Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ giáo dục học sử dụng hệ thống dạy học tương tác activboard tron...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục học sử dụng hệ thống dạy học tương tác activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường trung học phổ thông.

.PDF
158
866
58

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Trung Thu Hằng SỬ DỤNG HỆ THỐNG DẠY HỌC TƯƠNG TÁC ACTIVBOARD TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 10 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Trung Thu Hằng SỬ DỤNG HỆ THỐNG DẠY HỌC TƯƠNG TÁC ACTIVBOARD TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 10 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRỊNH VĂN BIỀU Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 LỜI CẢM ƠN Trải qua quá trình học tập và nghiên cứu tại Đại học Sư phạm TP HCM tôi đã hoàn thành luận văn này. Bên cạnh sự cố gắng và nỗ lực của bản thân còn có sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến: Ban Giám Hiệu, Phòng Sau đại học và Khoa Hóa học trường Đại học Sư phạm TP. HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để khóa học được hoàn thành tốt đẹp. PGS. TS Trịnh Văn Biều, người hướng dẫn đề tài đã dành nhiều thời gian đọc bản thảo, bổ sung và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thành luận văn. Thầy luôn là người động viên, giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn khi thực hiện đề tài. Tất cả các thầy cô trường Đại học Sư phạm TP. HCM đã tận tình giảng dạy, mở rộng kiến thức chuyên môn cho chúng tôi trong quá trình học tập tại trường. Ban Giám Hiệu và tập thể giáo viên tổ Hóa Trường THPT Lương Thế Vinh Q1 TP. HCM đã có nhiều sự quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm. Tất cả các học viên lớp Cao học Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học khóa 18 đã luôn tạo điều kiện giúp đỡ, động viên nhau trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Và cuối cùng là gia đình tôi, luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt luận văn này. Lê Trung Thu Hằng MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................3 MỤC LỤC .............................................................................................................4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. 8 DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................9 DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................10 MỞ ĐẦU..............................................................................................................11 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................................ 11 2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................... 12 3. Nhiệm vụ của đề tài ........................................................................................................... 12 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................................... 12 5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................... 12 6. Giả thuyết khoa học ........................................................................................................... 12 7. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu .......................................................................... 12 8. Điểm mới của luận văn...................................................................................................... 13 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..............................................................................................................................14 1.1.Lịch sử vấn đề nghiên cứu............................................................................................... 14 1.1.1.Dạy học hợp tác và dạy học tương tác ........................................................................ 14 1.1.1.1.Dạy học hợp tác [8] ...................................................................................................... 14 1.1.1.2.Dạy học tương tác ........................................................................................................ 14 1.1.2.Giới thiệu một số phần mềm thiết kế bài giảng điện tử [56] ....................................... 16 1.1.3.Sự ra đời và phát triển của Hệ thống dạy học tương tác Activboard [17]................... 16 1.2.Phương pháp dạy học [5] ................................................................................................ 18 1.2.1.Đổi mới phương pháp dạy học .................................................................................... 18 1.2.2.Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học ........................................................ 19 1.2.3.Dạy học bằng hoạt động của người học ...................................................................... 19 1.2.4.Dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp ................................................................ 20 1.3.Phương tiện dạy học ........................................................................................................ 21 1.3.1.Khái niệm và phân loại phương tiện dạy học [5] ........................................................ 21 1.3.2.Vai trò của phương tiện dạy học trong giảng dạy [28]................................................ 21 1.3.3.Hiệu quả sử dụng của các phương tiện dạy học [28] .................................................. 23 1.3.4.Nguyên tắc sử dụng các phương tiện dạy học [28] ..................................................... 24 1.3.5.Lựa chọn phương tiện dạy học .................................................................................... 25 1.4.Dạy học tương tác ........................................................................................................... 25 1.4.1.Khái niệm dạy học tương tác....................................................................................... 25 1.4.2.Các dạng bài học trong dạy học tương tác [53]........................................................... 27 1.4.3.Các dạng tương tác trong dạy học ............................................................................... 28 1.5.Hệ thống dạy học tương tác Activboard .......................................................................... 29 1.5.1.Bảng tương tác thông minh Activboard ...................................................................... 30 1.5.2.Bút dạy học tương tác Activpen .................................................................................. 31 1.5.3.Phần mềm thiết kế bài giảng Activstudio.................................................................... 32 1.5.4.Hệ thống phản hồi trắc nghiệm Activote [56] ............................................................. 50 1.5.5.Lợi ích của hệ thống dạy học tương tác Activboard [56] ............................................ 50 1.6.Thực trạng sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard ở Việt Nam [17] .............. 51 Chương 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỒ SƠ BÀI GIẢNG CHƯƠNG 5, 6 HÓA 10 CƠ BẢN BẰNG PHẦN MỀM ACTIVSTUDIO ........................................60 2.1.Hồ sơ bài giảng................................................................................................................ 60 2.1.1.Khái niệm hồ sơ bài giảng ........................................................................................... 60 2.1.2.Giáo án ........................................................................................................................ 60 2.1.3.Bài trình chiếu ............................................................................................................. 60 2.1.4.Tư liệu dạy học ............................................................................................................ 60 2.2.Nguyên tắc lựa chọn bài học để thiết kế hồ sơ bài giảng bằng phần mềm Activstudio .. 61 2.3.Nguyên tắc thiết kế hồ sơ bài giảng bằng phần mềm Activstudio .................................. 61 2.3.1.Đảm bảo tính sư phạm................................................................................................. 61 2.3.2.Đảm bảo tính hiệu quả ................................................................................................ 61 2.3.3.Đảm bảo tính mở rộng và phổ dụng ............................................................................ 62 2.3.4.Đảm bảo tính tối ưu của cấu trúc cơ sở dữ liệu ........................................................... 62 2.3.5.Đảm bảo tính cập nhật nội dung kiến thức của bài giảng ........................................... 62 2.3.6.Đảm bảo các yêu cầu cơ bản về kỹ thuật .................................................................... 63 2.3.6.1.Về màu sắc của hình nền .............................................................................................. 63 2.3.6.2.Về font chữ .................................................................................................................... 63 2.3.6.3.Về size chữ .................................................................................................................... 63 2.3.6.4.Về tính cân đối .............................................................................................................. 63 2.3.6.5.Về trình bày nội dung trên nền hình ............................................................................. 63 2.3.6.6.Đảm bảo tính hiệu quả khi trình chiếu ......................................................................... 63 2.4.Qui trình thiết kế hồ sơ bài giảng bằng phần mềm Activstudio ...................................... 64 2.4.1.Xác định mục tiêu bài học ........................................................................................... 64 2.4.2.Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định trọng tâm bài .................................................... 64 2.4.3.Thiết kế giáo án ........................................................................................................... 64 2.4.3.1.Xác định mục tiêu bài học ............................................................................................ 64 2.4.3.2.Xác định nội dung và cấu trúc bài học ......................................................................... 65 2.4.3.3.Tìm kiếm tài liệu tham khảo ......................................................................................... 65 2.4.3.4.Xác định phương pháp dạy học .................................................................................... 65 2.4.3.5.Thiết kế các hoạt động trong giáo án ........................................................................... 65 2.4.4.Thiết kế bài trình chiếu................................................................................................ 65 2.4.5.Xây dựng thư viện tài nguyên (tư liệu dạy học) .......................................................... 66 2.4.6.Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện .......................................................... 66 2.5.Giáo án chương 5: Nhóm Halogen .................................................................................. 66 2.5.1.Giáo án bài 21 “Khái quát về nhóm halogen” ............................................................. 66 2.5.2.Giáo án bài 22 “Clo” ................................................................................................... 71 2.5.3.Giáo án bài 23 “Hiđro clorua – Axit clohiđric và muối clorua” ................................. 76 2.5.4.Giáo án bài 24 “Sơ lược về hợp chất có oxi của clo”.................................................. 80 2.5.5.Giáo án bài 25 “Flo – Brom – Iot” .............................................................................. 84 2.5.6.Giáo án bài 26 “Luyện tập nhóm halogen” ................................................................. 90 2.6.Giáo án chương 6: Oxi – Lưu Huỳnh .............................................................................. 94 2.6.1.Giáo án bài 29 “Oxi – Ozon” ...................................................................................... 94 2.6.2.Giáo án bài 30 “Lưu huỳnh” ....................................................................................... 99 2.6.3.Giáo án bài 32 “Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit” ................... 105 2.6.4.Giáo án bài 33 “Axit sunfuric - Muối sunfat” ........................................................... 111 2.6.5.Giáo án bài 34 “Luyện tập oxi và lưu huỳnh” ........................................................... 117 2.7.Những lưu ý khi sử dụng hồ sơ bài giảng ..................................................................... 120 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .......................................................123 3.1.Mục đích thực nghiệm ................................................................................................... 123 3.2.Đối tượng thực nghiệm.................................................................................................. 123 3.3.Tiến hành thực nghiệm .................................................................................................. 123 3.3.1.Chọn lớp thực nghiệm, đối chứng ............................................................................. 123 3.3.2.Gặp giáo viên thực nghiệm ....................................................................................... 124 3.3.3.Tiến hành dạy học tương tác ..................................................................................... 124 3.3.4.Kiểm tra, thu thập kết quả ......................................................................................... 124 3.3.5.Xử lý số liệu .............................................................................................................. 125 3.3.5.1.Cách trình bày số liệu thống kê .................................................................................. 125 3.3.5.2.Phân tích số liệu thống kê........................................................................................... 125 3.4.Kết quả thực nghiệm ..................................................................................................... 127 3.4.1.Kết quả các bài kiểm tra ............................................................................................ 127 3.4.2.Kết quả điều tra GV .................................................................................................. 133 3.4.3.Kết quả điều tra HS ................................................................................................... 135 KẾT LUẬN .......................................................................................................142 1. Kết luận ........................................................................................................................... 142 1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài ......................................................... 142 1.2. Xây dựng cơ sở khoa học cho việc thiết kế hồ sơ bài giảng bằng phần mềm Activstudio142 1.3. Thiết kế 11 hồ sơ bài giảng của chương 5, 6 Hóa học 10 bằng phần mềm Activstudio.143 1.4. Tiến hành thực nghiệm ................................................................................................ 143 2. Đề xuất ........................................................................................................................... 143 2.1. Đối với Bộ và các Sở Giáo dục và Đào tạo ................................................................. 143 2.2. Đối với các trường Sư phạm, trường THPT................................................................ 144 2.3. Đối với giáo viên ......................................................................................................... 144 3. Hướng phát triển của đề tài ............................................................................................ 145 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................146 PHỤ LỤC ..........................................................................................................150 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTH : Bảng tuần hoàn CB : Chủ biên CNTT : Công nghệ thông tin CTPT : Công thức phân tử ĐC : Đối chứng ĐHQG : Đại học Quốc gia ĐHSP : Đại học Sư phạm GV : Giáo viên HS : Học sinh ICT : Information and communication technology (Công nghệ thông tin và truyền thông) KLNT : Khối lượng nguyên tử LCDS : Learning Content Development System NXB : Nhà xuất bản PHT : Phiếu học tập ptpư : Phương trình phản ứng SCORM : Sharable Content Object Reference Model (Một tập hợp các tiêu chuẩn và các mô tả cho một chương trình learning dựa vào web) SOXH : Số oxi hóa TB : Trung bình THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông t kd : Đại lượng kiểm định t (Student) t α, k : Giá trị t tra theo bảng với mức ý nghĩa α và bậc tự do k TN : Thực nghiệm TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh e- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các đơn vị sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard năm 2008 Bảng 1.2. Các đơn vị sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard năm 2009 Bảng 1.3. Các đơn vị sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard năm 2010 Bảng 3.1. Các lớp thực nghiệm và đối chứng năm 2009 Bảng 3.2. Các lớp thực nghiệm và đối chứng năm 2010 Bảng 3.3. Thống kê điểm số kiểm tra năm 2009 Bảng 3.4. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích năm 2009 Bảng 3.5. Phân loại kết quả học tập năm 2009 Bảng 3.6. Các thông số thống kê cơ bản năm 2009 Bảng 3.7. Thống kê điểm số kiểm tra năm 2010 Bảng 3.8. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích năm 2010 Bảng 3.9. Phân loại kết quả học tập năm 2010 Bảng 3.10. Các thông số thống kê cơ bản năm 2010 Bảng 3.11. Ý kiến GV về Hệ thống dạy học tương tác Activboard Bảng 3.12. Mức độ hứng thú của HS với tiết học Activboard Bảng 3.13. Mức độ thường xuyên của các tiết học Activboard Bảng 3.14. Mức độ HS thường xuyên thuyết trình trong tiết học Activboard Bảng 3.15. Mức độ HS mong muốn được thuyết trình trong tiết học Activboard Bảng 3.16. Mức độ HS thường xuyên sử dụng internet tìm kiếm thông tin cho tiết học Activboard Bảng 3.17. Ý kiến HS về ưu điểm của Hệ thống dạy học tương tác Activboard Bảng 3.18. Ý kiến HS về hạn chế của Hệ thống dạy học tương tác Activboard. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Trụ sở chính của Tập đoàn Giáo dục Promethean Hình 1.2. Các giải thưởng quốc tế của Hệ thống dạy học tương tác Activboard Hình 1.3. Hiệu quả sử dụng của các phương tiện dạy học Hình 1.4. Hệ thống lớp học tương tác số - Activ Classroom Hình 1.5. Sử dụng bút dạy học tương tác Activpen Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích của lớp TN và lớp ĐC năm 2009 Hình 3.2. Đồ thị phân loại kết quả học tập năm 2009 Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích của lớp TN và lớp ĐC năm 2010 Hình 3.4. Đồ thị phân loại kết quả học tập năm 2010 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, xu hướng ứng dụng CNTT trong giáo dục và tạo môi trường học tập mang tính tương tác đang là mối quan tâm hàng đầu của ngành giáo dục cũng như của các bậc phụ huynh và GV, HS. Từ trước đến nay, hình thức tác động từ GV đến HS đang được sử dụng phổ biến, nhưng chỉ dừng lại ở tác động một chiều. Trong xu hướng đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay theo hướng "Lấy HS làm trung tâm" thì nguyên tắc "Tương tác đa chiều, đa đối tượng" tỏ rõ tính ưu việt của nó. "Tương tác đa chiều, đa đối tượng" là sự tác động qua lại không chỉ một chiều từ GV đến HS, mà còn có sự tác động trở lại từ HS đến GV và giữa nhiều HS với nhau trong quá trình giáo dục. Dạy học tương tác là xu hướng mới của giáo dục hiện nay. Hình thức dạy học này mang đến cho HS một môi trường lý tưởng để kiến tạo và tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua các hoạt động được thiết kế bởi GV. HS có điều kiện phát triển mạnh mẽ tính chủ động, tư duy sáng tạo và kỹ năng sử dụng những công cụ hiện đại của khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. Hệ thống dạy học tương tác Activboard là một hệ thống dạy và học hoàn chỉnh, tích hợp phần mềm và phần cứng. Đây là hệ thống bảng điện tử thông minh tương tác trực tuyến, tạo môi trường tương tác toàn diện, thu hút sự tập trung chú ý của HS với những bài giảng thật sự sinh động, liên kết với thực tế cuộc sống. Hệ thống này hiện đang được đánh giá là: - Một sự đột phá trong công nghệ giáo dục. - Hệ thống công cụ giảng dạy có nhiều ứng dụng sư phạm tiên tiến nhất hiện nay. - Bộ công cụ được GV đánh giá là hiệu quả nhất trong truyền đạt kiến thức và tiếp thu của HS. Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài: “Sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học Hóa học lớp 10 ở trường trung học phổ thông” với mong muốn tạo ra sự phát triển toàn diện và nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập trong thời đại mới. 2. Mục đích nghiên cứu Sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard để nâng cao hiệu quả dạy học Hóa học lớp 10 ở trường THPT. 3. Nhiệm vụ của đề tài - Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. - Khảo sát thực trạng sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học ở trường THPT. - Sử dụng phần mềm Activstudio để thiết kế hệ thống hồ sơ bài giảng Hóa học vô cơ lớp 10 THPT (ban cơ bản). - Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra, đánh giá tính khả khi và hiệu quả của việc sử dụng hồ sơ bài giảng đã thiết kế. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học môn Hóa học lớp 10 ở trường THPT. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Việc sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học Hóa học vô cơ lớp 10 trường THPT. 5. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: phần Hóa học vô cơ lớp 10 ban cơ bản. Về địa bàn nghiên cứu: GV và HS trường THPT Lương Thế Vinh, Quận 1, TP HCM. Về thời gian: 2 năm học 2009 - 2010 và 2010 - 2011. 6. Giả thuyết khoa học Việc sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Hóa học ở trường THPT. 7. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận - Nghiên cứu các tài liệu liên quan về lí luận dạy học, tâm lí học, giáo dục học và các tài liệu khoa học cơ bản liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu cách sử dụng phần mềm Activstudio, bảng Activboard và hệ thống phản hồi trắc nghiệm Activote. - Truy cập thông tin trên Internet và sử dụng các phần mềm tin học bổ trợ. - Phân tích, tổng hợp. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra cơ bản về tình hình sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học ở trường THPT. - Trao đổi kinh nghiệm với các GV đã giảng dạy bằng Hệ thống dạy học tương tác Activboard. - Thăm dò ý kiến của HS sau khi được học bằng Hệ thống dạy học tương tác Activboard. - Thực nghiệm sư phạm. 7.3. Các phương pháp thống kê toán học 7.4. Phương tiện nghiên cứu - Máy vi tính. - Máy chiếu Projector. - Bảng Activboard. - Thiết bị trả lời trắc nghiệm Activote. 8. Điểm mới của luận văn Thiết kế hồ sơ bài giảng Hóa học 10 để sử dụng trong Hệ thống dạy học tương tác Activboard ở trường THPT. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1.Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1.Dạy học hợp tác và dạy học tương tác 1.1.1.1.Dạy học hợp tác [8] Hợp tác là cùng nhau làm việc, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc hay một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. Hiện nay, có hai quan niệm về dạy học hợp tác: - Quan niệm Dạy học hợp tác là một tư tưởng mang tính định hướng: Theo mô hình ba bình diện của Bernd Meier thì phương pháp dạy học (PPDH) gồm ba thành phần chính là: quan điểm dạy học, PPDH cụ thể và kỹ thuật dạy học. Có thể coi Dạy học hợp tác là những phương pháp dạy học mang tính tập thể, trong đó có sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các cá nhân và kết quả là người học tiếp thu được kiến thức thông qua các hoạt động tương tác khác nhau: giữa người học với người học, giữa người học với người dạy, giữa người học và môi trường. - Quan niệm Dạy học hợp tác là một phương pháp dạy học: người ta coi Dạy học hợp tác là một phương pháp dạy học phức hợp ứng với một nhóm người học (phương pháp dạy học theo nhóm) và một số người thường dùng cụm từ “Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm”. 1.1.1.2.Dạy học tương tác Dạy học tương tác là một quan điểm dạy học phù hợp với xu hướng đổi mới, phù hợp với quan niệm mới về dạy và học, đáp ứng được yêu cầu hiện nay của giáo dục Việt Nam là dạy học chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, đặc biệt bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh [51]. Trong thời gian qua đã có một số luận văn và bài viết nghiên cứu về dạy học tương tác như: - Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học nội dung “Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng” hình học 11 nâng cao trường trung học phổ thông – Đặng Nguyệt Minh – Luận văn thạc sĩ. - Dạy học tương tác thông qua blog dạy học chương Halogen - Hóa học lớp 10 nâng cao – Phan Thị Vinh – ĐHSP TP.HCM, 2008 – Luận văn thạc sĩ. - Môi trường theo sư phạm học tương tác – Bài viết trên http://blogtiengviet.net/Hanh - Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hạnh – ĐHSPTPHCM. - Phần mềm dạy học tương tác inspire – Bài viết trên http://mspil.net.vn/gvst/forums/t/2476.aspx. - Hệ thống dạy học và kiểm tra đánh giá Activboard – Bài viết trên http://enbac.com/Ky-thuat-so/p863955/He-tho-ng-da-y-ho-c-va-kie-m-tra-da-nh-giaActivboard.html. - Activstudio – Bài viết trên http://www.prometheanworld.com/vietnamese/server.php?show=nav.19041 - Chào mừng đến với Activinspire – Bài viết trên http://support.prometheanplanet.com/server.php?show=nav.20121. - Icels và Activboard: Dạy và học tương tác – Bài viết trên http://www.dayhocintel.net/diendan/archive/index.php/t-3491.html ngày 24/12/2007. - Dạy học tương tác – Bài viết trên http://www.baophuyen.com.vn/Dan-tri---Nhanluc-78/9906106006505706161 ngày 18/11/2009. - Bảng Activboard thay thế bảng đen, phấn trắng – Bài viết trên http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200951/20091216113744.aspx ngày 16/12/2009. - Hệ thống dạy học tương tác Activboard – Bài viết trên http://lamdong.dayhoc.vn/diendan/index.php?topic=2431.0 ngày 05/01/2010. - Hệ thống dạy và học tương tác – một giải pháp dạy và học hoàn chỉnh – Bài viết trên http://www.mamnon.com/DocsDetails.aspx?topicID=30640 ngày 04/06/2010. - Activinspire – phần mềm hỗ trợ dạy học tương tác – Bài viết trên http://dtntbaolam.com/forum/showthread.php?t=63 ngày 01/07/2010. - Đưa hệ thống dạy học Activboard vào cấp tiểu học – Bài viết trên http://www.giaoduc.edu.vn/news/nhip-cau-su-pham-758/dua-he-thong-day-hoc-activboardvao-cap-tieu-hoc-153363.aspx ngày 29/11/2010. - Công nghệ bảng dạy học tương tác thông minh Activboard – Bài viết trên http://www.khoahocphothong.com.vn/news/detail/7796/cong-nghe-bang-day-hoc-tuongtac-thong-minh-activeboard.html ngày 03/01/2011. -... Như vậy, dạy học hợp tác chú trọng sự làm việc hợp tác giữa HS với nhau còn dạy học tương tác chú trọng hơn về sự tác động trở lại của HS với GV và HS với HS. Trong dạy học tương tác HS có thể đặt câu hỏi cho GV, có ý kiến đối với bài giảng của GV và tác động vào bài giảng của GV thông qua Hệ thống dạy học tương tác. 1.1.2.Giới thiệu một số phần mềm thiết kế bài giảng điện tử [56] Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều phần mềm thiết kế bài giảng điện tử xuất hiện như: - Violet: là phần mềm công cụ giúp cho GV có thể tự xây dựng được các bài giảng điện tử theo ý tưởng của mình một cách nhanh chóng. So với các phần mềm khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh và hình ảnh chuyển động... rất phù hợp với HS phổ thông các cấp. - Adobe Presenter: giúp chuyển đổi các bài trình chiếu powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh, khảo sát, mô phỏng sinh động bằng Flash...Phần mềm này tạo ra bài giảng điện tử tương thích với chuẩn quốc tế SCORM. - Lecture Maker & Teaching Mate: hệ thống thiết kế bài giảng điện tử và quản lý tài nguyên, tạo ngân hàng đề thi…Phần mềm này hiện đang được Cục CNTT triển khai, tập huấn cho các GV cốt cán của các địa phương. - Microsoft LCDS: chương trình thiết kế bài giảng điện tử theo chuẩn SCORM của hãng Microsoft. - PowerPoint: chương trình này thiên về tính trình chiếu hơn là tương tác. Các bài giảng soạn trên PowerPoint đều không thể chuẩn hóa theo chuẩn SCORM. - Activstudio: phần mềm hỗ trợ dạy học tương tác của hãng Promethean. Trong số các phần mềm trên, Activstudio còn khá xa lạ đối với các GV Việt Nam. Đây là phần mềm hỗ trợ tốt việc tương tác giữa GV và HS trong quá trình dạy học, cũng như giúp GV dễ dàng thiết kế các ý tưởng sư phạm phục vụ tốt cho bài giảng. 1.1.3.Sự ra đời và phát triển của Hệ thống dạy học tương tác Activboard [17] - Hệ thống dạy học tương tác Activboard được sản xuất lần đầu tiên vào năm 1996 bởi Tập đoàn Giáo dục Promethean ở Anh; nó được xem như sản phẩm nòng cốt trong việc xây dựng lớp học tương tác thế kỷ 21. - Tập đoàn Giáo dục Promethean được thành lập vào thập niên 70 bởi ông Tony Cann, có trụ sở chính tại Blackburn; là tập đoàn đa quốc gia với các văn phòng đại diện tại Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Trung Quốc, Hồng Kông. Hình 1.1. Trụ sở chính của Tập đoàn Giáo dục Promethean - Mục tiêu của tập đoàn là nâng cao chất lượng và môi trường giáo dục. Tập đoàn là đơn vị tiên phong về lĩnh vực xây dựng lớp học tương tác, đưa truyền thông đa phương tiện phục vụ dạy học. Tập đoàn luôn trân trọng những phản hồi từ GV và không ngừng cải tiến sản phẩm nhằm phục vụ công việc giảng dạy của GV. - Hệ thống dạy học tương tác Activboard có 2 phần mềm là Activprimary và Activstudio, đến nay phiên bản mới nhất là phần mềm ActivInspire. + Activprimary là phần mềm được thiết kế một cách chi tiết để cải tiến kinh nghiệm dạy và học trong những năm đầu tiên và cho trẻ từ 4 - 10 tuổi. Giao diện đơn giản và dễ sử dụng cho phép truy cập vào những tính năng và tùy chọn của phần mềm, khuyến khích việc thu hút tâm trí trẻ vào bài học bằng cách kích thích sự hăng hái của trẻ. + Activstudio là phần mềm giúp tạo ra lớp học tương tác, trong đó GV có thể thực hiện phương pháp giảng dạy mang tính tương tác và khả năng tiếp thu bài giảng của HS tốt hơn. Activstudio được phát triển nhằm đáp ứng các yêu cầu của GV và HS. + ActivInspire là phần mềm đa năng, thân thiện và thú vị dành cho GV. Phần mềm có giao diện đẹp, công cụ tích hợp, đủ chức năng tạo nên trải nghiệm lý thú như ngoài đời thật cho HS. - Hiện nay đã có trên 5 triệu bảng tương tác thông minh được GV sử dụng trong lớp học tại 80 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, các trường quốc tế, công lập và dân lập đang sử dụng phổ biến và ứng dụng hiệu quả. - Hệ thống dạy học tương tác Activboard đã đoạt nhiều giải thưởng của các tổ chức giáo dục uy tín quốc tế. Hình 1.2. Các giải thưởng quốc tế của Hệ thống dạy học tương tác Activboard 1.2.Phương pháp dạy học [5] 1.2.1.Đổi mới phương pháp dạy học - Đổi mới phương pháp là một quá trình liên tục phát huy, kế thừa những tinh hoa của giáo dục truyền thống và tiếp thu có chọn lọc những phương pháp hiện đại trên thế giới. - Cần khuyến khích sự phong phú đa dạng của các phương pháp cũng như là sự phong phú đa dạng của các ý tưởng. - Trọng tâm của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là hướng vào người học. - Cái đích cuối cùng của việc đổi mới phương pháp là nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. - Học là hiểu, ghi nhớ, liên hệ, áp dụng. Người HS giỏi là người HS có tư duy tốt chứ không phải người HS chỉ biết thuộc bài. - Người GV giỏi không phải là cho HS biết nhiều kiến thức mà là dạy cho HS biết cách tư duy, biết cách sử dụng những kiến thức vào các tình huống mới, vào đời sống thực tế. - GV chỉ dạy tốt khi có sự đồng cảm với HS. - Những điều kiện để HS học tập có hiệu quả: sức khỏe, vốn kiến thức, khả năng ghi nhớ, khả năng tư duy sáng tạo, phương pháp học tập, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho học tập và có GV giỏi. 1.2.2.Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học 1. Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học. Chuyển trọng tâm hoạt động từ GV sang HS. Chuyển lối học từ thông báo tái hiện sang tìm tòi khám phá. 2. Cá thể hóa việc dạy học. 3. Sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin vào dạy học. 4. Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống. Chuyển từ lối học nặng về tiêu hóa kiến thức sang lối học coi trọng việc vận dụng kiến thức. 5. Cải tiến việc kiểm tra và đánh giá kiến thức. 6. Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt đời. 7. Gắn dạy học với nghiên cứu khoa học với mức độ ngày càng cao (theo sự phát triển của HS, theo cấp học, bậc học). 1.2.3.Dạy học bằng hoạt động của người học Nội dung cơ bản của xu hướng đổi mới phương pháp này là tạo mọi điều kiện cho HS hoạt động càng nhiều càng tốt. Theo lối dạy học cũ, hoạt động của thầy chiếm phần lớn thời gian trên lớp. Trò chủ yếu ngồi nghe một cách thụ động, rất ít khi tham gia vào hoạt động chung của lớp. Trò ít được phát biểu, càng rất ít khi được thắc mắc, hỏi thầy những điều không hiểu hay chưa được rõ. Dạy như thế kết quả học tập bị hạn chế rất nhiều. Người ta đã tìm cách làm giảm thời gian hoạt động của thầy và tăng thời gian hoạt động của trò trong một tiết học. Với cách tiếp cận đó, thực chất của dạy học bằng hoạt động của người học là chuyển từ lối dạy cũ (thầy nặng về truyền đạt, trò tiếp thu một cách thụ động) sang lối dạy mới, trong đó vai trò chủ yếu của thầy là tổ chức, hướng dẫn hoạt động, trò chủ động tìm kiếm, phát hiện ra kiến thức. Ý nghĩa, tác dụng của dạy học bằng hoạt động của người học - Dạy học bằng hoạt động của người học là một nội dung của dạy học hướng vào người học. HS chỉ có thể phát triển tốt các năng lực tư duy, khả năng giải quyết vấn đề, thích ứng với cuộc sống… nếu như họ có cơ hội hoạt động. - Dạy học bằng hoạt động của người học là một trong những con đường dẫn đến thành công của người GV. - Dạy học bằng hoạt động của người học làm tăng hiệu quả dạy học. - Dạy học bằng hoạt động của người học có ý nghĩa đặt biệt quan trọng khi rèn luyện các kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm vì kỹ năng chỉ có thể được hình thành qua hoạt động. Những biện pháp để tăng cường hoạt động của người học - Thầy gợi mở, nêu vấn đề cho trò suy nghĩ. - Sử dụng câu hỏi dưới nhiều dạng khác nhau từ thấp đến cao. - Thầy yêu cầu trò nêu câu hỏi về các vấn đề mà bản thân thấy không hiểu hay chưa rõ. - Ra bài tập hay yêu cầu HS hoàn thành một nhiệm vụ học tập. - GV hướng dẫn HS làm việc với sách giáo khoa. - Tổ chức cho HS làm một vài thí nghiệm nhỏ. - Thảo luận nhóm. - Thuyết trình theo chủ đề. - Tổ chức cho HS nhận xét, góp ý, tham gia vào quá trình đánh giá lẫn nhau. - Câu lạc bộ hóa học. 1.2.4.Dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp Dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp có nghĩa là sử dụng một cách hợp lý nhiều phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong một giờ, một buổi lên lớp hay trong một khóa học, để đạt hiệu quả dạy học cao. Tác dụng của dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp - Phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu của mỗi phương pháp dạy học. - Thay đổi cách thức hoạt động tư duy của HS, thay đổi sự tác động vào các giác quan, giúp các em lâu mệt mỏi. - Tạo điệu kiện thích ứng cao nhất giữa phương pháp dạy của thầy với phương pháp học của trò, tạo sự tương tác tốt nhất giữa thầy với cả lớp. - Mỗi lần thay đổi phương pháp là một lần GV đã tạo ra “cái mới”, như thế sẽ tránh được sự đơn điệu, nhàm chán. - Giờ học sẽ sinh động, hấp dẫn, HS hứng thú và có cơ hội hoạt động tích cực hơn. - Góp phần đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả dạy học. Một số căn cứ để lựa chọn phương pháp dạy học
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan