Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại tổng công ty thép vi...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại tổng công ty thép việt nam

.DOC
123
615
98

Mô tả:

0 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Số liệu được nêu trong luận văn là trung thực và có trích nguồn. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phạm Thị Tuyết Nhung MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 2 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 2 1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 5 1.3 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 1.4 Câu hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 8 1.4.1 Các câu hỏi nghiên cứu 8 1.4.2 Phương pháp nghiên cứu 8 1.5 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 8 1.6 Kết cấu của đề tài nghiên cứu 9 CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 10 2.1 Khái niệm, ý nghĩa và mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 10 2.1.1 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 10 2.1.2 Mục tiêu và ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 10 2.2 Tài liệu dùng cho phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp 11 2.2.1 Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 - DN) 13 2.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 - DN) 15 2.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 – DN) 15 2.2.4 Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 - DN) 16 2.3 Các kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 17 2.3.1 Kỹ thuật so sánh 18 2.3.2 Kỹ thuật chi tiết chỉ tiêu phân tích 19 2.3.3 Kỹ thuật loại trừ 20 2.3.4 Kỹ thuật liên hệ cân đối 21 2.3.5 Mô hình Dupont 21 2.5 Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 22 2.5.1. Phân tích giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp 23 2.5.2 Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp 24 2.5.3 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp 26 ii 2.5.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh 29 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 34 3.1. Tổng quan về Tổng Công ty Thép Việt Nam 34 3.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty Thép Việt Nam 34 3.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Thép Việt Nam 37 3.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán của Tổng công ty Thép Việt Nam 39 3.2 Thực trạng phương pháp phân tích sử dụng tại Tổng công ty thép Việt Nam 42 3.3 Nguồn dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu 42 3.4 Thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Thép Việt Nam 43 3.4.1. Tổ chức phân tích báo cáo tài chính tại Tổng Công ty Thép Việt Nam 43 3.4.2. Nội dung phân tích báo cáo tài chính tại Tổng Công ty Thép Việt Nam 45 3.5. Đánh giá khái quát thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Tổng Công ty Thép Việt Nam 61 3.5.1. Đánh giá về công tác tổ chức phân tích báo cáo tài chính 62 3.5.2. Đánh giá về nội dung phân tích báo cáo tài chính 63 3.5.3. Đánh giá về phương pháp phân tích báo cáo tài chính 63 CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 65 4.1. Phương hướng hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Thép Việt Nam 65 4.2. Các giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Thép Việt Nam 66 4.2.1. Hoàn thiện công tác tổ chức phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Thép Việt Nam 66 4.2.2. Hoàn thiện phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Thép Việt Nam 67 4.2.3. Hoàn thiện nội dung phân tích báo cáo tài chính tại Tổng Công ty Thép Việt Nam 68 4.3. Những điều kiện cơ bản để thực hiện các giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Thép Việt Nam 87 4.3.1. Về phía Nhà nước 87 4.3.2. Về phía Tổng công ty Thép Việt Nam 88 ii 4.4 Chiến lược phát triển và tầm nhìn đến năm 2025 KẾT LUẬN 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 88 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCKQKD : Báo cáo kết quả kinh doanh BH : Bán hàng CP : Cổ phần CPBH : Chi phí bán hàng CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp DN : Doanh nghiệp GVHB : Giá vốn hàng bán LN : Lợi nhuận SXKD : Sản xuất kinh doanh ROA : Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản ROE : Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu TCT : Tổng Công ty VN : Việt Nam XNK : Xuất nhập khẩu XD : Xây dựng TNDN : Thu nhập doanh nghiệp VSCH : Vốn chủ sở hữu DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ Bảng 3.1: Tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh 46 Bảng 3.2: Cơ cấu tài sản Tổng công ty Thép Việt Nam-Công ty mẹ năm 2010 48 Bảng 3.3: Cơ cấu nguồn vốn Tổng công ty Thép Việt Nam-công ty mẹ năm 2010 50 Bảng 3.4: Phân tích các khoản nợ phải thu năm 2010 53 Bảng 3.5: Phân tích các khoản nợ phải trả năm 2010 55 Bảng 3.6: Phân tích khả năng thanh toán 57 Bảng 3.7: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 59 Bảng 3.8: Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh 60 Bảng 4.1: Phân tích hệ số tài trợ thường xuyên và hệ số tài trợ tạm thời 69 Bảng 4.2: Phân tích các chỉ tiêu về cân bằng tài chính 73 Bảng 4.3: Phân tích các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính 75 Bảng 4.4: So sánh các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính của TCT Thép VN với Công ty CP tập đoàn Hòa Phát và TCT CP XNK và xây dựng VN năm 2010 76 Bảng 4.5: Các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả 77 Bảng 4.6: Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán78 Bảng 4.7: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản 81 Bảng 4.8: Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn Bảng 4.9: Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí Bảng 4.10: Hệ số chi trả lãi vay 82 84 85 Bảng 4.11: Phân tích hệ số đòn bẩy tài chính theo mối quan hệ giữa tổng nguồn vốn với nguồn vốn chủ sở hữu 86 Bảng 4.12: Phân tích hệ số đòn bẩy tài chính theo mối quan hệ giữa nợ phải trả với nguồn vốn chủ sở hữu 87 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của Tổng công ty Thép Việt Nam.......................39 Sơ đồ 3.2: Sơ đồ Bộ máy kế toán tại Văn phòng Tổng Công ty Thép Việt Nam................40 Sơ đồ 3.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung tại Văn phòng Tổng Công ty Thép Việt Nam.................................................................................................................41 1 i CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng không chỉ trong bản thân doanh nghiệp mà cả trong nền kinh tế. Để nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp mình cũng như tình hình tài chính của các đối tượng quan tâm thì việc phân tích tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính là rất quan trọng. Thông qua việc phân tích hệ thống báo cáo tài chính, người ta có thể sử dụng thông tin đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh, triển vọng cũng như rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp Cũng như các Tổng công ty lớn khác, Tổng Công ty Thép Việt Nam trong những năm qua đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện, nâng cao nghiệp vụ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Công tác phân tích Báo cáo tài chính đã được coi trọng, từng bước phát triển và đã đạt được một số kết quả nhất định. Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của công tác phân tích báo cáo tài chính và thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Thép Việt Nam, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu cho Luận văn thạc sỹ: “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Thép Việt Nam”. 1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Nghiên cứu về báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính thì đã có nhiều tác giả đã thực hiện. Về cơ bản các tác giả đã đóng góp đáng kể vào lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các tác giả với các kiến nghị đã góp phần hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp nghiên cứu. Tôi xin vắn tắt lại một số công trình nghiên cứu nổi bật mà tôi đã tham khảo. Ví dụ, tác giả Nguyễn Mạnh Quân với đề tài: “Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Giang thép Thái Nguyên” Đề tài : “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần tập đoàn Hoà Phát” – Tác giả Hoàng Kim Ngân cũng là một ví dụ Một ví dụ tiếp theo là luận văn với đề tài “Lập và trình bày báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Sông Hồng” của tác giả : Nguyễn Thùy Linh ii Để hoàn thiện bài nghiên cứu của bản thân một cách tốt nhất , tôi đã đọc và tham khảobài nghiên cứu của những tác giả trên. khắc phục được những điểm yếu phát huy những điểm mạnh của các tác giả để bài luận văn được hoàn chỉnh hơn. Bài nghiên cứu phân tích được thực trạng báo cáo tài chính của Tổng Công ty Thép Việt Nam trong năm 2010, và so sánh với hai năm 2008, 2009 mà cho đến nay chưa có tác giả nào phân tích. Số liệu hoàn toàn chính xác và khách quan. 1.3 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề lý luận về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Thép Việt Nam Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện việc phân tích Báo cáo tài chính tại Tổng công ty Thép Việt Nam. - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hệ thống báo cáo tài chính của Tổng Công ty Thép Việt Nam và việc sử dụng hệ thống thông tin từ những báo cáo này để phân tích tình hình tài chính của Công ty - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hệ thống báo cáo tài chính của Tổng Công Ty Thép Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2010. Luận văn này chỉ tập trung vào hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của công ty mẹ mà không phân tích báo cáo tài chính của các công ty con 1.4 Câu hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 1.4.1 Các câu hỏi nghiên cứu 1) Lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp và vận dụng tại các doanh nghiệp Việt nam hiện nay? - Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Tổng Công ty Thép Việt Nam đang được thực hiện như thế nào? - Các giải pháp cần thực hiện nhằm hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Tổng Công Ty Thép Việt Nam. 1.4.2 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với các kỹ thuật như so sánh, phân tích dọc, phân tích ngang, phân tích tỷ suất, phân tích theo dãy số thời gian....để từ đó đánh giá được hiệu quả tài chính của doanh nghiệp cũng như đánh giá xu hướng phát triển của công ty iii 1.5 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu - Về lý luận - Về thực tiễn - Đối với bản thân: việc nghiên cứu đề tài này trước hết giúp cho bản thân tôi được hiểu sâu và cặn kẽ hơn về kiến thức đã được học. Nâng cao trình độ, nâng cao hiểu biết cho bản thân về vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó, đề tài giúp cho bản thân tôi có thể hoàn thành tốt hơn nữa công việc hiện tại của mình. 1.6 Kết cấu của đề tài nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục kèm theo, luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu Chương 2: Những vấn đề lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp. Chương 3: Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Thép Việt Nam. Chương 4: Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Thép Việt Nam. iv CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 2.1 Khái niệm, ý nghĩa và mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 2.1.1 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Phân tích Báo cáo tài chính là một hệ thống các phương pháp nhằm đánh giá tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian hoạt động nhất định. Trên cơ sở đó, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định chuẩn xác trong quá trình kinh doanh. 2.1.2 Mục tiêu và ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Quan tâm tới Báo cáo tài chính của doanh nghiệp thường bao gồm rất nhiều các đối tượng khác nhau. Mỗi đối tượng đều sử dụng thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp dưới các góc độ khác nhau và cho nhiều mục đích khác nhau. Bởi vậy, việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các đối tượng quan tâm thấy rõ hơn bức tranh về thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn hơn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó họ đưa ra các quyết định đúng đắn hơn 2.2 Tài liệu dùng cho phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp Hệ thống Báo cáo tài chính ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-TC bao gồm các mẫu biểu báo cáo sau:  Báo cáo tài chính năm: gồm 4 mẫu biểu báo cáo: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B01 - DN Mẫu số B02 - DN Mẫu số B03 - DN Mẫu số B09 - DN 2.2.1 Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 - DN) Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của đơn vị tại một thời điểm nhất định, theo hai cách phân loại là kết cấu nguồn vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh. v 2.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 - DN) Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD) là một báo cáo tài chính kế toán tổng hợp phản ánh tổng quát doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán. 2.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 – DN) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Thông tin về lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cung cấp cho người sử dụng thông tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra đó trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp. 2.2.4 Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 - DN) Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một báo cáo kế toán tài chính tổng quát nhằm mục đích giải trình và bổ sung, thuyết minh những thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, mà chưa được trình bày đầy đủ, chi tiết hết trong các báo cáo tài chính khác. 2.3 Các kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 2.3.1 Kỹ thuật so sánh So sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến trong phân tích Báo cáo tài chính 2.3.2 Kỹ thuật chi tiết chỉ tiêu phân tích Các chỉ tiêu kinh tế phản ánh quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh thường đa dạng và phong phú. Do vậy, việc chi tiết các chỉ tiêu phân tích theo các khía cạnh khác nhau sẽ giúp cho việc đánh giá kết quả kinh doanh được chính xác hơn. Các chỉ tiêu phân tích có thể được chi tiết theo bộ phận cấu thành, theo thời gian và không gian 2.3.3 Kỹ thuật loại trừ Loại trừ là một phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách: khi xác định sự ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác 2.3.4 Kỹ thuật liên hệ cân đối Phương pháp liên hệ cân đối dựa trên sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh vi 2.3.5 Mô hình Dupont Phân tích Dupont là kỹ thuật nhằm phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính, thông qua đó người ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự logic chặt chẽ 2.4. Tổ chức phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp Tổ chức phân tich báo cáo tài chính bao gồm các nội dung sau: Thứ nhất : Xác định mục tiêu phân tích Thứ hai : Chọn nguồn tài liệu phân tích và phương pháp phân tích Thứ ba: Thực hiện việc phân tích theo các mục tiêu Thứ tư: Tổng kết phân tích, lập báo cáo kết quả phân tích 2.5 Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Để cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết có giá trị về xu thế phát triển của doanh nghiệp, về các mặt mạnh, mặt yếu của hoạt động tài chính sẽ tiến hành phân tích các nội dung chủ yếu về tình hình tài chính của doanh nghiệp sau đây: - Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp - Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. - Phân tích hiệu quả kinh doanh - Phân tích rủi ro tài chính - Dự báo các chỉ tiêu tài chính 2.5.1. Phân tích giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp Đánh giá khái quát tình hình tài chính được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh giữa cuối kỳ với đầu kỳ, so sánh kỳ này với kỳ trước… các chỉ tiêu sau: - Hệ số tài trợ: Hệ số tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. - Hệ số tự tài trợ: Hệ số tự tài trợ là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư nguồn vốn chủ sở hữu vào tài sản dài hạn của doanh nghiệp - Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn(hiện thời) Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là thước đo khả năng thanh toán các vii khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp với tổng số tài sản ngắn hiện có. - Hệ số khả năng thanh toán nhanh (tức thời) Hệ số khả năng thanh toán nhanh là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền, các khoản tương đương tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn hay không. - Tỷ suất đầu tư Tỷ suất đầu tư là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng của tài sản dài hạn chiếm trong tổng số tài sản, nó phản ánh cấu trúc tài sản của doanh nghiệp. Tỷ suất ngày cao hay thấp phụ thuộc lớn vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. 2.5.2 Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp Cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp không những phản ánh thực trạng tài chính của doanh nghiệp mà còn phản ánh mối quan hệ giữa tình hình huy động vốn với tình hình sử dụng vốn. Phân tích cơ cấu nguồn vốn là việc xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn cũng như xem xu hướng biến động của từng nguồn vốn qua các thời kỳ. - Hệ số nợ so với tài sản: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ. - Hệ số tài sản so với nguồn vốn chủ sở hữu - Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh tổng số tài sản hiện có so với tổng số nợ phải trả, phản ánh khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp trong thời kỳ báo cáo. Nếu trị số chỉ tiêu này của doanh nghiệp lớn hơn 01 thì doanh nghiệp bảo đảm khả năng thanh toán và ngược lại, trị số này càng nhỏ hơn 01 thì doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán. 2.5.3 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp .Để xem xét các khoản nợ phải thu biến động có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp hay không, cần tính và so sánh các chỉ tiêu sau: Tỷ lệ các khoản phải thu so Tổng số nợ phải thu = x 100 Tổng số nợ phải trả với phải trả Nguồn : Giáo trình phân tích báo cáo tài chính năm 2009- ĐHKT Quốc Dân viii Tỷ suất nợ = Nợ phải trả Tổng nguồn vốn = 1 - Tỷ suất tài trợ Nguồn : Giáo trình phân tích báo cáo tài chính năm 2009- ĐHKT Quốc Dân Tỷ suất các khoản phải trả Tổng số nợ phải trả = x 100 Tổng số nợ phải thu so với phải thu Nguồn : Giáo trình phân tích báo cáo tài chính năm 2009- ĐHKT Quốc Dân Số vòng luân chuyển các Tổng số tiền hàng mua chịu = Số dư bình quân các khoản phải trả khoản phải trả Nguồn : Giáo trình phân tích báo cáo tài chính năm 2009- ĐHKT Quốc Dân Thời gian của kỳ phân tích Thời gian quay vòng các = khoản phải trả Số vòng luân chuyển các khoản phải trả Nguồn : Giáo trình phân tích báo cáo tài chính năm 2009- ĐHKT Quốc Dân Phân tích các chỉ tiêu trên tương tự như tiến hành phân tích các chỉ tiêu liên quan đến các khoản phải thu.  Hệ số thanh toán hiện hành  Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn  Hệ số thanh toán tức thời  Hệ số thanh toán tài sản ngắn hạn Đồng thời, trên cơ sở bảng phân tích trên, cần tính ra chỉ tiêu “hệ số khả năng thanh toán” Khả năng thanh toán Hệ số khả năng thanh toán = (Hk) Nhu cầu thanh toán Nguồn : Giáo trình phân tích báo cáo tài chính năm 2009- ĐHKT Quốc Dân Hk  1: thì doanh nghiệp có khả năng thanh toán, tình hình tài chính ổn định và khả quan. Hk < 1: thì doanh nghiệp không có khả năng trang trải hết công nợ, tình hình tài chính gặp khó khăn. 2.5.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh Để đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp, bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp khái quát và các chỉ tiêu cụ thể Kết quả đầu ra Yếu tố đầu vào Nguồn : Giáo trình phân tích báo cáo tài chính năm 2009- ĐHKT Quốc Dân Hiệu quả kinh doanh =  Sức sinh lợi của tài sản cố định ix Lợi nhuận trước thuế Sức sản lợi của tài = sản cố định Nguyên giá bình quân TSCĐ hay GTCL của TSCĐ Nguồn : Giáo trình phân tích báo cáo tài chính năm 2009- ĐHKT Quốc Dân  Suất hao phí của tài sản cố định Nguyên giá bình quân TSCĐ hay GTCL của TSCĐ Suất hao phí của = tài sản cố định Doanh thu thuần hoặc lợi nhuận trước thuế Nguồn : Giáo trình phân tích báo cáo tài chính năm 2009- ĐHKT Quốc Dân Trong các chỉ tiêu trên thì: Tổng nguyên giá TSCĐ đầu kỳ + cuối kỳ Nguyên giá bình quân = tài sản cố định 2 Nguồn : Giáo trình phân tích báo cáo tài chính năm 2009- ĐHKT Quốc Dân Để đánh giá hiệu quả tài sản ngắn hạn, ta dựa vào các chỉ tiêu phân tích sau:  Phân tích chung Sức sản xuất của tài Tổng doanh thu thuần = Tài sản ngắn hạn bình quân sản ngắn hạn Nguồn : Giáo trình phân tích báo cáo tài chính năm 2009- ĐHKT Quốc Dân Sức sinh lợi Lợi nhuận trước thuế = Tài sản ngắn hạn bình quân của tài sản ngắn hạn Nguồn : Giáo trình phân tích báo cáo tài chính năm 2009- ĐHKT Quốc Dân Để đánh giá khả năng sinh lời của vốn, người ta sử dụng các chỉ tiêu sau: Lợi nhuận Hệ số doanh lợi của doanh = thu thuần Doanh thu thuần Nguồn : Giáo trình phân tích báo cáo tài chính năm 2009- ĐHKT Quốc Dân Tóm tắt cuối chương 2 Những vấn đề được nêu trên đây đã tóm tắt phần nào lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp. Trong chương hai này, tôi đã khái quát khái niệm, ý nghĩa , mục tiêu cũng như tài liệu được sử dụng cho phân tích báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, phương pháp phân tích và nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp cũng là một vẫn đề không thể thiếu trong phần này. Những lý luận chung có thể chưa chi tiết những cũng đầy đủ để tôi có thể vẫn dụng chúng cho việc hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty thép Việt Nam. x CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 3.1. Tổng quan về Tổng Công ty Thép Việt Nam 3.1.1.Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty Thép Việt Nam Tên tiếng Việt : Tổng công ty Thép Việt Nam Tên viết tắt : VNSTEEL Địa chỉ : Số 91 Láng Hạ, quận Đống Đa, TP Hà Nội Điện thoại : (84.4) 3856 1767 Fax : (84.4) 3856 1815 Website : www.vnsteel.vn Tổng công ty được hình thành qua các thời kỳ, gắn liền với sự phát triển của đất nước nói chung và ngành công nghiệp luyện kim nói riêng. Đó là sự kết hợp, sáng lập hợp nhát nhiều doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị trong ngành sản xuất thép và kinh doanh kim khí của Nhà nước trong những thập kỷ qua. Nhiệm vụ chính của Tổng công ty là xây dựng và phát triển mô hình kinh doanh đa ngành với hoạt động cốt lõi là sản xuất và kinh doanh sản phẩm thép Ngành nghề kinh doanh Tổng Công ty Thép Việt Nam có đăng ký các ngành nghề kinh doanh sau đây: - Sản xuất thép và các kim loại khác, vật liệu chịu lửa, thiết bị phụ tùng luyện kim và sản phẩm thép sau cán; - Khai thác quặng sắt, than mỡ và các nguyên liệu phụ trợ dùng cho công nghiệp sản xuất thép; - Xuất nhập khẩu và kinh doanh các sản phẩm thép và các nguyên liệu luyện, cán thép; phế liệu kim loại; cao su, xăng, dầu, mỡ, ga và các loại vật tư phụ tùng, thiết bị phục vụ cho sản xuất thép, xây dựng, giao thông, cơ khí và các ngành công nghiệp khác; xi - Thiết kế, tư vấn thiết kế, chế tạo, thu công xây lắp các công trình sản xuất thép, công trình công nghiệp và dân dụng, giao thông, cơ khí và các ngành công nghiệp khác; - Đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề cho ngành sản xuất thép và sản xuất vật liệu xây dựng; - Kinh doanh khai thác cảng và dịch vụ giao nhận, kho bãi, nhà xưởng, nhà văn phòng, nhà ở; đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị và bất động sản khác; - Kinh doanh khí oxy, nitơ, argon (kể cả dạng lỏng); cung cấp lắp đặt hệ thống thiết bị dẫn khí; - Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, dịch vụ du lịch, lữ hành (không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quán bar); - Xuất khẩu lao động. 3.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Thép Việt Nam xii Hội đồng quản trị Ban Kiểm soát Ban Tổng Giám đốc Cơ quan văn phòng Tổng Công ty Các Công ty. Chi nhánh. Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Các Công ty con Văn phòng Công ty Thép Miền Nam CTCP Gang thép Thái Nguyên Kế hoạch và HTQT Công ty thép tấm là Phú Mỹ CTCP Kim Khí Hà Nội Vật tư xuất nhập khẩu Công ty TV và TK luyện kim CTCP Kim Khí TP. Hồ Chí Minh Thị trường Chi nhánh TP Hồ Chí Minh CTCP Kim Khí Miền Trung Đầu tư phát triển Chi nhánh miền Tây CTCP Kim Khí Bắc Thái Kỹ thuật ATLĐ Chi nhánh miền Trung CTCP Thép Biên Hoà Tổ chức lao động Khách sạn Phương Nam CTCP Thép Thủ Đức Bất động sản TT Hợp tác Lao động CTCP Thép Nhà Bè Viện luyện kim đen TCTNHH Sản phẩm mạ CN Vingal Tài chính Kế toán Trường CĐ nghề cơ điện luyện kim Thái Nguyên CTCP Tôn mạ VNsteel Thăng Long CTCP Thép tấm Miền Nam CTCP Bóng đá Thép Miền Nam Cảng SG CTCP Giao nhận Kho Vận Ngoại Thương VN Các công ty liên kết CTCP CĐ luyện kim Thái Nguyên CTTNHH Thép VSC Posco CTCP Trúc Thôn CTCP Thép Đà Nẵng CTTNHH Vinausteel Vina CTTNHH Vinausteel CTCP Thép Tân Thuận CTTNHH VinaKyoel CTCP lưới thép Bình Tây CTTNHH Vinapipe CTCP ĐT&XD Miền Nam CTTNHH IBC CTCP Cơ khí luyện kim CTTNHH Thép Posvina CTTNHH Nipponvina CTTNHH Tôn Phương Nam CTTNHH Thép Sài Gòn CTTNHH Thép Tây Đô CTTNHH Cơ khí Việt Nhật CTTNHHKS& LK Việt Trung CTTNHH Ống thép NPV Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của Tổng công ty Thép Việt Nam CTCP Bảo hiểm PJICO CTCP sắt Thạch Khê CTCP Thép tấm lá Thống Nhất CT Tài chính CP Xi măng CTCP Vôi Tân Thành Mỹ CTTNHH Cảng Quốc tế Thị Vải CTCP Vật liệu chịu lửa Nam Ưng CTCP Đô lô mit Việt Nam
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan