Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản trong dạy học sinh học 11- ...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản trong dạy học sinh học 11- trung học phổ thông

.PDF
122
209
87

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 11- TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC HÀ NỘI – 2013 i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 11- TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC ( BỘ MÔN SINH HỌC ) Mã số: 60 14 10 Cán bộ hƣớng dẫn: PGS. TS. Mai Văn Hƣng HÀ NỘI –2013 ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Giáo dục- Đại học Quốc Gia Hà Nội, phòng Quản lý đào tạo và Nghiên cứu khoa học, phòng Tư liệu đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Bằng lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Mai Văn Hưng, người thầy đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm trí hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo cùng các em học sinh trường THPT Lý Thái Tổ - Từ Sơn – Bắc Ninh đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn khích lệ, động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Bắc Ninh, tháng 10 năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Bích iii DANH MỤC KÍ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT DH Dạy học ĐC Đối chứng GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên HS Học sinh Nxb Nhà xuất bản PP Phƣơng pháp SGK Sách giáo khoa SH Sinh học SKSS Sức khỏe sinh sản THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm iv DANH MỤC CÁC BẢNG TÊN BẢNG STT 1 2 Bảng 2.1. Tích hợp nội dung giáo dục SKSS vào một số bài TRANG 37 cụ thể của Sinh học 11. Bảng 3.1. Nội dung kiểm tra – đánh giá trong thực nghiệm sƣ 79 phạm 3 Bảng 3.2. Thống kê điểm bài kiểm tra số 1 84 4 Bảng 3.3. Tần suất (fi%) số học sinh đạt điểm xi 85 5 Bảng 3.4. Tần suất hội tụ tiến (Số học sinh đạt điểm xi trở lên) 85 6 Bảng 3.5. So sánh các tham số đặc trƣng giữa lớp đối chứng 86 và lớp thực nghiệm 7 Bảng 3.6. Thống kê điểm bài kiểm tra số 2 88 8 Bảng 3.7. Tần suất (fi%) số học sinh đạt điểm xi 88 9 Bảng 3.8. Tần suất hội tụ tiến (Số học sinh đạt điểm xi trở lên) 89 10 Bảng 3.9. So sánh các tham số đặc trƣng giữa lớp đối chứng 89 và lớp thực nghiệm 11 Bảng 3.10. Kiểm định giả thuyết thống kê số trung bình giả 92 thuyết H0 các bài kiểm tra thực nghiệm sƣ phạm 12 Bảng 3.11. Thống kê điểm kiểm tra độ bền kiến thức 93 13 Bảng 3.12. Tần suất (fi%) số % học sinh đạt điểm xi trong hai 93 bài kiểm tra độ bền kiến thức v 14 Bảng 3.13. So sánh các tham số đặc trƣng giữa lớp đối chứng 95 và lớp thực nghiệm 15 Bảng 3.14. Kiểm định giả thuyết thống kê H0 các bài kiểm tra độ bền kiến thức theo phƣơng pháp U vi 96 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TÊN CÁC BIỂU ĐỒ TRANG Biểu đồ 3.1. Tần suất điểm bài kiểm tra số 1 của lớp đối 86 STT 1 2 3 4 chứng và lớp thực nghiệm Biểu đồ 3.2. Tần suất bài kiểm tra số 2 của lớp đối chứng và 90 lớp thực nghiệm Biểu đồ 3.3. Tần suất điểm kiểm tra độ bền kiến thức bài 94 kiểm tra số 1 Biểu đồ 3.4. Tần suất điểm kiểm tra độ bền kiến thức bài kiểm tra số 2 vii 94 MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn i Danh mục kí hiệu, các chữ viết tắt ii Danh mục các bảng iii Danh mục các biểu đồ v MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7 1.1. Cơ sở lý luận 7 1.1.1. Tổng quan về sư phạm tích hợp 7 1.1.2.Tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản trong dạy học Sinh học 11 1.2. Cơ sở thực tiễn 22 1.2.1. Tổng quan về tình hình giáo dục sức khỏe sinh sản 22 1.2.2. Tình hình giáo dục sức khỏe sinh sản thông qua dạy học 25 Sinh học ở trường phổ thông 1.2.3. Thực trạng về giáo dục sức khỏe sinh sản trong nhà trường 28 phổ thông CHƢƠNG 2: TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE 29 SINH SẢN TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 11 2.1. Phân tích cấu trúc nội dung chƣơng trình Sinh học 11 29 2.2. Xác định mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức tích 30 hợp giáo dục sức khỏe sinh sản qua dạy học Sinh học 11 2.2.1. Mục tiêu của giáo dục sức khỏe sinh sản 30 2.2.2 Nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản 31 2.2.3. Các nguyên tắc khai thác nội dung giáo dục SKSS trong dạy 32 học Sinh học 11 - THPT 2.2.4. Phương pháp tích hợp kiến thức giáo dục sức khỏe sinh sản trong dạy Sinh học 11 viii 33 2.2.5. Hình thức tích hợp các kiến thức giáo dục sức khỏe sinh 33 sản trong dạy học Sinh học 1 2.3. Qui trình xây dựng bài giảng tích hợp giáo dục sức khỏe 35 sinh sản trong dạy học Sinh học 11 2.4. Tích hợp các nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản vào một 37 số bài cụ thể của Sinh học 11 2.3.1. Tích hợp các nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản vào một 37 số bài cụ thể của sinh học 11 2.3.2. Một số bài soạn có nội dung tích hợp giáo dục sức khỏe 53 sinh sản CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 79 3.1. Mục đích, nội dung và phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm 79 3.1.1. Mục đích thực nghiệm 79 3.1.2. Nội dung thực nghiệm 79 3.1.3. Phương pháp thực nghiệm 80 3.2. Xử lý số liệu 81 3.2.1. Phương tiện đánh giá 81 3.2.2. Phân tích kết quả định tính 81 3.2.2. Phân tích kết quả định lượng 81 3.3. Kết quả thực nghiệm 83 3.3.1. Phân tích kết quả định tính 83 3.3.2. Phân tích kết quả định lượng 84 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 98 1. Kết luận 98 2. Khuyến nghị 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 PHỤ LỤC 102 ix MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lứa tuổi vị thành niên là một giai đoạn ngắn nhƣng lại ảnh hƣởng rất lớn tới sự phát triển toàn diện của cuộc đời mỗi ngƣời. Giai đoạn này đƣợc thể hiện bằng sự phát triển nhanh chóng khác thƣờng về cả thể chất lẫn trí tuệ, tâm sinh lí, quan hệ xã hội và tinh thần. Các em học sinh trung học đang ở độ tuổi vị thành niên có nhiều bỡ ngỡ trƣớc sự thay đổi của bản thân, có nhiều tò mò, thắc mắc về vấn đề giới tính, sức khỏe sinh sản nhƣng lại không đƣợc giải đáp thỏa đáng. Chính trong thời điểm này nhu cầu đƣợc giáo dục về sức khỏe sinh sản ở trẻ là rất cao, trẻ rất cần đƣợc sự giúp đỡ, giáo dục để hình thành nhân cách xã hội nhằm xây dựng mối quan hệ lành mạnh và có trách nhiệm với bạn bè, gia đình, biết tôn trọng bản thân và bạn khác giới. Mặt khác, hiện nay sự phát triển nhanh chóng các mặt của đời sống xã hội, sự phát triển một cách ồ ạt các hệ thống truyền tải thông tin nhƣ internet, điện thoại di động…đã làm ảnh hƣởng đến những quan điểm, nhận thức về quan hệ tình dục, tình yêu, hôn nhân ở thanh thiếu niên. Nhiều thanh thiếu niên bắt đầu quan hệ tình dục trong khi chƣa hiểu biết đúng đắn về sức khỏe sinh sản. Sự thiếu hiểu biết này có thể dẫn đến những hậu quả trầm trọng : mang thai ngoài ý muốn dẫn đến nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên; sinh con và nuôi con khi độ tuổi còn quá trẻ, làm dở dang việc học tập; mắc các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục ảnh hƣởng lớn đến sức khỏe và đời sống tinh thần sau này. Theo khảo sát mới đây của Tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình : Chỉ có 19% số học sinh, sinh viên tiếp nhận kiến thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục trong nhà trƣờng, 14% từ nhân viên y tế, 15% từ mẹ và 3% từ cha , 49% còn lại các em tự tìm hiểu qua internet, qua kinh nghiệm truyền miệng hoặc “ mù” thông tin. Báo cáo mới nhất của nhóm bác sĩ trƣờng Đại học Y dƣợc TP HCM tại 3 cơ sở y tế công lập trên địa bàn TP HCM. Trong tổng số 90.649 phụ nữ đến sinh thì có 1.488 trẻ vị thành niên, trong số 60.352 phụ nữ phá thai thì có x 3.471 trẻ vị thành niên. Trong đó có nhiều em có ẩn ức tâm lý nhƣ nghiện phim sex, có nhiều bạn tình, bị lừa quan hệ tình dục... Việc đƣa kiến thức giáo dục sức khỏe sinh sản vào trƣờng học là điều đã đƣợc thừa nhận. Nhƣng hầu hết các trƣờng THPT đều lúng túng khi đƣa vấn đề này vào giảng dạy. Các trƣờng đều chọn giải pháp là lồng ghép hoặc ngoại khoá. Các giáo viên thiếu kiến thức chuyên môn, thiếu kĩ năng giảng dạy về vấn đề nhạy cảm này. Cũng chƣa có trƣờng nào xây dựng đƣợc chuẩn kiến thức chung khi dạy lồng ghép. Nếu dạy thì cũng chỉ thiên về lí thuyết còn thực hành thì bỏ ngỏ. Về giáo cụ trực quan là không có, giáo viên không đƣợc tập huấn kĩ càng để giảng dạy về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản. Vì vậy học sinh nhận đƣợc lƣợng kiến thức không hệ thống, rời rạc, chắp vá, nặng về lý thuyết. Bởi vậy bài toán giáo dục sức khỏe sinh sản trong trƣờng THPT chƣa có lời giải đáp thích đáng. Hiện nay, tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang đƣợc quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trƣờng ở nhiều nƣớc trên thế giới. Tích hợp các môn học không chỉ nhằm rút gọn thời lƣợng trình bày tri thức của nhiều môn học, mà quan trọng hơn là tập dƣợt cho học sinh cách vận dụng tổng hợp các tri thức vào thực tiễn. Vì vậy để giải quyết một vấn đề thực tiễn, con ngƣời thƣờng phải huy động tri thức của nhiều môn học. Bộ GD&ĐT có chủ trƣơng lồng ghép một số nội dung giáo dục mới vào các môn học đã có trong chƣơng trình hoặc tích hợp một số nội dung trùng lặp ở các môn nhằm giảm tải về mặt thời lƣợng học tập của học sinh. Vì vậy, xu hƣớng này vẫn đang đƣợc tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào đổi mới chƣơng trình và sách giáo khoa THPT sẽ đƣợc triển khai sau năm 2015 . Chƣơng trình này đƣợc đổi mới một cách cơ bản theo hƣớng tích hợp các môn học, tạo cơ hội lựa chọn nội dung học tập nhiều hơn, hoc sinh sẽ phải tự học nhiều hơn và tăng cƣờng hoạt động xã hội. Dạy học tích hợp đƣợc xem nhƣ một hƣớng chủ yếu trong đổi mới chƣơng trình, nội dung giáo dục sắp tới ở nƣớc ta. xi Trƣớc những hậu quả nghiêm trọng từ sự thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản của các em học sinh THPT mà chƣa có giải pháp nào ngăn chặn hữu hiệu. Và trong các môn học có thể nói Sinh học là môn dễ lồng ghép những kiến thức cơ bản về việc giáo dục SKSS giúp các em có ý thức bảo vệ cơ thể, sống lành mạnh. Chúng tôi lựa chọn đề tài: “Tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản trong dạy học Sinh học 11 – Trung học phổ thông”. Với mong muốn góp phần nâng cao hiểu biết về các vấn đề sức khỏe sinh sản, giới tính, tình dục an toàn, v.v… cho các em học sinh. Từ đó hoàn thiện về tâm sinh lý, nhân cách, giúp các em có bản lĩnh vững vàng bƣớc vào đời sống xã hội, biết bảo vệ, giữ gìn sức khoẻ cho ngƣời bạn và cho chính mình. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những nội dung và biện pháp tích hợp giáo dục SKSS trong chƣơng trình Sinh học 11 - THPT phù hợp để nâng cao chất lƣợng dạy học sinh học nói chung và hiệu quả của công tác giáo dục SKSS nói riêng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận của phƣơng pháp dạy học tích hợp. Điều tra thực trạng của việc giáo dục SKSS thông qua dạy học Sinh học ở một số trƣờng THPT và nhận thức của học sinh về vấn đề SKSS Đề xuất phƣơng án tích hợp các nội dung đã lựa chọn vào một số bài cụ thể nội dung Sinh học 11 –THPT, nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục SKSS cho học sinh trong trƣờng THPT Thực nghiệm sƣ phạm để kiểm định tính khả thi cũng nhƣ hiệu quả của việc giáo dục SKSS bằng tích hợp trong dạy học Sinh học 11 – THPT. 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Phƣơng pháp tích hợp giáo dục SKSS trong dạy học Sinh học 11 – THPT. 4.2. Khách thể nghiên cứu Giáo viên dạy Sinh học và học sinh các lớp 11A5, 11A6, 11A7, 11A8 xii trƣờng THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh. 5. Vấn đề nghiên cứu Đề tài tập trung vào nghiên cứu vấn đề sau : Luận văn phải làm sáng tỏ đƣợc những vấn đề lý luận của việc tích hợp giáo dục SKSS trong dạy học Sinh học ở trƣờng phổ thông. Khái quát đƣợc những đặc điểm chung về thực trạng giáo dục SKSS tại một vài trƣờng phổ thông trên địa bàn Bắc Ninh. Từ đó, chọn ra đƣợc những vấn đề cấp thiết đƣa vào tích hợp trong dạy học Sinh học lớp 11 - THPT. Làm thế nào để tích hợp và cụ thể hóa nội dung giáo dục SKSS vào các bài dạy môn Sinh học lớp 11- THPT? 6. Giả thuyết nghiên cứu Nếu lựa chọn đƣợc những nội dung và biện pháp tích hợp giáo dục SKSS phù hợp với nội dung, chƣơng trình Sinh học 11 – THPT sẽ góp phần nâng cao hiểu biết của học sinh về các vấn đề SKSS, giới tính, tình dục và tình dục an toàn v.v…nói riêng và chất lƣợng dạy học Sinh học 11 nói chung. 7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu việc sử dụng phƣơng pháp tích hợp các nội dung giáo dục SKSS vào trong các nội dung sinh học cơ thể động vật - Sinh học 11 – Trung học phổ thông. Đề tài nghiên cứu trên các đối tƣợng khảo sát là học sinh các lớp 11A5, 11A6, 11A7, 11A8 tại trƣờng THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 8.1.Ý nghĩa lý luận Đề tài đƣợc nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ đƣợc những vấn đề lý luận của việc tích hợp giáo dục SKSS trong dạy học. Qua đó đƣa ra đƣợc những vấn đề cần thiết để tích hợp trong dạy học Sinh học lớp 11 THPT. 8.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu có thể đƣợc áp dụng cho các trƣờng THPT khác trong cả nƣớc để giảng dạy môn Sinh học. Tích hợp giáo dục SKSS trong dạy xiii học mang lại những kiến thức cơ bản cần thiết cho học sinh về các vấn đề thực tiễn nhƣ giới tính, sinh sản, tình dục an toàn… 9. Phƣơng pháp nghiên cứu 9.1. Nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu văn bản của Nhà nƣớc và Bộ GD&ĐT về các chiến lƣợc phát triển, đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới phƣơng pháp dạy học nói riêng. Nghiên cứu các công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến tích hợp, dạy học tích hợp, giáo dục SKSS, ở trong và ngoài nƣớc để làm cơ sở đề xuất qui trình dạy học tích hợp nội dung giáo dục SKSS trong sinh học. Nghiên cứu các tài liệu về SKSS, giáo dục SKSS để xác định mục tiêu và nội dung giáo dục SKSS trong nhà trƣờng phổ thông. Nghiên cứu nội dung, chƣơng trình, sách giáo khoa Sinh học 11 để làm cơ sở xây dựng nội dung và các biện pháp tích hợp giáo dục SKSS trong dạy học Sinh học 11 9.2. Nghiên cứu thực tiễn 9.2.1. Phương pháp điều tra Điều tra thực trạng giáo dục SKSS của giáo viên và học sinh tại một số trƣờng THPT trên địa bàn Bắc Ninh. Sử dụng phiếu điều tra đo mức độ hiểu biết của học sinh về SKSS, giới tính, tình dục và tình dục an toàn. 9.2.2. Phương pháp chuyên gia Trao đổi, xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia về các nội dung: tích hợp, dạy học tích hợp, SKSS và giáo dục SKSS, các phƣơng pháp và hình thức tổ chức tích hợp giáo dục SKSS trong dạy học sinh học cũng nhƣ việc tiến hành thí nghiệm ở trƣờng phổ thông. 9.2.3. Phương pháp quan sát Quan sát các hoạt động giáo dục SKSS, nhằm xác định những khó khăn, hạn chế của giáo viên khi tiến hành giảng dạy tích hợp vấn đề này. xiv 9.2.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng để phân tích và xử lý các kết quả thu đƣợc qua điều tra và thực nghiệm sƣ phạm. - Thực nghiệm sƣ phạm nhằm kiểm tra hiệu quả của việc tích hợp nội dung giáo dục SKSS trong dạy học Sinh học 11 – THPT, từ đó rút ra các kết luận và kiến nghị liên quan đến việc dạy học Sinh học 11 nói riêng và dạy học sinh học nói chung. - Xử lí số liệu điều tra thực trạng dạy học tích hợp giáo dục SKSS trong sinh học và kết quả học tập của học sinh bằng phần mềm Microsoft Excel 5.0. 10. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chƣơng 2: Tích hợp nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản trong dạy học Sinh học 11 Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm xv CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Tổng quan về sư phạm tích hợp 1.1.1.1. Khái niệm về tích hợp Theo Từ điển giáo dục học thì tích hợp là “hành động liên kết các đối tƣợng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch giảng dạy”. [11]. Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (2009) thì “tích hợp là lắp ráp, nối kết các thành phần của một hệ thống để tạo nên một hệ thống đồng bộ”. [21]. Theo Phạm Văn Lập: “Tích hợp có nghĩa là những kiến thức, kỹ năng học đƣợc ở môn học này, phần này của môn học đƣợc sử dụng nhƣ những công cụ để nghiên cứu học tập trong môn học khác, trong các phần khác của cùng một môn học”. [17]. Tác giả Dƣơng Tiến Sỹ và Nguyễn Phúc Chỉnh đều cho rằng “tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức, khái niệm thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn đƣợc đề cập trong các môn học đó”[4],[21],[26]. Nhƣ vậy dƣới góc độ giáo dục học, tích hợp đƣợc hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức trong một môn học hoặc giữa các môn học thành một nội dung thống nhất. 1.1.1.2. Khái niệm về dạy học tích hợp Hiện nay, trên toàn thế giới mỗi ngày có khoảng 2000 cuốn sách đƣợc xuất bản, điều ấy đủ thấy không thể học tập nhƣ cũ và giảng dạy nhƣ cũ theo chƣơng trình và sách giáo khoa gồm quá nhiều môn học riêng rẽ, biệt lập với nhau. Mặt khác, sự phát triển của khoa học trên thế giới ngày càng nhanh, nhiều vấn đề mới dạy học cần phải đƣa vào nhà trƣờng nhƣ: Giáo dục sức xvi khỏe, giới tính, dân số, pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, bảo vệ môi trƣờng… nhƣng quỹ thời gian có hạn, không thể tăng số môn học cũng nhƣ lƣợng thời gian để dạy hết mọi thứ cho học sinh. Việc tích hợp nội dung một số môn học là giải pháp có thể thực hiện đƣợc để đảm bảo nhiệm vụ giáo dục nhiều mặt cho học sinh mà không quá tải. Trƣớc những đòi hỏi đó, sƣ phạm tích hợp ra đời nhằm đáp ứng lại những yêu cầu của giáo dục hiện đại, không chỉ tích hợp về phƣơng pháp mà còn cả về nội dung dạy học. Quan điểm tích hợp đã đƣợc nghiên cứu và vận dụng trong dạy học ở nhiều nƣớc trên thế giới. Theo UNESCO, “Dạy học tích hợp các khoa học đƣợc định nghĩa là một cách trình bày các khái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của các tƣ tƣởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hay quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau”. [30]. Còn theo Hội nghị tại Maryland (tháng 04/1973) thì khái niệm dạy học các khoa học còn bao gồm cả việc dạy học tích hợp các khoa học và công nghệ học. Định nghĩa này nhấn mạnh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hiểu biết khái niệm và nguyên lí khoa học với ứng dụng thực tiễn. [4], [14]. Theo Xavier Roegiers, “Sƣ phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trƣớc những điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập tƣơng lai hoặc nhằm hòa nhập học sinh vào cuộc sống lao động. Nhƣ vậy, sƣ phạm tích hợp nhằm làm cho quá trình học tập có ý nghĩa”. [25]. Tuy có những định nghĩa khác nhau nhƣng các cách định nghĩa về dạy học tích hợp này lại thống nhất biện chứng với nhau ở tƣ tƣởng chính là việc thực hiện mục tiêu kép trong quá trình dạy học (một là mục tiêu dạy học thông thƣờng của một bài học, hai là mục tiêu đƣợc tích hợp trong nội dung bài học đó). Nhƣ vậy, dạy học tích hợp là quá trình dạy học mà trong cùng một thời lƣợng học tập, học sinh thu nhận đƣợc đồng thời nhiều đơn vị kiến thức. xvii 1.1.1.3. Quan điểm về sự tích hợp các môn học Tuỳ theo quan điểm mà có những phƣơng thức khác nhau trong việc thực hiện tích hợp các môn học. Theo d’Hainaut (1977), có thể chấp nhận bốn quan điểm tích hợp khác nhau đối với các môn học: Quan điểm “đơn môn”: có thể xây dựng chƣơng trình học tập theo hệ thống nội dung của một môn học riêng biệt, trong đó ƣu tiên các nội dung khái quát cốt lõi của môn học. Quan điểm này nhằm duy trì các môn học riêng rẽ. Quan điểm “đa môn”: một chủ đề trong nội dung học tập có liên quan với nội dung kiến thức, kĩ năng thuộc một số môn học khác nhau. Những môn học tiếp tục đƣợc tiếp cận một cách riêng rẽ và chỉ phối hợp với nhau ở một số đề tài nội dung. Nhƣ vậy, các môn học không thực sự đƣợc tích hợp. Quan điểm “liên môn”: nội dung học tập đƣợc thiết kế thành chuỗi các vấn đề, tình huống đòi hỏi muốn giải quyết phải huy động tổng hợp kiến thức kĩ năng của các môn học khác nhau. Ở đây chúng ta nhấn mạnh đến sự liên kết các môn học, làm cho chúng tích hợp với nhau để giải quyết một tình huống cho trƣớc. Khi đó, các quá trình học tập sẽ không còn rời rạc mà chúng liên kết với nhau xung quanh vấn đề cần phải đƣợc giải quyết. Quan điểm “xuyên môn”: nội dung học tập hƣớng vào phát triển những kĩ năng, năng lực cơ bản mà học sinh có thể sử dụng trong tất cả các môn học, trong việc giải quyết những tình huống khác nhau. Có thể lĩnh hội những kĩ năng này trong từng môn học hoặc qua những hoạt động chung của nhiều môn học. [14]. Trong xu thế phát triển của khoa học và những nhu cầu của xã hội ngày nay, đòi hỏi chúng ta phải hƣớng tới quan điểm liên môn và xuyên môn. 1.1.1.4. Các phương thức tích hợp trong dạy học Theo Xanvier Roegiers có 4 phƣơng thức tích hợp. Thứ nhất, những ứng dụng chung cho nhiều môn học đƣợc thực hiện ở xviii cuối năm học hay cuối cấp học. Ví dụ: Các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học vẫn đƣợc dạy riêng rẽ nhƣng đến cuối năm hoặc cuối cấp có một phần, một chƣơng về những vấn đề chung của khoa học tự nhiên và thành tựu ứng dụng thực tiễn, học sinh đƣợc đánh giá bằng bài thi tổng hợp kiến thức. Thứ hai, những ứng dụng chung cho nhiều môn học đƣợc thực hiện ở những thời điểm cụ thể đều đặn trong năm học. Ví dụ: Các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học vẫn đƣợc dạy riêng rẽ. Tuy nhiên, chƣơng trình có bố trí xen một số chƣơng trình tích hợp liên môn nhằm làm cho học sinh quen dần với việc sử dụng kiến thức những môn học gần gũi nhau. Thứ ba, phối hợp quá trình học tập những môn học khác nhau bằng đề tài tích hợp. Cách này đƣợc áp dụng cho những môn học gần nhau về bản chất, mục tiêu hoặc cho những môn học có đóng góp bổ sung nhau, thƣờng dựa vào một môn học công cụ nhƣ Tiếng việt, Toán. Trong trƣờng hợp này, môn học tích hợp đƣợc một giáo viên giảng dạy. Thứ tƣ, phối hợp quá trình học tập những môn học khác nhau bằng các tình huống tích hợp, xoay quanh những mục tiêu chung cho một nhóm môn, tạo thành môn học tích hợp. [25]. 1.1.1.5. Vai trò của tích hợp trong dạy học Dạy học từng môn riêng rẽ giúp học sinh hình thành kiến thức khoa học một cách hệ thống, dạy học tích hợp giúp học sinh liên hệ kiến thức trong nhà trƣờng và thực tiễn cuộc sống. Dạy học tích hợp giúp học sinh trở thành ngƣời lao động tích cực, ngƣời công dân có năng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề mang tính tích hợp trong thực tiễn cuộc sống. Khuynh hƣớng dạy học tích hợp cho phép rút ngắn thời gian dạy học, đồng thời tăng cƣờng đƣợc khối lƣợng và chất lƣợng thông tin của chƣơng trình và nội dung sách giáo khoa. xix Việc giảng dạy tích hợp rèn cho học sinh ý thức và kỹ năng vận dung kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong học tập cũng nhƣ trong thực tiễn cuộc sống. Dạy học tích hợp giúp học sinh thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kỹ năng, phƣơng pháp của khối tri thức toàn diện, hài hòa và hợp lý để giải quyết những tình huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại. Dạy học tích hợp giúp học sinh phát triển phối hợp nhiều kỹ năng, trong đó có những kỹ năng mà các môn học đơn lẻ khó hình thành đƣợc. 1.1.2.Tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản trong dạy học Sinh học 1.1.2.1. Khái niệm về sức khỏe sinh sản Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO) định nghĩa :“SKSS là một trạng thái khoẻ mạnh, hài hoà về thể chất, tinh thần, xã hội trong tất cả mọi khía cạnh có liên quan đến cơ quan sinh sản, các chức năng và quá trình sinh sản chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tổn thƣơng cơ quan sinh sản.” [10]. Hội nghị về dân số và phát triển toàn thế giới 2004 định nghĩa : “SKSS là tình trạng thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan tới hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản chứ không phải là không có bệnh hay khuyết tật của bộ máy đó.” [24]. Nhƣ vậy SKSS bao hàm ý nghĩa là mọi ngƣời đều có thể có một cuộc sống tình dục đƣợc thỏa mãn, có trách nhiệm và an toàn đồng thời họ phải có khả năng sinh sản và sự tự do lựa chọn việc có sinh con hay không, thời điểm sinh con, số con. Định nghĩa này cũng bao hàm cả quyền của phụ nữ và nam giới phải đƣợc thông tin, tƣ vấn đầy đủ và đƣợc tiếp cận với các biện pháp kế hoạch hóa gia đình an toàn, hiệu quả, phù hợp với khả năng và chấp nhận đƣợc theo sự lựa chọn của bản thân họ, và quyền tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe phù hợp cho ngƣời phụ nữ mang thai cũng nhƣ sinh đẻ an toàn. Vấn đề SKSS ở Việt Nam đang đƣợc quan tâm và đƣợc chi tiết hóa thành 10 nội dung trong chiến lƣợc quốc gia về SKSS 2001 – 2010 bao gồm: - Làm mẹ an toàn; xx
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất