Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ nghiên cứu đề xuất giải pháp khai thác và quản lý hệ thống cấp ...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu đề xuất giải pháp khai thác và quản lý hệ thống cấp nước cụm xã yên lộc yên cường huyện ý yên, tỉnh nam định

.PDF
82
1
92

Mô tả:

LỜI CÁM ƠN Sau quá trình thực hiện, dưới sự hướng dẫn tận tình của TS. Khương Thị Hải Yến, được sự ủng hộ động viên của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Tài nguyên nước đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp khai thá và quản lý hệ thống cấp nước cụm xã Yên Lộc- Yên Cường huyện Ý Yên , tỉnh Nam Định” Trong quá trình làm luận văn, tác giả đã có cơ hội học hỏi và tích lũy thêm được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu phục vụ cho công việc của mình. Tuy nhiên do thời gian có hạn, trình độ còn hạn chế, số liệu và công tác xử lý số liệu với khối lượng lớn nên những thiếu sót của Luận văn là không thể tránh khỏi. Do đó, tác giả rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo giúp đỡ của các thầy cô giáo cũng như những ý kiến đóng góp của bạn bè và đồng nghiệp. Qua đây tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Khương Thị Hải Yến, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cung những thông tin cần thiết cho tác giả hoàn thành Luận văn này. Tác giả xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thủy lợi, các thầy giáo, cô giáo Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước, các thầy cô giáo các bộ môn đã truyền đạt những kiến thức chuyên môn trong suốt quá trình học tập. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các cơ quan, đơn vị đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình điều tra thu thập tài liệu cho Luận văn này. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn. Xin chân thành cảm ơn./. Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2019 Tác giả 1 MỤC LỤC CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ CẤP NƯỚC TRONG NƯỚC VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ......................................................................................................6 1.1 Khái quát về tình hình cấp nước ở nước ta................................................................ 6 1.1.1 Lịch sử phát triển. ...................................................................................................6 1.1.2 Cấp nước sinh hoạt nông thôn. ...............................................................................7 1.2 TỔNG QUAN TRUNG VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU. ......................................10 2.1.1 Điều kiện tự nhiên. ............................................................................................... 10 2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội. ....................................................................................12 1.3 Nguồn nước. ............................................................................................................15 3.1.1 Nguồn nước mặt. ..................................................................................................15 3.1.2 Nguồn nước ngầm. ............................................................................................... 17 3.1.3 Đánh giá khả năng đáp ứng của nguồn nước đối với nước cấp. .......................... 17 1.4 Hiện trạng cấp nước sinh hoạt của huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. ......................... 18 4.1.1 Hiện trạng trạm xử lý nước nhà máy Yên Lộc – Yên Cường huyện Ý Yên , tỉnh Nam Định. ..................................................................................................................... 18 4.1.2 Hiện trạng mạng lưới đường ống cấp nước tập trung cụm xã Yên Lộc – Yên Cường huyện Ý Yên tỉnh Nam Định. ........................................................................................ 21 1.5 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu và các nghiên cứu trước đây liên quan đến hướng của đề tài. ....................................................................................................................... 22 CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ CÓ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC TẬP TRUNG CỤM XÃ YÊN LỘC – YÊN CƯỜNG- HUYỆN Ý YÊN- TỈNH NAM ĐỊNH. ..................................................................................................................24 2.1 Phương hướng phát triển của xã yên lộc và yên cường. .........................................24 1.2.1 Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng. ................................................................ 24 1.2.2 Định hướng phát triển không gian đô thị. ............................................................ 25 1.2.3 Định hướng phát triển cấp nước. ..........................................................................25 2.2 Tính toán nhu cầu sử dụng nước hiện tại và dự báo nhu cầu sử dụng nước trong tương lai của khu vực. ...................................................................................................26 2.2.1 Phạm vi nghiên cứu. ............................................................................................. 26 2.2.2 VÙNG PHỤC VỤ CẤP NƯỚC. ..........................................................................26 2 2.2.3 Tính toán nhu cầu sử dụng nước. ........................................................................28 2.2.4 Chế độ dùng nước................................................................................................. 31 2.3 Đánh giá khả năng làm việc của hệ thống cấp nước hiện trạng. ............................. 33 3.2.1 Mô phỏng hệ thống hiện trạng,.............................................................................33 2.4 Phân tích và lựa chọn mô hình tính toán thủy lực cho hệ thống cấp nước tập trung cụm xã yên lộc – yên cường huyện ý yên tỉnh nam định. .............................................35 4.2.1 Cơ sở lý thuyết lựa chọn mô hình tính toán thủy lực. .........................................35 4.2.2 Giới thiệu các chương trình tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước. ..................41 2.5 Giới thiệu mô hình quản lý mạng lưới hệ thống cấp nước bằng công nghệ scada. .......................................................................................................................................50 CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC TẬP TRUNG XÃ YÊN LỘC – YÊN CƯỜNG HUYỆN Ý YÊN TỈNH NAM ĐỊNH ...................................................................................................................57 3.1 Chạy mô hình. .........................................................................................................57 1.3.1 Phân tích kết quả mô hình. ...................................................................................58 Tiến hành tính toán thủy lực mạng lưới truyền tải cấp 1 của hai xãYên Lộc– Yên Cường. Kết quả kiểm tra thủy lực mạng lưới cấp nước hiện trạng với công suất mùa trung bình năm cho thấy. .................................................................................................................58 3.2 Đề xuất phương án khai thác và quản lý hệ thống cấp nước tập trung cụm xã Yên Lộc- Yên Cường huyện Ý Yên tỉnh Nam Định............................................................ 59 2.3.1 Mô phỏng các phương án. ....................................................................................59 2.3.2 Chạy mô hình. ......................................................................................................60 2.3.3 Phân tích kết quả. .................................................................................................68 2.3.4 Lựa chọn phương án khai thác và quản lý hợp lý cho hệ thống cấp nước tập trung cụm xã Yên Lộc – Yên Cường huyện Ý Yên tỉnh Nam Định. .....................................76 XÁC ĐỊNH GIÁ BÁN NƯỚC CHO TỪNG ĐỐI TƯỢNG TIÊU DÙNG NƯỚC .....78 TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ KHI NẮP ĐẶT HỆ THỐNG QUẢN TRỊ MẠNG BẰNG SCADA .......................................................................................................................... 79 KẾT LUẬN ...................................................................................................................81 KIẾN NGHỊ ...................................................................................................................81 3 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tỷ lệ người dân nông thôn dùng nước sạch theo các vùng. ........................... 8 Bảng 1.1: Cơ cấu kinh tế năm 2016 ..............................................................................12 Bảng 1.2 : Mức thu nhập bình quân đầu người / năm ...................................................12 Bảng 2.1: Dự báo dân số các xã nghiên cứu. ................................................................ 27 Bảng 2.1: Tổng hợp nhu cầu đùngùng nước 6 xã Yên Lộc , Yên Cường, Yên Phúc , Yên Nhân , Yên Thắng, Yên Trị. .......................................................................................... 30 Bảng 2.1: tổng hợp lưu lượng trong các mùa dùng nước của các giai đoạn .................33 Bảng 3.1: Tính toán dẫn số 6 xã. ...................................................................................61 Bảng 3.1: Kết quả tính toán giờ max có dùng đài – cấp nước 6 xã............................... 68 Bảng 3.2: Phân thích kết quả giờ dùng max có đài. ...................................................... 72 4 DANH MỤC HÌNH ẢNH Sơ đồ mạng lưới phân nhánh ......................................................................................... 36 Hình 4: Sơ đồ mạng lưới vòng ...................................................................................... 36 Hình 5: Sơ đồ áp lực cần thiết của công trình ............................................................... 37 Hình 6: Các thành phần vật lý trong một hệ thống phân phối nước. ............................ 45 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ CẤP NƯỚC TRONG NƯỚC VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.1 Khái quát về tình hình cấp nước ở nước ta. 1.1.1 Lịch sử phát triển. Nước là một bộ phận quan trọng trong đời sống của con người. Từ lâu trong sinh tồn và phát triển tất cả mọi người dân đều phải sử dụng các phương thức cấp nước khác nhau phục vụ cho nhu cầu ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Hiện nay rải rác trên khắp mọi miền đất nước vẫn còn tồn tại một số công trình và những dấu tích từ hàng trăm, hàng nghìn năm trước. Ngay sau ngày hoà bình lặp lại ở miền Bắc (1945), Đảng và Chính phủ đã quan tâm đến vấn đề sức khoẻ và môi trường sống của nhân dân nói chung và ở nông thôn nói riêng. Từ năm 1960 ngành Y tế đã tuyên truyền vận động mạnh mẽ nhân dân xây dựng 3 công trình Giếng nước – Nhà tắm – Hố xí. Phong trào này nhanh chóng được triển khai trong phạm vi toàn quốc vào sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất (1975) và đạt được nhiều kết quả to lớn. Hưởng ứng “Thập kỷ Quốc tế cấp nước và vệ sinh môi trường của Liên Hợp Quốc 1981 ÷ 1990”, Chương trình cung cấp nước sinh hoạt nông thôn được bắt đầu triển khai ở Việt Nam với sự giúp đỡ mạnh mẽ của Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Chương trình được thực thi ban đầu ở 3 tỉnh vùng đông bằng sông Cửu Long và mở rộng nhanh chóng trên phạm vi toàn quốc vào năm 1993. Mặc dù Chương trình đã được thực hiện 15 năm trên diện rộng nhưng kết quả đạt được còn khiêm tốn vì những hạn chế nguồn vốn (trung bình 75 tỷ hàng năm không tính phần đóng góp của người sử dụng). Trong thời gian gần đây, lĩnh vực cung cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn được Chính phủ Việt nam và nhiều tổ chức Quốc tế , Quốc gia và phi Chính phủ quan tâm. Các tổ chức Quốc tế và các Quốc gia đã và đang dành sự quan tâm quý báu cho lĩnh vực. Nhiều dự án đang được chuẩn bị và triển khai như dự án nghiên cứu chiến lược cấp 6 nước và VSMT nông thôn (Đan Mạch), dự án xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn (Ngân hàng Châu á), cấp nước nông thôn 5 tỉnh phía Bắc (Nhật). Lĩnh vực cấp nước nông thôn Việt Nam chỉ phát triển một cách tự phát và không được quan tâm đúng mức trong thời gian trước 1990. Từ những năm (1980 ÷ 1990), ở miền Trung có phong trào khuyến khích xây dựng giếng nước, nhà tắm và hố xí cho từng hộ. Kết quả là đã làm gia tăng một số lượng lớn các công trình này. Vào những năm 1980 và đầu những năm 1990, Chương trình nước sạch và VSMT nông thôn là Chương trình chủ yếu của nhà nước được UNICEF hỗ trợ mạnh mẽ, có tác dụng thúc đẩy lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn. Do vậy trong một mức độ nào đó đã phát triển khả năng cấp nước sạch nông thôn ở các tỉnh trong phạm vi toàn quốc. Hiện nay nước sạch và VSMT nông thôn đang được Chính phủ quan tâm và ưu tiên nhiều, năm 1994 Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị 200 TTg đề ra mục tiêu lớn của Nhà nước là đến năm 2000, 80% dân số được sử dụng nước sạch. Trong một quyết định mới đây, ngày 14/01/1998 Chính phủ đã đưa Chương trình Quốc gia về VSMT nông thôn là một trong 7 Chương trình Quốc gia và gần đây nhất, ngày 03/12/1998 Chính phủ ra quyết định số 237/1998/QD – TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và VSMT nông thôn. Như vậy Nhà nước đã có chú trọng vào tính bền vững lâu dài hơn và tỷ lệ phục vụ trước mắt, và có sự thay đổi chung từ cách thức cung cấp nước truyền thống sang một cách thức có hệ thống mà có tiếp cận được với các công nghệ hiện đại, phù hợp với phát triển của xã hội. 1.1.2 Cấp nước sinh hoạt nông thôn. Cấp nước sinh hoạt nông thôn là cả một quá trình lâu đời, bắt đầu từ khi con người sinh sống trên trái đất và kéo dài cho đến nay. Ở Việt Nam đại đa số các công trình cấp nước nông thôn do người dân tự làm hoặc tự đầu tư xây dựng theo những hình thức khác nhau tuỳ thuộc vào phong tục tập quán khả năng kinh tế và điều kiện tự nhiên. Những công trình cấp nước có viện trợ của nước ngoài và đầu tư hỗ trợ của Nhà nước chiếm tỷ lệ nhỏ. Mặt khác chưa có hệ thống theo dõi – giám sát trên quy mô và toàn diện vì vậy việc đánh giá chính xác tỷ lệ người dân được hưởng nước sạch là điều khó khăn. Tuy nhiên những năm gần đây một số tổ chức Quốc tế và cơ quan Việt Nam đã có những 7 cuộc điều tra, khảo sát về hiện tượng sử dụng nước sạch ở vùng nông thôn và cho biết tỷ lệ bao trùm toàn quốc và trong từng vùng kinh tế - địa lý cụ thể. Bảng 1.1: Tỷ lệ người dân nông thôn dùng nước sạch theo các vùng. Tỷ lệ % Bộ Vùng UNICEF xây Dự án Khảo sát mức nghiên cứu sông người dân dựng chiến lược Việt Nam Núi và Trung du Bắc bộ 17 17 19 37 Đồng bằng sông Hồng 37 33 38 37 Bắc Trung bộ 38 36 59 44 Nam Trung bộ 40 35 24 32 Tây Nguyên 29 18 20 35 Đông Nam bộ 30 21 23 29 Đồng bằng sông Cửu Long 48 39 34 25 TOÀN QUỐC 36 30 30 37 Tỷ lệ các loại hình cấp nước. Trong những năm qua đã có một số đánh giá tỷ lệ cấp nước theo các loại hình kỹ thuật khác nhau nhưng phần lớn trên quy mô nhỏ và chỉ tập trung ở một phạm vi nhất định vì vậy khó đại diện cho toàn quốc, thậm trí trong một vùng. Năm 1992 Tổng cục thống kê đã tiến hành khảo sát về mức sống của người dân Việt Nam, Trong đó bao gồm chỉ tiêu liên quan đến sử dụng nước sạch và vệ sinh. Năm 1997 dự án nghiên cứu chiến lược cấp nước và VSMT nông thôn do Chính phủ Đan Mạch viện trợ cũng tiến hành điều tra trên 9 tỉnh thuộc các vùng khác nhau. Các kết quả điều tra được tóm tắt theo bảng dưới đây. 8 Bảng 2 : Tỷ lệ loại hình nước kỹ thuật theo vùng ( %) Loại công nghệ Nước mưa Tổng Vùng Cấp nước bằng đường ống (nước Nước ngầm cục thống kê Nước mặt Dự án Tổng Dự án chiến lược cục chiến thống kê lược Giếng khơi Giếng khoan Tổng Tổng cục thống kê Dự án chiến lược cục thống kê Dự án chiến lược mặt và ngầm) Tổng cục nước Dự án thống kê chiến lược 2 3 0,6 1 1,3 Núi và Trung du Bắc bộ 6 5 18 22 72 70 Đồng bằng sông Hồng 26 20 12 47 55 25 4 6 Bắc Trung bộ 7 7 7 25 86 60 1 7 Nam Trung bộ 9 14 21 83 64 1 5 2 1,4 Tây Nguyên 5 19 20 79 72 2 1 0,9 12 5,7 Đông Nam bộ 1 9 5 17 74 60 7 8 Đồng bằng sông Cửu Long 21 9 58 56 9 14 11 18 TOÀN QUỐC 13 10 23 35 57 45 4 8 9 1,0 3,5 2 2 1.2 Tổng quan trung về khu vực nghiên cứu. 1.2.1 Điều kiện tự nhiên. b. Vị trí địa lý. Nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng, tỉnh Nam Định, có 2 vùng chính là vùng đồng bằng trũng và vùng đồng bằng ven biển. Ở phía Tây Bắc có một số đôì núi thấp, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, chỗ cao nhất từ đỉnh núi Gôi cao 122m, chỗ thấp nhất -3m so với mực nước biển ở vùng đồng bằng trũng huyện Ý Yên. Nam Định nằm ở phía Nam vùng đồng bằng Sông Hồng, ở tọa độ 19o54’ đến 20o40’ vĩ độ Bắc và từ 105o55’ đến 106o45’ kinh độ Đông. Nam Định tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía Bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía Nam, tỉnh Hà Nam ở phía Tây Bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía Đông. Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định. 10 Xã Yên Lộc – Yên Cường thuộc huyện Ý Yên tỉnh Nam Định. Huyện Ý Yên nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nam Định, cách thành phố Nam Định hơn 20km , phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp với tỉnh Ninh Bình, ngăn cách bởi con sông Đáy, phía Đông giáp huyện Vụ Bản, phía Nam giáp huyện Nghĩa Hưng. Trên địa bàn huyện có đường cao tốc Cầu giẽ -Ninh Bình đi qua các xã phía Tây của Huyện, Ý Yên có Sông Đáy, sông Đào chảy qua. c. Đặc điểm địa hình. Huyện Ý Yên tương đối bằng phẳng, tuy nhiên có những vùng cao thấp không đều tạo nên những vùng trũng cục bộ gây nhiều khó khăn trong việc Sản xuất. d. Đặc điểm khí hậu. Khí hậu huyện Ý Yên mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu khí hậu vùng đồng Bằng sông Hồng, là khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm 24-26oC Độ ẩm không khí tương đối cao 80-90%. Lượng mưa trung bình trong năm 1500-1600mm, lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa từ 4-9, lượng mưa chiếm 80% lượng mưa cả năm. Do lượng mưa nhiều gây ngập úng, thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau chiếm 20% lượng mưa của cả năm. e. Thủy văn nguồn nước. Huyện Ý Yên có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, với mật độ mạng lưới sông ngòi 0,7-0,9 Km/Km2. Mạng luới sông ngòi cung cấp nguồn nước dồi dào cho sinh hoạt và tưới tiêu phục vụ sản xuất. Sông ngòi được phân chia làm 2 loại, sông chính và sông đồng nội, ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các tuyến sông đồng nội với chiều dài 34km. Phân bố đều trên khắp địa bàn các xã, theo hình xương cá, rất chủ động cho việc tưới tiêu và sinh hoạt của người dân. 11 Nguồn nước mặt: do hệ thống các sông hồ , mương máng và nguồn nước mưa cung cấp. Nguồn nước sông do các sông như Sông Đào, sông Đáy ….. cung cấp. Nước mưa : lượng mưa hàng năm 1500-1600mm tập trung vào tháng 7. 8. 9 Nguồn nước ngầm : khai thác ở độ sâu 40-120m, ngoài ra còn khai thác ở độ sâu 240-350mm có trữ lượng lớn để khai thác. 1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội. a. Cơ cấu kinh tế của các xã Cơ cấu kinh tế tại các xã cũng như toàn huyện đang chuyển dịch dần theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ Bảng 1.1: Cơ cấu kinh tế năm 2016 Cơ cấu kinh tế Yên Lộc Yên Cường Nông nghiệp 35 30 Tiểu thủ công nghiệp 50 35 Dịch vụ 40 60 b. Mức thu nhập bình quân và tỷ lệ giàu nghèo. Theo số liệu thu thập từ phía UBND các xã, mức thu nhập bình quân/người/năm của các xã tính đến cuối năm 2011 được thể hiện trong bảng sau: Bảng 1.2 : Mức thu nhập bình quân đầu người / năm Chi tiêu thống kê Mức thu nhập bình quân triệu/ người/năm Yên Lộc Yên Cường 22 28 12 Hộ nghèo được đánh giá theo tiêu chí của Quyết định số 09/2014/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2014-2018 được áp dụng như sau: Hộ nghèo có thu nhập bình quân đầu người từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống. Hộ cận nghèo có thu nhập bình quân đầu người từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng. Theo thu thập số liệu từ phía UBND các xã thì tổng số hộ nghèo tại các xã tính đến năm 2014 như sau: Bảng 1.3 : Tỷ lệ hộ nghèo của các xã. Chỉ tiêu thống kê Yên Lộc Yên Cường % số hộ nghèo 2.20% 1.80% c. Dân số và tỷ lệ tăng dân số Theo số liệu thống kê tính đến cuối năm 2014 của các xã tham gia dự án có tổng số 4.7821 hộ dân, tổng số nhân khẩu là 18.938. Dân cư chủ yếu là dân tộc Kinh Bảng 1.4 : Dân số các xã Năm 2014. Chỉ tiêu thống kê Yên Lộc Yên Cường Số hộ 2349 2433 Nhân khẩu 8591 10347 d. Y tế và sức khỏe cộng đồng. Trên địa bàn mỗi xã thuộc dự án đều có 1 trạm y tế với số cán bộ từ 5 đến 10 người, khoảng 9 đến 13 giường/trạm. Mỗi trạm y tế đều có ít nhất 01 cán bộ có trình độ bác sỹ. Các hoạt động y tế hàng năm được triển khai tích cực và đồng bộ từ trên xuống các thôn xóm. Chương trình Quốc gia phòng chống các bệnh dịch như tiêu chảy cấp, cúm A 13 H5N1, H1N1, sốt xuất huyết được thực hiện tốt từ cơ sở, nhất là công tác tiêm chủng mở rộng cho các cháu. Tổ chức chặt chẽ, tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Các trạm Y tế xã còn phối hợp chặt chẽ với thú y làm công tác vệ sinh tiêu độc cả người và đàn gia súc, gia cầm, tránh lây lan các bệnh do gia súc, gia cầm là nguồn bệnh. Song song với phong trào này là công tác dân số - KHHGĐ. Công tác khám chữa bệnh thông thường và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân đã được kịp thời. Cơ sở vật chất tại các trạm y tế xã đã được đầu tư nâng cấp, đội ngũ cán bộ y tế được nâng cao trình độ chuyên môn. Bảng 8 : Thống kê các bệnh liên quan đến nước và VSMT năm 2014 Địa Điểm Tiêu chảy Lỵ Phụ Khoa Ngoài da Giun te ở TE Yên Lộc 24 8 673 46 20 Yên Cường 30 12 562 38 26 Một số bệnh thông thường kể trên với số liệu thu thập từ các trạm y tế cơ sở chưa thể mô tả hết các ảnh hưởng việc sử dụng nước chưa đảm bảo tiêu chuẩn gây ra. e. Giáo dục Sự nghiệp giáo dục đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về cơ sở vật chất lẫn chất lượng đào tạo. Đội ngũ giáo viên từng bước được tăng cường theo hướng chuẩn hóa, cơ sở vật chất trường lớp, đồ dùng giảng dạy tiếp tục được củng cố và đầu tư, từng bước đáp ứng yêu cầu của giảng dạy và học tập của học sinh. Từng xã có 01 trường Phổ thông cơ sở, 01 trường Tiểu học và 01 trường Mầm non. Bảng 9 : Tổng số trường học các cấp tại các xã. Chỉ tiêu thống kê Yên Lộc Yên Cường Trường THPT 1 1 Trường THCS 1 1 14 Trường Tiểu học 1 1 Trường Mầm non 1 1 1.2 Nguồn nước. 2.1.1 Nguồn nước mặt. Sông Nam Định ( tên khác là sông Đào ) một phân lưu của Sông Hồng và chi lưu của sông Đáy là nguồn nước cấp cho dự án này. Đoạn sông này chảy qua Nam Định dài 33Km. Lưu lượng bình quân năm là 832 m3/s, lượng nước mùa lũ (6- 9) chiếm 76 % tổng lượng nước năm, trong đó lượng nước tháng lớn nhất (8) chiếm 21 %, còn lượng nước mùa cạn (12- 5) chiếm 24 %, trong đó tháng kiệt (3) chỉ chiếm 2,1%. Trong mùa lũ, 3 tháng có mực nước trên 2 m là 7- 8- 9, cực đại vào tháng 8 đạt 2,76 m. Trong mùa cạn, 4 tháng có mực nước dưới 0,75 là 2- 3- 4- 5, tháng cực tiểu là tháng chỉ cao 0,64 m. Biên độ năm là 2,12 m. Bảng 10 : Kết quả phân tích chất lượng nước sông Nam Định năm 2016-2017 CHỈ ĐƠN KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TIÊU VỊ 12/5/2016 10/8/2016 21/12/2016 26/2/2017 1 Nhiệt độ oC 29,5 28,3 23,1 24,7 2 pH 7,95 8,15 7,61 7,86 µs/cm 159,1 162 222 157,9 µs/cm 176,6 173,7 213,1 156,3 mg/l 6,88 9,486 9,543 TT Độ 3 dẫn điện đặc trưng Độ dẫn điện riêng 5 DO 7,52 15 CHỈ ĐƠN KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TIÊU VỊ 12/5/2016 10/8/2016 21/12/2016 26/2/2017 6 COD mg/l 6 7 2 5 7 Tổng sắt mg/l 0,459 0,242 1,133 0,143 8 SiO2 mg/l 8,626 8,908 11,344 8,129 9 Cl- mg/l 2,629 0,926 2,657 1,63 10 CO3 2- mg/l 0 0 0 0 11 HCO3- mg/l 80,52 98,576 112,24 73,2 12 SO4 2- mg/l 4,744 2,045 11,027 7,07 13 Na + mg/l 2,013 2,24 3,843 2,716 14 K+ mg/l 1,076 1,041 1,005 1,042 15 Ca2+ mg/l 21,5 22,455 28,542 17,457 16 Mg2+ mg/l 3,393 3,856 5,573 4,859 mg/l 62 81 92 60 mg/l 67,66 71,95 94,22 63,6 me/l 1,468 1,562 2,076 1,416 me/l 1,493 1,685 2,145 1,393 TT 17 18 19 20 Độ kiềm toàn phần Độ cứng toàn phần Tổng ion dương Tổng ion âm 16 TT 21 CHỈ ĐƠN KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TIÊU VỊ 12/5/2016 10/8/2016 21/12/2016 26/2/2017 me/l 2,961 3,247 4,221 2,809 ion âm và me/ 0,025 0,123 ,069 0,023 Tổng lượng ion Hiệu số giữa tổng 22 tổng ion dương 2.1.2 Nguồn nước ngầm. Trữ lượng nước không lớn, một số giếng trong xã sau thời gian sử dụng, mực nước trong giếng đã hạ thấp vài mét. Chất lượng nước ngầm mạch nông còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nhiễm bẩn bề mặt tự việc tưới tiêu nông nghiệp. các giếng khoan khai thác nước sinh hoạt cũng có hàm lượng Asen vượt quá mức quy định. 2.1.3 Đánh giá khả năng đáp ứng của nguồn nước đối với nước cấp. -Nguồn nước mặt. Sông Nam Định có lưu lượng ổn định, Về mùa mưa nước sông có độ đục lớn, gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng các chất Sắt, Mangan, NH4+ , NO2đều trong giới hạn cho phép. Riêng hàm lượng cặn lơ lửng, độ đục trong nước sông lớn hơn tiêu chuẩn cho phép nhưng không nhiều. Nhìn chung, đây là con sông lớn, lưu lượng nước dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu cấp nước thô cho hệ thống cấp nước tập trung Sông chảy qua xã Yên Lộc nên rất thuận lợi cho việc đặt trạm xử lý. Hơn nữa sông luôn có dòng chảy nên nước được làm sạch tốt. -Nguồn nước ngầm. Nước ngầm ở khu vực này chỉ khai thác nước ngầm mạch nông nên chất lượng bị ô nhiễm, hàng lượng asen cao nên không phù hợp để khai thác. 17 1.3 Hiện trạng cấp nước sinh hoạt của huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. 3.1.1 Hiện trạng trạm xử lý nước nhà máy Yên Lộc – Yên Cường huyện Ý Yên , tỉnh Nam Định. Sơ đồ cấp nước của nhà máy: Nước mặt → Công trình thu và trạm bơm nước thô → Hồ sơ lắng → Trạm bơm chuyển tiếp → Ngăn phản ứng keo tụ → Bể lắng lamella( thiết bị) → Bể lọc trọng lực tự động ( Thiết bị) → Bể chứa nước sạch → Trạm bơm cấp 2 → Mạng lưới đường ống. * Công trình thu: 2 ống hút D350-ST dài 40m/ 1 ống, hệ khung lưới chắn rác 2,1x4,28 x2,1m và hệ dầm đỡ ống. * Trạm bơm nước thô, kích thước: 4,26m x 5,46m Cao trình sàn trạm bơm +5,42m, cao trình sàn thao tác +11,00m, chiều dày đáy 350mm; chiều dày thành 350mm; Phần trên ngăn đặt bơm là gian quản lý, vận hành kết cấu hệ khung, chịu lực dầm, cột, sàn sê nô thu nước kết cấu BTCT, đá 1x2 bê tông mác 200#. Máy bơm ly tâm trục ngang, công suất Q=419m3/h; H=20m; số lượng 2 bơm (1 bơm hoạt động, 1 bơm dự phòng) - Giai đoạn I (đến năm 2020) công suất 10.000 m3/ngđ máy bơm hoạt động 16h/ngày Tuyến ống nước thô, tổng chiều dài 583m, sử dụng ống HDPE và ống thép đoạn qua đê. Tuyến ống HDPE-PN8-D355, L = 452m. Tuyến ống D300-ST, L = 110m. * Hồ sơ lắng: Diện tích hồ sơ lắng là 2.542m2, mặt bằng hồ hình chữ L với kích thước: 23x57+25x70(m). Bờ hồ đắp cát đầm chặt đảm bảo K=0,95, lót vải địa kỹ thuật, bê tông lót đá 4x6 mác 100 dày 100mm, hệ số mở mái m=1:1,5, chân và mái hồ kè bằng đá hộc VXM mác 100 dày 300mm, đường quản lý quanh hồ dài 130m, bề rộng 2m, bằng bê tông đá 2x4 mác 200 dày 200mm. * Trạm bơm chuyển tiếp: 18 Kết cấu bê tông cốt thép M250. Kích thước tổng thể (2,8x7,4)m. Bê tông lót đá 4x6 mác 100 dày 100mm. Đáy dày 400mm, thành dày 300mm, sàn mái dày 150mm kết cấu bằng BTCT đá 1x2, mác 250. Giai đoạn I (đến năm 2020) công suất 10.000 m3/ngđ, lắp đặt 2 máy bơm chìm với thông số Q = 250 m3/h; H = 15 m, (1 máy hoạt động, 1 máy dự phòng). * Thiết bị trộn tĩnh học (2 modul): Lắp đặt 2 modul thiết bị, kích thước DxL= 350mmx1500mm, vật liệu chế tạo inox 304 đảm bảo hòa tan hóa chất vào nước. * Thiết bị phản ứng keo tụ kết hợp lắng lamen: Tính toán cho giai đoạn 2020 với công suất 6000m3/ngđ, lắp đặt 3 modul thiết bị, các thông số kỹ thuật của 1 modul như sau: Kết cấu bằng thép SS400 sơn phủ Epoxy Internation và xử lý bề mặt. Bể hình chữ nhật Kích thước LxBxH: 7mx2,8mx7,25m. Đồng bộ cùng hệ thống đệm lắng lamenla. Chủng loại đệm lắng: ống lắng block thành khối kích. thước 1500x1000x500 mm, Chiều dài ống lắng: 1500mm, đường kính lục giác ống lắng: 35mm, góc nghiêng ống lắng bằng 600 * Bể lọc nhanh trọng lực tự động: Tính toán cho giai đoạn 2020 với công suất 6000m3/ngđ. Lắp đặt 3 modul thiết bị, các thông số kỹ thuật của 1 modul như sau: Kết cấu bằng thép SS400 sơn phủ Epoxy Internation và xử lý bề mặt. Bể hình tròn kích thước DxH: 3400mmx4500 mm. Đồng bộ cùng hệ thống kết hợp 2 xi phông điều chỉnh tốc độ rửa ngược. Tất cả cụm bể phản ứng keo tụ kết hợp lắng lamen, bể lọc nhanh trọng lực kiểu tự rửa được đặt trên bệ đặt thiết bị bằng BTCT M250, mỗi bệ kích thước 13,8mx4,8m, được bảo vệ bằng nhà bao che bằng cột thép, mái lợp tôn. 19 * Bể chứa nước sạch: Bể chứa được xây dựng hình chữ nhật với kích thước AxBxH = kích thước tim bể (20,3x20,3x4,5)m, đặt nửa chìm nửa nổi. Móng đệm cát vàng hạt trung, đầm chặt k=0,9. Kết cấu bể bằng bê tông cốt thép đá 1x2, mác 250. Đáy dày 400mm, thành dày 300mm, sàn mái dày 250mm. * Trạm bơm cấp II + nhà hóa chất: Kích thước tim (20,7x4,5x3,6)m kết cấu khung bê tông chịu lực. Dầm móng, giằng, mái bằng BTCT đá 1x2 mác 200. Móng xây gạch đặc VXM mác 75, tường xây gạch chỉ VXM mác 50 Trong trạm bơm lắp đặt bơm nước sạch, đảm bảo công suất giai đoạn năm 2020: 02 máy bơm nước sạch Q= 317 m3/h, H=50m, giờ dùng nước max chạy 01 máy, 01 máy dự phòng, mỗi máy bơm lắp đặt với 1 máy biến tần. Trạm bơm được lắp dầm pa lăng chạy điện P =1 tấn. * Bể lắng bùn: Kích thước bể AxBxH=24,4mx10mx2m. Lót cát vàng dày 200mm (k=0,9); Đáy, thành bể kè bằng đá hộc VXM mác 100 dày 300mm Các công trình phụ trợ khác: * Nhà hành chính: Xây dựng một nhà điều hành 2 tầng có kích thước A x B = (13,2 x 6,4) m. Kết cấu khung, cột, dầm, sàn bằng BTCT 200#, tường xây gạch 75#, VXM50#, chống nóng bằng mái lợp tôn.. Chiều cao nhà tầng 1 là 3,6m; tầng 2 là 3,5m. * Nhà kho: Kích thước mặt bằng 12,0m x 5,22m. Chiều cao nhà 3,6m. Kiểu nhà khung BTCT chịu lực. Tường xây bằng gạch vữa xi măng mác 50, mái bằng, sàn, dầm, giằng, móng bê tông cốt thép mác 200 đá 1x2. Mái chống nóng bằng hệ xà gồ thép, lợp tôn. * Xây dựng cổng tường rào: Tường rào xây gạch mác 75# VXM mác 50#, tường rào dùng giằng tường BTCT M200. Móng tường rào xây đá hộc VXM mác 50#. Mặt trước 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan