Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quả...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý giảm nước thất thoát thất thu tại công ty cổ phần cấp nước nhà bè

.PDF
114
1
60

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIẢM NƯỚC THẤT THOÁT THẤT THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚCNHÀ BÈ Học viên cao học : TRẦN CAO HIỂN Lớp : 25CTN11-CS2 Mã số học viên : 17816005 Chuyên ngành : Kỹ thuật cơ sở hạ tầng Mã số : 60580210 Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. ĐOÀN THU HÀ Bộ môn quản lý : Cấp thoát nước Tp.HCM, tháng 01 năm 2019 Trường Đại học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ LỜI CAM ĐOAN Họ và tên : TRẦN CAO HIỂN Ngày sinh : 28/01/1988 Cơ quan công tác : Công ty Cổ phần cấp nướcNhà Bè Tác giả đề tài : Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý giảm nước thất thoát thất thu tại Công ty cổ phần cấp nướcNhà Bè Học viên lớp cao học : 25CTN11 – CS2 Chuyên ngành : Kỹ thuật cơ sở hạ tầng Mã số : 60580210 Tôi xin cam đoan công trình này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân học viên dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đoàn Thu Hà. Công trình này chưa được công bố lần nào. Tất cả các nội dung tham khảo đều được trích dẫn nguồn đầy đủ và đúng theo quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung và lời cam đoan này. Học viên thực hiện Trần Cao Hiển Trường Đại học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô trong Khoa Cấp Thoát Nước - Trường Đại học Thủy lợi, đặc biệt là PGS.TS. Đoàn Thu Hà đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập tại trường giúp em hoàn thành đề tài luận văn. Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến phía Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV và Công ty cổ phần cấp nước Nhà Bè đã cung cấp và tạo điều kiện cho em thu thập những dữ liệu quan trọng và số liệu cần thiết cũng như những thông tin hữu ích để em có thể hoàn thành đề tài này. Với những nỗ lực và cố gắng của bản thân trong quá trình thực hiện đề tài cũng khó tránh khỏi những sai sót và khuyết điểm trong quá trình thực hiện luận văn. Chính vì vậy những ý kiến đóng góp từ Thầy Cô và kiến thức được trang bị trong quá trình học tập tại Trường sẽ là nền tảng, hành trang quý báu giúp em hoàn thiện hơn chuyên môn nghiệp vụ phục vụ công tác tại đơn vị góp phần hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, cung cấp nước sạch an toàn, liên tục, chất lượng phục vụ nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Công ty cổ phần cấp nước Nhà Bè nói riêng. Em xin chân thành cảm ơn. Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng Học viên thực hiện Trần Cao Hiển năm 2019 Trường Đại học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ MỤC LỤC Trang DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... xi PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 2 4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 2 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 2 6. Kết quả dự kiến đạt được ........................................................................................ 3 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIẢM NƯỚC THẤT THOÁT THẤT THU ........................................................................... 4 1.1. Tổng quan về các giải pháp kỹ thuật giảm thất thoát nước đã thực hiện trong nước và trên thế giới ................................................................................................................. 4 1.1.1 Tổng quan chung về thất thoát nước .............................................................. 4 1.1.2 Giải pháp thực hiện tại các đơn vị trong nước ............................................... 5 1.1.2.1 Di dời đồng hồ nước ra ngoài khuôn viên bất động sản..................... 5 1.1.2.2 Quản lý điểm rò rỉ............................................................................... 6 1.1.2.3 Đồng bộ vật tư thiết bị cấp nước ........................................................ 9 1.1.3 Các giải pháp thực hiện trên thế giới ........................................................... 10 1.2. Tổng quan về hiện trạng khu vực nghiên cứu ...................................................... 12 1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................... 12 1.2.2 Cơ cấu tổ chức, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần cấp nước Nhà Bè .......................................................................................................... 13 1.2.3 Giới thiệu chung về mạng lưới cấp nước Công ty cổ phần cấp nước Nhà Bè đang quản lý................................................................................................................... 15 1.2.3.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ..................................................... 15 Học viên: Trần Cao Hiển - CTN11-CS2 Page i Trường Đại học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ 1.2.3.2 Hiện trạng hạ tầng cơ sở kỹ thuật ................................................... 20 1.2.4 Thực trạng công tác quản lý giảm nước thất thoát thất thu ......................... 22 1.2.4.1 Mạng lưới cấp nước ......................................................................... 22 1.2.4.2 Tình hình thực hiện giảm nước thất thoát thất thu .......................... 26 1.2.4.3 Những giải pháp quản lý giảm nước thất thoát thất thu .................. 27 1.2.4.3.1 Mô hình Caretaker ................................................................. 27 1.2.4.3.2 Cải tạo mạng lưới cấp nước................................................... 28 1.2.4.3.3 Quản lý áp lực bằng Data logger ........................................... 28 1.2.5 Đánh giá chung ........................................................................................... 29 Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN ĐỂ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VỀ GIẢM NƯỚC THẤT THOÁT THẤT THU .......................................... 33 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Vai trò của công tác quản lý giảm nước thất thoát thất thu ........................... 33 2.1.2 Giới thiệu phần mềm thủy lực ....................................................................... 33 2.1.2.1 Giới thiệu phần mềm thủy lực Epanet .................................................... 33 2.1.2.2 Giới thiệu phần mềm thủy lực Watergems ............................................. 34 2.1.2.3 So sánh tính năng phần mềm thủy lực.................................................... 38 2.1.3 Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống ................................................................... 41 2.1.3.1 Tích hợp GIS và mô hình thủy lực trong quản lý đường ống cấp nước .. 41 2.1.3.2 Kết quả tích hợp GIS và mô hình thủy lực .............................................. 42 2.1.4 Các thành phần vật lý và phi vật lý của mạng lưới cần khai báo khi chạy mô hình .......................................................................................................................... 42 2.1.5 Các công thức tính toán trong mô hình ......................................................... 44 2.1.6 Các dạng thất thoát nước do kỹ thuật – thi công ........................................... 46 2.1.6.1 Thất thoát trên mạng lưới cấp 2 – Ống truyền dẫn ................................. 46 2.1.6.2 Thất thoát trên mạng lưới cấp 3 - Ống phân phối .................................. 47 Học viên: Trần Cao Hiển - 25CTN11-CS2 Page ii Trường Đại học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ 2.1.6.3 Thất thoát trên ống ngánh khách hàng .................................................. 47 2.1.6.4 Thất thoát sau đồng hồ nước .................................................................. 48 2.1.7 Các dạng thất thoát do quản lý ...................................................................... 49 2.1.7.1 Sử dụng nước bất hợp pháp (nước không qua đồng hồ) ......................... 49 2.1.7.2 Nước sử dụng không thu được tiền ......................................................... 50 2.1.7.3 Quản lý nước rò rỉ ................................................................................... 50 Chương 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIẢM NƯỚC THẤT THOÁT THẤT THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚCNHÀ BÈ ............................................................................................................ 55 3.1 Nhóm giải pháp quản lý thất thoát nước hữu hình .............................................. 55 3.1.1 Giải pháp phân vùng tách mạng, tái cấu trúc mạng lưới hệ thống cấp nước – Mở rộng các vùng biên DMA..................................................................................... 55 3.1.2 Giải pháp tăng tỷ lệ nước có doanh thu ..................................................... 76 3.1.2.1 Quản lý áp lực ..................................................................................... 76 3.1.2.2 Kiểm soát lượng nước thất thoát ......................................................... 80 3.1.2.3 Quản lý tài sản đường ống .................................................................. 84 3.1.2.4 Tốc độ và chất lượng sửa chữa ........................................................... 91 3.2 Nhóm giải pháp quản lý thất thoát nước vô hình ................................................ 96 3.2.1 Giải pháp ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong công tác kiểm soát đồng hồ nước ......................................................................................................... 96 3.2.2 Giải pháp nâng cao nhận thức về giảm nước thất thoát thất thu trong công ty và cộng đồng ....................................................................................................... 112 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 113 4.1 Kết luận.............................................................................................................. 113 4.2 Những hạn chế và tồn tại ................................................................................... 113 4.3 Kiến nghị ........................................................................................................... 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO Học viên: Trần Cao Hiển - 25CTN11-CS2 Page iii Trường Đại học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Tổng quan về tỷ lệ điểm rò rỉ ......................................................................... 7 Hình 1.2: Thống kê các vị trí rò rỉ ................................................................................... 8 Hình 1.3: Thời gian nhận biết điểm rò rỉ ......................................................................... 9 Hình 1.4 : Ước tính nước thất thoát thất thu các khu vực trên thế giới ......................... 10 Hình 1.5 : Biểu đồ tỷ lệ thất thoát nước Manila (Philippine) ........................................ 11 Hình 1.6 : Biểu đồ tỷ lệ thất thoát nước ở các nước trên thế giới ................................. 11 Hình 1.7 Sơ đồ tổ chức công ty ..................................................................................... 14 Hình 1.8: Vị trí địa lý quản lý mạng lưới cấp nước khu vực Quận 4 và Quận 7 .......... 15 Hình 1.9: Họa đồ mạng lưới cấp nước khu vực Quận 4 và Quận 7 .............................. 16 Hình 1.10 : Vị trí địa lý quản lý mạng lưới cấp nước khu vực Huyện Nhà Bè và Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An ................................................................................. 17 Hình 1.11: Họa đồ mạng lưới cấp nước khu vực Nhà Bè , Cần Giuộc ......................... 18 Hình 1.12 : Vị trí các nhà máy nước cung cấp trên địa bàn .......................................... 20 Hình 1.13 : Bản đồ phân vùng phục vụ nguồn nước cung cấp ..................................... 21 Hình 1.14 : Biểu đồ tỷ lệ chiều dài đường ống cấp 1, 2 ................................................ 23 Hình 1.15: Biểu đồ tỷ lệ chiều dài đường ống cấp 3 ..................................................... 24 Hình 1.16: Minh họa về khu vực DMA ........................................................................ 27 Hình 1.17 : Biểu đồ tỷ lệ thất thoát nước và lượng nước thất thoát .............................. 31 Hình 2.1: Quy trình tích hợp GIS - WaterGEMS chạy mô phỏng thủy lực .................. 41 Hình 2.2: Bảng cân bằng nước ...................................................................................... 50 Hình 2.3: Lưu lượng điển hình DMA trong 24 giờ ....................................................... 51 Hình 2.4: Lưu lượng sử dụng nước ban đêm ................................................................ 52 Hình 2.5: Bảng phân loại đánh giá lượng thất thoát cơ học ILI .................................... 52 Học viên: Trần Cao Hiển - 25CTN11-CS2 Page iv Trường Đại học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ Hình 2.6: Bảng đánh giá tình trạng thất thoát nước theo ILI ........................................ 53 Hình 2.7: Lưu lượng rò rỉ theo diện tích và áp lực ........................................................ 54 Hình 3.1: Tạo dựng mô hình Quận 4 thành công .......................................................... 56 Hình 3.2: Vùng mở rộng van biên ................................................................................. 60 Hình 3.3: Vị trí bất lợi về mặt thủy lực ......................................................................... 61 Hình 3.4: Van điều áp lắp đặt hoàn chỉnh ..................................................................... 63 Hình 3.5: Cài đặt thời gian điều áp ................................................................................ 64 Hình 3.6: Áp lực trước khi điều áp ................................................................................ 65 Hình 3.7: Áp lực sau khi điều áp ................................................................................... 65 Hình 3.8: Đồ thị quan hệ tỉ số lưu lượng và áp lực ....................................................... 69 Hình 3.9: Đăng nhập Nhabegis ..................................................................................... 83 Hình 3.10: Hiển thị lớp nền GIS.................................................................................... 83 Hình 3.11: Vị trí lưu trữ dữ liệu .................................................................................... 84 Hình 3.12: Danh bộ cần định vị..................................................................................... 85 Hình 3.13: Tạo mới Toolbox ......................................................................................... 85 Hình 3.14: Tạo mới Model builder ................................................................................ 86 Hình 3.15: Biên tập Model builder ................................................................................ 86 Hình 3.16: Chèn thông số đầu vào cho Model builder .................................................. 87 Hình 3.17: Công cụ trong System toolboxes ................................................................. 87 Hình 3.18: Công cụ Add Join ........................................................................................ 88 Hình 3.19: Nhập các thông số cho công cụ Add Join ................................................... 89 Hình 3.20: Layer trong công cụ Add Join ..................................................................... 89 Hình 3.21: Đổi tên các layer trong Model Builder ........................................................ 90 Hình 3.22: Công cụ Select Layer By Attribute ............................................................. 90 Hình 3.23: Nhập các thông số cho công cụ Select Layer By Attribute ......................... 91 Học viên: Trần Cao Hiển - 25CTN11-CS2 Page v Trường Đại học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ Hình 3.24: Xây dựng các truy vấn cho công cụ Select Layer By Attribute .................. 91 Hình 3.25: Công cụ Feature Class To Feature Class ..................................................... 92 Hình 3.26: Nhập các thông số cho công cụ Feature Class To Feature Class ................ 92 Hình 3.27: Hộp thoại công cụ Feature Class To Feature Class ..................................... 93 Hình 3.28: Vị trí lưu dữ liệu định dạng ......................................................................... 93 Hình 3.29: Lọc các danh bộ cần định vị ........................................................................ 94 Hình 3.30: File excel định dạng danh bộ ....................................................................... 94 Hình 3.31: Cửa sổ Catalog truy vấn Model builder ...................................................... 95 Hình 3.32: Model builder xây dựng hoàn chỉnh............................................................ 95 Hình 3.33: Khởi chạy Model builder ............................................................................ 96 Hình 3.34: Định dạng danh bộ tổng thể ....................................................................... 97 Hình 3.35: Định dạng danh bộ chi tiết .......................................................................... 97 Học viên: Trần Cao Hiển - 25CTN11-CS2 Page vi Trường Đại học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Cấp độ dày đường ống HDPE....................................................................... 10 Bảng 1.2: Diện tích, dân số và mật độ dân số vùng quản lý ......................................... 19 Bảng 1.3: Thống kê chiều dài đường ống theo kích cỡ ................................................ 25 Bảng 1.4: Thống kê số lượng van theo kích cỡ ............................................................ 25 Bảng 1.5 : Thống kê trụ cứu hỏa theo kích cỡ .............................................................. 25 Bảng 1.6: Tỷ lệ thất thoát nước qua các năm ............................................................... 26 Bảng 1.7: Thống kê số lượng DMA quản lý ................................................................. 28 Bảng 1.8: Thống kê chiều dài ống gang quản lý ........................................................... 28 Bảng 1.9: Thống kê số lượng data logger quản lý......................................................... 29 Bảng 1.10: Lượng nước thu hồi qua các năm ............................................................. 30 Bảng 2.1: So sánh phần mềm EPANET và WaterCAD/WaterGEMS .......................... 38 Bảng 2.2: Các hệ số nhám cho ống ............................................................................... 46 Bảng 2.3: Thống kê số lượng điểm rò rỉ ....................................................................... 48 Bảng 2.4: Thống kê nguyên nhân rò rỉ .......................................................................... 48 Bảng 3.1: Tổng hợp số đấu nối DMA đang quản lý ..................................................... 55 Bảng 3.2: Bảng đánh giá sai số của kết quả mô phỏng ................................................. 58 Bảng 3.3: Sai số khu vực bất lợi về mặt thủy lực .......................................................... 62 Bảng 3.4: Thống kê lượng nước tiết giảm sau khi lắp đặt van điều áp ......................... 66 Bảng 3.5: Thống kê thông số 01 DMA điển hình ......................................................... 67 Bảng 3.6: Xác định lưu lượng khách hàng ban đêm ..................................................... 67 Bảng 3.7: Xác định lưu lượng rò rỉ ban đêm ................................................................. 68 Bảng 3.8: Xác định lưu lượng thất thoát nước hữu hình ............................................... 70 Bảng 3.9: Tổng lượng nước thất thoát tại DMA ........................................................... 70 Học viên: Trần Cao Hiển - CTN11-CS2 Page ix Trường Đại học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ Bảng 3.10: Phân loại kích cỡ DMA .............................................................................. 76 Bảng 3.11: Lượng nước thất thoát phải giảm được tại các DMA ................................. 82 Học viên: Trần Cao Hiển - CTN11-CS2 Page x Trường Đại học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh SAWACO SaiGon Water Corporation NHABEWASUCO NhaBe Water Supply Company Tiếng Việt Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn – TNHH MTV Công ty Cổ phần cấp nướcNhà Bè DMA District Meter Area Khu vực đồng hồ tổng GIS Geographic Information System Hệ thống thông tin địa lý WaterCAD WaterGEMS Epanet Water Distribution Modeling and Analysis Software Water Geographic Engineering Modeling Systems Epanet Phần mềm thủy lực WaterCAD Phần mềm thủy lực WaterGEMS Phần mềm thủy lực Epanet Hệ thống thông tin địa lý của hệ NHABEGIS thống cấp nước do NHABEWASUCO quản lý. GIS WaterCAD Geographic Information System Water Distribution Modeling and Analysis Software District Meter Zone dụng để xây dựng quy trình công việ. High-density polyethylene Vật liệu nhựa nhiệt dẻo mật độ cao Xí nghiệp cấp nước sạch nông thôn XNCNSNT CTCPCNCL Vùng quản lý đồng hồ tổng Ngôn ngữ lập trình trực quan được sử Model Builder HDPE Phần mềm thủy lực WaterCAD Nhân viên phụ trách khu vực Caretaker DMZ Hệ thống thông tin địa lý CHOLON WASUCO Học viên: Trần Cao Hiển - CTN11-CS2 Công ty cổ phần cấp nướcChợ Lớn Page xi Trường Đại học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIẢM NƯỚC THẤT THOÁT THẤT THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚCNHÀ BÈ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vấn đề nước sạch hiện nay đang là một thách thức lớn không chỉ đối với Việt Nam mà là của cả thế giới bởi nó có ảnh hưởng tác động đến các vấn đề sức khỏe, kinh tế, xã hội... của mỗi quốc gia. Tài nguyên nước hiện nay đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nhiều yếu tố như chất thải các nhà máy, khu công nghiệp, ô nhiễm môi trường do rác thải..., biến đổi khí hậu và nhiều yếu tố khác. Một trong những tác động xấu đến nguồn tài nguyên nước đó chính là việc sử dụng nước sạch một cách lãng phí và quản lý nước kém hiệu quả. Trên thế giới, ở bất kỳ một hệ thống cấp nước nào cũng đều bị thất thoát một lượng nước nhất định. Tuy nhiên do mức độ đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, điều kiện và thời gian làm việc, chất lượng thi công xây dựng các công trình, năng lực quản lý của các hệ thống cấp nước khác nhau nên lượng nước thất thoát ở mỗi hệ thống là khác nhau. Hiện nay, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng cùng với sự bùng nổ dân số thì hệ thống cấp nước trên địa bàn Công ty cổ phần cấp nước Nhà Bè quản lý đã không còn đáp ứng được nhu cầu phát triển cho tương lai. Mục tiêu đến năm 2020 tỷ lệ thất thoát nước của Công ty là 15%, do đó việc kéo giảm tỉ lệ thất thoát nước là nhiệm vụ sống còn, có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. Đồng thời việc giảm thất thoát nước nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng đồng thời đảm bảo tính kế thừa trong tương lai, hướng đến sự phát triển bền vững như một nhu cầu tất yếu. Với các lý do nêu trên, việc chọn đề tài: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIẢM NƯỚC THẤT THOÁT THẤT THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚCNHÀ BÈ” là rất cần thiết và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Học viên: Trần Cao Hiển - CTN11-CS2 Page 1 Trường Đại học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ 2. Mục tiêu của đề tài - Hệ thống hóa và phân tích thực tế hiện trạng công tác quản lý giảm nước thất thoát thất thu tại Công ty Cổ phần cấp nướcNhà Bè; đánh giá ưu điểm, nhược điểm, các yếu tố tác động ảnh hưởng đến công tác quản lý giảm nước thất thoát thất thu . - Trên cơ sở nghiên cứu những mặt hạn chế, các nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao năng lực và hiệu quả công tác quản lý giảm nước thất thoát thất thu. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: vận dụng các phần mềm, tổng hợp hệ thống cơ sở lý luận và kinh nghiệm về quản lý giảm nước thất thoát thất thu tại các đô thị trong và ngoài nước từ đó làm cơ sở đề xuất áp dụng giải pháp cụ thể tại Công ty Cổ phần cấp nướcNhà Bè. - Ý nghĩa thực tiễn: Áp dụng thực tiễn cho công tác giảm nước thất thoát thất thu tại Công ty cổ phần cấp nước Nhà Bè. Tổng kết đánh giá các kết quả thực hiện rút kinh nghiệm nhân rộng đối với các đô thị có điều kiện tương đồng. 4. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý giảm nước thất thoát thất thu tại Công ty Cổ phần cấp nướcNhà Bè. - Phân tích hiện trạng, các yếu tố tác động ảnh hưởng đến công tác quản lý giảm nước thất thoát thất thu, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý giảm nước thất thoát thất thu. - Vận dụng phần mềm WaterGEMS để xây dựng mô hình thủy lực nhằm phân vùng tách mạng, tái cấu trúc lại mạng lưới cấp nước và phần mềm ArcGIS để xây dựng công cụ Model Builder nhằm định vị danh bộ, kiểm soát đồng hồ nước. 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cách tiếp cận Để đáp ứng được mục đích đề ra sử dụng cách tiếp cận sau: - Tham khảo các nghiên cứu trước. - Tiến hành khảo sát, cập nhật thực trạng quản lý hiện nay. - Xác định rõ các mục tiêu cần đạt được và các vấn đề cần cải thiện, khắc phục trong quá trình quản lý giảm nước thất thoát thất thu. Học viên: Trần Cao Hiển - CTN11-CS2 Page 2 Trường Đại học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ - Đề xuất ý tưởng, tham khảo cán bộ hướng dẫn và chuyên gia 5.2 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp hệ thống văn bản pháp quy, văn bản giảm nước thất thoát thất thu. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập tài liệu. - Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu - Phương pháp kế thừa và chuyên gia - Phương pháp dự báo và sử dụng sơ đồ, họa đồ. 6. Kết quả dự kiến đạt được - Tổng hợp và so sánh các đặc điểm, đặc thù, những khó khăn và thuận lợi trong công tác quản lý giảm nước thất thoát thất thu. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý giảm nước thất thoát thất thu tại Công ty Cổ phần cấp nướcNhà Bè. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý giảm nước thất thoát thất thu tại Công ty cổ phần cấp nướcNhà Bè. Học viên: Trần Cao Hiển - CTN11-CS2 Page 3 Trường Đại học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ Chương 1. TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIẢM NƯỚC THẤT THOÁT THẤT THU 1.1. Tổng quan về các giải pháp kỹ thuật giảm thất thoát nước đã thực hiện trong nước và trên thế giới 1.1.1 Tổng quan chung về thất thoát nước Nước thất thoát thất thu là lượng nước sạch sau khi được xử lý tại các nhà máy đưa vào mạng lưới cấp nước nhưng không thu được tiền. + Các thành phần của nước thất thoát thất thu - Nước tiêu thụ hợp pháp nhưng không thu được tiền là lượng nước tiêu thụ hợp pháp nhưng không thu được tiền. Lượng nước này chỉ có thể giảm được khi thay đổi chính sách. Lượng nước này bao gồm: Nước chữa cháy Nước súc xả đường ống trong công tác bảo trì mạng lưới. Nước dùng trong công tác lắp đặt đồng hồ miễn phí cho khách hàng Các điểm uống nước công cộng miễn phí… - Thất thoát vô hình (hay Thất thoát thương mại) là lượng nước mất đi do: Sai số đồng hồ khách hàng (đồng hồ thiếu chính xác, cỡ đồng hồ không phù hợp với mức tiêu thụ của khách hàng …) Sai sót trong quá trình đọc số đồng hồ nước Sai sót trong quá trình xử lý số liệu (lỗi nhập liệu sai, khách hàng dùng nước nhưng chưa có danh bộ …) Do khách hàng gian lận, dùng nước bất hợp pháp (khách hàng tác động vào đồng hồ để ghi nhận lượng nước dùng thấp hơn thực tế, đấu nối nước bất hợp pháp không qua đồng hồ …) - Thất thoát hữu hình (hay Thất thoát cơ học/vật lý) là lượng nước mất đi trên hệ thống mạng lưới đường ống, phần nước này thường tồn tại dưới dạng bể ống hoặc rò rỉ: Học viên: Trần Cao Hiển - CTN11-CS2 Page 4 Trường Đại học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ Trên ống chuyền tải và ống phân phối. Trên các mối nối, phụ tùng chuyên ngành cùng các thiết bị mạng lưới gắn trên mạng lưới đường ống cấp nước. Trên ống dịch vụ trước khi vào nhà khách hàng. Nền và tường của các bể chứa dịch vụ. Tràn nước qua bể chứa cung như tháp cắt áp trong khu vực + Ý nghĩa của việc giảm thất thoát nước - Lượng nước thu hồi được từ việc giảm thất thoát nước giúp cắt giảm lượng nước thô khai thác để sản xuất nước sạch nhằm khai thác bền vững tài nguyên nước - Trong điều kiện nguồn vốn tài chính ngày càng eo hẹp, giá nước không được điều chỉnh, tình hình tài chính đầu tư giảm tỷ lệ thất thoát nước theo chiều sâu còn hạn chế. Do đó việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý giảm thất thoát nước trong thời gian tiếp theo là cần thiết và đáp ứng được nhu cầu thực tiễn tại Công ty. - Bảo vệ môi trường: giảm lượng điện năng, hóa chất sử dụng sản xuất nước sạch góp phần giảm ô nhiễm môi trường... - Bảo vệ hạ tầng đô thị do việc thất thoát nước gây ra như xói mòn, sụt nền đường… 1.1.2 Giải pháp thực hiện tại các đơn vị trong nước 1.1.2.1 Di dời đồng hồ nước ra ngoài khuôn viên bất động sản Đây là công tác quan trọng trong việc giảm nước không doanh thu và quản lý khách hàng tại đơn vị nhằm chủ động trong công tác biên đọc chỉ số nước và tiếp cận ĐHN cũng như chủ động trong công tác dò tìm điểm rò rỉ, tránh làm phiền đến khách hàng. Công tác này đã góp phần vào công tác quản lý đồng hồ nước và giảm thất thoát nước như sau: - Về công tác quản lý đồng hồ nước: + Công tác đọc chỉ số và tiếp cận đồng hồ nước thuận lợi, hạn chế tình trạng tính bình quân khi nhà đóng cửa. + Kiểm soát được chì niêm, tránh tình trạng khách hàng làm đứt chì. Học viên: Trần Cao Hiển - CTN11-CS2 Page 5 Trường Đại học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ - Về công tác giảm thất thoát nước: + Việc gắn hộp bảo vệ khắc phục được tình trạng khách hàng tác động đến đồng hồ nước ảnh hường đến độ chính xác. + Công tác gắn hộp bảo vệ và dời đồng hồ nước ra ngoài bất động sản khắc phục được tình trạng khách hành chêm ngoại vật, đặt nam châm… + Công tác đặt leakpen kiểm tra rò rỉ thuận lợi, không ảnh hưởng đến khách hàng trong quá trình tác nghiệp. + Ngăn ngừa được các trường hợp sử dụng nước bất hợp pháp như : nhà đang xây dựng, các hộ, đơn vị sản xuất kinh doanh (nhà trọ, nước uống..), các trường hợp nghi ngờ gian lận hoặc có lịch sử gian lận, những khu tái định cư, khu biệt thự gây khó khăn trong công tác đọc số hàng kỳ ... 1.1.2.2 Quản lý điểm rò rỉ Khi thiết kế mạng lưới cấp nước mới phải đưa DMA vào ngay từ giai đoạn thiết kế. Kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ thất thoát nước của từng DMA hàng tháng, ngay cả với các DMA có tỷ lệ thất thoát thất thu thấp. Tổng quan về tỷ lệ điểm rò rỉ thì 10.66% rò rỉ là trên ống phân phối, 89.34% là trên ống ngánh khách hàng, do đó việc thống kê được các nguyên nhân bể là giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa rò rỉ Học viên: Trần Cao Hiển - CTN11-CS2 Page 6 Trường Đại học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ Hình 1.1: Tổng quan về tỷ lệ điểm rò rỉ Học viên: Trần Cao Hiển - CTN11-CS2 Page 7 Trường Đại học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ Hình 1.2: Thống kê các vị trí rò rỉ Giảm thiểu thời gian nhận biết, định vị và sửa chữa điểm xì bể nhằm hạn chế tối đa lượng nước thất thoát. Tăng cường công tác giám sát, theo dõi và xử lý kịp thời nhằm đảm bảo công tác thi công lắp đặt và sửa bể đúng kỹ thuật, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các sự cố xì bể do việc thi công các công trình ngầm khác gây ra Học viên: Trần Cao Hiển - CTN11-CS2 Page 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan