Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ đánh giá ảnh hưởng của chất thải đến sức khỏe người lao động và...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá ảnh hưởng của chất thải đến sức khỏe người lao động và đề xuất giải pháp giảm thiểu cho ngành gỗ tại bình dương

.PDF
134
1
121

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT HUỲNH HẢI ĐĂNG TÊN ĐỀ TÀI ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT THẢI ĐẾN SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU CHO NGÀNH GỖ TẠI BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG MÃ SỐ: 8440301 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2021 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT HUỲNH HẢI ĐĂNG TÊN ĐỀ TÀI ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT THẢI ĐẾN SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU CHO NGÀNH GỖ TẠI BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG MÃ SỐ: 8440301 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. CHẾ ĐÌNH LÝ BÌNH DƯƠNG – 2021 MỤC LỤC MỤC LỤC ......................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG........................................................................................ iv PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................. 12 1. ĐẶT VẤN ĐỀ - LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................. 12 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 14 2.1. Mục tiêu chung ................................................................................. 14 2.2. Mục tiêu cụ thể: ................................................................................ 14 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 14 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 14 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN VĂN ........................................... 15 5. Ý NGHĨA XÃ HỘI.................................................................................. 15 6. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................... 15 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ......................................................................... 16 1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ TẠI BÌNH DƯƠNG .... 16 1.1.1 Tình hình sản xuất trong nước ....................................................... 16 1.1.2 Tình hình sản xuất tại Bình Dương ................................................ 17 1.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC MỐI NGUY VÀ SỰ CỐ ............................... 17 1.2.1 Bụi từ khu vực sản xuất ................................................................. 18 1.2.2 Bụi sơn và hơi dung môi hữu cơ, hơi keo ...................................... 18 1.2.3 Nước thải ........................................................................................ 18 1.2.4 Tai nạn lao động ............................................................................. 20 1.3 TỔNG QUAN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỐI NGUY VÀ SỰ CỐ ..................................................................................................................... 20 1.3.1 Tác hại của bụi ............................................................................... 20 1.3.2 Tác hại của bụi sơn và dung môi hữu cơ ....................................... 21 1.3.3 Tác hại của nước thải ..................................................................... 22 1.3.4 Tình hình tai nạn lao động và sự cố cháy nổ ................................. 22 1.4 TỔNG QUAN VỀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ AN TOÀN SỨC KHỎE, MÔI TRƯỜNG .............................................................................. 23 1.4.1 Phương pháp xử lý bụi ................................................................... 23 1.4.2 Phương pháp xử lý bụi sơn và hơi dung môi ................................. 23 1.5. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI ..................................................................................................................... 24 1.6. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM . 28 1.7. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH GIA DỤNG LẬP GIAI........... 31 1.7.1. Giới thiệu công ty .......................................................................... 31 1.7.2. Quy mô, công suất và loại hình công ty ........................................ 32 1.7.3. Công nghệ sản xuất ....................................................................... 33 1.7.4 Nguyên, nhiên liệu sử dụng và các sản phẩm của Công ty ............ 36 1.7.5 Các hạng mục công trình công ty................................................... 42 Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 46 2.1 SƠ ĐỒ TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN LUẬN VĂN ............................... 46 2.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ TƯƠNG ỨNG ............................................................................................................ 46 2.2.1. Nội dung 1: Nhận diện mối nguy hại trong môi trường lao động trong ngành chế biến gỗ ................................................................... 47 2.2.2. Nội dung 2: Đánh giá rủi ro sơ bộ cho các tổ công nhân tại Công ty TNHH gia dụng Lập Giai ................................................................. 50 2.2.3. Nội dung 3: Tính toán, xác định ảnh hưởng rủi ro sức khỏe của người lao động tại Công ty TNHH gia dụng Lập Giai ..................... 52 2.2.4. Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ảnh hương đến sức khỏe công nhân tại Công ty TNHH gia dụng Lập Giai .................... 53 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 54 3.1. NHẬN DIỆN MỐI NGUY HẠI TRONG NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ .. 54 3.1.1. Nhận diện mối nguy hại ................................................................ 54 3.1.2. Các địa điểm có sự hiện diện của các môi nguy hại ..................... 55 3.1.3. Xây dựng ma trận mối nguy hại – địa điểm tại Công ty TNHH gia dụng Lập Giai ................................................................................... 55 3.2. ĐÁNH GIÁ RỦI RO SƠ BỘ CHO CÁC TỔ CÔNG NHÂN TẠI CÔNG TY TNHH GIA DỤNG LẬP GIAI ................................................. 58 3.2.1. Đánh giá rủi ro sơ bộ (đánh giá bậc 1) cho các tổ trong Công ty TNHH gia dụng Lập Giai ................................................................. 58 3.2.2. Đánh giá rủi ro sơ bộ các tổ sản xuất ........................................... 62 3.2.3. Xác định các nhóm đối tượng có tiềm năng bị nguy hại .............. 62 3.2.4. Phân tích đường truyền và tuyến tiếp xúc cho từng nhóm đối tượng ................................................................................................. 63 3.3 TÍNH TOÁN XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG RỦI RO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH GIA DỤNG LẬP GIAI ..... 65 3.3.1 Đặc tính của hóa chất và tác động độc chất ................................... 65 3.3.2. Định lượng phơi nhiễm ................................................................. 74 3.3.2. Đánh giá ảnh hưởng rủi ro sức khỏe của hóa chất đối với công nhân .................................................................................................. 80 3.3.3.Tác động của tiếng ồn .................................................................... 83 3.4. MỘT SỐ KẾT QUẢ THAM VẤN Ý KIẾN CÔNG NHÂN TRONG NHÀ MÁY LẬP GIAI ................................................................................ 84 3.5. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU ẢNH HƯƠNG ĐẾN SỨC KHỎE CÔNG NHÂN ........................................................................ 86 3.5.1. Những biện pháp cần thực hiện trong Công ty TNHH gia dụng Lập Giai ................................................................................................... 86 3.5.2. Các giải pháp giảm thiểu rủi ro do các hoá chất ........................... 90 3.5.3. Các giải pháp giảm thiểu rủi ro do bụi .......................................... 92 3.5.4. Giải pháp phòng chống cháy nổ .................................................... 94 3.5.5. Kế hoạch ứng phó rủi ro................................................................ 95 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 98 1. KẾT LUẬN ............................................................................................. 98 2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 99 PHỤ LỤC BẢNG HỎI DÙNG ĐỂ THAM VẤN CÔNG NHÂN TRONG CÔNG TY TNHH GIA DỤNG LẬP GIAI................................................ 101 PHỤ LỤC KẾT QUẢ THAM VẤN CÔNG NHÂN TRONG CÔNG TY TNHH GIA DỤNG LẬP GIAI ................................................................... 106 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH CÔNG NHÂN LÀM VIỆC VỚI HÓA CHẤT TRONG NGÀNH GỖ .................................................................................. 110 DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1 Thành phần nước thải sinh hoạt ...................................................... 19 Bảng 1. 2 Công suất sản xuất sản phẩm .......................................................... 32 Bảng 1. 3. Liệt kê tỷ lệ hao hụt trong quá trình sản xuất ................................. 33 Bảng 1. 4. Tọa độ địa lý của Công ty Lập Giai ............................................... 36 Bảng 1. 5. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, hóa chất sử dụng ............................ 37 Bảng 1. 6. Nhu cầu sử dụng nước của công ty ................................................ 37 Bảng 1. 7 Danh sách máy móc thiết bị ............................................................ 38 Bảng 1. 8. Các hạng mục công trình chính của công ty ................................. 43 Bảng 1. 1 Thành phần nước thải sinh hoạt ...................................................... 19 Bảng 1. 2 Công suất sản xuất sản phẩm .......................................................... 32 Bảng 1. 3. Liệt kê tỷ lệ hao hụt trong quá trình sản xuất ................................. 33 Bảng 1. 4. Tọa độ địa lý của Công ty Lập Giai ............................................... 36 Bảng 1. 5. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, hóa chất sử dụng ............................ 37 Bảng 1. 6. Nhu cầu sử dụng nước của công ty ................................................ 37 Bảng 1. 7 Danh sách máy móc thiết bị ............................................................ 38 Bảng 1. 8. Các hạng mục công trình chính của công ty ................................. 43 Bảng 2. 1. Bảng mẫu ma trận địa điểm – nguy hạidùng trong đánh gái rủi ro sơ bộ...................................................................................................................... 48 Bảng 2. 2. Bảng phân loại mức độ rủi ro dựa trên tỷ số nguy hại HQ ............ 52 Bảng 3. 1. Ma trận mối nguy hại –địa điểm đối với các yếu tố ô nhiễm trong MTLĐ theo từng công đoạn tại Công ty TNHH gia dụng Lập Giai ............... 56 Bảng 3. 2. Xác định tần suất phơi nhiễm ......................................................... 59 Bảng 3. 3 Tần suất phơi nhiễm của công nhân Công ty TNHH gia dụng Lập Giai................................................................................................................... 59 Bảng 3. 4. Mức độ thiệt hại ............................................................................ 60 Bảng 3. 5. Ma trận rủi ro.................................................................................. 61 Bảng 3. 6. Hành động liên quan đến mức độ rủi ro ......................................... 61 Bảng 3. 7 Kết quả đánh giá ma trận rủi ro mối nguy hại-địa điểm tại công ty 62 Bảng 3. 8 Thông tin độc tính tóm tắt độc học của các hóa chất ...................... 71 Bảng 3. 9. Lựa chọn mẫu đại diện để tính định lượng phơi nhiễm ................. 74 Bảng 3. 10. Kết quả phân tích mẫu của công ty Lập Giai .............................. 75 Bảng 3. 11. Các thông số tiêu chuẩn phục vụ cho việc tính toán phơi nhiễm qua hô hấp ........................................................................................................ 76 Bảng 3. 12. Chỉ số RfD của các hóa chất không ung thư ................................ 80 Bảng 3. 13. Thang đánh giá theo tài liệu đánh giá rủi ro môi trường ở TP.Đà Nẵng (Nguồn: Báo cáo đánh giá rủi ro môi trường Đà Nẵng) ........................ 80 Bảng 3. 14. Kết quả tỉ số nguy hại đối với hóa chất khu trét bã bột................ 81 Bảng 3. 15. Kết quả tỉ số nguy hại đối với hóa chất khu phun sơn ................. 81 Bảng 3. 16 Kết quả tỉ số nguy hại đối với hóa chất kho hóa chất ................... 82 Bảng 3. 17 Kết quả tỉ số nguy hại đối với bụi tổ chà nhám............................. 83 Bảng 3. 18 Các yếu tố liên quan đến thính lực ................................................ 83 Bảng 3. 19. Số ngày và giờ làm việc trung bình của công nhân tại Công ty Lập Giai................................................................................................................... 84 Bảng 3. 20. Nhận thức của công nhân về các loại bệnh khi được hỏi ............. 86 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Quy trình sản xuất giường, tủ, bàn, ghế, đồ gỗ gia dụng tại Công ty Lập Giai (Nguồn: Công ty Lập Giai) 34 Hình 1.2. Sơ đồ vị trí công ty Lập Giai 36 Hình 1.3 Thành phẩm của công ty 38 Hình 2.1 Tiến trình thực hiện luận văn 46 Hình 3.1. Sơ đồ sản xuất công ty Lập Giai 55 Hình 3.2. Sơ bộ mối nguy hại và ảnh hưởng đến sức kc công nhân tổ mộc máy 63 Hình 3.3. Sơ bộ mối nguy hại và ảnh hưởng đến sức kc công nhân tổ chà nhám máy 64 Hình 3.4. Sơ bộ mối nguy hại và ảnh hưởng đến sức kc công nhân tổ phun sơn 64 Hình 3.5. Sơ bộ mối nguy hại và ảnh hưởng đến sức kc công nhân tổ hoàn thành 64 Hình 3.6. Mức độ ồn và ảnh hưởng đế n sức khỏe (Nguồn: sưu tầm internet) 69 Hình 3.7. Ảnh hưởng tiếng ồn đến sức khỏe con người 69 Hình 3.8 So sánh liều tiếp nhận hàng ngày và liều tham chiếu của công nhân khu phun sơn 78 Hình 3.9. So sánh liều tiếp nhận hàng ngày và liều tham chiếu của công nhân khu bã bột 78 Hình 3.10. So sánh liều tiếp nhận hàng ngày và liều tham chiếu của công nhân tổ chà nhám 79 Hình 3. 11 So sánh tổng tỉ số nguy hại các khu trong tổ sơn 82 Hình 3. 12. Tỷ lệ công nhân hút thuốc và không hút thu 85 Hình 3. 13. Nhận thức của công nhân về bệnh nghề nghiệp 85 Hình 3. 14 Tỷ lệ nhận thức của công nhân về các loại bệnh do hóa chất HÌnh 3. 15. Sơ đồ quá trình xử lý các yếu tố ô nhiễm môi trường 85 88 HÌnh 3. 16. Quy trình cung cấp trang thiết bị bảo hộ lao động 89 HÌnh 3. 17. Hướng dẫn ứng phó với tai nạn lao động do tiếp xúc hóa chất HÌnh 3. 18, Kế hoạch ứng phó rủi ro do hóa chất và mức ưu tiên 97 96 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải TNHH Trách nhiệm hữu hạn QCVN Quy chuẩn Việt Nam TNLĐ Tai nạn lao động PCCC Phòng cháy chửa cháy HQ Tỷ số nguy hại TÓM TẮT Mục tiêu của luận văn là đánh giá tác hại của các hóa chất, mối nguy hại của tiếng ồn, bụi trong môi trường sản xuất ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động ngành chế biến gỗ và đề xuất giải pháp giảm thiểu cho ngành gỗ tại Bình Dương, điển hình tại Công ty TNHH gia dụng Lập Giai tỉnh Bình Dương. Luận văn áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro môi trường công nghiệp và đánh giá rủi ro sức khỏe bao gồm xác định mối nguy hại, đánh giá phơi nhiễm, tính toán ảnh hưởng rủi ro sức khỏe đối với công nhân. Các kết qua có thể tóm tắt trong 4 điểm: (1) Mối nguy hại trong môi trường lao động trong ngành chế biến gỗ bao gồm: (a) Cháy, nổ từ bụi gỗ, nguyên liệu gỗ, sử dụng điện và máy móc về điện. nguy hại cháy nổ từ phun sơn, dung môi…; (b) Ánh sáng phát sinh do trong quá trình sản xuất môi trường làm việc không đủ ánh sáng; (c) Nhiệt độ xảy ra do trong quá trình sản xuất nhiệt phát sinh từ các máy móc, nhiệt bên ngoài ảnh hưởng vào; (d) Bụi xảy ra tại tất cả các máy từ cưa, cắt đến chà nhám máy…; (e) Tiếng ồn xảy ra từ các máy cắt, cưa bào, tubi, khâu bắn vít…; (f) Hóa chất xảy ra do hệ thống hút xử lý hoạt động chưa hiệu quả, một số công đoạn như trét bả bột, lau bóng, phun sửa hàng, kho hóa chất… (2) Đánh giá rủi ro sơ bộ cho các tổ công nhân tại Công ty TNHH gia dụng Lập Giai: Tiếng ồn có mức độ rủi ro rất cao đối với công nhân tổ mộc máy, rủi ro cao với công nhân tổ chà nhám; hóa chất có mức rủi ro rất cao đối với công nhân tổ sơn; bụi có mức rủi ro cao đối với sức khỏe công nhân tổ chà nhám và mộc máy, tổ sơn; ánh sáng ở mức rủi ro trung bình hầu hết các tổ riêng mối nguy cháy nổ có mức rủi ro rất cao đối với các tổ. (3) Tính toán, xác định ảnh hưởng rủi ro sức khỏe của người lao động tại Công ty TNHH gia dụng Lập Giai: Tổng tỷ số nguy hại của các loại hóa chất tại kho trét bả bột là 139,5 (trong khoảng 100-<1000) cho thấy rủi ro ở mức độ cao; Tỉ số nguy hại (HQ) của bụi là 0,22, nhỏ hơn 1 chưa gây ra rủi ro cho người lao động. HQ khu phun sơn là 54,8 (trong khoảng 10-100) cho thấy rủi ro ở mức độ trung bình; tại kho hóa chất là 61,66 (trong khoảng 10-100) cho thấy rủi ro ở mức độ trung bình. (4) Các giải pháp giảm thiểu ảnh hương đến sức khỏe công nhân tại Công ty TNHH gia dụng Lập Giai bao gồm giải pháp thực hiện trong Công ty như trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; các biện pháp y tế, tổ chức và quản lý lao động; biện pháp kỹ thuật; giải pháp phòng chống cháy nổ và đề xuất kế hoạch ứng phó rủi ro cháy nổ. SUMMARY The thesis studied. in Lap Giai household furniture limited company, Binh Duong province Thesis applies industrial environmental risk assessment method and health risk assessment including hazard identification, exposure assessment, calculation of health risk effects on workers. The results can be summarized in 4 points: (1) Occupational hazards in the wood processing industry include (a) Fire and explosion from wood dust, wood materials, electricity use and electrical machinery. fire and explosion hazards from paint spraying, solvents ... (b) Light arises due to insufficient light in the production process, (c) Temperature due to heat generated during machinery, external heat affects; (d) Dust occurs in all machines from sawing, cutting to sanding…; (e) Noise occurs from cutting machines, planing machines, tubing, screwdriving ...; (f) Chemical occurs due to inefficient operation of the suction system, some steps such as powder coating, polishing, spraying and repairing goods, chemical storage ... (2) Preliminary risk assessment for the workers at Lap Giai Company: The noise has a very high level of risk for the workers of the carpenter team, high risks for the workers of the sanding team and the chemicals have The level of risk is very high for the workers of the paint team, the dust has a high level of risk to the health of the workers of the sanding team and the machine, the paint team, the lighting is at an average risk, most of the separate fire explosions pose a very high risk to nests. (3) Calculating and determining the health risk effects of employees at Lap Giai Company: The total hazard quotient of chemicals in the putty is 139.5 (in the range of 100- <1000 ) shows a high degree of risk; Hazard ratio (HQ) of dust is 0.22, less than 1, which does not pose any risks to workers. The HQ of the spraying zone was 54.8 (in the range of 10-100), showing that the risk was moderate; 61.66 (in the range of 10-100) at the chemical store showed a moderate risk. (4) Measures to minimize the impact on workers' health at Lap Giai Company include solutions implemented in Lap Giai company such as equipping personal protective equipment; medical measures, organization and labor management; Technical measures: Fire and explosion prevention solutions and proposed plans to respond to fire risks./. PHẦN MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ - LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm gỗ có nhiều máy cưa, bào, phay, khoan, tiện gỗ,… có nhiều rủi ro cơ học đối với người lao động vì không thể tự động hóa hoàn toàn. Ngành gỗ cũng sử dụng một lượng lớn dung môi, hóa chất phục vụ cho mục đích xử lý gỗ chống mối mọt, phun sơn, ghép gỗ,… các hóa chất này là mối nguy hại tiềm tàng đối với sức khỏe công nhân ngành gỗ. Để kịp thời phát hiện, dự phòng và quản lý tốt những nguy cơ, rủi ro sức khỏe, giảm được những hậu quả xấu đến sức khỏe người lao động là vấn đề có ý nghĩa rất kinh tê đối với doanh nghiệp và nhân văn đối với người lao động. Trong quá trình sản xuất các ngành công nghiệp thông thường sử dụng hóa chất, phụ gia, xúc tác, dung môi… các hóa chất này có nhiều nguy hại đến sức khỏe người lao động. Ngành gỗ là một trong những ngành sử dụng một lượng lớn dung môi, hóa chất phục vụ cho mục đích xử lý gỗ chống mối mọt, phun sơn, ghép gỗ…các hóa chất này là mối nguy hại tiềm tàng đối với sức khỏe công nhân ngành gỗ. Tính đến năm 2012 Việt Nam có 3900 doanh nghiệp chế biến gỗ trong đó có 3705 doanh nghiệp tư nhân và 195 doanh nghiệp nhà nước tổng doanh thu là 5,063 triệu USD. Các mặt hàng từ ngành chế biến gỗ là một trong 7 mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á[1] Bình Dương là tỉnh có nền kinh tế phát triển cao, nhất là phát triển về công nghiệp, toàn tỉnh đã có 28 khu công nghiệp (KCN) và 8 cụm công nghiệp với khoảng 8674 doanh nghiệp. Trong đó ngành công nghiệp gỗ là một trong những ngành mủi nhọn của tỉnh, hiện nay trên toàn tỉnh có khoảng 457 DN chế biến gỗ đang sản xuất chiếm 5,27% so với tổng DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, với khoảng 125291 lao động chiếm 16% so với tổng lao động trên địa bàn tỉnh, doanh thu từ ngành chế biến gỗ đã đóng góp rất lớn cho nền kinh tế Bình Dương, năm 2011 doanh thu từ ngành gỗ thu về cho tỉnh 40.687 tỷ đồng [2]. Bên cạnh sự phát triển kinh tế thì 12 những chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất của ngành gỗ luôn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro đến môi trường, sức khỏe của người lao động, người dân bởi các yếu tố nguy hại vật lý (tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt độ), yếu tố nguy hại hóa học (bụi, khí độc…), yếu tố nguy hại sinh học (nấm, vi sinh vật…), yếu tố tâm sinh lý xã hội,…. Để kịp thời phát hiện, dự phòng và quản lý tốt những nguy cơ, rủi ro sức khỏe, giảm được những hậu quả xấu đến sức khỏe con người thì Công cụ đánh giá rủi ro sức khỏe (HRA) là công cụ hiệu quả nhất. Phương pháp đánh giá rủi ro môi trường cụ thể là đánh giá rủi ro sức khỏe từ lâu đã được áp dụng nhiều trên thế giới như cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ Environmental Protection Agency (US.EPA), [3], [4], ở Liên minh Châu Âu [5], ở Anh [6], Nghiên cứu và đánh giá độc tính của các hóa chất tác động đến sức khỏe con người, phát hiện bệnh mãn tính và cấp tính… có liên quan đến những chất ô nhiễm từ môi trường, các bệnh ung thư khi tiếp xúc với hóa chất gây ung thư, các bệnh mãn tính khi tiếp xúc với các chất không gây ung thư, bệnh điếc khi tiếp xúc với nguồn ồn cao…[4], [7], [8]. Trên cơ sở khai thác nguồn thông tin về độc học của tổ chức, cơ quan ở các nước phát triển để đánh giá tác hại của các hóa chất, mối nguy hại của tiếng ồn, bụi trong môi trường sản xuất ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động ngành chế biến gỗ là việc làm cần thiết vì ngành chế biến gỗ là một trong những ngành số lượng công ty (5,27%) và số lượng công nhân (16%) cao nhất trong các ngành sản xuất tại Bình Dương. Xuất phát từ sự cần thiết đó đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của chất thải đến sức khỏe người lao động và đề xuất giải pháp giảm thiểu cho ngành gỗ tại Bình Dương” được chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp ngành Khoa học môi trường tại Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 13 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá ảnh hưởng của bụi, khí thải, hóa chất,… đến sức khỏe người lao động. Đề xuất giải pháp giảm thiểu góp phần tạo sự phát triển bền vững cho ngành gỗ tại Bình Dương – Điển hình tại Công ty TNHH gia dụng Lập Giai. 2.2. Mục tiêu cụ thể: 1. Nhân diện các mối nguy hại bụi tiếng ồn, hóa chất …trong ngành chế biến gỗ thông qua nghiên cứu tại Công ty TNHH gia dụng Lập Giai, thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương 2. Đánh giá rủi ro môi trường sơ bộ cho các tổ công nhân tại Công ty TNHH gia dụng Lập Giai, thị xã Bến Cát, Bình Dương 3. Tính toán phơi nhiễm và xác định ảnh hưởng rủi ro sức khỏe cho người công nhân tại Công ty TNHH gia dụng Lập Giai. 4. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng đến sức khỏe của người công nhân tại Công ty TNHH gia dụng Lập Giai. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là các phân xưởng sản xuất quan trọng trong Công ty TNHH gia dụng Lập Giai. Tập trung vào các tổ sản xuất trong mối quan hệ với các mối nguy hại sinh ra hoặc sử dụng trong quá trình sản xuất. Phạm vi nghiên cứu + Không gian nghiên cứu: Các phân xưởng sản xuất chính của Công ty TNHH gia dụng Lập Giai (chủ yếu tại các khâu có phát sinh bụi gỗ, bụi sơn, hơi keo, hơi dung môi hữu cơ). + Thời gian nghiên cứu: tháng 5 năm 2020 đến tháng 12 năm 2020. 14 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN VĂN - Áp dụng các phương pháp về đánh giá rủi ro sức khỏe của thế giới vào đánh giá rủi ro sức khỏe công nhân tại Công ty TNHH gia dụng Lập Giai và từ đó có thể giúp đưa ra các khuyến nghị để phòng tránh rủi ro cho người lao động làm việc trong ngành chế biến gỗ. - Luận văn sẽ bổ sung vào các tài liệu đánh giá rủi ro sức khỏe tại Việt Nam trên cơ sở hướng dẫn đánh giá rủi ro của nước ngoài. 5. Ý NGHĨA XÃ HỘI - Đưa ra biện pháp giảm thiểu rủi ro sức khỏe giúp tiết kiệm chi phí y tế trong việc khắc phục ảnh hưởng của các mối nguy hại từ môi trường công nghiệp tại Bình Dương - Giảm nguy cơ bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, tăng hiệu quả sản xuất cho các doanh nghiệp ngành chế biến gỗ. 6. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Cụ thể hóa các bước đánh giá rủi ro sức khỏe cho ngành chế biến gỗ từ đó đưa ra giải pháp bảo vệ sức khỏe người lao động. - Trong luận văn này có nghiên cứu rủi ro hóa chất Toluen, Xylen, Methyl Ethyl Keton sẽ góp phần làm tài liệu minh họa cho quá trình giảng dạy. 15 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Trước khi trình bày các kết quả nghiên cứu tại Công ty TNHH gia dụng Lập Giai, trong chương 1, sẽ trình bày các thông tin tổng quan về các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, tổng quan về ngành chế biến gỗ tại Công ty TNHH gia dụng Lập Giai và trình bày các kiến thức cơ bản về đánh giá an toàn sức khỏe người lao động. 1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ TẠI BÌNH DƯƠNG 1.1.1 Tình hình sản xuất trong nước Ngành công nghiệp chế biến gỗ đã trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực xếp thứ 5 của Việt Nam chỉ đứng sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản. Cùng với đó, Việt Nam đã thành một nước xuất khẩu đồ gỗ đứng đầu Đông Nam Á. Chất lượng đồ gỗ Việt Nam luôn được cải tiến, có khả năng cạnh tranh cao với các nước trong khu vực. Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông Thôn, hiện nay, nước ta có khoảng 3.500 công ty chế biến gỗ, 340 làng nghề gỗ và lượng lớn các hộ gia đình sản xuất kinh doanh đồ gỗ. Về lao động, ngành công nghiệp chế biến gỗ có khoảng 250.000 –300.000 lao động. Trong đó, 10% lao động có trình độ đại học trở lên; 45-50% lao động thường xuyên được đào tạo, cuối cùng là 35-40% lao động theo mùa vụ. Về công nghệ sản xuất, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam được phân theo 4 cấp độ: nhóm các công ty FDI và các doanh nghiệp to và vừa sản xuất tác phẩm xuất khẩu, nhóm các tổ chức sinh sản ván nhân tạo, nhóm những tổ chức chế biến đồ gỗ mỹ nghệ.[2] Nguyên liệu của ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam hiện có nhiều khó khăn, chủ yếu từ hai nguồn cơ bản: Nguồn nguyên liệu gỗ trong nước (gỗ tự nhiên và gỗ rừng trồng) và nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Về nguồn vật liệu gỗ trong nước thì tính từ lúc năm 2014 Chính phủ quyết định đóng cửa rừng tự nhiên, do vậy nguồn nguyên liệu gỗ nội địa chỉ còn trông mong vào gỗ rừng trồng (nguyên liệu gỗ rừng trồng hiện đạt khoảng 3,2 triệu ha, với trữ lượng gỗ đạt khoảng 60 triệu m 3. Sản 16 lượng gỗ rừng đạt trên 5 triệu m3/năm, sản lượng gỗ này cốt yếu là keo và khuynh diệp). Do đó, nguồn nguyên liệu gỗ của Việt Nam bị tác động đáng kể từ gỗ nhập khẩu. Lượng gỗ nhập khẩu khá to chiếm 30-50%. Kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu bằng 30% kim ngạch xuất khẩu công trình gỗ. Các sản phẩm đồ gỗ được coi là món hàng có giá trị về mặt thẩm mỹ và kinh tế, do đó chúng luôn được các khách hàng trong nước ưu tiên lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên, việc xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường nước ngoài hiện đang gặp nhiều khó khăn. 1.1.2 Tình hình sản xuất tại Bình Dương Năm 2019, hoạt động sản xuất công nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng ổn định và khá thuận lợi nhờ sự các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, tạo điều kiện thuận cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Song song đó, các doanh nghiệp luôn chủ động tiếp cận công nghệ tiên tiến, nắm bắt xu hướng phát phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và các nước. Nhờ tác động của các Hiệp định mang lại nên hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng trưởng khá, nhất là nhóm hàng công nghiệp chế biến với 3 ngành hàng chủ lực là chế biến gỗ, dệt may và da giày. Trong đó, riêng đối với các cơ sở, doanh nghiêp chuyên sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tập trung trên địa bàn với hơn 400 doanh nghiệp giúp giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương và đem lại năng suất sản xuất hàng năm hơn 24 triệu chiếc ghế, 05 triệu chiếc giường và 18 triệu chiếc tủ và bàn. [9] 1.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC MỐI NGUY VÀ SỰ CỐ Quá trình sản xuất các sản phẩm từ gỗ phải tiến hành các công đoạn như cưa, xẻ gỗ; phay, bào, chà nhám gỗ; gia công hoàn thiện sản phẩm;… tạo ra bụi gỗ và mùn cưa – chúng rất nhỏ nên dễ dàng phát tán vào trong không khí. Riêng tại các công đoạn, cưa, xẻ, bào và phun sơn luôn tồn tại các mối nguy có thể ảnh hưởng đến người lao động bất cứ lúc nào. 17 1.2.1 Bụi từ khu vực sản xuất ✓ Đối với bụi phát sinh từ quá trình cưa, cắt gỗ: Nguồn phát sinh: Tại công đoạn cưa, cắt gỗ để tạo hình thô cho sản phẩm thường phát sinh bụi có kích thước tương đối lớn (vài ngàn µm). ✓ Đối với bụi phát sinh từ quá trình khoan gỗ: Nguồn phát sinh bụi: Tại công đoạn khoan gỗ, việc khoan gỗ nhằm tạo ra các lỗ, các nút cho chi tiết gỗ. Nhờ đó, các chi tiết gỗ có thể lắp ráp lại với nhau nhờ các lỗ, các nút. Bụi phát sinh tại công đoạn này có kích thước tương đối lớn (dao động từ vài trăm đến vài ngàn µm).[10] ✓ Bụi phát sinh từ công đoạn bào: Nguồn phát sinh: từ quá trình bào gỗ. Bụi từ quá trình bào gỗ có kích thước trung bình (khoảng vài trăm µm). ✓ Bụi phát sinh từ công đoạn chà nhám: Nguồn phát sinh: từ quá trình chà nhám bán thành phẩm. Bụi phát sinh tại công đoạn này là bụi tinh, có kích thước tương đối nhỏ nằm trong khoảng từ 2-20 µm. 1.2.2 Bụi sơn và hơi dung môi hữu cơ, hơi keo Ở điều kiện bình thường, các loại bụi và dung môi này rất dễ dàng phát tán vào môi trường xung quanh. Trong điều kiện làm việc liên tục thì sự lan tỏa của chúng với mùi nồng gắt gây khó chịu không chỉ cho công nhân trực tiếp làm việc mà còn ảnh hưởng tới khu vực lân cận. Trong quá trình phun sơn, lượng bụi sơn thất thoát ra môi trường khoảng 30% - 40%. Sự thất thoát của bụi sơn kéo theo sự phát sinh hơi dung môi. Quá trình ghép gỗ thường sử dụng keo có thành phần là hợp chất các loại polymer như: Poly Vinyl Alcohol (PVA), Poly Vinyl Acetate (PVA),… ở điều kiện bình thường các polymer này không bay hơi ở nhiệt độ phòng, không gia nhiệt trong quá trình ghép gỗ nên hầu như không phát sinh hơi dung môi trong quá trình gỗ. 1.2.3 Nước thải ✓ Nước thải sản xuất: Nguồn phát sinh: từ hệ thống xử lý bụi sơn. Loại nước thải này có hàm lượng chất ô nhiễm cao. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất