Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm EMINA đế...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm EMINA đến sinh trưởng, năng suất và khả năng chống chịu sâu bệnh của cây cải ngọt, cây đậu đũa

.PDF
94
397
67

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO Ketnooi.com HOÀNG TRUNG DŨNG " NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM EMINA ðẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU SÂU BỆNH CỦA CÂY CẢI NGỌT, CÂY ðẬU ðŨA TRỒNG TẠI LÂM THAO – PHÚ THỌ" LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : Trồng Trọt Mã số : 60.62.01 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Quang Thạch HÀ NỘI - 2011 Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan sè liÖu vµ kÕt qu¶ nghiªn cøu trong luËn v¨n nµy lµ trung thùc vµ ch−a hÒ ®−îc sö dông ®Ó b¶o vÖ mét häc vÞ nµo. Mäi sù gióp ®ì cho viÖc thùc hiÖn luËn v¨n ®· ®−îc c¸m ¬n vµ c¸c th«ng tin trÝch dÉn ®· ®−îc chØ râ nguån gèc. T¸c gi¶ luËn v¨n Hoµng Trung Dòng Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… i Lêi c¶m ¬n T«i xin bµy tá lßng biÕt ¬n s©u s¾c tíi GS. TS. NguyÔn Quang Thạch, ng−êi ®· tËn t×nh gióp ®ì, h−íng dÉn t«i trong suèt thêi gian thùc hiÖn ®Ò tµi, còng nh− trong qu¸ tr×nh hoµn chØnh luËn v¨n tèt nghiÖp. T«i xin ch©n thµnh c¸m ¬n c¸c thÇy c« gi¸o Khoa Sau §¹i häc; Khoa N«ng häc, (Tr−êng §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi). Ch©n thµnh c¶m ¬n c¸c anh, chị - ViÖn SHNN, b¹n bÌ, ®ång nghiÖp, gia ®×nh vµ ng−êi th©n ®· nhiÖt t×nh ñng hé, gióp ®ì t«i trong suèt thêi gian thùc hiÖn ®Ò tµi vµ hoµn chØnh luËn v¨n tèt nghiÖp. T¸c gi¶ Hoµng Trung Dòng Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… ii MỤC LỤC Lời cam ñoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục bảng vi Danh mục ñồ thị vii PHẦN I MỞ ðẦU 1 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI 1 1.2 MỤC ðÍCH, YÊU CẦU 3 1.2.1 Mục ñích 3 12.2 Yêu cầu 3 1.3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN 3 1.3.1 Ý nghĩa khoa học 3 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC 2.1 4 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHẾ PHẨM VSV HỮU HIỆU EM (Efectivie Microorganisms) 4 2.1.1 Tình hình nghiên cứu, ứng dụng ở các nước trên thế giới 4 2.1.2 Tại Việt Nam 10 2.2 NHỮNG ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM EM 13 2.2.1 Trong nông nghiệp 13 2.2.2 Trong môi trường 14 2.2.3 Trong xây dựng 15 2.2.4 Trong y tế 16 2.3 CHẾ PHẨM EMINA (Effective Microogarnism Institute of 2.3.1 Agrobiology) 16 Ứng dụng chế phẩm EMINA 17 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… iii 2.3.2 Thành phần của chế phẩm EMINA 18 2.3.3 Một số dạng chế phẩm EMINA 24 2.4 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU 26 2.4.1 Sự cần thiết của rau xanh 26 2.4.2 Thực trạng sản xuất rau ở Việt Nam 28 2.4.3 Một số ñặc ñiểm khái quát về cây cải ngọt, cây ñậu ñũa và sâu ñục quả PHẦN III 30 ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33 3.1 ðỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 33 3.2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33 3.2.1 Các thí nghiệm 33 3.3 PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU, THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 39 Ảnh hưởng của EMINA dinh dưỡng tới ñộng thái tăng trưởng về khối lượng tươi 4.1.4 37 Ảnh hưởng EMINA dinh dưỡng tới ñộng thái tăng trưởng chiều cao cây 4.1.3 37 Ảnh hưởng của EMINA dinh dưỡng tới ñộng thái tăng trưởng số lá 4.1.2 37 Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA dinh dưỡng tới quá trình sinh trưởng cây cải ngọt 4.1.1 36 41 Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA dinh dưỡng tới năng suất và phẩm chất cây cải ngọt 42 4.1.5 Ảnh hưởng của EMINA dinh dưỡng tới hiệu quả kinh tế 46 4.2 Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA thảo dược trong việc phòng chống sâu ñục quả gây hại trên ñậu ñũa Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… 47 iv 4.2.1 Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA thảo dược tới tình hình sinh trưởng phát triển cây ñậu ñũa 4.2.2 47 Ảnh hưởng EMINA thảo dược tới diễn biến tỷ lệ sâu ñục quả gây hại trên nụ, hoa và quả 49 4.2.3 Ảnh hưởng EMINA thảo dược tới diễn biến mật ñộ sâu hại 53 4.2.4 Ảnh hưởng EMINA thảo dược tới năng suất, phẩm cấp quả 4.2.5 thương phẩm 55 Ảnh hưởng EMINA thảo dược tới hiệu quả kinh tế 59 PHẦN 5 KẾ LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 60 5.1 Kết luận 60 5.2 ðề nghị 61 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng có trong cải ngọt. 30 Bảng 2.2: Thành phần các chất có trong ñậu ñũa. 31 Bảng 4.1.1: Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA dinh dưỡng ñến số lá 38 Bảng 4.1.2: Ảnh hưởng của EMINA dinh dưỡng tới chiều cao cây 40 Bảng 4.1.3: Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA dinh dưỡng tới khối lượng tươi của cây 41 Bảng 4.1.4: Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA dinh dưỡng tới năng suất 42 Bảng 4.1.5: Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA dinh dưỡng tới chiều cao ngồng hoa 43 Bảng 4.1.6: Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA dinh dưỡng tới một số chỉ tiêu chất lượng 44 Bảng 4.1.7: Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA dinh dưỡng tới hàm lượng một số kim loại nặng 45 Bảng 4.1.8: Hiệu quả kinh tế ñạt ñược khi sử dụng chế phẩm EMINA dinh dưỡng (1.000 ñ) 46 Bảng 4.2.1: Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA thảo dược tới số lá (lá/cây) 48 Bảng 4.2.2: Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA thảo dược tới diễn biến tỷ lệ sâu gây hại trên nụ, hoa 50 Bảng 4.2.3: Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA thảo dược tới diễn biến tỷ lệ sâu gây hại trên quả 52 Bảng 4.2.4: Diễn biến mật ñộ sâu ñục quả gây hại trên ñậu ñũa (con/cây) 54 Bảng 4.2.5: Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA thảo dược ñến khối lượng, chiều dài và ñường kính quả ñậu ñũa lúc thu hoạch 55 Bảng 4.2.6: Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA thảo dược tới tình trạng quả thu hoạch Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… 56 vi DANH MỤC ðỒ THỊ Hình 4.1: Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA tới tốc ñộ ra lá 39 Hình 4.2: Ảnh hưởng của EMINA dinh dưỡng tới năng suất 43 Hình 4.3: Diễn biến tỷ lệ sâu ñục quả gây hại trên nụ hoa 51 Hình 4.4: Diễn biến tỷ lệ sâu gây hại trên quả 53 Hình 4.5: So sánh năng suất lý thuyết và năng suất thực thu 58 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… vii PHẦN I MỞ ðẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI ðã từ lâu vấn ñề sản xuất rau an toàn (RAT) ñã ñược triển khai thực hiện ở nước ta, ñặc biệt trong thời gian gần ñây vấn ñề RAT luôn nhận ñược sự chỉ ñạo sát sao của các cơ quan quản lý, cùng với ñó là những ñầu tư lớn về tài chính và công sức ñể xây dựng các mô hình, các vùng trồng RAT. Nhưng ñến nay ñây vẫn là vấn ñề nóng, không chỉ với người trồng rau mà với cả người tiêu dùng. Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) với nông sản nhất là với rau xanh ñang ñược xã hội ñặc biệt quan tâm. Vì rau là thực phẩn không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, vi lượng, chất xơ... cho cơ thể con người mà không thể thay thế. Việc ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất ñộc hại, kim loại nặng và thuốc BVTV tồn dư trên rau, ñặc biệt là rau ăn lá ñã gây ảnh hưởng không nhỏ trước mắt cũng như lâu dài ñối với sức khỏe cộng ñồng. Ngày nay do người trồng rau quá lạm dụng thuốc BVTV, phân bón hóa học cũng như sử dụng nước, ñất ñang bị ô nhiễm trong quá trình canh tác nên trong rau xanh tồn tại nhiều yếu tố gây ñộc hại tới sức khỏe con người. Thời gian qua, rau luôn là thủ phạm số một trong các vụ ngộ ñộc thức ăn. Cũng vì thế nỗi lo của người tiêu dùng về chất lượng rau ngày càng lớn, hơn lúc nào hết nhu cầu sử dụng RAT của người tiêu dùng lại nhiều như hiện nay. Thời gian qua, ñã có những nghiên cứu, ứng dụng và bước ñầu cho những hiệu quả nhất ñịnh như: Xây dựng vùng sản xuất rau an toàn, mô hình canh tác nông nghiệp hữu cơ, phong trào 3 giảm 3 tăng, ICM,… Sử dụng chế phẩm vi sinh, quản lý ñồng ruộng phát hiện sâu bệnh kịp thời, bón phân và sử Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… 1 dụng thuốc BVTV, ñúng lúc, ñúng cách, ñúng liều lượng là nòng cốt ñể xây dựng nền nông nghiệp sinh thái. Hiện nay, trên thế giới chế phẩm sinh học ñang ñược sử dụng phổ biến và rất thành công trong nhiều lĩnh vực, ñặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất rau an toàn của nhiều nước phát triển như Mĩ, Nhật Bản, Trung Quốc ... Một trong những chế phẩm sinh học ñang ñược áp dụng rộng rãi và rất thành công tại nhiều quốc gia này, ñó là chế phẩm EM (Effective Microorganisms). EM ñược ñánh giá là một sản phẩm cực kì hiệu quả. Tại Việt Nam, chế phẩm EM ñã ñem lại những thành công nhất ñịnh. Dựa trên nguyên tắc hoạt ñộng và phối chế của chế phẩm EM, Viện Sinh học Nông nghiệp - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã sản xuất ra chế phẩm EMINA. Chế phẩm EMINA ñã ñược thử nghiệm và ứng dụng có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực như trong môi trường, trong nông nghiệp ... với mong muốn là nâng cao hơn nữa tác dụng của chế phẩm EMINA, cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau, ở nhiều vùng sinh thái. Dựa trên tiêu chí ñó, chúng tôi ñi vào tiến hành thực hiện ñề tài “ Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm EMINA ñến sinh trưởng, năng suất và khả năng chống chịu sâu bệnh của cây cải ngọt, cây ñậu ñũa trồng tại Lâm Thao Phú Thọ”. Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… 2 1.2 MỤC ðÍCH, YÊU CẦU 1.2.1 Mục ñích - ðánh giá khả năng tác ñộng và ñề xuất sử dụng một số dạng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMINA trong sản xuất rau an toàn tại Phú Thọ. 12.2 Yêu cầu - ðánh giá ñược tác ñộng của chế phẩm EMINA làm dinh dưỡng bón lá trên cây cải ngọt, - ðánh giá ñược tác ñộng của chế phẩm EMINA thảo dược trong việc phòng trừ sâu ñục quả trên cây ñậu ñũa. 1.3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN 1.3.1 Ý nghĩa khoa học - ðề tài góp phần bổ sung vào cơ sở khoa học trong việc ứng dụng chế phẩm EMINA vào sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau an toàn ở Phú Thọ nói riêng. 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn - Bổ xung, xây dựng quy trình ứng dụng chế phẩm EMINA trong sản xuất rau cải ngọt và rau ñậu ñũa ở Phú Thọ, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường và ñảm bảo phát triển nền nông nghiệp bền vững. Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… 3 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC 2.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHẾ PHẨM VSV HỮU HIỆU EM (Efectivie Microorganisms) 2.1.1 Tình hình nghiên cứu, ứng dụng ở các nước trên thế giới Vi sinh vật (VSV) ñược phát hiện từ thế kỷ 17 bởi các nhà khoa học châu Âu. ðến thế kỷ 19, khởi ñầu bằng chế phẩm vi sinh cố ñịnh nitơ phân tử, ngành công nghệ vi sinh ngày càng phát triển mạnh mẽ. Từ 1964, hàng loạt chế phẩm VSV ñược nghiên cứu sản xuất: các chế phẩm VSV cố ñịnh ñạm, chế phẩm VSV phân giải cellulose, chế phẩm VSV phân giải lân, chế phẩm VSV ña chức năng và nhiều loại chế phẩm VSV xử lý môi trường ñất, bảo vệ thực vật ñược ứng dụng rộng rãi. Vi sinh vật hữu hiệu EM (Efectivie Microorganisms) là tập hợp các loài vi sinh vật có ích sống cộng sinh trong cùng môi trường như vi khuẩn lactic, nấm men, xạ khuẩn, nấm mốc… Có thể áp dụng chúng như một chất nhằm tăng cường tính ña dạng VSV ñất, bổ xung các VSV có ích vào môi trường tự nhiên, từ ñó giảm thiểu ñược ô nhiễm môi trường. Kết quả là nó có thể cải thiện ñược kết cấu của ñất, chống lại sự xâm nhiễm của bệnh do VSV gây nên vào cây trồng, ñồng thời tăng hiệu quả các chất hữu cơ trong cây. Việc sử dụng VSV hữu hiệu EM ñược bắt ñầu ứng dụng từ thập niên 80 tại Nhật, do Giáo sư – Tiến sĩ Teuro Higa – Trường ðại học tổng hợp Ryukysu, Okinawa sáng chế ra, ñến nay công nghệ EM ñã ñược ứng dụng rộng khắp các lục ñịa, trong hơn 150 quốc gia và ñang ñược sản xuất ở nhiều nước trên thế giới. Ở tất cả các nước ñều coi ñó là giải pháp cho sự phát triển nền nông nghiệp bền vững, làm tăng năng suất và chất lượng cây trồng. Theo Giáo sư Teuro Higa hệ thống nông nghiệp thiên nhiên có sử dụng công nghệ Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… 4 VSV hữu hiệu, EM là hệ thống nông nghiệp có năng suất cao, ổn ñịnh, không ñộc hại và cải thiện môi trường bền vững. GS. Teuro Higa cho biết chế phẩm EM giúp cho quá trình sinh ra các chất chống oxi hoá như inositol, ubiquinone, saponine, polysaccharide phân tử thấp, polyphenol và các muối chelate. Các chất này có khả năng hạn chế bệnh, kìm hãm các vi sinh vật có hại và kích thích các vi sinh vật có lợi. ðồng thời các chất này cũng giải ñộc các chất có hại do có sự hình thành các enzym phân huỷ. Vai trò của EM còn ñược phát huy bởi sự cộng hưởng sóng trọng lực (gravity wave) sinh ra bởi các vi khuẩn quang dưỡng, các sóng này có tần số cao hơn và có năng lượng thấp hơn so với tia gama và tia X. Do vậy, chúng có khả năng chuyển các dạng năng lượng có hại trong tự nhiên thành dạng năng lượng có lợi thông qua sự cộng hưởng. Thấy ñược lợi ích của VSV hữu hiệu trong tự nhiên, Tiến sĩ Teuro Higa ñã nghiên cứu phân lập, trộn lẫn 80 loài VSV có ích thuộc 5 nhóm là vi khuẩn quang hợp: tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O; vi khuẩn lactic: chuyển hóa thức ăn dễ tiêu thành khó tiêu; nấm men: sản xuất ra các vitamin và axit amin; xạ khuẩn: sản sinh ra các kháng sinh, ức chế vi sinh vật gây bệnh và phân giải các chất hữu cơ; nấm sợi: sử dụng chất hữu cơ của vi khuẩn quang hợp ñể chuyển hóa N2 trong không khí thành các hợp chất chứa N2, các nhóm vi khuẩn này kết hợp với nhau tạo ra chế phẩm EM (Efectivie Microorganisms) (Higa, Wididana, 1989). EM bao gồm 80 loài VSV kỵ khí và hiếm khí ñược lựa chọn từ hơn 2000 loài ñược sử dụng phổ biến trong công nghiệp thực phẩm và công nghệ lên men (Phạm Thị Kim Hoàn, 2008). Chế phẩm EM ra ñời, nhanh chóng ñược tiếp thu và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực ở các nước trên thế giới. Các tổ chức nghiên cứu công nghệ EM gọi tắt là EMRO (Efectivie Microorganisms Research Orgsnization) ñược hình thành ở nhiều nước trên Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… 5 thế giới và có quan hệ chặt chẽ với EMRO ở Nhật Bản (Phạm Văn Ty, Vũ Nguyên Thành 2006). Các nghiên cứu, áp dụng công nghệ EM ñã ñạt ñược kết quả một cách rộng rãi trong các lĩnh vực xử lý môi trường, chế biến thức ăn chăn nuôi, sản xuất phân bón vi sinh cho cây trồng… Qua các báo cáo khoa học tại các hội nghị quốc tế về công nghệ ñều cho thấy rằng EM có thể gia tăng cân bằng sinh quyển, tăng tính ña dạng của ñất nông nghiệp, làm phong phú thêm các thành phần có trong ñất nhằm nâng cao chất lượng ñất trồng. EM giúp cho khả năng sinh trưởng phát triển, chất lượng sản phẩm nông nghiệp lên một tầm cao mới. Vì thế các nước trên thế giới ñón nhận EM là một giải pháp ñể ñảm bảo cho một nền nông nghiệp phát triển bền vững và bảo vệ mội trường. Tháng 10 năm 1989, tại Thái Lan ñã tổ chức Hội nghị Quốc tế lần thứ nhất về Nông nghiệp Thiên nhiên cứu thế và nông nghiệp EM. Các nhà khoa học ñã thảo luận về giá trị của công nghệ EM và tăng cường sử dụng nó. Nhờ vậy mạng lưới Nông nghiệp Thiên nhiên Châu Á - Thái Bình Dương (APNAN) ñược thành lập, là một tổ chức phi chính phủ với mục ñích thúc ñẩy việc nghiên cứu, phát triển và tiến hành áp dụng thực tiễn các giải pháp công nghệ với Nông nghiệp thiên nhiên gắn với công nghệ VSV hữu hiệu EM (Phạm Kim Hoàn, 2008). Tại hội nghị này có nhiều báo cáo khoa học về nghiên cứu ứng dụng của EM ñối với Nông nghiệp như: Báo cáo của T. Higa và G.N Wididana - Trường ñại học Ryukyus, Okinawa, Nhật Bản về khái niệm và giả thuyết của EM (Higa, Wididana, 1989). Báo cáo của D. N. Lin Trung tâm nghiên cứu canh tác tự nhiên của Hàn Quốc về hiệu quả của EM ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa (Lin, 1989). Báo cáo của S. Panchaban - Trường ñại học Khon Kaen, Thái Lan về hiệu quả của EM ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất ngô (Panchaban, 1989). Hội nghị quốc tế lần thứ 2 tổ chức tại Brazil tháng 10 năm 1991 cũng ñã có một loạt các báo cáo về hiệu quả của EM ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất một Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… 6 số cây trồng như lúa, khoai lang, rau spinach, khoai tây, cải bắp, ớt,… ở các nước Nhật Bản, Myanma, Sri Lanka, Hàn Quốc, Brazin (Phạm Thị Kim Hoàn, 2008). Hội nghị quốc tế lần thứ 3 vào năm 1993, lần thứ 4 vào năm 1995, lần thứ 5 vào năm 1997, lần thứ 6 vào năm 1999 và lần thứ 7 vào năm 2002. Nhiều nghiên cứu mới về EM và những ứng dụng của EM trên khắp thế giới ñã ñược công bố ở các hội nghị như nghiên cứu về tác dụng của EM tới sức nẩy mầm của hạt giống; ảnh hưởng của EM tới ñất; hiệu quả của EM ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất một số cây trồng như ngô, ñậu, ñậu tương, cà chua, dưa chuột, bí, khoai tây, rau các loại, chuối,…; hiệu quả của EM ñến rễ cây trồng và ñất; tác dụng của EM ñối với nghề trồng hoa; EM trong quản lý sâu bệnh tổng hợp. Ngoài ra còn một số nghiên cứu khác ngoài cây trồng như hiệu quả của EM trong nuôi trồng thuỷ sản; trong xử lý chất thải, nước thải; EM với bê tông,... ðặc biệt trong y học ñã có 2 hội nghị quốc tế lớn chuyên thảo luận về EM với y học. Hội nghị thứ nhất vào năm 2001, hội nghị lần thứ 2 vào năm 2003 tại Nhật Bản, nhiều công trình khoa học ñã ñược công bố khẳng ñịnh tác dụng của EM ñối với y học và con người (Phạm Thị Kim Hoàn, 2008). Tiến sĩ James F. Parr - Cục nghiên cứu Nông nghiệp - Bộ nông nghiệp Mỹ ñã nói "Chúng tôi nhìn nhận Công nghệ EM như một công cụ tiềm tàng có giá trị có thể giúp ñỡ nông dân phát triển hệ thống canh tác bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội" (Higa, Parr, 1994). Theo Ahmad R.T. và ctv (1993), sử dụng EM cho các cây trồng như lúa, lúa mì, bông, ngô và rau ở Pakistan làm tăng năng suất các cây trồng. Năng suất lúa tăng 9,5%, bông tăng 27,7%. ðặc biệt, bón kết hợp EM-2 và EM-4 cho ngô làm tăng năng suất lên rõ rệt. Bón EM-4 cho lúa, mía và rau ñã làm tăng hàm lượng chất dễ tiêu ở trong ñất. Hàm lượng ñạm dễ tiêu tăng 2,2% khi bón kết hợp NPK + EM-4 (Zacharia P.P., 1993). Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… 7 Khi bón kết hợp phân hữu cơ với EM cho cây lạc ở vùng ñất ñỏ của Trung Quốc, ñã làm tăng hàm lượng chất dễ tiêu trong ñất, tăng ñạm tổng số và giảm tỷ lệ C/N. EM làm tăng khả năng nảy mầm của lạc, tăng năng suất và tăng khối lượng sinh vật học (Zhao Q, 1995). Rochayat Y. và ctv (2000) nghiên cứu ảnh hưởng của việc bón Bokashi, phân lân ñến sinh trưởng phát triển và năng suất của cây khoai tây trồng ở Tây Java, nơi có ñộ cao trung bình 545m so với mặt nước biển ñã cho rằng: bón Bokashi với 20 tấn/ha ñã làm tăng chiều cao cây, diện tích lá, khối lượng chất khô, số củ/khóm và tăng năng suất củ một cách rõ rệt. Susan Carrodus (2002) cho rằng EM Bokashi có ảnh hưởng tích cực ñến sinh trưởng, làm tăng hàm lượng diệp lục của cây giống cải bắp và cải củ. Số rễ tăng lên và sự hoạt ñộng của bộ rễ nhiều hơn, các lá xanh hơn. Kết quả này là do sự cung cấp các chất dinh dưỡng liên tục cho cây từ Bokashi, còn EM có chứa các phytohormon hoặc các hoạt chất sinh học khác làm trì hoãn sự già hoá của cây (Dato và ctv, 1997; Yamada và Xu, 2000). Theo Sopit V. (2006), ở vùng ñông bắc Thái Lan, bón riêng Bokashi cho ngô ngọt, năng suất tăng 16% so với ñối chứng, thấp hơn nhiều so với bón NPK (15:15:15), nhưng giá phân NPK ñắt gấp 10 lần so với Bokashi. Hơn nữa, giá phân hoá học cao và lợi ích trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho người nông dân, ñặc biệt ñối với người nông dân nghèo là chủ của những mảnh ñất cằn cỗi thì việc ứng dụng công nghệ EM là rất hữu ích. Theo kết quả nghiên cứu của Yamada K. và ctv (1996), Hiệu lực của EM Bokashi ñến hàm lượng các chất dinh dưỡng trong ñất và sinh trưởng phát triển của cây trồng do các yếu tố tạo nên là nguồn hữu cơ, nguồn vi sinh vật hữu hiệu và các chất ñồng hoá có trong EM. Milagrosa S.P. và E.T. Balaki (1996) cho rằng, bón riêng biệt Bokashi cho khoai tây ñã hạn chế ñược bệnh héo xanh vi khuẩn Pseudomonas solanacearum. Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… 8 Nhờ những kết quả nghiên cứu ứng dụng có hiệu quả, công nghệ EM ñã ñược triển khai ở hơn 150 quốc gia và ñang ñược sản xuất ở trên 50 nước. Các nước trên thế giới ñón nhận EM như một giải pháp ñể ñảm bảo cho một nền nông nghiệp phát triển bền vững và bảo vệ môi trường (Apnan news, 2007). Nhiều nhà máy, xưởng sản xuất EM ñã ñược xây dựng ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, hàng năm ñã sản xuất ñược hàng ngàn tấn EM như: Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan (hơn 1.000 tấn/năm), Myanmar, Nhật Bản, Brazil (1.200 tấn/năm), Srilanca, Nepal, Indonesia (50 – 60 tấn/năm)... (Phạm Thị Kim Hoàn, 2008). EM ñang ñược kinh doanh trên khắp thế giới bởi một số cơ sở sản xuất và các nhà cung ứng dưới một số tên sản phẩm, tên nhãn hiệu, nhãn mác ñã ñăng ký thương hiệu như Efficient Microbes (EM)™, EMRO USA Effective Microorganisms™, EM-1, EM1, EM•1ñ, Beneficial Microbes (aka BM), Beneficial Microorganisms (BM), Beneficial and Effective Microbes (BEM), EM Kyusei, Kyusei EM, Vita Biosa™, Terra Biosa™, Effective Microbes, Essential Microorganisms, Efficient Microorganisms, Compound Microorganisms (CM), Complex Fermented Microorganisms™ (CFM), Fermented Microorganisms, Molasses Culture, Cultured Molasses, Stuff for Food Dregs™, Bokashi, EM-X health beverage, EM Ceramics, EM Salt, or EM Soap và trên hai tá các tên khác. Một số nước có sản phẩm EM nổi tiếng ñã ñược cấp chứng chỉ như Nhật Bản, Canada, Mỹ, Mexico, Úc, ðan mạch, Brazin (Phạm Thị Kim Hoàn, 2008). Cùng với việc sử dụng và sản xuất EM rộng rãi trên thế giới thì cũng hình thành các cơ quan chức năng cấp chứng chỉ cho sản phẩm, nhãn mác và nhãn hiệu sản phẩm. Có 2 cơ quan cấp chứng nhận lớn nhất thế giới cho công nghệ EM và tên sản phẩm thương mại là EMRO và EMCO, cả 2 ñều ở Nhật Bản. Ngoài ra còn có Viện nghiên cứu cây trồng nhiệt ñới (aka TPR or TPRI or TPRR) ở Nhật Bản chứng nhận cho sản phẩm EM-X, APNAN chứng nhận Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… 9 cho các sản phẩm sản xuất và phân phối ở châu Á. Ở mỗi nước cũng có cơ quan xác nhận cho sản phẩm của nước mình (Phạm Thị Kim Hoàn, 2008). 2.1.2 Tại Việt Nam Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về chế phẩm VSV ñược tiến hành từ những năm ñầu của thập niên 60 ñến sau những năm 80 mới ñược ñưa vào các chương trình khoa học cấp Nhà nước như: “Sinh học phục vụ nông nghiệp” giai ñoạn 1982 - 1990; chương trình "Công nghệ sinh học" KC.08 giai ñoạn 1991 - 1995; chương trình "Công nghệ sinh học phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người" KHCN.02 giai ñoạn 1996 - 2000, chương trình "Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sinh học" giai ñoạn sau 2001. Ngoài các chương trình Quốc gia, nhiều Bộ, Ngành cũng triển khai nhiều ñề tài, dự án về vấn ñề này (Nguyễn Xuân Thành, 2003). Công nghệ EM ñược biết ñến từ năm 1994 - 1995 ở Cần Thơ, Hải Phòng,... Năm 1997, một số cơ quan nghiên cứu và ñịa phương như Viện Bảo vệ thực vật, trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, trường ðại học Quốc gia Hà Nội, tỉnh Thái Bình, thành phố Hà Nội,... ñã tiến hành thử nghiệm thăm dò bước ñầu chế phẩm EM trên một số lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, vệ sinh môi trường ñã thấy ñược hiệu quả tích cực của công nghệ EM. Năm 1998, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ñã quyết ñịnh cho thực hiện ñề tài ñộc lập cấp Nhà nước: "Nghiên cứu thử nghiệm và tiếp thu công nghệ EM trong các lĩnh vực nông nghiệp và vệ sinh môi trường" từ năm 1998 - 2000 do GS.TS Nguyễn Quang Thạch làm chủ nhiệm. ðề tài ñã ñánh giá ñộ an toàn của chế phẩm EM, xác ñịnh thành phần biến ñộng số lượng và ñặc tính của chế phẩm EM, hiệu quả của EM trong xử lý rác thải, vệ sinh môi trường, trong trồng trọt và chăn nuôi. Từ ñó ñến nay ñã có nhiều nghiên cứu ứng dụng công nghệ EM ở nhiều Viện, Trung tâm, các Tỉnh thành nhất là trong lĩnh vực môi trường. Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… 10 Các kết quả nghiên cứu, ứng dụng chế phẩm EM trên một số cây trồng ở Việt Nam ñã khẳng ñịnh EM làm tăng năng suất và chất lượng của cây trồng (cà chua giảm bệnh héo xanh, bệnh thối ñen ñỉnh quả); hạn chế sự gia tăng của bệnh bạc lá, bệnh khô vằn, bệnh vàng lá hại lúa. EM có tác dụng rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng năng suất lúa. Trên cây ñậu tương, xử lý EM tăng tỷ lệ nẩy mầm, tăng hàm lượng diệp lục. Phun EM cho ngô cây cao hơn, lá to, xanh hơn, trỗ cờ tập trung hơn. Dưa chuột ñược phun EM, cây sinh trưởng, phát triển tốt hơn, số lượng hoa quả nhiều hơn. EM làm tăng chiều cao, ñường kính gốc ghép các cây vải, na, nhãn so với ñối chứng không xử lý EM (Nguyễn Quang Thạch, 2001). Qua 2 năm (2003- 2004) thực hiện ñề tài "Nghiên cứu quy trình sản xuất và ứng dụng chế phẩm vi sinh hữu hiệu EM phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tại Bình ðịnh", PGS-TS Lê Dụ - giảng viên trường ðại học Quy Nhơn ñã cho thấy những kết quả khả quan trong việc ứng dụng chế phẩm EM vào các loại cây trồng, vật nuôi trong tỉnh. Trong khuôn khổ ñề tài ñã tiến hành các mô hình thực nghiệm chế phẩm EM trên các loại cây: lúa, ñậu phộng, ñậu nành, rau má, khổ qua và 2 loại con: heo, tôm sú. Trong quá trình thực nghiệm bước ñầu ñã cho thấy những tác ñộng tích cực của các loại chế phẩm EM trong việc hạn chế sâu bệnh, cải tạo ñất sau thu hoạch, tăng khả năng kháng bệnh cho cây trồng, vật nuôi, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường...(Lê Dụ, 2004). Khi ñưa vào ứng dụng thực tế trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và xử lí môi trường ở nhiều ñịa phương, chế phẩm ñã cho rất nhiều kết quả tích cực. Trong năm 2004, nhờ ứng dụng công nghệ EM làm thức ăn chăn nuôi mà công tác phòng chống dịch cúm gia cầm ñã cho hiệu quả tốt ở nhiều ñịa phương như Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thái Nguyên, Quảng Trị, Vĩnh Long. Kết quả cho thấy, ñàn gà của những cơ sở chăn nuôi có sử dụng chế phẩm EM vẫn an toàn, mạnh khoẻ, sinh trưởng tốt (Lê Khắc Quảng, 2004). Theo thông Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… 11 tấn xã Việt Nam, trong tháng 7/2009, huyện Quảng ðiền (tỉnh Thừa ThiênHuế) ñã phối hợp với trường ðại học Nông lâm Huế hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ kinh phí giúp 24 hộ dân xã Quảng An nuôi tôm sạch bệnh bằng chế phẩm sinh học EM nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở ñầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Kết quả cho thấy tất cả các hồ nuôi tôm, với diện tích thả nuôi 15,25 ha mặt nước, ñều ñã cho thu hoạch với năng suất 1,7 tạ/1.000m2; bình quân lãi 25 triệu ñồng trên mỗi hồ nuôi, gấp gần 4 lần so với nuôi tôm theo phương thức truyền thống. Theo cổng thông tin chính thức của tỉnh Lạng Sơn, năm 2007, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh Lạng Sơn ñã tiếp nhận hoàn chỉnh công nghệ sản xuất chế phẩm EM của sở KH&CN tỉnh Thái Nguyên sau ñó cung cấp phục vụ nhu cầu sản xuất và xử lý ô nhiễm môi trường rác thải trên phạm vi toàn tỉnh Lạng Sơn. Kết quả ñã cho hiệu quả tốt hơn rất nhiều, rác thải hữu cơ phân hủy nhanh và mùi hôi thối giảm nhiều. Ở Thái Bình, khi xử lý EM cho hạt cải bắp, thóc giống cho thấy tỷ lệ nảy mầm cao hơn, cây con sống khoẻ hơn và có tốc ñộ sinh trưởng, phát triển nhanh hơn. Khi phun EM cho rau muống, năng suất tăng 21 – 25 %, phun cho ñậu tương, năng suất tăng 15 - 20 %. Tại Hải Phòng ñã xử lý EM cho các loại cây ăn quả: vải, cam, quýt… làm cho cây phát triển mạnh hơn, quả to, chín sớm, vỏ ñẹp hơn và năng suất tăng 10 - 15 %. Nhóm nghiên cứu của Th.S ðỗ Hải Lan (khoa Sinh - Hoá, ðH Tây Bắc) cho biết có thể xử lý EM 1% với cây lan Hồ ðiệp Tím Nhung khi vừa ñưa ra khỏi phòng nuôi cấy mô ñể tăng cường khả năng thích nghi của cây với ñiều kiện ngoại cảnh mới. Cũng có thể xử lý EM ở giai ñoạn cây còn non ñể kích thích sự sinh trưởng sinh dưỡng, tạo ñiều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của cây lan ở giai ñoạn sau. Trung tâm nghiên cứu thuỷ sản 3 (Bộ Thuỷ sản) ñã ứng dụng thành công EM trong xử lý hồ nuôi tôm sú ở Việt Nam. Chế phẩm EM làm cho tổng Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất