Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ dạy học tác phẩm “chiếc thuyền ngoài xa” của nguyễn minh châu c...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ dạy học tác phẩm “chiếc thuyền ngoài xa” của nguyễn minh châu cho học sinh lớp 12, trung học phổ thông theo hướng tiếp cận từ thi pháp tác giả

.PDF
122
973
89

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN KIM HƢNG DẠY HỌC TÁC PHẨM " CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA" CỦA NGUYỄN MINH CHÂU CHO HỌC SINH LỚP 12, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƢỚNG TIẾP CẬN TỪ THI PHÁP TÁC GIẢ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN HÀ NỘI – 2013 i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN KIM HƢNG DẠY HỌC TÁC PHẨM " CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA" CỦA NGUYỄN MINH CHÂU CHO HỌC SINH LỚP 12, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƢỚNG TIẾP CẬN TỪ THI PHÁP TÁC GIẢ Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN NGỮ VĂN) Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VIẾT CHỮ HÀ NỘI – 2013 ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn Viết Chữ, người thầy đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Xin cảm ơn các thầy cô trong phòng đào tạo, trường Đại học giáo dục thư viện trường đại học quốc gia hà nội, thư viện trường đại học Sư Phạm Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn các thầy, cô đã đem đến cho tôi tri thức , tình yêu đối với văn chương và nghề dạy học. Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến BGH trường THPT Trần Quang Khải cùng bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong khóa học. Cuối cùng tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến bố mẹ, gia đình, bạn bè đã luôn ở bên cạnh tôi, giúp tôi cả về vật chất lẫn tinh thần, có niềm tin và quyết tâm vượt qua mọi khó khăn trên con đường học tập. Hà Nội tháng 12 năm 2013 Tác giả Nguyễn Kim Hƣng iii DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa GV Giáo viên HS Học sinh THPT Trung học phổ thông SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên iv MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài: .............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề...................................................................................................... 2 2.1. Tình hình dạy học văn theo hƣớng Thi pháp học ................................. 2 2.2. Nguyễn Minh Châu - nhà văn lớn của nền văn học dân tộc ................ 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. .................................................................. 4 3.1. Mục đích. ................................................................................................... 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. ................................................................... 5 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu. ................................................................................. 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. ................................................................................. 5 6. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................ 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .......................................... 7 1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 7 1.1. Thi pháp học .............................................................................................. 7 1.2. Thi pháp tác giả Nguyễn Minh Châu qua các thời kì .............................. 9 1.3. Vai trò của thi pháp truyện ngắn hậu chiến của nhà văn ..................... 11 2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................... 15 1.4. Nhà văn Nguyễn Minh Châu với “ Chiếc thuyền ngoài xa” trong lịch sử văn học. ...................................................................................................... 15 1.5. Nhà văn Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” trong đời sống nhà trƣờng ............................................................................. 17 1.6. Thực tiễn dạy học tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa” ......................... 20 1.6.1.Mục đích khảo sát................................................................................... 20 1.6.2 Đối tượng khảo sát. ................................................................................ 20 1.6.3. Địa bàn khảo sát .................................................................................... 21 1.6.4. Thời gian khảo sát ................................................................................. 21 v 1.6.5.Tư liệu khảo sát ..................................................................................... 21 1.6.6.Nội dung khảo sát ................................................................................... 21 1.6.7. Phương pháp khảo sát........................................................................... 21 1.5.8 Kết quả khảo sát ..................................................................................... 25 1.5.9. Phân tích kết quả khảo sát .................................................................... 30 CHƢƠNG 2: VẬN DỤNG DẠY HỌC TÁC PHẨM “ CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” TỪ THI PHÁP CỦA TÁC GIẢ NGUYỄN MINH CHÂU ... 39 2.1 Những yêu cầu vận dụng.......................................................................... 39 2.1.1. Bám sát thi pháp của tác giả : nhân vật , không gian, thời gian , kết cấu. ......................................................................................................................... 39 2.1.2. Bám sát đặc trưng thể loại của “ Chiếc thuyền ngoài xa” : “ Một truyện ngắn trữ tình giàu kịch tính” .......................................................................... 55 2.1.3. Bám sát thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh Châu thời hậu chiến. .... 59 2.1.3. Bám sát sự đột biến của tình tiết truyện qua những xung đột của tình huống đầy kịch tính......................................................................................... 65 2.2 Những biện pháp dạy học ........................................................................ 68 2.2.1. Đọc kết hợp với kể tóm tắt số phận từng nhân vật ................................ 68 2.2.3. Kết hợp liên môn, liên ngành để hình dung không gian nghệ thuật .... 72 2.2.3. Bám sát thời gian nghệ thuật diễn ra tấn bi kịch của từng nhân vật và sự biến đổi nhận thức...................................................................................... 74 2.2.4. Liên hệ tới Phiên Chợ Gíat để làm rõ bi kịch tư tưởng nhà văn thời hậu chiến. ............................................................................................................... 76 2.2.5. Tạo một không gian đối thoại để học sinh bộc lộ thái độ ...................... 77 CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM..................................................... 80 3.1. Soạn giáo án từ thi pháp tác giả.............................................................. 80 1.1. Tiểu sử nhà văn Nguyễn Minh Châu...................................................... 81 1.2. Sự nghiệp văn học.................................................................................... 82 2.1.Hƣớng dẫn HS đọc tác phẩm ................................................................... 83 2.1.1. Định hướng đọc các đoạn sau ............................................................... 83 vi 2.1.2. Yêu cầu đọc: .......................................................................................... 84 2.2. Hƣớng dẫn HS tìm hiểu xuất xứ và vị trí tác phẩm .............................. 85 2.3. Hƣớng dẫn HS tìm hiểu kết cấu, bố cục của truyện .............................. 85 2.4. Hƣớng dẫn HS tìm hiểu nội dung tác phẩm .......................................... 86 2.4.1.Ý nghĩa nhan đề của truyện ................................................................... 86 2.4.2. Cái nhìn duy mĩ của nhân vật “tôi” (cũng chính là nhà văn, hay nhân vật Phùng) ....................................................................................................... 86 2.4.3. Nhận thức lại để có một cái nhìn đầy khám phá và sáng tạo................ 94 3.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 100 3.3. Địa bàn và đối tƣợng thực nghiệm ....................................................... 100 3.4. Kế hoạch thực nghiệm .......................................................................... 100 3.5. Kết quả thực nghiệm ............................................................................ 102 3.6. Thuyết minh cho giáo án thực nghiệm ................................................. 102 3.6.1. Những khó khăn.................................................................................. 103 3.6.2. Điểm mới của giáo án.......................................................................... 103 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 107 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 109 vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Kết quả khảo sát giáo viên ................................................................ 26 Bảng 1.2. Kết quả khảo sát học sinh ................................................................. 28 Bảng 3.1: Bảng điều tra lớp đối chứng ........................................................... 101 Bảng 3.2. Lớp đối chứng ................................................................................ 102 Bảng 3.3. Lớp thực nghiệm ............................................................................ 102 viii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Dạy học hiện đại đi “ từ khái quát đến cụ thể “ như một nguyên lí của sự sáng tạo. Nếu không giải quyết được cái khái quát thì trong quá trình giải quyết cái cụ thể ta luôn gặp cái khái quát và lúc đó ta không thể nào giải quyết được. Ngành khoa học Ngữ văn cũng không nằm ngoài những nguyên lí hiện đại đó. Từ khái quát một thời kì, một giai đoạn đến trào lưu , trường phái mới đến tác gia, tác phẩm . Mỗi thời kì , mỗi giai đoạn, mỗi trào lưu, mỗi tác gia đều có những nét riêng tạo ra bản chất của mỗi thời kì , mỗi trào lưu đó. Chẳng hạn nếu không nắm được thi pháp của văn học trung đại và thi pháp của từng thể loại thì không tài nào có thể dạy tốt được từng thể tài cụ thể như: Hịch, cáo, phú , văn tế…. Ở góc độ này, góc độ khác đã có những phát hiện và vận dụng vào thực tiễn dạy học những dấu hiệu của thi pháp như là một việc làm tự phát. Đặc biệt đối với từng bộ phận văn học trong lịch sử như : Văn học dân gian, Văn học trung đại, Văn học hiện đại, Văn học nước ngoài. Với từng bộ phận cụ thể đã có những khái quát ở tầm vĩ mô nhưng đi sâu vào từng bộ phận thể tài chuyên biệt thì chưa có. Văn học hậu chiến ở Việt Nam sau cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại thì mảng văn học hậu chiến với từng thể tài như: văn xuôi , thơ sau kháng chiến chống Pháp, sau kháng chiến chống Mỹ có những gì gần nhau và khác nhau chưa được giải quyết. Chính vì vậy mà khi tiến hành dạy học các tác phẩm văn chương của từng bộ phận văn học này cũng gặp không ít những khó khăn : vấn đề số phận con người , vấn đề mối quan hệ giữa con người và một xã hội hậu chiến , sự phát triển của nó không phải đơn giản, dễ dàng lý giải. Nhiều truyện ngắn thời hậi chiến đặt vấn đề nhiều hơn là giải quyết vấn đề . Nhà văn đưa ra vấn đề như muốn bàn bạc với bạn đọc . Điều này thể hiện rõ nhất qua các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu. Điều bức 1 xúc đặt ra cho tác giả luận văn là : Thi pháp của văn học hậu chiến và đặc biệt là thi pháp truyện ngắn sau 1975 và thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh Châu thời hậu chiến để giải quyết tốt việc dạy học “ Chiếc thuyền ngoài xa”. 2. Lịch sử vấn đề. 2.1. Tình hình dạy học văn theo hƣớng Thi pháp học Thi pháp học là bộ môn khoa học cũ mà mới . Cũ là vì bộ môn này xuất hiệ từ thời Hy Lạp cổ đại với tác phẩm đầu tiên” Nghệ thuật thi ca” của Aristot. Nhưng Thi pháp học với tư cách là một bộ môn khoa học chỉ hình thành vào thế kỷ XX ở Nga rồi dịch chuyển sang Âu- Mĩ và phổ biến khắp thế giới . Ở Việt Nam trước năm 1975 , Thi pháp học đã thâm nhập vào miền Nam nhưng chưa có đủ điều kiện phổ biến ở miền Bắc. Nhưng từ sau Đổi mới , bộ môn này nhanh chóng được chú ý và tạo mối quan tâm đặc biệt của nhiều nhà nghiên cứu văn học. Ở miền Bắc sau 1954 cũng như cả nước , chủ nghĩa hình thức trong nghệ thuật chưa được chú ý do hoàn cảnh chính trị , xã hội. Vì thế chỉ có vài công trình lẻ tẻ đề cập tới hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn chương mà thôi . Chỉ từ sau Đổi mới nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học , Văn học dân gian và Văn học phương Tây đã mở đường cho Thi pháp học vào Việt Nam . Một số nhà nghiên cứu đi tiên phong có thể kể đến như : Phan Ngọc ( dịch cuốn Nghệ thuật thơ ca của Aristot và Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp, Mĩ học của Hegel), Hoàng Trinh với Thi pháp Đốt- xtôi-ép-xki dưới con mắt Ba- khơtin, Đỗ Đức Hiểu cũng có một số bài nghiên cứu về thi pháp đáng chú ý … Đặc biệt là GS Trần Đình Sử với những nghiên cứu sâu sắc về Thi pháp học , ông đã trở thành một trong những chuyên gia hàng đầu về Thi pháp học ở Việt Nam ( Thi pháp thơ Tố Hữu ( 1987). Một số vấn đề thi pháp học hiện đại ( 1993), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam ( 1999) , Thi pháp Truyện Kiều ( 2002)…. Ngoài ra nhiều nhà nghiên cứu , dịch thuật đã góp phần giới thiệu Thi Pháp học ở Việt Nam như : Nguyễn Phan Cảnh, Nguyễn 2 Hải Hà, Cao Xuân Hạo, Lại Nguyên Ân, Phạm Vĩnh Cư, Đỗ Lai Thúy, Lê Ngọc Trà, Vương Trí Nhàn, Hoàng Ngọc Hiến…. Việc nghiên cứu Thi pháp học đã tạo thành một trào lưu ở Việt Nam những năm 1990, hàng loạt những nhà nghiên cứu Thi pháp nổi tiếng thế giới đã được giới thiệu ở Việt Nam như: Aristote, Lưu Hiệp, Viên Mai, Bakhtin, Jakobson, Khrapchenko,Todorov, Meletinski…. Số lượng các nhà nghiên cứu Thi pháp học và các công trình nghiên cứu về bộ môn này không ngừng tăng lên và đếm thời điểm hiện nay bộ môn Thi pháp học đã cơ bản trở thành một khoa học không thể thiếu trong việc nghiên cứu và giảng dạy văn chương ở Việt Nam. Trong nhà trường Thi pháp học được giảng dạy ở bậc đại học và sau đại học. Trong chương trình Ngữ văn phổ thông đã quan tâm nhiều đến Thi pháp học, nội dung chương trình đã chú ý nhiều đến tri thức về thi pháp. Nhiều nhà nghiên cứu và nhà phương pháp đã và đang có những công trình hướng vào việc tiếp cận tác phẩm văn chương trong nhà trường bằng con đường Thi pháp học. Đi tiên phong trong vấn đề này có thể kể tới các Gíao sư Trần Đình Sử , Phan Trọng Luận, Nguyễn Đăng Mạnh…Một số cuốn sách rất đáng tham khảo đối với đội ngũ giáo viên văn ở nhà trường phổ thông trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng vận dụng thi pháp học như : Vấn đề giảng dạy văn học theo loại thể ( Trần Thanh Đạm), Một số vấn đề Thi pháp học hiện đại ( Trần Đình Sử ). Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp ( Nguyễn Thị Dư Khánh ) , Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường ( Nguyễn Viết Chữ) , Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn học trong nhà trường ( Nguyễn Thị Dư Khánh)…. 2.2. Nguyễn Minh Châu - nhà văn lớn của nền văn học dân tộc Ông được coi là người mở đường tinh anh và tài năng , người đặt những viên gạch đầu tiên cho công cuộc đổi mới nền văn nghệ nước nhà.Trong suốt 30 năm cầm bút , Nguyễn Minh Châu đã giành được nhiều phần thưởng quý 3 báu. Các sáng tác của ông luôn được bạn đọc nói nhung và các nhà nghiên cứu phê bình nói riêng say mê tán thưởng. Có nhiều công trình nghiên cứu khoa học , chuyên luận, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận ánh tiến sĩ nghiên cứu về Nguyễn Minh Châu. Có thể kể đếnh một số công trình nghiênh cứu như: " Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu " của Tôn Phương Lan; " Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn con người" của Nguyễn Văn Hạnh... Về góc độ truyện ngắn " Chiếc thuyền ngoài xa" có " Định hướng dạy học truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu được viết bởi tác giả Nguyễn Thị Lan Hương ( trường ĐH Sư Phạm Hà Nội , 2004) hoặc theo định hướng dạy học đề cao tiềm năng con người trong luận văn thạc sĩ của tác giả Đinh Văn Đoàn: " Vận dụng quan điểm dạy học phát triển trí thông minh của học sinh vào dạy học Chiếc Thuyền Ngoài Xa của Nguyễn Minh Châu ( Trường ĐHSPHN, 2006)."... Nhìn chung các công trình về phương pháp đều đã tập chung khám phá nội dung ngôn ngữ, nghệ thuật, giúp giáo viên có những định hướng khai thác sâu hơn, mới mẻ hơn giúp học sinh hiểu đúng đắn hơn về giá trị của tác phẩm. Luận văn " Dạy học tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu cho học sinh lớp 12, THPT theo hướng tiếp cận từ thi pháp tác giả" Nhằm mục đích gợi ý cho những người dạy một phương pháp dạy học mới về tác phẩm ở nhà trường phổ thông. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Mục đích. Vận dụng quan điểm dạy học vận dụng thi pháp học vào dạy một tác phẩm văn học nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn , nâng cao hiệu quả giảng dạy qua đó góp phần bồi dưỡng năng lực nhận thức và tình yêu đối với văn học của học sinh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 Để thực hiện tốt mục đích nghiên cứu , chúng tôi xác định đề tài có những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau đây: - Tìm hiểu thực trạng dạy học , nội dung đổi mới của phương pháp dạy học tác phẩm văn chương. - Gỉai quyết một số vấn đề lý luận về Thi pháp học , thi pháp truyện ngắn , thi pháp truyện ngắn hậu chiến, thi pháp truyện ngắn hậu chiến của Nguyễn Minh Châu. - Đề xuất một số biện pháp dạy học truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” theo hướng vận dụng thi pháp truyện ngắn hậu chiến của Nguyễn Minh Châu. - Thiết thể nghiệm giáo án dạy học truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa”. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu. + Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những đặc trưng thi pháp truyện ngắn hậu chiến” của Nguyễn Minh Châu thể hiện trong truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa”. + Truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa”. + Học sinh lớp 12 ban cơ bản THPT. 4.2. Phạm vi nghiên cứu. + Nghiên cứu lý luận về dạy học tác phẩm văn chương theo hướng vận dụng thi pháp tác giả. + Vận dụng vào dạy học truyện ngắn " Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu chính sau đây: + Phương pháp nghiên cứu lý luận 5 Nghiên cứu các tài liệu lý luận về dạy học tác phẩm văn chương theo hướng Thi Pháp học . Sử dụng các phương pháp như phân tích , tổng hợp , suy luận , so sánh… Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông , khảo sát thực tế dạy học truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa”. + Phương pháp thực nghiệm. Người viết tiến hành soạn giáo án và dạy thể nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài.. 6. Cấu trúc của luận văn Luận văn bao gồm 3 phần: 1. Phần mở đầu 2. Phần nội dung: + chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn + chương II: Vận dụng dạy học “ Chiếc thuyền ngoài xa” từ thi pháp tác giả Nguyễn Minh Châu + chương III: Thực nghiệm sư phạm. 3. Kết luận. 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Thi pháp học Thi pháp học là một danh từ mới nhưng không xa lạ , là một bộ môn khoa học hiện đại chỉ mới bắt đầu hình thành và phát triển từ đầu thế kỷ XX. Nhưng nếu nhìn vào lich sử thì Thi pháp học đã bắt đầu xuất hiện ở Hy Lạp thời kì cổ đại với công trình đầu tiên là Nghệ thuật Thi Ca ( Podetika) của Arisxtot cách đây 2300 năm. Thi pháp học trở thành một trong những hướng chủ yếu của nghiên cứu văn học thế kỷ XX và vẫn đang phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ XXI. Thi pháp học đã trải qua những bước thăng trầm và đang hồi sinh mạnh mẽ . Cần phân biệt hai khái niệm Thi pháp học cổ điển và Thi pháp học hiện đại, Thi pháp học hiện đại nghiên cứu nghệ thuật xuất phát từ những nguyên tắc khác so với Thi pháp học cổ điển. Nếu Thi pháp học truyền thống xuất phát từ đối tượng , từ chân lý tự nhiên khi bàn về nghệ thuật thì Thi pháp học hiện đại xuất phát từ bản chất sáng tạo của chủ thể . Nếu Thi pháp học truyền thống xuất phát từ những yếu tố nhỏ nhất rồi xem xét nghệ thuật như là sự tổng cộng của các yếu tố đó , Thi pháp học hiện đại xuất phát từ quan niệm cấu trúc , tính chỉnh thể và tính hệ thống, xem nghệ thuật là một tổ chức siêu tổng cộng. Nếu Thi pháp học truyền thống xem nghệ thuật là một hoạt động giao tiếp , một hệ thống ký hiệu mà sản phẩm của nó là một khách thể thẩm mỹ , một sáng tạo tinh thần tồn tại vừa trong văn bản , vừa trong cảm thụ người đọc. Thi pháp học truyền thống thích đưa ra lời khuyên bảo về sáng tạo nghệ thuật, nhà văn phải thế này thế kia, thì Thi pháp học hiện đại là khoa học đúc kết bản chất và quy luậy nghệ thuật từ trong bản thân các sáng tạo nghệ thuật , để hiểu nghệ thuật sâu hơn, đúng hơn. Nếu Thi pháp học truyền thống xem nghệ thuật như là những nguyên lý nghìn năm bất biến thì Thi pháp học hiện đại xem nghệ thuật là sản phẩm của lịch sử , cùng vận động và phát triển lịch sử trong ngữ cảnh văn hóa. Nếu Thi pháp học 7 truyền thống chỉ quan tâm tới các quy tắc sáng tác thì Thi pháp học hiện đại còn quan tâm tới cách đọc , cách giải mã văn bản .[9; Tr 31] Khi nghiên cứu về Thi pháp học , có rất nhiều cách hiểu khác nhau , cách tiếp cận khác nhau, có cách hiểu Thi pháp như là nguyên tắc , biện pháp chung làm cho văn bản , phát ngôn trở thành tác phẩm nghệ thuật. Có cách hiểu Thi pháp như là những nguyên tắc , biện pháp nghệ thuật cụ thể , tạo thành đặc sắc nghệ thuật của một tác phẩm , một tác giả , thể loại, trào lưu… Nếu nhìn vào mục đích nghiên cứu nhiều người dễ nhầm Thi pháp là ngành Lí luận văn học , nhưng thực ra nó chỉ là một bộ phận của ngành lí luận văn học, bởi lí luận văn học nghiên cứu tất cả các quy luật chung của hiện tượng văn học , còn Thi pháp học chỉ nghiên cứu các nguyên tắc đặc thù tạo thành văn học như một nghệ thuật mà thôi , phạm vi của nó thường đóng khung trong việc nghiên cứu tác phẩm, thể loại , phong cách , ngôn ngữ . Tuy vậy ,Thi pháp học với tư cách khoa học ứng dụng cũng không đồng nhất với phê bình, phân tích tác phẩm văn học cụ thể , bởi vì phân tích có thể xuất phát từ nhiều quan điểm, góc độ , đặc biệt là phát hiện, đánh giá nội dung, còn Thi pháp học nghiêng về phát hiện, khám phá bản thân các quy luậy hình thức . Vì thế có thể xác định Thi pháp học là một bộ phận chuyên biệt của nghiên cứu văn học , chuyên nghiên cứu tính đặc thù và các nguyên tắc nghệ thuật của văn học . Tuy nhiên , dù nhiều người nói về Thi pháp học , song định nghĩa Thi pháp học là gì thì những ý kiến đưa ra đều chưa thống nhất. Nhà Lí luận , phê bình văn học Nga V.Girmunxki định nghĩa : “ Thi pháp học là khoa học nghiên cứu văn học với tư cách là một nghệ thuật” [8;Tr32] , còn M. Bakhatin trong công trình “ Những vấn đề thi pháp Đốt- tôi- ép- xki” tuy không nêu ra định nghĩa về Thi pháp học , nhưng nội dung nghiên cứu của ông là “ Nhà nghệ sĩ Đôt-tôi-ep-xki” với “ cái nhìn nghệ thuật độc đáo”; và “ hình thức tiểu thuyết đa thanh” ; “ Ngôn từ đa giọng” đã xác nhận nội dung thi pháp của nó. Nhà nghiên cứu Roman Giacopson trong công trình “ Ngôn ngữ và thi pháp học “ (1960) định nghĩa: "thi pháp là một bộ phận của ngôn ngữ học , chuyên nghiên cứu, chức năng thơ của phát ngôn thơ”, tức là nghiên cứu cách 8 thức làm cho phát ngôn thơ trở thành lời thơ. Nhà nghiên cứu Pháp TS. Todorop trong công trình Thi pháp học ( 1975) định nghĩa thi pháp là “ những quy tắc chung mà người ta sử dụng để sáng tác ra tác phẩm cụ thể .” Cụ thể hơn là nghiên cứu tính văn học , chất văn học của tác phẩm văn học nói chung . Viện sĩ người Nga V.V.Vinogradop xác định : “ Thi pháp học là một khoa học nghiên cứu các hình thức , các dạng thức, các phương tiện, phương thức tổ chức tác phẩm sáng tác ngôn từ , các kiểu cấu trúc, các thể loại tác phẩm nhằm nắm bắt không chỉ là hiện tượng của ngôn từ văn học mà còn là bản thân các phương diện hình tượng khác nhau nhất của cơ cấu tác phẩm văn học và sáng tác dân gian” ( Phong cách học, Lí luận ngôn từ văn học , Thi pháp học M..., 1963). Tổng hợp ý kiến trên GS. Trần Đình Sử đã đưa ra định nghĩa về thi pháp học như sau: “ Thi pháp học là bộ môn nghiên cứu tất cả mọi phương diện của hình thức nghệ thuật , mọi quy tắc, phương tiện tạo thành nghệ thuật cũng như sự vận động , phát triển lịch sử của chúng” 9;Tr32] Từ điển thuật ngữ văn học ( Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi) định nghĩa : “ Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp, tức là hệ thống các phương thức, phương tiện , thủ pháp biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học . Mục đích của thi pháp học là chia tách và hệ thống các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự cấu thành thế giới nghệ thuật , ấn tượng thẩm mĩ và chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật”[10; Tr304]. 1.2. Thi pháp tác giả Nguyễn Minh Châu qua các thời kì -Thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Minh Châu : Thi pháp tiểu thuyết qua“ Cửa sông”; “ Dấu chân người lính” ...) của ông người đọc dễ dàng nhận ra một không gian nghệ thuật đặc biệt với những con người giàu chất sử thi của một lòng yêu nước thiết tha tràn đầy vẻ đẹp lạc quan, thông minh, trí tuệ, dí dỏm trong cả những hoàn cảnh khốc liệt nhất của lịch sử - Thi pháp truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu: + Về thi pháp truyện ngắn kháng chiến ( Mảnh trăng cuối rừng, Những vùng trời khác nhau) nhà văn lại có một cái nhìn và thể hiện tài tình sâu sắc vẻ 9 đẹp, cái mất mát, cái anh hùng bên sự xa thẳm của niềm lạc quan trong sự hi sinh, sự nghiệt ngã của cuộc kháng chiến mà con người vẫn ngẩng cao đầu thách thức với hiện tại gần như sự bất chấp với số phận. Nhân vật nào cũng mang những hơi thở của lịch sử. + Còn thi pháp truyện ngắn hậu chiến ( Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa…) với những Nhĩ, người đàn bà hàng chài… Những tàn dư sau chiến tranh đầy chất trữ tình nếu chỉ nhìn nó bàng quan qua con mắt của nghệ sĩ . Nhưng nếu đi sâu vào đời sống hậu chiến thì con người đang phải đương đầu với những bi kịch thầm lặng mọi giá trị ở đây cần được nhìn nhận lại và lý giải theo những góc độ khác nhau từ số phận con người . Bi kịch đâu phải đã hết, giá trị sâu sắc nhất của con người là gì? Đây là điều mà nhà văn Nguyễn Minh Châu đã trăn trở khi cňn sống qua bŕi phę běnh “ Hăy đọc lời ai điểu cho một nền văn nghệ minh họa”. Vấn đề những bi kịch tâm trạng, những vẻ đẹp hình hài… Các tác phẩm hậu chiến của Nguyễn Minh Châu hay đi vào biểu tượng như: Phiên chợ Giát, Chiếc thuyền ngoài xa… mà không đi vào những vấn đề gay cấn, dữ dằn như ở “Ly Dị”( Nguyễn Khải); “ Con chuồn chuồn nước” của Lê Văn Hội; “ Cây táo ông Lành” ( Hoàng Cát); “ Sẹo đất” ( Ngô Văn Phú) ; “ Vành trắng khăn tang” của Phạm Tiến Duật… mà nhà văn lí giải cuộc sống theo một cách riêng của mình. Sự lí giải ấy không dừng lại ở những lời kêu than mà là cố tìm một sự xây dựng, cứu rỗi với một sự chịu đựng thầm lặng nhưng ít nhiều cũng thể hiện sự bất lực và không ít điều chưa lí giải được để bạn đọc phải suy nghĩ ( kiến trúc tác phẩm của ông là một kiến trúc mở ). Bao giờ thì người đàn bà vạn chài được thoát khỏi nỗi đau này ? Bao giờ thằng Phác sẽ thôi hận thù cha nó ? Bức thông điệp mà Nguyễn Minh Châu gửi đến cho bạn đọc ở văn học hậu chiến không hề đơn giản chút nào mà tác phẩm của ông dường như có nhiều 10 tầng nghĩa cho nhiều tầng độc giả. Vì vậy nếu vận dụng sâu sắc thi pháp của Nguyễn Minh Châu chúng ta rất cần một sự khơi gợi vừa hợp tác, vừa lí giải. Đặc biệt là những vấn đề Nguyễn Minh Châu đặt ra không nên chỉ dừng lại ở câu chữ. Tác phẩm không chỉ dừng lại ở những lời “ai điếu” như ông đã từng nói. 1.3. Vai trò của thi pháp truyện ngắn hậu chiến của nhà văn Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh Châu thời hậu chiến có nhiều đổi mới: - Đề tài và phạm vi phản ánh: Truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu tập trung vào đề tài đời tư, thế sự nhà văn hướng ngòi bút của mình vào số phận nhỏ nhoi, âm thầm, lặng lẽ sống trong một góc khuất nào đó của cuộc đời với bao cảnh ngộ éo le, những bi kịch khủng khiếp hằn sâu trong từng số phận một cách da diết đau đớn như: cuộc sống thường nhật của gia đình ngư dân “Chiếc thuyền ngoài xa” ,tâm trạng day dứt của người đàn ông với quê hương “Bến quê”….bộn bề những thứ vụn vặt của cuộc sống đời thường nhưng đầy ý nghĩa. Đọc Nguyễn Minh Châu ta thấy “Những cái tưởng như bình thường, lặt vặt trong cuộc sống hàng ngày dưới ngòi bút và con mắt của Nguyễn Minh Châu đều trở thành những gợi ý đáng suy nghĩ và có tầm triết lý” [20; Tr178]. Nguyễn Minh Châu với ý thức đưa văn học về với đời sống để thể hiện chủ đích “Mỗi truyện tôi nêu ra một trường hợp cụ thể và xen kẽ vào mạch kể chuyện, tôi bàn bạc và quan niệm cuộc sống hoặc báo động một điều gì đó” “Ngòi bút của ông đã lôi ra và làm sáng tỏ trước mặt người đọc không biết bao nhiêu những điều thuộc về lương tâm, về đời sống tinh thần của con người ” [20; Tr194]. Xây dựng cốt truyện: Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 đầy những chi tiết vụn vặt, nhỏ nhặt bình thường của cuộc đời thường nhật. Hệ thống sự kiện chính luôn bị đứt đoạn bởi sự chêm xen của mạch suy tưởng, triết lý, của các sự kiện hồi tưởng ….làm cho cốt truyện cứ bị đứt gãy như hiện thực cuộc sống vốn thế. Khung cốt truyện được nới lỏng đến mức dường như không còn 11 truyện mà chỉ còn là những mảnh đời vụn vặt, những trạng thái tâm lý như là vu vơ, những xung đôt chỉ phác ra mà không giải quyết. Cốt truyện về sinh hoạt thế sự là loại truyện về những sự việc đơn giản, bình thường vẫn hằng diễn ra. Mỗi truyện giống như một mảnh của bức tranh đời sống, loại cốt truyện này không có mở đầu hay kết thúc thiếu vắng những tình tiết. Những truyện ngắn có kiểu cốt truyện này đều hướng vào chiêm nghiệm lẽ đời, hướng tới sự cảnh tỉnh kín đáo với những lối sống, thói quen tự nhiên vô ý thức. Cốt truyện dựa vào những số phận đời tư là dạng cốt truyện chủ yếu tái hiện những thăng trầm uổn khúc trong số phận cá nhân như “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành ” “Phiên chợ Giát”. Cốt truyện xây dựng trên những nguyên tắc luận đề. Đây là cốt truyện viết dựa vào sự nhận thức lại của nhà văn khi mà rất nhiều quan niệm lối sống, suy nghĩ đã trở thành thói quen thành chuẩn mực của một thời. Đổi mới xây dựng tình huống truyện: Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 thường xây dựng ba kiểu tình huống sau: tình huống tự nhận thức, tình huống thắt nút; tình huống tự nhận thức và tình huống thắt nút. Đổi mới về nghệ thuật trần thuật bao gồm: Điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ trần thuật, giọng điệu trần thuật Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu có những đặc điểm nổi bật sau: Ngôn ngữ được nuôi trong lòng tiếng nói đời sống với tư duy nghệ thuật hướng vào đời tư khám phá con người bên trong con người, nên truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sử dụng nhiều ngôn ngữ hiện thực đời thường. Nghĩa là thứ ngôn ngữ không “cách điệu gọt dũa” rất gần khẩu ngữ làm cho văn chương dung dị hơn, dân dã hơn. Chúng ta nghe nhà văn đặt vào miệng lão Khúng ngôn ngữ nông dân rất cọc cằn, bỗ bã: “một anh nông dân suốt đời đi sau mông con bò thì là cái thá gì… cái lão Khúng thiết đếch gì?” có lẽ đây là một đóng góp đem đến sức hấp dẫn riêng cho các sáng tác văn học, góp phần làm cho văn học ngày một chân thực hơn, dân chủ hơn 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất