Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thư...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần nam á

.PDF
92
177
148

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM _______________________ CÁP ĐỖ HUỲNH LÊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP NAM Á CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mà SỐ : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG ĐỨC TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM _______________________ CÁP ĐỖ HUỲNH LÊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP NAM Á LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Nam Á”là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu của bản thân. Các số liệu trong luận văn được thu thập từ báo cáo của Ngân hàng TMCP Nam Á, Ngân hàng Nhà nước và từ các nguồn khác… Các số liệu trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, hợp lý. Các giải pháp nêu trong luận văn được rút ra từ cơ sở lý luận và thực tiễn TP. HCM, ngày 11 tháng 10 năm 2013 CÁP ĐỖ HUỲNH LÊ MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ...................................................................... 3 1.1 Rủi ro lãi suất .......................................................................................... 3 1.1.1 Khái niệm về rủi ro trong nền kinh tế .............................................. 3 1.1.2 Rủi ro lãi suất Ngân hàng ................................................................. 3 1.1.3 Tác động của rủi ro lãi suất Ngân hàng ......................................... 16 1.2 Quản trị rủi ro lãi suất Ngân hàng. ........................................................ 16 1.2.1 Khái niệm về quản trị rủi ro lãi suất: ............................................. 16 1.2.2 Hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất. ................................................. 17 1.2.3 Chuẩn mực Hiệp ước Basel về quản trị rủi ro lãi suất ................... 19 1.2.4 Công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất ................................................ 22 1.3 Kinh nghiệm quản trị rủi ro lãi suất của một số NHTM trên thế giới và bài học cho các NHTM Việt Nam. ............................................................. 24 1.3.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro lãi suất của một số NHTM trên thế giới........................................................................................................... 24 1.3.2 Bài học cho các NHTM Việt Nam ................................................. 26 Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 28 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP NAM Á (2008-2012) ................... 29 2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Nam Á: ........................................... 29 2.1.1 Quá trình ra đời và phát triển ......................................................... 29 2.1.2 Cơ cấu tổ chức................................................................................ 30 2.1.3 Kết quả Hoạt động kinh doanh từ 2008 đến 2012 ......................... 30 2.2 Chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn 2008-2013 ............... 32 2.3 Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Nam Á .......... 36 2.3.1 Cấu trúc quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Nam Á ....... 36 2.3.2 Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Nam Á ... 38 2.3.3 Khảo sát các mô hình đo lường rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Nam Á ..................................................................................................... 51 2.4 Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Nam Á ..................................................................................................................... 62 2.4.1 Kết quả đạt được: ........................................................................... 62 2.4.2 Những hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Nam Á ................................................................................ 63 2.4.3 Nguyên nhân những hạn chế trong quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Nam Á ................................................................................ 64 Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 67 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP NAM Á ................................................. 68 3.1 Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP Nam Á đến 2020 .......... 68 3.1.1 Định hướng phát triển chung: ........................................................ 68 3.1.2 Định hướng về hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất .......................... 69 3.2 Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Nam Á .................................................................................................................. 71 3.2.1 Nhóm giải pháp do ngân hàng TMCP Nam Á tổ chức thực hiện .. 71 3.2.2 Nhóm giải pháp mang tính kiến nghị ............................................. 77 Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 80 KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................... 81 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHNN Ngân hàng Nhà nước NHNA Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á TMCP Thương mại Cổ phần ĐVKD Đơn vị kinh doanh XHCN Xã Hội Chủ Nghĩa KT-XH Kinh tế - Xã hội NHTM Ngân hàng Thương mại VND Việt Nam Đồng BIS Bank of International Settlement (Ngân hàng Trung Ương) TCTD Tổ chức Tín dụng CP Cổ phần CPI Consumer Price Index (Chỉ số giá tiêu dùng) SBV State Bank of Vietnam (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) NIM Net Interest Margin (Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên) GAP Gap Analysis Program (Báo cáo phân tích chênh lệch) VIP Very Important Person TT1 Thị trường 1 TT2 Thị trường 2 TNDN Thu nhập Doanh nghiệp ISO International Organization for Standardization (Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế) BVQI Bureau Veritis Quality International (Tổ chức chứng nhận quốc tế độc lập) CNTT Công nghệ Thông tin FTP Funds Tranfer Pricing (Giá điều chuyển vốn nội bộ) ALCO Asset Liability Management Committee (Ủy Ban quản lý Tài sản Nợ- Có) FV Future Value (Giá trị tương lai) I Interest (Lãi suất) CSTT Chính sách tiền tệ DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Bảng 1.1: Ảnh hưởng của rủi ro lãi suất trong trường hợp kỳ hạn Tài sản Nợ nhỏ hơn Tài sản Có. Bảng 1.2: Ảnh hưởng của rủi ro lãi suất trong trường hợp kỳ hạn Tài sản Nợ lớn hơn Tài sản Có. Bảng 1.3: Bảng cân đối tài sản của ngân hàng. Bảng 1.4: Bảng cân đối tài sản của ngân hàng khi lãi suất tăng. Bảng 1.5: Xác định thời lượng của khoản vay kỳ hạn 5 năm. Bảng 2.1: Bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh (2008 – 2012). Bảng 2.2: Lãi suất huy động VNĐ từ tháng 10/2008 đến tháng 11/2008. Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn. Bảng 2.4 : Lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nam Á từ năm 2008 đến 2012. Bảng 2.5: Các biện pháp có thể áp dụng khi GAP>0. Bảng 2.6: Các biện pháp có thể áp dụng khi GAP<0. Bảng 2.7: Khe hở lãi suất năm 2010. Bảng 2.8: Khe hở lãi suất năm 2011. Bảng 2.9: Khe hở lãi suất năm 2012. Bảng 2.10: So sánh sự khác biệt giữa cơ chế Netting và cơ chế FTP. Biểu đồ 2.1: Lãi suất huy động vốn bình quân tại Ngân hàng Nam Á năm 2008 đến năm 2012. Biểu đồ 2.2 : Tình hình huy động vốn TT1 từ năm 2008 đến 2012. Biểu đồ 2.3: Lãi suất cho vay vốn bình quân tại Ngân hàng Nam Á năm 2008 đến năm 2012. Biểu đồ 2.4: Mức tăng trưởng dư nợ và huy động vốn thị trường 1 tại Ngân hàng Nam Á giai đoạn từ 2008 đến năm 2012. Biểu đồ 2.5: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nam Á từ năm 2008 đến 2012. Hình 2.1: Điều chỉnh lãi suất mua, bán vốn FTP khi dự đoán lãi suất giảm. Hình 2.2: Điều chỉnh lãi suất mua, bán vốn FTP khi dự đoán lãi suất tăng. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Ngân hàng là hệ thống huyết mạch của nền kinh tế vì vậy nó phản ánh rõ nhất những dấu hiệu thăng trầm của nền kinh tế. Đặc biệt lãi suất là công cụ mà Nhà nước rất hay dùng để thực thi các chính sách tiền tệ. Vì vậy tình hình lãi suất trong những năm gần đây cũng có nhiều biến động. Cuộc đua lãi suất năm 2008 diễn ra cũng khá căng thẳng khiến cơ quan chức năng cũng vào cuộc để ngăn chặn đà tăng của lãi suất để đưa nền kinh tế đi vào ổn định. Những năm tiếp theo nhà nước đã đặt ra cơ chế lãi suất trần. Tuy nhiên đó chỉ là bề nổi, thật sự bên trong đó vẫn là một cuộc chạy đua lãi suất ngầm để nhằm duy trì tính thanh khoản. Tuy nhiên lãi suất là con dao hai lưỡi, nó có thể giúp ngân hàng thu được nguồn lợi nhuận cao, hay vượt qua được cơn khủng hoảng nhưng nếu sử dụng quá tay sẽ dẫn đến sự mất cân đối lãi suất và ảnh hưởng lớn đối với lợi nhuận và sự tồn tại của ngân hàng. Mỗi ngân hàng đều có những biện pháp để quản trị rủi ro lãi suất để nhằm đảm bảo lợi nhuận và sự tồn tại của ngân hàng. Ngân hàng TMCP Nam Á cũng không nằm ngoài quy luật đó, bản thân tôi cũng có được cơ hội học tập và công tác trong lĩnh vực liên quan đến quản trị nguồn vốn nên cũng mong muốn vận dụng những kiến thức đã học tập để xem xét, và đưa ra một số ý kiến để nhằm giải quyết một vấn đề thực tiễn và đóng góp một phần nhỏ bé để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng TMCP Nam Á. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu về những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro lãi suất. Ngoài ra luận văn còn xem xét, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro lãi suất của NHTMCP Nam Á. Từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro lãi suất, hạn chế mức thấp nhất những thiệt hại của rủi ro lãi suất đối với nguồn thu nhập, sự phát triển bền vững của Ngân hàng TMCP Nam Á. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 2 Đối tượng nghiên cứu của luận văn chủ yếu tập trung vào tình hình quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng TMCP Nam Á. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tập trung nghiên cứu về bản chất của rủi ro lãi suất, những nội dung chính của hoạt động quản trị rủi ro lãi suất. Từ đó cho ta một cái nhìn khá toàn diện về cơ cấu Tài sản Nợ-Tài sản Có để đánh giá thực trạng rủi ro lãi suất của NHTM Nam Á trong những năm gần đây 2008-2012. Cuối cùng là những giải pháp và kiến nghị đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro lãi suất của NH TMCP Nam Á trong thời gian tới. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. - Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp. - Các mô hình định lượng rủi ro lãi suất. - Phân tích thực chứng và phân tích chuẩn tắc. 5. Kết cấu: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, bài luận văn chia làm ba chương : - Chương 1 :Tổng quan về quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mại - Chương 2 : Thực trạng về hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại NHTMCP Nam Á (2008 – 2012) - Chương 3 : Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại NHTMCP Nam Á 3 CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 Rủi ro lãi suất 1.1.1 Khái niệm về rủi ro trong nền kinh tế Rủi ro có thể xuất hiện trong mọi ngành, mọi lĩnh vực. Nó là một yếu tố khách quan nên con người không thể loại trừ được hết mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện của chúng cũng như những thiệt hại do chúng gây ra. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro nhưng nhìn chung có thể chia làm hai quan điểm: - Thứ nhất, theo quan điểm truyền thống: rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người. - Thứ hai, theo quan điểm trung hòa: rủi ro là sự không chắn chắn có thể đo lường được, rủi ro vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể gây ra những tổn thất, mất mát, nguy hiểm nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội, thời cơ. Nếu tích cực nghiên cứu, nhận dạng, đo lường rủi ro, chúng ta có thể tìm được những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những tiêu cực và phát huy được những cơ hội tích cực mang lại từ rủi ro. 1.1.2 Rủi ro lãi suất Ngân hàng 1.1.2.1 Khái niệm: Theo Timothi W.Koch rủi ro lãi suất là sự thay đổi tiềm tàng về thu nhập lãi ròng và giá trị thị trường của vốn ngân hàng xuất phát từ sự thay đổi của mức lãi suất”. Còn theo Thomas P.Fitch thì “rủi ro lãi suất là rủi ro khi thay đổi lãi suất thị trường sẽ dẫn đến tài sản sinh lời giảm giá trị”. Nhìn chung, rủi ro lãi suất có thể được hiểu là rủi ro thu nhập lãi thực sẽ giảm khi có sự thay đổi lãi suất thị trường hoặc có biến động bởi những yếu tố liên quan đến lãi suất. Qua khái niệm trên, ta có thể rút ra một số nhận xét sau để hiểu rõ hơn về bản chất của rủi ro: 4 Một là, rủi ro và lợi nhuận của ngân hàng là hai đại lượng đồng biến với - nhau trong một phạm vi nhất định. Hai là, khi đề cập đến rủi ro, người ta thường nhắc đến hai yếu tố mang tính - đặc trưng của rủi ro là biên độ rủi ro: mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra và tần suất xuất hiện của rủi ro (số trường hợp thuận lợi để rủi ro xuất hiện/tổng số trường hợp đồng khả năng). Ba là, rủi ro là yếu tố khách quan nên người ta không thể nào loại trừ hẳn - được mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện và những tác hại của chúng gây ra hay nói cách khác là “sống chung với rủi ro”. 1.1.2.2 Tiêu chí xác định rủi ro lãi suất - Kỳ hạn của Tài sản Có và Tài sản Nợ. - Chênh lệch lãi suất huy động và cho vay, đầu tư. - Tỷ lệ lạm phát dự kiến so với tỷ lệ lạm phát thực tế. 1.1.2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất:  Khi xuất hiện sự không cân xứng về kỳ hạn giữa Tài sản Nợ và Tài sản Có Trƣờng hợp 1: Kỳ hạn Tài sản Nợ nhỏ hơn Tài sản Có 0 Tài sản Nợ 1 Tài sản Có 0 2 Nếu trường hợp này xảy ra thì đồng nghĩa với việc ngân hàng đang huy động vốn ngắn hạn để cho vay, đầu tư dài hạn. Rủi ro lãi suất sẽ trở thành hiện thực khi lãi suất huy động trong những năm tiếp theo tăng lên trong khi lãi suất cho vay và đầu tư dài hạn không đổi. Ví dụ: 5 Bảng 1.1: Ảnh hưởng của rủi ro lãi suất trong trường hợp kỳ hạn Tài sản Nợ nhỏ hơn Tài sản Có. Ngân hàng huy động vốn 1000 tỷ, thời Ngân hàng cho vay 1000 tỷ, thời hạn 24 hạn 12 tháng, lãi suất 8%/năm. Chi phí tháng, lãi suất 12%/năm. Thu nhập lãi lãi(12 tháng) là: 1000 tỷ*8%/năm=80 tỷ (12 tháng) là: 1000 tỷ *12%/năm=120 tỷ Ngân hàng sẽ gặp rủi ro lãi suất nếu sau 12 tháng lãi suất huy động vốn tăng lên 9%/năm. Lợi nhuận nhân hàng sẽ bị sụt giảm do thu nhập lãi vẫn không đổi là 120 tỷ nhưng chi phí lãi đã tăng lên 90 tỷ (tăng thêm 10 tỷ đồng nghĩa lợi nhuận ngân hàng năm thứ hai sẽ giảm 10 tỷ) (Nguồn: Giả định của tác giả) Trƣờng hợp 2:Kỳ hạn Tài sản Nợ lớn hơn Tài sản Có 0 1 2 Tài sản Nợ Tài sản Có Trường hợp này ngân hàng đang huy động vốn có kỳ hạn dài để cho vay đầu tư với kỳ hạn ngắn. Rủi ro lãi suất sẽ thành hiện thực khi lãi suất huy động trong những năm tiếp theo không đổi, trong khi lãi suất cho vay và đầu tư giảm xuống. Ví dụ: Bảng 1.2: Ảnh hưởng của rủi ro lãi suất trong trường hợp kỳ hạn Tài sản Nợ lớn hơn Tài sản Có. Ngân hàng huy động vốn 1000 tỷ, thời Ngân hàng cho vay 1000 tỷ, thời hạn 12 hạn 24 tháng, lãi suất 8%/năm. Chi phí tháng, lãi suất 12%/năm. Thu nhập lãi là: lãi là: 1000 tỷ*8%/năm=80 tỷ 1000 tỷ *12%/năm=120 tỷ Ngân hàng sẽ gặp rủi ro lãi suất nếu sau 12 tháng lãi suất cho vay giảm xuống 11%/năm. Lợi nhuận nhân hàng sẽ bị sụt giảm do chi phílãi vẫn không đổi là 80 tỷ 6 nhưng thu nhập lãi đã giảmxuống110 tỷ (giảm xuống 10 tỷ đồng nghĩa lợi nhuận ngân hàng năm thứ hai sẽ giảm 10 tỷ) (Nguồn: Giả định của tác giả)  Do các ngân hàng áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn và cho vay Trƣờng hợp 1: Ngân hàng huy động vốn với lãi suất cố định nhưng cho vay với lãi suất thả nổi. Ví dụ trường hợp một ngân hàng huy động 1.000 tỷ VND từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư với kỳ hạn 12 tháng lãi suất cố định là 14% tại thời điểm năm 2011. Đồng thời cho vay tương ứng 1000 tỷ kỳ hạn 12 tháng lãi suất thả nổi 3 tháng thay đổi 1 lần bằng lãi suất niêm yết kỳ hạn 12 tháng + biên độ. Nếu trong tương lai lãi suất giảm xuống thì rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện do phần chi phí lãi không đổi nhưng thu nhập lãi sẽ giảm xuống. Lợi nhuận ngân hàng sẽ giảm. Trƣờng hợp 2: Ngân hàng huy động vốn với lãi suất biến đổi nhưng cho vay với lãi suất cố định. Nếu lãi suất tăng thì Ngân hàng sẽ đứng trước rủi ro lãi suất do chi phí lại tăng lên nhưng thu nhập lãi không đổi, lợi nhuận ngân hàng sẽ giảm. Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều muốn giảm thiểu rủi ro này vì vậy lãi suất cho vay luôn thả nổi từ 1,3,6 tháng thay đổi 1 lần. Đồng thời cũng đưa ra nhiều loại hình tiết kiệm với kỳ hạn dài nhưng lãi suất linh hoạt theo từng thời kỳ. Nhờ điều này mà các ngân hàng đã giảm thiểu được khoảng cách kỳ hạn giữa các loại tài sản.  Do sự thay đổi của lãi suất thị trường dẫn đến sự thay đổi giá trị của Tài sản Nợ và Tài sản Có. Như chúng ta đã biết giá trị thị trường của tài sản là dựa trên khái niệm giá trị hiện tại của dòng tiền. Do đó, nếu lãi suất thị trường tăng dẫn đến sức chiết khấu của giá trị tài sản cũng tăng lên, và khi đó giá trị hiện tại của tài sản nợ và tài sản có sẽ giảm xuống.  Do sự mất cân đối giữa nguồn huy động và sử dụng: tỷ lệ sử dụng vốn là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng. Nếu một ngân hàng huy động 10.000 tỷ đồng với mức lãi suất bình quân là 8%/năm trong thời gian 01 năm . Chi phí trả lãi là 10.000*8%=800 tỷ đồng. 7 Trong khi sử dụng để cho vay, đầu tư khác chỉ chiếm 70% nguồn huy động và với mức lãi suất khoảng 12%/năm. Thu nhập dự kiến sau 01 năm là 10.000*70%*12%=840tỷ đồng. Nhưng nếu ngân hàng này sử dụng vốn nhiều hơn chẳng hạn đạt khoảng 80% nguồn huy động và với mức lãi suất 12%/năm.Thu nhập dự kiến sau 1 năm là 10.000*80%*12=960 tỷ đồng. Như vậy thu nhập của ngân hàng đã tăng lên đáng kể khi tỷ lệ sử dụng vốn tăng lên. 1.1.2.4 Mô hình đo lường rủi ro lãi suất Để phòng ngừa rủi ro lãi suất bản thân các ngân hàng cần phải tăng cường công tác quản lý và đặc biệt áp dụng các biện pháp để lượng hóa được rủi ro lãi suất có ảnh hưởng như thế nào đối với lợi nhuận. Hiện nay, các ngân hàng thường áp dụng 3 mô hình sau để đo lường rủi ro lãi suất: Mô hình kỳ hạn đến hạn (The Maturity model): Nội dung của mô hình kỳ hạn đến hạn là dựa vào thời hạn của Tài sản Nợ và Tài sản Có và thời gian đáo hạn để đo lường sự biến động giá trị của chúng trước sự biến động của lãi suất. Để áp dụng phương pháp lượng hóa rủi ro lãi suất đối với danh mục Tài sản Nợ và Tài sản Có của ngân hàng, trước hết các nhà quản trị phải tính được kỳ hạn bình quân của danh mục tài sản. Vì mỗi tài sản trong danh mục tài sản hay nợ đều có kỳ hạn riêng biệt và chiếm một tỷ trọng nhất định. Gọi MA là kỳ hạn đến hạn bình quân của danh mục Tài sản Có; ML là kỳ hạn đến hạn bình quân của danh mục Tài sản Nợ, ta có: ∑ ∑ Trong đó: ∑ ∑ là tỷ trọng và là kỳ hạn đến hạn của Tài sản Có thứ i; 8 là tỷtrọng và là kỳ hạn đến hạn của Tài sản Nợ thứ j; n, m là số loại Tài sản Có và Tài sản Nợphân theo kỳ hạn. i, j có giá trị từ 1 đến n. Những quy tắc chung trong việc quản trị rủi ro lãi suất đối với một tài sản cũng có giá trị đối với một danh mục tài sản. Tăng (giảm) lãi suất thị trường đều dẫn đến giảm (tăng) giá trị của danh mục tài sản. Khi lãi suất thị trường tăng (giảm) thì danh mục tài sản có kỳ hạn càng dài sẽ giảm (tăng) giá càng lớn. Mức thay đổi vốn tự có là chênh lệchgiữa Tài sản Có và vốn huy động được xác định: Để làm rõ mô hình kỳ hạn đến hạn, các nhà quản trị đưa ra ví dụ: Giả sử Tài sản Có có thời hạn trung bình là 3 năm, mức sinh lời là 10%/năm, vốn huy động có kỳ hạn trung bình là 1 năm, mức lãi suất huy động là 10%/năm (trong thực tế, ngân hàng cho vay với lãi suất cao hơn lãi suất huy động, để đơn giản nên giả sử bằng nhau). Nếu lãi suất thị trường tăng từ 10%/năm lên 11%/năm. Giả sử trạng thái ban đầu của bảng cân đối tài sản của ngânhàng như sau: Bảng 1.3: Bảng cân đối tài sản của ngân hàng. Tài sản Có (tỷ đồng) Tài sản có (A) Cộng Tài sản Nợ (tỷ đồng) 100 Vốn huy động (L) 90 Vốn tự có (E) 10 Cộng 100 100 (Nguồn: Giả định của tác giả) Công thức tính thị giá của tài sản như sau: [ Trong đó: PV là giá trị thực, tại thời điểm hiện tại; ] 9 C là tiền thu hồi hoặc hoàn trả bình quân hàng năm; F là vốn ban đầu; t là thời gian khoản tiền được thanh toán; là lãi suất đầu tư bình quân thị trường. Thị giá của vốn huy động trước khi lãi suất tăng: Thị giá của Tài sản Có trước khi lãi suất tăng: Thị giá của vốn huy động sau khi lãi suất tăng: Thị giá của Tài sản Có sau khi lãi suất tăng: Tỷ lệ tổn thất vốn huy động: 89.19 – 90 = - 0.81 tỷ đồng Tỷ lệ tổn thất Tài sản Có: 97.56 – 100 = - 2.44 tỷ đồng Vậy với lãi suất tăng từ 10% lên 11% thì thị giá của Tài sản Có giảm 2.44 tỷ đồng trong khi vốn huy động chỉ giảm 0.81 tỷ đồng. Rủi ro lãi suất đối với ngân hàng được thể hiện qua bảng cân đối tài sản như sau: Bảng 1.4: Bảng cân đối tài sản của ngân hàng khi lãi suất tăng. Tài sản Có (tỷ đồng) Tài sản Có (A) Cộng 97.56 97.56 Tài sản Nợ (tỷ đồng) Vốn huy động (L) 89.19 Vốn tự có (E) 8.37 Cộng 97.56 (Nguồn: Giả định của tác giả) ∆E = ∆A - ∆L = (-2.44) -(0.81) = -1.63tỷ đồng. Như vậy, do không cânxứng về kỳ hạn, chỉ cần lãi suất tăng 1%, các cổ đông phải chịu thiệt hại 1.63 tỷ đồngtrên 10 tỷ đồng vốn tự có. 10 Mô hình kỳ hạn đến hạn là một phương pháp đơn giản, trực quan, dễ lượng hóa rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, đã được các ngân hàng sử dụng khá phổ biến, do phù hợp với các ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, mô hình kỳ hạn đến hạn còn nhược điểm là không đề cập đến yếu tố thời lượng của các luồng Tài sản Nợ và Tài sản Có, cho nên khi lãi suất thị trường thay đổi có thể làm giảm kết quả kinh doanh của ngân hàng, thậm chí nếu lãi suất biến động mạnh, ngân hàng có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán cuối cùng. Mô hình định giá lại (The Repricing Model): đo lường sự thay đổi giá trị của Tài sản Có và Tài sản Nợ khi lãi suất biến động. Đó là việc phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác định chênh lệch giữa lãi suất thu được từ Tài sản Có và lãi suất phải trả cho những khoản huy động. Hiện nay, Cục dự trữ liên bang Mỹ đang áp dụng mô hình này bằng cách yêu cầu các ngân hàng Mỹ phải báo cáo định kỳ hàng quý chênh lệch giữa Tài sản Có và Tài sản Nợ theo các kỳ hạn sau:  Kỳ hạn đến 1 ngày  Trên 1 ngày đến 3 tháng  Trên 3 tháng đến 6 tháng  Trên 6 tháng đến 1 năm  Trên 1 năm đến 5 năm  Trên 5 năm Ở Việt Nam các ngân hàng cũng áp dụng mô hình này thông qua cách tính khe hở lãi suất (Interest-rat sensitive gap-IS Gap). Hệ số này được dùng để đo lường sự nhạy cảm lãi suất cụ thể các ngân hàng sẽ tính số chênh lệch giữa Tài sản Có và Tài sản Nợ đối với từng kỳ hạn sau đó định giá lại theo mức lãi suất thị trường. Khe hở nhạy cảm lãi suất= Tài sản nhạy lãi – Nợ nhạy lãi Đặc điểm của Tài sản Có nhạy cảm với lãi suất và Tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất là thời gian đến hạn càng ngắn thì tính nhạy lãi càng cao. Trong mỗi giai đoạn kế hoạch ngày, tuần, tháng, quý, … khe hở nhạy cảm với lãi suất có thể xảy ra các trườnghợp: 11 - Một là, khe hở nhạy cảm lãi suất bằng không: Tài sản Có nhạy cảm với lãi suất bằng Tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất. Rủi ro lãi suất không xuất hiện. Lãi suất tăng hay giảm không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng. - Hai là, khe hở nhạy cảm lãi suất lớn hơn không: Tài sản Có nhạy cảm với lãi suất lớn hơn Tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất, khe hở dương. Rủi ro lãi suất xuất hiện khi lãi suất thị trường giảm.Hệ số chênh lệch lãi thuần (NIM) của ngân hàng giảm. Chẳng hạn lãi suất thị trường giảm 0.5%; thu nhập lãi giảm 0.5 tỷ đồng (100 tỷ đồng x (-0.5%)); chi phí lãi giảm 0.4 (80 tỷ đồng x (0.5%)). Mức giảm của lợi nhuận -0.1 (-0.5 – (-0.4)). - Ba là, khe hở nhạy cảm lãi suất nhỏ hơn không: Tài sản Có nhạy cảm với lãi suất nhỏ hơn Tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất, khe hở âm. Rủi ro lãi suất xuất hiện khi lãi suất thị trường tăng. Hệ số chênh lệch lãi thuần (NIM) của ngân hàng giảm. Chẳng hạn lãi suất thị trường tăng 0.5%; thu nhập lãi tăng 0.4 tỷ đồng (80 tỷ đồng x (0.5%)); chi phí lãi tăng 0.5 (100 tỷ đồng x (0.5%)). Mức giảm của lợi nhuận -0.1 (0.4 – 0.5). Từ đó, mức độ thay đổi lợi nhuận được tính như sau: Mức thay đổi lợi nhuận = (Tổng Tài sản Có nhạy cảm –Tổng Tài sản Nợ nhạy cảm)* Mức thay đổi lãi suất. Mô hình định giá lại có ưu điểm: Một là cung cấp thông tin về cơ cấu Tài sản Có và Tài sản Nợ sẽ được định giá lại. Hai là dễ dàng xác định được sự thay đổi của thu nhập ròng về lãi suất mỗi khi lãi suất thay đổi. Tuy nhiên mô hình định giá lại còn có một số hạn chế:  Không nghiên cứu đầy đủ tác động của rủi ro lãi suất đến giá trị thị trường của vốn, mà chỉ chú trọng vào số liệu trên sổ sách kế toán của vốn. Do đó mô hình định giá lại chỉ phản ánh được một phần rủi ro lãi suất đối với ngân hàng mà thôi.  Phân nhóm tài sản theo một khung kỳ hạn nhất định, phản ánh sai lệch thông tin về cơ cấu các Tài sản Có và Tài sản Nợ trong cùng một nhóm. Giả sử, trong cùng một nhóm tài sản kỳ hạn từ 3 tháng đến 6 tháng, số lượng Tài sản
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng