Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vận hành cho hệ thống cấp nước huyện kế sách, tỉnh sóc trăng

.PDF
109
1
116

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI NGUYỄN QUỐC VINH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VẬN HÀNH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHO HỆ THỐNG CẤP NƯỚC HUYỆN KẾ SÁCH TỈNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. HỒ CHÍ MINH – 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI NGUYỄN QUỐC VINH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VẬN HÀNH CHO HỆ THỐNGLUẬN CẤP NƯỚC HUYỆN VĂN THẠC SĨ KẾ SÁCH TỈNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. KHƯƠNG THỊ HẢI YẾN TP. HỒ CHÍ MINH – 2019 LỜI CAM ĐOAN Họ và tên: NGUYỄN QUỐC VINH Ngày sinh: 30/04/1983 Cơ quan công tác: Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Sóc Trăng. Tác giả đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vận hành cho hệ thống cấp nước huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng” Học viên lớp cao học: 25CTN12-CS2 Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng Mã số: 17813051 Tôi xin cam đoan công trình này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân học viên dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Khương Thị Hải Yến. Tất cả các nội dung tham khảo đều được trích dẫn nguồn đúng theo quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung và lời cam đoan này. Học viên thực hiện luận văn Nguyễn Quốc Vinh i LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sỹ với đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vận hành cho hệ thống cấp nước huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng” được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Khương Thị Hải Yến. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô Bộ môn Cấp Thoát nướcTrường Đại học Thủy lợi, đặc biệt là TS. Khương Thị Hải Yến. Cô đã tận tình hướng dẫn, bổ sung cho em những kiến thức quý báu về ứng dụng các mô hình thủy lực chuyên ngành cấp nước từ lý thuyết đến thực tiễn đã giúp em hoàn thành đề tài luận văn. Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý lãnh đạo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Sóc Trăng đã tạo điều kiện cho em thu thập những dữ liệu quan trọng và số liệu cần thiết để em có thể hoàn thành đề tài này. Với những nỗ lực và cố gắng của bản thân trong quá trình thực hiện đề tài cũng khó tránh khỏi những sai sót và khuyết điểm trong quá trình thực hiện luận văn. Chính vì vậy những ý kiến đóng góp từ Thầy Cô và kiến thức được trang bị trong quá trình học tập tại Trường sẽ là nền tảng, hành trang quý báu giúp em hoàn thiện hơn chuyên môn nghiệp vụ phục vụ công tác tại đơn vị góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của Đơn vị về thực hiện việc cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Em xin chân thành cảm ơn. TP.HCM, ngày tháng năm 2019 Học viên thực hiện Nguyễn Quốc Vinh ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. I LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................II MỤC LỤC ....................................................................................................................... III DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................. VI DANH MỤC BẢNG BIỂU ...........................................................................................VII DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... VIII PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài: ..............................................................................................1 2. Mục tiêu của Đề tài: ......................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................2 4. Nội dung nghiên cứu......................................................................................................2 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: ...............................................................3 5.1 Cách tiếp cận: ..............................................................................................................3 5.2 Phương pháp nghiên cứu: ...........................................................................................3 5.3 Phương pháp kế thừa: .................................................................................................3 5.4 Phương pháp thống kê: ...............................................................................................3 5.5 Phương pháp đánh giá nhanh: ...................................................................................4 5.6 Phương pháp phỏng vấn: ........................................................................................4 6. Kết quả dự kiến đạt được: ............................................................................................4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VẬN HÀNH HỆ THỐNG CẤP NƯỚC .............................................................................................................................................5 1.Tổng quan về khu vực nghiên cứu ................................................................................5 iii 1.1 Vị trí địa lý....................................................................................................................5 1.2 Kinh Tế - Chính Trị ....................................................................................................6 2. Giới thiệu điều kiện tự nhiên về khu vực nghiên cứu ................................................7 2.1 Hiện trạng cơ sở hạ tầng hệ thống cấp nước ở Chi nhánh cấp nước Kế Sách: .....7 2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống cấp nước ở Chí nhánh cấp nước Kế Sách .......12 2.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý ........................................................................................12 2.2.2 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hệ thống cấp nước ở Chi nhánh cấp nước Kế Sách ................................................................................................................13 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ VẬN HÀNH HỆ THỐNG CẤP NƯỚC HUYỆN KẾ SÁCH–TỈNH SÓC TRĂNG...............................18 2.1 Cơ sở lý thuyết ...........................................................................................................18 2.1.1 Khái niệm chung về hệ thống cấp nước .............................................................18 2.1.2 Các yêu cầu cơ bản của hệ thống cấp nước nông thôn. ....................................19 2.1.3 Quản lý kỹ thuật hệ thống cấp nước ...................................................................21 2.2 Giới thiệu về Phần mềm EPANET để ứng dụng trong việc mô phỏng mạng lưới cấp nước ........................................................................................................................24 2.3 Giới thiệu mô hình quản lý cấp nước thông minh thông qua kết nối hệ thống Scada: ................................................................................................................................24 2.4 Giới thiệu mô hình trong hạng mục khu xử lý nước: ............................................33 2.4.1 Mô hình kỹ thuật khu xử lý nước .......................................................................33 2.4.2 Mô hình kỹ thuật mạng lưới đường ống cấp nước: ..........................................38 2.5 Xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý cấp nước .......45 2.5.1 Xã hội hóa công tác quản lý cấp nước nông thôn .............................................45 2.5.2 Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý cấp nước nông thôn ........47 2.6 Cơ sở thực tiễn ...........................................................................................................52 2.6.1 Kinh nghiệm quản lý hệ thống cấp nước trên thế giới ......................................52 iv 2.6.2 Kinh nghiệm quản lý hệ thống cấp nước ở Việt Nam .......................................56 2.7 Yêu cầu hệ thống mới ................................................................................................64 2.8 Tính thực tiễn của đề tài ...........................................................................................65 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HỆU QUẢ QUẢN LÝ VẬN HÀNH HỆ THỐNG CẤP NƯỚC HUYỆN KẾ SÁCH, TỈNH SÓC TRĂNG ...........66 3.1. Đề xuất các giải pháp quản lý kỹ thuật cho hệ thống cấp nước huyện Kế sách, tỉnh Sóc Trăng ..................................................................................................................66 3.1.1 Giải pháp kỹ thuật khu xử lý nước. ....................................................................66 3.1.2 Ứng dụng Phần mềm EPANET để mô phỏng thủy lực cho hệ thống mạng lưới cấp nước phục vụ trong công tác quản lý kỹ thuật huyện Kế Sách: ..........................70 3.1.3 Ứng dụng Bơm biến tầng vào hệ thống cấp nước huyện Kế Sách: ..................79 3.2 Đề xuất giải pháp quản lý nhân sự...........................................................................82 3.3 Đề xuất giải pháp về đào tạo năng lực .....................................................................83 3.4 Đề xuất giải pháp về cơ chế chính sách nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng ...........................................................................................................................................84 3.5 Đề xuất giải pháp chống thất thu: ............................................................................85 KẾT LUẬN ......................................................................................................................87 1. Các kết luận ..................................................................................................................87 2. Kiến nghị ......................................................................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................90 v DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Vị trí địa lý Chi nhánh cấp nước Kế Sách Hình 1.2: Khu vực Trạm cấp nước huyện Kế Sách Hình 1.3: Cụm xử lý, Bể chứa, Bể lắng, Lọc Hình 1.4: Bể lắng bùn, hố lắn bùn Hình 1.5: Nhà Bơm hóa chất, máy khuấy dung dịch Clor, Bơm cấp I, Bơm cấp 2, Bơm giếng, Bơm rửa lọc Hình 2.1. Mô phỏng thủy lực Epanet cho mạng lưới cấp nước Hình 2.2. Cấu hình các thành phần cơ bản của hệ thống Scada Hình 2.3. Sơ đồ phân cấp của một hệ thống Scada Hình 2.4. Lưu đồ trao đổi thông tin giữa các cấp trong hệ thống Scada Hình 2.5. Sơ đồ dây truyền công nghệ HTCN sử dụng nước ngầm Hình 2.6. Dàn phun mưa tự nhiên kết hợp bể lắng đứng Hình 2.7. Bể Lắng đứng Hình 2.8. Bể lọc nhanh Hình 2.9. Đài nước Hình 2.9.1. Sơ đồ một hệ thống có lắp đặt máy biếng tầng Hình 2.9.2 Biến tầng máy bơm nước Hình 2.9.3. Đập ngăn nước biển tại Singgapore Hình 2.9.4. Khu nhà máy xử lý nước NEWATER tại Singgapore Hình 3.1. Giếng khoan đường kính lớn Hình 3.2. Tháp làm thoáng kết hợp bể lắng Hình 3.3. Bể Lắng đứng Hình 3.4 Sơ đồ hiện trạng mạng lưới đường ống cấp nước chi nhánh huyện Kế Sách vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Các công trình CNTT tại Chi nhánh cấp nước huyện Kế Sách Bảng 2.1. Thông số kỹ thuật của Đài nước Bảng 3.1. Thông số lưu lượng vận hành của các hệ thống Trạm – Hệ cấp nước huyện Kế Sách Bảng 3.2. Kết quả tính toán thủy lực đoạn ống trong giờ dùng nước lớn nhất Bảng 3.3. Kết quả tính toán áp lực tại các nút vào giờ dùng nước lớn nhất Bảng 3.4. Kết quả tính toán áp lực tại các nút vào giờ dùng nước lớn nhất Bảng 3.5. Thống kê chỉ số tiêu thụ định kỳ của huyện Kế Sách vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT HTCN: Hệ thống cấp nước UBND: Ủy ban nhân dân NN: nhà nước KH: Khách hàng NMN: Nhà máy nước CLDV: Chất lượng dịch vụ HTQLCL: Hệ thống quản lý chất lượng KH – CN: Khoa học – công nghệ XDCB: Xây dựng cơ bản NS&VSMT: Nước sạch và vệ sinh môi trường VSCC: Vệ sinh công cộng XHCN: Xã hội chủ nghĩa XHH: Xã hội hóa TNMT: Tài nguyên môi trường viii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong những năm gần đây, Chính phủ đã ban hành một số văn bản pháp luật nhằm chuẩn hóa dần bộ máy tổ chức và cải cách cơ chế quản lý cho phù hợp cho thời kì đổi mới. Song trên thực tế, những mô hình quản lý và chính sách hiện hành liên quan đến vấn đề quyền sở hữu, những phát sinh trong quá trình cổ phần hóa, tính tự chủ và trách nhiệm của các Trung Tâm cấp nước vẫn chưa được hoàn thiện. Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của một quốc gia. Trong đó, hệ thống cấp nước góp phần quan trọng đối với đời sống và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù kết quả hoạt động của các trung tâm cấp nước được xem là khả quan nhưng vẫn chưa phát huy hết công suất, tỷ lệ thất thu, thất thoát vẫn còn cao. Về thực trạng cấp nước thì phần lớn các Trung Tâm cấp nước đều kế thừa mạng lưới có tính lịch sử, dữ liệu đường ống không đầy đủ và có nguồn lực hữu hạn trong đầu tư nên tỷ lệ thất thoát vẫn còn khá cao. Theo báo cáo của các phòng chuyên môn trong những năm gần đây tỷ lệ thất thoát nước tính trung bình hàng năm của các chi nhánh cấp nước trực thuộc Trung Tâm nước sạch và Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn Sóc Trăng là 21%. Do vậy, công tác giảm nước thất thoát, thất thu là một chủ đề lớn của hầu hết các Trung Tâm cấp nước tỉnh, thành phố hiện nay. Sóc Trăng là một trong những vùng kinh tế đặc biệt của đồng Bằng sông cửu Long. Vì thế trong thời gian qua, hệ thống cấp nước sạch ở đây đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng và cải tạo. Rất nhiều dự án đã và đang được triển khai. Trong các công trình đó, cần phải kể đến là Chi nhánh cấp nước Kế Sách ở huyện Kế Sách trực thuộc Trung Tâm Nước Sạch Và Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn Sóc Trăng. Tổng công suất của chi nhánh là 5.600 m3/ngày đêm, gồm có 09 Trạm và 04 Hệ cung cấp nước cho các khu vực trung tâm của 08 xã và trãi dài qua các khu vực dân cư ở vùng nông thôn trên địa bàn với tổng chiều dài tuyến ống cấp nước là 287,7 km cung cấp nước cho khoản trên 9.685 hộ dân. Những năm vừa qua, Chi nhánh cấp nước Kế Sách đã nhiều lần thay đổi về mặt quản lý, 1 kinh phí đầu tư cho quản lý mạng lưới còn gặp nhiều khó khăn, nguồn nhân lực chuyên môn còn hạn chế nên công tác vận hành và quản lý hệ thống chưa đạt được kết quả như mong muốn. Với mục tiêu lâu dài là nâng cao hiệu quả quản lý, mở rộng quy mô quản lý hệ thống mạng lưới cấp nước. Vì vậy cần phải từng bước phát triển khoa học kỹ thuật, tăng cường ứng dụng công nghệ mới, từng bước hiện đại hóa hệ thống cấp nước nhằm phục vụ công tác quản lý hệ thống cấp nước một cách có hiệu quả, tiết kiệm chi phí quản lý và đầu tư. Đó là lí do tôi chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vận hành cho hệ thống cấp nước huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng” nhằm tạo tiền đề cho việc xem xét, giải quyết các vấn đề về nâng cao quản lý hiệu quả hệ thống cấp nước. 2. Mục tiêu của Đề tài: Đánh giá toàn diện thực trạng hệ thống cấp nước huyện Kế Sách. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vận hành hệ thống cấp nước huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội huyện Kế Sách; mạng lưới truyền dẫn nước sạch đang hoạt động tại huyện Kế Sách do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Sóc Trăng quản lý. Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống cấp nước huyện Kế Sách, Tỉnh Sóc Trăng. Phân tích, nhận định và đánh giá thực trạng để tìm ra giải pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống cấp nước cho Chi nhánh cấp nước Kế Sách. 4. Nội dung nghiên cứu Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu những nội dung sau: + Nội dung 1: Thu thập thông tin, phân tích và đánh giá hiện trạng cấp nước tại Chi nhánh cấp nước Kế Sách + Nội dung 2: Tìm hiểu các giải pháp về kỹ thuật phương pháp quản lý hiệu quả phù hợp 2 với hệ thống cấp nước huyện Kế sách, tỉnh Sóc Trăng. + Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống cấp nước. 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: 5.1 Cách tiếp cận: Tiếp cận thực tiễn: Đi trực tiếp khảo sát, nghiên cứu, thu thập số liệu. Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý phù hợp với thực tiễn của Chi nhánh cấp nước Kế Sách. Tiếp cận đa mục tiêu và bền vững: Các giải pháp mà đề tài đưa ra xem xét thì nguyên lý phát triển bền vững luôn được đặt lên hàng đầu và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. 5.2 Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập và đánh giá thông tin; - Phương pháp phân tích, tổng hợp; - phương pháp quản lý hiệu quả, các giải pháp về kỹ thuật - Phương pháp kế thừa - Phương pháp thống kê và xử lý số liệu; - Phương pháp đánh giá nhanh - Phương pháp phỏng vấn 5.3 Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả của các đề tài, dự án trước đó để tổng hợp thông tin đưa vào cơ sở dữ liệu đầu vào phục vụ cho luận văn. 5.4 Phương pháp thống kê: Thu thập, tổng hợp, phân tích và thống kê các số liệu về điều kiện tự nhiên – kinh tế văn hóa – xã hội của Huyện Kế sách, Tỉnh Sóc Trăng. 3 5.5 Phương pháp đánh giá nhanh: Thông qua việc khảo sát đo đạc thực tế tại hiện trường, đánh giá khái quát và chi tiết các yếu tố tác động đến việc quản lý và vận hành hệ thống cấp nước. 5.6 Phương pháp phỏng vấn: Trong thời gian thực hiện đề tài, tiến hành tham khảo ý kiến của các nhà quản lý và nhân viên trong Trung Tâm Nước Sạch Và Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn Sóc Trăng. - Ngoài ra, sử dụng phương pháp phân tích, nhận định và đánh giá thực trạng để tìm ra giải pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống cấp nước cho Chi nhánh cấp nước Kế Sách. 6. Kết quả dự kiến đạt được: Đánh giá được thực trạng của hệ thống cấp nước huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Nâng cao năng lực quản lý, vận hành hệ thống cấp nước huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Giảm dần tỷ lệ thất thoát nước của hệ thống cấp nước huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng từ 21% xuống còn 15%, đồng thời giảm bớt chi phí vận hành mang lại hiệu quả kinh tế. Nâng cao chất lượng nước đầu ra theo Chất lượng sản phẩm QCVN 01-1:2018 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch phục vụ mục đích sinh hoạt. Góp phần thực hiện đạt chỉ tiêu 17.1 về cung cấp nước sạch, một trong những tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. 4 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VẬN HÀNH HỆ THỐNG CẤP NƯỚC 1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 1.1 Vị trí địa lý Hình 1.1 Vị trí địa lý huyện Kế Sách 5 Huyện Kế Sách nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Sóc Trăng. Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh (qua sông Hậu); phía nam giáp huyện Châu Thành và huyện Long Phú, phía tây giáp tỉnh Hậu Giang, và có sông Hậu chảy ngang qua ở phía tây bắc, được chia làm 13 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn: Kế Sách, An Lạc Thôn và 11 xã: Thới An Hội, An Lạc Tây, An Mỹ, Ba Trinh, Đại Hải, Kế An, Kế Thành, Nhơn Mỹ, Phong Nẫm, Trinh Phú, Xuân Hòa. Huyện Kế Sách nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu, thời tiết mang nét đặc trưng của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt cao. Điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của huyện màu mỡ rất thích hợp cho xây dựng nền nông nghiệp có chất lượng cao. Đặc biệt là với diện tích mặt nước lớn, môi trường sinh thái tốt rất phù hợp cho nuôi trồng nhiều loại thủy hải sản đặc sản (cả nước ngọt, lợ và mặn). Lợi thế này sẽ đáp ứng nhu cầu phục vụ nguyên liệu nông, lâm, thủy sản cho các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, với hệ sinh thái tự nhiên đa dạng, không khí trong lành kết hợp với các điểm du lịch như Cồn Mỹ Phước nằm gần cuối hạ lưu sông Hậu, thuộc địa phận xã Nhơn Mỹ, Huyện có hệ thống giao thông đường sông, biển thuận lợi với 2 cửa sông lớn ra biển Đông là Trần Đề và Định An, Cảng Cái Côn đảm bảo cho nhu cầu vận tải lớn, chi phí rẻ và tính an toàn cao. 1.2 Kinh Tế - Chính Trị Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội huyện Kế Sách có nhiều thành tựu mới, hệ thống trường lớp, cơ sở y tế, các thiết chế văn hóa được đầu tư nâng cấp và xây dựng; nhu cầu về học hành, chữa bệnh, đi lại, vui chơi giải trí của người dân được nâng lên; các chính sách an sinh xã hội luôn được thực hiện đầy đủ, kịp thời… An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội giữ vững ổn định. Hệ thống chính trị được kiện toàn và phát huy hiệu quả hoạt động; về tiềm năng, Kế Sách có mối quan hệ chặt chẽ trong phát triển kinh tế - xã hội với các huyện Long Phú, Châu Thành của tỉnh Sóc Trăng và một số huyện lân cận của tỉnh Trà Vinh. Đặc biệt, tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ Nam sông Hậu là những kết nối quan trọng giữa huyện với các khu công nghiệp lớn của tỉnh như: Đại Ngãi, An Nghiệp và kết nối với khu công nghiệp Hưng Phú của Thành phố Cần Thơ… Đây sẽ là động lực, mở ra hướng phát triển mới cho kinh tế của huyện trong tương lai, cả về cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và thu hút du khách nghỉ dưỡng. Huyện có diện tích 6 352,8761 km², dân số 159.562 người, mật độ dân số đạt 452 người/km². Thu nhập bình quân đầu người gần 30 triệu đồng/năm 2. Giới thiệu điều kiện tự nhiên về khu vực nghiên cứu Trên địa bàn huyện có 2 hướng gió chính: gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Tốc độ gió trung bình 2m/s. Mỗi năm bình quân có trên 30 cơn giông và lốc xoáy, gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống. Các yếu tố khí hậu thời tiết bất lợi và thiên tai có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 26,8 0C. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 37,8 0C (vào tháng 4 hàng năm); nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 16,2 0C (vào tháng 12 – 1 hàng năm). Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm là 2.342 giờ, bình quân 6,5 giờ/ngày. Trong năm, khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình là 1.846 mm; lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, trong mùa mưa lượng mưa chiếm trên 90% tổng lượng mưa cả năm, tổng số ngày mưa trung bình là 136 ngày/năm. 2.1 Hiện trạng cơ sở hạ tầng hệ thống cấp nước ở Chi nhánh cấp nước Kế Sách: Hình 1.2 Khu Trạm cấp nước huyện Kế Sách 7 Xây dựng khu xử lý trên khuôn viên trạm với các hạng mục: Công nghệ toàn trạm – trạm bơm cấp 1; Cụm xử lý (bể chứa nước sạch, bể lắng, bể lọc); Hồ lắng bùn cặn; Nhà quản lý điều hành; Trạm bơm nhà hóa chất; Hàng rào – sân – thoát nước – đường nội bộ. + Khu Nhà quản lý điều hành Nhà cấp 4 gồm 4 gian phòng và 1 hành lang. Các phòng bao gồm: phòng tiếp khách và làm việc, phòng nghỉ, phòng bếp, vệ sinh. Tổng kích thước toàn bộ nhà 5,8m x 7,5m = 43.5m2. Móng và cột nhà có kết cấu bằng BTCT mác 200, tường xây gạch ống trát vữa xi măng, sơn nước, mái lợp tôn. Hình 1.3 Cụm xử lý: Bể chứa – lắng – lọc 8 Xây dựng cụm lắng – lọc – bể chứa bao gồm 1 bể lắng, 2 bể lọc nằm trên bể chứa nước sạch bằng bê tông cốt thép, bể chứa nước sạch có kết cấu bằng bê tông cốt thép mác 250 đổ tại chỗ và được đặt âm một phần trong đất, dung tích bể thiết kế 160m3. Kích thước xây dựng 6,5m x 10,0m = 65,0m2. Nhiệm vụ : Nơi chứa nước + cặn thoát ra từ quá trình rửa ngược, súc bồn lắng và bể lọc. Tách bùn trong nước bằng quá trình lắng trọng lực. Kích thước: 7,7m x 11,0m = 84,7m2. Hình 1.4 Hồ lắng bùn Được xây dựng trên diện tích đất 6,0m  14,0m = 84,0m2 bao gồm các phòng bơm cấp 2 và phòng hóa chất. 9 Hình 1.5 Nhà trạm bơm và hóa chất Máy khuấy dung dịch Clor; N=0,75kW. + Bơm cấp I: 02 bơm chìm 3 pha 3x380; Q = 30m3/h, H = 15m; N = 3,8kW. Bơm đa tầng trục rời, bánh xe, guồng, guồng bằng gang. Trong đó có 01 bơm hoạt động và 01 bơm dự phòng. + Bơm cấp II: 02 bơm ly tâm trục đứng 3 pha 3x380; Q = 45m3/h ; H = 30m; N = 7,5Kw. Bơm ly tâm trục đứng, đơn tầng trục rời, cánh quạt đồng, trục thép không rỉ, guồng bằng gang. Trong đó có 1 bơm hoạt động và 1 bơm dự phòng. + Bơm định lượng hoá chất Clor Q = 80 - 90 l/h; H = 5 m; P = 200W. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan