Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ lịch sử quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hó...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ lịch sử quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất nam kỳ với phương tây đến đầu thế kỉ xx.

.PDF
167
1078
88

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thế Trường QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ CỦA CHỮ QUỐC NGỮ TRONG QUAN HỆ VĂN HÓA CỦA VÙNG ĐẤT NAM KỲ VỚI PHƯƠNG TÂY ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60 22 03 13 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ THANH THANH Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số liệu nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN 3 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn này, tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến: Quý Thầy, Cô Khoa Lịch sử Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình học tập, tôi đã nhận được từ quý Thầy, Cô những hướng dẫn tận tình trong nghiên cứu lịch sử, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm… Quý Thầy Cô là những hình mẫu về tinh thần nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học và tận tâm trong giảng dạy. TS. Trần Thị Thanh Thanh, người trực tiếp hướng dẫn khoa học để tôi thực hiện Luận văn này. Trong quá trình thực hiện, tôi đã nhận được từ Cô sự động viên tinh thần, sự hướng dẫn tận tình, cẩn trọng về phương pháp, sự hỗ trợ về tài liệu và tinh thần nghiêm túc, trung thực trong nghiên cứu khoa học. Tất cả các bạn học viên cao học khóa 23 chuyên ngành lịch sử Việt Nam cùng một số bạn chuyên ngành Lịch sử thế giới, phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 NGUYỄN THẾ TRƯỜNG 4 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU.........................................................................................................................6 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................6 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................7 3. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................9 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................12 5. Đóng góp mới của luận văn ....................................................................................15 6. Cấu trúc luận văn .....................................................................................................16 Chương 1. BỐI CẢNH QUAN HỆ VĂN HÓA GIỮA VÙNG ĐẤT NAM KỲ VỚI PHƯƠNG TÂY ............................................................................................................18 1.1. Văn minh phương Tây thời cận đại ......................................................................18 1.1.1. Khái niệm văn minh và sự phân biệt “phương Tây”,“phương Đông” ..........18 1.1.2. Những đặc trưng của văn minh phương Tây ..................................................20 1.2. Vùng đất Nam Kỳ trước khi tiếp xúc với văn hóa phương Tây...........................25 1.2.1. Tình hình chính trị - xã hội xứ Đàng Trong – Tiền đề hình thành vùng đất Nam Kỳ .....................................................................................................................26 1.2.2. Khái quát đặc điểm của văn hóa Đàng Trong trên nền văn hóa truyền thống Việt Nam ...................................................................................................................32 1.3. Những con đường du nhập vào Nam Kỳ của văn hóa phương Tây .....................41 1.3.1. Bước chân các nhà truyền giáo .......................................................................41 1.3.2. Hoạt động buôn bán của các nước phương Tây..............................................47 1.3.3. Cuộc xâm lăng của thực dân Pháp ..................................................................53 CHƯƠNG 2. CHỮ QUỐC NGỮ - SẢN PHẨM CỦA QUAN HỆ VĂN HÓA GIỮA NAM KỲ VỚI PHƯƠNG TÂY ......................................................................59 2.1. Quá trình hình thành chữ quốc ngữ ......................................................................59 2.1.1. Thời kì sơ khai (thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XVII) .........................................59 5 2.1.2. Thời kì bước đầu phát triển (nửa sau thế kỉ XVII – cuối thế kỉ XVIII)..........62 2.1.3. Thời kì phát triển mạnh mẽ (từ thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX) .........................66 2.2. Chữ quốc ngữ trong chính sách văn hóa của chính quyền Pháp ở Nam Kỳ ........69 2.3. Chữ quốc ngữ trong quá trình tồn tại song song của giáo dục Âu hóa và Nho học ở Nam Kỳ ....................................................................................................................80 2.3.1. Tình hình Nho học và ứng xử của Nho gia đối với chữ quốc ngữ..................80 2.3.1.1. Tình hình Nho học ...................................................................................80 2.3.1.2. Ứng xử của Nho gia đối với chữ quốc ngữ .............................................86 2.3.2. Chữ quốc ngữ trong các cải cách giáo dục của chính quyền Nam Kỳ ...........94 Chương 3. VAI TRÒ CỦA CHỮ QUỐC NGỮ TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC VĂN HÓA – XÃ HỘI Ở NAM KỲ ..........................................................................103 3.1. Giáo dục .............................................................................................................103 3.2. Báo chí ................................................................................................................111 3.3. Văn học...............................................................................................................125 3.4. Nghệ thuật sân khấu ...........................................................................................133 3.4.1. Tuồng ............................................................................................................133 3.4.2. Cải lương .......................................................................................................135 3.4.3. Kịch nói .........................................................................................................136 3.5. Di sản Hán – Nôm ..............................................................................................138 3.6. Quá trình đô thị hóa ............................................................................................141 3.7. Hoạt động đấu tranh cách mạng .........................................................................144 KẾT LUẬN ................................................................................................................155 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................160 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quan hệ văn hóa của vùng đất Nam Kỳ với phương Tây là một vấn đề lớn trong tiến trình lịch sử văn hóa nói riêng và tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung. Mối quan hệ này đã tạo ra những chuyển biến về mô hình văn hóa, hình thành các hình thức sinh hoạt văn hóa mới ở Việt Nam, tạo nên những giá trị văn hóa mới, hiện đại hơn. Quá trình tiếp xúc văn hóa giữa Nam Kỳ với phương Tây cũng để lại nhiều sản phẩm văn hóa có giá trị, trong đó có chữ quốc ngữ, một thứ ngôn ngữ viết ghi lại ngôn ngữ nói của người Việt theo ký tự Latinh. Trong khi đó, ngôn ngữ nói chung luôn đóng vai trò là một phương tiện truyền đạt văn hóa, chuyển giao văn hóa, làm cho văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngôn ngữ là một hệ thống các tín hiệu, ký hiệu có ý nghĩa chuẩn, giúp cho các thành viên trong xã hội có thể truyền đạt thông tin được với nhau. Ngôn ngữ là phương tiện biểu đạt những suy nghĩ, những cảm nhận của con người về cuộc sống xung quanh. Có hai dạng ngôn ngữ: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Lời nói thường có trước, đến một giai đoạn phát triển nhất định của xã hội, chữ viết mới ra đời. Đó là thành quả văn hóa quan trọng của toàn nhân loại và đối với mỗi dân tộc. Chữ viết có thể được du nhập từ bên ngoài. Trong lịch sửViệt Nam, sự ra đời của chữ quốc ngữ là một bước ngoặt lớn ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa của dân tộc, kéo dài hàng thế kỷ cho đến tận thời đại ngày nay. Chính vì vậy, ngày nay, tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp của người Việt trên mọi miền đất nước, mà còn là phương tiện giao tiếp chung của đại gia đình các dân tộc Việt Nam, là phương tiện của Việt Nam trong giao lưu và hợp tác quốc tế. Vì thế, tiếng Việt không những trở thành đối tượng học tập, nghiên cứu của người Việt Nam, mà còn của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam và bạn bè quốc tế. Do đó, là người Việt Nam chúng ta không thể không quan tâm đến quá trình hình thành và vai trò của chữ quốc ngữ đối với văn hóa người Việt. Trong chương trình lịch sử ở bậc trung học phổ thông, những nội dung về văn hóa, sự chuyển biến văn hóa nói chung và sự chuyển biến của văn hóa Việt Nam từ khichữ quốc ngữ xuất hiện nói riêng hầu như chưa được chú trọng làm rõ. Vì vậy, thực 7 hiện đề tài này, người viết hy vọng khẳng định, làm rõ vai trò của chữ quốc ngữ và nêu bật những biến đổi của văn hóa Việt Nam từ khi chữ quốc ngữ ra đời. Ngoài ra, nghiên cứu quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam Kỳ với phương Tây sẽ đóng góp một nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử nói chung và giảng dạy lịch sử ở trung học phổ thông nói riêng, cụ thể ở các đơn vị bài học như: Bài 24 – Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII (Sách giáo khoa lịch sử 10 – cơ bản, NXB Giáo dục, 2009); bài 23 – Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) (Sách giáo khoa lịch sử 11 – cơ bản, NXB GD, 2010) Như vậy, việc tìm hiểu quá trình lịch sử của chữ Quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam Kỳ với phương Tây, để làm rõ vị trí, vai trò của nó đối với văn hóa Việt Nam là một mảng khá quan trọng và cần thiết trong lịch sử ngôn ngữ Việt Nam nói riêng và lịch sử văn hóa người Việt nói chung.Trong đề tài này, người viết tập trung vào vấn đề chính là quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ dưới góc độ là sản phẩm của quan hệ văn hóa phương Tây với vùng đất Nam Kỳ, qua đó nhấn mạnh vai trò, sự tác động trở lại của chữ quốc ngữ đến một số loại hình văn hóa ở Nam Kỳ. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong lịch sử văn hóa Việt Nam, danh từ “quốc ngữ” được dùng để chỉ hai loại văn tự khác nhau của người Việt. Khi chữ Nôm xuất hiện, danh từ “quốc ngữ” cũng được dùng để chỉ chữ Nôm, có ý nói chữ Nôm là “tiếng nói nước mình”. Hiện nay và trong luận văn này, “quốc ngữ” được hiểu là chữ viết tiếng Việt theo mẫu tự Latinh, được các các giáo sĩ phương Tây hồi thế kỉ XVI - XVIII sáng chế ra nhằm mục đích truyền giáo, cùng với sự giúp sức của một số người Việt. Dùng mẫu tự của châu Âu để ghi âm của người Việt. Do vậy, sư ra đời của chữ quốc ngữ được xem là sản phẩm trực tiếp của mối quan hệ văn hóa giữa Nam Kỳ với phương Tây “Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ” được tái hiện trong luận văn này là các bước tiến, các bước phát triển của chữ quốc ngữ từ lúc mới xuất hiện, còn rất sơ khai cho đến khi trở thành một thứ chữ hoàn chỉnh, trơn bén như ngày nay. Đây là một quá trình lâu dài, gắn liền với những thời kì lịch sử khác nhau tương ứng với những vị trí khác nhau của chữ quốc ngữ, từ một thứ chữ chỉ dùng trong các nhà thờ cho đến một 8 công cụ chính trị và cuối cùng là chữ viết chính thức của một quốc gia độc lập. Tìm hiểu “quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ” có thể phản ánh được bức tranh giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Phương Tây trên một số lĩnh vực văn hóa. “Nam Kỳ” là tên gọi trước kia của Nam Bộ ngày nay, được đặt từ năm 1834 dưới triều Nguyễn. Theo chỉ dụ năm Minh Mệnh 15 (1834), ngoài Kinh sư gồm kinh đô và phủ Thừa Thiên, cả nước được chia thành các khu vực quản lý hành chính bao gồm: Tả trực (Quảng Nam, Quảng Ngãi), Hữu trực (Quảng Trị, Quảng Bình), Tả kỳ (Bình Định, Khánh Hòa), Hữu kỳ (Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa), Bắc kỳ (Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Yên, Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng) và Nam kỳ (Gia Định, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Dân gian thường dùng tên gọi “Nam Kỳ Lục tỉnh”, hoặc chỉ gọi tắt là Lục tỉnh. Sau khi Pháp chiếm Nam Kỳ, Lục tỉnh được chia đặt nhiều lần, cuối cùng thành 21 tỉnh. “Phương Tây” là thuật ngữ có nguồn gốc hoàn toàn từ châu Âu, phương Tây của châu Âu. Trong thời kì cổ đại, “phương Tây” được dùng để chỉ khu vực phía Tây Địa Trung Hải, về sau có thêm Bắc Mỹ. Dưới góc độ của người phương Đông, “phương Tây” ở đây còn để chỉ các vùng đất châu Âu trong buổi đầu khi có sự tiếp xúc của người châu Âu với người châu Á. “Phương Tây” được hiểu trong đề tài này là những quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ [43,tr.15] “Quan hệ văn hóa” là một hiện tượng văn hóa phổ biến, được nhiều ngành khoa học xã hội quan tâm nghiên cứu. Ngay khi xã hội loài người chưa đạt đến trình độ văn minh, các mối giao lưu, quan hệ văn hóa của nhân loại cũng đã diễn ra một cách lâu dài và bền bỉ. Có nhiều loại quan hệ văn hóa với những dạng thức khác nhau và đem lại những kết quả khác nhau: Tiếp biến văn hóa (acculturation), Đồng hóa văn hóa (assimilation), Hỗn dung văn hóa hay lai tạo văn hóa (amalgamation, hybridization). “Mối quan hệ văn hóa giữa vùng đất Nam Kỳ với phương Tây” được hiểu là sự tiếp nhận những yếu tố bên ngoài của yếu tố chủ thể là Nam Kỳ trên cơ sở tiếp nhận, kế thừa những thành tựu văn hóa nổi bật của phương Tây, làm phong phú, hiện đại thêm cho văn hóa Nam Kỳ, từ việc biến đổi mô hình văn hóa đến việc xuất hiện các loại hình văn hóa mới theo hướng phương Tây hóa (chữ viết, báo chí, kịch nói, đô thị 9 hóa), hoặc làm biến đổi những loại hình văn hóa truyền thống ở Nam Kỳ (giáo dục, văn học, nghệ thuật, hoạt động yêu nước) Luận văn xem xét quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong mối quan hệ văn hóa giữa Nam Kỳ với phương Tây từ khi có những cuộc tiếp xúc đầu tiên của người châu Âu khi họ đặt chân đến Nam Kỳ với người Việt, cho đến những năm đầu thế kỉ XX khi mà chữ quốc ngữ đã trở nên hoàn chỉnh, thay thế hoàn toàn chữ Nho và tiếp tục tạo ra những chuyển biến mới theo hướng phương Tây hóa cho văn hóa Nam Kỳ, có thể đến đầu những năm 40 của thế kỉ XX. Tất cả những vấn đề liên quan được luận văn tập trung làm rõ ngay chính trên không gian là vùng đất Nam Kỳ. 3. Phương pháp nghiên cứu Tác giả luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chính, kết hợp với phương pháp chuyên gia, phương pháp so sánh để tìm hiểu vấn đề. Phương pháp lịch sử là phương pháp trình bày những sự kiện cụ thể theo trình tự thời gian. Theo đó, người viết trình bày quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong mối quan hệ văn hóa của vùng đất Nam Kỳ với phương Tây theo trình tự thời gian. Quá trình hình thành vùng đất Nam Kỳ được trình bày từ khi chúa Nguyễn lập nên xứ Đàng Trong cho đến khi lãnh thổ Đàng Trong được mở rộng đến tận Nam Bộ ngày nay. Quá trình hình thành chữ quốc ngữ được trình bày từ thế kỉ XVI khi nó manh nha xuất hiện trong các tài liệu của những giáo sĩ phương Tây đầu tiên đến đầu thế kỉ XX khi quốc ngữ trở thành một chữ viết hoàn chỉnh và thống nhất trong cả nước Việt Nam. Chữ quốc ngữ trong chính sách giáo dục của chính quyền Nam Kỳ cũng dược trình bày thông qua các chủ trương, chính sách cải cách giáo dục của người Pháp theo trình tự từ 1862 cho đến đầu thế kỉ XX khi quốc ngữ đã góp phần xác lập nền giáo dục mới trên đất Nam Kỳ. Phương pháp logic là phương pháp khái quát các sự kiện lịch sử trên những nét chung, theo từng vấn đề, nhằm rút ra đặc điểm và bản chất của sự kiện. Do vậy, khi tìm hiểu quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong mối quan hệ văn hóa của Nam Kỳ với phương Tây, tác giả luận văn cũng tuân thủ theo đúng phương pháp logic. Khi trình bày về văn hóa Đàng Trong – văn hóa Nam Kỳ, tác giả lựa chọn những đặc trưng tiêu biểu, từ đó lý giải nguồn gốc những đặc trưng đó, so sánh, đối chiếu những đặc 10 điểm văn hóa Đàng Trong với đặc trưng văn hóa truyền thống của người Việt, để rút ra những thuận lợi và khó khăn khi nó tiếp xúc với văn hóa phương Tây. Cũng tương tự như vậy khi tác giả luận văn trình bày những đặc trưng của văn hóa phương Tây và rút ra những tác động của những đặc trưng đó đối với cuộc tiếp xúc và giao lưu của văn hóa ở Nam Kỳ. Những con đường dẫn đến quan hệ văn hóa giữa Nam Kỳ với phương Tây cũng được người viết trình bày theo từng vấn đề: công cuộc truyền giáo, hoạt động thương mại, công cuộc xâm lăng của người Pháp; mỗi vấn đề tác giả đều có lý giải bối cảnh, biểu hiện và tác động của nó đến sự ra đời của chữ quốc ngữ, đến cuộc tiếp xúc văn hóa giữa Nam Kỳ với phương Tây. Chữ quốc ngữ trong chính sách văn hóa của người Pháp cũng được trình bày theo từng chính sách của người Pháp trên các lĩnh vực khác nhau, mỗi lĩnh vực đều thể hiện những mục đích, những biện pháp của chính quyền thực dân khi sử dụng chữ quốc ngữ, để đi đến nhận thức về mục đích chung của chính quyền thực dân là thiết lập ảnh hưởng lâu dài của văn hóa Pháp ở Nam Kỳ, loại bỏ ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Khi trình bày ảnh hưởng, vai trò của chữ quốc ngữ đến một số lĩnh vực văn hóa xã hội Nam Kỳ, người viết cũng lựa chọn theo từng loại hình văn hóa tiêu biểu để làm rõ nguyên nhân chuyển biến hay xuất hiện mới của nó, biểu hiện của sự chuyển biến, và rút ra nhận thức về tác động của chữ quốc ngữ đối với văn hóa Việt Nam. Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp nghiên cứu gắn bó chặt chẽ với nhau. Muốn hiểu bản chất và quy luật của sự vật thì phải biết về quá trình phát sinh, phát triển của nó. Mặt khác có nắm được bản chất và quy luật của sự vật mới nhận thức được lịch sử của nó một cách đúng đắn và sâu sắc. Phương pháp lịch sử cũng phải nắm lấy cái logic, phải rút ra sợi dây logic chủ yếu của lịch sử thông qua việc phân tích các sự kiện và hiện tượng cụ thể. Còn phương pháp logic phải dựa trên các tài liệu lịch sử để khái quát, chứng minh và cuối cùng đem lại lịch sử trong tính bản chất của nó. Lịch sử mà thiếu logic sẽ mù quáng, còn logic mà thiếu lịch sử thì không có đối tượng, dễ rơi vào chủ quan, tự biện. Do vậy, tác giả luận văn luôn sử dụng kết hợp hai phương pháp lịch sử và logic. Phương pháp chuyên gia mà người viết sử dụng biểu hiện ở những quan điểm, nhận định về chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa giữa Nam Kỳ với phương Tây và 11 vai trò của nó đối với văn hóa người Việt của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, thể hiện trong các chuyên khảo, công trình nghiên cứu. Đây là những cơ sở để tác giả luận văn tìm hiểu và trình bày vấn đề, đồng thời nêu lên ý kiến tán đồng hay phản biện, bổ sung do sự hạn chế về tài liệu gốc mà tác giả chưa có điều kiện tiếp cận. Phương pháp so sánh được tác giả luận văn sử dụng khi trình bày bối cảnh của mối quan hệ văn hóa giữa Nam Kỳ với phương Tây để chỉ ra sự khác nhau về điểm xuất phát, về đặc trưng của hai nền văn hóa, từ đó đánh giá, nhận định về cách thức tiếp nhận yếu tố văn hóa bên ngoài của người Việt, về bản chất của văn minh phương Tây và nhìn nhận về điểm xuất phát của chữ quốc ngữ. Phương pháp so sánh còn được người viết sử dụng khi đối chiếu chữ quốc ngữ trong chính sách văn hóa của chính quyền thực dân với chữ quốc ngữ trong ứng xử của Nho gia, của những nhà cách mạng Việt Nam, từ đó đánh giá sự khác nhau về mục đích của hai đối tượng này khi họ sử dụng chữ quốc ngữ, chỉ ra những điểm tích cực và hạn chế trong hành động của họ đối với chữ quốc ngữ. Các phương pháp trên được tác giả luận văn vận dụng liên tục, đan xen trong suốt quá trình thực hiện đề tài theo trình tự như sau: Mở đầu là bối cảnh dẫn đến cuộc tiếp xúc và giao văn hóa giữa Nam Kỳ với phương Tây, ba con đường chính để thực hiện mối quan hệ văn hóa này, trong đó đặc biệt quan trọng là bước chân của các nhà truyền giáo, những người trực tiếp sáng chế ra chữ quốc ngữ; tiếp đến là sự hình thành chữ quốc ngữ với tư cách là một sản phẩm của quan hệ văn hóa giữa Nam Kỳ với phương Tây, từ trong tay các nhà truyền đạo, quốc ngữ trở thành công cụ chiến lược trong chính sách văn hóa của người Pháp, một cơ chế được áp đặt trong giáo dục, đồng thời cũng là phương tiện đấu tranh hữu hiệu của giới sĩ phu Nho học. Cuối cùng là ảnh hưởng mạnh mẽ của quốc ngữ đến đời sống văn hóa – xã hội Nam Kỳ trên những lĩnh vực tiêu biểu: giáo dục, báo chí, văn học, nghệ thuật, di sản Hán – Nôm, quá trình đô thị hóa và đấu tranh cách mạng, để chứng minh quốc ngữ đã là chữ viết hoàn chỉnh và thống nhất, một phương tiện năng động và tạo ra sự chuyển biến lớn trên nhiều lĩnh vực văn hóa – xã hội ở Nam Kỳ. 12 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Các vấn đề liên quan đến quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam Kỳ với phương Tây đã được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu, thể hiện qua một số công trình sau: Công trình Lịch sử chữ quốc ngữ 1620 – 1659của Đỗ Quang Chínhnăm 1972 có có 167 trang, bàn về lịch sử hình thành chữ Quốc ngữ giai đoạn 1620 – 1659 hầu hết dựa trên các tài liệu viết tay của các giáo sĩ bấy giờ với 4 phần lớn: Trình bày những nhận xét của một số người Tây phương về tiếng Việt; khái quát các giai đoạn hình thành chữ quốc ngữ từ 1620 đến 1648, chủ yếu giới thiệu hình dạng của chữ quốc ngữ được thể hiện trên các tài liệu viết tay của giáo sĩ phương Tây ; giới thiệu chữ quốc ngữ dưới thời của Linh mục Alexandre De Rhodes thông qua Từ điển Việt – Bồ - La và sách Phép giảng tám ngày dượ xuất bản năm 1651 ; giới thiệu chữ quốc ngữ trong các tài liệu viết tay năm 1659 của hai linh mục người Việt Nam. Nguyễn Văn Trung với công trình Chữ, văn quốc ngữ thời kỳ đầu Pháp thuộc được nhà xuất bản Nam Sơn ấn hành năm 1975 gồm 73 trang là một công trình tập hợp khá đầy đủ những bước tiến của chữ quốc ngữ từ lúc người Pháp áp đặt guồng máy cai trị của họ tại Nam Kỳ thông qua những thông tư, nghị định, quyết định của nhà cầm quyền Pháp. Đó cũng là lúc chữ quốc ngữ vượt ra khỏi nhà thờ, lan tỏa sang các lĩnh vực hành chính, văn hóa, giáo dục. Tác giả nhìn nhận quá trình phát triển của chữ quốc ngữ trong sự liên hệ mật thiết với chính sách cai trị của chính quyền Pháp, những người làm công việc áp đặt văn minh phương Tây lên Nam Kỳ. Tác giả Đặng Đức Siêu trong công trìnhChữ viết trong các nền văn hoáxuất bản năm 1982 dài 179 trang sau khi đã giới thiệu về chữ viết từ thời cổ đại ở cả phương Đông lẫn phương Tây cũng dành một phần cuối của công trình để bàn về các loại chữ viết ở Việt Nam, có cả chữ quốc ngữ. Chữ quốc ngữ đã được tác giả Đặng Đức Siêu dành cho một vị tríngang hàng với các loại chữ viết khác ở những nền văn minh lớn. Tác giả làm rõ chữ quốc ngữ từ lúc mới hình thành cho đến khi trở thành một vũ khí cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước của tác giả Hoàng Tiến có tênChữ Quốc ngữ và cuộc cách mạng chữ viết đầu thế kỉ 20 được nhà xuất bản Thanh niên ấn 13 hành năm 2003 là một công trình có giá trị khi nghiên cứu về quá trình hình thành và hoàn thiện của chữ quốc ngữ trong tất cả 281 trang. Sau phần dẫn luận, và giới thiệu về chữ Hán, chữ Nôm, tác giả đi thẳng vào giải thích nguồn gốc của chữ quốc ngữ, ra đời trong bối cảnh người phương Tây đến châu Á và Việt Nam để truyền đạo, buôn bán. Tiếp đến,tác giả đề cập đến cuộc cách mạng chữ viết đầu thế kỉ XX để đưa quốc ngữ trở thành một chữ viết ngày càng hoàn thiện và đi sâu vào quần chúng. Quá trình này được thực hiện thông qua các tờ báo đầu tiên, trường Đông Kinh Nghĩa Thục, hội dịch sách, việc sáng tác, in ấn… để cuối cùng quốc ngữ tác động trở lại. Ở phần này, tác giả Hoàng Tiến chỉ nêu những tác động của chữ Quốc ngữ đến một số lĩnh vực văn hóa xã hội Việt Nam mà chưa đi sâu lý giải và nêu rõ biểu hiện của sự tác động ấy. Công trình Tìm hiểu lịch sử chữ Quốc ngữ của tác giả Hoàng Xuân Việt được xuất bản năm 2007 dài479 trang là một cuốn sách có ích trong việc cung cấp những sử liệu ngôn ngữ học về sự hình thành và phát triển của chữ quốc ngữ trong cái nhìn so sánh với chữ Nôm, đặc biệt là chữ quốc ngữ ở Nam Bộ. Nhìn chung, công trình này được chia làm bốn nội dung chính. Đầu tiên, tác giả giới thiệu về bối cảnh lịch sử của chữ quốc ngữ, tiếp đến là giới thiệu những dạng chữuốc ngữ đầu tiên được ghi âm theo hệ thống kí hiệu Ý – Bồ Đào Nha. Liên tục như vậy, tác giả trình bày những cuộc chỉnh lý của chữ quốc ngữ từ 1772 đến 1838 dần trở thành một thứ chữ hoàn chỉnh như ngày nay. Cuối cùng, tác giả Hoàng Xuân Việt phân tích sự bùng phát của chữ quốc ngữ kể từ năm 1865 trở đi, khi Gia Định báo ra đời, hình thành nên một mặt trận văn hóa mới mà chữ quốc ngữ đóng vai trò chủ đạo, thể hiện qua văn học, báo chí, tư tưởng, giáo dục… Tác giả luận văn tham khảo ở tài liệu này từ phần hai trở đi, nhiều nhất là ở phần bốn để làm rõ tầm ảnh hưởng của chữ quốc ngữ đến văn hóa xã hội Nam Kỳ. Tác giả Nguyễn Phú Phong có công trình Việt Nam – chữ viết, ngôn ngữ và xã hội được nhà xuất bản Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2005là một công trình trước hết mô tả sự hình thành của chữ Nôm và chữ quốc ngữ, hai thứ chữ viết của tiếng Việt và một cái nhìn đối chiếu được đưa ra. Việc nhìn nhận và áp dụng chữ quốc ngữ như chữ viết chính thức của tiếng Việt, những tranh cãi của nhà cầm quyền Pháp xoay quanh vấn đề này, các chặng đường từ lúc hình thành cho tới 14 khi thắng lợi hoàn toàn để trở thành quốc tự Việt Nam đều được tác giả đề cập đến với khá nhiều chi tiết dưới những khía cạnh khác nhau. Cuộc hành trình của chữ quốc ngữ qua không gian và thời gian, qua cảm nhận và tác động của những nhân vật lịch sử suốt gần một thế kỉ Pháp thuộc đều được tác giả ghi nhận đầy đủ.Những nội dung đóđược tác giả trình bày trong 144 trang với hai phần lớn. Phần I (gồm ba chương) tác giả đặt trọng tâm vấn đề vào mặt kĩ thuật chữ viết, nghiên cứu tiếng Việt và những cuộc tranh luận chung quanh chữ quốc ngữ. Phần II (gồm năm chương), tác giả giới thiệu sự phát triển của chữ quốc ngữ, trong đó hướng về các đề tài như chữ viết và ngôn ngữ, chữ viết và văn học, chữ viết và giáo dục. Đây là phần tham khảo chính của tác giả luận văn. Tác giả Đoàn Thiện Thuật có công trình Chữ quốc ngữ thế kỉ XVIII ấn hành năm 2008 tuy hơi thiên về lĩnh vực ngôn ngữ học, nhưng đây cũng có thể được xem là một tập tư liệu quý cho việc nghiên cứu lịch sử chữ quốc ngữ thế kỉ XVIII, bởi thế kỉ XVIII chúng ta chỉ có tư liệu để lại là cuốn “Từ điển Việt – Latinh” của P. de Béhaine. Tác giả công bố các tư liệu dưới dạng ảnh nên có tính trung thực cao. Ngoài giá trị về mặt nghiên cứu chữ quốc ngữ, tài liệu này cũng rất cần cho nghiên cứu lịch sử ngữ âm, lịch sử từ vựng, lịch sử ngữ pháp tiếng Việt với độ dài 509 trang. Gần đây nhất, năm 2013, nhà báo, nhà vănTrần Nhật Vy cho tập hợp những bài viết của mình đăng trên báo Tuổi trẻ và xuất bản thành cuốnChữ quốc ngữ - 130 năm thăng trầm. Đây là một công trình biên khảo gồm 259 trang. Tác giả đã sưu tầm, nghiên cứu về sự ra đời của chữ quốc ngữ từ nhiều nguồn tư liệu dồi dào và ghi nhận chữ quốc ngữ đã phát triển qua bao thăng trầm, sóng gió. Qua tập sách này, tác giả còn cho người đọc biết việc sáng tạo ra chữ Việt là công trình của nhiều người với mục đích ban đầu chỉ để truyền đạo. Tất nhiên, những sáng tạo của các giáo sĩ phương Tây không thể không có sự góp phần của người bản xứ. Tác giả còn khẳng định giá trị của chữ quốc ngữ trong một nền báo chí và văn học mớiở Nam Kỳ từ năm 1865 cho đến đầu thế kỷ XX. Cũng trong năm 2013, tác giả Đỗ Quang Hưng và Trần Viết Nghĩa có công trình Tính hiện đại và sự chuyển biến của văn hóa Việt Nam thời cận đại do nhà xuất bản chính trị quốc gia ấn hành, gồm 388 trang. Trong đó, các tác giả đã khẳng định cuộc 15 tiếp xúc văn hóa Đông – Tây ở Nam Kỳ là một vấn đề lớn của lịch sử dân tộc. Quá trình đó đã dần tạo ra những chuyển biến văn hóa – xã hội ở Nam Kỳ, làm xuất hiện những hình thức sinh hoạt văn hóa mới. Chữ quốc ngữ được các tác giả thừa nhận là một trong những loại hình văn hóa mới đó, là sản phẩm của cuộc tiếp xúc với văn minh phương Tây đã tạo ra những chuyển biến lớn đến các hình thức sinh hoạt văn hóa khác ở Nam Kỳ: giáo dục, báo chí, kịch nói, văn học. Các công trình nghiên cứu vừa nêu là nguồn tài liệu tham khảo hết sức hữu ích để người viết thực hiện luận văn này và có nhìn nhận toàn diện hơn về vấn đề đang tìm hiểu. Hầu hết các công trình trên đều tập trung làm rõ nguồn gốc và quá trình hình thành chữ quốc ngữ, khẳng định chữ quốc ngữ là một phương tiện chuyển tải văn hóa phương Tây, một số có đề cập đến vai trò của chữ quốc ngữ đối với văn hóa Việt Nam trên các lĩnh vực như văn học, báo chí, giáo dục… nhưng vẫn chỉ ở mức độ khái quát mà chưa có sự cụ thể, chi tiết và hệ thống, chưa làm rõ biểu hiện của những chuyển biến văn hóa xã hội. Vì vậy, luận văn này hy vọng bước đầu góp phần tìm hiểu sâu hơn về những tác động của chữ quốc ngữ đối với văn hóa Nam Kỳ trên một số lĩnh vực chủ yếu. 5. Đóng góp mới của luận văn - Luận văn có sự tổng hợp từ những nguồn tài liệu phong phú, bao gồm tư lệu gốc, chuyên khảo, các bài nghiên cứu có giá trị khoa học, trình bày đầy đủ các vấn đề thuộc lĩnh vực chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa giữa Nam Kỳ với phương Tây, góp thêm nhận định về nguồn gốc của chữ quốc ngữ, tính chất của nó qua từng thời kì, từng đối tượng sử dụng, và nhấn mạnh những chuyển biến văn hóa – xã hội do nó mang lại, công lao của quốc ngữ đối với sự nghiệp đấu tranh cách mạng, đóng góp thêm một số nhận định và nhận thức về các vấn đề lịch sử Việt Nam. - Luận văn cũng góp phần mô tả về quá trình giao lưu và tiếp xúc văn hóa Việt Nam - phương Tây trên lĩnh vực giáo dục, báo chí, văn học, nghệ thuật, hành chính mà chữ quốc ngữ đóng vai trò là người trung gian. - Kết quả và tư liệu của luận văn góp phần cung cấp thêm nguồn tài liệu tham khảo cho học viên cao học, giáo viên, sinh viên, học sinh trung học phổ thông và 16 những người quan tâm đến lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử chữ quốc ngữ, lịch sử công cuộc tiếp xúc văn hóa Việt Nam với phương Tây nói riêng. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Bối cảnh quan hệ văn hóa giữa vùng đất Nam Kỳ với phương Tây Nam Kỳ được hình thành trong quá trình xác lập lãnh thổ Đàng Trong của chúa Nguyễn. Tính cởi mở, năng động của vùng đất mới là cơ hội để Nam Kỳ dễ dàng tiếp nhận những yếu tố văn hóa bên ngoài, nhất là văn hóa phương Tây đang trên đà lan tỏa, mở rộng. Hai nền văn hóa gặp nhau thông qua các con đường: truyền giáo, thương mại và xâm lược. Chữ quốc ngữ được sản sinh ra trong bối cảnh đó. Do vậy, chương I được tác giả luận văn trình bày thành 3 vấn đề: Vùng đất Nam Kỳ trước khi tiếp xúc với văn hóa phương Tây; sự phát triển của văn minh phương Tây; những con đường du nhập vào Nam Kỳ của văn hóa phương Tây. Chương 2: Chữ quốc ngữ - Sảnphẩm của quan hệ văn hóa giữa Nam Kỳ với phương Tây Là sản phẩm trực tiếp của cuộc tiếp xúc văn hóa phương Tây ở Nam Kỳ, chữ quốc ngữ hình thành qua một quá trình lâu dài, gắn liền với nhu cầu truyền đạo của các giáo sĩ phương Tây. Tuy nhiên, vừa mới ra đời, chữ quốc ngữ đã được chính quyền thực dân tìm cách biến thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho chính sách văn hóa, giáo dục, nhằm khẳng định ảnh hưởng của văn minh phương Tây lên đất Nam Kỳ, ý định xóa bỏ Nho học đang trên đà suy đồi. Giới sĩ phu Việt Nam cũng nhận ra lợi thế của chữ quốc ngữ, nên đã ra sức cổ vũ học tập quốc ngữ. Chữ quốc ngữ vì thế càng được dịp lan tỏa. Chương II được tác giả chia thành 3 phần nhỏ: quá trình hình thành chữ quốc ngữ; chữ quốc ngữ trong chính sách văn hóa của chính quyền Pháp ở Nam Kỳ; chữ quốc ngữ trong quá trình tồn tại song song của giáo dục Âu hóa và Nho học ở Nam Kỳ. Chương 3: Vai trò của chữ quốc ngữ trong một số lĩnh vực văn hóa – xã hội ở Nam Kỳ 17 Sau khi đã hoàn thiện và trở thành chữ viết thống nhất, được áp đặt cho một nền giáo dục mới, bắt buộc trong các cơ quan hành chính, báo chí, chữ quốc ngữ được dịp chứng tỏ sức ảnh hưởng của mình đến hầu hết mọi lĩnh vực văn hóa – xã hội của người Việt, làm chuyển biến những loại hình văn hóa truyền thống theo hướng phương Tây hóa, đồng thời du nhập những loại hình văn hóa mới có nguồn gốc từ phương Tây. Do vậy, ở chương III, tác giả luận văn làm rõ vai trò của chữ quốc ngữ trên các lĩnh vực: giáo dục, báo chí, văn học, nghệ thuật, di sản Hán – Nôm, quá trình đô thị hóa, đấu tranh cách mạng. 18 Chương 1. BỐI CẢNH QUAN HỆ VĂN HÓA GIỮA VÙNG ĐẤT NAM KỲ VỚI PHƯƠNG TÂY Nam Kỳ là tên gọi của vùng đất Nam Bộ Việt Nam ngày nay. Trước khi có cuộc tiếp xúc với văn hóa phương Tây, Nam Kỳ được hình thành trong bối cảnh của những biến động chính trị - xã hội ở Đại Việt, dẫn đến công cuộc mở cõi của các chúa Nguyễn về phía Nam. Vớivị trí địa lý mang tính chiến lược trên con đường hàng hải quốc tế, Nam Kỳ nhanh chóng tỏ ra là một địa điểm thu hút đông đảo người phương Tây đến giao lưu buôn bán, tìm kiếm thị trường, nhất là trong bối cảnh châu Âu đang phát triển mạnh mẽ về kinh tế tư bản chủ nghĩa và sự bùng nổ của nền văn minh công nghiệp. 1.1. Văn minh phương Tây thời cận đại 1.1.1. Khái niệm văn minh và sự phân biệt “phương Tây”,“phương Đông” Từ “văn minh” (civilisation, civilization) trong các ngôn ngữ phương Tây đều có nguồn gốc Latinh là civitas, nghĩa là trạng thái đã được khai hóa, thoát khỏi trạng thái nguyên thủy, không còn trong tình trạng ăn lông ở lỗ, hái lượm... mà đã định cư thành những cộng đồng. Civitas cũng có nghĩa là tình trạng đã có quốc gia, chính quyền, luật pháp. Theo GS. Trần Quốc Vượng, văn minh là khái niệm được dùng để chỉ trình độ phát triển về vật chất và tinh thần của con người ở vào trạng thái phát triển cao nhất của nền văn hóa, trong một thời kì lịch sử nào đó [121, tr.19-20]. Các yếu tố căn bản của văn minh bao gồm: “sự phóng xa về kinh tế, sự tổ chức chính trị, những truyền thống luân lý và sự tăng tiến tri thức, phát triển nghệ thuật” [123, tr.32]. Trên thế giới, các nền văn minh không đứng cô lập và bất biến mà thường xuyên diễn ra sự tiếp xúc và giao lưu. “Xuyên suốt và điển hình nhất” [70, tr.12] là quá trình tiếp xúc và giao lưu giữa các nền văn hóa và văn minh phương Đông với phương Tây. Để có cái nhìn toàn diện về quá trình này, cần có sự phân biệt các thuật ngữ “phương Tây”, “phương Đông”. 19 Thuật ngữ “phương Tây” có nguồn gốc hoàn toàn từ châu Âu. Thời cổ đại, khi vùng ven Địa Trung Hải có nhiều trung tâm buôn bán, người ta dùng thuật ngữ “phương Tây” để chỉ khu vực phía Tây Địa Trung Hải. Trong buổi đầu của sự tiếp xúc Đông – Tây, trong cái nhìn của người phương Đông, các thuật ngữ phương Tây, Tây Âu, Tây Dương, Thái Tây… có một ý nghĩa đơn giản và liên hệ nhiều đến phương hướng, để chỉ các vùng đất châu Âu của người châu Âu với các đặc điểm về chủng tộc như: da trắng, tóc và lông màu hung đỏ, mà trước đây người phương Đông thường hay gọi là “bạch quỷ” hay “hồng mao”…có những tập tục, truyền thống, lối sống khác hẳn với người phương Đông. Do vậy, khái niệm phương Tây còn được người phương Đông dùng với ý nghĩa chỉ chủng tộc người da trắng mà không cần phân biệt người đó là người Âu hay người Mỹ. Theo thời gian, do hoàn cảnh lịch sử, thuật ngữ “phương Tây” bao gồm thêm cả Bắc Mỹ. Có cách hiểu như vậy vì người ta thấy có sự tương đồng về các yếu tố của văn minh như: lý luận và tổ chức chính trị, lý luận và tổ chức kinh tế, hoàn cảnh sinh hoạt xã hội. Trong thời kì chiến tranh lạnh, sau khi các nước Đông Âu tuyên bố đi theo con đường xã hội chủ nghĩa và sau bài diễn văn của Tổng thống Mỹ H. Truman (3 – 1947), các nước Tây Âu đã tập hợp lại với nhau thành một khối để chống lại “nguy cơ chủ nghĩa xã hội”. Từ đó, thuật ngữ “phương Tây” thường được dùng để chỉ các nước tư bản chủ nghĩa, là một thế giới đối lập với thế giới cộng sản. Khái niệm “phương Tây” được dùng trong luận văn này với nghĩa bao gồm những quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ. “Phương Đông” cũng là một khái niệm có nội dung rất rộng. Từ thời cổ - trung đại, cư dân hai bên bờ Địa Trung Hải dùng thuật ngữ “phương Đông” để chỉ vùng đất nằm ở phía Đông Địa Trung Hải, nghĩa là vùng đất phía Mặt trời mọc. Dần dần cùng với thời gian, tầm mắt và hiểu biết của con người cũng được mở rộng ra. Người châu Âu với ưu thế phát triển của mình, qua các cuộc khám phá, những phát kiến địa lí, họ thấy rằng vùng đất Mặt trời mọc không chỉ là vùng đất chật hẹp nằm ở phía Đông Địa Trung Hải, mà còn là những vùng đất xa xôi bên kia các đại dương. Họ gọi là vùng đất 20 Tân thế giới. Từ đó còn có một cách hiểu mới về phương Đông: phương Đông là khu vực các nước ngoài châu Âu và Bắc Mĩ. Trong thế kỉ XIX, xuất phát từ quan điểm “lấy châu Âu làm trung tâm”, làm điểm chuẩn, các học giả châu Âu đã gọi các khu vực Tây Á, Trung Á, Đông Á và Đông Nam Á bằng những tên gọi “không chính xác” [43, tr.15] là Cận Đông (Near East, Proche-Orient), Trung Đông (Middle East, Moyen-Orient) và Viễn Đông (Far East, Extreme Orient). Trong luận văn này, thuật ngữ “phương Đông” được hiểu là những quốc gia thuộc các khu vực châu Á, châu Phi, châu Mỹ La-tinh. Như vậy, vấn đề “phương Đông”, “phương Tây” là một vấn đề thuộc về nhận thức, lúc đầu đơn thuần dùng để chỉ phương hướng, sau đó nó gắn liền với yếu tố lịch sử và màu sắc chính trị. Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, sự phân biệt hai khái niệm phương Đông và phương Tây về mặt văn hóa - văn minh cũng dần hình thành và “mang một ý nghĩa tương đối, theo quy ước” [43, tr.15]. Khi đó, nhắc đến Phương Đông, người ta nghĩ ngay đến một nền văn minh của những dòng sông lớn, nền kinh tế nông nghiệp, những quốc gia quân chủ chuyên chế và những tôn giáo, hệ tư tưởng đóng kín, không thay đổi. Văn hóa phương Đông thường chứa một tư duy tổng hợp, cầu tính, duy linh, một hệ giá trị thiên về tinh thần, đạo đức tình nghĩa, mang tính truyền thống cộng đồng, trong đó con người hòa đồng với tự nhiên, xã hội và tâm linh. Văn hóa Đàng Trong – văn hóa Nam Bộ của người Việt cũng mang những đặc điểm chung của văn hóa phương Đông. Trong khi đó, văn minh phương Tây dựa trên nền kinh tế thương mại đường biển, những thể chế chính trị đa dạng sớm tiếp cận đến nền cộng hòa dân chủ, những trào lưu văn hóa tư tưởng luôn biến động và mang tính chất mở. Văn hóa phương Tây thiên về lối tư duy phân tích, tuyến tính, duy lý, một hệ giá trị đề cao sự tiến bộ, phát triển kinh tế vật chất, một con người cá nhân có ý thức đấu tranh cho tự do và sự giải phóng. Thời cận đại, phương Tây thường gắn liền với nền văn minh tư bản chủ nghĩa, một nền văn minh mang nhiều nét đặc trưng. 1.1.2. Những đặc trưng của văn minh phương Tây Sau khi giành được thắng lợi trong các cuộc cách mạng tư sản, châu Âu đã tiến hành cách mạng công nghiệp tạo nên một bước chuyển biến to lớn của lịch sử nhân
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan