Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục quản lý quá trình dạy học tại trường trung họ...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục quản lý quá trình dạy học tại trường trung học phổ thông xuân huy tỉnh tuyên quang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

.DOCX
127
337
86

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC LƢƠNG VIỆT ĐỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2017  ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC LƢƠNG VIỆT ĐỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60 14 01 14 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN HÀ NỘI - 2017  i LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu cùng toàn thể các cán bộ, giảng viên Trƣờng Đại học Giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình hƣớng dẫn, đóng góp ý kiến, tạo mọi điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Bích Liên, ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn khoa học đã ân cần chỉ bảo và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tác giả cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Sở GD&ĐT tỉnh Tuyên Quang, UBND huyện Yên Sơn, Ban giám hiệu, giáo viên và học sinh các trƣờng THPT trong huyện Yên Sơn đã cung cấp số liệu, tham gia trả lời phiếu khảo sát và trƣng cầu ý kiến, trả lời phỏng vấn giúp đỡ tác giả để hoàn thành luận văn này. Tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, khích lệ, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, mong các thầy giáo, cô giáo và các bạn quan tâm góp ý để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2017 Tác giả Lƣơng Việt Đức  ii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT CBQL Cán bộ quản lý CNH-HĐH Công nghiệp hoá-hiện đại hoá CSVC Cơ sở vật chất GD&ĐT Giáo dụcvà Đào tạo GV Giáo viên HĐDH Hoạt động dạy học HĐND Hội đồng nhân dân HS Học sinh KTĐG Kiểm tra đánh giá NXB Nhà xuất bản PPDH Phƣơng pháp dạy học QLGD Quản lý giáo dục SGK Sách giáo khoa TBDH Thiết bị dạy học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân  iii MỤC LỤC Lời cảm ơn ......................................................................................................... i Danh mục các cụm từ viết tắt ............................................................................ ii Danh mục các bảng, sơ đồ ............................................................................... vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .................................................................................... 5 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................. 5 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu ......................................... 8 1.2.1. Quản lý ............................................................................................ 8 1.2.2. Hoạt động dạy học ........................................................................ 10 1.2.3. Quản lý hoạt động dạy học ........................................................... 11 1.3. Hoạt động dạy học ở trƣờng trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay .......................................................................................................... 13 1.3.1. Mục tiêu dạy học ........................................................................... 13 1.3.2. Nội dung dạy học .......................................................................... 13 1.3.3. Phƣơng pháp dạy học .................................................................... 13 1.3.4. Hoạt động học của học sinh .......................................................... 14 1.3.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả học của học sinh ................................ 14 1.4. Quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng trung học phổ thông................ 14 1.4.1. Phân cấp quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng trung học phổ thông ..... 14 1.4.2. Nội dung quản lý dạy học ở trƣờng trung học phổ thông ............. 15 1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động dạy học ....................... 25 1.5.1. Yếu tố khách quan ......................................................................... 25 1.5.2. Yếu tố chủ quan ............................................................................ 26 Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 28 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .......... 29 2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu .......................................................... 29 2.1.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội huyện Yên Sơn ..................................... 29 2.1.2. Đặc điểm về giáo dục trung học phổ thông huyện Yên Sơn ........ 30 2.2. Giới thiệu quá trình khảo sát thực trạng ............................................. 33 2.2.1. Mục đích khảo sát ......................................................................... 33 2.2.2. Đối tƣợng khảo sát ........................................................................ 33 2.2.3. Nội dung khảo sát ......................................................................... 33 2.2.4. Phƣơng pháp khảo sát ................................................................... 33 2.2.5. Thang đánh giá kết quả khảo sát ................................................... 34 2.3. Thực trạng hoạt động dạy học tại các trƣờng trung học phổ thông huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay ........ 34 2.3.1. Thực trạng mục tiêu dạy học......................................................... 34 2.3.2. Thực trạng nội dung dạy học ........................................................ 35 2.3.3. Thực trạng phƣơng pháp dạy học ................................................. 36 2.3.4. Thực trạng hoạt động dạy của giáo viên ....................................... 37 2.3.5. Thực trạng hoạt động học của học sinh ........................................ 44 2.3.6. Thực trạng hình thức tổ chức dạy học .......................................... 45 2.3.7. Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả dạy học .............................. 46 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại trƣờng trung học phổ thông huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay ........... 48 2.4.1. Quản lý thực hiện mục tiêu dạy học của giáo viên ....................... 48 2.4.2. Quản lý nội dung dạy học của giáo viên ....................................... 49 2.4.3. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên ............................................ 50 2.4.4. Quản lý hoạt động học của học sinh ............................................. 58 2.4.5. Quản lý cơ sở vật chất, phƣơng tiện dạy học ................................ 60 2.4.6. Quản lý kiểm tra đánh giá trong dạy học ...................................... 62 2.5. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học tại các trƣờng trung học phổ thông huyện Yên Sơn .......... 64 2.5.1. Những ƣu điểm ............................................................................. 64 2.5.2. Những hạn chế .............................................................................. 65 2.5.3. Nguyên nhân của những ƣu điểm và hạn chế ............................... 66 Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 68 CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ..................................... 69 3.1. Định hƣớng đổi mới giáo dục theo tinh thần nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ƣơng và các nguyên tắc chọn lựa biện pháp vận dụng ......................................................................................................... 69 3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống .................................................................. 69 3.1.2. Đảm bảo tính hiệu quả .................................................................. 70 3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn .................................................................. 70 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại trƣờng trung học phổ thông huyện Yên Sơn............................................................................. 71 3.2.1. Kế hoạch hoá chƣơng trình giảng dạy theo yêu cầu của Bộ và tính phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của nhà trƣờng ........... 71 3.2.2. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên ........................................ 73 3.2.3. Chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học đối với đội ngũ giáo viên ...... 77 3.2.4. Tăng cƣờng quản lý hoạt động học và nâng cao khả năng tự học của học sinh ...................................................................................... 79 3.2.5. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn .............................................................................................. 81 3.2.6. Tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học một cách thƣờng xuyên ........................................................................................... 83 3.2.7. Tăng cƣờng cung ứng và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị phƣơng tiện trong DH ................................................................. 86 3.2.8. Xây dựng môi trƣờng thuận lợi cho việc dạy học và phối hợp các lực lƣợng trong và ngoài trƣờng để nâng cao chất lƣợng dạy học ... 89 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................... 92 3.4. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý ... 92 Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 95 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 100 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 103  vi DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng 2.1. Thống kê trình độ đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý 4 trƣờng ............... 30 Bảng 2.2. Số trƣờng, lớp, cán bộ giáo viên, học sinh THPT trên địa bàn huyện Yên Sơn (năm học 2016 - 2017) .............................................. 31 Bảng 2.3. Thực hiện mục tiêu dạy học của giáo viên ......................................... 34 Bảng 2.4. Thực hiện đảm bảo nội dung dạy học của giáo viên .......................... 35 Bảng 2.5. Thực trạng sử dụng các phƣơng pháp dạy học ................................... 36 Bảng 2.6. Ý kiến đánh giá của GV về mức độ thực hiện hoạt động giảng dạy .............. 37 Bảng 2.7. Ý kiến của HS đánh giá về mức độ thực hiện hoạt động giảng dạy của GV ................................................................................................. 40 Bảng 2.8. Thực trạng hoạt động học của HS ....................................................... 44 Bảng 2.9. Hình thức tổ chức dạy học của giáo viên ............................................ 45 Bảng 2.10. Thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS .............. 46 Bảng 2.11. Quản lý thực hiện mục tiêu dạy học của GV ............................................ 48 Bảng 2.12. Quản lý thực hiện mục tiêu dạy học của GV ............................................ 49 Bảng 2.13. Thực trạng quản lý thực hiện kế hoạch dạy học ........................................ 50 Bảng 2.14. Quản lý chƣơng trình dạy học ............................................................. 52 Bảng 2.15. Quản lý việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp của GV ................................. 54 Bảng 2.16. Quản lý việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp của GV ................................. 55 Bảng 2.17. Quản lý việc lên lớp của GV ............................................................... 57 Bảng 2.18. Quản lý hoạt động học của HS ........................................................... 59 Bảng 2.19. Quản lí cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ HĐDH .......................... 61 Bảng 2.20. Thực trạng việc sử dụng cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ HĐDH .... 61 Bảng 2.21. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS .... 63 Bảng 3.1. Tổng hợp ý kiến của chuyên viên, CBQL, và GV về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp của việc thực hiện các biện pháp QL dạy học tại THPT huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang ........ 93 Sơ đồ 1.1. Cấu trúc hệ thống quản lý đƣợc đặt trong môi trƣờng quản lý ........... 10 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bƣớc sang thế kỷ XXI, khoa học – công nghệ tiếp tục có những bƣớc phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là công nghệ thông tin, đƣa loài ngƣời từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những biến đổi sâu sắc và nhanh chóng, do đó Giáo dục và Đào tạo nhằm mục tiêu phát triển con ngƣời một cách toàn diện và bền vững. Để đạt đƣợc điều đó, giáo dục phổ thông đóng vai trò nền tảng, tạo tiền đề cơ sở cho đào tạo sau này. Đại hội XI của Đảng xác định "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội" Cùng với quá trình phát triển của đất nƣớc, chất lƣợng Giáo dục và Đào tạo nói chung cũng đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định. Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức của học sinh và giáo viên đƣợc nâng cao, chất lƣợng giáo dục đại học đƣợc nâng lên, đào tạo đƣợc đông đảo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, đóng góp to lớn vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nƣớc và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên Giáo dục chúng ta còn lạc hậu và chậm đƣợc đổi mới, thích ứng với sự tiến bộ nhanh của khoa học và công nghệ. Điều này dẫn đến hệ quả là chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực hạn chế, thách thức trên con đƣờng hội nhập lớn hơn. Để khắc phục tình trạng trên, nhất là hiện nay cả nƣớc bắt đầu thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, đổi mới giáo dục là vấn đề cấp thiết nhất hiện nay. Đổi mới giáo dục trên tất cả các mặt nhƣ: về tƣ duy, quan niệm, về mục tiêu đào tạo, về nội dung chƣơng trình, về phƣơng pháp giảng dạy, trong đó đổi mới công tác quản lý giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng.  2 Dạy học là hoạt động trung tâm trong nhà trƣờng, đội ngũ giáo viên là lực lƣợng quyết định chất lƣợng dạy học. Quản lý hoạt động giảng dạy là nhiệm vụ cơ bản của BGH, nhằm duy trì, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục của nhà trƣờng. Công tác quản lý HĐDH tại các trƣờng THPT huyện Yên Sơn trong những năm qua đã có những cải tiến đáng kể, chất lƣợng dạy học chuyển biến theo chiều hƣớng tích cực. Song trƣớc yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lƣợng giáo dục, công tác quản lý HĐDH của CBQL trƣờng THPT cũng bộc lộ những hạn chế và chƣa ngang tầm, chất lƣợng dạy học giữa các trƣờng có sự chênh lệch lớn. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng công tác quản lý HĐDH tại các trƣờng THPT huyện Yên Sơn, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học trong nhà trƣờng là vấn đề cấp thiết hiện nay. Xuất phát từ thực tế nêu trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động dạy học tại các trƣờng trung học phổ thông huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang”. 2. Mục đích nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay Đề tài nghiên cứu đề xuất một số biện pháp quản lý HĐDH nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học của các trƣờng THPT huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay - Đối tƣợng nghên cứu trong giai đoạn hiện nay: Quản lý hoạt động dạy học tại các trƣờng THPT huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang - Khách thể nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay: Hoạt động dạy học tại các trƣờng THPT huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. 4. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi đƣợc đặt ra cho nghiên cứu của tôi đó là: Thực trạng hoạt động dạy học tại các trƣờng THPT huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang ? Và thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại các trƣờng THPT huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang ? Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học tại các trƣờng THPT huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang? 5. Giả thuyết khoa học Công tác quản lý HĐDH ở các trƣờng THPT ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang trong thời gian qua đã thu đƣợc một số kết quả nhất định, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học ở các nhà trƣờng, nâng cao chất lƣợng giáo dục của ngành Giáo  3 dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều hạn chế, hiệu quả chƣa cao do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân thuộc CBQL. Nếu đề xuất đƣợc các biện pháp phù hợp để quản lý HĐDH và thực hiện chúng một cách đồng bộ, triệt để thì chất lƣợng dạy học ở các trƣờng THPT huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang sẽ đƣợc nâng cao, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Giáo dục và Đào tạo của huyện, tỉnh và cả nƣớc. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý HĐDH ở trƣờng THPT. - Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý HĐDH trong các trƣờng THPT huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. - Đề xuất biện pháp quản lý HĐDH của CBQL các trƣờng THPT huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. 7. Giới hạn nghiên cứu 7.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu Đề tài chỉ nghiên cứu các biện pháp quản lý HĐDH của CBQL trƣờng THPT đối với HĐDH của giáo viên. 7.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu các trƣờng THPT của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang từ năm 2015 đến năm 2016. 7.3. Giới hạn về khách thể điều tra: Hiệu trƣởng, Phó hiệu trƣởng, giáo viên đang công tác tại các trƣờng THPT của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang: - 11 cán bộ quản lí trong đó có 4 hiệu trƣởng, 7 phó hiệu trƣởng của 4 trƣờng THPT ( Xuân Huy; Xuân Vân; Tháng 10; Trung Sơn) trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. - 112 CBGV, 336 HS thuộc 4 trƣờng THPT trên địa bàn huyện Yên Sơn. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phân tích các nội dung trong các văn bản về chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về Giáo dục và Đào tạo, các văn bản của ngành Giáo dục và Đào tạo liên quan tới đề tài.  4 - Phân tích các nội dung ở tài liệu khoa học về QL, QLGD và quản lý trƣờng học có liên quan tới đề tài. - Nghiên cứu các nội dung trong sách báo, tạp chí có liên quan đến đề tài. 8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 8.2.1. Phương pháp điều tra khảo sát bằng phiếu - Thu thập các tài liệu thực tế, tìm hiểu các đặc trƣng, tính chất của vấn đề. - Sử dụng hệ thống câu hỏi đối với CBQL, GV các trƣờng nghiên cứu để thu thập số liệu, đánh giá thực trạng. 8.2.2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động Nghiên cứu các kế hoạch của nhà trƣờng, các tài liệu, các loại báo cáo sơ kết, tổng kết, báo cáo chuyên đề, các loại số liệu… để nhận định, đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động dạy học. Phân tích đƣợc nguyên nhân để đề ra đƣợc biện pháp phù hợp. 8.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Nghiên cứu và tổng kết thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục mà các biện pháp của nó mang lại giá trị thực tiễn và lý luận để phổ biến. 8.2.4. Phương pháp khảo nghiệm tính hợp lý và khả thi của các biện pháp Sử dụng hệ thống câu hỏi các biện pháp đề xuất với cán bộ quản lý, giáo viên để tìm ra tính cần thiết và khả thi của các biện pháp. 8.3. Phương pháp sử dụng toán thống kê Dùng phƣơng pháp toán thống kê để xử lý số liệu điều tra. 9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lý luận: Hệ thống các tri thức về DH, HĐDH, quản lý HĐDH và xác định biện pháp quản lý HĐDH. Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý HĐDH, nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học tại các trƣờng THPT huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. 10. Cấu trúc của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn đƣợc trình bày trong ba chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng THPT Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại các trƣờng THPT huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang  5 Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại các trƣờng THPT huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Thế giới của chúng ta hiện nay đang phát triển mạnh mẽ với xu thế toàn cầu hoá, khoa học – công nghệ tiếp tục có những bƣớc phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là công nghệ thông tin, đƣa loài ngƣời từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những biến đổi sâu sắc và nhanh chóng, do đó Giáo dục và Đào tạo cần phải nhằm mục tiêu phát triển con ngƣời một cách toàn diện và bền vững. Để đạt đƣợc điều đó, giáo dục phổ thông đóng vai trò nền tảng, tạo tiền đề cơ sở cho đào tạo sau này. Giáo dục là một khoa học, ngày càng đƣợc củng cố bằng hệ thống lý thuyết vững chắc và phát triển mạnh mẽ góp phần to lớn cho sự phát triển của xã hội. Những nhà triết học, giáo dục học thời cổ đại nhƣ Socrate (469-399 trƣớc CN); Platon (427-348 trƣớc CN); Aristote (348-322 trƣớc CN) đã lý giải vấn đề giáo dục và sự cần thiết của giáo dục ở phƣơng Tây. Ơ phƣơng đông, tƣ tƣởng giáo dục của khổng Tử (551-479 trƣớc CN) đã có những đóng góp quý báu vào kho tàng giáo dục của dân tộc Trung Hoa nói riêng và kho tàng giáo dục nhân loại nói chung. Thế kỷ thứ XVI-XVII xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu của nhà sƣ phạm Cộng hòa Sec( Tiệp khắc cũ)- Cômenxki (1592-1670). Ông đã đóng một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển lý luận và hoạt động giáo dục của nhân loại. Ông là ngƣời đầu tiên đã đƣa ra đƣợc một hệ thống các nguyên tắc trong dạy học mà đến nay hầu nhƣ các nguyên tắc đó về cơ bản vẫn có ý nghĩa trong hệ thống các nguyên tắc dạy học hiện đại. Giữa thế kỷ XIX, Chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời, cùng với sự phát triển của xã  6 hội, khoa học giáo dục đã có những biến đổi mạnh về lƣợng và chất. Học thuyết Mác - Lênin ra đời thực sự là kim chỉ nam cho hoạt động dạy học theo quy luật hình thành cá nhân con ngƣời. Các quy luật khẳng định vai trò của xã hội đối với sự phát triển của giáo dục trên các lĩnh vực thiết lập chính sách, phát triển nhân lực, đầu tƣ vật lực và xây dựng môi trƣờng giáo dục. Quá trình học tập của học sinh cũng diễn ra theo công thức nổi tiếng của V.I.Lênin: Từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng, từ tƣ duy trừu tƣợng đến thực tiễn, đó là con đƣờng biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhân thức hiện tƣợng khách quan. Trong mỗi thời kỳ lịch sử, các quốc gia đều mong muốn có một nền giáo dục phát triển, vì giáo dục là chìa khóa vàng mở cánh cửa tƣơng lai của mỗi quốc gia. Nên quốc gia nào cũng mong muốn chất lƣợng giáo dục ngày càng đƣợc nâng cao hơn nữa. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao chất lƣợng hoạt động dạy học, đây luôn là lĩnh vực cần đƣợc nghiên cứu ở mọi thời đại, mọi quốc gia. Khoa học quản lý giáo dục ở Việt Nam đƣợc hình thành và phát triển trƣớc hết phải nói đến tƣ tƣởng quan điểm giáo dục của chủ tịch Hồ Chí Minh (18901969). Từ phƣơng pháp tiếp cận mạnh dạn, đúng đắn, khoa học, thừa kế và phát triển học thuyết chủ nghĩa Mác-Lênin đồng thời bám sát thực tiễn cách mạng thế giới. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đã có những luận điểm sáng tạo góp phần phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin. Tƣ tƣởng của ngƣời coi giáo dục là một phƣơng tiện quan trọng để tuyên truyền quần chúng nhân dân giác ngộ làm cách mạng, đồng thời ngƣời cũng xem việc hƣớng đến một nền giáo dục tiến bộ là là một trong những quyền thiêng liêng của mọi ngƣời. Hồ Chí Minh đã để lại cho sự nghiệp giáo dục một kho tàng lý luận dạy học và quản lý dạy học. Trong thƣ gửi các cháu học sinh nhân ngày khai trƣờng năm 1945 Bác Hồ viết “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” [34, tr.25]. Thấm nhuần tƣ tƣởng của chủ tịch Hồ Chí Minh, và kế tục truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam, Đảng và nhân dân dân ta đã có những quan tâm đến giáo dục và việc nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI xác định: “ Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và  7 cộng nghệ là quốc sách hàng đầu, Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan