Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sỹ giáo dục học nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích và ý nghĩa g...

Tài liệu Luận văn thạc sỹ giáo dục học nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học

.PDF
99
709
62

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ THƠM NHÂN VẬT TRẺ THƠ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ Ý NGHĨA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC Chuyên ngành: Giáo dục học Bậc Tiểu học Mã số: 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ NHÀN HÀ NỘI, 2013 LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Nhàn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Nhàn, người đã luôn quan tâm, động viên và tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo và Phòng Sau Đại học của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày tháng Tác giả Nguyễn Thị Thơm năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, chưa từng được công bố ở bất cứ tài liệu nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng Tác giả Nguyễn Thị Thơm năm 2013 MỤC LỤC MỞ ĐẦU NỘI DUNG Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Giới thuyết về truyện cổ tích .................................................................... 10 1.1.1. Khái niệm .............................................................................................. 10 1.1.2. Đặc điểm thể loại của truyện cổ tích ..................................................... 13 1.1.3. Phân loại truyện cổ tích ......................................................................... 20 1.2. Truyện cổ tích về nhân vật trẻ thơ (Trong kho tàng cổ tích của Nguyễn Đổng Chi và Nguyễn Cừ) .................................................................. 26 1.2.1. Thống Kê ............................................................................................... 26 1.2.2. Nhận xét chung ..................................................................................... 27 Chương 2. THẾ GIỚI TRẺ THƠ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA NGUYỄN ĐỔNG CHI VÀ NGUYỄN CỪ 2.1. Phân loại nhân vật trẻ thơ......................................................................... 30 2.1.1. Cơ sở phân loại...................................................................................... 30 2.1.2. Phân loại nhân vật trẻ thơ...................................................................... 33 2.2. Đặc điểm nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích........................................ 34 2.2.1. Hoàn cảnh xuất thân của nhân vật trẻ thơ ............................................. 34 2.2.3. Cuộc đời, số phận của nhân vật ............................................................ 42 2.3. Nghệ thuật thể hiện nhân vật trẻ thơ ........................................................ 48 2.3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trẻ thơ trong mối quan hệ với hoàn cảnh ................................................................................................................. 48 2.3.2. Nghệ thuật khắc họa nhân vật qua hành động ...................................... 52 2.3.3. Nghệ thuật sắp xếp, gắn kết nhân vật ................................................... 55 Chương 3. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRẺ THƠ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH Ở SÁCH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC VÀ Ý NGHĨA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH 3.1. Truyện cổ tích về nhân vật trẻ thơ trong chương trình Tiểu học ............. 59 3.1.1. Thống kê................................................................................................ 59 3.1.2. Nhận xét ................................................................................................ 63 3.2. Ý nghĩa giáo dục đối với học sinh Tiểu học, thông qua việc dạy các phân môn có truyện cổ tích về nhân vật trẻ thơ .............................................. 66 3.2.1. Giáo dục nhận thức ............................................................................... 67 3.2.2. Giáo dục, bồi dưỡng năng lực văn – Tiếng Việt ................................... 75 3.2.3. Giáo dục đạo đức................................................................................... 82 3.2.4. Giáo dục thẩm mỹ ................................................................................. 85 KẾT LUẬN .................................................................................................... 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 92 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1. Cùng các thể loại văn học dân gian khác, truyện cổ tích là di sản tinh thần vô giá của cha ông để lại. Đằng sau những lời kể giản dị là những cuộc đời, những số phận, những chuyện buồn vui của cuộc đời. Đến với cổ tích ta còn gặp những ước mơ khát vọng của con người về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Gần gũi chân thực và cũng giàu chất thơ, cổ tích dắt ta đi giữa đôi bờ hư thực. Con người được an ủi động viên vượt qua những trắc trở, khó khăn để kiên trì vượt lên trong cuộc sống... Những điều như thế khiến cổ tích là người bạn đường của nhân dân xưa và nay. Nghệ sĩ dân gian sử dụng phương thức hư cấu những yếu tố thần kì để kiến tạo nên một thế giới cổ tích với bao điều kì diệu, bao niềm thương cảm. Học sinh Tiểu học được các nhà tâm lí học gọi bằng một cái tên khác đầy ý nghĩa: “lứa tuổi cổ tích”. Ở lứa tuổi này, các em nhìn đời bằng đôi mắt trong trẻo và tin cậy. Các em “suy nghĩ bằng hình ảnh”, sống với thế giới của cái đẹp. Trẻ cũng rất ưa thích sự phiêu lưu để khám phá và ngạc nhiên trước những bí mật của xung quanh. Tất cả những điều đó đã đưa các em đến gần với cổ tích. Chính vì thế mà V.A Xukhômlinxki - nhà giáo dục nổi tiếng người Nga đã cho rằng: “Truyện cổ tích là môi trường nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, là ngọn gió tươi mát thổi bùng ngọn lửa tư duy và ngôn ngữ của trẻ”. Quả thực, rất khó tìm thấy một thế giới tràn đầy cái đẹp, những biểu tượng đượm màu sắc huyền thoại như trong truyện cổ tích. Đến với cổ tích chính là cơ hội cho trẻ nuôi dưỡng, phát triển cảm xúc thẩm mĩ và phát huy trí tưởng tượng. Như thế chính là trẻ đã được phát triển về mặt tâm hồn - một trong hai mục đích chính của giáo dục trẻ ở bậc Tiểu học. 2 2. Trong thế giới cổ tích có những nhân vật, những con người thuộc những tầng lớp người khác nhau, những lứa tuổi khác nhau. Nhân vật trẻ thơ đã có mặt trong những lời kể dân gian. Các em cũng tham gia vào đời sống xã hội. Trong sách Tiếng Việt bậc Tiểu học, truyện cổ tích chủ yếu có mặt trong phân môn Tập đọc và Kể chuyện. Cùng với sự thay đổi chương trình sách giáo khoa theo quan điểm tích hợp, phân môn Tập đọc và Kể chuyện đã gắn kết chặt chẽ với nhau. Truyện cổ tích đã được người biên soạn triển khai theo một hệ thống. Có thể nói, đây là những tác phẩm, những bài học cụ thể sinh động gắn liền với đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm nhận thức của trẻ thơ. Hơn thế nữa, những bài học ấy có tác dụng to lớn trong việc giáo dục nhân cách và nhận thức của học sinh. Xuất phát từ thực tế ấy, sách Tiếng Việt Tiểu học đã bố trí “văn bản” truyện cổ tích từ lớp 1 đến lớp 5 và được dạy học trong các phân môn: Tập đọc và Kể chuyện. Điều đó chứng tỏ vị trí của mảng sáng tác này. Và dĩ nhiên, trong các truyện cổ tích góp mặt trên trang sách Tiếng Việt có những lời kể về nhân vật trẻ thơ. Với những lý do như trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh Tiểu học”. 2. Lịch sử vấn đề Với sự tiếp cận hạn hẹp của mình, trong phần Lịch sử vấn đề này, chúng tôi xin trình bày một số ý kiến tiêu biểu của giới nghiên cứu xoay quanh truyện cổ tích nói chung và truyện kể có nhân vật trẻ thơ. Nhìn một cách khái quát, các nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình văn học thường đưa ra nhận định về giá trị của cổ tích. Chúng góp phần mang lại cho 3 người nghe / người đọc những món quà tinh thần vô giá. M. Gorki nhận xét: “Truyện cổ tích luôn luôn chiếu rọi ánh sáng vào một thế giới khác”. Thế giới trong truyện cổ tích dường như không thực với những gì đang có và đã có. Vì vậy, đây chính là thế giới của ước mơ. Thế giới này hoàn toàn phù hợp với tâm lý thiếu nhi – một lứa tuổi mà trí tưởng tuợng đang hình thành và phát triển. Bài viết của nhà nghiên cứu Tạ Phong Châu khi nhận xét về Kho tàng truyện cổ tích Việt nam của Nguyễn Đổng Chi, đăng trên tạp chí Văn học số 2 – 1975, có nhận xét như sau: “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi đánh dấu một bước tiến quan trọng trong công tác sưu tầm, giới thiệu nghiên cứu truyện cổ tích Việt Nam, nó đạt được những thành tựu vững chắc hơn các truyện cổ tích đã xuất bản từ trước tới nay về cả nội dung và hình thức” [14, tr.1005]. Bàn về nghệ thuật kể chuyện cổ tích của Nguyễn Đổng Chi, tác giả viết: “Về mặt ngôn ngữ truyện kể, tác giả đã cố gắng không rơi vào hai xu hướng lệch lạc khá phổ biến xưa nay là tiểu thuyết hóa hoặc đơn giản hóa truyện cổ tích... tác giả đã cố gắng sử dụng ngôn ngữ của người bình dân và cách diễn đạt dân gian mà vẫn không làm cho các truyện rơi vào thô thiển” [14, tr.1005]. PGS Vũ Ngọc Khánh có bài nghiên cứu “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, đôi điều suy nghĩ” được đăng trên báo “Kiến thức ngày nay” số 110. Phần mở đầu bài viết, tác giả nhấn mạnh đặc điểm nổi bật cần lưu ý của bộ “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”: “Đây là một công trình khoa học chứ không phải là tập sách sưu tầm bình thường” [14, tr.1366]. PGS Vũ Ngọc Khánh đã chỉ rõ những thành công cơ bản của Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam như: Tác giả Nguyễn Đổng Chi đã đưa ra một cái nhìn truyện cổ tích bớt phần phiến diện, dân tộc hẹp hòi mà nhiều người trước đó và hiện tại đang 4 mắc phải, đó là cái nhìn đối chiếu so sánh truyện cổ tích; Nguyễn Đổng Chi phân loại truyện cổ tích như có ý đồ lần theo hướng đi của truyện cổ tích trong tiến trình chuyển đổi hình thái dần dần của xã hội Việt Nam – Đây là cách phân loại thỏa đáng và đi trước nhiều người. Bàn về cách kể chuyện của Nguyễn Đổng Chi, tác giả có lời bình ngắn gọn: “Cách kể chuyện của Nguyễn Đổng Chi hồn nhiên, ít nhiều có vẻ dân dã và phong cách cổ” [15, tr.1371]. Năm 1968 trong chuyên luận Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám, giáo sư Đinh Gia Khánh cũng đã thể hiện quan điểm nhận diện truyện cổ tích của mình. Công trình xuất hiện đã có tiếng vang lớn với những quan điểm của ông về những vấn đề của truyện cổ tích. Nhiều năm qua, chuyên luận này đã trở thành cuốn sách quan trọng, phương pháp luận nghiên cứu văn học dân gian cho các nhà folklore Việt Nam. Trong công trình này, từ khối tư liệu phong phú về những dị bản của kiểu truyện Tấm Cám ở trong nước và trên thế giới, tác giả Đinh Gia Khánh đã đề cập đến những vấn đề đặc trưng cơ bản của thể loại truyện cổ tích: “Đó là tính dân tộc và tính quốc tế, tính địa phương và tính toàn dân của truyện cổ tích, là vấn đề hình thái biểu hiện của nội dung đấu tranh xã hội trong thể loại này, là vấn đề phương pháp nghệ thuật trong truyện cổ tích, là vấn đề tâm lý của nhân dân khi sáng tác và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian”. Trong bộ giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, khi đưa ra định nghĩa về truyện cổ tích, ông cũng nêu lên khá nhiều đặc điểm quan trọng của truyện cổ tích cũng như những dấu hiệu nhận biết thể loại này. Trong đó tác giả nhận định rằng: “Nhân vật chính trong truyện cổ tích là người, lấy nguyên mẫu trong xã hội loài người. Nếu có một số nhân vật là thần linh hoặc được xây dựng trên cơ sở nhân cách hóa các hiện tượng thiên nhiên thì đó cũng chỉ là nhân vật phụ”. 5 Tác giả Nguyễn Thị Huế với bài viết: “Nhân vật xấu xí mà có tài trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam” – TCVH, số 5/1991 cho rằng: Yếu tố thần kỳ nằm ngay trong bản thân nhân vật chính như: Sọ Dừa, con cóc, ếch,... Trong cuốn Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian, Đỗ Bình Trị đã rút ra những kết luận có ý nghĩa khái quát về nghệ thuật trong truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ tích sinh hoạt nói chung. Ông cũng có nhận xét về nhân vật, tác giả cho rằng: “Nếu nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ thường đi qua những không gian rộng lớn, kỳ ảo, từ xứ sở này sang xứ sở khác: đến nơi cuối đất cùng trời, xuống cõi âm, xuống thủy phủ, lên tiên, ... thì “không gian và thời gian “cổ tích” trong truyện cổ tích sinh hoạt của nhưng câu chuyện kể chẳng những không mấy xa lạ, cách biệt với người nghe mà còn quen thuộc với họ: khung cảnh nông thôn và gia đình nông dân; những truyện áp bức bóc lột và đời sống xã hội trong làng xã; kẻ buôn bán và trong truyện lừa đảo; người học trò và truyện thi cử; chốn cửa quan và truyện kiện tụng. Câu chuyện như xảy ra không xa, mà cũng chưa lâu trong cuộc đời hàng ngày” [23, tr.34]. Năm 1974, Cao Huy Đỉnh trong Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội), ở chương III, đã đề cập đến một số truyện cổ tích cụ thể như Sọ Dừa, Tấm Cám, Cây Khế. Xuất phát từ thành phần xuất thân của nhân vật, tác giả chỉ ra ba loại nhân vật tiêu biểu cho ba truyện trên, đó là: - Người mồ côi. - Người con riêng. - Người em út. Phan Đăng Nhật, Nông Quốc Chấn trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tập 1 (Nhà xuất bản Khoa học xã hội – Hà Nội, 1980), ở chương VI, khi 6 đề cập đến truyện cổ tích của các dân tộc ít người, các tác giả chia thành 4 kiểu truyện. Nhìn vào cách chia, ta thấy tác giả chia các kiểu truyện theo nhân vật trung tâm và tính chất của truyện: - Truyện những người dũng sĩ tài ba. - Truyện người hiền lành. - Truyện người mồ côi. - Truyện cười. Năm 1981, trong cuốn Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (trước cách mạng tháng 8/1945), Nhà xuất bản văn hóa – Hà Nội, Phan Đăng Nhật đã tiến hành phân loại truyện cổ tích các dân tộc thiểu số làm ba loại chính theo các nhân vật trung tâm: - Truyện về người mồ côi, người em út, người con riêng, người đội lốt xấu xí. - Truyện về người xấu xí. - Truyện về người bị bóc lột. Nhìn lại những ý kiến trên chúng tôi nhận thấy, mặc dù chưa thực sự liên quan trực tiếp đến đề tài “ Nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích (khảo sát qua kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi và truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Cừ)” nhưng những công trình này đã gợi ý và làm nền tảng cho những hiểu biết của chúng tôi trong việc nghiên cứu đề tài luận văn. Đặc biệt là sự lưu tâm đến các nhân vật của cổ tích trong đó có nhân vật là trẻ thơ. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng khẳng định chưa có một đề tài nào đi sâu nghiên cứu vấn đề này. Đặc biệt những truyện cổ tích có những nhân vật trẻ thơ trong sách Tiếng Việt Tiểu học cũng chưa được quan tâm. Vì thế chúng tôi thấy còn có những mảng trống dành cho ý tưởng khoa học của mình, khuyến khích chúng tôi thực hiện đề tài này. 7 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Luận văn hướng tới khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật mảng truyện cổ tích xuất hiện nhân vật trẻ thơ: đặc điểm nhân vật trẻ thơ, nghệ thuật xây dựng nhân vật (thuộc diện khảo sát của đề tài). - Tìm hiểu “văn bản” những truyện cổ tích có nhân vật trẻ thơ trong sách Tiếng Việt Tiểu học và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh thông qua các phân môn cụ thể của Tiếng Việt. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận văn tìm hiểu những kiến thức lí luận chung có liên quan đến một số khái niệm như: khái niệm truyện cổ tích, đặc điểm thể loại, quan niệm về nhân vật, các biện pháp xây dựng nghệ thuật nhân vật… - Luận văn khảo sát và chỉ ra những đặc điểm nhân vật trẻ thơ trong những truyện cổ tích được khảo sát; những phương diện nghệ thuật cơ bản xây dựng nhân vật trẻ thơ. - Khảo sát và thống kê những truyện cổ tích được trích học trong sách Tiếng Việt Tiểu học, đặc biệt truyện cổ tích về nhân vật trẻ thơ, hình tượng nhân vật trẻ thơ từ lớp 1 đến lớp 5; giá trị và tính giáo dục của chúng đối với học sinh. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Phạm vi tư liệu khảo sát Khảo sát khoảng 15 truyện cổ tích kể về nhân vật trẻ thơ trong: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (5 tập) của Nguyễn Đổng Chi và Truyện cổ tích Việt Nam (4 tập) của Nguyễn Cừ sưu tầm, biên soạn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 8 - Nghiên cứu những đặc điểm nhân vật trẻ thơ, nghệ thuật thể hiện nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích (đề tài khảo sát). - Khảo sát, nghiên cứu những truyện cổ tích trong Sách Tiếng Việt Tiểu học, đặc biệt là những truyện có nhân vật trẻ thơ, rút ra ý nghĩa, những bài học giáo dục cho học sinh. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê, khảo sát. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp hệ thống. - Các thao tác và phương pháp khác như phân tích, miêu tả... 6. Đóng góp của luận văn - Đóng góp về lí luận Nghiên cứu nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích nhằm chỉ ra những đặc điểm của thế giới nhân vật đó. - Đóng góp về thực tiễn Nghiên cứu đề tài này sẽ giúp giáo viên và học sinh Tiểu học hiểu sâu sắc hơn về mảng truyện cổ tích và tính giáo dục của nó. Đặc biệt thông qua hình tượng nhân vật trẻ thơ trong lời kể dân gian, hướng tới giáo dục học sinh những nhận thức về xã hội, về thân phận con người trong xã hội cũ; giáo dục đạo đức, tình cảm nhân đạo… 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được triển khai thành 3 chương: Chương 1. Những vấn đề chung Chương 2. Thế giới trẻ thơ trong truyện cổ tích của Nguyễn Đổng Chi và Nguyễn Cừ 9 Chương 3. Truyện cổ tích về nhân vật trẻ thơ trong sách Tiếng Việt Tiểu học và ý nghĩa giáo dục 10 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Giới thuyết về truyện cổ tích Trong kho tàng truyện dân gian, truyện cổ tích là bộ phận lớn nhất, có lịch sử hình thành, phát triển phong phú, đa dạng. Đây cũng chính là loại truyện khó minh bạch về khái niệm. Tuy vậy, chúng tôi cũng xin trình bày về khái niệm của cổ tích, đặc điểm thể loại và sự phân loại cổ tích. 1.1.1. Khái niệm Từ xưa đến nay, các nhà nghiên cứu về văn học dân gian trên thế giới, cũng như trong nước đã đưa ra những quan niệm khác nhau về truyện cổ tích, nhưng chưa có cách diễn đạt về khái niệm cổ tích chung nhất. Tuy nhiên, hiện nay giới nghiên cứu về truyện dân gian cũng đã có những điểm gần gũi nhau về quan niệm. Chúng ta có thể điểm qua một số quan niệm tiêu biểu như sau: Theo khuynh hướng thiên về đặc điểm riêng, đặc điểm thi pháp của truyện cổ tích và làm cơ sở cho việc hình thành khái niệm, anh em Grimm đã đưa ra khái niệm. Khái niệm này, đã được công chúng ở châu Âu đón nhận: “Truyện cổ tích là những truyện được xây dựng nên bằng trí tưởng tượng về thế giới thần kì, những câu chuyện không có quan hệ với những điều kiện của đời sống thực và làm thỏa mãn người nghe thuộc mọi tầng lớp xã hội ngay cả dù cho họ tin hay không tin vào những điều được nghe kể”. Theo ý kiến của V.Propp nhà nghiên cứu về motip, bước đầu ta có thể định nghĩa truyện cổ tích: “Truyện cổ tích là một thể loại truyện kể, phân biệt với các loại truyện kể khác do những nét đặc trưng về thi pháp của nó”. Trên cơ sở những nguyên tắc, nhà nghiên cứu Folklore người Nga này cũng đưa ra khái niệm như sau: “Truyện cổ tích là những truyện kể truyền miệng, lưu 11 hành trong nhân dân, có mục đích giải trí người nghe, nội dung kể lại những sự kiện khác thường (những sự kiện tưởng tượng có tính chất thần kỳ hoặc thế sự) và mang những nét đặc trưng về hình thức cấu tạo và phong cách thể hiện”. Theo Hoàng Tiến Tựu trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam, thì “Truyện cổ tích là một loại truyện kể dân gian ra đời từ thời cổ đại, gắn liền với quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, hình thành của giai cấp phụ quyền và phân hóa giai cấp trong xã hội; nó hướng vào những vấn đề cơ bản, những hiện tượng có tính chất phổ biến trong đời sống nhân dân, đặc biệt là những xung đột có tính chất riêng tư giữa người với người trong phạm vi gia đình và xã hội. Nó dùng một thứ tưởng tượng và hư cấu riêng (có thể gọi là “Tưởng tượng và hư cấu cổ tích”), kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù khác để phản ánh đời sống và ước mơ của nhân dân đáp ứng nhu cầu nhận thức, thẩm mỹ, giáo dục và giải trí của nhân dân trong những thời kỳ, những hoàn cảnh lịch sử khác nhau của xã hội có giai cấp (ở Việt Nam chủ yếu là xã hội phong kiến)” [28, tr.61]. Tác giả Chu Xuân Diên trong cuốn Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam cho rằng, trong hàng loạt định nghĩa đã có về truyện cổ tích, có thể nêu lên mấy nội dung chung ít nhiều có sự thống nhất như sau: “Truyện cổ tích nảy sinh từ xã hội nguyên thủy, do đó có những yếu tố phản ánh quan niệm thần thoại của nhân dân về các hiện tượng tự nhiên và xã hội có ý nghĩa ma thuật. Song, truyện cổ tích phát triển chủ yếu trong xã hội có giai cấp nên chủ đề chủ yếu của nó là chủ đề xã hội, phản ánh nhận thức của nhân dân về cuộc sống xã hội muôn màu muôn vẻ với những xung đột đặc trưng cho các thời kỳ lịch sử khi đã có tư hữu tài sản, có gia đình riêng, có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp. 12 Truyện cổ tích biểu hiện cách nhìn hiện thực của nhân dân đối với thực tại, đồng thời nói lên những quan niệm đạo đức, những quan niệm về công lý xã hội và mơ ước về cuộc sống tốt đẹp hơn cuộc sống hiện tại. Truyện cổ tích là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của nhân dân, và ở một bộ phận chủ yếu, yếu tố tưởng tượng thần kỳ tạo nên một đặc trưng nổi bật trong phương thức phản ánh hiện thực và ước mơ” [3, tr.4]. Theo Nguyễn Đổng Chi trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, thì “Truyện cổ tích là loại sáng tác văn nghệ của nhân dân. Nó có đặc trưng nghệ thuật riêng biệt không giống với các loại truyện ngụ ngôn, khôi hài, tiếu lâm, cũng như có phần khác với thần thoại, truyện tôn giáo và truyện thời sự. Do tính chất truyền miệng, nó mang hình thức truyện kể chứ không mang hình thức truyện tả, và do đó cũng không đồng nhất với tiểu thuyết. Nhưng với khả năng hấp dẫn không kém gì tiểu thuyết, trong một thời kỳ mà tiểu thuyết chưa phải là thứ nghệ thuật phổ cập, thì nó là một trong những loại hình nghệ thuật quan trọng, làm nhiệm vụ giải trí cho dân chúng, đồng thời cũng thỏa mãn nhu cầu cảm thụ thẩm mỹ, nhu cầu giáo dục và đấu tranh trong xã hội” [14, tr.58]. Theo Từ điển văn học : “Truyện cổ tích là một loại truyện dân gian nảy sinh từ xã hội nguyên thủy, nhưng chủ yếu phát triển trong xã hội có giai cấp với chức năng chủ yếu là phản ánh và lí giải những vấn đề xã hội, những số phận khác nhau của con người trong cuộc sống muôn màu, muôn vẻ khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng (chủ yếu là gia đình phụ quyền, có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh xã hội quyết liệt)” [26, tr368 – 369]. Thống nhất với các quan niệm trên, có ý kiến thì cho rằng, cổ tích là một thể loại dân gian có tính chất phổ biến, hình thành từ thời cổ đại, phát triển, tồn tại qua nhiều thời kì xã hội khác nhau, gắn chặt với quá trình tan rã của công xã nguyên thủy, hình thành gia đình phụ quyền và phân hóa giai cấp 13 trong xã hội. Nó hướng vào những vấn đề cơ bản, những số phận, những quan hệ và xung đột có tính chất riêng tư và phổ biến trong xã hội có giai cấp. Nó dùng một kiểu tưởng tượng và hư cấu riêng, có thể coi là “tư tưởng và hư cấu cổ tích” kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù để phản ánh đời sống và khát vọng của nhân dân, đáp ứng nhu cầu nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ và tiêu khiển của nhân dân. Tóm lại: Từ các ý kiến trên - các quan niệm khác nhau của các nhà khoa học trong và ngoài nước về truyện cổ tích, ta có thể rút ra mấy vấn đề cần quan tâm sau: - Truyện cổ tích là một loại truyện kể chứ không phải truyện tả. Truyện mang tính chất truyền miệng, nó là loại sáng tác có tính tập thể của nhân dân. - Truyện cổ tích ra đời vào giai đoạn cuối của thể loại thần thoại, nó ứng với quá trình tan rã của công xã nguyên thủy, sự hình thành của gia đình phụ quyền và quá trình phân hóa giai cấp trong xã hội. Nó làm nhiệm vụ giải trí cho dân chúng, đồng thời cũng thỏa mãn nhu cầu cảm thụ thẩm mỹ, nhu cầu giáo dục và đấu tranh trong xã hội. - Trong truyện cổ tích, “yếu tố thần kỳ” không những mang ước mơ mãnh liệt, mà còn lưu giữ dấu tích khắc họa lại những thời kỳ lịch sử trong quá khứ xa xăm của dân tộ. 1.1.2. Đặc điểm thể loại của truyện cổ tích Thuộc loại hình tự sự dân gian, cổ tích có những đặc điểm riêng so với các thể loại tự sự khác. Xét trên đại thể, chúng tôi trình bày một số đặc điểm cơ bản thuộc về đề tài, cốt truyện và nhân vật của cổ tích. 1.1.2.1. Đề tài Phần lớn truyện cổ tích ra đời khi xã hội đã phân chia giai cấp. Điều đó quyết định lớn tới vấn đề người kể chuyện quan tâm. Nếu thần thoại chủ yếu 14 phản ánh mối quan hệ con người – thiên nhiên, truyền thuyết phản ánh mối quan hệ con người và cộng đồng, dân tộc, quốc gia thì cổ tích hướng tới mối quan hệ giữa con người và con người trong xã hội. Sáng tạo cổ tích, người nghệ sĩ dân gian nhìn sâu vào những quan hệ trong đời sống con người. Có thể là quan hệ của những thành viên trong gia đình (anh chị và em út, cô và cháu, dì ghẻ và con chồng ...); quan hệ của những người trong xã hội (địa chủ và nông dân, người giàu và người nghèo, vua quan và nhân dân...). Từ những mối quan hệ như thế, con người bộc lộ những phẩm chất, những “tính cách” khác nhau. Những số phận con người khác nhau trong xã hội bị chìm nổi hay được hạnh phúc cũng được khắc họa rõ. Truyện cổ tích khai thác những mảng đề tài khác nhau trong đời sống nhân sinh. Truyện cổ tích Việt Nam là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số chủ đề như nhân vật tài giỏi, nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người. Những đề tài, chủ đề trong truyện cổ tích thường đề cập tới những vấn đề sau phổ biến như sau: + Phản ánh và lý giải những xung đột, mâu thuẫn trong gia đình và xã hội: Ăn khế trả vàng hay Sự tích cây khế, Hà rầm hà rạc, Sọ Dừa, Chàng Dê, Tấm Cám, Thạch Sanh, Trầu cau, Ba ông Bếp, Sao hôm – Sao mai, Đá vọng phu. Những xung đột xã hội bên ngoài gia đình được phản ánh muộn hơn, ít tập trung hơn như: Của trời trời lại lấy đi, Diệt mãng xà, Lọ nước thần … 15 + Lý tưởng xã hội thẩm mỹ của nhân dân: Truyện cổ tích cho thấy sự bế tắc của tầng lớp nghèo khổ trong xã hội cũ. Trong cổ tích tác giả dân gian đã giải quyết vấn đề bằng tưởng tượng, họ nhờ vào lực lượng thần kỳ và nhân vật đế vương. + Triết lý sống, đạo lý làm người và ước mơ công lý của nhân dân: Tinh thần lạc quan trong cổ tích chính là lòng yêu thương quý trọng con người, từ đó mà yêu đời, tin vào cuộc đời. Hầu hết truyện cổ tích đều gián tiếp hoặc trực tiếp nêu lên vấn đề đạo đức. Đạo đức luôn gắn với tình thương, lấy tình thương làm nền tảng: Đứa con trời đánh, Giết chó khuyên chồng, … Dù đề cập tới những nội dung khác nhau, song cổ tích luôn phản ánh hiện thực cuộc sống của nhân dân và những ước mơ của họ. Làm nên sức sống của cổ tích cũng chính vì hai mảng màu đó. Truyện cổ tích không chỉ phản ánh những “cái đang có, hiện có mà còn những cái có thể có”. 1.1.2.2. Kết cấu truyện Nói đến truyện không thể không lưu tâm đến kết cấu cốt truyện ra sao. Kết cấu cốt truyện bao gồm chuỗi các sự kiện, hành động của nhân vật được sắp xếp, gắn kết theo một ý tưởng nghệ thuật của người nghệ sĩ. Nó là phương tiện cơ bản, tất yếu của khái quát nghệ thuật, đảm nhiệm nội dung chức năng như bộc lộ tốt chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. Truyện cổ tích thường được xây dựng theo một sơ đồ chung nhất định nào đó và số lượng sơ đồ này là rất ít. Mọi vấn đề nội dung, nghệ thuật của truyện cổ tích thường tập trung làm nổi bật và bám sát những diễn biến số phận của nhân vật chính. Kết cấu cốt truyện cổ tích góp phần bộc lộ số phận của nhân vật chính, những chi tiết phụ không liên quan đến nhân vật chính nếu có cũng rất ít hoặc bị cắt bỏ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan