Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ nghiên cứu bài toán bóc tách thông tin trong chứng minh thư sử ...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu bài toán bóc tách thông tin trong chứng minh thư sử dụng học sâu

.PDF
57
1
146

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM VÀ ĐÀO TẠO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VN PHẠM VĂN DƯƠNG HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Phạm Văn Dương NGHIÊN CỨU BÀI TOÁN BÓC TÁCH THÔNG TIN HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG CHỨNG MINH THƯ SỬ DỤNG HỌC SÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH MÁY TÍNH 2021 Hà Nội – 2021 1 BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM VÀ ĐÀO TẠO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Phạm Văn Dương NGHIÊN CỨU BÀI TOÁN BÓC TÁCH THÔNG TIN TRONG CHỨNG MINH THƯ SỬ DỤNG HỌC SÂU Chuyên ngành : Hệ thống thông tin Mã số: 8480104 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH MÁY TÍNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS. NGÔ QUỐC TẠO Hà Nội – 2021 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi là Phạm Văn Dương, học viên khóa 2019B, ngành Máy tính, chuyên ngành Hệ thống thông tin. Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu bài toán bóc tách thông tin trong chứng minh thư sử dụng học sâu” là do tôi nghiên cứu, tìm hiểu và phát triển dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Ngô Quốc Tạo, không phải sự sao chép từ các tài liệu, công trình nghiên cứu của người khác mà không ghi rõ trong tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả Phạm Văn Dương 3 LỜI CẢM ƠN Lời cảm ơn trân trọng đầu tiên Tôi muốn dành tới các thầy cô Học viện khoa học và công nghệ Việt Nam, Viện công nghệ thông tin, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam nói chung và các thầy cô trong bộ môn Hệ thống thông tin cũng như khoa Công nghệ thông tin nói riêng đã tận tình giảng dạy và truyền đạt nhưng kiến thức quý báu trong suốt khoá cao học vừa qua, giúp tôi có nhưng kiến thức chuyên môn nền tảng để làm cơ sở lý luận khoa học cho luận văn này. Đặc biệt Tôi xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS. Ngô Quốc Tạo đã dìu dắt và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn, sự chỉ bảo và định hướng của thầy giúp tôi tự tin nghiên cứu nhưng vấn đề mới và giải quyết bài toán một cách khoa học. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Học viện khoa học công nghệ Việt Nam - Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đã tạo các điều kiện cho tôi được học tập và làm luận văn một cách thuận lợi. Tôi xin cảm ơn sự hỗ trợ của nhiệm vụ: “Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học cho nghiên cứu viên cao cấp năm 2021”. mã số: nvcc02.01/21-21 của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST), Hà Nội, Việt Nam. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng chắc chắn trong quá trình học tập cũng như luận văn không khỏi nhưng thiết sót. Tôi rất mong được sự thông cảm và chỉ bảo tận tình của các thầy cô và các bạn. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 . Tác giả Phạm Văn Dương 4 MỤC LỤC DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................7 DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ .............................................................................8 MỞ ĐẦU .......................................................................................................................10 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT HIỆN, NHẬN DẠNG KÝ TỰ, SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỌC MÁY VÀ HỌC SÂU .....................................................................12 1.1 Tổng quan về phát hiện và nhận dạng ký tự ......................................................12 1.2 Sự phát triển của học máy và học sâu ...............................................................13 1.3 Kết luận chương ................................................................................................17 CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ MẠNG CONVOLUTION NEURAL NETWORK ...18 2.1 Giới thiệu sơ lược về CNN ................................................................................18 2.2 Convolution Layer – Tầng Tích Chập ................................................................18 2.3 Strides – Bước nhảy ............................................................................................20 2.4 Padding – Đệm ...................................................................................................21 2.5 Non Linearity (ReLU) – Phi tuyến tính ..............................................................21 2.6 Pooling Layer – Tầng gộp ..................................................................................22 2.7 Full Connected Layer – Tầng kết nối đầy đủ. .....................................................23 2.8 Kết luận chương. ..................................................................................................23 CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH MẠNG PIXELLINK CHO PHÁT HIỆN VĂN BẢN ..........24 3.1 Cấu trúc mạng ....................................................................................................24 3.2 Kết nối các điểm ảnh .........................................................................................27 3.3 Tối ưu.................................................................................................................27 3.3.1 Tính toán vùng chính xác .............................................................................27 3.3.2 Hàm mất mát.................................................................................................28 3.4 Chuẩn bị dữ liệu và đào tạo ...............................................................................30 3.4.1 Chuẩn bị dữ liệu...........................................................................................30 3.4.2 Dữ liệu thật: ..................................................................................................31 3.4.3 Dữ liệu được sinh ra .....................................................................................32 3.4.4 Tiền xử lý dữ liệu: ........................................................................................33 5 3.4.5 Quá trình đào tạo ..........................................................................................34 3.4.6 Tối ưu:...........................................................................................................34 3.4.7 Kết quả đạt được:.......................................................................................35 3.4.8 Hạn chế của mô hình ...................................................................................35 3.5 Kết luận chương ................................................................................................36 CHƯƠNG 4. GIỚI THIỆU VỀ CONVOLUTION RECURRENT NEURAL NETWORK ...................................................................................................................37 4.1 Giới thiệu bài toán và lợi thế của CRNN ..........................................................37 4.2 Cấu trúc ...........................................................................................................38 4.3 Tầng trích xuất đặc trưng chuỗi ......................................................................39 4.4 Gán nhãn trình tự ............................................................................................39 4.5 Tầng Transcription...........................................................................................45 4.6 Hàm mất mát .....................................................................................................47 4.7 Tóm tắt cấu trúc mô hình...................................................................................48 4.7.1 Cách tạo dữ liệu và đào tạo .......................................................................49 4.7.2 Dữ liệu thật ................................................................................................49 4.7.3 Dữ liệu sinh ...............................................................................................49 4.7.4 Hạn chế của mô hình .....................................................................................49 4.8 Kết luận chương ................................................................................................50 CHƯƠNG 5: CÀI ĐẶT THỬ NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ .............................................51 5.1 Bài toán ..............................................................................................................51 5.2 Mô hình giải quyết bài toán ...............................................................................51 5.3 Môi trường cài đặt .............................................................................................52 5.4 Dữ liệu kiểm thử ................................................................................................52 5.5 Kết quả thực nghiệm..........................................................................................53 KẾT LUẬN ...................................................................................................................55 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................57 6 DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ chuẩn Diễn giải CNN Convolutional Neural Network Mạng nơ-ron tích chập RNN Recurrent Neural Nework Mạng nơ-ron hồi quy CRNN Convolutional Recurrent Mạng nơ-ron hồi quy Neural Nework xoắn LSTM Long Short-term Memory Bộ nhớ ngắn hạn dài AI Artifical Intelligence Trí tuệ nhân tạo ML Machine Learning Học máy DL Deep Learning Học sâu NN Neural Network Mạng nơ-ron OCR Optical Character Recognition Nhận dạng ký tự quang học 7 DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ Hình 1.0.1 Quá trình nhận dạng ................................................................... 10 Hình 1.0.2 Mối quan hệ giưa AI, ML, DL ................................................... 11 Hình 1.0.3 Các giai đoạn của AI .................................................................... 12 Hình 2.0.1 Mô hình CNN sử dụng cho bài toán phân loại ........................... 14 Hình 2.0.2 Nhân ma trận ảnh với bộ lọc ...................................................... 15 Hình 2.0.3 Ma trận và bộ lọc .......................................................................... 15 Hình 2.0.4 Kết quả thực hiện phép nhân ...................................................... 15 Hình 2.0.5 Đầu ra của ma trận có bước nhảy là hai ...................................... 16 Hình 2.0.6 Hoạt động của hàm ReLU .......................................................... 17 Hình 2.0.7 Max Pooling ............................................................................... 17 Hình 2.0.8 Mô tả tầng kết nối đầy đủ ........................................................... 18 Hình 3.0.1 Mô hình mạng VGG16 ............................................................... 20 Hình 3.0.2 Quá trình của Pixellink ............................................................... 21 Hình 3.0.3 Các hộp với diện tích khác nhau ................................................ 23 Hình 3.0.4 Hình minh họa của quá trình xác định hộp ................................ 25 Hình 3.0.5 Dữ liệu sinh ra ............................................................................ 27 Hình 3.0.6 Nhãn của dữ liệu sinh ................................................................. 28 Hình 3.0.7 Hàm mất mát của phân loại mỗi điểm ảnh ................................. 29 Hình 3.8 hàm mất mát liên kết ..................................................................... 29 Hình 3.0.9 Hình kết quả của mô hình Pixellink ........................................... 29 Hình 3.0.10 Hình miêu tả sự hạn chế ........................................................... 30 Hình 4.0.1 Cấu trúc mạng CRNN ................................................................ 32 Hình 4.0.2 Mô hình RNN ............................................................................. 33 Hình 4.0.3 Cấu trúc mạng LSTM ................................................................. 34 Hình 4.0.4 Hình minh họa thông tin được truyền đi ..................................... 35 Hình 4.0.5 Tầng mạng và phép nhân............................................................ 35 8 Hình 4.0.6 Hình minh họa cổng quên .......................................................... 36 Hình 4.0.7 Hình mô tả cập nhật khối ........................................................... 37 Hình 4.0.8 Hình mô tả quá trình cập nhật trạng thái mới............................. 37 Hình 4.0.9 Hình mô tả qúa trình xác định đầu ra ......................................... 45 Hình 4.0.10 Hình mình họa chọn các giá trị có xác suất cao nhất ............... 47 Hình 4.0.11 Hình mình họa chọn các giá trị có xác suất cao nhất ............... 49 Hình 5.0.1 Giao diện chương trình khi truy cập .......................................... 52 Hình 5.0.2 Giao diện chương trình khi tải ảnh CMT thành công ................ 52 Hình 5.0.3 Giao diện chương trình sau khi ra kết quả ................................. 53 9 MỞ ĐẦU Nhận dạng mẫu là một ngành khoa học của học máy (hay trí tuệ nhân tạo) nhằm phân loại dữ liệu (các mẫu) vào một số lớp. Mẫu có thể là bất kỳ thực thể nào cần được nhận ra, ví dụ: chữ in, chữ viết tay, vân tay, khuôn mặt, tiếng nói, hình dạng,… Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các ứng dụng của nhận dạng mẫu ngày càng được mở rộng, từ việc tự động hoá một số quy trình trong sản xuất công nghiệp cho đến dự báo thời tiết, dự báo cháy rừng hay là một phần quan trọng trong các hệ thống máy tính thông minh… Một trong những ứng dụng phổ biến của nhận dạng mẫu hiện nay là phân tích và nhận dạng ảnh tài liệu (có nguồn gốc từ hệ thống nhận dạng ký tự quang học), nhằm số hoá các trang tài liệu giấy như sách, báo, tạp chí,… Cho đến nay, bài toán phân tích và nhận dạng ảnh tài liệu đã được giải quyết gần như trọn vẹn và cũng đã có những sản phẩm thương mại, như VnDOCR của Viện công nghệ thông tin hay FineReader của hãng ABBYY,… Bên cạnh lớp bài toán phân tích và nhận dạng ảnh tài liệu một cách tổng quát ở trên còn có lớp bài toán riêng biệt cho từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể, như: phân tích và nhận dạng bảng biểu, phiếu điều tra, mẫu điền thông tin, danh thiếp, hộ chiếu,… Đối với lớp bài toán này thì việc phân tích cấu trúc của ảnh tài liệu là đặc biệt quan trọng, bởi vì nó sẽ quyết định đến việc tách và nhận dạng chính xác các trường thông tin cần thiết cho từng ứng dụng cụ thể. Trên thế giới đã có nhiều sản phẩm phần mềm phân tích và nhận dạng ảnh thẻ chứa thông tin cá nhân (như hộ chiếu, danh thiếp,…) và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, như: làm thủ tục hải quan, các giao dịch ở các cửa hàng, khách sạn,… Ở Việt Nam loại thẻ chứa thông tin các nhân được sử dụng nhiểu nhất là Giấy chứng minh nhân dân (CMND). Do đó, trong luận văn này, tôi xin đề xuất một phương pháp phân tích ảnh CMND dựa trên việc phân tích và nhận dạng biểu mẫu với kỹ thuật xử lý hình ảnh thông minh. 10 Dựa trên nhu cầu thực tế trên nên tôi quyết định lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu bài toán bóc tách thông tin trong chứng minh thư sử dụng học sâu.”. Mục đích của đề tài. Với đề tài: “ Nghiên cứu bài toán bóc tách thông tin trong chứng minh thư sử dụng học sâu ”. Luận văn tập trung các vấn đề sau: • Tổng quan về phân tích ảnh tài liệu. • Giới thiệu một số thuật toán nhận diện ký tự bằng các phương pháp xử lý ảnh mô hình học sâu. • Thực hiện cài đặt và đánh giá kết quả đạt được với phương pháp đã chọn đối với dữ liệu giấy chứng minh thư nhân dân. • Đưa ra đánh giá và hướng phát triển trong tương lai. Nội dung của luận văn thạc sĩ gồm các chương, mục chính : Chương 1. Tổng quan về phát hiện, nhận dạng ký tự, sự phát triển của học máy và học sâu Chương 2 : Giới thiệu về mạng Convolution Neural Network Chương 3 : Mô hình mạng pixellink cho phát hiện văn bản Chương 4 : Giới thiệu về Convolution Recurrent Neural Network Chương 5 : Cài đặt thử nghiệm và kết quả Kết luận Tài liệu tham khảo 11 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT HIỆN, NHẬN DẠNG KÝ TỰ, SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỌC MÁY VÀ HỌC SÂU 1.1 Tổng quan về phát hiện và nhận dạng ký tự OCR là công nghệ chuyển nhận dạng chữ cái, chữ số, kí hiệu trong ảnh số, thường được dùng với tài liệu đã scanned, nhưng một số trường hợp khác cũng được sử dụng, như sử dụng để nhận dạng chữ trên danh thiếp, căn cước, biển số xe.... Những năm gần đây, những bước tiến lớn trong lĩnh vực học sâu (DL) và ứng dụng của DL vào các bài toán thị giác máy tính để giải các bài toán khó và đạt được một số thành công nhất định. Áp dụng OCR vào đời sống sẽ giúp con người rất nhiều trong việc trích xuất thông tin cũng như lấy thông tin là chữ, kí tự, con số trong các bức ảnh. Bài toán bao gồm nhận dạng và phát hiện các đối tượng là kí tự, chuỗi các kí tự, giải quyết bài toán tạo ra nhiều ứng dụng khác nhau như trích xuất thông tin trên một bức ảnh, giảm chi phí cũng như thời gian trong quá trình nhập liệu. Áp dụng được nhiều nơi cũng như nhu cầu khác nhau trong việc trích xuất thông tin. Bài toán phát hiện và nhận dạng kí tự đã được nghiên cứu từ lâu và có những bước chuyển mình đáng kể, trong hơn thập kỉ trở lại đây, nhờ sự phát triển của máy móc cũng như dữ liệu lớn, thì các kỹ thuật học sâu phát triển rõ rệt và đạt được nhiều kết quả ấn tượng trong các hướng nghiên cứu khác nhau. Việc áp dụng học sâu vào phát hiện và nhận dạng ký tự đã đạt được kết quả khả quan, điều này hứa hẹn cho nhưng hướng nghiên cứu mới, cũng như là số hóa tài liệu một cách nhanh chóng. Trong khuôn khổ luận văn, tôi xin phép trình bày về phương pháp áp dụng học sâu vào bài toán bóc tách thông tin trong chứng minh thư. Để giải quyêt bài toán tôi chia bài toán thành hai vấn đề chính là phát hiện và nhận dạng, mỗi giai đoạn áp dụng công nghệ khác nhau, nhưng đều áp dụng học sâu để giải quyết vấn đề Hiện nay, có rất nhiều phương pháp áp dụng cho bài toán phát hiện đối tượng như SSD [3], YOLO [4], CTPN [2],…, Trong cuộc thi ICDAR 2015 kỹ thuật học sâu sử 12 dụng mô hình mạng Pixellink để phát hiện các đối tượng kí tự đứng vị trí cao. Phương pháp Pixellink cho kết quả tốt trên bài toán phát hiện ký tự. Hình 1.0.1 Quá trình nhận dạng Sau khi phát hiện được vùng ký tự, mình cần nhận dạng vùng ký tự đó, bài toán nhận dạng ký tự sẽ khác với nhận dạng các đối tượng thông thường. Cấu trúc chuỗi trên ảnh có độ dài thay đổi khác nhau, nên sử dụng các phương pháp nhận dạng đối tượng tuyền thống rất khó để có thể thực hiện được, việc tách thành các kí tự riêng lẻ rồi nhận dạng sẽ trở nên cực kì khó khăn. Nên qua thực nghiệm tôi thấy mạng CRNN cho kết quả khá tốt trong bài toán nhận dạng chuỗi, nên đã áp dụng mô hình mạng cho luận văn này. Do tính chất chuỗi nên dùng mô hình mạng CRNN có thể nhớ những thông tin trước đó. Bản chất của mô hình mạng CRNN là sự kết hợp của hai mạng CNN và RNN với nhau. 1.2 Sự phát triển của học máy và học sâu Những năm gần đây trí tuệ nhân tạo gần như đi vào mọi ngõ nghách của đời sống, khi những thành tựu mà nó đạt được, có khả năng vượt qua con người trong một số nhiệm vụ như chơi cờ. Cách đây năm mươi năm, học máy vẫn chỉ là khoa học viễn tưởng. Nhưng ngày nay học máy như là một phần của cuộc sống, rất nhiều ứng dụng học máy đã giúp con người giải quyết những vấn đề khó khăn và đưa con người tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Học máy là một phần của trí tuệ nhân tạo, là cách mà các thuật toán được áp dụng để giúp máy tính tự động học từ dữ liệu và thông tin. Học máy không phải là lập trình 13 một các rõ ràng các bước thực hiện mà là quá trình máy tính học và cải thiện khả năng học dựa vào chính nó. Trí tuệ nhận tạo bắt đầu được định nghĩa từ những năm năm mươi của thế kỉ trước, đến mãi những năm tám mươi của thế kỉ trước thì khái niệm học máy ra đời và từ năm 2010 là sự bùng nổ của học sâu. Dưới đây là bức ảnh thể hiện quá trình hình thành và mối quan hệ của trí tuệ nhân tạo, học máy, học sâu Hình 1.0.2 Mối quan hệ giữa AI, ML, DL Một trong những viên gạch đầu tiên của mạng nơ-ron và học sâu là thuật toán perceptron, đây là một thuật toán học có giám sát, nó nhằm giải quyết bài toán phân loại nhị phân, được khởi xướng từ Frank Rosenblatt năm 1957 trong một nghiên cứu. Nhưng thuật toán này chỉ làm việc được với dữ liệu là tuyến tính tách biệt, thời bấy giờ Marvin Minsky và Seymour Papert đã chứng minh được rằng thuật toán trên không thể học được các hàm số XOR, điều này khiến cho các nghiên cứu về perceptron bị gián đoạn khoảng 20 năm. Giai đoạn này có thể gọi là mùa đông thứ nhất của trí tuệ nhân tạo Những năm 80 của thế kỉ trước, Geoffrey Hinton đã chứng minh được rằng mạng nơ-ron với nhiều tầng ẩn có thể đào tạo một cách đơn giản dựa vào backpropagation. Điều này giúp mạng nơ-ron vượt qua được hạn chế của perceptron về việc chỉ phân 14 biệt tuyến tính, thành công nổi bật của thuật toán là CNN, được áp dụng cho bài toán phân loại chữ viết được khởi xưởng bởi Yann LeCun Những hạn chế của máy móc, khả năng tính toán lớn bị hạn chế, cũng như dữ liệu gán nhãn chưa nhiều, một hạn chế nữa là hàm mất mát không là hàm lồi, nên việc tìm nghiệm toàn cục của hàm mất mát rất khó. Một khó khăn nữa là nếu sử dụng nhiều tầng ẩn thì khi tính đạo hàm sẽ gặp một vấn đề, nó có một tên gọi là vanishing gradient, đó là vấn đề tích của đạo hàm chuỗi của nhiều số gần bằng 0 thì kết quả đạo hàm sẽ gần giá trị 0. Như vậy đến một lúc đạo hàm bằng 0 và sẽ không thể cập nhật giá trị thông qua gradient descent, những điều này khiến mạng nơ-ron đã một lần nữa rơi vào mùa đông thứ hai Mãi đến năm 2012 tại ILSVRC, thì Alex Krizhevsky, Geoffrey Hinton tham gia và đạt được kết quả top-5. Mô hình này gọi là Alexnet, trong bài báo này có rất nhiều kỹ thuật mới được giới thiệu, trong đó có hàm ReLU và Dropout với cách tính đạo hàm đơn giản, cải thiện tốc độ đào tạo rất nhiều. Bên cạnh đó hàm ReLU giúp giải quyết được một phần của vấn đề vanishing gradient. Sau đây tôi trình bày các cột mốc đáng chú ý trong lịch sử phát triển của học máy từ thời sơ khai đến hiện tại: Hình 1.0.3 Các giai đoạn của AI 15 Năm 1950 Alan Turing tạo ra Turing Test, nếu một máy tính vượt qua Turing Test thì kết luận nó có trí thông minh. Để vượt qua nó, máy tính phải có khả năng lừa con người rằng nó chính là con người. Năm 1952 Arthur Samuel đã viết chương trình máy tính đầu tiên, chương trình chơi cờ mục đích học các chiến lược di chuyển, và kết hợp các nước di chuyển vào chương trình. Năm 1957 Frank Rosenblatt đã thiết kế mạng nơ-ron đầu tiên cho máy tính, mạng mô phỏng xử lý thông tin như bộ não của con người Năm 1967 thuật toán hàng xóm gần nhất "nearest neighbor" được hoàn thành và sử dụng để nhận dạng những mẫu cơ bản. Năm 1979 sinh viên của trường đại học Stanford đã phát minh ra "Stanford Cart", nó giúp chiếc xe có thể tránh được chướng ngại vật trong phòng của họ. Năm 1981 Geral Dejong đưa ra định nghĩa Explanation Based Learning, nó giúp máy tính phân tích dữ liệu và đưa ra các quy tắc và dựa vào các quy tắc đó để bỏ đi những thông tin không quan trọng. Năm 1985 Terry Sejnowski phát minh ra NetTalk, nó học phát âm từ giống như một đứa trẻ. Năm 1990 học máy chuyển đổi từ cách tiếp cận tri thức sang tiếp cận dữ liệu, các nhà khoa học đã tạo ra các chương trình nhằm phân tích lượng dữ liệu rất lớn và đưa ra các kết luận. Năm 1997 cỗ máy IBM's Deep Blue đánh bại nhà vô địch cờ vua thế giới. Năm 2006 Geoffrey Hinton dùng "deep learning" để giải thích thuật toán mới, thuật toán mà giúp máy tính phân biệt các đối tượng và chữ cái trong ảnh và đoạn video. Năm 2010 Kinect của tập đoàn Microsoft có thể dõi hai mươi hành động của con người với tần suất ba mươi lần trên một giây, cho phép con người tương tác với máy tính thông qua cử chỉ và hành động. 16 Năm 2011 Google Brain đã sử dụng mạng sâu để máy tính có thể học và phân loại con mèo. Năm 2012 Google’s X Lab đã phát triển thuật toán học máy, nó giúp máy tính có thể tự động truy cập YouTube và tìm các video chứa con mèo. Năm 2014 Fakebook đã phát triển DeepFake, nó giúp định danh, nhận ra con người trong bức ảnh. Năm 2015 Amazon đã ra mắt nền học máy của họ để nâng cao hiệu quả kinh doanh của chính họ. Từ 2015 đến nay, rất nhiều thành tựu của học máy và học sâu có khả năng học và giải quyết các bài toán phức tạp, có những tác vụ đã vượt qua khả năng của con người. 1.3 Kết luận chương Chương 1 tóm tắt về phát hiện và nhận dạng ký tự, quá trình hình thành và phát triển của trí tuệ nhân tạo, học máy và học sâu. Các kiến thức nền tảng này sẽ là nền tảng cơ bản trong liên quan đến định hướng nghiên cứu, tìm hiểu của luận văn. 17 CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ MẠNG CONVOLUTION NEURAL NETWORK 2.1 Giới thiệu sơ lược về CNN Mạng CNN được sử dụng rộng rãi, áp dụng rất nhiều trong trích xuất đặc trưng của ảnh, người ta sử dụng CNN nhiều trong các bài toán nhận biết cũng như phân loại hình ảnh. Trong bài toán phân loại hình ảnh sử dụng CNN thì đầu vào là một ảnh số, máy tính dựa vào các giá trị điểm ảnh sau đó đưa ra kết luận loại mà bức ảnh thuộc về cho bài toán phân loại, máy tính chỉ nhìn thấy bức ảnh như một mảng của các giá trị điểm ảnh. Một bức ảnh thể hiện bởi ba thông số W, H, D trong đó W là chiều rộng của ảnh, là số lượng điểm ảnh trên một hàng của ma trận ảnh, còn H là chiều cao của ảnh, là số lượng điểm ảnh trên một cột của ma trận ảnh, D là chiều hay còn gọi là độ sâu của ảnh, ví dụ một ảnh tạo bởi 3 kênh màu RGB và có chiều cao là 6 và chiều rộng là 6 thì được kí hiệu là 6 × 6 × 3 ví dụ đối với ảnh có kích thước dài và rộng như trên nhưng mà là ảnh một kênh màu, như ảnh xám được kí hiệu là 6 × 6 × 1. Trong DL thì đầu vào đi qua một chuỗi các tầng CNN với các bộ lọc. Kết hợp với các tầng gộp (Pooling) và kết nối đầy đủ (fully connected) và ở tầng cuối áp dụng hàm Softmax để đưa ra xác suất mà đối tượng thuộc về lớp trong bài toán phân loại. Dưới đây là luồng của mô hình bài toán phân loại sử dụng CNN Hình 2.0.1 Mô hình CNN sử dụng cho bài toán phân loại Sau đây ta sẽ đi chi tiết về CNN 2.2 Convolution Layer – Tầng Tích Chập 18 Ở tầng Convolution là tầng đầu tiên giúp trích xuất đặc trưng của ảnh, tầng Convolution trình bày mối quan hệ giữa các giá trị điểm ảnh bằng học các đặc trưng ảnh, sử dụng các cửa sổ hình vuông trên ảnh đầu vào. Để trích xuất đặc trưng ảnh, sử dụng một phép tính toán học với bộ lọc và ma trận điểm ảnh đầu vào. Ví dụ: Về trích xuất đặc trưng của ảnh sử dụng tích chập Một ma trận ảnh có chiều: h×w×d Một bộ lọc có: fh × fw × d Đầu ra một ma trận ảnh có chiều: (h-fh+1 ) × (w - fw +1 ) × 1 Hình 2.0.2 Nhân ma trận ảnh với bộ lọc Ví dụ: Xem một ma trận có kích thước 5 × 5 và có giá trị các điểm ảnh là 0 hoặc 1, xét một bộ lọc có kích thước 3 × 3 . Hình 2.0.3 Ma trận và bộ lọc Sau đó thực hiện tính tích chập của ma trận 5 × 5 với ma trận bộ lọc 3 × 3. Sẽ thu được một ma trận đầu ra gọi là 'Feature Map' 19 Hình 2.0.4 Kết quả thực hiện phép nhân Tích chập của một ảnh với các bộ lọc khác nhau sẽ đưa ra các kết qủa khác nhau, như phát hiện cạnh, làm mờ, làm sắc nét ảnh. Hoạt động Bộ lọc 0 0 0 [ 0 1 0] 0 0 0 Giữ nguyên 1 0 −1 [0 0 0] −1 0 1 Phát hiện cạnh 0 1 [1 −4 0 1 −1 −1 [−1 8 −1 −1 0 −1 [−1 5 0 −1 Làm sắc nét Làm mờ Làm mờ theo Gaussian 1 1] 1 −1 −1] −1 0 −1] 0 1 1 1 1 [ 1 1 1] 9 1 1 1 1 1 2 1 [ 2 4 2] 16 1 2 1 Bảng 2.1 Một số bộ lọc khác 2.3 Strides – Bước nhảy 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất