Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ phát triển công cụ tài chính phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển công cụ tài chính phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp

.PDF
112
368
111

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------TỪ VƯƠNG KIM NGÂN PHÁT TRIỂN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TIỀN TỆ TRONG PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ CHO DOANH NGHIỆP (nghiên cứu tại NHTMCP Công thương Bình Dương) Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Võ Thành Danh TP. Hồ Chí Minh - Năm 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi: Từ Vương Kim Ngân Xin cam đoan rằng: - Đây là công trình do bản thân tôi nghiên cứu - Các số liệu thu thập và kết quả nghiên cứu trình bày là sự thật - Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung mình nghiên cứu LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập và nghiên cứu, dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của mọi người, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn tới: - Quý Thầy Cô trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi thời gian qua. - PGS.TS Võ Thành Danh, trường Đại học Cần Thơ, đã hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi hoàn tất luận văn này. - Các anh chị em đồng nghiệp tại NHTMCP Công thương Bình Dương đã giúp tôi các thông tin tài liệu, thu thập số liệu, khảo sát thực tế cho luận văn này. - Gia đình, bạn bè đã động viên, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian qua. Trong quá trình hoàn tất luận văn, mặc dù đã tham khảo tài liệu, và ý kiến đóng góp, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế trong đề tài. Rất mong sự thông cảm và đóng góp của Quý Thầy cô, và các bạn. Xin chân thành cảm ơn. Tác giả: Từ Vương Kim Ngân MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu, hình vẽ và đồ thị Lời mở đầu Chương 1 - Cơ sở lý luận về sử dụng công cụ tài chính phái sinh tiền tệ trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp ............................................... 1 1.1 Một số vấn đề cơ bản về công cụ tài chính phái sinh tiền tệ ........................ 1 1.1.1 Khái niệm chung về công cụ phái sinh ................................................... 1 1.1.2 Các loại hình công cụ tài chính phái sinh tiền tệ..................................... 1 1.1.2.1 Giao dịch kỳ hạn (Forward) .............................................................. 1 1.1.2.2 Giao dịch hoán đổi (Swap)................................................................ 2 1.1.2.3 Giao dịch quyền chọn (Opption) ....................................................... 3 1.1.2.4 Giao dịch giao sau (Future)............................................................... 4 1.2 Vai trò CCTC phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho DN...... 5 1.2.1 Rủi ro tỷ giá......................................................................................... 5 1.2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro tỷ giá trong DN.................................... 6 1.2.3 Sự cần thiết trong phòng ngừa RRTG giai đoạn hiện nay.................... 6 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến RRTG hiện nay....................................... 7 1.2.4.1 Môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến RRTG................................... 7 . Mối quan hệ cung cầu về ngoại tệ.................................................... 7 . Độ lệch về lãi suất giữa các nước..................................................... 8 . Độ lệch về lạm phát giữa các nước .................................................. 10 1.2.4.2 Môi trường bên trong hoạt động DN ảnh hưởng RRTG .................... 15 . RRTG từ các giao dịch mua bán ngoại tệ......................................... 15 . RRTG từ các khoản vay bằng ngoại tệ............................................. 15 . RRTG từ hoạt động đầu tư............................................................... 16 1.2.5 Một số biện pháp chung trong phòng ngừa RRTG đối với DN ........... 16 1.2.5.1 Một số biện pháp phi tài chính......................................................... 16 1.2.5.2 Một số biện pháp tài chính............................................................... 17 1.3 Bài học kinh nghiệm của các nước trong sử dụng công cụ tài chính phái sinh tiền tệ .................................................................................................................. 19 1.3.1 Thị trường phái sinh tiền tệ Singapore ................................................. 19 1.3.2 Thị trường phái sinh tiền tệ Hongkong ................................................ 20 1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam............................................ 21 Kết luận chương 1........................................................................................... 24 Chương 2. Thực trạng tình hình vận dụng công cụ tài chính phái sinh tiền tệ hiện nay........................................................................................................... 25 2.1 Tình hình biến động tỷ giá trên thị trường Việt Nam giai đoạn vừa qua..... 25 2.1.1 Tình hình biến động tỷ giá USD giai đoạn năm 2006 trở về trước ....... 25 2.1.2 Tình hình biến động tỷ giá USD giai đoạn năm 2007-2008.................. 26 2.1.3 Tình hình biến động tỷ giá USD giai đoạn năm 2009 đến nay ............. 28 2.1.4 Tình hình biến động của các loại ngoại tệ khác.................................... 31 2.2 Thực trạng tình hình thị trường tài chính phái sinh tiền tệ hiện nay ........... 32 2.2.1 Tìm hiểu thị trường tài chính phái sinh nước ngoài.............................. 32 2.2.2 Tìm hiểu thị trường phái sinh tiền tệ Việt Nam.................................... 35 2.2.2 .1 Công cụ hoán đổi............................................................................. 36 2.2.2.2 Công cụ quyền chọn ngoại tệ............................................................ 36 2.2.2.3 Công cụ kỳ hạn và giao sau .............................................................. 37 2.2.3 Tìm hiểu tình hình công cụ tài chính phái sinh tiền tệ tại NHTMCP Công thương Bình Dương.............................................................................................. 40 2.2.3.1 Tình hình kinh doanh ngọai tệ phái sinh chung................................. 40 2.2.3.2 Bất cập trong giao dịch kỳ hạn (Forward)......................................... 47 2.2.3.3 Bất cập trong giao dịch hoán đổi (Swap) .......................................... 48 2.2.3.4 Bất cập trong giao dịch quyền chọn (Option).................................... 49 2.2.4 Một số so sánh về công cụ tài chính phái sinh tiền tệ với NHTMCP Xuất nhập khẩu Bình Dương......................................................................................... 52 2.3 Khảo sát tình hình sử dụng công cụ tài chính phái sinh tiền tệ tại NHTMCP Công thương Bình Dương .................................................................................... 54 2.3.1 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................. 54 2.3.1.1 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát.......................................................... 54 2.3.1.2 Phương pháp thu thập thông tin và cỡ mẫu ....................................... 54 2.3.2 Kết quả nghiên cứu.............................................................................. 55 2.3.2.1 Thông tin chung trong mẫu khảo sát ................................................. 55 2.3.2.2 Đánh giá các biến khảo sát đối với khách hàng doanh nghiệp ........... 56 a/ Đánh giá mức độ nhận thức về RRTG và vai trò việc sử dụng CCTC phái sinh để phòng ngừa RRTG ...................................................................... 56 b/ Đánh giá mức độ nhu cầu sử dụng CCTC phái sinh tiền tệ trong DN hiện nay .......................................................................................................... 58 2.4 Một số hạn chế trong phát triển CCTC phái sinh tiền tệ ............................ 61 2.4.1 Hạn chế xuất phát từ phía DN.............................................................. 61 2.4.1.1 Chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của ảnh hưởng RRTG đối với hoạt động kinh doanh của DN ...................................................................................... 61 2.4.1.2 Chưa hiểu biết về CCTC phái sinh tiề tệ và những lợi ích mà công cụ này mang lại ......................................................................................................... 61 2.4.1.3 Chưa có thói quen giao dịch tập trung trên sàn và tham gia giao dịch tài chính quốc tế ........................................................................................................ 62 2.4.2 Hạn chế xuất phát từ phía ngân hàng ................................................... 62 2.4.3 Hạn chế xuất pháp từ các tác động bên ngoài....................................... 63 2.4.3.1 Cơ sở pháp lý về thị trường phái sinh tiền tệ chưa hoàn chỉnh .......... 63 2.4.3.2 Thị trường còn non trẻ, thiếu nhà đầu tư kinh nghiệm....................... 64 Kết luận chương 2........................................................................................... 65 Chương 3. Một số giải pháp phát triển công cụ tài chính phái sinh tiền tệ hiện nay............................................................................................................... 66 3.1 Điều kiện để triển khai các CCTC phái sinh tiền tệ.................................... 66 3.2 Một số giải pháp phát triển CCTC phái sinh tiền tệ ................................... 67 3.2.1 Một số giải pháp từ các doanh nghiệp.................................................. 67 3.2.1.1 Nâng cao trình độ kiến thức, hiểu biết và vận dụng các CCTC phái sinh tiền tệ để phòng ngừa RRTG ................................................................................ 67 3.2.1.2 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng, đánh giá RRTG......................... 67 3.2.1.3 Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp......................................... 68 3.2.2 Giải pháp từ phía các ngân hàng .......................................................... 68 3.2.2.1 Nâng cao nhận thức và nhu cầu cho DN trong việc sử dụng CCTC phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa RRTG .................................................................... 68 3.2.2.2 Nâng cao nhận thức cho cán bộ ngân hàng ....................................... 69 3.2.2.3 Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp......................................... 70 3.2.2.4 Phát triển công nghệ hiện đại để thực hiện công cụ tài chính phái sinh tiền tệ ................................................................................................................... 71 3.2.2.5. Không ngừng cải tiến chất lượng, đa dạng hóa các công cụ phái sinh tiền tệ tới khách hàng............................................................................................ 72 3.2.2.6 Thay đổi các bất cập trong cách hạch toán kế toán............................ 72 3.2.2.7 Nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ nhân viên ......................................................................................................... 73 3.2.2.8 Tăng cường hợp tác quốc tế với các tổ chức tài chính khu vực và thế giới....................................................................................................................... 74 3.3 Kiến nghị giải pháp bên ngoài ................................................................... 74 3.3.1 Cơ sở pháp lý liên quan chính sách quản lý ngoại hối.......................... 74 3.3.2 Hỗ trợ, phối hợp với các tổ chức tài chính trong công tác nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, nhà đầu tư........................................................................ 76 3.3.3 Thực hiện minh bạch hóa thông tin tài chính trên thị trường................ 76 3.3.4 Thay đổi một số quy định về hạch toán kế toán.................................... 77 Kết luận .......................................................................................................... 79 Tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại TMCP : Thương mại cổ phần NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần TGHĐ : Tỷ giá hối đoái DN : Doanh nghiệp RRTG : Rủi ro tỷ giá CCTC : Công cụ tài chính TCTC : Tổ chức tài chính DN : Doanh nghiệp VNĐ : Việt Nam đồng. ĐTNNg : Đầu tư nước ngoài DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Bảng niêm yết giá kỳ hạn về ngoại hối trên tạp chí WallStreet. Bảng 1.2: Nhập siêu hàng hóa năm 2006-2011. Bảng 2.1: Thu nhập và lợi nhuận từ công cụ phái sinh tại Vietcombank và Vietinbank. Bảng 2.2: Tình hình sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Bình Dương. Bảng 2.3: Một số kết quả kinh doanh ngoại tệ của NHTMCP Công Thương Bình Dương đạt được năm 2009-2011. Bảng 2.4: Bảng kê hợp đồng hoán đổi ngoại tệ năm 2010 tại NHTMCP Công Thương Bình Dương. Bảng 2.5: Giá trị mua bán giao dịch Option 2010-2011 tại NHTMCP Công Thương Bình Dương. Bảng 2.6: Mẫu bảng kê xác định lãi/lỗ kinh doanh quyền chọn trong hệ thống NHTMCP Công Thương Việt Nam. Bảng 2.7: Thống kê doanh nghiệp theo loại hình. Bảng 2.8: Thống kê doanh nghiệp theo nhu cầu mua bán ngoại tệ. Bảng 2.9: Khảo sát đánh giá vai trò của việc áp dụng các công cụ phòng ngừa RRTG. Bảng 2.10: Mức hiểu biết về CCTC phái sinh tiền tệ của DN. Bảng 2.11: Thống kê nhu cầu sử dụng CCTC phái sinh tiền tệ của DN. Bảng 2.12: Mối quan hệ giữa mức độ hiểu biết và nhu cầu sử dụng CCTC phái sinh của doanh nghiệp. Bảng 2.13: Khó khăn của DN khi sử dụng CCTC phái sinh tiền tệ do ngân hàng cung cấp DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ Hình 1.1: Khung nghiên cứu Biểu đồ 1.1: Diễn biến lãi suất VNĐ liên ngân hàng năm 2008-2010 Biểu đồ 1.2: Lãi suất bình quân huy động vốn NHTMCP Công thương Bình Dương năm 2011 Biểu đồ 1.3: Chỉ số lạm phát tại Việt Nam qua các năm 2006 -2010 Biểu đồ 1.4: Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng năm 2011 Biểu đồ 1.5: Tương quan Lãi suất, lạm phát ở Mỹ, Nhật, các nước Châu Âu 20072011 Biểu đồ 1.6: Lãi suất cơ bản và chỉ số CPI khu vực đồng tiền chung EURO 20082011 Biểu đồ 2.1: Diễn biến tỷ giá USD/VNĐ năm 2006 Biểu đồ 2.2: Diễn biến tỷ giá tự do USD/VNĐ từ 12/2006 -02/2011 Biểu đồ 2.3: Diễn biến các loại tỷ giá USD/VNĐ trong nước năm 2010 Biểu đồ 2.4: Diễn biến các loại tỷ giá USD/VNĐ tháng 7/2010-7/2011 Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng của giao dịch phái sinh tiền tệ so với các giao dịch phái sinh khác trên OTC (đến tháng 6-2011) Biểu đồ 2.6: Giá trị thị trường phái sinh tiền tệ trên OTC 12/2008-6/2011 Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng mua-bán ngoại tệ năm 2009- 2011 tại NHTMCP Công Thương Bình Dương LỜI MỞ ĐẦU 1. Cơ sở hình thành đề tài Trong lộ trình mở cửa của hệ thống ngân hàng Việt Nam để gia nhập WTO đến ngày 01/01/2011, Nhà nước Việt Nam chính thức cho phép các ngân hàng nước ngoài có quyền tham gia hoạt động kinh doanh hợp pháp không hạn chế trên mọi lĩnh vực mà các NHTM trong nước đang tham gia, ví dụ như các ngân hàng nước ngoài sẽ không còn bị hạn chế quyền của một chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi bằng VND từ các thể nhân Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng theo tỉ lệ trên mức vốn được cấp của chi nhánh (quyền này đã bị hạn chế theo 5 mốc thời gian từ năm 2007 đến đầu năm 2011). Các ngân hàng trong nước đang đứng trước những cạnh tranh gay gắt và gặp nhiều khó khăn do còn khá nhiều hạn chế và yếu kém so với các ngân hàng nước ngoài. Bên cạnh đó, những biến động bất thường trong nền kinh tế trong và ngoài nước, những tăng giảm đột ngột của giá xăng, dầu, vàng, hàng hóa…, những bấp bênh của tỷ giá hối đoái, những thay đổi liên tục về lãi suất huy động và cho vay… đang là vấn đề đáng lo lắng cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp và cả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng, một trong những vấn đề đó chính là vấn đề biến động tỷ giá hối đoái. Do nhu cầu vốn vay ngoại tệ hỗ trợ lĩnh vực xuất nhập khẩu ngày càng tăng cũng như các hoạt động chuyển vốn về nước của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, nhu cầu chuyển tiền du học, du lịch,…nên hoạt động mua bán ngoại hối cũng như cho vay ngoại tệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh chung của các NHTM. Đồng thời trước những biến động trên thị trường ngoại hối và các cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra từ năm 1997 trở lại đây, hiện vấn đề đòi hỏi cấp thiết đối với các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng trong nước nói riêng là phải có công cụ phòng ngừa RRTG cho hoạt động kinh doanh ngoại hối của mình. Có rất nhiều công cụ phòng ngừa RRTG hiện đại góp phần quan trọng tối thiểu hóa tổn thất và tối đa hóa lợi nhuận, cũng như đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng trong giai đoạn hiện nay, một trong số đó là công cụ tài chính phái sinh tiền tệ được cung cấp bởi các NHTM, có thể bảo hiểm hữu hiệu cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên các CCTC phái sinh hiện đại vẫn chưa được đánh giá đúng tầm quan trọng, từ đó nhu cầu từ phía các DN chưa cao cũng như khả năng vận dụng còn yếu kém của các NHTM trong nước đó là không giúp các công cụ này phát huy hết vai trò cần thiết của mình. Vì vậy việc nghiên cứu phát triển công cụ phái sinh tiền tệ hiện rất cần thiết cho các ngân hàng thương mại hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu phát triển CCTC phái sinh tiền tệ cho DN để phòng ngừa RRTG trong giai đoạn hiện nay - trong đó các NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các công cụ này Các mục tiêu cụ thể bao gồm: - Nghiên cứu thực trạng thị trường phái sinh tiền tệ Việt Nam 2006-2011 và thực tế áp dụng các CCTC phái sinh tiền tệ trong hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay . - Phân tích thực trạng áp dụng các CCTC phái sinh tiền tệ tại NHTMCP Công thương Bình Dương cho các DN; từ đó tìm ra những hạn chế, khó khăn trong việc áp dụng các CCTC phái sinh tiền tệ trong ngân hàng. - Đề xuất một số giải pháp cho việc phát triển CCTC phái sinh tiền tệ cho DN phòng ngừa RRTG hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu: - Rủi ro tỷ giá trong giai đoạn 2006-2011 ở Việt Nam. - Vai trò CCTC phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa RRTG đối với DN. - Việc hiểu biết và áp dụng các CCTC phái sinh tiền tệ của các DN. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành bằng các phương pháp: - Phương pháp thống kê mô tả: theo dõi và thu thập thông tin, phân tích và đánh giá về biến động tỷ giá và thực trạng hoạt động của thị trường phái sinh ngoại hối ở Việt Nam. - Phương pháp phân tích bảng chéo Crosstab: tiến hành khảo sát đối với 100 doanh nghiệp có giao dịch mua bán ngoại tệ và 80 cán bộ nhân viên thực hiện kinh doanh tại ngân hàng NHTMCP Công thương Bình Dương. Sử dụng phiếu khảo sát trực tiếp đối với doanh nghiệp và cán bộ nhân viên. Sử dụng phương pháp bảng chéo mô tả mối quan hệ giữa mức độ hiểu biết CCTC phái sinh với nhu cầu sử dụng CCTC phái sinh (về phía khách hàng), giữa mức độ hiểu biết CCTC phái sinh với mức độ tiếp thị đến khách hàng cũng như giữa mức độ hiểu biết CCTC phái sinh với trình độ học vấn (về phía cán bộ ngân hàng). - Ngoài ra sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống áp dụng cho từng công cụ tài chính phái sinh trong bảo hiểm tỷ giá. 5. Điểm mới của đề tài: TGHĐ bên cạnh việc phản ánh quan hệ cung cầu về ngoại tệ, độ lệch về lãi suất và lạm phát…thì còn ẩn chứa các yếu tố đầu cơ và chênh lệch giá về ngoại tệ. Đây là những yếu tố quan trọng trong việc làm cho TGHĐ trên thị trường ngoại hối hiện nay biến động một cách khó dự đoán. Chính vì sự không dự đoán trước được những thay đổi của tỷ giá trên thị trường mà các DN cũng như các NHTM luôn có mong muốn bảo hiểm rủi ro để chống lại những tổn thất có thể xảy ra đối với các dòng tiền ngoại tệ của mình, vì vậy nghiệp vụ phái sinh ra đời nhằm bảo hiểm rủi ro tỷ giá đó. Những năm gần đây, biến động của tỷ giá trên thị trường trong nước hết sức phức tạp, tỷ giá biến động theo một biên độ lớn và ngẫu nhiên, đôi khi cùng chiều, có lúc lại ngược chiều với xu hướng tỷ giá của thế giới. Đồng thời đã có giai đoạn xuất hiện tình hình hai tỷ giá riêng biệt trong ngân hàng và ngoài thị trường tự do khá chênh lệch nhau, cũng như những luồn lách của các NHTM để né tránh sự kiểm tra của NHNN trong việc mua bán, kinh doanh ngoại tệ. Để hạn chế những ảnh hưởng của biến động tỷ giá trên, việc phát triển các công cụ phái sinh tiền tệ là hết sức cần thiết, tuy nhiên thị trường phái sinh mới chung và các nghiệp vụ phái sinh tiền tệ nói riêng chưa thật sự phát triển tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Cho đến nay cũng có nhiều đề tài nghiên cứu về CCTC phái sinh, tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu thị trường phái sinh tiền tệ Việt Nam trong tình hình biến động tỷ giá phức tạp như hiện nay. Với mong muốn phát triển CCTC phái sinh tiền tệ thật sự trở thành phương tiện phòng ngừa RRTG hiệu quả cho hoạt động kinh doanh trên thị trường đầy biến động cho các DN, nhất là các DN xuất nhập khẩu, đề tài sẽ nghiên cứu chi tiết tình hình biến động tỷ giá giai đoạn 2006-2011 và những biện pháp điều chỉnh của NHNN, cũng như tình hình vận dụng các CCTC phái sinh tiền tệ trong Ngân hàng TMCP Công thương Bình Dương, đồng thời khảo sát trực tiếp các DN ở NHTMCP Công thương Bình Dương để tìm hiểu sự hiểu biết và nhu cầu của họ về nghiệp vụ phái sinh, từ đó đi sâu vào phân tích bản chất của những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong ngân hàng. Dựa trên các phân tích đó cộng với việc tham khảo các nghiên cứu, lý luận của những nhà nghiên cứu, chuyên gia ngân hàng cũng như kinh nghiệm bản thân trong quá trình tham gia hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng để có thể đưa ra các ý kiến, đề xuất phù hợp với thực tế cho việc phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối. Từ đó góp phần đảm bảo cho các DN xuất nhập khẩu, DN nước ngoài tại Việt Nam có được công cụ phòng ngừa RRTG hiệu quả cũng như góp phần phát triển CCTC phái sinh tiền tệ trên thị trường Việt Nam hiện nay. 6. Mô hình nghiên cứu: MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CÁC BIỆN PHÁP PHI TÀI CHÍNH RỦI RO TỶ GIÁ CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI Hình 1.1: Khung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu môi trường tác động đến RRTG, trong đó bao gồm môi trường bên trong- các nhân tố RRTG từ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng; và môi trường bên ngoài- các nhân tố ảnh hưởng đến RRTG. Từ đó xây dựng các biện pháp tài chính cũng như phi tài chính để phòng ngừa RRTG, mà mục tiêu chính là các biện pháp phát triển công cụ tài chính phái sinh tiền tệ trong NHTM nói chung và NHCT Bình Dương nói riêng. 7. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, luận văn được chia làm ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về sử dụng CCTC phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho DN. Chương 2: Thực trạng tình hình vận dụng CCTC phái sinh tiền tệ hiện nay. Chương 3: Một số giải pháp phát triển CCTC phái sinh tiền tệ hiện nay. CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TIỀN TỆ TRONG PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ CHO DOANH NGHIỆP. 1.1 Một số vấn đề cơ bản về công cụ tài chính phái sinh tiền tệ 1.1.1 Khái niệm chung về công cụ phái sinh Có nhiều khái niệm khác nhau về công cụ phái sinh như sau: Theo John Downes và Jordon Elliot Googman thì “Công cụ phái sinh là một hợp đồng có giá trị phụ thuộc vào kết quả hoạt động của một tài sản, tài chính gốc, một chỉ số hoặc các công cụ đầu tư khác. Qua quá trình nghiên cứu một số tài liệu, tóm lại công cụ phái sinh là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có như: tiền tệ, lãi suất, hàng hóa, cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số thị trường,…và những công cụ khác, nhằm mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, tạo lợi nhuận,… Nghiên cứu về CCTC phái sinh tiền tệ thì phạm vi hẹp hơn chỉ bao gồm các công cụ phái sinh trên thị trường tài chính (không bao gồm hàng hóa), và sử dụng trên lĩnh vực tiền tệ (không bao gồm lãi suất, cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số,…) 1.1.2 Các loại hình công cụ tài chính phái sinh tiền tệ 1.1.2.1 Giao dịch kỳ hạn (Forward): Giao dịch kỳ hạn được thực hiện giữa hai bên mua – bán về một loại tài sản, hàng hoá ở một thời điểm trong tương lai, nội dung của giao dịch như giá trị, số lượng, thời gian… được xác định cụ thể tại thời điểm thoả thuận, không được chuẩn hóa thành hợp đồng trên thị trường, mà chỉ là thỏa thuận cá nhân (qua OTC) giữa hai tổ chức tài chính hoặc giữa một tổ chức tài chính với khách hàng là công ty. Các thị trường giao dịch future ở Mỹ như: Chicago Board of Trade (CBOT), Chicago Mercantile Exchange (CME), NewYork Mercantile Exchange (NYMEX),…[8] Bảng 1.1: Bảng niêm yết giá kỳ hạn về ngoại tệ trên tạp chí WallStreet JAPAN YEN (CME) – 12.5…. Dec .9207 .9207 .9200 .9267 + .0058 1.0500 .9156 69,664 Mr97 .9345 .9392 .9342 .9393 + .0058 1.0045 .9285 1,899 June ….. ….. ….. .9519 + .0058 .9790 .9415 197 Est vol 18,393; vol Mn 5,381; coen lnt 71,778, -386 BRITISH POUND (CME)………. Dec 1.5550 1.5680 1.5550 1.5656 + 0.001 1.5712 1.4850 37,566 Est vol 7,334; vol Mn 3,696; coen lnt 37,645, +115 SWISS FRANC (CME)……… Dec .8166 .8231 .8145 .8227 _ .0062 .8999 .7976 47,478 Mr97 .8232 .8315 .8228 .8207 + .0061 .8715 .8050 1,326 Est vol 11,965; vol Mn 9,995; coen lnt 38,860, -1,177 (Nguồn: Nguyễn Minh Kiều, Thị trường ngoại hối và các giải pháp [11] ) Giao dịch mua bán ngoại tệ kỳ hạn là giao dịch hai bên cam kết sẽ mua hoặc bán với nhau một lượng ngoại tệ theo mức tỷ giá được xác định vào thời điểm cam kết và thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai (tối thiểu sau 3 ngày làm việc kể từ ngày giao dịch). [19] Ở Việt Nam do số lượng khách hàng có nhu cầu giao dịch ngoại tệ kỳ hạn chưa nhiều, số lượng giao dịch ít nên các ngân hàng thương mại thường không niêm yết tỷ giá kỳ hạn như ở các nước khác mà chỉ xác định cho khách hàng khi nào khách hàng có nhu cầu giao dịch theo phương pháp tính của ngân hàng mình. Nghĩa là, khi có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ kỳ hạn, khách hàng phải liên hệ với ngân hàng; dựa vào nhu cầu về loại ngoại tệ giao dịch, kỳ hạn giao dịch và lãi suất của hai đồng tiền giao dịch,… ngân hàng sẽ xác định và chào tỷ giá kỳ hạn cho khách hàng. 1.1.2.2 Giao dịch hoán đổi (Swap): Bản chất của giao dịch phái sinh này phản ánh hành động mua (hoặc bán) một loại tài sản, hàng hóa đồng thời bán (hoặc mua) lại nó vào hai thời điểm khác nhau. Giao dịch hoán đổi được áp dụng phổ biến trên thị trường ngoại hối và thị trường tín dụng, nhằm mục tiêu thực hiện hoán đổi lãi suất hoặc hoán đổi tiền tệ. Giao dịch hoán đổi lãi suất và hoán đổi tiền tệ là sản phẩm của thị trường phi tập trung (OTC) được kết hợp trực tiếp giữa hai ngân hàng, hoặc giữa ngân hàng với khách hàng. Theo đó không có mẫu chuẩn của hợp đồng giao dịch hoán đổi và các hợp đồng kiểu này sẽ khác nhau về một số nội dung. Trong đó, hoán đổi lãi suất (Interest Rate Swap – IRS) là CCTC phái sinh có độ thanh khoản cao và phổ biến trên thị trường tài chính quốc tế [7]. Hợp đồng hoán đổi lãi suất bao gồm các loại hoán đổi lãi suất cố định-thả nổi, hoán đổi kỳ hạn, hoán đổi bên mua-bên bán, hoán đổi mở rộng và hoán đổi lãi suất khác,… Tại Việt Nam, theo quy định giao dịch hoán đổi tiền tệ là giao dịch đồng thời mua và bán cùng một lượng ngoại tệ (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định ngay tại thời điểm giao dịch. Giao dịch hoán đổi lãi suất là giao dịch mà trong đó các bên ký kết hợp đồng với nhau, theo đó mỗi bên cam kết thanh toán cho bên kia khoản tiền lãi tính theo một loại lãi suất đã cam kết trên một khoản vốn gốc nhất định trong cùng một khoảng thời gian nhất định. Giao dịch hoán đổi lãi suất bao gồm giao dịch hoán đổi lãi suất cơ bản (hoán đổi một đồng tiền), hoán đổi lãi suất chéo (hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền) [19]. 1.1.2.3 Giao dịch quyền chọn (Option): Giao dịch quyền chọn là giao dịch mà ràng buộc người bán, đồng thời tạo quyền cho người mua quyết định mua hay bán một số lượng tiền, chứng khoán, công cụ tài chính, hợp đồng tương lai, hoặc bất kỳ một loại tài sản hàng hoá nào mà hai bên đã thoả thuận với giá cụ thể tại một thời điểm hoặc trong suốt thời gian đã được xác định. Các loại option phổ biến trên thị trường là option về chứng khoán, chỉ số chứng khoán, ngoại tệ và hợp đồng future. Các hợp đồng quyền chọn thường được giao dịch trên thị trường chứng khoán hoặc thị trường phi chính thức. Hiện nay, chủ yếu các hợp đồng quyền chọn được mua bán rộng rãi trên thị trường chứng khoán (Chicago board Option Exchange- CBOE, Philadelphia Exchange - PHLX,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất