Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thư...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam

.PDF
116
102
73

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------*--------- Nguyễn Thị Kim Ngọc GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh - năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------*--------- Nguyễn Thị Kim Ngọc GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài Chính - Ngân Hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Ts. Nguyễn Thanh Phong TP.Hồ Chí Minh - năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của em. Các thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận văn là do tôi tự tìm hiểu, đúc kết và phân tích một cách trung thực, phù hợp với tình hình thực tế. Học viên thực hiện Nguyễn Thị Kim Ngọc MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO LÃI SUẤT VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG .......................................................4 1.1 Rủi ro lãi suất trong kinh doanh ngân hàng ...................................................4 1.1.1 Khái niệm rủi ro lãi suất .........................................................................4 1.1.2 Phân loại rủi ro lãi suất ...........................................................................4 1.1.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất .......................................................6 1.1.4 Nhận biết, đánh giá và đo lƣờng rủi ro lãi suất.......................................7 1.1.4.1 Nhận biết, đánh giá rủi ro lãi suất .............................................................. 7 1.1.4.2 Đo lƣờng rủi ro lãi suất.............................................................................11 1.1.5 Ảnh hƣởng của rủi ro lãi suất dến hoạt động kinh doanh của ngân hàng 19 1.1.5.1 Tác động tới thu nhập tƣơng lai của ngân hàng ......................................19 1.1.5.2 Tác động tới giá trị kinh tế của các tài sản ..............................................20 1.2 Quản trị rủi ro lãi suất ..................................................................................21 1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro lãi suất ..........................................................21 1.2.2 Sự cần thiết phải thực hiện quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại ........................................................................22 1.2.2.1 Rủi ro lãi suất là một trong những rủi ro cơ bản nhất của ngân hàng thƣơng mại ...............................................................................................................22 1.2.2.2 Hiệu quả kinh doanh của NHTM phụ thuộc vào năng lực quản trị rủi ro lãi suất ....................................................................................................................23 1.2.2.3 Quản trị rủi ro lãi suất tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lƣợng hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại .....................................23 1.2.3 Chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong quản trị rủi ro lãi suất ...............24 1.2.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro lãi suất ...............................26 1.2.4.1 Trình độ công nghệ, năng lực cán bộ chuyên môn.................................26 1.2.4.2 Môi trƣờng pháp lý và sự phát triển của thị trƣờng tài chính ..............27 1.2.4.3 Hệ thống thông tin dự báo về tình hình thị trƣờng, lãi suất .................27 1.2.5 Quy trình quản trị rủi ro lãi suất ...........................................................27 1.2.5.1 Nhận dạng rủi ro lãi suất ..........................................................................27 1.2.5.2 Đo lƣờng rủi ro lãi suất ............................................................................27 1.2.5.3 Giám sát rủi ro ..........................................................................................29 1.2.5.4 Kiểm soát rủi ro ........................................................................................30 Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của quản trị rủi ro lãi suất .........33 1.2.6 1.2.6.1 Tiêu chí định tính .....................................................................................33 1.2.6.2 Tiêu chí định lƣợng ..................................................................................33 1.2.7 Kinh nghiệm của một số ngân hàng .....................................................34 1.2.7.1 Ngân hàng Doanh nghiệp và Đầu tƣ Credit Agricole Corporate Việt Nam (CIB Việt Nam) ..............................................................................................34 1.2.7.2 Ngân hàng TMCP Đầu tƣ Phát triển Việt Nam (BIDV) ........................36 Bài học cho Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt ………………………………………………………………………..37 1.2.8 Nam CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM ..................39 2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam… ....................................................................................................................39 2.1.1 Lịch sử hình thành ................................................................................39 2.1.2 Cơ cấu tổ chức .......................................................................................41 2.1.3 Mạng lƣới hoạt động .............................................................................41 2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh thời gian qua .....................................42 2.2 Tác động của cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại ....................................48 2.2.1 Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam từ năm 2008 đến nay ......................................................................................................48 2.2.2 Tác động của cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại từ năm 2008 đến nay…… ..............................................................................................................51 2.2.2.1 Tác động đến lãi suất huy động của các ngân hàng thƣơng mại ...........51 2.2.2.2 Tác động đến lãi suất cho vay của các ngân hàng thƣơng mại .............53 2.3 Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ............................................................................................55 2.3.1 Chính sách về quản trị rủi ro nói chung cũng nhƣ quản trị rủi ro lãi suất nói riêng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ........55 2.3.2 Quy trình quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ................................................................................56 2.3.2.1 Bộ máy quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam..............................................................................................56 2.3.2.2 Qui trình thực hiện....................................................................................60 2.3.3 Kết quả quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam .........................................................................................61 2.3.3.1 Đánh giá rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam thời gian qua thông qua hệ số NIM ............................................61 2.3.3.2 Đánh giá rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam thời gian qua thông qua hệ số GAP, Tỷ lệ tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất .........................................................................................65 2.3.3.3 Sử dụng mô hình định giá lại đánh giá rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ..................................................68 2.3.4 Thành tựu và hạn chế trong quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ...............................................71 2.3.4.1 Thành tựu ..................................................................................................71 2.3.4.2 Hạn chế ......................................................................................................72 2.3.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế .............................................................73 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM ............76 3.1 Xây dựng, hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro lãi suất ............................76 3.2 Hoàn thiện qui trình quản trị rủi ro lãi suất .................................................79 3.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác kiểm tra kiểm soát rủi ro lãi suất ...82 3.4 Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin và nguồn nhân lực .....................87 3.5 Hoàn thiện nguồn nhân lực ..........................................................................88 3.6 Sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất .....................89 3.7 Tăng cƣờng khả năng dự báo biến động của lãi suất tại Việt nam cũng nhƣ trên thế giới ............................................................................................................91 3.8 Các kiến nghị với Chính Phủ và Ngân hàng Nhà Nƣớc ..............................92 KẾT LUẬN ...............................................................................................................97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ALCO Ủy ban quản lý tài sản Nợ và Có BĐH Ban điều hành BLĐ Ban lãnh đạo BGĐ Ban giám đốc BTKTS Bảng tổng kết tài sản HĐKD Hoạt động kinh doanh HĐQT Hội đồng Quản trị NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc NHNNVN Ngân hàng Nhà nƣớc Việt nam NHTM Ngân hàng Thƣơng mại NHTMCP Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần QLRR Quản lý rủi ro QLRRLS Quản lý rủi ro lãi suất RRLS Rủi ro lãi suất TCKT Tổ chức kinh tế TCTD Tổ chức tín dụng TMCP thƣơng mại cổ phần TSC Tài sản có TSN Tài sản nợ Eximbank Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam MBbank Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội Sacombank Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín SHB Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội Vietinbank Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam Vietcombank Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng Việt Nam DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Tình hình hoạt đông kinh doanh của Eximbank từ 2008 – 2012 ........... 42 Bảng 2.2: Tình hình dự trữ sơ cấp, dự trữ thứ cấp của Eximbank thời điểm 31/12/2012................................................................................................................ 45 Bảng 2.3: Chỉ tiêu an toàn hoạt động Eximbank từ 2008 – 2012 ............................ 46 Bảng 2.4: Thu nhập lãi, Chi phí lãi và Hệ số NIM tại Eximbank giai đoạn 2008 – 2012 .......................................................................................................................... 61 Bảng 2.5: Tài sản nợ, Tài sản có nhạy cảm với lãi suất tại Eximbank từ 2009 đến 2012 .......................................................................................................................... 65 Bảng 2.6: Mức độ biến động thu nhập ròng từ lãi tại Eximbank ............................ 70 DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Biểu đồ 2.1: Quá trình tăng vốn điều lệ của Eximbank ............................................... 40 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu cổ đông của Eximbank tại thời điểm 31/12/ 2012 ...................... 40 Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Eximbank ............................................................ 41 Biểu đồ 2.3: Tăng trƣởng vốn huy động cá nhân và TCKT qua 5 năm ...................... 43 Biểu đồ 2.4: Tăng trƣởng tín dụng qua 5 năm ............................................................. 44 Biểu đồ 2.5: Lợi nhuận trƣớc thuế qua 5 năm ............................................................ 47 Biểu đồ 2.6: ROE qua 5 năm ...................................................................................... 47 Biểu đồ 2.7: Lãi suất điều hành và lãi suất huy động thời gian qua ............................ 52 Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của các TCTD ..................... 54 Biểu đồ 2.9: Thu nhập lãi thuần tại Eximbank qua các năm ....................................... 62 Biểu đồ 2.10: Hệ số chênh lệch lãi thuần NIM tại Eximbank qua các năm ................ 63 Biểu đồ 2.11: Hệ số chênh lệch lãi thuần NIM tại các ngân hàng qua các năm.......... 64 Biểu đồ 2.12: Hệ số GAP tại Eximbank qua các năm ................................................. 66 Biểu đồ 2.13: Tỷ lệ tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất tại Eximbank ....... 66 Biểu đồ 2.14: Tỷ lệ RSA/RSL tại các ngân hàng qua các năm ................................... 67 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có rất nhiều loại rủi ro xảy ra nhƣ rủi ro tín dụng, rủi ro thanh toán,… nhƣng rủi ro đặc thù và khó phòng ngừa nhất của ngân hàng là rủi ro lãi suất. Khi lãi suất thị trƣờng biến động gây ảnh hƣởng đến nguồn thu từ danh mục cho vay và đầu tƣ chứng khoán cũng nhƣ chi phí trả lãi đối với các khoản tiền gửi, các nguồn vay của ngân hàng. Những tác động này có thể làm giảm chi phí nguồn vốn, giảm thu nhập từ tài sản và hạ thấp vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Điều này làm thay đổi tiêu cực đến toàn bộ bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập của ngân hàng. Do vậy, công tác quản trị rủi ro ở ngân hàng là rất cần thiết nhằm giúp các ngân hàng hạn chế đƣợc các thiệt hại khi lãi suất thị trƣờng biến động. Tuy nhiên, tại Việt Nam, do xuất phát điểm của các ngân hàng khá nhỏ so với khu vực nên việc phải tập trung phát triển và quan tâm đến lợi nhuận đƣợc xem là ƣu tiên số một. Chính vì thế, hệ thống quản lý rủi ro của các Ngân hàng Việt Nam hầu nhƣ vẫn đang bị bỏ ngỏ và chƣa đƣợc đầu tƣ xây dựng một cách thoả đáng và chuyên nghiệp. Đặc biệt là hệ thống quản trị rủi ro lãi suất, một bài toán hết sức đau đầu đang đặt ra đối với các ngân hàng Việt Nam. Một trong những ngân hàng mang đầy đủ tính chất đặc trƣng của ngân hàng thƣơng mại Việt nam đó là Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu. Chính vì vậy em đã quyết định chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam” nhằm tìm kiếm sự hiểu biết cũng nhƣ các giải pháp phù hợp cho công tác quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu nói riêng cũng nhƣ hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nói chung. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống lại cơ sở lý luận về rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trong thời gian qua. 2 Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. 3. Đối tƣọng, phạm vi nghiên cứu  Đối tƣợng nghiên cứu: quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.  Phạm vi nghiên cứu:  Về không gian: việc nghiên cứu đƣợc thực hiện ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.  Về thời gian: số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đƣợc thu thập trong giai đoạn 2009 – 2012, chủ yếu là các báo cáo tài chính (BCTC), thuyết minh BCTC phần rủi ro lãi suất (tài sản nhạy cảm lãi suất, nợ nhạy cảm lãi suất, khe hở nhạy cảm,….) và các bản cáo bạch phần quản lý rủi ro và sơ đồ tổ chức quản lý của các ngân hàng niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Số liệu thống kê về tình hình biến động lãi suất lãi suất cơ bản, lãi suất huy động, lãi suất cho vay (nguồn từ NHNN Việt Nam, ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu và các ngân hàng niêm yết khác trên sàn GDCK Việt Nam). 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng hai phƣơng pháp nghiên cứu:  Phƣơng pháp định tính: bao gồm thống kê, tổng hợp, phân tích, diễn dịch, qui nạp và so sánh số liệu (về tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất và những số liệu, thông tin khác liên quan đến lãi suất, rủi ro lãi suất và công tác quản trị rủi ro lãi suất) thu thập đƣợc từ ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam và các ngân hàng niêm yết khác trên sàn GDCK Việt Nam.  Phƣơng pháp định lƣợng: để đo lƣờng rủi ro lãi suất trong phạm vi đề tài này em có sử dụng mô hình định giá lại. 5. Kết cấu đề tài Luận văn đƣợc kết cấu: 3 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động ngân hàng. Chƣơng 2: Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO LÃI SUẤT VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG 1.1 Rủi ro lãi suất trong kinh doanh ngân hàng 1.1.1 Khái niệm rủi ro lãi suất Có nhiều cách hiểu rủi ro khác nhau, có nhiều định nghĩa về rủi ro của các nhà kinh tế và các nhà kinh doanh. Thật khó có thể thâu tóm một định nghĩa về rủi ro chuẩn xác cho mọi môi trƣờng kinh doanh cũng nhƣ mọi giai đoạn phát triển của kinh tế xã hội. Chính vì vậy có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về rủi ro, nhƣng cách tiếp cận phổ biến nhất khi xem rủi ro nhƣ là khả năng xuất hiện các khoản thiệt hại tài chính. Theo G. O. Bierwag và George G. Kaufman (1985)1: Rủi ro lãi suất khi tài sản nhạy lãi khác so với nợ nhạy lãi. Khi giá (thu nhập) tài sản nhạy lãi là lớn hơn (nhỏ hơn) so với giá (thu nhập) tiền gửi nhạy lãi, một sự tăng bất ngờ trong lãi suất sẽ làm giảm thu nhập ròng (net income) của định chế tài chính và ngƣợc lại. Theo Trần Huy Hoàng (2006)2: Rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trƣờng hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến nguy cơ biến động thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng. Nhƣ vậy, rủi ro lãi suất là khả năng ngân hàng phải đối mặt với sự suy giảm lợi nhuận hoặc những tổn thất về tài sản do sự biến động của lãi suất. Sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ làm cho ngân hàng phải chịu rủi ro về lãi suất khi định giá lại TSC và TSN; hoặc ngân hàng phải chịu RRLS do giá trị của tài sản thay đổi khi lãi suất trên thị trƣờng biến động. 1.1.2 Phân loại rủi ro lãi suất Theo P. Rose (2001)3, khi lãi suất thay đổi ngân hàng phải đƣơng đầu với ít nhất một trong hai loại rủi ro lãi suất: “rủi ro về giá” và “rủi ro tái đầu tƣ”. 1 G. O. Bierwag and George G. Kaufman (1985), “Duration Gap for Financial Institutions”, Financial Analysts Journal, Vol. 41, No. 2, pp. 68-71 2 Trần Huy Hoàng (2006), Quản trị ngân hàng thƣơng mại, NXB Lao Động Xã hội 3 Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thƣơng mại, NXB Tài chính 5 Rủi ro về giá: giá trị thị trƣờng của tài sản có, tài sản nợ dựa trên khái niệm giá trị hiện tại của tiền tệ. Do đó, rủi ro sẽ phát sinh nếu lãi suất thị trƣờng tăng lên, dẫn đến mức chiết khấu giá trị tài sản cũng tăng theo và giá trị hiện tại của tài sản có hoặc tài sản nợ giảm xuống. Ngƣợc lại, nếu lãi suất thị trƣờng giảm thì giá trị của tài sản có và tài sản nợ sẽ tăng lên. Do đó, nếu kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ không cân xứng với nhau, ví dụ TSC có kỳ hạn dài hơn TSN thì khi lãi suất thị trƣờng tăng giá trị TSC sẽ giảm nhanh hơn và nhiều hơn so với sự giảm giá trị của TSN. Rủi ro giảm giá trị tài sản khi lãi suất thay đổi thuộc về rủi ro lãi suất dẫn đến thiệt hại về tài sản của ngân hàng. Rủi ro tái đầu tƣ: rủi ro này xuất hiện khi có sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có, tài sản nợ hoặc khi các ngân hàng áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn và cho vay. Cụ thể là: - Trƣờng hợp ngân hàng duy trì tài sản có có kỳ hạn dài hơn so với tài sản nợ thì ngân hàng đứng trƣớc rủi ro về lãi suất trong việc tái tài trợ đối với tài sản nợ (đầu tƣ vào tài sản lãi suất cố định nhƣng huy động với lãi suất thả nổi). Giả sử lãi suất huy động là 9%/năm kỳ hạn 1 năm và lãi suất đầu tƣ là 10%/năm kỳ hạn 2 năm. Nếu khoản đầu tƣ 100 triệu đồng kỳ hạn 2 năm đƣợc tài trợ bằng vốn huy động kỳ hạn 1 năm thì trong năm thứ 1 ngân hàng sẽ thu lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất là 1%. Vì lãi suất huy động có thể thay đổi từ năm thứ 1 sang năm thứ 2 nên ngân hàng luôn đứng trƣớc rủi ro lãi suất. Rủi ro sẽ trở thành hiện thực nếu lãi suất huy động vốn trong năm kế tiếp tăng lên trên mức lãi suất đầu tƣ, ví dụ sang năm thứ 2 lãi suất huy động kỳ hạn 1 năm là 11% thì lợi nhuận thu đƣợc từ khoản đầu tƣ sẽ là một số âm = 100 x (10% - 11%) = -1 triệu đồng. - Trƣờng hợp ngân hàng huy động vốn có kỳ hạn dài và đầu tƣ có kỳ hạn ngắn thì ngân hàng đứng trƣớc rủi ro về lãi suất tái đầu tƣ tài sản có (đầu tƣ vào tài sản với lãi suất thả nổi nhƣng huy động với lãi suất cố định). Giả sử ngân hàng huy động vốn với lãi suất 9%/năm kỳ hạn 2 năm và đầu tƣ vào tài sản có mức lãi suất 10%/năm kỳ hạn 1 năm. Nếu sang năm thứ 2 lãi suất đầu tƣ 6 giảm xuống còn 8% thì ngân hàng sẽ chịu 1 khoản lỗ do lãi suất đầu tƣ thấp hơn lãi suất huy động 1%. 1.1.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất Rủi ro do định giá lại: nguyên nhân đầu tiên đƣợc nói đến nhiều nhất của RRLS là do sự khác biệt về thời gian của ngày đáo hạn (đối với lãi suất cố định) và định giá lại (đối với lãi suất thả nổi) của các TSC, TSN và các tài sản ngoại bảng. Sự khác biệt về định giá lại là yếu tố cơ bản của hoạt động ngân hàng, nó có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng đồng thời cũng là nguyên nhân khiến ngân hàng chịu tổn thất. Một ngân hàng cho vay dài hạn với lãi suất cố định với tài sản bên nguồn vốn là tiền gửi ngắn hạn thì có thể đối mặt với việc giảm lợi nhuận khi lãi suất tăng lên bởi dòng tiền của món cho vay là cố định trong suốt thời gian vay trong khi lãi suất phải trả cho món huy động tăng lên sau ngày đáo hạn của món tiền gửi ngắn hạn. Rủi ro do thay đổi đƣờng cong lợi suất: Sự chênh lệch khi định giá lại cũng có thể xảy ra đối với ngân hàng khi đƣờng cong lợi suất thay đổi độ dốc cũng nhƣ hình dáng. Rủi ro đƣờng cong lợi suất xảy ra khi đƣờng cong lợi suất dịch chuyển gây tác động tiêu cực đến thu nhập hoặc giá trị tài sản của ngân hàng. Ví dụ nhƣ trạng thái trƣờng (long position) trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm có thể đƣợc tài trợ bằng một trạng thái đoản (short position) đối với trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm. Trong trƣờng hợp này, khi đƣờng cong lợi suất dốc xuống có thể gây thua lỗ, thậm chí khi đƣờng cong lợi suất di chuyển song song. Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến RRLS nữa là rủi ro xảy ra khi cơ sở điều chỉnh lãi suất của bên tài sản và nguồn vốn không tƣơng thích với nhau mặc dù chúng có cùng đặc tính định giá lại. Khi lãi suất thay đổi, sự khác biệt này có thể gây ra những thay đổi không mong đợi đối với dòng tiền cũng nhƣ thu nhập từ chênh lệch lãi suất giữa tài sản, nguồn vốn và các tài sản ngoại bảng khác. Ví dụ, một khoản vay đƣợc định giá lại hàng tháng theo lãi suất tín phiếu kho bạc Mỹ có kỳ hạn 1 tháng, khoản vay này đƣợc tài trợ bởi một khoản tiền gửi đƣợc định 7 giá lại hàng tháng theo lãi suất LIBOR 1 tháng. Khi đó, rủi ro xảy ra khi chênh lệch giữa 2 lãi suất cơ sở này thay đổi. Rủi ro do các hợp đồng quyền chọn: Các hợp đồng quyền chọn - Options (là sản phẩm phái sinh) gắn với rất nhiều khoản mục TSN, TSC và các tài sản ngoại bảng cũng là một nguyên nhân dẫn đến RRLS cho ngân hàng. Một hợp đồng quyền chọn mang lại quyền nhƣng không phải nghĩa vụ đƣợc mua hay bán và do đó làm thay đổi dòng tiền của một công cụ hay một hợp đồng tài chính. Đó là các điều khoản quyền chọn mua hay bán các loại trái phiếu, kỳ phiếu, là các khoản cho vay cho phép ngƣời vay quyền trả trƣớc số dƣ và hàng loạt các công cụ huy động vốn khác cho phép ngƣời gửi tiền đƣợc quyền rút tiền bất kỳ lúc nào mà không phải chịu phạt. Khi đó thời gian tái định giá của các TSC và TSN thay đổi mà ngân hàng không biết trƣớc đƣợc, do vậy sẽ gây nên RRLS và rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. Các loại quyền chọn này mang lại lợi ích cho ngƣời nắm giữ quyền và bất lợi cho ngƣời bán quyền, do đó nếu không đƣợc quản lý một cách cẩn trọng sẽ gây rủi ro cho ngân hàng. 1.1.4 Nhận biết, đánh giá và đo lƣờng rủi ro lãi suất 1.1.4.1 Nhận biết, đánh giá rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất có thể nhận biết bằng nhiều cách, song cách cơ bản nhất là xem xét kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ và mức độ biến động của lãi suất trên thị trƣờng so với lãi suất mà ngân hàng kỳ vọng. Các phƣơng pháp nhận biết và đánh giá rủi ro lãi suất qua các hệ số:  Hệ số chênh lệch lãi thuần (Net Interest Margin – NIM) Hệ số chênh lệch lãi thuần NIM đánh giá mức độ rủi ro lãi suất mà ngân hàng phải gánh chịu. Thu nhập lãi – Chi phí lãi Hệ số chênh lệch lãi = thuần NIM x 100% Tổng tài sản có sinh lời 8 Thu nhập lãi: lãi cho vay, đầu tƣ, lãi tiền gửi tại ngân hàng khác, lãi đầu tƣ chứng khoán.v.v. Chi phí lãi: chi phí huy động vốn, đi vay. Tổng tài sản có sinh lời = Tổng tài sản có – Tiền mặt và tài sản cố định Hệ số chênh lệch lãi thuần giúp ngân hàng dự báo trƣớc khả năng sinh lời của ngân hàng thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và việc tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp. Ý nghĩa của hệ số chênh lệch lãi thuần NIM: nếu chi phí huy động vốn tăng nhanh hơn lãi thu từ cho vay và đầu tƣ hoặc lãi thu từ cho vay và đầu tƣ giảm nhanh hơn chi phí huy động vốn sẽ làm NIM bị thu hẹp, rủi ro lãi suất lớn hơn.  Khe hở nhạy cảm lãi suất (Interest Rate Sensitive Gap – IRSG) Khe hở nhạy cảm lãi suất = TSC nhạy cảm với lãi suất – TSN nhạy cảm với lãi suất Trong đó :  TSC nhạy cảm với lãi suất bao gồm: + Các khoản cho vay có lãi suất biến đổi; + Các khoản cho vay ngắn hạn với thời hạn dƣới ba tháng; + Các khoản cho vay có thời hạn còn lại dƣới ba tháng; + Chứng khoán có thời hạn còn lại dƣới ba tháng (trái phiếu chính phủ, công ty) + Tiền gửi tại NHNN; + Tiền gửi tại các TCTD khác.  TSN nhạy cảm với lãi suất bao gồm: + Tiền gửi thanh toán và tiết kiệm không kỳ hạn của khách hàng; + Tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn thời hạn còn lại dƣới ba tháng; + Các khoản vay ngắn hạn trên thị trƣờng tiền tệ với thời hạn dƣới ba tháng; + Các khoản vay qua đêm, vay thấu chi. Các trƣờng hợp xảy ra với IRSG : 9 IRSG Lãi suất tăng Lãi suất giảm Rủi ro lãi suất IRSG = 0 Thu nhập và chi phí lãi không thay đổi Thu nhập và chi phí lãi không thay đổi Rủi ro không xuất hiện Thu nhập lãi tăng nhiều IRSG > 0 hơn chi phí lãi Ngân hàng có lợi Thu nhập lãi tăng chậm hơn chi phí lãi Ngân hàng thiệt hại Rủi ro xuất hiện khi lãi suất giảm Thu nhập lãi giảm ít hơn IRSG < 0 chi phí lãi Ngân hàng thiệt hại Thu nhập lãi giảm nhiều hơn chi phí lãi Ngân hàng có lợi Rủi ro xuất hiện khi lãi suất tăng Hệ số rủi ro lãi suất càng lớn thì mức độ ảnh hƣởng đến thu nhập và chi phí của Ngân hàng càng cao khi có sự biến động của lãi suất thị trƣờng, từ đó ảnh hƣởng càng lớn đến lợi nhận của ngân hàng. Để hạn chế ảnh hƣởng của rủi ro lãi suất, nhà quản trị cần điều chỉnh cơ cấu tài sản nhạy cảm đồng thời có thể gia tăng lợi nhuận trên cơ sở phân tích dự báo đúng biến động của lãi suất trên thị trƣờng :  Nếu dự báo lãi suất sẽ giảm trong tƣơng lai : Cần điều chỉnh cơ cấu tài sản nhạy cảm theo hƣớng tăng TSN nhạy cảm, giảm TSC nhạy cảm.  Nếu dự báo lãi suất sẽ tăng trong tƣơng lai : Cần điều chỉnh cơ cấu tài sản nhạy cảm theo hƣớng tăng TSC nhạy cảm, giảm TSN nhạy cảm.  Khe hở kỳ hạn (Duration Gap – DG) Sử dụng Khe hở nhạy cảm lãi suất (IRSG) để đánh giá rủi ro lãi suất thu đƣợc, tuy nhìn nhận một cách rõ ràng và cụ thể nhƣng IRSG không nghiên cứu đầy đủ tác động của rủi ro lãi suất đến giá trị thị trƣờng của vốn mà chỉ chú trọng vào số liệu trên sổ sách kế toán của vốn, không đƣa ra đƣợc số liệu cụ thể về mức độ rủi ro lãi suất tổng thể của Ngân hàng. Khi đó, phƣơng pháp dựa vào Khe hở kỳ hạn để đánh giá và kiểm soát rủi ro lãi suất thỏa mãn đƣợc yêu cầu này. Khe hở kỳ hạn = Kỳ hạn hoàn vốn Kỳ hạn hoàn trả – trung bình của tài sản trung bình của nợ Trong đó : x Tổng nợ Tổng tài sản 10  Kỳ hạn hoàn vốn của tài sản là thời gian trung bình cần thiết để thu hồi khoản vốn đã bỏ ra để đầu tƣ dựa trên dòng tiền dự tính sẽ nhận đƣợc trong tƣơng lai.  Kỳ hạn hoàn trả của TSN là thời gian trung bình cần thiết để hoàn trả khoản vốn đã huy động dựa trên dòng tiền dự tính ra khỏi ngân hàng. Các trƣờng hợp xảy ra với DG : Lãi suất tăng DG DG = 0 DG > 0 DG < 0 Lãi suất giảm Mức tăng giảm của giá trị Mức tăng giảm của giá trị tài sản cân bằng với Mức tài sản cân bằng với Mức tăng giảm của giá trị nợ tăng giảm của giá trị nợ Kỳ hạn hoàn vốn trung Kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản > Kỳ hạn bình của tài sản > Kỳ hạn hoàn trả trung bình của hoàn trả trung bình của nợ nợ Ngân hàng thiệt hại Ngân hàng có lợi Kỳ hạn hoàn vốn trung Kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản < Kỳ hạn bình của tài sản < Kỳ hạn hoàn trả trung bình nợ hoàn trả trung bình nợ Ngân hàng có lợi Ngân hàng thiệt hại Rủi ro lãi suất Rủi ro không xuất hiện Rủi ro xuất hiện khi lãi suất tăng Rủi ro xuất hiện khi lãi suất giảm Nhƣ vậy, để tránh rủi ro lãi suất cần tác động và điều chỉnh kỳ hạn của TSC và TSN theo hƣớng cân bằng.  Hệ số rủi ro lãi suất (Interest Rate Risk Ratio – IRRR) Hệ số rủi ro lãi suất TSC nhạy cảm với lãi suất = TSN nhạy cảm với lãi suất Các trƣờng hợp xảy ra với IRRR :  IRRR = 1  TSC nhạy cảm = TSN nhạy cảm  Rủi ro lãi suất bị triệt tiêu.  IRRR > 1  TSC nhạy cảm > TSN nhạy cảm  Rủi ro lãi suất xảy ra khi lãi suất giảm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng