Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ nợ công và tăng trưởng kinh tế bằng chứng thực nghiệm tại việt ...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ nợ công và tăng trưởng kinh tế bằng chứng thực nghiệm tại việt nam

.PDF
79
1422
115

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Huyền Trang NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Huyền Trang NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM” là công trình nghiên cứu của chính tác giả. Nội dung được đút kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứu thực tiễn. Số liệu sử dụng là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Phan Thị Bích Nguyệt. Tác giả luận văn PHẠM THỊ HUYỀN TRANG MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TÓM TẮT ..................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU. .....................................................................................2 1.1. Lý do chọn đề tài. ..........................................................................................2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................4 1.4. Bố cục của luận văn: ......................................................................................4 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY. .................................................................................................5 1.1 Tổng quan lý thuyết. ......................................................................................5 1.1.1 Nợ công. ..................................................................................................5 1.1.2 Tăng trưởng kinh tế. ...............................................................................6 1.1.3 Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế ......................................7 1.2 Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây ..............................................10 1.2.1 Các nghiên cứu của tác giả nước ngoài ...............................................10 1.2.2 Các nghiên cứu của tác giả trong nước ...............................................16 CHƢƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................18 3.1. Thu thập dữ liệu ...........................................................................................18 3.2. Mô hình nghiên cứu .....................................................................................18 3.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................24 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ..............................25 4.1. Thống kê mô tả các biến ..............................................................................25 4.2. Kiểm định tính dừng của các biến. ..............................................................30 4.3. Kết quả hồi quy............................................................................................35 4.4. Kiểm định sự phù hợp của mô hình. ...........................................................38 4.4.1. Kiểm định bỏ sót biến. ..............................................................................38 4.4.2. Kiểm định tính phân phối chuẩn của sai số ngẫu nhiên. .........................39 4.5. Kiểm định mô hình hồi quy để phát hiện bệnh của mô hình.......................40 4.5.1. Phân tích mối tương quan giữa các biến. ................................................40 4.5.2. Tự tương quan. .........................................................................................40 4.5.3. Phương sai thay đổi..................................................................................41 4.6. Xác định cực trị của mô hình hồi quy. ........................................................42 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ............43 5.1. Kết luận........................................................................................................43 5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ công. ............................................44 5.2.1. Giải pháp ngắn hạn. .................................................................................44 5.2.2. Giải pháp dài hạn. ....................................................................................45 5.3. Hạn chế của nghiên cứu...............................................................................46 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ADB (The Asian Development Bank): Ngân hàng phát triển châu Á BOJ (Bank of Japan): Ngân hàng Trung ương Nhật Bản FDI (Foreign direct investment): Đầu tư trực tiếp nước ngoài FED (Federal Recerve System): Cục dự trữ liên bang Mỹ GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội IMF (International Monetary Fund): Quỹ tiền tệ quốc tế ODA (Official Development Assistance): Hỗ trợ phát triển chính thức OLS (Ordinary least square): Bình phương bé nhất WB (World Bank): Ngân hàng thế giới DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Bảng 3.1: Các biến trong mô hình nghiên cứu. Bảng 3.2: Kỳ vọng về dấu của các hệ số trong mô hình nghiên cứu. Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình. Bảng 4.2. Kết quả kiểm định dạng của chuỗi số liệu. Bảng 4.3. Kết quả kiểm định tính dừng. Bảng 4.4. Kết quả kiểm định dạng số liệu của các biến dpopgt và dlitgt Bảng 4.5. Kết quả kiểm định tính dừng của các biến dpopgt và dlitgt Bảng 4.6. Kết quả hồi quy mô hình (2). Bảng 4.7. Kết quả kiểm định tính dừng của phần dư của mô hình (4). Bảng 4.8. Kết quả kiểm định bỏ sót biến của mô hình (4). Bảng 4.9. Kết quả kiểm định tính phân phối chuẩn của phần dư mô hình (4). Bảng 4.10. Mối tương quan giữa các biến. Hình 1.1: Đường cong Laffer nợ Đồ thị 4.1. Sự phân bố tỷ lệ nợ công trên GDP và tỷ lệ nợ công trên dân số. 1 TÓM TẮT Bài nghiên cứu này nhằm mục đích đo lường mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa nền kinh tế năm 1986 đến năm 2013; qua đó tìm ra được ngưỡng nợ tối ưu cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Bằng kỹ thuật hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất OLS dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 1986 đến năm 2013 và thực hiện các kiểm định cần thiết, nghiên cứu đã tìm ra được mối quan hệ cân bằng trong dài hạn giữa các biến nghiên cứu. Kết quả đã khẳng định tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam và mức ngưỡng nợ công để nền kinh tế tăng trưởng tối đa là 62,61%. Ngưỡng nợ tìm được gần với ngưỡng nợ 65% do Quốc hội đề ra. Từ khóa: Nợ công, Tăng trưởng kinh tế. 2 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU. 1.1. Lý do chọn đề tài. Nợ công là một thành phần quan trọng và không thể thiếu trong nền tài chính của mỗi quốc gia. Từ những nước nghèo nhất ở châu Phi đến những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, Campuchia,… hay những cường quốc giàu có với trình độ phát triển cao như Mỹ, Nhật, các nước khu vực châu Âu thì đều phải đi vay để phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu và sử dụng của Chính phủ nhằm các mục đích khác nhau. Nói cách khác, nợ công phát sinh từ nhu cầu chi tiêu công quá lớn của Chính phủ và chính quyền địa phương (bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng). Khi nhu cầu chi tiêu lớn hơn nguồn để trả nợ (bao gồm thu ngân sách, thu từ các dự án đầu tư bằng nguồn vốn vay (nếu có) và thu từ các khoản viện trợ không hoàn lại) thì Chính phủ phải vay nợ (trong và ngoài nước với nhiều hình thức: phát hành công trái, trái phiếu, hiệp định tín dụng; vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế tài chính quốc tế…) để bù đắp thâm hụt (Chính phủ rất hạn chế phát hành tiền để tránh nguy cơ xảy ra lạm phát). Khi các khoản thu này không đảm bảo (thu ngân sách không đạt chỉ tiêu, vay nợ và sử dụng nợ vay kém hiệu quả) thì không những không bù đắp được chi tiêu mà nợ công (gồm gốc và lãi) cũng không được trả đúng hạn. Điều này dẫn đến các cấp chính quyền buộc phải tiếp tục vay đảo nợ, cầu cứu sự trợ giúp quốc tế hoặc Chính phủ phải tuyên bố phá sản quốc gia, gây ra khủng hoảng nợ công. Như vậy, có thể xem nợ công là “con dao hai lưỡi”, vừa giúp các nước giải quyết nhu cầu về vốn nhưng đồng thời cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của nước vay nợ. Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu gây ra những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Tác động tiêu cực thấy rõ của cuộc khủng hoảng đến nền kinh tế Việt Nam thể hiện ở những điểm: 3 - Xuất khẩu giảm. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm. - Giá vàng bùng nổ do các nhà đầu tư trên thế giới tìm vàng như một nơi trú ẩn an toàn dẫn đến các danh mục khác như cổ phiếu, trái phiếu sẽ bị giảm mạnh khi vàng chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục đầu tư của các tổ chức. - Bảo hiểm rủi ro tín dụng có xu hướng tăng lên dẫn đến Việt Nam với tỷ lệ nợ cao, thâm hụt ngân sách triền miên bị các tổ chức tài chính quốc tế xếp vào mục rủi ro cao, gây cản trở lớn trong việc thu hút các luồng vốn đầu tư gián tiếp, trực tiếp và cho vay từ nước ngoài. - Biến động tỷ giá hối đoái khó lường tạo ra những rủi ro nhất định trong việc vay, trả ngoại tệ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như cho hoạt động ngoại hối của các ngân hàng thương mại. Với cơ cấu nợ công của Việt Nam nghiêng về nợ nước ngoài nhiều thì ảnh hưởng của tỷ giá tới khả năng hoàn trả vốn khi quản lý nợ công là cao. Trước những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, Mỹ và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nợ công càng trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu ở Việt Nam hiện nay. Nợ công gia tăng đáng kể ở hầu hết các nước đã và đang phát triển dấy lên lo ngại liệu nó có đang bắt đầu đạt đến mức độ mà tại đó nó có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế? Có hay không một "đỉnh điểm" tồn tại? Làm thế nào tác động tăng trưởng mạnh mẽ được nếu nợ đã vượt qua ngưỡng? Điều gì sẽ xảy ra nếu nợ vẫn ở mức cao trong một thời gian dài? Tìm hiểu vấn đề này, trong nước cũng đã có nhiều các phân tích về mối quan hệ giữa nợ công và phát triển kinh tế nhưng phần lớn các phân tích thuộc về định tính, tổng hợp và đưa ra nhận xét tình hình nợ công của nước ta hiện nay. Do đó, việc nghiên cứu sâu hơn sự tác động này trong thực trạng của nền kinh tế Việt Nam là hết sức cần thiết, để rút kinh nghiệm và đề xuất những biện pháp, những chính sách quản lý nợ công một cách có hiệu quả nhất, đảm bảo sự tăng 4 trưởng kinh tế bền vững trong tương lai. Vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài “Nợ công và tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là định lượng mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tìm ra ngưỡng nợ tối ưu để tối thiểu hóa chi phí kinh tế của nợ (nói cách khác là tìm ra mức nợ bền vững). Khảo sát xem ngưỡng nợ do Quốc hội ban hành là 65% GDP có khả thi hay không? Từ đó, rút ra các nhận xét và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ công của Việt Nam. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Bài nghiên cứu hướng đến trả lời cho các câu hỏi: - Mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam như thế nào? - Có ngưỡng nợ công cho tăng trưởng tối đa hay không? 1.4. Bố cục của luận văn: Gồm 05 chương: Chương 1: Giới thiệu (lí do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu). Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các kết quả nghiên cứu trước đây. Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm. Chương 5: Kết luận, giải pháp và hạn chế của đề tài. 5 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY. 1.1 Tổng quan lý thuyết. 1.1.1 Nợ công. Nợ công là một khái niệm tương đối phức tạp. Tuy nhiên, hầu hết những cách tiếp cận hiện nay đều cho rằng, nợ công là khoản nợ mà Chính phủ của một quốc gia phải chịu trách nhiệm trong việc chi trả khoản nợ đó. Vì vậy, thuật ngữ nợ công thường được sử dụng cùng nghĩa với các thuật ngữ như nợ Nhà nước hay nợ Chính phủ. Tuy nhiên, nợ công hoàn toàn khác với nợ quốc gia. Nợ quốc gia là toàn bộ khoản nợ phải trả của một quốc gia, bao gồm hai bộ phận là nợ của Nhà nước và nợ của tư nhân (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân). Như vậy, nợ công chỉ là một bộ phận của nợ quốc gia. Theo Luật Quản lý nợ công Việt Nam năm 2009, nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Theo đó, nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ Chính phủ không bao gồm nợ do Ngân hàng nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỷnh, thành phố trực thuộc Trung ương ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành. Thông thường, nợ nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn trong nợ Chính phủ và ODA chiếm tỷ trọng lớn trong nợ nước ngoài. Theo các tiếp cận của WB (2002), nợ công theo nghĩa rộng được hiểu là nghĩa vụ nợ của bốn nhóm chủ thể, bao gồm: nợ của Chính phủ, Trung ương và các Bộ, ban, ngành Trung ương; nợ của chính quyền địa phương; nợ của WB và nợ của các tổ 6 chức độc lập mà Chính phủ sở hữu trên 50% vốn hoặc việc quyết lập ngân sách phải được phê duyệt của Chính phủ hoặc Chính phủ là người chịu trách nhiệm trả nợ trong trường hợp tổ chức đó vỡ nợ. Theo nghĩa hẹp, nợ công bao gồm nghĩa vụ nợ của Chính phủ trung ương, các cấp chính quyền địa phương và nợ của các tổ chức độc lập được Chính phủ bảo lãnh thanh toán. Theo IMF (2010), nợ công được hiểu là nghĩa vụ trả nợ của khu vực công, bao gồm khu vực Chính phủ (Chính phủ Trung ương, chính quyền liên bang, chính quyền địa phương) và khu vực các tổ chức công (các tổ chức công phi tài chính và các tổ chức công tài chính, gồm: ngân hàng trung ương, các tổ chức nhà nước nhận tiền gửi trừ ngân hàng trung ương và các tổ chức tài chính công khác). Các tổ chức công phi tài chính có thể là các tập đoàn nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực điện tử, viễn thông,…hoặc cũng có thể là các tổ chức như bệnh viện công, trường học công,…Những tổ chức công tài chính là những tổ chức nhận hỗ trợ từ Chính phủ và hoạt động trong lĩnh vực tài chính, thực hiện nhiệm vụ nhận tiền gửi và trả lãi thuộc khu vực công, cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính, bảo hiểm hay quỹ lương hưu. Cho đến nay có nhiều cách phân loại nợ công khác nhau, theo đó: nếu phân loại theo chủ nợ thì nợ công gồm nợ trong nước và nợ nước; nếu phân loại theo thời hạn vay thì nợ công gồm nợ ngắn hạn (dưới 1 năm), trung hạn (từ 01 đến dưới 10 năm) và dài hạn (trên 10 năm); nếu phân loại theo tính chất/hình thức vay thì nợ công gồm vay thương mại từ các định chế tài chính với lãi suất thị trường; phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh hay trái phiếu chính quyền địa phương trên thị trường tài chính trong nước hoặc quốc tế và vay ưu đãi (ODA) từ chính phủ các nước khác hay từ các tổ chức quốc tế như WB, ADB,… với lãi suất ưu đãi rất thấp và thời gian ân hạn (thời gian bắt đầu trả nợ gốc) dài. Tuy nhiên, hình thức vay ưu đãi chỉ áp dụng cho những nước nghèo có thu nhập thấp. 1.1.2 Tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh sự tăng hay giảm của nền kinh tế giữa năm này so với năm trước hoặc giữa thời kỳ này so với thời kỳ trước. 7 Tăng trưởng kinh tế có thể biểu hiện bằng quy mô tăng trưởng hoặc tốc độ tăng trưởng. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự tăng lên hay giảm đi nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối, phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm của nền kinh tế giữa các năm hay các thời kỳ. Tăng trưởng kinh tế được phản ánh ở nhiều chỉ tiêu nhưng chỉ tiêu thường được sử dụng là GDP. Sự tương tác giữa các bộ phận cấu thành GDP như tiêu dùng nội địa, đầu tư, chi tiêu chính phủ, cán cân thương mại,… sẽ làm thay đổi quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Quá trình tăng trưởng thể hiện các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động, công nghệ, trình độ quản lý, quan hệ thị trường... được khai thác và sử dụng có hiệu quả cao nhất. Tăng trưởng kinh tế bao hàm cả tăng trưởng theo chiều rộng và chiều sâu, số lượng và chất lượng, ngắn hạn và dài hạn... Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã lượng hóa tác động của các nguồn lực đến chất lượng và động thái tăng trưởng thông qua các mô hình như mô hình tái sản xuất giản đơn của C.Mác, tái sản xuất mở rộng của V.I.Lênin, mô hình các giai đoạn tăng trưởng kinh tế của W.Rostow hoặc Solow... hoặc hàm sản xuất Cob Douglas. Quá trình tăng trưởng kinh tế có thể bao gồm tăng trưởng hướng nội, tăng trưởng hướng ngoại hoặc là sự kết hợp của cả hai tùy điều kiện và sự lựa chọn chiến lược của các quốc gia. 1.1.3 Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế Tokunbo và cộng sự (2007) với các nghiên cứu ban đầu của các nhà kinh tế trong những thập niên 50 và 60 đã tìm thấy một lý thuyết chung về mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Theo đó, việc chuyển giao hợp lý các nguồn lực nước ngoài (thông qua các khoản vay, viện trợ và tài trợ) tại các nước kém và đang phát triển sẽ giúp bổ sung nguồn vốn thiếu hụt trong nước và chuyển đổi nền kinh tế để tạo ra mức tăng trưởng cao hơn. Các quốc gia ở giai đoạn phát triển đầu với dung lượng vốn nhỏ sẽ có những cơ hội đầu tư với tỷ suất hoàn vốn cao hơn so với các nền kinh tế phát triển. Do vậy, chỉ cần các quốc gia này sử dụng vốn vay để đầu 8 tư sản xuất thì tăng trưởng sẽ tăng và cho phép họ thanh toán các khoản nợ vay kịp thời. Điều này cũng hàm ý rằng trong ngắn hạn tồn tại mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Nợ nước ngoài là một bộ phận quan trọng của nợ công. Do đó, hàm ý chính sách này cũng đúng với mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế. Soludo (2001) trong nghiên cứu của mình, chỉ ra rằng chu kỳ nợ có 03 giai đoạn: trong giai đoạn đầu tiên nợ phát triển để bổ sung các nguồn lực thiếu hụt trong nước; trong giai đoạn thứ hai, quá trình sử dụng nợ tạo ra thặng dư nhưng có thể không đủ bù đắp các khoản thanh toán lãi suất; trong giai đoạn thứ ba, quá trình sử dụng nợ phải tạo ra thặng dư đủ để trang trải lãi và nợ gốc. Các nghiên cứu trên chỉ mới đề cập đến mối quan hệ ngắn hạn giữa nợ và tăng trưởng kinh tế. Để giải thích toàn diện mối quan hệ lâu dài giữa nợ và tăng trưởng kinh tế, lý thuyết “Debt overhang” ra đời và được xem như một lý thuyết nền tảng. Lý thuyết này được giải thích qua đồ thị đường cong Laffer nợ. Theo Krugman (1988) định nghĩa “debt overhang” là tình trạng số tiền dự kiến chi trả nợ sẽ giảm dần khi dung lượng nợ tăng lên. Lý thuyết “debt overhang” cho rằng nếu như nợ trong tương lai vượt quá khả năng trả nợ của một nước thì các chi phí dự tính chi trả cho các khoản nợ đó sẽ kìm hãm đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, từ đó ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng. Các nhà đầu tư tiềm năng sẽ lo sợ rằng khi quốc gia sản xuất càng nhiều thì họ sẽ bị các nước đánh thuế nặng hơn để chi trả cho các khoản nợ nước ngoài, do đó các nhà đầu tư sẽ khó có thể bỏ các chi phí đầu tư hiện tại để thu về sản lượng cao hơn trong tương lai. Lý thuyết “debt overhang” còn đi đến một kết quả rộng hơn, đó là mức nợ quá cao sẽ làm giảm các ưu đãi của chính phủ cho các hoạt động cải tổ cơ cấu và tài khóa do có thể làm gia tăng áp lực trả nợ. Đồng thời, khi quy mô nợ công tăng lên, khó có thể chắc chắc rằng chính phủ sẽ viện tới những chính sách gì để giải quyết các khoản nợ phải trả. Trên thực tế, người ta cho rằng Chính phủ có thể dùng các công cụ tác động đến đầu tư để chi trả cho các khoản nợ. Đường cong Laffer nợ (Hình 1.1) cho thấy tổng nợ càng lớn sẽ đi kèm với khả năng 9 trả nợ càng giảm. Trên phần dốc lên của đường cong, giá trị hiện tại của nợ càng tăng sẽ đi cùng với khả năng trả nợ cũng tăng lên.Trên phần dốc xuống của đường cong, giá trị hiện tại của nợ càng tăng lại đi kèm với khả năng trả nợ càng giảm. Đỉnh của đường cong Laffer nợ là điểm mà tại đó sự tăng lên trong tổng nợ bắt đầu tạo ra gánh nặng cho đầu tư, cải tổ kinh tế và các hoạt động khác, điểm này có thể liên quan đến điểm mà tại đó nợ bắt đầu ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng. Do vậy, ở mức nợ hợp lí, vay nợ tăng lên sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng. Ngược lại, tổng nợ tích lũy lớn sẽ có thể cản trở tăng trưởng do tác động xấu đến tích lũy vốn sản xuất và tăng trưởng năng suất các nhân tố tổng hợp. Bên cạnh đó, môi trường chính sách của Chính phủ cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa nợ và tăng trưởng. Debt Overhang Khả năng trả nợ Dung lượng nợ Hình 1.1: Đường cong Laffer nợ (Nguồn: Catherine Pattillo, Helene Poirson and Luca Ricci, 2011. External Debt and Growth. Review of Economics and Insitutions 2 (3)) 10 Khi chưa đạt “debt overhang”, nợ công tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế, biểu hiện cụ thể: - Nợ công làm gia tăng nguồn lực cho Nhà nước, qua đó làm tăng cường nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng, tăng khả năng đầu tư đồng bộ của Nhà nước và tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế. - Huy động nợ công góp phần tận dụng nguồn tài chính nhàn rỗi trong dân cư qua đó đem lại hiệu quả kinh tế cho cả khu vực công lẫn khu vực tư., góp phần thức đẩy tăng trưởng kinh tế. - Nợ công sẽ tận dụng được sự hỗ trợ từ nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế song phương hoặc đa phương, qua đó thúc đẩy nền kinh tế đất nước tăng trưởng. Khi vượt “debt overhang”, nợ công sẽ gây áp lực lên chính sách tiền tệ, đặc biệt là từ các khoản tài trợ ngoài nước. Do đó, nếu kỷ luật tài chính của Nhà nước lõng lẻo, nợ công sẽ tỏ ra kém hiệu quả và tình trạng tham nhũng, lãng phí sẽ tràn lan nếu thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ việc sử dụng và quản lý nợ công dẫn đến tác động tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế 1.2 Tổng quan các kết quả nghiên cứu trƣớc đây 1.2.1 Các nghiên cứu của tác giả nước ngoài - Cunningham (1993) với nghiên cứu ở 16 nước đang phát triển trong giai đoạn 1971-1979 đã kết luận tổng nợ có tác động tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế và mức nợ cao sẽ làm giảm năng suất của cả lao động và nguồn vốn. - Fosu (2008) trong bài nghiên cứu với 35 nước châu Phi đã chứng minh sự tồn tại của lý thuyết “debt overhang”. - Nghiên cứu của Lin (2000) chứng minh rằng khi lãi suất thực lớn hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thì sự tích lũy nợ Chính phủ không làm gia tăng lãi suất thực; đồng thời sự gia tăng trong nợ Chính phủ sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. 11 - Một nghiên cứu khác của Lin và Sosin (2001) sử dụng dữ liệu chéo tại 77 nước để kiểm tra mối liên hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế (tính bằng GDP bình quân đầu người). Nghiên cứu chỉ ra rằng nợ nước ngoài có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế ở châu Phi, châu Mỹ La tinh và các nước công nghiệp. Tuy nhiên tác động này chỉ đáng kể ở châu Phi; đối với các nước châu Mỹ La tinh và các nước công nghiệp thì tác động này là không đáng kể. Tại châu Á và các nước đang phát triển thì mối quan hệ này là tích cực, tuy nhiên cũng không đáng kể. - Sử dụng bộ số liệu ở 93 nước đang phát triển trong giai đoạn 1969 – 1998, Catherine Pattillo (2011) đã chứng minh rằng nợ nước ngoài tác động ngược chiều đến tăng trưởng GDP bình quân đầu người khi tỷ lệ giá trị hiện tại của nợ trên xuất khẩu là 160-170% và trên GDP là 35-40%. - Alfredo Schclarek (2004) nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển và các nước công nghiệp. Nghiên cứu chỉ ra rằng, ở các nước đang phát triển mối quan hệ là tuyến tính và tiêu cực; trong khi ở các nước công nghiệp thì không có mối quan hệ hoặc mối quan hệ là phi tuyến. Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra rằng tăng trưởng không có mối quan hệ với dịch vụ nợ; điều này hàm ý rằng nợ nước ngoài có thể làm giảm tích lũy vốn, dẫn đến lấn át các hoạt động kinh tế ở các nước đang phát triển. - Với nghiên cứu số liệu dữ liệu bảng tại 45 nước đang phát triển, Adam và Bevan (2005) đã kết luận nợ cao sẽ ảnh hưởng xấu đến thâm hụt ngân sách và ngưỡng thâm hụt là 1,5% GDP. - Theo nghiên cứu của Clements và Bhattacharya (2003), Catherine Pattillo và cộng sự (2011) thì nợ có mối tương quan nghịch biến với tăng trưởng kinh tế và mối tương quan này sẽ ngày càng mạnh mẽ khi nợ đạt đến ngưỡng nhất định. - S.Malik và cộng sự (2010) sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian trong giai đoạn 19722005 kiểm tra tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế ở Pakistan. Nghiên cứu sử dụng mô hình tuyến tính kinh tế đơn giản với tăng trưởng GDP là biến phụ thuộc và nợ nước ngoài, dịch vụ nợ là biến độc lập. Nghiên cứu chỉ ra rằng 12 nợ nước ngoài và dịch vụ nợ tác động tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế ở Pakistan. - Nghiên cứu của C.Checherita và P.Rother (2010) sử dụng dữ liệu bảng ở 12 nước khu vực châu Âu đã tìm ra được mối quan hệ phi tuyến giữa nợ Chính phủ và tăng trưởng GDP bình quân đầu người. Ngưỡng nợ nằm trong khoảng 90-100% GDP. Vượt qua ngưỡng này, nợ sẽ tác động tiêu cực lên tăng trưởng GDP. Tuy nhiên nghiên cứu cũng chỉ ra rằng với một mức tin cậy thì tác động tiêu cực cũng đã xảy ra trước đây khi nợ vượt mức 70%. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nợ tác động lên tăng trưởng thông qua tiết kiệm tư nhân, tổng năng suất nhân tố, đầu tu công, lãi suất thực và danh nghĩa trong dài hạn. - Nghiên cứu của C.M.Reinhart và K.S.Rogoff (2010a,b) khai thác bộ dữ liệu chuỗi thời gian trong thời kỳ dài 200 năm của 44 nền kinh tế mới nổi và tiên tiến, qua 3.700 quan sát về nợ công để tìm ra mối quan hệ giữa mức nợ công cao, tăng trưởng và lạm phát. Dựa vào tỷ lệ nợ trên GDP của mỗi nước, nghiên cứu chia thành 04 nhóm nước: (1) nhóm nợ thấp: dưới 30%, (2) nhóm nợ trung bình: từ 30 đến 60%, (3) nhóm nợ cao: từ 60 đến 90%, (4) nhóm nợ rất cao: trên 90%. Nghiên cứu tìm ra mối quan hệ yếu giữa nợ và tăng trưởng kinh tế khi nợ ở mức bình thường. Đối với những nước có nợ khoảng 90% GDP, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình thấp hơn so với các nước ở mức nợ khác. - Nghiên cứu của Andrea F.Presbitero (2010) tại những nước đang phát triển có thu nhập thấp và trung bình trong giai đoạn 1990-2007 chỉ ra rằng nợ công tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế lên đến ngưỡng 90% GDP (debt overhang) và khi vượt qua ngưỡng này thì tác động của nó trở nên không thích hợp. Hiệu ứng phi tuyến tính này có thể được giải thích bởi các yếu tố mang tính quốc gia bởi vì “debt overhang” chỉ hạn chế sự tăng trưởng kinh tế ở các nước có các chính sách kinh tế vĩ mô mạnh và các tổ chức ổn định. - Theo nghiên cứu của Manmohan S.Kumar và Jaejoon Woo (2010) thì có mối quan hệ nghịch biến giữa nợ ban đầu và tăng trưởng tiếp theo: trung bình, 10 điểm phần trăm gia tăng trong tỷ lệ nợ so với GDP ban đầu dẫn đến sự sụt giảm 0,2 điểm 13 phần trăm mỗi năm trong tăng trưởng GDP bình quân đầu người thực hàng năm, ở các nước có nền kinh tế tiên tiến thì sự tác động nhỏ hơn (khoảng 0,15 điểm phần trăm). Nghiên cứu này đưa ra tính toán là kinh tế Mỹ năm 2013 sẽ mất 0,6 điểm phần trăm và chỉ tăng 2,3-2,8%; kinh tế tại 4 nước Hy Lạp, Italia, Bồ Đào Nha, Ireland vẫn chìm trong suy thoái và tăng trưởng thụt lùi, do tỷ lệ nợ công tại 4 quốc gia này đang chiếm 118-153% GDP. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác không thừa nhận mối quan hệ này, nhất là tại những nước có điều kiện phát hành tiền như Mỹ. Nghiên cứu do hai nhà kinh tế học Pháp tiến hành năm 2012 thậm chí đưa ra kết luận, kinh tế vẫn tăng khi tỷ lệ nợ công vượt ngưỡng 115% GDP. Joseph Gagnon (từng làm việc tại Ngân hàng Trung ương Mỹ - FED) cho rằng, tỷ lệ 90% của Rogoff và Reinhart là con số tổn thương thật sự, nhưng không có ngưỡng này tại những quốc gia kiểm soát được tiền tệ mà họ đi vay. Tỷ lệ nợ công tại khu vực đồng euro rất thấp, nhưng khu vực này vẫn nằm trong suy thoái và tăng trưởng kinh tế tiếp tục giảm 0,3% trong năm 2013. Trong đó, kinh tế Tây Ban Nha năm 2012 bị giảm 1,4%, mặc dù nợ công chỉ chiếm 77,4% GDP. (Nguồn: www.tapchitaichinh.vn). - Qua nghiên cứu bằng lý thuyết và thực nghiệm trên 101 quốc gia (75 quốc gia đang phát triển và 26 quốc gia phát triển), trong đó có Việt Nam, trong giai đoạn 1980-2008 về mối quan hệ trong dài hạn giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế, các chuyên gia kinh tế của World bank (2010) đã cung cấp một nền tảng cho sự phát triển các nghiên cứu chứng minh sự tồn tại ngưỡng nợ và ước tính ngưỡng nợ (nợ công trên GDP) cho từng quốc gia, để từ đó có những chính sách phù hợp đối phó với nguy cơ khủng hoảng nợ đang đe dọa các nước có nợ nước ngoài cao hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngưỡng nợ (debt threshold) trung bình dài hạn của nợ công so với GDP là 77% cho toàn mẫu (gồm các quốc gia đã phát triển và đang phát triển) và 64% cho các nước đang phát triển. Nếu nợ công vượt qua mức 77% thì mỗi điểm phần trăm tăng thêm trong tỷ lệ nợ công trên GDP sẽ làm mất đi 0,0174 điểm phần trăm tăng trưởng thực trung bình hàng năm. Dưới ngưỡng này, mỗi điểm phần trăm tăng thêm trong tỷ lệ nợ công trên GDP sẽ làm tăng 0,065
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất