Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ phân tích nhân tố các chỉ số tài chính ngành sản xuất vật liệu ...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích nhân tố các chỉ số tài chính ngành sản xuất vật liệu xây dựng

.PDF
51
305
123

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH HÙNG PHÂN TÍCH NHÂN TỐ CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH NGÀNH SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP Hồ Chí Minh - Năm 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH HÙNG PHÂN TÍCH NHÂN TỐ CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH NGÀNH SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG Chuyên ngành: Kinh tế tài chính - ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG TP Hồ Chí Minh - Năm 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuất phát từ yêu cầu phát sinh trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các ấn phẩm, tạp chí, trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận văn được thu thập được trong quá trình nghiên cứu là trung thực chưa từng được ai công bố trước đây. Tác giả luận văn NGUYỄN MINH HÙNG -----------------                            LỜI CẢM ƠN Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang- Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí minh. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang đã hướng dẫn và có ý kiến chỉ dẫn quý báu trong quá trình làm luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Tài Chính Doanh Nghiệp – Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức hữu ích và phương pháp nghiên cứu khoa học đúng đắn đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, luận văn này không thể thực hiện được nếu thiếu sự động viên to lớn của gia đình, sự giúp đỡ bạn bè và các đồng nghiệp. Đồng thời, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành cho ban lãnh đạo cơ quan công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng như góp ý hữu ích trong chuyên môn trong quá trình nghiên cứu. Học viên thực hiện NGUYỄN MINH HÙNG                       MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Phần mở đầu 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 2.1 Đối tượng nghiên cứu 2 2.2 Phạm vi nghiên cứu 2 3. Mục đích nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Nguồn dữ liệu phân tích dự kiến 3 6. Những kết quả đạt được của luận vân 3 7. Nội dung kết cấu của Luận văn 3 Chương 1: Lý thuyết về phân tích chỉ số tài chính và phân tích nhân tố 4 1.1 Phân tích chỉ số tài chính 4 1.1.1 Sự cần thiết phải phân tích chỉ số tài chính 4 1.1.2 Danh sách các chỉ số tài chính 5 1.2 Phân tích nhân tố: 7 1.2.1 Tầm quan trọng của việc ứng dụng phân tích nhân tố trong nghiên cứu kinh tế 7 1.2.2 Phân tích nhân tố trong trường hợp đánh giá các chỉ số tài chính 8 1.2.3 Mô hình phân tích nhân tố 8 1.2.4 Kỹ thuật phân tích nhân tố 10 Chương 2: Các nghiên cứu trên thế giới về việc ứng dụng phân tích nhân tố trong phân tích tài chính 13 2.1 Ứng dụng phân tích nhân tố trong phân tích tài chính 13 2.1.1 Bài nghiên cứu của Anupam De, Gautam Bandyopadhay, B.N.Chakranorty thuộc Viện nghiên cứu kỹ thuật Ấn Độ (2011): “ Áp dụng mô hình phân tích nhân tố dựa trên các chỉ số tài chính và kiểm định giả thiết dựa vào Kỹ thuật phân tích nhóm: Kết quả thực nghiệm ở ngành công nghiệp Xi măng Ấn Độ” 14 2.1.2 Bài nghiên cứu của Liqin Chen, Li Liu, Xin Liao (2012) Trung Quốc: “Ứng dụng Phân tích nhân tố trong Đánh giá kết quả hoạt động của DN niêm yết trong ngành công nghiệp dầu khí Trung Quốc” 15 2.2 Các xu hướng nghiên cứu khác trên thế giới về đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp 17 2.2.1 Đo lường và đánh giá theo phương pháp truyền thống 18 2.2.2 Giá trị kinh tế được tạo ra 18 2.2.3 Thẻ điểm cân bằng 18 Chương 3: Mô hình phân tích nhân tố dựa trên các chỉ số tài chính trong trường hợp đánh giá hiệu quả của các DN ngành sản xuất vật liệu xây dựng 20 3.1 Mô hình phân tích nhân tố 20 3.2 Xây dựng hệ thống chỉ số tài chính đánh giá năng lực tài chính 20 3.3 Mô hình phân tích nhân tố các chỉ số tài chính với trường hợp nghiên cứu là ngành sản xuất vật liệu xây dựng 21 3.3.1 Nguồn dữ liệu 21 3.3.2 Thu thập dữ liệu 22 3.3.3 Kiểm nghiệm sự phù hợp của mô hình 24 3.3.4 Xác định nhân tố 26 3.3.5 Xếp hạng toàn diện 28 3.3.6 Diễn dịch kết quả thực nghiệm 32 Chương 4: Ứng dụng và Khuyến nghị việc áp dụng mô hình phân tích nhân tố tại Việt Nam 37 4.1 Tính ứng dụng của kết quả nghiên cứu đạt được 37 4.2 Khuyến nghị 37 4.2.1 Đối với ngành sản xuất vật liệu xây dựng 37 4.2.2 Đối với việc phát triển mô hình trong tương lai 38 4.2.3 Đối với việc ứng dụng rộng rãi mô hình phân tích nhân tố tại Việt Nam 39 Kết luận 40 Tài liệu tham khảo 41                       DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT                               BSC : Thẻ điểm cân bằng CFO : Giám đốc tài chính DN : Doanh nghiệp EVA : Giá trị kinh tế được tạo ra NOPAT : Lợi nhuận ròng sau thuế IC : vốn đầu tư TCTD : Tổ chức tín dụng TTCK : Thị trường chứng khoán WACC : Chi phí sử dụng vốn bình quân DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1: chinh Chi tiết các chỉ số thường được sử dụng trong từng nhóm chỉ tiêu tài 6 Bảng 2.1: Số lượng nhân tố trong nghiên cứu của Anupam De, Gautam Bandyopadhay, B.N.Chakraborty 15 Bảng 2.2: Liao (2012) Các chỉ số tài chính trong bài nghiên cứu của Liqin Chen, Li Liu, Xin 16 Bảng 3.1: Hệ thống chỉ số đánh giá năng lực tài chính 21 Bảng 3.2: Dữ liệu gốc của các chỉ số tài chính 22 Bảng 3.3: Mô tả thống kê 24 Bảng 3.4: Ma trận tương quan 25 Bảng 3.5: Số lượng nhân tố chính và tỷ lệ của các nhân tố chung 26 Bảng 3.6: Ma trận nhân tố 27 Bảng 3.7: Ma trận nhân tố sau khi xoay 27 Bảng 3.8: Ma trận chuyển dịch nhân tố 29 Bảng 3.9: Ma trận hệ số nhân tố 29 Bảng 3.10: Hiệp phương sai nhân tố 30 Bảng 3.11: Xếp hạng nhân tố và xếp hạng hiệu quả hoạt động 30 1    MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Hiệu quả hoạt động của một DN là một trong những quan tâm cơ bản nhất cho nhiều người, bao gồm chủ sở hữu, nhân viên, nhà cung cấp và các nhà đầu tư. Trách nhiệm cuối cùng của việc đánh giá hiệu quả hoạt động của một DN là các nhà quản lý và điều hành của DN đó. Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của DN đã lập luận rằng một loạt các nhân tố khác nhau có thể tác động đến hiệu quả hoạt động của DN. Các nhà quản lý DN tin rằng hiệu quả hoạt động và các nhân tố tác động lên quyết định các chính sách quản trị. Khi phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dựa trên phân tích tài chính, các nhà nghiên cứu và các chuyên gia phân tích đã và đang xây dựng một hệ thống chỉ số tài chính vô cùng phong phú, tiếp cận đa hướng và phục vụ cho từng mục đích riêng của yêu cầu phân tích. Các lý thuyết tài chính xưa nay đều xem vấn đề phân tích tài chính và việc tính toán các chỉ số tài chính là vấn đề cơ bản nhất khi nhập môn tài chính doanh nghiệp. Việc lựa chọn tính toán và phân tích các nhóm chỉ số tài chính nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp còn mang tính kinh nghiệm. Vì thế, nhằm tiết kiệm thời gian và công sức của các nhà phân tích và nhà đầu tư, việc xây dựng một mô hình phân tích thực nghiệm nhằm giảm số lượng các chỉ số tài chính cho các doanh nghiệp cùng ngành là cần thiết. Lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng là lĩnh vực bị tác động nhiều nhất trong cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua khi thị trường bất động sản đóng băng. Ngoài ra, đặc tính nổi bật của ngành là nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh số và lợi nhuận của các công ty trong ngành sẽ tăng cao do ngành vật liệu xây dựng là đầu vào của các ngành khác. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Phân tích nhân tố các chỉ số tài chính ngành sản xuất vật liệu xây 2    dựng” để xây dựng mô hình và cung cấp bằng chứng thực nghiệm trong công tác phân tích tài chính và xếp hạng DN. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn này nhằm mục đích xem xét các nhân tố trong phân tích tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của các DN sản xuất vật liệu xây dựng tại thị trường Việt Nam. 2.2 Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là các DN sản xuất vật liệu xây dựng đang niêm yết trên TTCK Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu này là nhằm mục đích kiểm định và ứng dụng mô hình phân tích nhân tố để đưa ra các tỷ lệ tài chính tiêu biểu cho các doanh nghiệp cùng ngành, với trường hợp nghiên cứu là ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Nó có thể giúp các nhà phân tích nắm bắt gần như cùng một lượng thông tin có sẵn trong các chỉ số tài chính, đồng thời giúp hiểu được sức khỏe tài chính và hiệu quả hoạt động của các DN sản xuất vật liệu xây dựng một các hiệu quả hơn. 4. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp: mô tả - giải thích, phân tích - tổng hợp, thống kê mô tả, kiểm định giả thiết. Đối với các phân tích thống kê khác nhau cần thiết cho nghiên cứu này, tác giả đã có sự giúp đỡ của phần mềm thống kê SPSS. 3    5. Nguồn dữ liệu phân tích dự kiến: Nguồn số liệu về báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo dòng tiền được lấy từ các DN đang niêm yết thông qua các bản cáo bạch, các thông tin của các công ty chứng khoán có uy tín trên thị trường. 6. Những kết quả đạt được của Luận văn: Một là, tìm hiểu mô hình đánh giá hiệu quả hoạt động của các DN trên thế giới hiện nay đang nghiên cứu, kế thừa kết quả nghiên cứu áp dụng cho việc phân tích các DN sản xuất vật liệu xây dựng tại Việt Nam. Hai là, đưa ra mô hình phân tích nhân tố dựa vào các chỉ số tài chính trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các DN cùng ngành và phát hiện nhân tố nào có giá trị trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của DN. Ba là, mở ra hướng nghiên cứu kế tiếp cho các lĩnh vực đánh giá tài chính doanh nghiệp như: phân tích cụm đối với các chỉ số tài chính, ứng dụng vào hệ thống phân loại doanh nghiệp cùng ngành. 7. Nội dung kết cấu của Luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục, tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 4 chương: Chương I: Lý thuyết về phân tích các chỉ số tài chính và phân tích nhân tố Chương II: Các nghiên cứu trên thế giới về việc ứng dụng phân tích nhân tố trong phân tích tài chính Chương III: Mô hình phân tích nhân tố dựa trên các chỉ số tài chính trong trường hợp đánh giá hiệu quả của các DN ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Chương IV: Ứng dụng và khuyến nghị việc áp dụng mô hình phân tích nhân tố tại Việt Nam. 4    CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH CHỈ SỐ TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ 1.1 Phân tích chỉ số tài chính: 1.1.1 Sự cần thiết phải phân tích chỉ số tài chính: Các CFO sử dụng các báo cáo tài chính để theo dõi thành quả của DN, để hiểu được các chính sách của các đối thủ cạnh tranh hoặc để kiểm tra sức khỏe của một khách hàng. Thông thường, các CFO chỉ sử dụng một vài chỉ số nổi bậc để đánh giá tóm lược khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi, khả năng hoạt động, sử dụng các đòn bẩy và các đánh giá thị trường của DN. Các chỉ số tài chính vô cùng quan trọng vì: Các chỉ số tài chính ít khi cho câu trả lời, nhưng chúng giúp chúng ta có những câu hỏi đúng. Không có một chuẩn mực quốc tế cho các chỉ số tài chính, khi cần so sánh vị thế tài chính của các công ty, hãy so sánh với các chỉ số tài chính các năm trước hoặc với các chỉ số của các công ty cùng ngành. Phân tích chỉ số tài chính là một biện pháp hữu ích để cung cấp những bức tranh tổng thể về vị thế tài chính của một DN tại bất kỳ thời điểm cụ thể hoặc để cung cấp một ý tưởng toàn diện về hiệu quả tài chính của DN trong một khoảng thời gian cụ thể. Sử dụng các chỉ số tài chính trong lĩnh vực tài chính phục vụ cho các nghiên cứu đa chiều. Nó không chỉ hữu ích để đánh giá sức khỏe tài chính hoặc hiệu quả hoạt động của một DN cụ thể nào đó theo thời gian, mà nó cũng là một công cụ hữu ích để so sánh tình hình tài chính và hiệu quả tài chính đối với những DN khác trong cùng một ngành hoặc khác ngành để xác định các vấn đề của ngành hay xác định các yếu tố cần cải thiện trong tương lai. Chỉ số tài chính được tính từ báo cáo tài chính của một DN cụ thể là Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lãi lỗ hoặc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, và phân tích dòng tiền mặt. Việc giải thích của các chỉ số tài chính rất phức tạp và nhiều cách tiếp 5    cận, trong khi việc phát triển và tính toán các chỉ số tài chính khác nhau, xem xét được đưa ra để nắm bắt các khía cạnh khác nhau của tình hình tài chính và hiệu quả tài chính của một DN ngày càng là yêu cầu cấp thiết. Trong những năm qua, đã có một sự gia tăng các chỉ số do nhiều chỉ số tài chính được nghiên cứu phát triển thêm đưa vào ứng dụng và phân tích. 1.1.2 Danh sách các chỉ số tài chính: Trong một nghiên cứu gần đây của một nhóm tác giả Đài Loan được trình bày tại Hội thảo quốc tế BAI 2009 (2009 International Conference on Business and Information), các tỷ số tài chính thông dụng có thể được phân thành bốn nhóm chỉ tiêu tài chính như sau: chỉ tiêu về tăng trưởng, chỉ tiêu về khả năng sinh lời, chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động kinh doanh, và chỉ tiêu về khả năng thanh khoản. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời: Khả năng sinh lời là khả năng để kiếm lợi nhuận của DN. Đây là sự phản ánh chung của cấu trúc tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đích của DN là theo đuổi lợi nhuận và đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển của DN trong tương lai. Chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động kinh doanh Chúng ta thường sử dụng tỷ lệ quay vòng để đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN. Vòng quay tài sản càng nhanh, hiệu quả hoạt động càng cao hơn, và mang lại lợi nhuận lớn hơn. Chỉ tiêu về khả năng thanh khoản Khả năng thanh toán là khả năng trả nợ dài hạn và ngắn hạn bằng cách sử dụng tài sản của DN. Liệu mà DN có khả năng thanh toán tiền mặt và thanh toán các khoản nợ đến hạn hay không là chìa khóa cho sự sống còn và phát triển vững chắc của DN. Khả năng thanh toán của DN là một chỉ số quan trọng phản ánh tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh. 6    Bảng 1: Chi tiết các chỉ số thường được sử dụng trong từng nhóm chỉ tiêu tài chính Nhóm Chỉ số tài chính thường được sử dụng Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (%) Chỉ tiêu về tăng trưởng Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận (%) Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận thuần trước thuế (%) Tỷ lệ tăng trưởng tài sản (%) Tỷ lệ tăng trưởng giá trị thuần của doanh nghiệp (%) Tăng trưởng trong tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (%) Tỷ suất sinh lời trên tài sản (trước thuế, %) Chỉ tiêu về khả năng sinh lời Tỷ suất sinh lời trên giá trị thuần (trước thuế, %) Tỷ lệ lợi nhuận gộp (%) Tỷ lệ lợi nhuận thuần (%) Tỷ lệ lợi nhuần thuần trước thuế (%) Tỷ lệ lợi nhuận không từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu (%) Chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu về khả năng thanh khoản Tỷ lệ Giá trị hàng tồn kho và các khoản phải trả trên Giá trị thuần (%) Vòng quay tổng tài sản Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay tài sản cố định Vòng quay Giá trị thuần Tỷ số thanh toán hiện hành Tỷ số thanh toán nhanh Tổng Nợ trên Tổng giá trị thuần Tỷ lệ Nợ Tỷ lệ Vốn đầu tư dài hạn trên Tổng tài sản Mức độ phụ thuộc nợ vay của DN 7    1.2 Phân tích nhân tố: 1.2.1 Tầm quan trọng của việc ứng dụng phân tích nhân tố trong nghiên cứu kinh tế: Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục toán thống kê được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ vả tóm tắt các dữ liệu. Trong nghiên cứu, chúng ta có thể thu thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau và số lượng của chúng phải được giảm bớt xuống đến một số lượng mà chúng ta có thể sử dụng được. Liên hệ giữa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét và trình bày dưới dạng một số ít các nhân tố cơ bản. Trong phân tích phương sai, hồi qui bội và phân tích biệt số, một biến được coi là phụ thuộc và các biến khác được coi là độc lập hay biến dự đoán. Nhưng trong phân tích nhân tố không có sự phân biệt hay đại loại như vậy. Mà thay vào đó, phân tích nhân tố là một kỹ thuật phụ thuộc lẫn nhau trong đó toàn bộ các mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau sẽ được nghiên cứu. Phân tích nhân tố được sử dụng trong các trường hợp sau:  Nhận diện các khía cạnh hay nhân tố giải thích được các liên hệ tương quan trong một tập hợp biến.  Nhận diện một tập hợp gồm một số lượng biến mới tương đối ít không có tương quan với nhau để thay thế tập hợp biến gốc có tương quan với nhau để thực hiện một phân tích đa biến tiếp theo sau.  Để nhận ra một tập hợp gồm một số ít các biến nổi trội từ một tập hợp nhiều biến để sử dụng trong các phân tích đa biến kế tiếp. 1.2.2 Phân tích nhân tố trong trường hợp đánh giá các chỉ số tài chính: Để tiết kiệm thời gian và công sức trong việc đánh giá sức mạnh tài chính của DN, các nhà nghiên cứu tài chính trên thế giới đã thấy được sự cần thiết trong việc lựa 8    chọn các chỉ số tài chính quan trọng nhất làm đại diện cho nhóm chỉ tiêu tài chính trong việc phân tích. Để giảm số lượng các chỉ số tài chính và tìm ra các loại chỉ số tài chính cần thiết để phân tích bằng các bằng chứng thực nghiệm, phân tích nhân tố đang được sử dụng thành công qua những nghiên cứu khác nhau trong suốt ba thập kỷ qua. Tùy các tiếp cận khác nhau, có rất nhiều chỉ số tài chính được nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, các chỉ số tài chính đôi khi không thực tế và đôi khi không thể xảy ra để tính toán tất cả các chỉ số theo như mong muốn của các CFO. Với sự hiện diện của các mối quan hệ trong và giữa các bộ chỉ số tài chính, một số lượng nhỏ hơn các loại chỉ số tài chính có thể là đủ để nắm bắt hầu hết các thông tin mong muốn. Sử dụng một số phương pháp thống kê, chúng ta có thể làm giảm các chỉ số tài chính này này bằng cách tìm hiểu các yếu tố (biến tiềm ẩn) vốn có thành một bộ các chỉ số tài chính để phân tích. Trong các phân tích chỉ số tài chính truyền thống, một nhóm các chỉ số tài chính như: chỉ số thu nhập và lợi nhuận, chỉ số thanh khoản, chỉ số đòn bẩy và khả năng thanh toán, chỉ số khai thác hiệu quả tài sản, chỉ số về hiệu quả hoạt động… được dựa trên giả định mối quan hệ chứ không phải là dựa trên các cơ sở thực nghiệm. Sự cần thiết phải sử dụng phân loại thực nghiệm từ các mô hình phân tích dữ liệu, tức là phân loại dựa trên cách tiếp cận của kỹ thuật thống kê đã được phát triển vài năm trở lại đây. Phân tích nhân tố là phổ biến nhất trong số các phương pháp thống kê đó. Sau khi phân tích nhân tố xác định các yếu tố tiềm ẩn (tức là tập hợp các loại) vốn có thành một tập hợp các chỉ số tài chính, ít nhất, mỗi một chỉ số này có thể được lựa chọn từ mỗi một nhóm chỉ số tài chính trong điều kiện cụ thể. Bằng cách này, chúng ta có thể xác định một số lượng nhỏ hơn các chỉ số tài chính được sử dụng cho phân tích tài chính. 1.2.3 Mô hình phân tích nhân tố: Về mặt tính toán, phân tích nhân tố hơi giống với phân tích hồi qui bội ở chỗ mỗi biến được biểu diễn như là một kết hợp tuyến tính của các nhân tố cơ bản. Lượng biến 9    thiên của một biến được giải thích bởi các nhân tố chung trong phân tích được gọi là communality. Biến thiên chung của các biến được mô tả bằng một số ít các nhân tố chung (common factor) cộng với một nhân tố đặc trưng (unique factor) cho mỗi biến. Những nhân tố này không bộc lộ rõ ràng. Nếu các biến được chuẩn hóa thì mô hình nhân tố được thể hiện bằng phương trình: Xi = Ai1F1 + Ai2F2 + Ai3F3 + …+ AimFm + ViUi Trong đó: Xi: Biến thứ i chuẩn hóa Aij: hệ số hồi qui bội chuẩn hóa của nhân tố j đối với biến i F: các nhân tố chung Vi: hệ số hồi qui chuẩn hóa của nhân tố đặc trưng i đối với biến i Ui: nhân tố đặc trưng của biến i m: số nhân tố chung Các nhân tố đặc trưng có tương quan với nhau và với các nhân tố chung. Bản thân các nhân tố chung cũng có thể được diễn tả như những kết hợp tuyến tính của các biến quan sát: Fi= Wi1X1 + Wi2X2 + Wi3X3 + …+ WikXk trong đó: Fi: ước lượng trị số của nhân tố thứ i Wi: quyền số hay trọng số nhân tố K: số biến Chúng ta có thể chọn các quyền số hay trọng số nhân tố sao cho nhân tố thứ nhất giải thích được phần biến thiên nhiều nhất trong toàn bộ biến thiên. Sau đó ta chọn một tập hợp các quyền số thứ hai sao cho nhân tố thứ hai giải thích được phần lớn biến thiên còn lại, và không có tương quan với nhân tố thứ nhất. 10    1.2.4 Kỹ thuật phân tích nhân tố:  Xác định vấn đề: Xác định vấn đề nghiên cứu gồm có nhiều bước. Đầu tiên là ta phải nhận diện các mục tiêu của phân tích nhân tố cụ thể là gì. Các biến tham gia vào phân tích nhân tố phải được xác định dựa vào các nghiên cứu trong quá khứ, phân tích lý thuyết, và đánh giá của các nhà nghiên cứu. Một vấn đề quan trọng là các biến này phải được đo lường một cách thích hợp bằng thang đo định lượng (khoảng cách hay tỷ lệ), và cỡ mẫu phải đủ lớn. Thông thường thì số quan sát (cỡ mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần biến trong phân tích nhân tố.  Xây dựng ma trận tương quan: Quá trình phân tích được dựa trên ma trận tương quan của các biến này. Để có thể áp dụng được phân tích nhân tố thì các biến phải có liên hệ với nhau. Trong thực tế thì thường chúng ta luôn có điều này. Nếu hệ số tương quan giữa các biến nhỏ, phân tích nhân tố có thể không thích hợp. Chúng ta trông chờ rằng các biến này có tương quan chặt chẽ với nhau và như vậy sẽ tương quan chặt chẽ với cùng một hay nhiều nhân tố. Để kiểm định sự phù hợp của mô hình, có thể sử dụng Bartlett’s test of sphericity để kiểm định giả thuyết không (H0) là các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể, nói cách khác ma trận tương quan tổng thể là ma trận đơn vị trong đó tất cả các giá trị trên đường chéo đều bằng 1 còn các giá trị nằm ngoài đường chéo đều bằng 0. Đại lượng này càng lớn thì ta càng có nhiều khả năng bác bỏ giả thuyết không này. Nếu giả thuyết H0 không thể bị bác bỏ thì phân tích nhân tố rất có khả năng không thích hợp. 11     Số lượng nhân tố: Chúng ta có thể tính ra một số lượng nhân tố nhiều bằng số biến, nhưng làm như vậy thì không có tác dụng gì cho mục đích tóm tắt thông tin. Để tóm tắt các thông tin chứa đựng trong các biến gốc, chúng ta cần rút ra một số lượng các nhân tố ít hơn số biến. Có 5 phương pháp nhằm xác định số lượng nhân tố: xác định từ trước, dựa vào eigenvalue, biểu đồ dốc (scree plot), phần trăm biến thiên giải thích được (percentage of variance), chia đôi mẫu, kiểm định mức ý nghĩa. Thông thường, các phương pháp thống kê sử dụng eigenvalue để xác định nhân tố. Chỉ có những nhân tố nào có eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích. Đại lượng eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc, vì sau khi chuẩn hóa mỗi biến gốc có phương sai là 1.  Xoay các nhân tố: Một phần quan trọng trong bảng kết quả phân tích nhân tố là ma trận nhân tố (Component Matrix). Ma trận nhân tố chứa các hệ số biểu diễn các biến chuẩn hóa bằng các nhân tố (mỗi biến là một đa thức nhân tố). Những hệ số này (factor loading) biểu diễn tương quan giữa các nhân tố và các biến. Hệ số này lớn cho biết nhân tố và biến có liên hệ chặt chẽ với nhau. Các hệ số này được dùng để giải thích các nhân tố. Mặc dù ma trận nhân tố ban đầu hay ma trận nhân tố không xoay này cho thấy được mối quan hệ giữa các nhân tố và từng biến một, nhưng nó ít khi tạo ra những nhân tố có thể giải thích được một cách dễ dàng bởi vì các nhân tố có tương quan với nhiều biến. Trong những ma trận như vậy hay phức tạp hơn, việc giải thích các kết quả khá khó khăn. Vì vậy, thông qua việc xoay nhân tố, ma trận nhân tố sẽ trở nên đơn giản hơn và dể giải thích hơn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng