Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xi măng bút s...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xi măng bút sơn

.DOC
144
1308
66

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS Phạm Thị Thủy trong suốt quá trình viết và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong Hội đồng khoa học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Khoa Kế toán, Viện đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày tháng Tác giả Ngô Thị Quyên năm 2011 I LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi, có sự hỗ trợ từ TS Phạm Thị Thủy hướng dẫn và mọi sự giúp đỡ khác cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn. Các nội dung nghiên cứu và kết quả thể hiện trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Hà Nội, ngày tháng năm 2011 Tác giả Ngô Thị Quyên MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ KIỆU, CÁC CHỮ VIẾT VẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.......................................................................................................3 1.1. Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp...................................................3 1.1.1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp...............................................................3 1.1.2. Vai trò của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp...................................4 1.2. Cơ sở dữ liệu để phân tích tài chính doanh nghiệp..........................................7 1.2.1. Báo cáo tài chính..............................................................................................7 1.2.2. Các tài liệu khác……………………………………………………………...9 1.3. Phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp……………………9 1.3.1. Phương pháp so sánh………………………………………………………...9 1.3.2. Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích……………………………………..11 1.3.3. Phương pháp liên hệ cân đối………………………………………………..12 1.3.4. Phương pháp loại trừ………………………………………………………..12 1.3.5. Phương pháp Dupont……………………………………………………….13 1.3.6. Các phương pháp phân tích khác…………………………………………...14 1.4 . Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp………………………15 1.4.1. Phân tích cấu trúc tài chính…………………………………………………15 1.4.2. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh……...17 1.4.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán………....…………….22 1.4.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh……………………………………………...28 1.5 . Tổ chức phân tích tài chính doanh nghiệp……….............…………………31 1.5.1. Công tác chuẩn bị phân tích………………………………………………...31 ii 1.5.2. Quá trình tiến hành tiến hành phân tích ………………......………………..32 1.5.3. Kết thúc phân tích…………….....................……………………………….34 CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BÚT SƠN……………………………………………………………...35 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần xi măng Bút Sơn………………………….35 2.1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh…………………………………..35 2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý …................................................................………37 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và sổ kế toán……………………………39 2.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn...........42 2.2.1. Cơ sở dữ liệu và phương pháp sử dụng.........................................................42 2.2.2. Phân tích cấu trúc tài chính............................................................................43 2.2.3. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh...........55 2.2.4. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán.....................................60 2.4.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh.......................................................................71 2.3. Kết luận về tình hình tài chính của Công ty Cổ phần xi măng Bút Sơn........78 2.3.1. Về những mặt mạnh.......................................................................................78 2.3.1. Về những mặt hạn chế...................................................................................79 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CHO CÔNG TY CPXM BÚT SƠN...............................................................................................82 3.1. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực tài chính cho Công ty.CPXM Bút Sơn............................................................................................................................82 3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực tài chính cho Công ty CP XM Bút Sơn.....83 3.2.1. Xây dựng cơ cấu vốn phù hợp........................................................................83 3.2.2. Quản lý hiệu quả các khoản phải thu, phải trả................................................87 3.2.3. Tăng cường kiểm soát chi phí.........................................................................90 3.2.4. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm............................................................92 3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp..................................................................93 PHẦN KẾT LUẬN...................................................................................................95 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii Báo cáo tài chính BCTC Bảng cân đối kế toán BCĐKT Báo cáo kết quả kinh doanh BCKQKD Bình quân BQ Cổ phần Xi măng CPXM Doanh nghiệp DN Hoạt động kinh doanh HĐKD Hiệu quả kinh doanh HQKD Lợi nhuận sau thuế LNST Lợi nhuận trước thuế LNTT Nguồn vốn NV Tài sản TS Tài sản cố định TSCĐ Tài sản dài hạn TSDH Tài sản ngắn hạn TSNH Thu nhập doanh nghiệp TNDN Vốn chủ sở hữuSXKD Sản xuất kinh doanh VCSH DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ iv Sơ đồ 2.1 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ 2.3 Bảng 2.1 Bảng 2.2 Bảng 2.3 Bảng 2.4 Bảng 2.5 Bảng 2.6 Bảng 2.7 Biểu đồ 2.1 Biểu đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Sơ đồ bộ máy kế toán Quy trình ghi sổ kế toán Bảng phân tích cơ cấu tài sản Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn Bảng phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh Bảng phân tích tình hình công nợ Bảng phân tích khái quát khả năng thanh toán Bảng phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, nợ dài hạn Bảng phân tích hiệu quả kinh doanh Quy mô tổng tài sản So sánh quy mô tổng tài sản của Công ty với quy mô tổng tài sản toàn ngành Xi măng năm 2010 Biểu đồ 2.3 Biểu đồ 2.4 Cơ cấu tổng tài sản Quy mô tổng 50 nguồn vốn Biểu đồ 2.5 Biểu đồ 2.6 Biểu đồ 2.7 Biểu đồ 2.8 Biểu đồ 2.9 Biểu đồ 2.10 Biểu đồ 2.11 Biểu đồ 2.12 Biểu đồ 2.13 Biểu đồ 2.14 Biểu đồ 2.15 Biểu đồ 2.16 Đánh giá khái quát hiệu quả Cơ cấu tổng nguồn vốn So sánh cơ cấu nguồn vốn của các đơn vị cùng ngành và trung bình ngành Xi măng năm 2010 Phân tích tình hình đảm bảo vốn theo quan điểm luân chuyển Phân tích tình hình đảm bảo vốn theo tính ổn định của NTT Phân tích tình hình công nợ Phân tích khái quát khả năng thanh toán Phân tích khả năng thanh toán khái quát So sánh khả năng thanh toán với các đơn vị và ngành Xi măng năm 2010 Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn Khả năng chi trả lãi tiền vay 37 40 42 44 51 56 61 64 67 72 46 47 47 53 55 57 59 62 63 65 66 68 70 71 73 kinh doanh Biểu đồ 2.17 Biểu đồ 2.18 So sánh khái quát HQKD với các đơn vị và ngành Xi măng năm 2010 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản 73 75 v Biểu đồ 2.19 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu 77 Biểu đồ 2.20 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí 78 i PHẦN MỞ ĐẦU Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân đồng thời hội nhập kinh tế quốc tế sâu, rộng. Đây chính là cơ hội và thách thức lớn đối với các DN Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực tài chính của mình. Đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới trong những năm gần đây có sự tác động đến nền kinh tế Việt Nam thì các DN Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn nói riêng đang phải tìm mọi cách giữ vững thương hiệu, vượt qua giai đoạn khủng hoảng. Là một Công ty có cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán, là khách hàng vay vốn của các Ngân hàng nên các thông tin phản ánh năng lực tài chính, tình hình hiệu quả hoạt động của Công ty luôn dành được sự quan tâm của rất nhiều đối tượng: Cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng... Chính vì vậy, nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh đã trở thành một mục tiêu quan trọng xuyên suốt trong mọi hoạt động của Công ty. Phân tích tình hình tài chính là một công cụ quan trọng và hữu ích trong quản lý tài chính của Công ty. Qua quá trình phân tích tình hình tài chính, Ban Lãnh đạo Công ty sẽ đánh giá khái quát tình hình tài chính trong kỳ, sẽ biết được các thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác trên các mặt hoạt động SXKD của Công ty cả về kết quả, hiệu quả cũng như các nguyên nhân, các nhân tố ảnh hưởng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Xuất phát từ lý do trên trên, nhận thấy tầm quan trọng của phân tích tình hình tài chính đối với sự phát triển của Công ty, luận văn đã đi vào nghiên cứu đề tài “Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn” Kết cấu luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính trong các DN Chương 2 : Phân tích tình hình tài chính của Công ty CPXM Bút Sơn Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực tài chính cho Công ty CPXM Bút Sơn ii CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá trị (quan hệ tiền tệ) phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ quá trình tái sản xuất trong mỗi DN và góp phần tích lũy vốn. Nội dung của những quan hệ kinh tế thuộc phạm vi tài chính DN bao gồm: Quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân sách nhà nước. Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và thị trường. Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp gồm. 1.1.2. Vai trò của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Tài chính DN có ba vai trò cụ thể sau: Vai trò huy động, khai thác nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu kinh doanh của DN và tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất. Vai trò đòn bảy kích thích và điều tiết HĐKD. Vai trò là công cụ kiểm tra các HĐKD của DN. Thông tin về tình hình tài chính rất hữu ích đối với việc quản trị DN và cũng là nguồn thông tin quan trọng đối với những người ngoài DN. Mục đích tối cao và quan trọng nhất của phân tích tình hình tài chính, là giúp những người ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu và đánh giá chính xác thực trạng và tiềm năng của DN. 1.2. Cơ sở dữ liệu để phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.1. Báo cáo tài chính BCTC chứa đựng những thông tin tổng hợp nhất về tình hình TS, nguồn VCSH và công nợ cũng như tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong kỳ của DN. Hệ thống BCTC chính giữ một vai trò đặt biệt quan trọng trong phân tích tình hình tài chính của DN. Chế độ kế toán của Việt Nam quy định cụ thể về hình thức và nội dung của các BCTC, áp dụng cho tất cả các DN thuộc mọi lĩnh vực, mọi iii thành phần kinh tế, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. 1.2.2. Các tài liệu khác Các tài liệu kế toán được sử dụng trong phân tích tình hình tài chính DN là các sổ chi tiết, tổng hợp các tài khoản kế toán, một số các báo cáo kế toán khác có liên quan như báo báo chi phí SXKD, báo cáo tăng giảm tài sản cố định…Một số tài liệu khác để cung cấp các thông tin bên trong DN như : thông tin về tổ chức DN, quy trình công nghệ, năng lực sản suất, lao động, marketing…các thông tin bên ngoài DN như thông tin liên quan đến trạng thái nền kinh tế, cơ hội kinh doanh, thị trường; thông tin ngành kinh tế; thông tin về pháp lý kinh tế… 1.3 Phương pháp phân tích 1.3.1. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp rất quan trọng. Nó được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong bất kỳ một hoạt động phân tích nào của DN. Trong phân tích tình hình tài chính của DN, nó được sử dụng rất đa dạng và linh hoạt. 1.3.2. Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích Mọi quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh đều có thể và cần chi tiết theo nhiều hướng khác nhau nhằm đánh giá chính xác kết quả đạt được. Bởi vậy, khi phân tích, có thể chi tiết chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu theo các hướng khác nhau như: theo bộ phận cấu thành, theo thời gian và theo địa điểm phát sinh. Sau đó, mới tiến hành xem xét, so sánh mức độ đạt được của từng bộ phận (kỳ phân tích so với kỳ gốc) và mức độ ảnh hưởng của từng bộ phận đến tổng thể cũng như xem xét tiến độ thực hiện và kết quả đạt được trong từng thời gian hay mức độ đóng góp của từng bộ phận (phân xưởng, tổ, đội,..) vào kết quả chung. 1.3.3. Phương pháp liên hệ cân đối Cơ sở của phương pháp này là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và các quá trình kinh doanh. Dựa vào nguyên lý của sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh, người ta có thể xây dựng iv phương pháp phân tích mà trong đó, các chỉ tiêu nhân tố có quan hệ với các chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng tổng hoặc hiệu số. 1.3.4. Phương pháp loại trừ Loại trừ là một phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách: khi xác định sự ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác. 1.3.5. Phương pháp Dupont Trong phân tích tài chính, người ta thường vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu mà người ta có thể phát hiện ra những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự logic chặt chẽ. 1.3.6. Các phương pháp phân tích khác Ngoài các phương pháp phổ biến trên đây, các nhà phân tích còn kết hợp sử dụng một số phương pháp phân tích khác như: Phương pháp liên hệ trực tuyến, phương pháp liên hệ phi trực tuyến, phương pháp xác định giá trị theo thời gian của tiền, phương pháp hồi quy tương quan, phương pháp chỉ số, phương pháp đồ thị, phương pháp toán kinh tế… 1.4 . Nội dung phân tích 1.4.1. Phân tích cấu trúc tài chính Phân tích cấu trúc tài chính là việc phân tích tình hình huy động, sử dụng vốn và mối quan hệ giữa tình hình huy động vốn với tình hình sử dụng vốn của DN. Qua đó giúp các nhà quản lý nắm được tình hình phân bổ TS và các nguồn tài trợ TS, biết được nguyên nhân cũng như các dấu hiệu ảnh hưởng đến cân bằng tài chính. Những thông tin này sẽ là căn cứ quan trọng để các nhà quản lý ra các quyết định điều chỉnh chính sách huy động và sử dụng vốn của mình, bảo đảm cho DN có được cấu trúc tài chính lành mạnh, hiệu quả và tránh được những rủi ro trong kinh doanh. Đồng thời nội dung phân tích này còn góp phần củng cố các nhận định rút ra khi đánh giá khái quát tình hình tài chính. v 1.4.2. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động SXKD Phân tích đảm bảo vốn cho HĐKD chính là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa TS và nguồn hình thành TS của DN. Mối quan hệ này phản ánh cân bằng tài chính của DN. Vì thế phân tích tình hình đảm bảo vốn cho HĐKD, các nhà phân tích thường xem xét tình hình đảm bảo vốn theo quan điểm luân chuyển vốn và tình hình đảm bảo vốn theo quan điểm ổn định nguồn tài trợ cùng với cân bằng tài chính của DN. 1.4.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán Phân tích tình hình công nợ của DN : nghiên cứu chi tiết các khoản phải thu, công nợ phải trả sẽ tác động đến khả năng thanh toán của DN như thế nào. Khi hoạt động tài chính của DN tốt thì tình hình chiếm dụng vốn của nhau thấp, khả năng thanh toán dồi dào. Khi hoạt động tài chính kém dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn của nhau nhiều, các khoản phải thu, nợ phải trả sẽ dây dưa kéo dài. Khi đó cần phải xác định số vốn chiếm dụng và bị chiếm dụng là bao nhiêu để thấy được khả năng thanh toán thực sự của DN. Phân tích khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp: Để đánh giá khái quát khả năng thanh toán của DN, ta thường xem xét quan hệ giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán. Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, nợ dài hạn. 1.4.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh Bản thân hoạt động kinh doanh đã là một hoạt động kiếm lời, bởi vậy mối quan tâm thường trực của các nhà đầu tư là không ngừng nâng cao HQKD, thu được nhiều lợi nhuận. Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn vật lực, tài chính của DN để đạt hiệu quả cao nhất. 1.5. Tổ chức phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 1.5.1. Công tác chuẩn bị phân tích Công tác chuẩn bị phân tích bao gồm việc xây dựng chương trình (kế hoạch) phân tích và thu thập, xử lý tài liệu phục vụ cho việc phân tích tình hình tài chính DN. Ngoài ra việc chuẩn bị về con người, phải phân công trách nhiệm các bộ phận trực tiếp và phục vụ công tác phân tích cùng các hội nghị phân tích nhằm thu thập vi nhiều ý kiến, đánh giá thực trạng và phát hiện đầy đủ tiềm năng cho phấn đấu đạt kết quả cao trong kinh doanh. 1.5.2. Quá trình tiến hành tiến hành phân tích Tiến hành phân tích là quá trình thực hiện các nội dung công việc đã ấn định trong kế hoạch phân tích. Kết quả của bước công việc này mang tính quyết định của cả quá trình phân tích. Do vậy, khi tiến hành phân tích, cần phải tuyệt đối tuân thủ kế hoạch phân tích đã được xây dựng mà không tự ý thay đổi kế hoạch , tổng hợp kết quả phân tích theo giai đoạn và đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch phân tích. 1.5.3. Kết thúc phân tích Kết thúc quá trình phân tích, các nhà phân tích phải nêu được kết luận phân tích và viết báo cáo phân tích. Báo cáo phân tích là văn bản thể hiện nội dung và kết quả phân tích bằng lời văn. Nội dung cụ thể của kết luận phân tích hay báo cáo phân tích khá đa dạng, phụ thuộc vào mục tiêu, phạm vi và nội dung phân tích. Tuy nhiên, nhìn chung, báo cáo phân tích thường bao gồm 3 phần: Đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận vấn đề. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BÚT SƠN 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần xi măng Bút Sơn 2.1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh * Tên của Công ty : Tên hợp pháp Công ty : Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn. Tên giao dịch quốc tế : BUT SON CEMENT JOINT STOCK COMPANY. Tên viết tắt : BUSOCO * Trụ sở chính của Công ty : Tại xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. * Lịch sử hình thành của Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn. Ngày 20/7/1999, Công ty Xi măng Bút Sơn chính thức đi vào sản xuất. Tổng số vốn được Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước – Bộ Tài Chính xác nhận tại vii thời điểm thành lập là 219.776.118.942 đồng, trong đó: Vốn Ngân Sách Nhà nước cấp là 4.022.506.000 đồng. Vốn điều động từ khấu hao cơ bản để lại thuộc nguồn vốn ngân sách các doanh nghiệp và quỹ đầu tư phát triển trong Tổng công ty Xi măng Việt Nam là 215.753.612.942 đồng. Theo Quyết định số 485/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ xây dựng ngày 23/3/2006, Công ty Xi măng Bút Sơn chuyển đổi thành Công ty Cổ phần xi măng Bút Sơn. Tại thời điểm thành lập, vốn điều lệ của Công ty được xác định là 900.000.000.000 đồng. Trong đó vốn thuộc sở hữu Nhà nước (Tổng công ty Xi măng Việt Nam là đại diện chủ sở hữu) là 710.016.400.000 đồng, bằng 78,9% vốn điều lệ. Vốn sở hữu của các cổ đông là pháp nhân và các cá nhân ngoài vốn Nhà nước là 189.983.600.000 đồng, bằng 21,1% vốn điều lệ. Ngày 01/05/2006, Công ty xi măng Bút Sơn đã bắt đầu hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần. Cổ phiếu xi măng Bút Sơn chính thức giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội từ ngày 05/12/2006. 2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý Để tăng cường hiệu quả quản lý và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình, bộ máy quản lý của Công ty CPXM Bút Sơn được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và sổ kế toán Bộ máy kế toán tại Công ty trực thộc phòng Kế toán Thống kê Tài chính. Công ty đã áp dụng mô hình bộ máy kế toán tập trung. Bộ máy kế toán của Công ty gồm có 19 nhân viên kế toán. Công ty áp dụng niên độ kế toán theo năm, năm kế hoạch trùng với năm dương lịch từ 01/01 đến 31/12. Công ty áp dụng kỳ kế toán theo tháng.Công ty sử dụng hệ thống tài khoản ban hành tại Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính và thực hiện ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung. Các báo cáo của Công ty lập sẽ được nộp cho Tổng công ty Xi măng Việt Nam, Cục thuế tỉnh Hà Nam, Cục thống kê, Sở Tài chính Hà Nam, Ngân hàng Đầu viii tư phát triển Hà nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Báo cáo thuế của Công ty sẽ được nộp cho Cục thuế tỉnh Hà Nam. 2.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty CPXM Bút Sơn 2.2.1. Cơ sở dữ liệu và phương pháp sử dụng - Bảng cân đối kế toán năm 2008, 2009, 2010 (Phụ lục 1). - Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008, 2009, 2010 (Phụ lục 2). - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2008, 2009, 2010 (Phụ lục 3). - Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2010 (Phụ lục 4). Các tài liệu kế toán khác trong phân tích tình hình tài chính của Công ty là các sổ chi tiết, tổng hợp các tài khoản kế toán và sử dụng một số tài liệu khác để thu thập các thông tin có liên quan như các tài liệu phục vụ đại hội cổ đông các năm 2010, năm 2011. Ngoài ra tác giả còn sử dụng thêm thông tin trong Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010 của Công ty CPXM Bỉm Sơn và của Công ty CPXM Hoàng Mai. Phương pháp trong phân tích tình hình tài chính ở Công ty là các phương pháp so sánh, phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích, phương pháp loại trừ, phương pháp liên hệ cân đối và một số các phương pháp khác như phương pháp đồ thị... 2.2.2. Phân tích cấu trúc tài chính Phân tích sự biến động về quy mô tài sản: Tổng tài sản của Công ty liên tục tăng qua các năm từ 2008 – 2010, cuối năm 2010 tổng tài sản đạt gần 5.566 tỷ đồng, tăng 1.379 tỷ so với cuối năm 2008, 923 tỷ so với cuối năm 2009. Có thể thấy quy mô hoạt động của Công ty đang được mở rộng. Phân tích sự biến động về cơ cấu tài sản: Số liệu cuối năm 2010 tài sản ngắn hạn của Công ty giảm nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố hàng tồn kho cụ thể cuối năm 2010 hàng tồn kho của Công ty là 426 tỷ đồng giảm 1.470 tỷ đồng tương ứng với tỷ trọng là 35% trong tổng tài sản năm 2008; giảm 1.618 tỷ đồng tương ứng với tỷ trọng 35% trong tổng tài sản năm 2009. Tài sản dài hạn cuối năm 2010 của Công ty tăng chủ yếu là do yếu tố tài sản cố định của Công ty tăng, cụ thể cuối năm 2010 tài sản cố định của Công ty là 4.715 tỷ đồng tăng 2.832 tỷ đồng tương ứng với ix chiếm tỷ trọng 68% so với tổng tài sản cuối năm 2008; tăng 2.382 tỷ đồng tương ứng với chiếm tỷ trọng 51% so với tổng tài sản cuối năm 2009. Phân tích sự biến động về quy mô nguồn vốn: Tương ứng với sự gia tăng của tổng tài sản là sự gia tăng của tổng nguồn vốn cuối năm 2010. Tổng nguồn vốn của Công ty cuối năm 2010 tăng lên so với cuối năm 2008, 2009 trong đó đều có sự gia tăng của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Phân tích sự biến động về cơ cấu nguồn vốn: Cuối năm 2010, tổng nguồn vốn tăng lên 20% so với cuối năm 2009, tăng 33% so với cuối năm 2008 với nguyên nhân đều có sự gia tăng của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.Qua so sánh số liệu với các đơn vị trong ngành và chỉ số trung bình ngành ta nhận thấy chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn của Công ty bằng với chỉ tiêu trung bình ngành. 2.2.3. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động SXKD Khi phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động SXKD theo quan điểm luân chuyển vốn ta khẳng định được trong năm 2008, 2009, 2010 Công ty phải sử dụng nguồn vốn vay hợp pháp để đầu tư tài sản phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời trong quá trình kinh doanh Công ty vẫn phải chiếm dụng vốn của các đối tác và bị các đối tác chiếm dụng vốn để duy trì cân bằng tài chính. Phân tích tình hình đảm bảo vốn theo tính ổn định của nguồn tài trợ năm 2010 mặc dù có sự chuyển dịch cơ cấu tài sản nhưng tính ổn định và cân bằng tài chính của Công ty vẫn được đảm bảo. Vốn hoạt động thuần của Công ty năm 2008, 2009 đều >0, cán cân thanh toán ở cân bằng tốt thì năm 2010 vốn hoạt động thuần của Công ty < 0 dẫn đến cán cân thanh toán ở cân bằng xấu. Vì vậy, tính tự chủ độc lập, bền vững về mặt tài chính của Công ty có sự giảm sút mạnh, cho nên Công ty cần đề phòng rủi ro tiềm tàng trong tương lai. 2.2.4. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán Phân tích tình hình công nợ: Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả cuối năm 2010 của Công ty là 4,91% tăng 2,82 % so với cuối năm 2009 và giảm 2,32% so với cuối năm 2008. Nhìn chung tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản x phải trả của Công ty quá thấp, chứng tỏ Công ty chiếm dụng vốn ngày càng nhiều, đi vay và nợ người bán nhiều hơn so với cho người mua nợ. Phân tích khái quát khả năng thanh toán: Đánh giá khái quát khả năng thanh toán của Công ty là tương đối tốt, Công ty đủ khả năng thanh toán các khoản nợ và mức nợ so với trung bình ngành Xi măng tương đương nhau. Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Nhìn chung khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty là không cao, đặc biệt là vào thời điểm cuối năm 2010 các hệ số khả năng thanh toán đều < 1. Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn: Nợ dài hạn chiếm tỷ lệ cao trong các khoản nợ của Công ty, thậm chí cuối năm 2008 và cuối năm 2009 các khoản nợ dài hạn còn cao hơn tài sản dài hạn của Công ty.Với số liệu cuối năm 2010 thể hiện khả năng thanh toán của Công ty là tốt nhất so với cuối năm 2008, 2009. Tuy nhiên Công ty vần cần rà soát lại các yếu tố tạo ra lợi nhuận để tìm ra nguyên nhân giảm hệ số thanh toán lãi vay của Công ty vào năm 2010. 2.4.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh Khái quát HQKD của Công ty năm 2010 ta thấy hiệu quả của 100 đồng tài sản, 100 đồng VCSH, 100 đồng doanh thu năm 2010 đều giảm xuống. Năm 2010 hiệu quả sử dụng tài sản, sử dụng vốn cũng như lợi nhuận của 100 đồng doanh thu mang lại đều giảm sút, so sánh với số liệu của Công ty CPXM Bỉm Sơn, Hoàng Mai và chỉ số trung bình ngành Xi măng ta thấy chỉ tiêu sức sinh lời của tài sản và chỉ tiêu sức sinh lời của VCSH của Công ty đều thấp hơn chỉ số trung ngành, phân tích cơ cấu nguồn vốn với các đơn vị cùng ngành và chỉ số trung bình ngành Xi măng ta thấy cũng phù hợp, và nguyên nhân chủ yếu là hệ số nợ so với tổng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty là rất cao. Tuy nhiên sức sinh lời của doanh thu thuần cao hơn chỉ số trung bình ngành Xi măng (0,06 và 0,04) chứng minh ở một góc độ về hiệu quả kinh doanh Công ty đã đạt được thành tích nhất định. xi Hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty năm 2010 có sự giảm sút so với năm 2008, 2009, để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần hay 1 đồng lợi nhuận thì Công ty phải đầu tư giá trị tài sản lớn hơn nhiều so với trước. Số vòng quay vốn chủ sở hữu của Công ty trong các năm 2008, 2009, 2010 đều > 1 chứng tỏ trong năm vốn chủ sở hữu của Công ty quay được ít nhất 1 vòng. Hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty năm 2010 giảm so với các năm 2008, 2009 nguyên nhân chủ yếu do tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2010 của Công ty giảm so với năm 2008, 2009. 2.3. Kết luận về tình hình tài chính của Công ty CPXM Bút Sơn 2.3.1. Về những mặt mạnh Nhìn chung, xét về mặt cơ bản và trọng yếu Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn đã có được những lợi thế cơ bản đó là cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kinh doanh tốt, tổng tài sản đủ khả năng thanh toán các khoản nợ và lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn đem lại lợi nhuận cao, có đủ khả năng thanh toán lãi tiền vay. Đây là những yếu tố cơ bản nhất giúp Công ty có tính chủ động cao trong kinh doanh. 2.3.1. Về những mặt hạn chế - Xét về cơ cấu tổng tài sản, cơ cấu trong tổng nguồn vốn của Công ty tại thời điểm cuối năm 2010 đều chưa hợp lý. - Xét về mặt luân chuyển vốn Công ty vẫn phải sử dụng vốn chiếm dụng trong quá trình thanh toán thì mới đảm bảo cân bằng tài chính và đủ tài sản, nguồn vốn phục vụ cho quá trình SXKD. Xét về tình hình đảm bảo vốn theo tính ổn định của nguồn tài trợ thì phải chịu áp lực về thanh toán nợ ngắn hạn, mức độ ổn định tài chính của Công ty không cao, tính chủ động về vốn trong kinh doanh giảm đi. - Các khoản phải trả của Công ty quá cao so với các khoản phải thu. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời của Công ty đều rất thấp. - Hiệu quả sử dụng tài sản, sử dụng VCSH của Công ty năm 2010 đều giảm sút so với các năm 2008, 2009 và thấp hơn chỉ số trung bình ngành Xi măng. xii - Đối với tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn năm 2010 đều có khả năng sinh lời thấp hơn năm 2008, 2009. Số vòng quay của tài sản ngắn hạn, dài hạn đều chậm hơn năm 2008, 2009. - Khả năng thanh toán lãi vay của Công ty trong năm 2010 thấp hơn các năm 2008, 2009. Hiệu quả sử dụng chi phí năm 2010 so với 2008, 2009 giảm đi. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BÚT SƠN 3.1. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực tài chính Khi phân tích tình hình tài chính của Công ty CPXM Bút Sơn năm 2010 Ban Giám đốc Công ty thấy rõ được những mặt mạnh về quy mô tài sản, nguồn vốn của Công ty, khả năng thanh toán khái quát cũng như khả năng chi trả lãi vay của Công ty để phát huy những mặt mạnh đó trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh. Đồng thời tìm ra những nguyên nhân của những hạn chế trong cơ cấu nguồn vốn; hạn chế trong khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, dài hạn; hạn chế trong việc lập kế hoạch sử dụng, mua sắm, dự trữ hàng tồn kho; hạn chế trong quản lý các khoản chi phí phát sinh hay quá trình quản lý các khoản phải thu, phải trả....giúp cho Công ty CPXM Bút Sơn có nhiều những giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính và nâng cao năng lực tài chính của Công ty. 3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực tài chính 3.2.1. Xây dựng cơ cấu vốn phù hợp * Đối với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Cần thường xuyên rà soát TSCĐ hiện có, đặc biệt lưu ý rà soát phương pháp tính trích khấu hao xem đã phù hợp với chế độ quy định và phù hợp với thực tế kết quả SXKD chưa để điều chỉnh cho phù hợp. Công ty cần từng bước có sự điều chỉnh cơ cấu vốn chuyển dịch tỷ lệ tài sản dài hạn sang tài sản ngắn hạn giải quyết vấn đề khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty đang quá thấp, tính chủ động trong kinh doanh không cao. Để giảm bớt sức ép phụ thuộc vào các yếu tố bên xiii ngoài, Công ty cần đưa ra một số chính sách tài chính để điều chỉnh tỷ lệ nguồn VCSH * Đối với khả năng huy động vốn của Công ty: Lựa chọn hình thức huy động vốn phù hợp. Trong thời gian càng sớm càng tốt, Công ty cần có kế hoạch huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu. Thiết lập cân bằng tài chính hợp lý. Tăng cường tính chủ động trong kinh doanh. 3.2.2. Quản lý hiệu quả các khoản phải thu, phải trả * Quản lý khoản phải thu: Năm 2010 Công ty đã bán chịu cho khách hàng nhiều hơn.Việc thay đổi hình thức bán hàng từ bán lẻ sang bán buôn là chủ yếu sẽ giúp cho sản lượng tiêu thụ của Công ty tăng lên nhưng các khoản phải thu khách hàng cũng sẽ tăng lên. Tuy nhiên, khi khoản phải thu khách hàng tăng lên, việc bị chiếm dụng vốn nhiều ảnh hưởng tới tình hình thanh toán tiền hàng cho các nhà cung cấp và các quan hệ tài chính khác * Xây dựng chính sách bán hàng hợp lý: . Xây dựng giá bán hợp lý, phương thức tiêu thụ và thanh toán tiền hàng phù hợp. * Quản lý các khoản nợ phải trả: Thường xuyên rà soát các khoản nợ phải trả, lập kế hoạch chi trả theo thời gian cho từng khoản nợ, đặc biệt rà soát những món nợ ngắn hạn có ảnh hưởng lớn tới tình hình thanh toán của Công ty để đảm bảo an ninh tài chính cho Công ty. 3.2.3. Tăng cường kiểm soát chi phí Để tăng lợi nhuận, công ty cần tiết kiệm giảm chi phí. Tuy nhiên, cắt giảm chi phí được xem như chương trình ngắn hạn chứ không phải lâu dài điều quan trọng là phải phân biệt được những chi phí đem lại lợi nhuận và những chi phí có thể cắt giảm mà không giảm lợi thế cạnh tranh để Công ty đưa ra phương án thích hợp để tiết kiệm giảm chi phí. Việc tiết kiệm giảm chi phí sẽ được xác định theo từng khâu trong quá trình SXKD như tiết kiệm trong quá trình thu mua hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào, quá trình sản xuất sản phẩm và quá trình tiêu thụ sản phẩm. 3.2.4. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan