Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ phát triển dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng tmcp á châu...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng tmcp á châu

.PDF
88
696
111

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ---------- HOÀNG THỊ MINH LIÊN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh- Năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ---------- HOÀNG THỊ MINH LIÊN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU Chuyên ngành : Tài chính-Ngân hàng Mã số : 63040201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS DƯƠNG THỊ BÌNH MINH TP. Hồ Chí Minh- Năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác Tp HCM, ngày 25 tháng 10 năm 2013 Tác giả Hoàng Thị Minh Liên MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.......................................................................................1 1.1 Những luận điểm cơ bản về phát triển dịch vụ bảo lãnh ngân hàng ..................1 1.1.1 Khái niệm về bảo lãnh ngân hàng, phát triển dịch vụ bảo lãnh ngân hàng 2 1.1.2 Phân loại các hình thức bảo lãnh ngân hàng ...............................................3 1.1.2.1 Căn cứ vào phạm vi .....................................................................................3 1.1.2.2 Căn cứ vào đồng tiền bảo lãnh .....................................................................3 1.1.2.3 Căn cứ vào phương thức phát hành ..............................................................3 1.1.2.4 Căn cứ vào mục đích bảo lãnh....................................................................4 1.1.3 Phạm vi bảo lãnh của ngân hàng .................................................................7 1.1.4 Chức năng và vai trò của bảo lãnh ngân hàng ............................................8 1.1.4.1 Chức năng của bảo lãnh: .............................................................................8 1.1.4.2 Vai trò của bảo lãnh:....................................................................................9 1.2 Các tiêu chí phát triển dịch vụ bảo lãnh của NHTM:......................................11 1.3 Các loại rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng ........................................13 1.3.1 Rủi ro đối với ngân hàng bảo lãnh: ...........................................................13 1.3.2 Rủi ro đối với bên được bảo lãnh ..............................................................13 1.3.3 Rủi ro khác: ..............................................................................................14 1.4 Các yếu tố tác động đến phát triển dịch vụ bảo lãnh ngân hàng ......................15 1.4.1 Nhân tố bên trong: .....................................................................................15 1.4.2 Nhân tố bên ngoài: ....................................................................................16 1.5 Cơ sở pháp lý liên quan đến dịch vụ bảo lãnh ngân hàng: ...............................16 1.5.1 Các quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu ( The Uniform Rules for Demand Guarrantee- URDG): ................................................................................16 1.5.2 Quy tắc thực hành cam kết dự phòng quốc tế (The International Standby Practice Rules-ISP) .................................................................................................18 1.5.3 Công ước liên hiệp quốc về bảo lãnh độc lập và tín dụng dự phòng ( The United Nations Convention on Independent Guarrantee and Standby Letter of Credit- gọi tắt là Công ước Uncitral) ......................................................................19 1.5.4 Quy chế bảo lãnh của NHNN: ..................................................................19 1.6 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ bảo lãnh của một số ngân hàng nước ngoài. .20 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1: ............................................................................................. 21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU .............................................................. 22 2.1 Tổng quan về NH TMCP Á Châu ...................................................................22 2.1.1 Giới thiệu về NH TMCP Á Châu .............................................................22 2.1.2 Kết quả hoạt động của NH TMCP Á Châu giai đoạn 2010-2012 ............23 2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ bảo lãnh tại NH TMCP Á Châu .....................30 2.2.1 Tình hình thực hiện dịch vụ bảo lãnh ngân hàng tại ACB ........................30 2.2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ bảo lãnh tại ACB giai đoạn 2010-2012 .....34 2.3 Thực trạng rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại ACB .......................................41 2.4 Thực trạng các yếu tố tác động đến sự phát triển dịch vụ bảo lãnh tại ACB ...43 2.4.1. Các nhân tố bên ngoài ..............................................................................43 2.4.2 Các nhân tố bên trong ...............................................................................44 2.5 Phân tích vận dụng cơ sở pháp lý vào phát triển dịch vụ bảo lãnh tại ACB ....47 2.6 Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ bảo lãnh tại ACB ............................... 49 2.6.1 Ưu điểm: ................................................................................................... 49 2.6.2 Hạn chế ..................................................................................................... 50 2.6.3 Nguyên nhân hạn chế: ................................................................................... 51 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................................. 54 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ............................................................................................... 55 3.1 Định hướng phát triển dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Á Châu năm giai đoạn 2014-2016 ............................................................................................... 55 3.1.1 Mục tiêu .................................................................................................... 55 3.1.2 Nội dung: .................................................................................................. 56 3.2 Các giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh ngân hàng tại ACB ....................... 57 3.2.1 Đối với Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) ................................................. 57 3.2.2 Đối với Ngân hàng TMCP Á Châu .......................................................... 59 3.2.2.1 Khai thác thị trường và quản lý khách hàng .............................................. 59 3.2.2.2 Đầu tư, đào tạo và phát triển đội ngũ nhân sự: .......................................... 61 3.2.2.3 Cải tiến quy trình và thủ tục: ...................................................................... 63 3.2.2.4 Tăng cường công tác quản trị rủi ro: ......................................................... 64 3.2.2.5 Tăng cường hoạt động truyền thông, quảng bá hình ảnh và uy tín thương hiệu ................................................................................................................... 66 3.2.2.6 Nâng cao sự hỗ trợ về công nghệ đối với dịch vụ bảo lãnh ...................... 67 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................................. 68 KẾT LUẬN: .................................................................................................................. 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT 1. “ACB” là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu 2. “CKBL” là cam kết bảo lãnh 3. “CSR” là nhân viên dịch vụ khách hàng 4. “EIB”là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 5. “ISP” là các quy tắc thực hành cam kết dự phòng quốc tế 6. “NHTM” là Ngân hàng Thương mại 7. “NHTM VN” là Ngân hàng Thương mại Việt nam 8. “NHNN” là Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam 9. “NVKD” là nhân viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp; nhân viên tư vấn tài chính 10. “STB”là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín 11. “Teller” là nhân viên giao dịch tài khoản của khách hàng 12. “TCKT” là Tổ Chức Kinh Tế 13. “TCTD” là Tổ chức tín dụng 14. “URDG” là các quy tắc thống nhất bảo lãnh theo nhu cầu 15. “UNCITRAL” là công ước Liên hiệp quốc về bảo lãnh độc lập và tín dụng thư dự phòng 16. “VCB” là Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam 17. “VND” là tiền đồng Việt Nam DANH MUC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1Kết quả hoạt động tín dụng của ACB giai đoạn 2010-2012 ................... 24 Bảng 2.2: Kết quả huy động vốn của ACB giai đoạn 2010-2012:......................... 26 Bảng 2.3: Thu nhập từ hoạt động dịch vụ giai đoạn 2010-2012 ........................... 28 Bảng 2.4: Sơ lược kết quả kinh doanh của ACB giai đoạn 2010-2012 ................. 29 Bảng 2.5: Số dư bảo lãnh cuối kỳ qua các giai đoạn 2010-2012 bằng đồng Việt Nam 34 Bảng 2.6: Số dư bảo lãnh cuối kỳ qua các giai đoạn 2010-2012 bằng ngoại tệ và vàng .................................................................................................................. 35 Bảng 2.7: Doanh số bảo lãnh đã phát hành qua các năm 2010-2012 .................. 36 Bảng 2.8: Tỷ trọng doanh số bảo lãnh đã phát hành qua các năm 2010-2012..... 37 Bảng 2.9: Doanh số thu phí dịch vụ bảo lãnh qua các năm 2010-2012: .............. 38 Bảng 2.10: Tỷ trọng thu phí bảo lãnh trong tổng thu dịch vụ ròng và lợi nhuận trước thuế từ 2010-2012......................................................................................... 39 Bảng 2.11: Kết quả phân tích mô tả ...................................................................... 40 Bảng 2.12: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn của một số NHTM 20092010 .................................................................................................................. 45 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1: Quy trình phát hành bảo lãnh tại ACB ................................................. 32 Biểu đồ 2.1: Thu nhập từ hoạt động dịch vụ giai đoạn 2010-2012 ....................... 29 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài: Ngân hàng luôn giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế và sự lớn mạnh của Ngân Hàng phụ thuộc vào sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ bảo lãnh nói riêng. Bên cạnh đó, thu dịch vụ ròng từ bảo lãnh chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn thu dịch vụ của ngân hàng Ngoài ra, Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và phát triển theo nền kinh tế thị trường nên nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng tương đối lớn và việc thu hút nguồn vốn FDI vào lĩnh vực xây dựng, bất động sản hay các lĩnh vực khác rất lớn. Do đó, đây là lĩnh vực tiềm năng cho các sản phẩm ngân hàng, trong đó dịch vụ bảo lãnh là một lĩnh vực tiềm năng, chi phí thấp và lợi nhuận mang lại khá cao, ít rủi ro hơn so với các tín dụng khác. Tuy nhiên, hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu chưa thật nổi trội và chưa tạo uy tín mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp trong nước cũng như bạn bè quốc tế. Chính vì lý do này mà tôi đã chọn đề tài: PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU. Qua luận văn này, tôi cũng mong muốn góp phần phát triển dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu 2. Mục tiêu: Luận văn nghiên cứu tổng quan về bảo lãnh ngân hàng, nghiên cứu cơ sở pháp lý liên quan đến dịch vụ bảo lãnh ngân hàng, phân tích đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ bảo lãnh tại ACB giai đoạn 2010-2012, đồng thời đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh ngân hàng tại ACB. 3. Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển dịch vụ bảo lãnh ngân hàng của Ngân hàng thương mại Phạm vi nghiên cứu:  Nội dung: các vấn đề phát triển dịch vụ bảo lãnh ngân hàng tại ACB, chủ yếu là bảo lãnh trong nước  Không gian: Luận văn nghiên cứu tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu  Thời gian: Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ bảo lãnh ngân hàng tại ACB trong gia đoạn 2010-2012 4. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp luận cơ bản cho việc nghiên cứu. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp hệ thống hóa, phân tích, thống kê, tổng hợp… đánh giá sự phát triển trong quy mô, cơ cấu dịch vụ bảo lãnh tại ACB Trong đó, luận văn còn sử dụng phương pháp khảo sát khách hàng trong phân tích đo lường sự hài lòng của khách hàng về hoạt động dịch vụ bảo lãnh tại ACB 5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Với đề tài: “ Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu”, đây là một đề tài tương đối mới với góc độ nghiên cứu của tác giả. Vì vậy tác giả đã tìm hiểu một số tài liệu tiêu biểu và tham khảo một số luận văn để minh chứng cho nhận định được trình bày. Cụ thể là: Luận văn của Lê Kim Hoàn: “ Hoàn thiện dịch vụ bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” năm 2012. Đây là một đề tài rộng thực hiện nghiên cứu hoạt động bảo lãnh tại BIDV. Đề tài đã đưa ra các rủi ro trong dịch vụ bảo lãnh và biện pháp quản lý rủi ro giúp cho BIDV có thể kiểm soát rủi ro tốt hơn và khái quát được thực trạng dịch vụ bảo lãnh để từ đó kiến nghị những giải pháp phát triển để hoàn thiện dịch vụ bảo lãnh tại BIDV. Đây cũng chính là cơ sở để tác giả học hỏi kinh nghiệm khi đề xuất giải pháp cho luận văn được hoàn thiện hơn Luận văn của Lê Thị Thanh Ý: “ Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Công Thương CN 7- TPHCM” năm 2011. Qua đề tài này, tác giả đã tham khảo được cơ sở lý luận về bảo lãnh và bảo lãnh NHTM, bên cạnh đó tìm hiểu về quy trình tại NH TMCP Công Thương để so sánh với quy trình bảo lãnh tại ACB. Trong phần thực trạng, đề tài đã đưa ra những tiêu chí về định lượng và định tính là cơ sở để tác giả xây dựng những tiêu chí cho đề tài này. Bên cạnh đó, phần đề xuất giải pháp ứng dụng thực tiễn và kiến nghị với các ban ngành giúp cho bảo lãnh ngân hàng phát triển tốt hơn. Và là cơ sở để tác giả học hỏi và bổ sung thêm trong quá trình nghiên cứu đề tài Luận văn của Lê Thùy Trang: “ Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Chi Nhánh Phú Tài năm 2013. Tuy đề tài nghiên cứu trong một phạm vi của chi nhánh nhưng cũng đã nói lên tình hình phát triển dich vụ của BIDV Phú Tài thông qua các chỉ số tăng trưởng qua các giai đoạn hoạt động. Ngoài ra những tồn tại hạn chế và nguyên nhân bên trong, bên ngoài của đề tài là cơ sở để tác giả so sánh với ACB, với hệ thống NHTM VN. Luận văn của Lê Thị Phương Thảo: “ Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh Quảng Nam” năm 2010. Đề tài đã khái quát thực trạng hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thông tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn nghiên cứucũng như so sánh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Nghiên cứu này đã đưa ra các chỉ tiêu định tính và định lượng để đánh giá sự phát triển của hoạt động bảo lãnh, là cơ sở để tác giả thu thập thông tin. Nghiên cứu của Boris Kozolchyk, 1989: “ Bank guarantees and letter of credit: time for a return to the fold” ( Bảo lãnh ngân hàng và thư tín dụng: sự trở lại). Nội dung của nghiên cứu là đề cập về việc thay đổi luật trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng cũng như thư tín dụng, và để thành công thì luật bảo lãnh ngân hàng phải được tín nhiệm và được xây dựng bằng những văn bản dễ hiểu. Ngoài ra các đề xuất của Boris Kozolchyk đối với các tổ chức như ICC, UNCITRAL cần cho tác giả luận văn học hỏi. Nghiên cứu của Gary D. Koppenhaver (1987): “The effect of regulation on bank participation in the guarantee market” ( Sự ảnh hưởng của luật vào ngân hàng về thị trường bảo lãnh). Nội dung của nghiên cứu đề cập đến những điều luật của ngân hàng ảnh hưởng đến thị trường bảo lãnh; đây là cơ sở để tác giả minh chứng cho nhận định của mình Nguyễn Trọng Thùy (2000), Bảo lãnh-Tín dụng dự phòng và những điều luật áp dụng, NXB Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh. TS. Nguyễn Văn Tiến (2003), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội 6. Điểm mới của luận văn Tác giả đã xây dựng các chỉ số để đánh giá sự phát triển dịch vụ bảo lãnh ngân hàng. Thông qua việc phân tích, tổng hợp thực trạng bảo lãnh của ACB và kết quả khảo sát chất lượng dịch vụ bảo lãnh ngân hàng, tác giả sẽ góp phần đóng góp đưa ra giải pháp để phát triển dịch vụ bảo lãnh có tiềm năng này. 7. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1:Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại Chương 2:Thực trạng phát triển dịch vụ bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu Chương 3:Các giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu Tuy nhiên, do bị hạn chế về việc cập nhật thông tin cũng như kiến thức, số liệu thu thập, luận văn chắc chắn sẽ có thiếu sót. Kính mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của Quý thầy cô, bạn bè và đọc giả để nội dung luận văn được hoàn chỉnh hơn 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Những luận điểm cơ bản về phát triển dịch vụ bảo lãnh ngân hàng Cùng với xu hướng phát triển kinh tế thế giới, các dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển, trong đó bảo lãnh là một dịch vụ được thực hiện trên cơ sở cam kết của ngân hàng thực hiện nghĩa vụ tài chính của ngân hàng trong tương lai, là hình thức tín dụng “qua chữ ký”. Bảo lãnh xuất hiện vào giữa những năm 60 của thế kỷ 20 tại Mỹ, nhưng phải đến đầu những năm 70 thì bảo lãnh bắt đầu phát triển khá mạnh và lan rộng khắp các nước trên thế giới, bảo lãnh bắt đầu được sử dụng trong các giao dịch thương mại quốc tế. Kể từ đó đến nay, khả năng ứng dụng bảo lãnh ngày càng rộng rãi phục vụ giao dịch phát sinh trong lĩnh vực thương mại, tài chính… cũng như các giao dịch trong nước và ngoài nước. Vị trí của bảo lãnh ngân hàng ngày càng được khẳng định vai trò quan trọng của bảo lãnh không chỉ tài trợ vốn mà còn góp phần hạn chế rủi ro cho các chủ thể khi thiết lập và thực hiện các quan hệ giao dịch quốc tế. Thực chất bảo lãnh ngân hàng là một trong các hình thức cấp tín dụng, nhưng khác các hình thức cấp tín dụng khác như: cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính… khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, NHTM không phải cung ứng vốn cho khách hàng mà chỉ dùng uy tín và khả năng tài chính của mình để đảm bảo thực hiện tài chính trong tương lai. Như vậy, bảo lãnh ngân hàng là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và mang nhiều tiện ích cho ngân hàng. Do được NHTM bảo lãnh mà trong nhiều trường hợp, khách hàng không phải xuất vốn mà vẫn được ngân hàng bảo đảm nghĩa vụ liên quan đến thời gian thanh toán, nhận hàng, chất lượng hàng hóa, nghĩa vụ nộp thuế … Chính vì vậy, bảo lãnh ngân hàng ngày càng phát triển và góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế ngày càng phát triển. 2 1.1.1 Khái niệm về bảo lãnh ngân hàng, phát triển dịch vụ bảo lãnh ngân hàng Về bảo lãnh ngân hàng, có thể hiểu theo nhiều khía cánh khác nhau: Bảo lãnh ngân hàng là một biện pháp bảo đảm mang tính dự phòng, theo đó, định chế tài chính phát hành cam kết ( the Guarantor) sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên nhận bảo lãnh ( the beneficiary) thay cho khách hàng ( Principal) khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết Bảo lãnh ngân hàng là một hình thức cấp tín dụng thông qua sự cam kết của ngân hàng với khách hàng (Ths Bùi Diệu Anh, TS Hồ Diệu, TS Lệ Thị Hiệp Thương, 2011,“ Nghiệp vụ Tín Dụng Ngân Hàng”) Theo thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012( có hiệu lực từ ngày 2/12/2012) của NHNN Việt Nam về việc quy định về bảo lãnh ngân hàng, thì “ Bảo lãnh ngân hàng ( sau đây gọi bảo lãnh) là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết bằng văn bản với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận” Về phát triển dịch vụ bảo lãnh thì: Phát triển dịch vụ bảo lãnh của NHTM được hiểu là các hoạt động nhằm: (i) tăng trưởng dịch vụ bảo lãnh thông qua việc tăng trưởng số dư bảo lãnh bình quân, tăng thị phần dịch vụ qua các năm, gia tăng thu nhập từ dịch vụ bảo lãnh, mở rộng số lượng khách hàng, giữ chân khách hàng hiện tại…, (ii) bên cạnh đó, đa dạng hóa các sản phẩm bảo lãnh qua các năm, tăng cường uy tín ngân hàng trên thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ bảo lãnh và kiểm soát được rủi ro giúp đảm bảo sự tăng trưởng an 3 toàn và hiệu quả (Theo luận văn “ Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại BIDV Chi Nhánh Phú Tài” của Nguyễn Thùy Trang) Theo tác giả luận văn thì “ Phát triển dịch vụ bảo lãnh ngân hàng là gia tăng số lượng bảo lãnh đã phát hành cũng như số dư bảo lãnh, thu nhập ròng từ dịch vụ bảo lãnh tăng, đa dạng hóa danh mục sản phẩm bảo lãnh…, đồng thời, áp dụng công nghệ hiện đại tiên tiến nhằm theo dõi, kiểm soát rủi ro bảo lãnh kết hợp với việc nâng cao chất lượng dịch vụ bảo lãnh nhằm thỏa mãn ngày càng tốt nhu cầu của khách hàng trên cơ sở đảm bảo mục tiêu tăng trưởng của ngân hàng” 1.1.2 Phân loại các hình thức bảo lãnh ngân hàng Căn cứ vào phạm vi 1.1.2.1 -Bảo lãnh trong nước: là hình thức bảo lãnh giữa ngân hàng với khách hàng thực hiện các giao dịch kinh tế phát sinh trong nước -Bảo lãnh ngoài nước:là hình thức bảo lãnh giữa ngân hàng với khách hàng thực hiện các giao dịch kinh tế phát sinh giữa chủ thể trong nước với chủ thể nước ngoài trong thương mại quốc tế và thanh toán quốc tế Căn cứ vào đồng tiền bảo lãnh 1.1.2.2 -Bảo lãnh bằng nội tệ: ngân hàng cam kết thực hiện bảo lãnh bằng đồng tiền trong nước -Bảo lãnh bằng ngoại tệ: ngân hàng cam kết thực hiện bảo lãnh bằng ngoại tệ như: USD, EUR, JPY… 1.1.2.3 Căn cứ vào phương thức phát hành -Bảo lãnh trực tiếp: là hình thức bảo lãnh mà ngân hàng bảo lãnh thực hiện hành vi cam kết bảo lãnh chịu trách nhiệm trực tiếp đối với người được bảo lãnh. Người được bảo lãnh phải trực tiếp hoàn trả nợ và lãi phát sinh cho ngân hàng bảo lãnh khi 4 ngân hàng bảo lãnh thực hiện cam kết bảo lãnh thông qua việc cho vay để thực hiện cam kết tài chính. Bảo lãnh trực tiếp rất phổ biến còn được hiểu là bảo lãnh thông thường. Tham gia hình thức này có ba bên tham gia: người bảo lãnh, người được bảo lãnh và người nhận bảo lãnh. -Bảo lãnh gián tiếp: là hình thức bảo lãnh mà ngân hàng bảo lãnh thực hiện hành vi cam kết bảo lãnh đối với người được bảo lãnh thông qua một ngân hàng trung gian phục vụ cho người được bảo lãnh, dựa trên cơ sở bảo lãnh của ngân hàng trung gian đối với người được bảo lãnh. Người được bảo lãnh không trực tiếp hoàn trả nợ và lãi cho ngân hàng bảo lãnh mà phải thông qua ngân hàng trung gian khi ngân hàng bảo lãnh thực hiện cam kết bảo lãnh thông qua việc cho vay để thực hiện cam kết tài chính. Hình thức này được gọi là hình thức tái bảo lãnh. Tham gia hình thức này có bốn đối tượng đó là người bảo lãnh, người được bảo lãnh và người nhận bảo lãnh, ngân hàng trung gian bảo lãnh -Bảo lãnh có xác nhận: tương tự như trong thư tín dụng có xác nhận, người thụ hưởng có thể yêu cầu một ngân hàng khác xác nhận bảo lãnh do ngân hàng phát hành đưa ra. Khi có yêu cầu thực hiện bảo lãnh, người thụ hưởng có thể xuất trình chứng từ đề nghị của ngân hàng xác nhận hoặc là ngân hàng phát hành thanh toán. Căn cứ vào mục đích bảo lãnh 1.1.2.4 -Bảo lãnh vay vốn: là cam kết của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả hoặc không trả đầy đủ, đúng hạn nợ vay đối với bên nhận bảo lãnh, tức là thực hiện nghĩa vụ cam kết đã bảo lãnh. Bảo lãnh vay vốn bao gồm bảo lãnh vay vốn trong nước và bảo lãnh vay vốn nước ngoài. -Bảo lãnh thanh toán: là cam kết của ngân hàng đối với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách 5 hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn, tức là thực hiện nghĩa vụ cam kết đã bảo lãnh -Bảo lãnh dự thầu: là cam kết của NHTM với bên mời thầu để bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trường hợp khách hàng phải nộp phạt do vi phạm quy định đấu thầu mà không nộp hoặc không nộp đầy đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì ngân hàng bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ trả thay, tức là thực hiện nghĩa vụ cam kết đã bảo lãnh -Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là cam kết của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, thì ngân hàng bảo lãnh sẽ thực hiện thay tức là thực hiện nghĩa vụ cam kết đã bảo lãnh. -Bảo lãnh đảm bảo cam kết chất lượng sản phẩm: là cam kết của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc khách hàng thực hiện đúng các thỏa thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm chất lượng sản phẩm và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì ngân hàng bảo lãnh sẽ thực hiện thay, tức là ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết. -Bảo lãnh hoàn thanh toán:là một loại bảo lãnh, do ngân hàng phát hành cho bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước cho khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm các cam kết với bên nhận bảo lãnh và phải hoàn trả tiền nhưng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đủ số tiền ứng trước cho bên nhận bảo lãnh thì ngân hàng sẽ hoàn trả số tiền ứng trước cho bên nhận bảo lãnh, tức là thực hiện nghĩa vụ cam kết đã bảo lãnh. 6 -Bảo lãnh bảo hành: là một bảo lãnh do ngân hàng phát hành cho bên nhận bảo lãnh với cam kết là bảo đảm bồi hoàn cho người thụ hưởng bảo lãnh nếu có bất kỳ nhược điểm nào trong vận chuyển hàng hóa, xây dựng… hoặc bên đối tác không bảo dưỡng máy móc vì bất kỳ lý do nào. Số tiền bảo lãnh phải được đồng ý trong hợp đồng và ngày hết hạn phụ thuộc vào phạm vi hoạt động, mục đích bảo lãnh -Bảo lãnh thanh toán thuế: là một bảo lãnh do ngân hàng phát hành cho Cơ quan hải quan về việc bảo đảm nghĩa vụ đóng thuế của khách hàng. Trong trường hợp khách hàng không thanh toán tiền thuế, ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ trả thay cho khách hàng. -Bảo lãnh phát hành chứng khoán: là việc ngân hàng bảo lãnh cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại, hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành, hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng Tổ chức bảo lãnh phát hành là công ty chứng khoản hoặc NHTM được ủy ban chứng khoán chấp thuận bảo lãnh phát hành theo quy định. Thông thường, để phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành cần phải có tổ chức bảo lãnh phát hành. Các tổ chức bảo lãnh phát hành được hưởng một khoản phí bảo lãnh nhất định trên số tiền thu được từ đợt phát hành. Phí bảo lãnh cao hay thấp là tùy thuộc vào tính chất của đợt phát hành giá trị phát hành lớn hay nhỏ, hồ sơ đơn giản hay phức tạp. -Bảo lãnh đối ứng: là cam kết của bên bảo lãnh đối ứng với bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh. Có nghĩa là ngân hàng sẽ phát hành cho một ngân hàng khác về việc đề nghị bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh cho nghĩa vụ của khách hàng của bên phát hành bảo lãnh đối ứng với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng