Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại việt na...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại việt nam

.PDF
89
879
115

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM --------------- DƢƠNG THỊ KIM LOAN PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.34.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HOÀNG CÔNG GIA KHÁNH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013 i LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những thông tin và nội dung nêu trong luận văn đều dựa trên nghiên cứu thực tế và hoàn toàn đúng với nguồn trích dẫn. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình. TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 09 năm 2013 Tác giả luận văn Dƣơng Thị Kim Loan ii LỜI CẢM ƠN  Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trƣờng. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy TS. Hoàng Công Gia Khánh, ngƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả Dƣơng Thị Kim Loan iii MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh mục các bảng biểu – hình vẽ LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỬA TIỀN VÀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ................................................................................... 3 1.1. Một số vấn đề cơ bản về rửa tiền ........................................................................... 3 1.1.1. Khái niệm về rửa tiền ...................................................................................... 3 1.1.2. Quy trình và các phƣơng thức rửa tiền ............................................................ 5 1.1.2.1. Quy trình rửa tiền ..................................................................................... 5 1.1.2.2. Các phương thức rửa tiền ......................................................................... 7 1.1.3. Ảnh hƣởng của rửa tiền đối với nền kinh tế .................................................. 13 1.1.3.1. Làm tăng tội phạm và tham nhũng ......................................................... 13 1.1.3.2. Những hậu quả đối với quốc tế và đầu tư nước ngoài ........................... 14 1.1.3.3. Làm suy yếu các tổ chức tài chính .......................................................... 14 1.1.3.4. Nền kinh tế và khu vực tư nhân bị tổn thương ........................................ 15 1.1.3.5. Làm mất sự kiểm soát của các chính sách kinh tế .................................. 15 1.2. Hoạt động rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ...................................................... 16 1.2.1. Một số dấu hiệu nhận biết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ............................... 16 1.2.2. Điều kiện phát sinh rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ................................... 18 1.2.3. Các phƣơng thức phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ................ 19 1.3. Cơ sở pháp lý về phòng chống rửa tiền trên thế giới ......................................... 22 iv 1.3.1. Các khuyến nghị của FATF – Cơ quan đặc nhiệm tài chính ........................ 22 1.3.2. Các quy định của Ủy ban Basel .................................................................... 24 1.3.3. Các nguyên tắc phòng chống rửa tiền Wolfsberg ......................................... 25 1.4. Hệ thống phòng chống rửa tiền của một số nƣớc trên thế giới ......................... 25 1.4.1. Phòng, chống rửa tiền tại Mỹ ........................................................................ 25 1.4.2. Phòng, chống rửa tiền tại Anh ....................................................................... 27 1.4.3. Phòng, chống rửa tiền tại một số nƣớc khác ................................................. 29 1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .............................................................. 29 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1............................................................................................... 30 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA ............................................. 31 2.1. Cơ sở pháp lý về phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam ....................................... 31 2.1.1. Các văn bản pháp quy về phòng, chống rửa tiền .......................................... 31 2.1.2. Thành lập cơ quan chuyên trách về phòng chống rửa tiền ............................ 32 2.2. Thực trạng phòng, chống rửa tiền ở các NHTM Việt Nam .............................. 34 2.2.1. Các phƣơng thức, thủ đoạn rửa tiền chủ yếu qua ngân hàng gần đây........... 34 2.2.1.1. Các trường hợp nghi ngờ rửa tiền đã phát hiện trong thời gian qua ..... 34 2.2.1.2. Các biểu hiện rửa tiền qua hệ thống NHTM Việt Nam .......................... 37 2.2.1.3. Các phương thức, thủ đoạn rửa tiền chủ yếu qua hệ thống ngân hàng gần đây ................................................................................................................. 38 2.2.2. Nhận thức của các ngân hàng trong công tác phòng chống rửa tiền ............. 42 2.2.3. Các biện pháp phòng chống rửa tiền chủ yếu đƣợc áp dụng tại các ngân hàng ......................................................................................................................... 43 2.3. Đánh giá kết quả công tác phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng..... 46 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc trong thời gian qua ................................................ 46 v 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế .................................................................................. 47 2.3.2.1. Hành lang pháp lý ................................................................................... 48 2.3.2.2. Các công cụ được sử dụng phòng, chống rửa tiền qua hệ thống tài chính ..................................................................................................................... 49 2.3.2.3. Cơ chế thanh tra, kiểm tra và quản lý, giám sát .................................... 51 2.3.2.4. Một số hạn chế khác ............................................................................... 52 2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại ...................................................................... 53 2.3.3.1. Do khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện .................................................. 53 2.3.3.2. Do chính sách của các NHTM ................................................................ 54 2.3.3.3. Do nền kinh tế Việt Nam còn sử dụng tiền mặt là phổ biến ................... 55 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2............................................................................................... 56 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM ............................................................ 57 3.1. Dự báo tình hình rửa tiền trong thời gian tới và định hƣớng phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ................................................................................ 57 3.1.1. Dự báo tình hình rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam ...................... 57 3.1.1.1. Dự báo tình hình quốc tế......................................................................... 57 3.1.1.2. Dự báo tình hình Việt Nam ..................................................................... 57 3.1.2. Định hƣớng phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam........ 59 3.2. Các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ...................................................................................................................... 60 3.2.1. Nhóm giải pháp đối với Nhà nƣớc ................................................................ 60 3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp................................................................ 60 3.2.1.2. Hạn chế thanh toán tiền mặt ................................................................... 61 3.2.1.3. Tăng cường công tác phòng, chống các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm tham nhũng ................................................................................................. 63 vi 3.2.2. Nhóm giải pháp đối với NHNN .................................................................... 64 3.2.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rửa tiền ................... 64 3.2.2.2. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác phòng, chống rửa tiền .................................................................................... 65 3.2.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các NHTM ............. 65 3.2.2.4. Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong nước và quốc tế về phòng, chống rửa tiền...................................................................................... 67 3.2.3 Nhóm giải pháp đối với các NHTM ............................................................... 68 3.2.3.1. Xây dựng quy định nội bộ và thành lập bộ phận chuyên trách về phòng, chống rửa tiền .......................................................................................... 68 3.2.3.2. Xây dựng chính sách nhận biết khách hàng ........................................... 69 3.2.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin, thiết lập phần mềm phòng, chống rửa tiền ........................................................................................................................ 73 3.2.3.4. Đào tạo nguồn nhân lực trong công tác phòng, chống rửa tiền ............ 75 3.2.3.5. Một số giải pháp khác ............................................................................. 76 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3............................................................................................... 77 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 78 Tài liệu tham khảo vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt NHNN : Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM : Ngân hàng thƣơng mại Tiếng Anh ADB : The Asian Development Bank (Ngân hàng Phát triển Châu Á) APG : The Asia Pacific Group (Nhóm Châu Á – Thái Bình Dƣơng về chống rửa tiền) AMLC : Anti- Money Laundering Council AMLO : Anti- Money Laundering Office (Cơ quan chuyên trách chống rửa tiền) BSA : Bank Secrecy Act (Luật bí mật ngân hàng) FATF : Financial Action Task Force (Tổ chức Lực lƣợng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền) IMF : International Monetary Fund (Quỹ tiền tệ quốc tế) WB : World Bank (Ngân hàng Thế giới) viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU – HÌNH VẼ PHẦN BẢNG Bảng 1.1: Phân loại các khách hàng có nghi vấn đến hoạt động rửa tiền ................... 21 Bảng 2.1: Số lƣợng báo cáo giao dịch đáng ngờ thống kê theo biểu hiện rửa tiền .... 37 Bảng 2.2: Số lƣợng báo cáo giao dịch đáng ngờ thống kê theo phƣơng thức rửa tiền41 Bảng 2.3: Kết quả tiếp nhận, phân tích báo cáo giao dịch đáng ngờ qua các năm ..... 47 PHẦN BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Danh sách 10 quốc gia nhận chuyển tiền lớn nhất thế giới 2012 ........... 40 Biểu đồ 2.2 : Tỷ lệ tiền mặt lƣu thông trong tổng phƣơng tiện thanh toán................. 56 PHẦN HÌNH Hình 1.1: Quy trình của hoạt động rửa tiền .................................................................. 7 Hình 1.2: Mô phỏng hoạt động của hệ thống chuyển tiền Hawala ............................. 11 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động rửa tiền đã và đang trở thành vấn nạn nghiêm trọng mang tính quốc tế, đƣợc cộng đồng thế giới quan tâm vì nó gây ra những hậu quả kinh tế - xã hội to lớn, ảnh hƣởng tới an ninh và uy tín quốc gia, làm suy yếu nền kinh tế, cũng nhƣ quá trình cải tổ nền kinh tế. Rửa tiền không chỉ giúp tội phạm che giấu đƣợc nguồn gốc của những khoản tiền bất hợp pháp mà còn tạo ra cơ sở cho chúng hƣởng thụ và sử dụng những đồng tiền này phục vụ cho những hoạt động tội phạm khác. Trong khi các trung tâm tiền tệ hàng đầu thế giới nỗ lực chống lại các hoạt động rửa tiền thì những tội phạm rửa tiền lại có thêm động cơ để chuyển hoạt động rửa tiền sang các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, vấn đề phòng, chống rửa tiền là một trong những vấn đề tƣơng đối mới mẻ. So với quốc tế, hệ thống luật pháp về phòng chống rửa tiền tại Việt Nam hiện nay vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và triển khai những bƣớc khởi đầu. Công tác phòng, chống rửa tiền tại các NHTM Việt Nam mới đƣợc chú ý trong vài năm gần đây và vẫn thiếu các công cụ, hệ thống cũng nhƣ nguồn lực cần thiết. Trong thời gian tới nếu chúng ta không có những giải pháp đúng đắn, nƣớc ta sẽ trở thành điểm đến của tội phạm rửa tiền, mà ngân hàng đƣợc coi nhƣ là công cụ để thực hiện hành vi đó. Vì vậy, vấn đề phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ở Việt Nam đang đƣợc đặt ra nhƣ một đòi hỏi búc xúc trong công tác quản lý hiện nay. Và đây cũng chính là lý do tác giả chọn đề tài “Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống lại những lý luận cơ bản về rửa tiền và những tác động của nó đến kinh tế xã hội. - Phân tích thực trạng về hoạt động rửa tiền tại Việt Nam đặc biệt qua hệ thống ngân hàng. 2 - Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống rửa tiền qua hệ thống NHTM Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: rửa tiền và công tác phòng, chống rửa tiền - Phạm vi nghiên cứu: hệ thống ngân hàng Việt Nam với các số liệu từ năm 2004 đến năm 2012. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn là sự kết hợp phƣơng pháp mô tả, phân tích, so sánh, thống kê lý thuyết, các văn bản, tài liệu, thực trạng hoạt động rửa tiền đã và đang diễn ra trên thế giới và Việt Nam. Từ đó đƣa ra giải pháp cho hoạt động phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan về rửa tiền và phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Chƣơng 2: Thực trạng phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam Chƣơng 3: Giải pháp phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỬA TIỀN VÀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 1.1. Một số vấn đề cơ bản về rửa tiền 1.1.1. Khái niệm về rửa tiền Trong đời sống kinh tế - xã hội hiện nay, “rửa tiền” không còn là một thuật ngữ mới mẻ ở các quốc gia. Khái niệm rửa tiền (money laundering) đã xuất hiện từ thế kỷ XVIII, trong những vụ án hình sự tại Hoa Kỳ. Sớm hơn, theo sử gia, khoảng hơn ba nghìn năm trƣớc, tại Trung Quốc đã có những hoạt động này của các thƣơng nhân nhằm tránh thuế của triều đình. Tuy nhiên, phải đến thế kỷ XIX, ngƣời ta mới chính thức nhắc đến “rửa tiền”, nhƣ là một hành vi phạm tội và chính thức bị coi là bất hợp pháp tại Mỹ từ năm 1986. Cùng với toàn cầu hóa, rửa tiền đã bùng nổ ở nhiều quốc gia, gây những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế - xã hội, đặc biệt ở các nƣớc đang phát triển hoặc các nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. Định nghĩa có tính pháp lý đầu tiên về rửa tiền đƣợc nhắc đến trong Công ƣớc của Liên hiệp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp ma túy và các chất hƣớng thần (Công ƣớc Viên năm 1988). Theo đó, rửa tiền là “Hành vi chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản khi biết rằng tài sản đó thu được từ buôn bán ma túy hoặc từ việc tham gia vào hoạt động phạm tội với mục đích che giấu nguồn gốc tài sản hoặc giúp người thực hiện các hành vi trên trốn tránh trách nhiệm pháp lý các hành vi của mình; Hành vi che dấu hoặc ngụy trang hình thái tự nhiên, nguồn gốc, địa điểm, việc định đoạt, chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản hoặc các quyền liên quan đến tài sản mà biết rõ là tài sản do phạm tội buôn bán ma túy mà có; Hành vi mua, tàng trữ hoặc sử dụng tài sản khi biết rõ tài sản do phạm tội mà có”[1]. 1 UN (1988), Convention Against Illicit Traffic In Narcotic Drugs And Psychotropic Substances. 4 Tuy nhiên, định nghĩa về rửa tiền đƣợc nhiều quốc gia đồng thuận nhất là định nghĩa theo Công ƣớc chống tham nhũng của Liên hợp quốc (Công ƣớc Palermo 2000). Theo đó, rửa tiền đƣợc quy định là hành vi:“(i) Chuyển đổi hay chuyển nhượng tài sản, cho dù biết đó là tài sản do phạm tội mà có, nhằm che dấu hoặc ngụy trang nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản đó hoặc nhằm giúp đỡ bất kỳ ai có liên quan đến việc thực hiện tội phạm gốc để lẩn tránh trách nhiệm pháp lý do hành vi của người này mang lại; (ii) Che dấu hoặc ngụy trang bản chất thật sự, nguồn gốc, địa điểm sự chuyển nhượng, sự vận chuyển hoặc sở hữu hoặc các quyền liên quan đến tài sản, dù biết tài sản đó do phạm tội mà có; (iii) Nhận, sở hữu hoặc sử dụng tài sản, mà tại thời điểm nhận đã biết rằng tài đó do phạm tội mà có; Tham gia, phối hợp hoặc có âm mưu thực hiện hành vi, cố gắng thực hiện hành vi hay giúp sức, xúi giục, tạo điều kiện thuận lợi và bầy mưu để thực hiện bất kỳ một tội phạm nào tương ứng với quy định tại điều này khi biết rõ là tài sản do phạm tội buôn bán ma túy mà có”[2]. Theo Lực lƣợng đặc nhiệm tài chính chống rửa tiền (FATF) thì định nghĩa một cách ngắn gọn: “Rửa tiền là việc xử lý thu nhập có được do phạm tội mà có nhằm che đậy nguồn gốc bất hợp pháp của chúng”[3]. Theo nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/06/2005 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền (Nghị định 74) thì “rửa tiền” là hành vi của cá nhân hay tổ chức tìm cách hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có thông qua các hoạt động cụ thể sau đây: - Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một giao dịch liên quan đến tiền, tài sản do phạm tội mà có; - Thu nhận, chiếm giữ, chuyển dịch, chuyển đổi, chuyển nhƣợng, vận chuyển, sử dụng, vận chuyển qua biên giới tiền, tài sản do phạm tội mà có; 2 UN (2000), Convention Against Transnational Organized Crime, Palermo. 3 FATF, What is Money Laundering ?, http://www.fatf-gafi.org/pages/faq/moneylaundering/ 5 - Đầu tƣ vào một dự án, một công trình, góp vốn vào một doanh nghiệp hoặc tìm cách khác che đậy, ngụy trang hoặc cản trở việc xác minh nguồn gốc, bản chất thật sự hoặc vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do phạm tội mà có. Theo Luật phòng, chống rửa tiền có hiệu lực từ ngày 01/01/2013 thì “rửa tiền” là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm: - Hành vi đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự; - Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có; - Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản. Nói một cách dễ hiểu, rửa tiền là việc biến đồng tiền phạm pháp thành đồng tiền hợp pháp để sử dụng. 1.1.2. Quy trình và các phƣơng thức rửa tiền 1.1.2.1. Quy trình rửa tiền Tiền bẩn thƣờng có nguồn gốc từ các hoạt động phạm tội nhƣ: buôn lậu, khủng bố, buôn bán ma túy, tham nhũng, tham ô, hối lộ, trộm cắp, lừa đảo, mại dâm, buôn ngƣời, trốn thuế, tội phạm tài chính…Bọn tội phạm thƣờng sử dụng nhiều thao tác tinh vi, phức tạp để rửa tiền, nhằm che mắt các cơ quan điều tra hay cơ quan chống rửa tiền. Một vòng quay biến những đồng “tiền bẩn” thành “tiền sạch” thông thƣờng gồm ba bƣớc, có thể diễn ra theo tuần tự hoặc đôi khi chồng chéo và đan xen nhau. Thực hiện chu trình này, bọn tội phạm khoác cho những đồng “tiền bẩn” một vỏ bọc hoàn toàn trong sạch, đƣa những đồng tiền này vào lƣu thông trong đời sống xã hội mà không làm lộ tội phạm gốc hay gây sự nghi ngờ cho những cơ quan bảo vệ pháp luật. 6 Quy trình cơ bản của hoạt động rửa tiền có ba giai đoạn: - Giai đoạn thứ nhất: đưa tiền bẩn vào lưu thông trong hệ thống tài chính (gọi tắt là “cài đặt”, “gửi tiền”). Đây là thao tác đầu tiên trong quy trình rửa tiền, nhằm che giấu nguồn gốc xuất xứ, thay đổi hình thái tồn tại của tiền bẩn, bƣớc đầu “hòa nhập” vào hệ thống tài chính ngân hàng. Đây cũng là giai đoạn khó khăn nhất và dễ bị “phát hiện” nhất. Bởi vì đối với bọn tội phạm và những khoản tiền lớn thƣờng bị các cơ quan điều tra theo dõi. Bên cạnh đó, mỗi quốc gia ít nhiều đều có những quy định về lƣợng tiền mặt đƣợc phép lƣu thông, đƣợc phép đƣa qua biên giới, đƣợc phép thanh toán hay các quy định về khai báo ngân hàng nhằm kiểm soát, đón lõng những hành vi rửa tiền của bọn tội phạm. Trong giai đoạn này, bọn tội phạm rửa tiền thƣờng thực hiện đầu tƣ phân tán bằng cách chia nhỏ các khoản “tiền bẩn” thành nhiều khoản tiền nhỏ dƣới mức quy định, mua các công cụ tiền tệ hay hàng hóa xa xỉ đắt tiền, chuyển lậu tiền ra nƣớc ngoài… nếu thực hiện trót lọt thì khả năng rửa tiền thành công là rất lớn. - Giai đoạn thứ hai: là quá trình tích tụ và quay vòng các khoản tiền sau khi chúng xâm nhập đƣợc vào các hệ thống tài chính (gọi tắt là “sắp xếp”, “trộn lẫn”, “chuyển đổi”). Đây cũng là một khâu quan trọng trong việc xóa bỏ hoàn toàn nguồn gốc “bẩn” của đồng tiền. Tiền đƣợc chuyển từ tổ chức tài chính này sang tổ chức tài chính khác để che giấu nguồn gốc và chủ sở hữu của tiền. Thực chất đây là quy trình tạo ra một chuỗi các giao dịch, đồng tiền chuyển dịch khắp nơi, quay vòng nhiều lần nhằm xóa bỏ dấu vết tội phạm, làm cho chúng ngày càng xa nguồn gốc ban đầu. - Giai đoạn thứ ba: là giai đoạn tiền được đầu tư vào những hoạt động kinh doanh hợp pháp (gọi tắt là “hòa nhập”). Tiền sẽ đƣợc phân phối trở lại vào nền kinh tế bằng các hành vi tiêu dùng, đầu tƣ vào các doanh nghiệp và đầu tƣ tài chính... Thủ đoạn của bọn rửa tiền lúc đầu thƣờng bỏ tiền quảng cáo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để tạo vỏ bọc uy tín, làm ăn có lãi, tài trợ từ thiện, đóng góp xây dựng, hoặc mua bất động sản, mua ô tô đắt tiền, xây dựng các công trình… Sau đó bán tài 7 sản, hay đóng góp cổ phần vào các công ty lớn, rồi chuyển nhƣợng cổ phần để thu lại tiền. Hình 1.1: Quy trình của hoạt động rửa tiền 1.1.2.2. Các phương thức rửa tiền Các phƣơng thức rửa tiền thƣờng rất đa dạng, tinh vi, phức tạp, tùy thuộc vào từng chính sách kiểm soát của mỗi quốc gia. Trong từng điều kiện cụ thể, bọn tội phạm sẽ dùng những phƣơng thức, thủ đoạn khác nhau để sạch hóa đồng “tiền bẩn”.  Về mặt không gian, phƣơng thức thủ đoạn rửa tiền thể hiện dƣới 5 trƣờng hợp: - Trường hợp 1: Các nguồn “tiền bẩn” đƣợc tẩy rửa và sử dụng ngay trong nƣớc. Đây là quá trình rửa tiền trong đó số tiền bất hợp pháp đƣợc hình thành, đƣợc tẩy rửa cũng nhƣ đƣợc tái đầu tƣ qua hệ thống tài chính của nƣớc đó. 8 - Trường hợp 2: Lƣợng “tiền bẩn” có nguồn gốc trong nƣớc, sau đó chuyển ra nƣớc ngoài để rửa trong hệ thống tài chính khác và cuối cùng đem trở lại lƣu thông trên thị trƣờng trong nƣớc. - Trường hợp 3: Số “tiền bẩn” đƣợc rửa và rút ra khỏi hệ thống tài chính của một quốc gia đang phát triển để sử dụng ở nơi khác, không quay lại đầu tƣ cho quốc gia đó. - Trường hợp 4: “Tiền bẩn” đƣợc tạo ra ở nƣớc ngoài, đƣợc tẩy rửa ở đó hay một nƣớc khác và cuối cùng đƣợc đầu tƣ cho các nƣớc đang phát triển. - Trường hợp 5: Lƣợng “tiền bẩn” sau khi rửa đƣợc chuyển vào một quốc gia đang phát triển nhƣng không phải để đầu tƣ mà đƣợc lƣu thông tản mạn, tiêu thụ khắp nơi.  Về nội dung hoạt động, rửa tiền biểu hiện qua một số phƣơng thức sau: - Rửa tiền qua các giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt: đây là phƣơng thức rửa tiền truyền thống và nó vẫn có những hiệu quả thực sự đối với những nền kinh tế chủ yếu giao dịch bằng tiền mặt. Rửa tiền thông qua các giao dịch tiền mặt với số lƣợng lớn rất dễ bị nghi ngờ, gây sự chú ý đối với cơ quan điều tra. Tuy nhiên, với những khoản tiền bẩn không quá lớn, phƣơng thức này vẫn đƣợc áp dụng bằng cách chia nhỏ khoản tiền thành những khoản nhỏ hơn hòng che mắt cơ quan điều tra. Sau đó, bọn tôi phạm sẽ tiến hành trà trộn với những khoản tiền sạch khác trong các giao dịch nhằm cắt đứt nguồn gốc bẩn của đồng tiền. - Rửa tiền thông qua việc mua những động sản như vàng, bạc, kim cương…Ƣu điểm của những tài sản này là có giá trị lớn, gọn nhẹ, dễ cất giữ, có thể mua đi bán lại ở mọi lúc mọi nơi, không cần phải đăng ký quyền sở hữu, do vậy ít gây sự chú ý. Ngoài ra bọn tội phạm còn thực hiện rửa tiền thông qua phƣơng thức này bằng cách mua ô tô, xe máy, du thuyền, séc du lịch… và thƣờng đăng ký dƣới một tên khác để tránh sự chú ý của cơ quan điều tra. 9 - Rửa tiền thông qua đầu tư nước ngoài: trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia đang phát triển tăng cƣờng kêu gọi đầu tƣ nƣớc ngoài, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào đầu tƣ trong nƣớc. Nƣớc tiếp nhận đầu tƣ cũng không quan tâm điều tra nguồn gốc của tiền đƣợc đầu tƣ là tiền sạch hay tiền bẩn. Đây là điều kiện thuận lợi, là mảnh đất màu mỡ cho hoạt động rửa tiền phát triển. Bọn tội phạm mang tiền vào thuê quyền sử dụng đất, lập nhà xƣởng, mua bất động sản, thành lập công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài…Trong quá trình hoạt động, lợi nhuận đƣợc chuyển đến một số địa chỉ mong muốn. Sau một thời gian, chúng tuyên bố phá sản hoặc biến mất, những đồng tiền bẩn đƣợc khoác vỏ bọc hợp pháp. - Rửa tiền thông qua các trung tâm giải trí, sòng bạc, xổ số, cá cược: đây là những lĩnh vực kinh doanh có tỷ lệ thanh toán tiền mặt cao. Tại các sòng bạc, bọn tội phạm có thể bỏ tiền ra mua vé, thẻ chơi bạc để tham gia việc đánh bạc. Đối với chúng, kết quả thực tế thắng thua không quan trọng, điều cốt lõi là sau khi rời khỏi đây chúng có giấy chứng nhận đã thắng với một khoản tiền lớn của chủ sòng bạc với một tỷ lệ chi phí thỏa thuận. Ngoài ra, việc hợp thức hóa tiền bẩn còn đƣợc thực hiện thông qua việc mua lại những giải thƣởng xổ số có giá trị lớn hơn giá trị thực mà ngƣời trúng thƣởng có thể đƣợc hƣởng. Sở hữu tấm vé số trúng thƣởng, bọn tội phạm có thể đàng hoàng nhận đƣợc tiền hợp pháp từ công ty xổ số. Nhiều trò chơi cá cƣợc để giải trí nhƣ đua ngựa, đua chó…cũng sử dụng lƣợng tiền mặt khá lớn, và cũng là nơi để rửa tiền lý tƣởng. - Rửa tiền thông qua các hợp đồng thương mại, hóa đơn chứng từ: bọn tội phạm sẽ khai tăng số lƣợng hàng hóa trong hóa đơn mua bán hoặc lợi dụng các công ty kinh doanh hàng hóa thật nhƣng không bán hàng hoặc bán rất ít so với hóa đơn. Thông qua những hóa đơn chứng từ đó, bọn tội phạm có thể chứng minh cho thu nhập của chúng có đƣợc là từ hoạt động kinh doanh. - Rửa tiền thông qua các công ty bảo hiểm: bọn tội phạm dùng tiền bẩn để mua bảo hiểm ở các công ty bảo hiểm. Các khoản tiền này khi đƣợc nằm trong tài khoản 10 của công ty bảo hiểm một thời gian sẽ tạo cho nó một điều kiện an toàn nhất định. Sau đó, kẻ tẩy rửa sẽ viện lý do nào đó để rút tiền trƣớc thời hạn, yêu cầu chi trả cho những ngƣời thụ hƣởng khác hoặc dùng giá trị hợp đồng bảo hiểm để đảm bảo chi trả cho một nhu cầu giao dịch nào đó nhƣ mua bất động sản. - Rửa tiền thông qua đầu tư chứng khoán: ở một số nƣớc chƣa có quy định chặt chẽ về kiểm soát nguồn gốc đồng tiền thì thị trƣờng chứng khoán là nơi bọn rửa tiền tìm đến. Các khoản tiền bẩn sẽ đƣợc dùng để mua cổ phiếu tại các sàn giao dịch. Sau một thời gian, số cổ phiếu này sẽ đƣợc bán đi với giá có thể thấp hơn giá trị mua lúc ban đầu, đồng tiền thu đƣợc lúc này xa rời với đồng tiền bẩn lúc ban đầu. - Rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng: bọn tội phạm có thể dùng tiền bẩn gửi tiết kiệm, mở tài khoản ngân hàng để chuyển tiền hoặc mua trái phiếu, tín phiếu. Sau một thời gian rút dần hoặc mang các giấy tờ có giá đi cầm cố, thế chấp để vay một khoản tiền nhất định. Ở những quốc gia có hệ thống ngân hàng chặt chẽ, số tiền gửi vào ngân hàng nếu vƣợt qua số tiền quy định sẽ bị đƣa vào danh sách những giao dịch đáng ngờ và phải giải trình nguồn gốc. Tuy nhiên, trên thế giới vẫn còn nhiều quốc gia chƣa có quy định cụ thể về hạn mức tiền gửi phải giải trình về nguồn gốc, do đó phƣơng thức rửa tiền này thƣờng đƣợc bọn tội phạm lựa chọn. Bên cạnh đó rửa tiền còn đƣợc thực hiện qua hệ thống ngân hàng “ngầm”: diễn ra tại các quốc gia có hệ thống ngân hàng hoạt động kém hiệu quả nhƣng chi phí cao. Do đó, trong cộng đồng những ngƣời nƣớc ngoài tại các quốc gia này tồn tại hệ thống ngân hàng không chính thức, gọi là ngân hàng “ngầm” với chi phí dịch vụ rẻ, bí mật và thủ tục giấy tờ đơn giản hơn các ngân hàng hợp pháp. Các ngân hàng ngầm có đại diện ở nhiều nƣớc khác nhau để thực hiện dịch vụ chuyển tiền từ nƣớc này sang nƣớc khác, hoặc từ nơi này sang nơi khác trong cùng một quốc gia. Sự hoạt động của ngân hàng này chủ yếu dựa trên niềm tin của ngân hàng với khách hàng nên thủ tục đơn giản. Bọn tội phạm lợi dụng nguyên tắc giữ bí mật của những ngân hàng này đã đem tiền đến gửi và yêu cầu nhận lại ở một nơi khác. Những địa chỉ cần nhận tiền tẩy rửa thông thƣờng là những quốc gia khao khát đầu tƣ tài chính nhƣng ít quan 11 tâm đến nguồn gốc đồng tiền, việc thanh toán qua ngân hàng chƣa phải là yêu cầu bắt buộc và phổ biến, hệ thống pháp luật về phòng chống rửa tiền chƣa nghiêm. - Rửa tiền thông qua hệ thống chuyển tiền ngầm: Mặc dù thực tế chƣa có thống kê chính thức nào về tổng giá trị tiền tệ đƣợc chuyển giữa quốc gia này sang quốc gia khác thông qua các kênh chuyển tiền ngầm nhƣng những quan ngại về việc lợi dụng kênh chuyển tiền này để tiến hành các hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố đang đƣợc cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm. Hệ thống chuyển tiền ngầm đƣợc hình thành theo các khu vực địa lý nhất định với nhiều tên gọi khác nhau nhƣ: Feichien (Trung Quốc), Padala (Philippines), Hundi (Ấn Độ), Hui Kuan (Hồng Kông), Phei Kwan (Thái Lan) và Hawala (Trung Đông), nhƣng xét về bản chất, phƣơng thức hoạt động của các hệ thống chuyển tiền này là giống nhau và khá đơn giản. Hình minh họa dƣới đây mô tả phƣơng thức hoạt động điển hình của hệ thống chuyển tiền ngầm Hawala. Hình 1.2: Mô phỏng hoạt động của hệ thống chuyển tiền Hawala
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng