Cho tới khi nghề thủ công phát triển mạnh, những người làm nghề thủ công và sống nhờ nghề này tăng lên nhanh chóng. Đó chính là cơ sở cho sự ra đời và tồn tại của các làng nghề ở nông thôn cho đến ngày nay. Thông qua những lí luận đó mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về làng nghề như: - “Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng), cùng làm một nghề tiểu thủ công nghiệp mà các hộ đó có thể sinh sống bằng nghề đó, thu nhập từ nghề đó chiếm trên 50% tổng thu nhập của các hộ. Ngoài ra giá trị sản lượng của nghề chiếm trên 50% tổng giá trị sản lượng của địa phương”. - “Làng nghề là nơi hầu hết mọi người trong làng đều hoạt động nghề cho nghề đó và lấy đó làm nguồn sống chủ yếu”. Với quan niệm như thế thì hiện nay ở Việt Nam tồn tại rất ít (như làng gốm Bát Tràng,…). - “Làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề, giữa các hộ sản xuất có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội”. Quan niệm này chưa phản ánh được đầy đủ tính chất, đặc điểm của làng nghề, nó vẫn chưa thể hiện được sự khác biệt giữa làng nghề ở nông thôn với những trung tâm sản xuất thủ công nghiệp ở thành thị, trị trấn - “Làng nghề là một cộng đồng dân cư sống tập trung trên cùng một địa bàn nông thôn. Trong làng đó, có một bộ phận dân cư tách ra cùng nhau sinh sống bằng việc sản xuất một hoặc một số loại hàng hóa, dịch vụ; trong đó có ít nhất một loại hàng hóa, dịch vụ đặc trưng thu hút đông đảo lao động hoặc hộ gia đình trong làng tham gia, đem lại nguồn thu nhập chính và chiếm tỉ 6 trọng lớn so với thu nhập dân cư tạo ra trên địa bàn làng hoặc cộng đồng dân cư đó”. - Bộ đưa ra khái niệm làng nghề như sau: “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau”. Như vậy, ta có thể hiểu làng nghề thông qua khái niệm này. Ở đây có sự phân biệt làng nghề và làng nghề truyền thống. Làng nghề truyền thống là làng nghề có truyền thống được hình thành từ lâu đời. Đó là những thôn làng làm nghề thủ công có truyền thống lâu năm, thường là nhiều thế hệ, ít nhất cũng là hàng chục năm. Nhiều làng nghề thậm chí đã nổi tiếng từ nhiều thế kỷ trước, tạo ra được những sản phẩm có tính độc đáo, có độ tinh xảo cao, đã được tiêu thụ tại nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Dù nghề thủ công được du nhập vào làng bằng con đường nào thì sự phát triển cũng diễn ra dưới hình thức có tồn tại một số hạt nhân (nghệ nhân, gia đình, dòng ho…) làm nòng cốt, từ đó mở rộng ra phạm vi cả làng. Làng nghề truyền thống được công nhận khi đạt được các tiêu chí như: Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc; Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề. Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì các ngành nghề thủ công ở Việt Nam có thể được chia thành 5 nhóm, đó là: - Nhóm thứ nhất: bao gồm các ngành nghề sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như gốm, sứ, sơn mài, thêu ren, khảm, chạm khắc gỗ, đá… - Nhóm thứ hai : Là các ngành nghề sản xuất công cụ như rèn đúc, làm cày bừa, nông cụ, đóng thuyền… 7 - Nhóm thứ ba: là các ngành nghề sản xuất các mặt hàng phục vụ tiêu dùng thông thường như: làm lược, dệt chiếu, làm nón, đan mành, rổ, rá, sọt bồ, bện thừng, dệt vải, may mặc. - Nhóm thứ tư: bao gồm các ngành nghề phục vụ cho sản xuất và đời sống: như nề, mộc, hàn, đúc đồng, gang, sản xuất vật liệu xây dựng… - Nhóm thứ năm: bao gồm các ngành nghề chế biến lương thực, thực phẩm như: xay xát, làm bánh, làm bún, đường, mật, làm tương, đậu phụ, nấu rượu, chế biến hải sản các loại… 1.1.2. Đặc trưng của làng nghề Nhìn chung các làng nghề truyền thống được hình thành bằng những con đường như: - Có những nghệ nhân, vì những lý do khác nhau, đã từ nơi khác đến truyền nghề. Những nghệ nhân này thường được tôn là tổ nghề. Việc truyền nghề như vậy thường được các làng nghề ghi nhận dưới hình thức văn tự hay truyền miệng; - Một số làng nghề hình thành từ một số cá nhân, gia đình có những kỹ năng và sự sáng tạo nhất định. Từ sự sáng tạo của họ, quy trình sản xuất và sản phẩm không ngừng được hoàn thiện, bổ sung. Qua quá trình phát triển cũng hình thành nên làng nghề; - Một số làng nghề hình thành do có những người đi nơi khác học nghề rồi về dạy lại cho gia đình, dòng họ rồi mở dần ra phạm vi rộng hơn; - Một số làng nghề mới hình thành gần đây một cách có chủ ý, do các địa phương “phát triển nghề phụ” nên cho thợ đi học nghề tại các trường dạy nghề hoặc tới các làng nghề khác học nghề rồi về dạy cho người khác; - Hay gần đây, một số làng nghề được hình thành trên cơ sở sự lan tỏa dần từ một số làng nghề truyền thống, tạo thành một số làng nghề trên một vùng lãnh thổ thân cận. 8 Sức ép về mặt kinh tế nhiều khi cũng là nguyên nhân thúc đẩy sự hình thành và phát triển làng nghề. Biểu hiện rõ nhất thường là sự hình thành và phát triển của các làng nghề nơi ít ruộng đất, nghề nông khó có điều kiện đảm bảo thu nhập và đời sống cho dân cư… Ngoài ra, một số làng nghề mới được hình thành gần đây cũng là do nhu cầu phát triển trong tình hình mới, sự xuất hiện những nhu cầu mới ở địa phương thúc đẩy hình thành nên các làng sản xuất sản phẩm…để đáp ứng thị trường… Nhìn chung, các làng nghề có những đặc trưng như sau: Làng nghề gắn liền với các làng quê sản xuất nông nghiệp Có cầu là có cung, từ nhu cầu xã hội mà các nghề thủ công xuất hiện đóng vai trò là nghề phụ, việc phụ trong mỗi gia đình nông dân và dần nhanh chóng phát triển ở nhiều làng quê. Do đặc trưng của sản xuất là mang tính thời vụ, lại thêm năng suất lao động thấp nên vẫn chưa đảm bảo được nguồn thu nhập cho cuộc sống của người nông dân. Chính vì thế, ngoài làm nông, bà con nông dân đã phải tìm kiếm thêm nghề phụ để tăng thêm nguồn thu nhập, đảm bảo cuộc sống. Ví dụ như ngoài làm ruộng, bà con nông dân còn làm thêm nghề phụ như làm bún, bánh mướt, nấu rượu...để kiếm thêm nguồn thu nhập. Ngoài ngày mùa là bận rộn ra thì đến thời nông nhàn, người nông dân thiếu việc làm nên tạo nên sự dư thừa lao động trong một thời gian nhất định. Hơn nữa do nhu cầu về các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống ngày càng tăng, cùng với nguồn nguyên liệu đầu vào hầu hết là sẵn có và dồi dào… nên đã tạo điều kiện thúc đẩy việc hình thành và phát triển. Phần lớn là có truyền thống lâu đời, tồn tại lâu dài và có bản sắc văn hóa riêng. 9 Làng nghề ở Việt Nam chủ yếu là làng nghề truyền thống, hầu hết là có truyền thống lâu đời. Từ đời xa xưa đã hình thành các làng nghề với quy mô nhỏ bé và nhu cầu lao động còn rất ít. Sản phẩm từ làng nghề chủ yếu phục vụ cho công việc hiện tại. Trước tiên là phát triển nghề rèn đúc, luyện kim do phải sản xuất các công cụ lao động phục vụ chủ yếu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, những công cụ này ra đời (cày, cuốc, dao…)đã mang lại cho người nông dân những hiệu quả cao hơn những loại công cụ trước (chủ yếu bằng đá, tre, gỗ thô sơ), và sau này những công cụ được sản xuất ra làm vũ khí dùng để phục vụ cho chiến tranh nên việc rèn, đúc các vũ khí bằng đồng, sắt là rất cần thiết. Và cứ thế cho đến ngày nay, những làng nghề truyền thống như thế vẫn tồn tại và ngày càng đa dạng sản phẩm phục vụ cho đời sống và sản xuất. Sản phẩm từ mỗi làng nghề sẽ gắn liền với địa danh làm ra nó, ví dụ như làng tranh Đông Hồ, làng gốm Bát Tràng, làng điêu khắc đá Ngũ Hành Sơn, làng mộc Thái Yên, làng rèn đúc Trung Lương… đó chính là đặc điểm rõ rét để phân biệt sự riêng có trong sản phẩm của làng nghề Đặc điểm của các sản phẩm từ làng nghề là mang đậm dấu ấn của người sản xuất ra nó, vì vậy các sản phẩm này luôn mang tính khác biệt, phong cách riêng của mỗi nghệ nhân và mang đậm nét văn hóa của địa phương, tồn tại giao lưu với cộng đồng. Hàng mây tre đan, kim hoàn, đồ chơi, hàng chạm trổ với từng chất liệu khác nhau (gỗ, đá, đồng, sừng, xương…) hay hàng sơn (sơn quang, sơn then, sơn mài), hàng thêu dệt (lụa, chiếu, thảm…) thì mỗi làng nghề đều có phong cách riêng và đặc trưng riêng có. Qua thử thách thời gian, giao lưu, những nét riêng đó được chọn lọc và thừa nhận để tồn tại và ngày càng phát triển, cộng với sự sáng tạo của mỗi nghệ nhân mà sản phẩm ngày càng hoàn thiện, tạo nên sự riêng biệt độc đáo, và ngày càng thể hiện được bản sắc dân tộc Việt Nam. Làng nghề chủ yếu sản xuất thủ công 10 Từ xa xưa, khi kỹ thuật công nghệ còn thô sơ, lạc hậu thì hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất đều do lao động thủ công thực hiện. Mỗi người thợ thủ công sẽ được định đoạt lấy toàn bộ công việc kể cả việc cung ứng nguồn nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Công việc có thể tiến hành độc lập hay cùng với các thành viên trong hộ gia đình, dòng họ hoặc cùng với những đối tượng học việc. Công việc này đã thể hiện một tay nghề nhất định, tài khéo léo riêng biệt, độc đáo, kết hợp với đầu óc sáng tạo và nghệ thuật thông qua lao động bằng tay hoặc bằng máy móc công cụ cơ khí, nửa cơ khí. Ngày nay, KHCN phát triển, việc ứng dụng khoa học vào sản xuất sản phẩm cũng đã được một số làng nghề thực hiện kết hợp, tuy nhiên công việc chính của làng nghề chủ yếu vẫn còn là thủ công, vì sản phẩm từ làng nghề hầu hết là phải có dấu ấn của bàn tay lao động của người nghệ nhân… 1.2. Quan niệm về phát triển bền vững làng nghề 1.2.1. Khái niệm Phát triển bền vững được hiểu là một sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không xâm hại tới khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai. PTBV được cấu tạo bởi 3 nhân tố là bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường. Xuất phát từ khái niệm PTBV như thế mà có thể đưa ra khái niệm PTBV làng nghề. Khái niệm này được đặt ra trong khuôn khổ quan niệm về PTBV của đất nước và mang yếu tố đặc thù của các làng nghề. Theo đó “Phát triển bền vững làng nghề là việc bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế ổn định, có hiệu quả cao trong các làng nghề, gắn liền với việc khai thác hợp lý, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống cũng như là đảm bảo những đòi hỏi về ổn định, nâng cao đời sống, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn có làng nghề” 11 Để đảm bảo việc PTBV làng nghề phải đảm bảo việc duy trì tính chất bền vững và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong bản thân các làng nghề, đó là: - Đảm bảo hiệu quả kinh tế cao trong hoạt động của làng nghề để đảm bảo tái sản xuất: quy mô, tốc độ gia tăng giá trị sản lượng, trình độ công nghệ, giải quyết được lao động việc làm, thay đổi thu nhập bình quân đầu người, phát triển hoạt động sản xuất theo hướng tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu… - Duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh của các làng nghề. Khả năng cạnh tranh nói lên tính chất vượt trội trong quan hệ so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác có cùng tiêu chí so sánh như môi trường pháp lý và hành chính, cơ sở hạ tầng, trình độ công nghệ sản xuất, thị trường, nguồn nhân lực, đặc điểm sản phẩm - Đảm bảo chất lượng môi trường trong nội bộ làng nghề, không ảnh hưởng lớn đến môi trường. Để có thể duy trì tính bền vững trong các làng nghề thì phải luôn đặt sự phát triển của làng nghề với quá trình phát triển kinh tế nói chung và phát triển các làng nghề trong khu vực. 1.2.2. Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững của làng nghề Sự PTBV của làng nghề được xem xét trên 3 khía cạnh, đó là sự bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường. Trong đó nội dung của từng khía cạnh qua mỗi tiêu chí sẽ được làm rõ. 12 1.2.2.1. Tiêu chí đánh giá bền vững về kinh tế Có thể đánh giá sự bền vững về kinh tế thông qua các tiêu chí như: hiệu quả sản xuất kinh doanh, nguồn lực đầu vào cho quá trình sản xuất, thị trường đầu ra của sản phẩm, thu nhập từ làng nghề. Tăng trưởng sản lượng của các làng nghề Tăng trưởng sản lượng là sự gia tăng về sản lượng sản phẩm ở các làng nghề. Muốn đánh giá được các làng nghề phát triển có bền vững hay không thì trước hết phải xét xem trong quá trình phát triển, các làng nghề đạt được mức tăng trưởng cao hay thấp, có đạt được chỉ tiêu đề ra hay không hay trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đạt được mức lợi nhuận là bao nhiêu. Đó chính là sự tăng lên không ngừng qua các năm về số lượng sản phẩm của mỗi làng nghề. Có như vậy mới thể hiện được rằng số lượng sản phẩm từ làng nghề vẫn đang được duy trì và phát triển. Chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự PTBV của làng nghề nhất là trong giai đoạn nền kinh tế khủng hoảng, suy thoái trên thế giới như hiện nay. Sản phẩm từ làng nghề hầu hết đều là những sản phẩm thủ công, tiểu thủ công nghiệp, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ…đều cần phải đảm bảo chất lượng cao nếu không sẽ khó thu hút được khách hàng. Nhất là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thì vấn đề chất lượng sản phẩm cũng cần phải ngày càng được nâng cao, có như vậy mới đảm bảo được sự PTBV cho làng nghề. Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng để có thể tạo điều kiện cho sản phẩm làng nghề có thể đứng vững trên thị trường và có khả năng cạnh tranh cao ngay ở những thị trường khó tính nhất, nhất là đối với các sản phẩm sản xuất phục vụ xuất khẩu, vì khách hàng nước ngoài luôn là những đối tượng kỹ tính, đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng. Nếu các làng nghề cứ sản 13 xuất ồ ạt, chỉ chú trọng đến quy mô mà không quan tâm đầu tư cho chất lượng sản phẩm thì sớm hay muộn cũng sẽ bị loại dần ra khỏi thị trường. Vì vậy không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng chính là một nhân tố đảm bảo cho các làng nghề phát triển một cách bền vững. Thị trường đầu ra của sản phẩm Thị trường đầu ra của sản phẩm phản ánh sản phẩm có giá trị sử dụng và có chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường. Mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh khi tham gia vào thị trường thì đều mong muốn có một chỗ đứng nhất định, đóng góp một thị phần nhất định trên thị trường cho dù quy mô của nó nhỏ hay lớn. Nếu nhanh chóng theo kịp với những sự thay đổi nhu cầu của thị trường thì mỗi làng nghề sẽ có sự phát triển mạnh mẽ hơn. Điển hình như các làng nghề sản xuất đồ gỗ gia đình, vật liệu xây dựng, gốm sứ, đá mỹ nghệ… thì sẽ chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tốt này. Ngược lại, nếu các làng nghề không thích ứng được với sự thay đổi về nhu cầu thị trường mà vẫn cứ cố bám lấy kiểu làm ăn cũ thì sản xuất tất yếu sẽ bị giảm sút, có khi lại không thể duy trì được sự tồn tại của nghề. Ví dụ như các nghề thuộc về đan lát: đan nón, đan mành cọ, đan quạt, đan rổ rá… Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay thì các làng nghề phải tự tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm của mình. Có mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm thì các làng nghề mới có thể mở rộng quy mô sản xuất và duy trì sản xuất trong lâu dài được. Như vậy, ta có thể thấy được rằng, để có thể tồn tại và phát triển thì mỗi làng nghề phải tự xây dựng cho mình thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra ổn định, có khả năng thì phải không ngừng tìm kiếm thị trường trong nước lẫn thị trường nước ngoài. Có làm vậy thì sự phát triển của làng nghề mới đảm bảo được tính bền vững. 14 Năng suất lao động, thu nhập từ làng nghề Năng suất lao động, nguồn thu nhập từ làng nghề cũng là một yếu tố tạo nên sự bền vững về kinh tế. Năng suất lao động chính là thu nhập trên một đơn vị lao động hay thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Nguồn thu nhập thể hiện ở khả năng đóng góp của làng nghề vào giá trị sản xuất của địa phương cũng như là nguồn thu nhập cho lao động trong làng nghề. Nếu hoạt động sản xuất của làng nghề không đảm bảo được nguồn thu nhập thì không thể nói là có sự PTBV được. - Sự đóng góp của làng nghề vào giá trị sản xuất của địa phương Giá trị sản xuất là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp được tính đến đối với các sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, 1 địa phương, và cũng có thể tính theo ngành trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Chúng ta phải xem xét đến vai trò kinh tế của các làng nghề trong quá trình phát triển của mỗi địa phương khi xem xét tính bền vững về kinh tế của các làng nghề, điều đó thể hiện thông qua việc so sánh giá trị sản xuất của làng nghề với giá trị sản xuất nông nghiệp được tạo ra ở địa phương có làng nghề. Sự so sánh đó có thể cho ta thấy được vai trò và vị trí của làng nghề đó so với sản xuất nông nghiệp thuần túy. Ngoài ra, thông qua đó chúng ta cũng có thể so sánh giá trị gia tăng được tạo ra từ làng nghề so với tổng giá trị gia tăng được tạo ra trong ngành nông nghiệp. - Thu nhập của lao động làng nghề Thu nhập của lao động làm việc trong làng nghề cũng là một chỉ tiêu quan trọng để người lao động xác định lựa chọn nghề và sống nhờ vào nghề đó. Nếu mức thu nhập bình quân của người lao động đủ đảm bảo trang trải cho những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của người lao động cũng như gia 15 đình họ, đồng thời mức thu nhập đó nếu cao hơn mức thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thì người lao động sẽ chọn làm việc ở làng nghề và gắn bó hơn với nghề đó. Mặt khác, ngoài làm công việc ở làng nghề, người lao động cũng có thể thực hiện đan xen với làm nông nghiệp, bởi vì làm nông nghiệp mang tính thời vụ cao, hết mùa vụ thì sẽ là thời kỳ nông nhàn nên có thể trong thời kỳ mùa vụ, người lao động có thể tạm gác việc làm ở làng nghề để có thể thực hiện thu hoạch hay cấy hái. Như vậy, qua đó cũng sẽ có được mức thu nhập cao hơn và cuộc sống của họ sẽ được đảm bảo, thỏa mãn nhu cầu tốt hơn trước. 1.2.2.2. Tiêu chí đánh giá bền vững về xã hội Để đánh giá tính bền vững về xã hội thể hiện thông qua các chỉ tiêu như: giải quyết việc làm, giảm bớt thời gian nhàn rỗi ở nông thôn; tăng thu nhập cho người dân, giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, xóa đói giảm nghèo. Giải quyết việc làm và giảm tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn Tiêu chí quan trọng đầu tiên biểu hiện sự phát triển của làng nghề có đảm bảo được tính bền vững hay không chính là khả năng giải quyết việc làm của làng nghề, trước hết là giải quyết việc làm cho đội ngũ lao động trong làng. Chúng ta thấy được rằng làm nông nghiệp luôn là một nghề vất vả, nhiều khó khăn gian khổ trong khi nguồn thu nhập lại thấp và bấp bênh do đặc trưng của nghề làm nông nghiệp là phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, thời tiết, khí hậu. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp còn có đặc trưng là mang tính thời vụ cao, vì thế có những khi người nông dân làm việc mệt nhọc từ sáng đến tối quần quật cho kịp mùa vụ, nhất là vào mùa hè thu, ngoài thu hoạch ra còn có vụ gieo cấy…nhưng lại có những khi nông nhàn, hầu như không có 16 nhiều việc làm. Chính vì vậy, việc phát triển làng nghề sẽ góp phần giải quyết được thời gian nông nhàn đó cho đội ngũ lao động. Ngoài ra, hiện nay một số địa phương diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, các làng quê phải tìm kiếm nghề mới để có thể qua đó tăng thêm thu nhập cho bản thân và gia đình. Do đó, các làng nghề mới được hình thành và phát triển, người dân ở đó tập trung vào sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ làng nghề để cải thiện đời sống. Giảm khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn Vấn đề giảm bớt chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn luôn được xã hội quan tâm. Thông qua việc xem xét mức thu nhập bình quân đầu người từ làng nghề có thể so sánh với mức thu nhập ở thành thị, từ đó có thể đánh giá được khoảng cách thu nhập giữa thành thị và khu vực nông thôn. Do hầu hết làng nghề ở Việt Nam đều nằm ở nông thôn, mặt khác ở nông thôn nếu làm ở làng nghề thì thông thường sẽ có nguồn thu nhập bình quân cao hơn so với sản xuất nông nghiệp thuần túy. Chính vì vậy mà thông qua phát triển làng nghề cũng có thể góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giảm khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn, từ đó định ra những phương hướng phát triển phù hợp với hoàn cảnh phát triển của địa phương. Phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa của địa phương Phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa của địa phương là yếu tố quan trọng. Ngoài việc ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh nó còn ảnh hưởng đến tiêu dùng và đời sống của dân cư ở nông thôn. Do đó nhân tố này vừa tác động tích cực lại vừa tác động tiêu cực đến sự phát triển làng nghề. Về mặt tích cực, yếu tố truyền thống sẽ có tác dụng góp phần bảo tồn những nét đặc trưng văn hóa riêng có của làng nghề, của dân tộc, làm cho sản phẩm của làng nghề có tính độc đáo và giá trị cao hơn. Đó là đối với các làng nghề truyền thống, bởi vì ở những làng nghề này bao giờ cũng có những 17 người thợ có trình độ tay nghề cao, có trình độ kinh nghiệm sản xuất, có tâm huyết với nghề, và họ cũng chính là người gánh trách nhiệm duy trì, phát triển những bí quyết riêng của làng nghề, và cứ thế, các bí quyết riêng đó sẽ được truyền từ đời này qua đời khác, qua các thế hệ. Họ chính là cơ sở cho sự tồn tại, PTBV làng nghề trước mọi biến cố và duy trì những nét độc đáo truyền thống của làng nghề. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường thì ngoài việc truyền kinh nghiệm từ thế hệ này qua thế hệ khác cũng cần phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đó là những công nghệ hiện đại. Khi đó lại cần phải có đội ngũ những người năng động, sáng tạo để có thể đưa hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển mạnh mẽ được. Trong điều kiện đó, một số yếu tố truyền thống, phong tục tập quán lại cản trở sự phát triển của làng nghề theo hướng hiện đại. Bên cạnh đó, còn có những quy định, quy tắc khắt khe, hạn chế trong nghề, tục lệ làng quê đã trở thành rào cản đến việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề. Chính vì vậy, sự PTBV của làng nghề ngoài việc tạo điều kiện để giữ gìn bản sắc văn hóa của địa phương, tôn vinh giá trị truyền thống trong phong tục tập quán thì nó cũng cần phải được chú ý thay đổi linh hoạt đối với sự phát triển làng nghề nếu điều đó là cần thiết. Ví dụ như nếu những hoạt động có thể dùng máy móc thay thế thì không cần thiết phải hoạt động thủ công nữa. Điều đó sẽ làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí và làng nghề vẫn có thể PTBV đi lên. 1.2.2.3. Tiêu chí đánh giá bền vững về môi trường. Ô nhiễm môi trường lao động ở làng nghề - Ô nhiễm môi trường không khí Môi trường lao động ảnh hưởng đến hoạt động sinh lí, sức khỏe bệnh tật của người lao động. Với điều kiện thời tiết khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của 18 nước ta, lại cộng thêm tác động của các yếu tố độc hại phát sinh trong quá trình sản xuất như hơi khí độc, cường độ ồn, cường độ rừng, bụi.. sẽ có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người lao động. Trong những điều kiện như thế, người lao động sẽ bị ảnh hưởng về thần kinh, tâm lí và dẫn đến rối loạn sinh lí, suy giảm sức khỏe, giảm khả năng lao động, tăng ốm đau, bệnh tật, bệnh nghề nghiệp. Tất cả những điều đó sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Mặt khác, ô nhiễm môi trường lao động cũng sẽ lan tỏa gây ô nhiễm các khu vực lân cận, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Việc phát triển các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở vùng nông thôn nước ta lại sử dụng công nghệ lạc hậu, trang thiết bị cũ kỹ cũng làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường sống ở làng nghề nông thôn ngày càng trở nên nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường do công nghiệp nông thôn tạo ra rất đa dạng, đó là chất thải rắn, khí thải, bụi, tiếng ồn… - Ô nhiễm tiếng ồn Ô nhiễm tiếng ồn trong môi trường lao động là một vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người lao động trong các làng nghề. Ở Việt Nam cho phép giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn trong môi trường lao động là 90 dB (ở các nước phát triển chỉ cho phép 85 dB). Tại 67% cơ sở sản xuất trên 83 cơ sở khảo sát thì tiếng ồn đều cao hơn giới hạn cho phép. Ở các xưởng dệt, sữa chữa cơ khí, gia công mộc dân dụng thì mức áp âm đều từ 98 dB đến 106 dB. Ô nhiễm tiếng ồn sẽ gây ra các bệnh như gây mệt mỏi thính lực, có khi gây điếc, đau tai, mất thăng bằng, dễ giật mình, mất ngủ, loét dạ giày, tăng huyết áp, hay cáu giận… - Ô nhiễm môi trường nước Phổ biến và khó kiểm soát nhất là nước thải ở các hộ gia đình chế biến lương thực, thực phẩm. Khoảng trên 42% cơ sở sản xuất như giấy, chế biến miến, bún, bánh…có lượng nước thải gây ô nhiễm môi trường. Các chỉ tiêu 19 hóa học đo lường chất lượng môi trường nước thải như: Độ kiềm toàn phần; Độ cứng của nước; Hàm lượng oxigen hòa tan (DO); Nhu cầu oxigen hóa học (COD: là lượng oxigen cần thiết (cung cấp bởi các chất hóa học) để oxid hóa các chất hữu cơ trong nước. zChất oxid hóa thường dùng là KMnO4 hoặc K2Cr2O7 và khi tính toán được qui đổi về lượng oxigen tương ứng ( 1 mg KMnO4 ứng với 0,253 mgO2)); Nhu cầu oxigen sinh hóa (BOD: là lượng oxigen cần thiết để vi khuẩn có trong nước phân hủy các chất hữu cơ. Tương tự như COD, BOD cũng là một chỉ tiêu dùng để xác định mức độ nhiễm bẩn của nước (đơn vị tính cũng là mgO2/L). Trong môi trường nước, khi quá trình oxid hóa sinh học xảy ra thì các vi khuẩn sử dụng oxigen hòa tan để oxid hóa các chất hữu cơ và chuyển hóa chúng thành các sản phẩm vô cơ bền như CO2, CO32-, SO42-, PO43- và cả NO3-). Các chỉ tiêu vật lý như: độ pH, độ đục, tổng hàm lượng chất rắn (TS); Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS)…Ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng thể hiện ở chỗ nó làm giảm chất lượng đất, suy giảm các nguồn lợi thủy sinh và đồng thời làm giảm chất lượng nguồn nước kể cả nguồn nước mặt lẫn nước ngầm. Ô nhiễm môi trường nước sẽ gây ra những bệnh ngoài da, bệnh đường ruột, đau mắt hột…, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người lao động. Ngoài việc ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người lao động mà nó còn gây ô nhiễm nghiêm trọng tới nguồn nước sinh hoạt của cộng đồng dân cư, vì ở nhiều nơi, nhiều vùng hiện nay, nguồn nước sinh hoạt của người dân vẫn chưa được dùng nước máy. Ngoài ra nó còn làm giảm tài nguyên đất trồng trọt, giảm sút các nguồn thủy sản trên các con sông và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống con người. Làng nghề càng phát triển thì nguy cơ ô nhiễm làng nghề đang càng gia tăng, người lao động trong các làng nghề chịu ít nhất là 3 tác động tiêu cực trong môi trường lao động. Đó là nhiệt độ cao, bụi và tiếng ồn hoặc mặt bằng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan