Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ tâm lý học nghiên cứu sự chú ý trong học tập của học viên trườn...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ tâm lý học nghiên cứu sự chú ý trong học tập của học viên trường sĩ quan kỹ thuật quân sự.

.PDF
143
1111
80

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------ ĐINH CÔNG DŨNG NGHIÊN CỨU SỰ CHÚ Ý TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG SĨ QUAN KỸ THUẬT QUÂN SỰ Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60 31 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH PHƯƠNG DUY Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là khách quan, trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận văn Đinh Công Dũng LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả như hôm nay, tôi xin gửi đến Phòng Sau đại học; Khoa Tâm lý – Giáo dục trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và toàn thể quý Thầy, Cô đã tham gia giảng dạy lớp Cao học Tâm lý học khóa K19 lời cảm ơn chân thành! Xin chân thành cảm ơn sự cho phép và tạo điều kiện thuận lợi mọi mặt của Ban giám hiệu và các cơ quan, đơn vị của trường Sĩ quan kỹ thuật quân sự trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Xin gửi đến thầy TS Đinh Phương Duy, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này với lòng biết ơn sâu sắc! Luận văn được hoàn thành với sự nỗ lực, cố gắng hết mình nhưng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi chân thành cảm ơn và lĩnh hội những ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô giáo và bạn bè! Xin chân thành cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2011 ĐINH CÔNG DŨNG MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... 7 T 1 T 1 LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... 8 T 1 T 1 MỤC LỤC .................................................................................................... 9 T 1 T 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 12 T 1 T 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 12 T 1 T 1 2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................... 13 T 1 T 1 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 13 T 1 T 1 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 14 T 1 T 1 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 14 T 1 T 1 6. Giới hạn đề tài ........................................................................................................ 14 T 1 T 1 7. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 15 T 1 T 1 8. Đóng góp mới của đề tài ......................................................................................... 16 T 1 T 1 9. Cấu trúc nội dung của đề tài .................................................................................... 17 T 1 T 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................... 18 T 1 T 1 1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................... 18 T 1 T 1 1. 1.1. Những công trình nghiên cứu ngoài nước .................................................... 18 T 1 T 1 1.1. 2. Những công trình nghiên cứu trong nước ..................................................... 27 T 1 T 1 1.2. Những vấn đề về lý luận....................................................................................... 31 T 1 T 1 1.2.1. Chú ý............................................................................................................ 31 T 1 T 1 1.2.1.1. Khái niệm chú ý .................................................................................... 31 T 1 T 1 1.2.1.2. Cơ chế hình thành chú ý ........................................................................ 32 T 1 T 1 1.2.1.3. Phân loại chú ý ...................................................................................... 33 T 1 T 1 1.2.1.4. Các thuộc tính của chú ý ....................................................................... 36 T 1 T 1 1.2.2. Chú ý trong học tập ...................................................................................... 40 T 1 T 1 1.2.2.1. Khái niệm chú ý trong học tập ............................................................... 40 T 1 T 1 1.2.2.2. Vai trò của chú ý trong học tập .............................................................. 41 T 1 T 1 1.2.2.3. Những dấu hiệu của sự chú ý trong học tập ........................................... 43 T 1 T 1 1.3. Chú ý trong học tập của học viên trường sĩ quan kỹ thuật quân sự ........................ 45 T 1 T 1 1.3.1. Đặc điểm tâm - sinh lý khách thể nghiên cứu ................................................ 45 T 1 T 1 1.3.1.1. Đặc điểm về sự phát triển thể chất ......................................................... 46 T 1 T 1 1.3.1.2. Một số đặc điểm nhân cách ................................................................... 46 T 1 T 1 1.3.2. Đặc điểm hoạt động học tập của học viên sĩ quan kỹ thuật ............................ 50 T 1 T 1 1.3.2.1. Hoạt động học tập của sinh viên ............................................................ 50 T 1 T 1 1.3.2.2. Đặc điểm hoạt động học tập của học viên sĩ quan kỹ thuật .................... 51 T 1 T 1 Cộng ........................................................................................................................... 52 T 1 T 1 1.3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự chú ý trong học tập của học viên trường sĩ T 1 quan kỹ thuật quân sự ............................................................................................. 54 T 1 1.3.3.1. Một số yếu tố ảnh hưởng thuộc về chủ quan .......................................... 55 T 1 T 1 1.3.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng thuộc về khách quan ...................................... 59 T 1 T 1 Chương 2: THỰC TRẠNG CHÚ Ý VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG T 1 CAO SỰ CHÚ Ý TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG SĨ QUAN KỸ THUẬT QUÂN SỰ ................................................................. 62 T 1 2.1. Giới thiệu về Trường Sĩ quan kỹ thuật quân sự ..................................................... 62 T 1 T 1 2.2. Thực trạng chú ý trong học tập của học viên trường sĩ quan kỹ thuật quân sự ....... 64 T 1 T 1 2.2.1. Sự chú ý trong học tập của học viên trường sĩ quan kỹ thuật quân sự ............ 64 T 1 T 1 2.2.1.1. Nhận thức của học viên về sự chú ý trong học tập ................................. 64 T 1 T 1 1.2.1.2. Thái độ của học viên đối với việc chú ý trong học tập ........................... 72 T 1 T 1 1.2.1.3. Biểu hiện hành vi chú ý trong học tập của học viên ............................... 82 T 1 T 1 1.2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chú ý trong học tập của học viên .............. 99 T 1 T 1 1.2.1.5. Sự lựa chọn của học viên trước một số đề xuất về các biện pháp nhằm T 1 nâng cao sự chú ý trong học tập ....................................................................... 106 T 1 2.2.2.1. Nguyên nhân khách quan .................................................................... 111 T 1 T 1 2.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan ........................................................................ 113 T 1 T 1 2.3. Một số biện pháp nâng cao sự chú ý trong học tập của học viên trường sĩ quan kỹ T 1 thuật quân sự ............................................................................................................ 114 T 1 2.3.1. Nhóm các biện pháp khách quan ................................................................ 114 T 1 T 1 2.2.1.1. Thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình .................................... 114 T 1 T 1 2.3.1.2. Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo T 1 hướng tích cực hoá hoạt động của người học ................................................... 115 T 1 2.3.1.3. Duy trì thường xuyên trạng thái chú ý trong học tập ............................ 116 T 1 T 1 2.3.1.4. Tăng cường cơ sở vật chất, cung cấp đầy đủ các trang thiết bị cho việc T 1 dạy và học ....................................................................................................... 116 T 1 2.3.2. Nhóm các biện pháp chủ quan ................................................................... 117 T 1 T 1 2.3.2.1. Học viên phải không ngừng nâng cao nhận thức, thái độ và động cơ học T 1 tập đúng đắn .................................................................................................... 117 T 1 2.3.2.2. Thường xuyên đổi mới, cải tiến phương pháp học tập của học viên ..... 117 T 1 T 1 2.3.2.3. Tổ chức tốt cuộc sống, hoạt động sinh hoạt quân sự của học viên ........ 118 T 1 T 1 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 120 T 1 T 1 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 120 T 1 T 1 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 121 T 1 T 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 124 T 1 T 1 PHỤ LỤC.................................................................................................. 128 T 1 T 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chú ý là điều kiện của hoạt động có ý thức của con người, có vai trò to lớn đối với sự phát triển tâm lý và nhận thức của con người. Chú ý được xem là một trạng thái tâm lý đi kèm, làm “nền” cho các hoạt động tâm lý khác nhằm bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả. Chú ý là điều kiện không không thể thiếu cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống cũng như học tập, lao động, giải trí,… đạt kết quả cao nhất. Trong học tập luôn đòi hỏi sự tập trung chú ý của người học, bảo đảm cho người học lựa chọn và tập trung vào đối tượng học tập nào đó đồng thời lảng tránh, bỏ qua các đối tượng khác để việc phản ánh được tốt hơn, cơ sở cho các hành động học tập có kết quả. Hiện nay, vấn đề chú ý và chú ý trong học tập đã và đang được nhiều tác giả quan tâm. Trước hết là những nhà nghiên cứu tiên phong như Wilhelm Wundt, William James, Ivan Parlov, Michael I.Posner , ... trong những công trình đó đã đề cập đến lý luận: chú ý, phân biệt và hạn chế trong nhận thức các lĩnh vực rộng; lựa chọn tích cực của kích thích; hình ảnh não của sự chú ý lựa chọn,... đến nghiên cứu về mối quan hệ của hoàn cảnh, tác nhân kích tích, thực phẩm đến trạng thái và mức độ chú ý của con người và cũng như là nghiên cứu ứng dụng vào việc cải thiện khả năng tập trung trong học tập, thi đấu thể thao, lao động,…. . Ở Việt Nam, đây cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm nghiên cứu, tuy nhiên chưa có nhiều công trình vẫn còn dừng lại chủ yếu ở tìm hiểu thực trạng ở phạm vi nhỏ, ở các bài viết, tham luận, trong các diễn đàn giáo dục, xã hội và từng bước ứng dụng trong huấn luyện kỹ năng nghề. Đối với hoạt động quân sự nói chung, quá trình dạy học, giáo dục, phát triển và chuẩn bị tâm lý cho quân nhân trong các Nhà trường quân sự nói riêng thì vấn đề tìm hiểu sự chú ý học viên nhất là khi có nhiều những tác nhân làm cho người học suy giảm chú ý, phân tán chú ý và không tập trung chú ý có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với chính quá trình dạy và học ở nhà trường mà còn do chính tính chất của hoạt động quân sự. Những tính chất đặc thù chính là hoạt động giáo dục – đào tạo diễn ra trong điều kiện môi trường quân sự, bên cạnh và đồng thời là thực hiện nhiều nhiệm vụ theo chức trách như: sẵn sàng chiến đấu, lao động sản xuất, công tác dân vận, v.v. Các yếu tố đó cảnh hưởng mọi mặt hoạt động và học tập của học viên, đến trạng thái chú ý của họ, đến kết quả thực hiện nhiệm vụ của bản thân và tập thể và đặc biệt quan trọng đối với chức trách nhiệm vụ đảm nhiệm khi tốt nghiệp. Từ thực tiễn môi trường sư phạm quân sự nói chung, môi trường sư phạm kỹ thuật quân sự nói riêng chưa được quan tâm, nghiên cứu, làm rõ đặt ra vấn đề cần quan tâm nghiên cứu. Và hơn bao giờ hết khi chúng ta đang đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 86/NQ-ĐUQSTƯ của Đảng uỷ quân sự trung ương về “Công tác giáo dục – đào tạo trong tình hình mới” và Nghị quyết 382/NQĐUQSTƯ của Đảng uỷ quân sự trung ương về “Công tác kỹ thuật trong tình hình mới” thì việc nghiên cứu về vấn đề chú ý trong hoạt động giáo dục - đào tạo ở Nhà trường kỹ thuật quân sự không chỉ có giá trị về mật lý luận mà còn mang tính thực tiễn sâu sắc. Chính vì lẽ đó, người nghiên cứu quyết định lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu sự chú ý trong học tập của học viên trường sĩ quan kỹ thuật quân sự” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng chú ý trong học tập của học viên trường sĩ quan kỹ thuật hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp mang tính định hướng nhằm nâng cao sự chú ý trong học tập của học viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật cho quân đội. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: học viên trường sĩ quan kỹ thuật quân sự. - Đối tượng nghiên cứu: sự chú ý trong học tập trên lớp của học viên trường sĩ quan kỹ thuật quân sự. 4. Giả thuyết khoa học - Học viên sĩ quan trường sĩ quan kỹ thuật quân sự có sự phân tán chú ý ở mức độ nhất định trong học tập trên lớp. - Sự chú ý trong học tập trên lớp của học viên có sự khác nhau giữa các đối tượng đào tạo. - Sự chú ý trong học tập của học viên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các yếu tố tác động từ bên trong lẫn bên ngoài. - Cần có nhiều biện pháp nâng cao tập trung chú ý trong học tập của học viên sĩ quan kỹ thuật 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến sự chú ý trong học tập của học viên trường sĩ quan kỹ thuật quân sự. - Nghiên cứu thực trạng chú ý, đề xuất một số biện pháp mang tính định hướng nhằm nâng cao sự chú ý trong học tập cho học viên trường sĩ quan kỹ thuật quân sự. 6. Giới hạn đề tài Đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu như sau: - Chỉ nghiên cứu trên nhóm 300 học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật quân sự bậc cao đẳng ở trường sĩ quan kỹ thuật theo nguyên tắc chọn mẫu phân tầng. - Chỉ nghiên cứu sự chú ý trong học tập diễn ra trên lớp chứ không nghiên cứu đến sự chú ý trong tự học và các hoạt động khác của học viên. - Chỉ nghiên cứu theo hướng tiếp cận nhận thức, thái độ và biểu hiện hành vi chú ý của học viên trong học tập diễn ra trên lớp. 7. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được tiến hành thông qua việc phối hợp đồng bộ một số phương pháp: phương pháp nghiên cứu lý luận,phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp tọa đàm và phương pháp thống kê toán học. * Phương pháp nghiên cứu lý luận Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu lý luận và kết quả nghiên cứu thực tiễn đã thực hiện về chú ý, sự phân tán chú ý trong hoạt động nói chung và học tập nói riêng. Các tư liệu trên được sử dụng trong đề tài như một thư mục tham khảo thông qua việc nghiên cứu, phân tích và hệ thống hóa. * Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Bảng hỏi được xây dựng dưới dạng phiếu thăm dò ý kiến theo các bước: - Bước 1: Xây dựng phiếu thăm dò mở - Bước 2: Xây dựng phiếu thăm dò thử nghiệm - Bước 3: Xây dựng phiếu thăm dò chính thức Bảng hỏi được xây dựng dựa trên các nội dung chính sau: - Tầm quan trọng của chú ý đối với việc học tập của học viên - Mức độ chú ý của học viên trong học tập như thế nào (chú ý, biểu hiện của chú ý, mức độ chú ý ở trong từng hình thức học tập,…). - Những yếu tố ảnh hưởng đến sự chú ý trong học tập trên lớp của học viên sĩ quan kỹ thuật - Một số đề xuất nhằm nâng cao sự chú ý trong học tập trên lớp của học viên sĩ quan kỹ thuật. Bảng thăm dò được xây dựng thành hai phần, phần một là phần giới thiệu và hướng dẫn trả lời. Phần hai là nội dung hỏi. Bảng thăm dò cũng sử dụng nhiều kiểu câu hỏi khác nhau để làm tăng tính giá trị như: câu hỏi theo kiểu thang đo định danh, theo thang đo Likert - xếp thứ hạng - thứ tự, … Các khách thể nghiên cứu được điều tra theo nguyên tắc khuyết danh để đảm bảo sự trung thực và chính xác một cách cao nhất. * Phương pháp phỏng vấn Phương pháp này thực hiện theo kiểu phỏng vấn nhóm tập trung và phỏng vấn sâu cá nhân. - Phỏng vấn nhóm tập trung: tập trung phỏng vấn các nội dung gắn với bản hỏi để tăng tính thuyết phục cũng như độ phong phú và thực tế của số liệu. - Phỏng vấn sâu cá nhân: chọn một vấn đề nào đó nổi trội trong phần trả lời để phỏng vấn ở một số đối tượng. * Phương pháp tọa đàm Tổ chức tọa đàm với các đối tượng là học viên cũng như một số cán bộ quản lý đại đội, tiểu đoàn học viên sĩ quan kỹ thuật và một số nhà khoa học chuyên ngành Tâm lý học, Giáo dục học để thu thập ý kiến nhằm làm cho cứ liệu phong phú, đa chiều. * Phương pháp toán thống kê Sử dụng phần mềm: SPSS for Window 11.5 để xử lý các số liệu thống kê. 8. Đóng góp mới của đề tài - Đề tài mô tả thực trạng chú ý trong học tập của học viên trường sĩ quan kỹ thuật quân sự - Đề tài cũng đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao sự chú ý trong học tập cho học viên trường sĩ quan kỹ thuật quân sự. 9. Cấu trúc nội dung của đề tài Bao gồm 03 phần Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4. Giả thuyết nghiên cứu 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 6. Giới hạn đề tài 7. Phương pháp nghiên cứu 8. Đóng góp mới của đề tài Phần kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Thực trạng chú ý và một số biện pháp nâng cao sự chú ý trong học tập của học viên trường sĩ quan kỹ thuật quân sự Phần kết luận và kiến nghị Kết luận Kiến nghị Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề 1. 1.1. Những công trình nghiên cứu ngoài nước Ngay từ đầu trong ngành tâm lý học, các nhà tâm lý học đã quan tâm nghiên cứu, lý giải việc: chúng ta để ý những sự việc này nhiều hơn sự việc khác và điều gì đang diễn ra khi chúng ta “chú ý” đến sự việc nào đó. Nghiên cứu về chú ý cũng được các nhà sinh lý thần kinh, các nhà quản lý, giáo viên… quan tâm, tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau. * Wilhelm Wundt (1832 – 1920) được coi là nhà tâm lý học đầu tiên nghiên cứu về sự chú ý, phân biệt và hạn chế trong nhận thức các lĩnh vực rộng [26]. * Nhà triết học và tâm lý học người Mỹ William James (1842 – 1910) nhấn mạnh vị trí của chủ thể trước các kích thích tác động. Bằng việc sử dụng phương pháp nội quan – nghiên cứu chi tiết kinh nghiệm của riêng bản thân - Jame (1890) đưa ra kết luận: khi chúng ta cố gắng chú ý hai sự việc thì chỉ thành công nếu một trong hai sự việc trở thành quen thuộc đến mức “theo thói quen”, và không chú ý nhiều đến nó [26, tr.63]. Từ sự đề cập đến sự giới hạn của chú ý, Jame đã cho rằng: chính điều này giúp chúng ta có thể nhận thức được thế giới xung quanh. Ông phân loại chú ý dựa vào các quá trình nhận thức như là chú ý cảm giác gắn với tri giác và chú ý trí tuệ gắn với trí nhớ, tư duy, tưởng tượng. * John B.Watson (1878 – 1958) đã tìm cách xác định sự chú ý không phải là một quá trình bên trong mà là hành vi phản ứng lại với các kích thích cụ thể. * Mackworth (1950) tiến hành một loạt nghiên cứu khảo sát về khả năng duy trì một công việc nhàm chán nhưng vẫn còn tỉnh táo, nhanh nhẹn qua đó để thấy được mức độ duy trì chú ý và các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian duy trì sự chú ý của một người. Thực nghiệm của Mackworth về chú ý thông qua việc rò tìm tín hiệu, trong đó người tham gia nghiên cứu bấm một phím nhỏ khi họ nhận thức có tín hiệu đặc biệt. Tín hiệu có thể là tín hiệu hình ảnh, như hình ảnh trên màn hình radar, hay có thể là tín hiệu tiếng, như duy trì tiếng. Bằng việc so sánh tín hiệu đã cho với phản ứng của người tham gia, thống kê lỗi và ghi lại sự duy trì chú ý của họ. Ông đưa đến kết luận: Nếu họ không chú ý thì chắc chắn phạm nhiều sai lầm hơn. Và cũng từ thực nghiệm, Mackworth đã chứng minh rằng: có thể đưa ra một định nghĩa hoạt động về chú ý, có thể quan sát và sử dụng dữ liệu khách quan để xem xét mức độ chú ý của con người [26, tr.64]. Nghiên cứu của Mackworth cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian duy trì sự cảnh giác của một người, công việc càng kéo dài thì càng phạm sai lầm. Mackworth và các nhà nhiên cứu sau này cũng nhận thấy sự giảm dần hoạt động có thể giảm theo nhiều cách khác nhau: GIẢM SỰ GIẢM DẦN HOẠT ĐỘNG TÁC NHÂN ẢNH HƯỞNG GIẢM DẦN GIẢM DO * Yếu tố nhiệm vụ Cường độ tín hiệu Tín hiệu rõ hơn Thời gian kéo dài tín hiệu Tín hiệu dài hơn Xác suất không gian Tín hiệu gần tâm điểm thể hiện * Yếu tố cá nhân Phản hồi về hoạt động Mọi phản hồi bất kỳ, đúng hay sai Thuốc kích thích (amphetamine) Liều trung bình Điểm số nhân cách Eysenck Nội quan cao * Yếu tố tình huống Tiếng ồn môi trường Môi trường xã hội Xáo trộn trung bình (như điện thoại) Hiện diện của người khác (nhất là cấp trên) Những tác nhân ảnh hưởng trên được gọi là đánh thức. Nếu con người tỉnh táo theo cách này có thể ít phạm sai lầm hơn nhưng trong trường hợp họ đánh thức kém hơn – có thể do buồn ngủ hay mệt mỏi – thì dễ phạm sai lầm. Những nghiên cứu duy trì sự chú ý hay cảnh giác của Mackworth được tiến hành trong những năm chiến tranh và sau này, chúng có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động quân sự và đã mở ra một chủ đề mới trong nghiên cứu tâm lý học [26, tr.65]. * Các nghiên cứu của Broadbent, Triesman, Deutsch, Norman,… đưa ra mô hình lý thuyết bộ lọc. Công trình của Broadbent nghiên cứu con người chú ý đến nhiều kích thích cùng lúc. Broadbent nghiên cứu chú ý chọn lọc là công việc tách – phân. Thực nghiệm của Broadbent yêu cầu người tham gia nghiên cứu nghe hai loại thông tin khác nhau, sử dụng phone, công việc tách – phân, thông tin liên quan là các đôi chữ số, hoặc chữ hoặc con số, nghe cùng lúc. Nghĩa là tai phải nghe một đôi chữ số, tai trái nghe đôi chữ số khác, và yêu cầu những người tham gia đọc lớn thông tin mình nghe được nhưng không yêu cầu họ tập trung nghe tai bên này hay bên kia. Kết quả cho thấy những người tham gia thường nhớ lại tập hợp chỉ nghe ở một tai [26, tr.67]. Phát triển các lý thuyết trước đó, Deutsch đế xuất mô hình chú ý chọn lọc thích hợp (1963) và được Norman xem lại và phát triển (1976). Theo mô hình này, tất cả các thông tin đến đều được phân tích về ngữ nghĩa và đánh giá chúng liệu có thích hợp hay không, thông tin không liên quan được lọc bỏ tiếp theo sau [26, tr.68-69]. * Kahnemann (1973) xây dựng mô hình năng lực hạn chế chú ý. Theo Kahnemann, cơ chế nhận thức nằm trong chú ý bao gồm bộ xử lý trung tâm phân phối tiềm năng tinh thần của chúng ta cho công việc hiện có. Nhiều yêu cầu đang được thực hiện, bộ xử lý quyết định nên dành tiềm năng nào cho một công việc cụ thể và trạng thái sinh lý của chúng ta sẽ ảnh hưởng đến “nghị lực tinh thần” chúng ta đang có. Vì thế, khi mệt mỏi và cảm xúc căng thẳng, “nghị lực tinh thần” sẽ kém hơn lúc chúng ta tỉnh táo, nghỉ ngơi. Kahnemann đề xuất chính sách phân phối của bộ xử lý trung tâm – nói cách khác, những gì quyết định nên dành sự chú ý – chịu ảnh hưởng của ba tập hợp yếu tố chính: + Tập hợp yếu tố thứ nhất: năng lực chúng ta hiện có, liên kết mật thiết với đánh giá nhiệm vụ đang xem xét phải cần đến nỗ lực tinh thần nhiều đến mức nào. + Tập hợp yếu tố thứ hai là do hành động kéo dài chẳng hạn như nhân cách, thói quen hay mục đích dài hạn. + Tập hợp yếu tố thứ ba là dự định nhất thời: thích hợp trước mắt với kích thích, tâm trạng, bối cảnh, v.v. Ba loại yếu tố này phối hợp với nhau để quyết định bộ xử lý trung tâm sẽ chú ý đến điều gì [26, tr.70-71]. * Eysenck (1982) nghiên cứu về các mối quan hệ giữa sự chú ý và kích thích, ông đã đưa ra kết luận: có hai loại kích thích sự chú ý: + Hệ thống thụ động, nó có thể tăng hoặc giảm mức độ tổng thể của sự chú ý. + Hệ thống đền bù, cụ thể cho phép sự chú ý tập trung được vào một số nhiệm vụ hoặc kích thích của môi trường. * Nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ E.Titchener đã thực hiện một chương trình thử nghiệm rộng rãi về chú ý. Một trong những nghiên cứu đã kết luận: trong hai sự kiện đồng thời diễn ra, một sự chú ý đã được xuất hiện hướng đến đối tượng này sớm hơn so với cái khác. E.Titchener viết rằng, một trong những đặc điểm đặc trưng trong đời sống tinh thần của chúng ta là việc, ở dưới một lượng lớn những ấn tượng luôn mới mẻ, chúng ta lưu ý và chỉ thấy một phần nhỏ nhất của chúng. Chỉ có phần đó được tách ra bởi chú ý của chúng ta và hiện diện dưới dạng các hình ảnh, được cố định bởi trí nhớ và trở thành nội dung của tư duy. Theo ông từ “chú ý” tương tự từ “cảm giác” được sử dụng trong lịch sử tâm lý để biểu thị rất nhiều quá trình khác nhau. Nó được nhìn nhận như khả năng tập trung nhận thức, như hình thức đặc biệt của hoạt động tinh thần, như sự nỗ lực mà ai đó bỏ ra và cuối cùng là tổng thể của các cảm giác * Neisser (1976) đưa ra thuyết nhận thức, xem chú ý như là một hoạt động có kỹ năng, không có hạn chế bất kể chúng ta chú ý nhiều đến mức nào. Theo Neisser, nguồn thông tin phong phú, tác động đến mọi giác quan và chúng ta hiểu thông tin theo cách có ích nhất với chúng ta. Con người không phải tiếp nhận thông tin thụ động mà có sự lựa chọn thông tin trên cơ sở tình huống trực tiếp và dự đoán về những gì chắc chắn thích hợp với mình, chọn điều mình chú ý tới hạn mục không tin liên quan với hoạt động này hơn hoạt động khác [25, tr.74]. * Trong tâm lý học Xô Viết, vấn đề chú ý được sự quan tâm rất nhiều từ phía các nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tâm lý học và tâm lý học sư phạm. Một số nhà tâm lý học khi nghiên cứu lý thuyết chú ý đã nhấn mạnh vai trò của nó trong hoạt động của con người. Một số khác nghiên cứu chú ý từ góc độ cơ chế sinh lý của nó. Và cuối cùng, một số lượng lớn các tác phẩm đã đi sâu bàn về các điều kiện và quy luật giác dục chú ý. * Ivan Parlov (1849 – 1936): người đã ghi nhận được sự chú ý trong vai trò kích hoạt phản xạ có điều kiện, cơ sở của chú ý là do hoạt động của chính bản thân các trung khu thần kinh và nhờ đó các quá trình tâm lý được tiến hành có kèm theo sự chú ý. I.P. Parlov nhận định, “Nếu như có thể nhìn thấy xuyên qua xương sọ và nếu như các điểm trong vỏ bán cầu đại não đang hưng phấn tối ưu sẽ chiếu sáng lên thì ta có thể thấy người đang suy nghĩ một cách có ý thức một điểm sáng luôn luôn thay đổi về hình dáng và độ lớn với đường nét không ngay thẳng và luôn chuyển dịch trong các vỏ bán cầu đại não đó, điểm sáng ấy bị bao phủ bởi bóng tối đen hơn trong toàn bộ phần vỏ não còn lại” [30, tr.297-298]. * A.A. Ukhơtômxki đưa ra nguyên tắc tính trội [30, tr.297] để lý giải về trạng thái chú ý của con người. Theo nguyên tắc đó vào mỗi lúc thời điểm nhất định trong vỏ bán cầu đại não có một vùng (một ổ) mang tính hưng phấn cao và chi phối (chiếm ưu thế trội hơn) các phần còn lại trong vỏ não. * Nhà tâm lý học R.X.Nhemox đã đưa ra quan điểm của ông về chú ý, đó là một quá trình chọn lọc không chủ định hoặc có chủ định một thông tin tác động vào ta qua các cơ quan cảm giác, mà bỏ qua các thông tin khác * N.Ph.Đabrunhin khi nghiên cứu về bản chất của chú ý đã đề cập đến vấn đề giá trị của nó, ông viết “chú ý – sự định hướng hoạt động tâm lý và sự tập trung nó vào đối tượng có ý nghĩa nhất định đối với cá nhân”. Sau ông, các tác giả I.V.Poliacop, L.XKhalacopxki cũng nhấn mạnh rằng tính chất đặc thù của chú ý là việc tách được cái chính trong khách thể, cái có ý nghĩa với hoạt động của con người. * A.V.Daparogiet và các đồng sự đã thực hiện một số lượng lớn những thực nghiệm về hoạt động định hướng để chứng minh lý thuyết “chú ý là hoạt động định hướng ban đầu”, được đề xướng từ lý thuyết “phản xạ định hướng và hoạt động khảo sát định hướng” của I.P.Pavlop. * Các nghiên cứu về chú ý thông qua các hình ảnh hoạt động của bộ não được phát triển mạnh mẽ. Nhà tâm lý học Michael I.Posner – được coi là người tiên phong trong việc nghiên cứu hình ảnh não của sự chú ý lựa chọn. * Công trình của Stroh (1971) nghiên cứu đến việc đo nhịp sóng alpha trong các mẫu điện não đồ do con người thể hiện trong khi làm công việc cảnh giác đã để lại những kết quả rõ nét về mối quan hệ mật thiết giữa sự chú ý chủ động của chủ thể đối với các kích thích. Phân tích dữ liệu nghiên cứu, Stroh nhận thấy có thể phân loại phản ứng với công việc thành 3 nhóm: + Nhóm các nhà tham gia nghiên cứu thực hiện theo dự đoán: nếu họ thể hiện hoạt động alpha cao thì có thể bỏ sót tín hiệu kế tiếp. + Nhóm không thể hiện sự khác nhau trong phản ứng đối với các tín hiệu báo trước bằng hoạt động alpha và không có phản ứng đối với các tín hiệu. + Nhóm các nhà tham gia nghiên cứu thứ ba thể hiện sự ngược lại: mức hoạt động alpha cao hơn và chúng chính xác hơn. Kết quả khảo sát chi tiết của Stroh chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa hoạt động với hoạt động não bộ, giữa lứa tuổi, tính cách cá nhân với mức độ phản ứng đối với các tín hiệu tác động. Tiếp cận nghiên cứu về hình ảnh não trong khi chú ý tiếp tục được quan tâm nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã sử dụng những thành tựu mới nhất về não khoa và qua đó nhiều kết luận được đưa ra với những bằng chứng ngày càng rõ ràng, dễ kiểm định và đánh giá. * Hiện nay, tâm lý học xem xét sự chú ý đối với một nền tảng của “phản xạ định hướng” hay “quy trình trước chú ý” có tương quan vật lý bao gồm các thay đổi về tiềm năng điện áp của vỏ não và trong hoạt động điện của da, tăng lưu lượng máu não, giãn nở đồng tử và cơ bắp căng ra. Tóm lại: Các lý thuyết nghiên cứu về chú ý, cơ sở sinh lý, nguồn gốc và các tác động đến mức độ chú ý,… đã lý giải về hiện tượng tâm lý chú ý như các hiện tượng tâm lý khác trong tâm lý học. Dù theo nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng cũng để lại những giá trị về mặt khoa học cũng như chỉ ra các cách thức tác động để duy trì trạng thái chú ý trong nhiều dạng thức hoạt động khác nhau của con người. Các nghiên cứu thực tiễn chỉ ra mối quan hệ của tác động ngoại cảnh đến sự chú ý, khả năng duy trì, phân phối,… chú ý. Trong đó, phải kể tới: * Nghiên cứu của Ellen Lager tiến hành tại trường đại học Harvard và chọn các học viên không quân ROTC làm các đối tượng thí nghiệm về mối liên hệ và sự tác động của hoàn cảnh đối với các hoạt động tâm lý của con người trong đó có sự thay đổi về các mức độ chú ý ở họ. Kết quả cho thấy khi người học viên đưa vào hoàn cảnh như đang thực hiện nhiệm vụ bay thì thị lực của họ nâng cao hơn so với lần kiểm tra thị lực lần đầu; còn trong trường hợp thiết bị mô phỏng như tình hống bay thật không hoạt động, các học viên không được coi là các phi công thì không ai trong số họ cải thiện được kết quả của bài kiểm tra thị lực [48]. * Công trình của Reason (1979) nghiên cứu về sự sai sót trí nhớ bất kỳ bằng việc sử dụng phương pháp nhật ký. Từ dữ liệu thu thập ở nhật ký này, Reason có thể rút ra một số kết luận chung về sơ suất hàng ngày, trong đó yếu tố không chú ý là một trong những nguyên nhân thường xuyên, “sai sót thường xảy ra khi sự chú ý của một người bị một vấn đề khác chi phối - hoặc bên trong chẳng hạn họ đang lo lắng một điều gì đó, hay từ bên ngoài chẳng hạn nếu họ bị tiếng động đột ngột làm xao nhãng” [26, tr.114]. * Nhóm nghiên cứu của Trường Y Dunedin (Đại học Otago - New Zealand) đã theo dõi 1.037 trẻ em từ khi chúng 5 tuổi cho đến khi lên 15 tuổi. Nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa việc trẻ em xem tivi nhiều với việc sẽ khó tập trung chú ý vào việc học trong lớp của trẻ em. Nghiên cứu đã đưa ra khuyến cáo thời gian của trẻ dành cho việc xem tivi ngày càng nhiều hơn thậm chí ở lứa tuổi 13-15 chúng xem đến hơn ba giờ, lấy mất mất đi phần thời gian dành cho những hoạt động có thể giúp tăng kỹ năng tập trung vào vấn đề như đọc sách hoặc chơi các trò chơi vận động của trẻ em. * Daniel Gilbert và Matthew Killingsworth – hai chuyên gia nghiên cứu về hạnh phúc của trường Harvard – tiến hành nghiên cứu với khoảng 2.200 người bằng việc sử dụng iPhone để liên lạc, và nhận được gần 250.000 câu trả lời từ họ, trong đó họ miêu tả về cảm giác và hoạt động mình đang làm ngay tại thời điểm được nhóm nghiên cứu liên lạc. Một trong những kết quả nghiên cứu quan trọng là gần một nửa dân số nghiên cứu khi đó đang “lãng đãng”, tức là họ không tập trung vào việc mình đang làm. Sự thiếu tập trung như vậy không những khiến chúng ta không cảm thấy hạnh phúc, mà còn dẫn tới một loạt những sai lầm, lãng phí về thời gian, giao tiếp kém hiệu quả, hiểu lầm nhau, năng suất lao động giảm, và tổn thất thu nhập. * Nghiên cứu của Florian Koppelstatter (Áo) kế tục các nghiên cứu đã được chứng minh trước đó về vai trò của cafein đối với việc cải thiện trí nhớ và khả năng suy luận. Ông đã theo dõi những người tiêu thụ 100mg cafein (sau 12 giờ không dùng coffee) bằng việc quan sát não bộ của họ qua kỹ thuật chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI). Kết quả cho thấy: việc dùng coffee làm tăng hoạt động của thuỳ trán là khu vực não liên quan đến việc ghi nhớ và hoạt động của vùng cingulum trước là khu vực não kiểm soạt sự tập trung. Từ đó, Koppelstatter kết luận rằng, cafein làm tăng hoạt động thần kinh ở những khu vực riêng biệt trong bộ não, những thay đổi hoạt động này cũng tương ứng với những thay đổi hành vi được quan sát ở những người tham gia. Nói khái quát cafein làm tăng mức độ chăm chú và khả năng tập trung và ghi nhớ. Tuy nhiên, cafein có thể gây những tác dụng phụ tiềm tàng như tim đạp mạnh, nghiện, mất ngủ, run rẩy, buồn nôn…
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan