Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty scanco...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty scancom việt nam

.PDF
112
359
85

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG  HUỲNH NHẤT PHƯƠNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY SCANCOM VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số : 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. Huỳnh Đức Lộng Đồng Nai, Năm 2016 LỜI CẢM ƠN  Để có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Tiến sĩ Huỳnh Đức Lộng, một nhà giáo tận tâm, tận tụy đã hết lòng hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, Thầy đã dành rất nhiều thời gian nhằm chỉnh sửa hoàn thiện luận văn của tôi để tôi có được một luận văn có chất lượng nhất. Bên cạnh đó tôi xin cảm ơn đội ngũ nhân viên phòng đào tạo sau đại học, trường đại học Lạc Hồng, nơi đã hỗ trợ rất nhiều cho tôi từ tìm kiếm tài liệu cho đến phương pháp trình bày một luận văn hoàn chỉnh. Ngoài ra, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, tập thể anh, chị, em phòng tài chính kế toán công ty ScanCom Việt Nam đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn cao học này. Và sau cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn đến tất cả các bạn đồng môn, những người đã trao đổi, hỗ trợ tôi tìm kiếm tài liệu tham khảo, cung cấp những thông tin cần thiết để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của Thầy TS Huỳnh Đức Lộng, chưa được sử dụng để bảo vệ bất kỳ học vị nào hoặc chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Đồng Nai, ngày 30 tháng 9 năm 2016 Tác giả Huỳnh Nhất Phương TÓM TẮT LUẬN VĂN  Kế toán quản trị chi phí là kế toán ghi chép và phân tích các khoản mục chi phí nhằm tính giá thành và kiểm soát chi phí đồng thời dự toán chi phí cho kỳ kế hoạch. Kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của kế toán quản trị chuyên thực hiện việc xử lý và cung cấp các thông tin về chi phí nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của nhà quản trị như hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm tra và ra quyết định. Kế toán quản trị chi phí đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin phản hồi về tính hiệu quả và chất lượng của các công việc hoàn thành, đồng thời phục vụ cho việc lập kế hoạch chi phí và kiểm soát chi phí của các mặt hoạt động, được thực hiện qua các báo cáo về các khoản thu, chi, tài sản và trách nhiệm của các bộ phận. Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, luận văn được thực hiện gồm 3 chương bao gồm các nội dung chính như sau:  Hệ thống hóa lại tất cả các lý thuyết về kế toán quản trị chi phí đối với doanh nghiệp.  Phân tích, đánh giá thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty ScanCom Việt Nam.  Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty ScanCom Việt Nam Do thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn không tránh được những sai sót, tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp của mọi người để luận văn được hoàn thiện hơn Bên cạnh đó, tác giả xin gởi lời cảm ơn đến Thầy Tiến sĩ Huỳnh Đức Lộng, người đã tận tình hướng dẫn tác giả hoàn thiện luận văn. Ngoài ra, tác giả cũng gởi lời cảm ơn đến phòng sau đại học, các thầy cô chuyên môn của khoa Kế toán của trường Đại học Lạc Hồng. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN TÓM TẮT LUẬN VĂN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ DANH MỤC HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1 Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................... 1 2 Các nghiên cứu có liên quan: ................................................................................. 2 3 Mục tiêu nghiên cứu: .............................................................................................. 3 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:......................................................................... 3 5 Phương pháp nghiên cứu:....................................................................................... 4 6 Những đóng góp mới và tính thực tiễn của luận văn:.......................................... 4 7 Kết cấu của luận văn: .............................................................................................. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ ........................ 5 1.1 Khái niệm về kế toán quản trị chi phí: ...................................................................... 5 1.2 Vai trò của kế toán quản trị chi phí:.......................................................................... 6 1.3 Đối tượng của kế toán quản trị chi phí: .................................................................... 7 1.4 Nội dung của kế toán quản trị chi phí: ...................................................................... 7 1.4.1 Phân loại chi phí: ..................................................................................................... 7 1.4.1.1 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí: ................................................................................................................................ 8 1.4.1.2 Phân loại theo mục đích và công dụng của chi phí: ......................................... 9 1.4.1.3 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh. ................... 10 1.4.1.4 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí: ............................................. 10 1.4.1.5 Phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định: .......................................... 12 1.4.1.6 Phân loại chi phí trong việc lựa chọn phương án: .......................................... 12 1.4.2 Xây dựng định mức chi phí:.................................................................................. 13 1.4.2.1 Khái niệm định mức chi phí: .......................................................................... 13 1.4.2.2 Phương pháp xây dựng định mức chi phí: ...................................................... 13 1.4.2.3 Nguyên tắc xây dựng định mức chi phí: ......................................................... 14 1.4.3 Lập dự toán chi phí: .............................................................................................. 16 1.4.3.1 Lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: ................................................ 17 1.4.3.2 Lập dự toán chi phí nhân công trực trực tiếp:................................................. 17 1.4.3.3 Lập dự toán chi phí sản xuất chung: ............................................................... 18 1.4.3.4 Lập dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp: ................................ 19 1.4.4 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: ........................................... 20 1.4.4.1 Khái niệm chi phí và giá thành sản phẩm: ...................................................... 20 1.4.4.2 Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành: .......................................................... 21 1.4.4.3 Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành: ................................. 22 1.4.4.4 Kỳ tính giá thành: ........................................................................................... 23 1.4.4.5 Kế toán chi phí sản xuất: ................................................................................ 23 1.4.4.6 Đánh giá sản phẩm dở dang:........................................................................... 25 1.4.4.7: Phương pháp tính giá thành sản phẩm:.......................................................... 26 1.5 Tổ chức kế toán quản trị chi phí: ............................................................................. 29 1.5.1 Tổ chức hệ thống thông tin đầu vào: ..................................................................... 29 1.5.2 Tổ chức hệ thống phân loại và xử lý thông tin: .................................................... 30 1.5.3 Tổ chức hệ thống thông tin đầu ra: ....................................................................... 31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 32 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY SCANCOM VIỆT NAM.............................................................................. 33 2.1 Tình hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại công ty ScanCom Việt Nam: ........................................................................................... 33 2.1.1 Tình hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tại công ty ScanCom Việt Nam . 33 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................................... 33 2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty ScanCom Việt Nam: ................................ 35 2.1.1.3 Quy mô công ty: ............................................................................................. 36 2.1.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty: .............................................................. 38 2.1.1.5 Quy trình công nghệ, các công đoạn để sản xuất 1 sản phẩm: ....................... 44 2.1.1.6 Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh: ................................................. 46 2.1.1.7 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng :......................................................... 47 2.1.2 Tình hình tổ chức công tác kế toán tại công ty ScanCom Việt Nam: ................... 48 2.1.2.1 Các chính sách chế độ kế toán áp dụng: ......................................................... 48 2.1.2.2 Tổ chức bộ máy kế toán:................................................................................. 49 2.2 Thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty ScanCom Việt Nam .... 51 2.2.1 Giới thiệu về quá trình thu thập dữ liệu: ............................................................... 51 2.2.2 Thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty ScanCom Việt Nam: .... 52 2.2.2.1 Thực trạng về phân loại chi phí tại công ty ScanCom Việt Nam ................... 52 2.2.2.2 Thực trạng về xây dựng định mức chi phí tại công ty ScanCom Việt Nam: . 54 2.2.2.3 Thực trạng về lập dự toán chi phí tại công ty ScanCom Việt Nam: ............... 58 2.2.2.4 Thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty ScanCom Việt Nam .................................................................................................... 62 2.2.2.5 Thực trạng về phân tích biến động chi phí tại công ty ScanCom Việt Nam: . 68 2.2.2.6 Những ưu, nhược điểm trong công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty ... 73 ScanCom Việt Nam: ................................................................................................... 73 2.2.2.7 Những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty ScanCom Việt Nam ...................................................................... 75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 76 CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY SCANCOM VIỆT NAM.............................................................................. 77 3.1 Quan điểm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty ScanCom Việt Nam:.......................................................................................................................... 77 3.2 Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty ScanCom Việt Nam .... 78 3.2.1 Hoàn thiện công tác phân loại chi phí: .................................................................. 78 3.2.2 Hoàn thiện xây dựng định mức chi phí: ................................................................ 79 3.2.3 Hoàn thiện công tác lập dự toán chi phí ................................................................ 80 3.2.4 Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: .......... 81 3.2.5 Hoàn thiện công tác phân tích các biến động chi phí: .......................................... 81 3.2.5.1 Hoàn thiện công tác phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: .. 81 3.2.5.2 Hoàn thiện công tác phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp: .......... 82 3.2.6: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí: ......................................... 83 3.2.6.1 Hoàn thiện hệ thống chứng từ: ....................................................................... 83 3.2.6.2 Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí: ................................... 86 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 89 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải tiếng Anh Diễn giải tiếng Việt BHTN Unemployment Insurance. Bảo hiểm thất nghiệp. BHXH Social Insurance. Bảo hiểm xã hội. BHYT Health Insurance. Bảo hiểm y tế. BOM Bill Of Material. Phiếu định mức nguyên vật liệu. CM Contract Manufacturing. Nhà thầu phụ. CSR Corporate Social Responsibility. Bộ phận an toàn. ENV Environment. Bộ phận môi trường. ERP Enterprise Resource Planning. Phần mềm Axapta. GAF General Administration. Bộ phận hành chính. ITKM Information technology. Phòng công nghệ thông tin. KPCĐ Trade Union Cost. Kinh phí công đoàn. QA-OM Quality Assurance – OM. Bộ phận kiểm hàng. WO Work Order. Lệnh sản xuất. DANH MỤC BẢNG  1 Bảng 2.1 Diện tích các nhà máy của công ty ScanCom Việt Nam.......................37 2 Bảng 2.2 Bảng kết quả kinh doanh công ty ScanCom Việt Nam ........................46 3 Bảng 2.3 Bảng chi phí nhân công trực tiếp ............................................................57 4 Bảng 2.4 Bảng dự toán nguyên vật liệu trực tiếp ..................................................59 5 Bảng 2.5 Bảng dự toán nhân công trực tiếp ..........................................................60 6 Bảng 2.6 Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung ....................................................67 7 Bảng 2.7 Bảng phân tích biến động về lượng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.69 8 Bảng 2.8 Bảng phân tích biến động về giá chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .....72 9 Bảng 2.9: Bảng so sánh chi phí hoạt động .............................................................73 10 Bảng 3.1 Phiếu thay đổi định mức nguyên vật liệu ...............................................84 11 Bảng 3.2 Phiếu yêu cầu vật tư vượt định mức.......................................................85 12 Bảng 3.3 Phiếu báo sản phẩm hỏng ........................................................................86 13 Bảng 3.4 Báo cáo dự báo nguyên vật liệu theo kế hoạch sản xuất ......................87 14 Bảng 3.5 Báo cáo kết quả hoạt động theo từng trung tâm chi phí ......................88 15 Bảng 3.6 Báo cáo tiến độ sản xuất ..........................................................................89 DANH MỤC SƠ ĐỒ  1 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức công ty ScanCom Việt Nam.............................................. 39 2 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức Phòng quản lý chuỗi cung ứng ......................................... 40 3 Sơ đồ 2.3 Sơ đồ tổ chức Phòng nhân sự ................................................................... 41 4 Sơ đồ 2.4 Sơ đồ tổ chức Phòng tài chính kế toán .................................................... 41 5 Sơ đồ 2.5 Sơ đồ tổ chức Phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm .......................... 43 6 Sơ đồ 2.6 Sơ đồ tổ chức nhà máy Gỗ, Durawood, Nhựa ........................................ 43 7 Sơ đồ 2.7 Sơ đồ tổ chức nhà máy Nhôm và Sắt ....................................................... 44 8 Sơ đồ 2.8 Quy trình sản xuất bàn ghế kim loại ....................................................... 45 9 Sơ đồ 2.9 Quy trình sản xuất bàn ghế bằng dây đan có khung nhôm .................. 45 10 Sơ đồ 2.10 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm bằng sắt ............................... 46 11 Sơ đồ 2.11 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm bằng gỗ ................................ 46 12 Sơ đồ 2.12 Sơ đồ chi tiết tổ chức bộ phận kế toán................................................... 49 DANH MỤC HÌNH  1 Hình 2.1 Trụ sở & logo công ty ScanCom Việt Nam ........................................ 35 1 1 Tính cấp thiết của đề tài PHẦN MỞ ĐẦU Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, thế giới trở nên phẳng hơn, toàn cầu hóa diễn ra ngày càng nhanh hơn, các quốc gia xích lại ngày càng gần nhau hơn và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật cuộc chơi ấy. Bằng chứng cho thấy rằng Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia vào nhiều tổ chức, hiệp ước, hiệp định mang tính toàn cầu và gần đây nhất là hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Kế toán quản trị chi phí là kế toán ghi chép và phân tích các khoản mục chi phí nhằm tính giá thành và kiểm soát chi phí đồng thời dự toán chi phí cho kỳ kế hoạch. Kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của kế toán quản trị chuyên thực hiện việc xử lý và cung cấp các thông tin về chi phí nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của nhà quản trị như hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm tra và ra quyết định. Kế toán quản trị chi phí có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin phản hồi về tính hiệu quả và chất lượng của các công việc hoàn thành đồng thời phục vụ cho việc lập kế hoạch chi phí và kiểm soát chi phí của các mặt hoạt động, được thực hiện qua các báo cáo về các khoản thu, chi, tài sản và trách nhiệm của các bộ phận. Công ty ScanCom Việt Nam bắt đầu đầu tư vào Việt Nam vào năm 1999 chuyên sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm bàn, ghế gỗ, nhôm, kim loại, nhựa, ScanCom Việt Nam đã tham gia giải quyết việc làm cho khoảng 4.000 công nhân trực tiếp tại Thị xã Dĩ An Tỉnh Bình Dương và 350 nhân viên gián tiếp. Bên cạnh đó, Công ty ScanCom cũng đã đóng góp vào ngân sách nhà nước tỉnh Bình Dương dưới hình thức các loại thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu, thuế nhà thầu… Hiện nay, công ty ScanCom đã tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí , tuy nhiên, việc vận hành vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà quản trị do nhiều vấn đề phát sinh cả khách quan lẫn chủ quan như báo cáo quản trị được lập gần như tương đồng với báo 2 cáo tài chính quý, năm, việc phân tích biến động chi phí chưa được thực hiện, không lập dự toán chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm vì vậy kế toán quản trị chi phí tại công ty vẫn chưa thể hiện hết tầm ảnh hưởng của mình đến sự phát triển của công ty. Vì vậy việc hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí có một vai trò tối quan trọng trong việc quản lý chi phí, sử dụng có định mức chi phí nhằm tiết kiệm chi phí từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Xuất phát từ những yêu cầu cấp bách trên, tác giả đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty ScanCom Việt Nam” để thực hiện nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp cao học. 2 Các nghiên cứu có liên quan:  Luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Xanh Huế” của tác giả Nguyễn Thùy Phương (2011), Trường Đại học Đà Nẵng. Trong luận văn, tác giả chỉ mới nghiên cứu kế toán quản trị chi phí ở phạm vi hẹp, chưa đưa ra cách xây dựng định mức như thế nào cho phù hợp với mô hình khách sạn tại đơn vị.  Luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “Tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí giá thành tại Tổng công ty giấy Việt Nam” của tác giả Ngô Quang Hưng (2011), Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, luận văn đã đưa ra các phương hướng, giải pháp để tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí, giá thành tại công ty thông qua việc đánh giá và phân tích thực trạng quá trình vận dụng kế toán quản trị chi phí, giá thành tại công ty.  Luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “Kế toán quản trị chi phí tại công ty Cổ phần tập đoàn Khải Vy” của tác giả Trần Anh Tuấn (2013), Trường Đại học Đà Nẵng, luận văn đã đánh những mặt làm được và chưa làm được trong công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty và đề xuất các giải pháp hoàn thiện, kiến nghị lập một số dự toán tại công ty.  Luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH Tân Phước” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Thương (2013), Trường Đại học Đà Nẵng, 3 luận văn đã đánh những mặt làm được và chưa làm được trong công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty và đưa ra một số kiến nghị nhằm khắc phục tình trạng này.  Luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty CP xây dựng công trình giao thông 475” của tác giả Trần Thị Hương Trà (2014), Trường Đại học Nha Trang, đề tài đã đánh giá được thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty và tác giả đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện về công tác lập dự toán, hệ thống định mức.  Luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp”, của tác giả Đậu Thị Mai Đức (2015), Trường Đại học Lạc Hồng, đề tài đã đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống chứng từ sử dụng như phân chia chi tiết các mẫu chứng từ, kiến nghị mở tài khoản chi tiết 154 để theo dõi bán thành phẩm 3 Mục tiêu nghiên cứu: Những mục tiêu chính của đề tài gồm:  Hệ thống hóa lại lý thuyết về kế toán quản trị chi phí đối với doanh nghiệp.  Phân tích, đánh giá thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty ScanCom Việt Nam.  Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty ScanCom Việt Nam. 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:  Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác kế toán quản trị chi phí.  Phạm vi nghiên cứu: • Thời gian nghiên cứu: Luận văn tiến hành nghiên cứu các báo cáo của công ty ScanCom từ năm 2014 đến năm 2015. 4 • Không gian nghiên cứu: Luận văn được thực hiện nghiên cứu tại công ty ScanCom Việt Nam, tọa lạc tại khu công nghiệp Sóng Thần I, Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương. 5 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp nghiên cứu định tính cụ thể là:  Thu thập tài liệu, so sánh, phân tích để hệ thống hóa lý luận về kế toán quản trị chi phí.  Khảo sát thực tế tại đơn vị, phỏng vấn trực tiếp với các vị quản lý nhà máy tại công ty ScanCom, nghiên cứu tài liệu của công ty để đánh giá thực trạng về công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty ScanCom Việt Nam.  Thực hiện phương pháp phân tích, so sánh, suy luận để đưa ra những giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty ScanCom Việt Nam. 6 Những đóng góp mới và tính thực tiễn của luận văn:  Phân tích, đánh giá thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty ScanCom Việt Nam.  Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty ScanCom Việt Nam. 7 Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, bố cục luận văn được chia thành 3 chương chính như sau:  Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí.  Chương 2: Thực trạng về công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty ScanCom Việt Nam.  Chương 3: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty ScanCom Việt Nam. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ 1.1 Khái niệm về kế toán quản trị chi phí: Kế toán là công cụ quản lý kinh tế cần thiết của 1 doanh nghiệp. Kế toán chủ yếu tập trung vào việc ghi chép, tổng hợp các giao dịch trong hoạt động doanh nghiệp hàng ngày, hàng tháng, hàng năm nhằm truyền đạt tình hình tài chính của đơn vị. Kế toán được phân thành 2 bộ phận, kế toán tài chính là một bộ phận chuyên ghi chép, cung cấp, tổng hợp số liệu đã xảy ra trong quá khứ và kế toán quản trị là bộ phận xử lý số liệu ở hiện tại và tương lai. Theo tác giả Đoàn Ngọc Quế (2013): “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp”. Kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của kế toán quản trị, nghiên cứu về quá trình tính giá thành một sản phẩm bao gồm giá nguyên vật liệu đầu vào, chi phí sản xuất, với mục đích cung cấp thông tin một cách chính xác cho nhà quản trị, đồng thời, xác định giá trị hàng tồn kho và kết quả kinh doanh ứng với từng loại sản phẩm. Việc kiểm soát chi phí tốt để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đã đặt ra một yêu cầu bức thiết đối với kế toán quản trị nhằm thu thập và xử lý thông tin sao cho có thể cung cấp một cách nhanh nhất, kịp thời những thông tin cần thiết để nhà quản trị có thể đưa ra quyết sách phù hợp. Kế toán quản trị chi phí với trọng tâm là cung cấp thông tin chuyên sâu về chi phí, là lĩnh vực kế toán có liên quan chủ yếu với việc ghi chép, phân tích chi phí để tính giá thành, kiểm soát chi phí đánh giá tình hình thực hiện chi phí, dự toán chi phí cho kỳ kế hoạch. Từ những khái niệm trên ta có thể hiểu được rằng, kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của hệ thống kế toán quản trị, cung cấp thông tin dưới hình thức các báo cáo nội bộ nhằm giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có cơ sở chắc chắn để có thế đưa ra những 6 quyết sách phù hợp, kịp thời, đúng đắn liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2 Vai trò của kế toán quản trị chi phí: Kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của kế toán quản trị, vì vậy kế toán quản trị chi phí cũng có vai trò cung cấp, thực hiện các chức năng hoạch định, tổ chức điều hành, kiểm tra và ra quyết định. Đối với chức năng hoạch định, nhà quản trị thường phải dự đoán, phán đoán kết quả của các chỉ tiêu kinh tế sẽ xảy ra dựa trên những cơ sở khoa học có sẵn. Trong quá trình xây dựng, nhà quản trị thường phải liên kết các chỉ tiêu kinh tế với nhau để thấy rõ sự tác động về nguyên nhân và kết quả sẽ xảy ra trong tương lai, trong trường hợp này, kế toán quản trị chi phí đóng vai trò như một cánh tay nối dài nhằm cung cấp các số liệu cần thiết cho nhà quản trị. Đối với chức năng tổ chức điều hành, Đây là chức năng cơ bản của các nhà quản trị. Chức năng này nhằm truyền đạt các chỉ tiêu kế hoạch đã xây dựng cho các bộ phận trong doanh nghiệp, đồng thời tổ chức hoạt động tại các bộ phận theo như kế hoạch đã phê duyệt. Chức năng này yêu cầu các nhà quản lý phải liên kết các bộ phận với nhau, sử dụng nguồn lao động hợp lý nhằm khai thác tối đa các yếu tố của quá trình sản xuất để đạt được các mục tiêu đã dự định. Chức năng này yêu cầu các nhà quản trị phải sử dụng tổng hợp các thông tin của nhiều bộ phận trong doanh nghiệp, các thông tin bên trong và bên ngoài, thông tin định lượng và thông tin định tính để từ đó phán đoán và thực hiện tốt các quá trình kinh doanh theo các kế hoạch, dự toán đã xây dựng. Tất cả các dữ liệu cần thiết trên đều được kế toán quản trị chi phí cung cấp. Đối với chức năng kiểm tra đánh giá, kế toán quản trị chi phí thực hiện việc thu thập hạch toán các nghiệp vụ phát sinh để đưa ra các chỉ tiêu của các kết quả thực hiện đối chiếu với các kế hoạch đã xây dựng để kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện kết quả của doanh nghiệp. Thông qua đó để phân tích và thu nhận các thông tin phục vụ cho quá trình kinh doanh tiếp theo. 7 Sau khi thực hiện các chức năng trên, nhà quản trị sẽ ra quyết định, đây là công việc thường xuyên của các nhà quản trị ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của doanh nghiệp. Việc ra quyết định thường dựa trên cơ sở tổng hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau, nhưng trong đó thông tin kế toán quản trị chi phí thường giữ vai trò có tính chất quyết định và độ tin cậy cao. Do vậy để có được phương án tối ưu đòi hỏi kế toán quản trị chi phí phải tổng hợp, phân tích và chọn lọc hệ thống thông tin này. 1.3 Đối tượng của kế toán quản trị chi phí: Theo tác giả Phạm Văn Dược (2010) “Đối tượng của kế toán quản trị chi phí là nghiên cứu chi phí trong mối quan hệ với việc hình thành giá trị”. Xét tại mỗi doanh nghiệp sản xuất, đối tượng của kế toán quản trị chi phí bao gồm:  Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm các chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ phục vụ cho quá trình sản xuất.  Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản phải thanh toán cho công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất như tiền lương, các khoản trích theo lương, phụ cấp độc hại cho công nhân..  Chi phí sản xuất chung: bao gồm các chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất, hỗ trợ sản xuất, chi phí khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị, chi phí sửa chữa.  Chi phí bán hàng: bao gồm các loại chi phí liên quan đến quá trình tiếp thị sản phẩm, bán hàng, hoa hồng bán hàng.  Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm chi phí quản lý hành chính, chi phí khấu hao thiết bị văn phòng phục vụ cho văn phòng chính. 1.4 Nội dung của kế toán quản trị chi phí: 1.4.1 Phân loại chi phí: Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra để tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí phát sinh liên tục, thường xuyên gắn liền với mọi hoạt động, với tất cả các bộ phận doanh nghiệp 8 và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận doanh nghiệp, chi phí cao thì lợi nhuận thấp và ngược lại. Việc quản lý và kiểm soát tốt chi phí không đơn thuần là quản lý số liệu, phản ánh tổng hợp chi phí mà phải dựa trên tất cả các yếu tố cấu thành chi phí để phân tích toàn bộ chi phí sản xuất liên quan đến từng công đoạn, từng trung tâm chi phí. Dưới góc độ xem xét khác nhau thì chi phí cũng được phân loại và ứng xử theo những cách khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế tại đơn vị và của nhà quản trị. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm nhiều khoản khác nhau cả về nội dung, tính chất, công dụng, mục đích… trong từng doanh nghiệp sản xuất. Để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán, cần phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo các tiêu thức khác nhau nhằm nâng cao tính chi tiết của thông tin chi phí, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, lập kế hoạch đồng thời tạo cơ sở tin cậy cho việc phấn đấu giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế của chi phí. 1.4.1.1 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí: Cách phân loại này dựa trên nguyên tắc những chi phí có cùng nội dung kinh tế được xếp vào một loại yếu tố chi phí, không kể cả chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực hoạt động nào, địa điểm nào và dùng vào mục đích gì trong sản xuất kinh doanh. Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ được chia làm các yếu tố chi phí sau: • Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ chi phí về các đối tượng lao động như nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế sử dụng trong quá trình sản xuất. • Chi phí nhân công: bao gồm các khoản tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương theo quy định của toàn bộ nhân viên tham gia vào quá trình sản xuất • Chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm tổng số trích khấu hao trong kỳ của toàn bộ tài sản cố định dùng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 9 • Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các khoản chi phí về dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài phục vụ cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp như chi phí bảo trì máy, chi phí điện, nước, chi phí kiểm định chất lượng sản phẩm. • Chi phí khác bằng tiền: bao gồm toàn bộ các chi phí bằng tiền chi cho các hoạt động liên quan đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Cách phân loại này cho biết chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm những nội dung chi phí nào, tỷ trọng từng loại chi phí / tổng số, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch như kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương,… Tuy nhiên cách nhìn này không cho biết chi phí sản xuất / tổng chi phí của doanh nghiệp là bao nhiêu. 1.4.1.2 Phân loại theo mục đích và công dụng của chi phí: Cách này căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm dựa vào mục đích, công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng (không phân biệt chi phí có nội dung như thế nào). Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ được chia thành các khoản mục: • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… tham gia trực tiếp vào sản xuất chế tạo ra sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. • Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương, phụ cấp lương, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh. • Chi phí sản xuất chung: bao gồm những chi phí phát sinh dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất chung trong phạm vi phân xưởng sản xuất (trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp). Chi phí sản xuất chung bao gồm:  Chi phí nhân viên phân xưởng:  Chi phí vật liệu và công cụ dụng cụ sản xuất.  Chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho phân xưởng.  Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng