Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ công nghệ truyền hình cáp và ứng dụng...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ công nghệ truyền hình cáp và ứng dụng

.PDF
99
178
116

Mô tả:

C«ng nghÖ TruyÒn h×nh c¸p vµ øng dông Cao häc Kü thuËt ®iÖn tö K3 LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển chung của đất nước, trong những năm gần đây ngành truyền hình cũng có những bước tiến quan trọng trong nhiều phương diện. Từ việc đa dạng hóa các chương trình đến nâng cao chất lượng phục vụ mở rộng vùng phủ sóng, hiện đại hóa công nghệ sản xuất... Truyền hình đã chứng minh được ảnh hưởng ngày càng lớn của mình tới đời sống, tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân. Thông tin luôn là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, con người và xã hội loài người càng văn minh thì nhu cầu thông tin càng lớn, đa dạng. Nhu cầu nhận thức cái mới không ngừng. Vì thế ngành truyền hình đã ra đời và đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Những năm gần đây, do tăng nhu cầu thưởng thức các chương trình truyền hình chất lượng cao, nội dung phong phú cũng như sự tiến bộ trong công nghệ, nên các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình luôn tìm phương thức đổi mới để nâng cao chất lượng video và tăng thêm số lượng kênh phát sóng trong chương trình. Để đáp ứng nhu cầu của người xem truyền hình thì nhà cung cấp dịch vụ truyền hình chọn mạng HFC sử dụng cáp quang ở mạng truyền dẫn và phân phối tín hiệu.Vì ưu điểm của cáp quang so với các phương tiện truyền dẫn khác. Với nhu cầu phát triển mạng truyền hình cáp hữu tuyến qui mô, hiện đại cung cấp nhiều chương trình cho người dân đã được lập kế hoạch phát triển và đang được triển khai trên diện rộng. Cùng với sự phát triển này, đó cũng là lý do em tìm hiểu đề tài: “Công nghệ Truyền hình cáp và Ứng dụng”. Bïi ThÞ Thu Th¾m 1 ViÖn §¹i häc Më Hµ Néi C«ng nghÖ TruyÒn h×nh c¸p vµ øng dông Cao häc Kü thuËt ®iÖn tö K3 LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo Nguyễn Văn Khang, người đã hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đồ án một cách tốt nhất. Bên cạnh đó em cũng xin cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, cùng toàn thể thầy cô giáo trong trường đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt cho em những kiến thức cần thiết, bổ ích. Em rất mong được sự quan tâm, chỉ bảo của quí thây cô để em có thể ngày một trau dồi nâng cao kiến thức hơn, góp phần nhỏ cho công cuộc xây dựng đất nước. Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc toàn thể quý Thầy cô giáo cùng thầy giáo Nguyễn Văn Khang luôn luôn mạnh khoẻ - hạnh phúc! Học viên thực hiện Bùi Thị Thu Thắm Bïi ThÞ Thu Th¾m 2 ViÖn §¹i häc Më Hµ Néi C«ng nghÖ TruyÒn h×nh c¸p vµ øng dông Cao häc Kü thuËt ®iÖn tö K3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN HÌNH Hiện nay, ở Việt Nam các đài truyền hình và một số nhà cung cấp dịch vụ đã đưa ra các dịch vụ truyền hình tương tự, truyền hình kỹ thuật số, truyền hình cáp… Sau đây là cách nhìn tổng quan về các dịch vụ truyền hình. 1.1. TRUYỀN HÌNH TƯƠNG TỰ Là công nghệ truyền hình phổ biến và được sử dụng rộng rãi trước đây. Gọi là tín hiệu tương tự vì các trạm thu phát đều là thiết bị tương tự, tín hiệu thu phát cũng là tín hiệu tương tự. Tín hiệu được truyền dẫn trong không gian thông qua trạm anten phát, vệ tinh mặt đất hoặc phát lên vệ tinh điạ tĩnh rồi phát xuống trở lại. Thiết bị đầu cuối để thu được có thể là anten. Đặc điểm Chất lượng hình ảnh và âm thanh không cao, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chất lượng của thiết bị đầu cuối, yếu tố thời tiết ( nắng, mưa …). Và đặc biệt là chi phí rất rẻ do chỉ cần có anten thu và tivi là có thể xem được vài chương trình. 1.2. TRUYỀN HÌNH SỐ Trên thế giới các nước đang phát triển đã triển khai thử nghiệm công nghệ truyền dẫn phát sóng số (vệ tinh, vi ba,cáp, phát sóng mặt đất ) từ những năm của thập kỉ 90, đã và đang hoàn thiện. Hiện nay 1 số nước đã phát sóng mặt đất bao gồm 1693 kênh (gồm 1572 kênh UHF, và 121 kênh VHF ). Tín hiệu âm thanh và hình ảnh sau khi đã xử lý, được chuyển đổi từ analog sang digital thông qua bộ biến đổi ADC ( tín hiệu tương tự sang tín hiệu số ), sau đó sẽ phát đi. Việc truyền dẫn có thể thực hiện trong không gian giống truyền hình tương tự hoặc có thể truyền thông qua dây dẫn ( truyền hình cáp ). Khi tín hiệu đến nhà thuê bao thì phải có bộ giải mã tín hiệu để chuyển đổi tín hiệu từ số sang tương tự. Nhà khai thác truyền hình thường nhận được nội dung từ nhiều nguồn, bao gồm video địa phương, các kênh truyền hình cáp và vệ tinh, các nội dung này lại được xử lí truyền dẫn tiếp đến người xem bằng cách đưa tín hiệu qua hệ thống truyền dẫn phát sóng Bïi ThÞ Thu Th¾m 3 ViÖn §¹i häc Më Hµ Néi C«ng nghÖ TruyÒn h×nh c¸p vµ øng dông Cao häc Kü thuËt ®iÖn tö K3 truyền hình số. Các khối chức năng trong hệ thống này gồm: thu nhận tín hiệu, nén và mã hoá, điều chế, hệ thống truy cập có điều kiện, hệ thống quản lí mạng. Đặc điểm Máy phát số phát được nhiều chương trình số riêng biệt trên cùng 1 kênh phát, trong khi máy phát analog chỉ phát được duy nhất 1 chương trình, hơn hẳn ( cả về kĩ thuật – chất lượng cao, cả về hiệu quả kinh tế – phát nhiều chương trình ) rất thuận tiện cho việt qui hoạch mạng phát sóng số mặt đất. Công suất máy phát số không cần lớn như máy phát analog ( nếu cùng 1 diện phủ sóng ) vì mức cuờng độ trường cần ở điểm thu thấp hơn nhiều so với tương tự. Nếu dùng tiệu chuẩn phát sóng châu âu DVB-T sử dụng mạng đơn tầng có thể tạo ra hệ thống mạng phát sóng quốc gia có 1 tần số phát. Không phải qui hoạch tần số cho từng điểm. Tránh đuợc hiện tượng sóng phản xạ từ nhiều hướng gây nên ảnh bóng của TV mà hệ phát analog không loại trừ được. Với tiêu chuẩn DVB-T thực hiện thu tốt tín hiệu số trong mọi điều kiện kể cả trên xe hơi di động, ít bị ảnh hưởng vật chắn, mở ra khả năng chế tạo sản xuất máy thu hình cá nhân bỏ túi. Chất lượng hình ảnh tiếng nói thu được đẹp nét gần như ảnh, tiếng thực, chất lượng âm thanh và hình ảnh khá cao do sử dụng kỹ thuật số, tuy nhiên chi phí cũng cao hơn do phải mua thêm bộ giãi mã tín hiệu, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của môi trường nếu truyền trong không trung. 1.3. TRUYỀN HÌNH CÁP Hiện nay cả nước đã có nhiều hơn 40 đơn vị cung cấp dịch vụ trả tiền bằng nhiều loại hình thức công nghệ khác nhau gồm truyền hình cáp CATV, viba kênh MMDS, DTH truyền hình số mặt đất, trong đó riêng truyền hình cáp có hơn 40 đơn vị ứng dụng triển khai. Công nghệ CATV được ứng dụng rất phổ biến rộng rãi, những ứng dụng của công nghệ này đang trên đà phát triển hướng tương lai của ngành truyền hình cáp sang một bước phát triển mới. Bïi ThÞ Thu Th¾m 4 ViÖn §¹i häc Më Hµ Néi C«ng nghÖ TruyÒn h×nh c¸p vµ øng dông Cao häc Kü thuËt ®iÖn tö K3 CATV là dịch vụ phân phối kênh truyền hình của các nhà khai thác cáp tới các thuê bao qua hệ thống cáp quang hay cáp đồng trục. Là công nghệ truyền dẫn vô tuyến thông qua cáp, cáp được sử dụng ở đây có thể là cáp quang hay cáp đồng trục. Đồng thời tín hiệu truyền dẫn là tín hiệu kỹ thuật số, do đó ở đầu cuối cần có bộ thu và giải mã. Thường tín hiệu thu tại đầu thuê bao lớn hơn tín hiệu truyền từ vệ tinh và tương đối ổn định, nhưng do truyền trong môi trường đồng nhất (trong lõi cáp), nên cũng chịu những sóng phản xa tương đối mạnh do hiện tượng không phối hợp trở kháng hoàn toàn. Hình 1.1. Sơ đồ khối tổng quát của hệ thống truyền hình cáp Ưu điểm: Băng thông lớn, chất lượng tín hiệu rất tốt, chất lượng còn tùy thuộc vào từng loại cáp để truyền tín hiệu ( trên đường truyền bị suy hao ). Ngoài ra có thể tận dụng đường truyền cho các mục đích truyền dữ liệu, internet… Hiện nay truyền hình cáp có 2 loại: truyền tín hiệu bằng dây dẫn, Truyền hình cáp hữu tuyến và loại truyền vô tuyến. Nhược điểm: Lại phụ thuộc rất lớn vào mạng truyền dẫn, nếu mạng truyền dẫn không tốt thì chất lượng các chương trình cũng bị xấu đi. Vào những năm 60, hệ thống anten thu công cộng ra đời gọi tắt là MATV (Master Antenna Television). Các toà nhà cao tầng khu chung cư biệt thự chỉ cần có một vài anten thu tín hiệu, qua bộ khuếch đại và bộ phân chia nhiều đường, tới từng phòng trong căn hộ. Một số nước phát triển ngoài các hệ thống truyền hình quảng bá của quốc gia, còn có các hệ thống truyền hình tư nhân. Những hãng lớn có hệ thống phát và kiểm soát thuê bao riêng biệt. Những hãng nhỏ phục vụ trên một địa bàn riêng biệt thường sử Bïi ThÞ Thu Th¾m 5 ViÖn §¹i häc Më Hµ Néi C«ng nghÖ TruyÒn h×nh c¸p vµ øng dông Cao häc Kü thuËt ®iÖn tö K3 dụng hệ thống truyền dẫn cáp (Cable television). Những năm gần đây, các công nghệ phát thanh truyền hình liên tục ra đời đã giải quyết thành công vần đề mã nguồn (nén audio và video) nhằm mục đích làm giảm tốc độ bit với độ suy giảm chất lượng đến mức có thể chấp nhận được và mã kênh (sử dụng các mã sửa lỗi và kỹ thuật điều chế nhằm đạt được hiệu suất phổ tần tốt nhất). Khi quá trình mã nguồn và mã kênh được thực hiện thì sẽ có một dòng dữ liệu được sử dụng để điều chế sóng mang tín hiệu chương trình. Vậy nhằm mục đích tối ưu hóa những đặc trưng riêng biệt cuả từng kênh truyền để đạt được tín hiệu truyền tốt nhất, nên mỗi phương thức truyền dẫn thường chọn các kỹ thuật điều chế tín hiệu sóng mang khác nhau dể có thể đạt được yêu cầu về chất lượng âm thanh và hình ảnh. 1.4. MỘT SỐ CẤU TRÚC HỆ THỐNG MẠNG CÁP 1.4.1. Mạng có cấu trúc hoàn toàn cáp đồng trục ( Trunk – Feeder ) Ưu điểm: Các thiết bị mạng đơn giản, giá thành thấp. Nhược điểm: Do truyền tín hiệu bằng cáp đồng trục có mức suy hao lớn nên khi sử dụng nhiều bộ khuếch đại dẫn đến chi phí cho mạng tăng cao, đồng thời kéo theo các chi phí khác như nguồn cung cấp cho bộ khuếch đại và điện năng tiêu thụ của mạng cũng tăng. Do sử dụng các bộ khuếch đại để bù suy hao nên nhiễu đường truyền tác động vào tín hiệu cùng với nhiễu nội bộ của bộ khuếch đại tích tụ lại theo chiều dài đường truyền dẫn đến càng xa trung tâm, chất lượng tín hiệu càng giảm. Đây là công nghệ của những năm 80 trở về trước và thường chỉ áp dụng ở Trung Quốc. 1.4.2. Mạng truyền hình cáp hữu tuyến kết hợp cáp quang và cáp đồng trục HFC HFC - Hybrid Fiber Coaxial: Sử dụng đồng thới cáp quang và cáp đồng trục để truyền dẫn tín hiệu. Mạng HFC có thể triển khai theo nhiều cấp độ tuỳ theo quy mô của mạng. Với quy mô nhỏ có thể sử dụng sơ đồ hình sao, với quy mô của mạng lớn có thể sử dụng sơ đồ hình vòng kín. Độ an toàn của mạng được tăng lên nhờ cấu trúc hình Bïi ThÞ Thu Th¾m 6 ViÖn §¹i häc Më Hµ Néi C«ng nghÖ TruyÒn h×nh c¸p vµ øng dông Cao häc Kü thuËt ®iÖn tö K3 vòng kín. Ưu điểm: Dải thông cực lớn, suy hao tín hiệu rất thấp, ít bị nhiễu điện từ, chống lão hoá và ăn mòn hoá học tốt. Dịch vụ CATV cung cấp cho bạn khả năng kết nối internet nhanh gấp 100 lần tốc độ internet qua đường điện thoại. Một dịch vụ rất an toàn, hiệu quả. Truyền hình theo yêu cầu (VOD) là một hệ thống cung cấp dịch đa phương tiện (multimedia), khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ từ cơ sở dữ liệu đã được lưu trữ sẵn tại trung tâm theo ý muốn. Trên cơ sở hạ tầng mạng HFC tốc độ cao, hỗ trợ chất lượng dịch vụ (QoS) cho các ứng dụng chạy trên mạng có thể xây dựng hệ thống truyền hình hội nghị tư xa với tốc độ và chất lượng hơn hẳn các mạng khác như ADSL hoặc ISDN … 1.4.3. Mạng quang hoá hoàn toàn Một mạng truyền dẫn được quang hoá hoàn toàn từ nhà cung cấp dịch vụ đến tận các thuê bao là ước mơ của của mọi nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cũng như viễn thông nhờ ưu điểm tuyệt vời của cáp quang. Tuy nhiên, việc truyển khai một mạng quang hoàn toàn tại thời điểm hiện nay gặp một số nhược điểm sau: • Giá thành cáp quang, thiết bị phát quang, bộ chia quang,… hiện còn rất cao so với các thiết bị tưng ứng cho cáp đồng trục. • Hiện nay các thiết bị đầu cuối truyền hình cáp tại thuê bao hoàn toàn không có đầu vào quang, vì vậy muốn thu được chương trình cần có thiết bị thu quang và chuyển đổi quang sang tín hiệu RF. Đây là trở ngoại lớn vì thiết bị này chưa có sẵn trong dân dụng và giá thành rất cao. Căn cứ vào phân tích các ưu điểm và nhược điểm của ba phương án nêu trên, ta có thể đưa ra kết luận sau: Sử dụng cáp quang hoàn toàn cho mạng truyền dẫn tín hiệu của truyền hình cáp hữu tuyến là điều lý tưởng về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên, xét về mặt kinh tế thì việc sử dụng quang hoá hoàn toàn không có lợi và rất khó khả thi vì giá thành quá cao. Bïi ThÞ Thu Th¾m 7 ViÖn §¹i häc Më Hµ Néi C«ng nghÖ TruyÒn h×nh c¸p vµ øng dông Cao häc Kü thuËt ®iÖn tö K3 Khi so sánh giữa phương án sử dụng cáp đồng trục hoàn toàn với phương án sử dụng kết hợp cáp quang và cáp đồng trục cho thấy với quy mô mạng còn nhỏ, có dung lượng khoảng từ 5000 thuê bao trở lại thì cáp đồng trục hoàn toàn sẽ có chi phí thấp hơn và vẫn bảo đảm chất lượng. Mạng có quy mô lớn từ 10000 thuê bao trở lên thì sử dụng mạng kết hợp HFC giá thành thấp hơn và chất lượng tín hiệu sẽ tốt hơn, quy mô mạng càng lớn thì phương án mạng HFC sẽ càng hiệu quả. 1.5. CÁC PHƯƠNG THỨC TRUYỀN DẪN 1.5.1.Truyền hình quảng bá tương tự mặt đất (Truyền hình vô tuyến) Trung tâm phát sóng Hệ thống điều chế và khuếch đại công suất Anten phát sóng Không gian Hình 1.2. Sơ đồ khối hệ thống truyền hình quảng bá tương tự mặt đất Phương thức truyền dẫn vô tuyến tương tự tuy không phải là phương thức truyền dẫn đầu tiên đối với truyền hình nhưng do có ưu điểm là giá thành rẻ, phạm vi phủ sóng tương đối lớn nên phương thức truyền dẫn này đã phát triển mạnh mẽ trong thế kỉ trước, khi truyền hình mới ra đời. Trong phương thức này, tín hiệu hình ảnh ở dải tần tín hiệu Video (0-6,5MHz) được điều chế lên dải tần tín hiệu truyền hình (45-860MHz). Đối với truyền hình quảng bá mặt đất, tín hiệu đó được khuếch đại lên công suất rất lớn từ hàng trăm đến hàng chục nghìn Watt, rồi đưa lên anten phát xạ ra không gian. Phạm vi phủ sóng của anten phụ thuộc vào chiều cao cột anten, công suất máy phát, khả năng định hướng của anten. Ưu điểm của loại hình truyền dẫn này: • Triển khai xây dựng nhanh chóng • Giá thành không lớn Bïi ThÞ Thu Th¾m 8 ViÖn §¹i häc Më Hµ Néi C«ng nghÖ TruyÒn h×nh c¸p vµ øng dông Cao häc Kü thuËt ®iÖn tö K3 Nhược điểm: • Phạm vi phủ sóng nhỏ. • Bán kính vài chục km. • Trong thành phố có nhiều tòa nhà cao tầng, tín hiệu thu xấu do các hiện tượng phản xạ, hấp thụ, ngăn cản sóng điện từ. • Thời gian sử dụng của máy phát hạn chế do công suất phát sóng lớn. • Phát được ít kênh, không có khả năng cung cấp các dịch vụ gia tăng. • Hiện tại trên thế giới không còn công nghệ này nữa. 1.5.2. Truyền hình quảng bá số mặt đất (truyền hình vô tuyến) Trung tâm phát hình Hệ thống điều chế và khuếch đại công suất Không gian Anten phát sóng Hình 1.3. Sơ đồ khối hệ thống truyền hình quảng bá số mặt đất Với sự phát triển của kỹ thuật điện tử, người ta đã ứng dụng kỹ thuật số vào các hệ thống truyền dẫn vô tuyến. Truyền hình số mặt đất là một phần của sự phát triển này. Người ta vẫn sử dụng các thiết bị khuếch đại công suất, anten và cột phát sóng giống như tương tự, chỉ khác là tín hiệu phát đi là tín hiệu số, được điều chế theo phương thức điều chế số (PSK, QAM). Ưu điểm: Tín hiệu số cho phép sửa các lỗi đường truyền như phản xạ, giao thoa sóng, cho phép hỗ trợ thu tín hiệu di động. Giảm bớt công suất phát sóng mà vẫn đảm bảo phạm vi phủ sóng. Cho phép cung cấp nhiều kênh truyền hình trên cùng một tần số sóng mang. Số lượng kênh tỉ lệ nghịch với chất lượng hình ảnh. Cung cấp một số dịch vụ gia tăng như tin nhắn… Bïi ThÞ Thu Th¾m 9 ViÖn §¹i häc Më Hµ Néi C«ng nghÖ TruyÒn h×nh c¸p vµ øng dông Cao häc Kü thuËt ®iÖn tö K3 Có khả năng mã hóa tín hiệu để quản lý số lượng người xem. 1.5.3. Truyền hình vệ tinh tương tự và số Nhược điểm: Chưa giải quyết triệt để vấn đề truyền dẫn đối với thành thị, trong các nhà cao tầng, tầng hầm vẫn là những điểm khuất, không xem được. Vẫn là hệ thống 1 chiều, không khai thác hết được các dịch vụ gia tăng đính kèm. Không gian Trung tâm phát hình Hệ thống điều chế và khuếch đại công suất Anten phát sóng Vệ tinh Truyền lên Truyền xuống Hình 1.4. Sơ đồ khối hệ thống truyền hình vệ tinh tương tự và số Đối với hệ thống truyền hình vệ tinh, tín hiệu được điều chế một lần nữa để đưa lên tần số phát lên vệ tinh rồi mới được khuếch đại công suất và đưa ra anten phát lên vệ tinh. Tại vệ tinh, tín hiệu này được đổi về tần số phát xuống để phát xuống mặt đất. Hệ thống thu tín hiệu vệ tinh, bao gồm anten parabol, LNB, đầu thu vệ tinh sẽ chuyển tín hiệu về dạng Video để có thể hiển thị lên màn hình TV. Truyền hình vệ tinh cũng có 2 hình thức là truyền hình tương tự và truyền hình số. Tuy nhiên do có quá nhiều nhược điểm nên truyền hình tương tự đã không còn phát triển nữa. Một trong những nhược điểm lớn nhất của truyền hình vệ tinh tương tự là chất lượng hình ảnh phụ thuộc rất nhiều vào vị trí và kích thước của anten. Chỉ cần anten thu chỉnh sai một góc rất nhỏ là chất lượng hình ảnh suy hao rõ rệt. Hơn nữa, khi anten thu không đủ kích thước, công suất tín hiệu thu được kém cũng làm giảm chất lượng tín hiệu Video. Hiện tại, truyền hình vệ tinh chủ yếu là truyền hình số. Gồm 2 dải tần là băng C và băng Ku. Băng C có dải tần phát từ 5-6,5GHz. Tần số phát xuống từ 2-3,5GHz. Băng Ku có dải tần phát lên từ 13-15 GHz, phát xuống từ 10-12GHz. Bïi ThÞ Thu Th¾m 10 ViÖn §¹i häc Më Hµ Néi C«ng nghÖ TruyÒn h×nh c¸p vµ øng dông Cao häc Kü thuËt ®iÖn tö K3 Ưu điểm: • Phạm vi phủ sóng rộng, một anten vệ tinh có thể phủ sóng tối đa 1/3 trái đất. • Cho phép truyền được nhiều kênh truyền hình trên cùng một tần số. Nhược điểm: • Giá thành đầu tư ban đầu lớn. • Người xem cần phải đầu tư thiết bị để thu tín hiệu. • Kỹ thuật lắp đặt đòi hỏi phải có trình độ nhất định. • Phụ thuộc nhiều vào thời tiết, bức xạ mặt trời. • Vệ tinh có tuổi thọ giới hạn, khoảng 20 năm. Mỗi lần thay thế rất tốn kém. • Không gian để phát triển hạn chế. • Khoảng cách tối thiểu giữa các vệ tinh là 3 độ, bán kính đặt vệ tinh gần như đã phủ kín. Các quốc gia nhỏ rất khó khăn trong việc xây dựng vệ tinh của riêng mình. 1.5.4. Truyền hình Viba Trung tâm phát hình Hệ thống điều chế và khuếch đại công suất Anten phát sóng Không gian Hình 1.5. Sơ đồ khối hệ thống truyền hình viba Tín hiệu truyền hình sau khi được điều chế lên dải sóng truyền hình được điều chế một lần nữa lên dải tần số viba (2,5 – 2,7 GHz). Về phía thu người thu phải sử dụng anten chuyên dụng ở dải tần số viba, thiết bị chuyển đổi từ tần số viba về tần số trong dải truyền hình để có thể xem được trên tivi. Ưu điểm: • Công suất phát sóng nhỏ, cho phép truyền được nhiều kênh truyền hình. Dải viba Bïi ThÞ Thu Th¾m 11 ViÖn §¹i häc Më Hµ Néi C«ng nghÖ TruyÒn h×nh c¸p vµ øng dông Cao häc Kü thuËt ®iÖn tö K3 quy định cho truyền hình cho phép truyền tối đa 16 kênh với băng thông 8MHz/kênh. • Can nhiễu trên đường truyền nhỏ, chất lượng tín hiệu thu tốt. • Có khả năng quản lý tín hiệu để thu thuê bao. • Phạm vi phủ sóng khá rộng, có thể thu ở xa bằng cắc anten chuyên dụng. Nhược điểm: • Là sóng truyền thẳng, hai anten phải nhìn thấy nhau. Do vậy trong khu đô thị có nhiều nhà cao tầng thì khả năng thu tín hiệu rất kém. • Hiện tại, thế giới không phát triển công nghệ này do dải tần số này đã bị chuyển mục đích sử dụng, không còn nhà sản xuất các thiết bị phục vụ. 1.5.5. Truyền hình cáp tương tự và số Trung tâm thu phát tín hiệu Hệ thống điều chế và khuếch đại công suất Thuê bao Mạng HFC Hình 1.6. Sơ đồ khối hệ thống truyền hình quảng bá tương tự và số Đây là hình thức đầu tiên của truyền hình, do việc truyền dẫn bằng cáp luôn là nền tảng của việc truyền dẫn sóng điện từ. Tín hiệu truyền hình trong dải tần số truyền hình được đưa đến từng thuê bao qua hệ thống cáp quang, cáp đồng trục. Chính vì vậy hệ thống này còn được gọi là hệ thống hữu tuyến. Ưu điểm: • Chất lượng đường truyền ổn định, truyền được nhiều kênh. Đặc biệt đối với truyền hình số. Trung bình hệ thống truyền hình cáp tương tự truyền được 40 kênh, hệ thống số được khoảng 200 kênh. • Có khả năng tương tác 2 chiều, có thể cung cấp hầu hết các dịch vụ gia tăng về viễn thông (điện thoại, Internet, …) Bïi ThÞ Thu Th¾m 12 ViÖn §¹i häc Më Hµ Néi C«ng nghÖ TruyÒn h×nh c¸p vµ øng dông Cao häc Kü thuËt ®iÖn tö K3 • Giá thành lắp đặt đối với thuê bao rẻ, thuận tiện khi sử dụng. • Không phụ thuộc vào thời tiết, điều kiện địa lý. Nhược điểm: • Cơ sở hạ tầng đầu tư khá lớn, thời gian đầu tư lâu dài. • Quản lý cơ sở hạ tầng khó khăn, thiết bị phân bố trên một địa bàn rộng, hay xảy ra sự cố. • Phạm vi phục vụ giới hạn, khoảng cách từ node quang đến thuê bao tối đa 2km. Chỉ phù hợp với các đô thị có mật độ dân cư lớn. 1.6. LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRUYỀN HÌNH CÁP Không bị ảnh hưởng bởi địa hình là ưu điểm phải kể đến trước tiên. Người ta đã khai sinh ra CATV cũng chính từ khả năng này. CATV đặc biệt thích hợp cho đô thị nhiều nhà cao tầng, nơi không thể thu được sóng truyền hình phát từ các tháp anten vô tuyến. Không cần sử dụng anten, dù là anten trong nhà. Thay vào đó là đường dây nối vào nhà và một ổ cắm tín hiệu. Chỉ cần nối với ổ cắm anten ở TV và ổ cấp tín hiệu là sẽ có hàng vài chục, thậm chí vài trăm chương trình truyền hình để xem. Hệ quả của ưu điểm này không chỉ là sự tiện lợi mà nó còn giá trị ở nhiều mặt. Trong thực tế, có nhiều nơi không thể lắp đặt anten do điều kiện kiến trúc, yêu cầu thẩm mỹ đô thị hoặc do điều kiện thời tiết (như ở Canada có những vùng băng giá gió rét, rất khó lắp đặt và bảo trì anten xương cá). CATV giúp khán giả vẫn có thể xem truyền hình trong những hoàn cảnh thu sóng truyền hình phức tạp nhất. Không có anten, cũng có nghĩa là, không có nhiều vấn đề phiền toái, như chống sét, bảo trì anten… Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết: chịu sự tác động lớn của thời tiết là một trong những nhược điểm của truyền hình vô tuyến. Khi trời ẩm, không khí nhiều hơi nước, việc truyền sóng truyền hình VHF, UHF có phần thuận lợi hơn so với khi trời nắng ráo khô hanh. Thời điểm lúc trời vừa mưa xong là thời gian vàng để thu các đài truyền hình ở xa tín hiệu yếu: Hình ảnh rõ hơn, số kênh xem được nhiều lên hẳn…Ban đêm thu sóng được Bïi ThÞ Thu Th¾m 13 ViÖn §¹i häc Më Hµ Néi C«ng nghÖ TruyÒn h×nh c¸p vµ øng dông Cao häc Kü thuËt ®iÖn tö K3 dễ hơn ban ngày, lúc trời sương gió thì thu sóng khó hơn những ngày quang đãng… Ở vùng nhiệt đới như nước ta, áp lực thời tiết đối với việc xem chương trình truyền hình có thể nói nhẹ hơn nhiều so với những xứ lạnh, nơi mà băng tuyết tác động mạnh đến việc thu tín hiệu qua anten ngoài trời. CATV đã giúp cho việc thu xem chương trình truyền hình thoát khỏi sự “quậy phá” của thời tiết. Ở một hệ thống CATV hoàn hảo, chất lượng chương trình truyền hình là như nhau 24/24 giờ, 7 ngày/tuần và 365 ngày/năm (tuy vậy, nếu thi công không hoàn hảo, tín hiệu truyền hình qua dây dẫn vẫn giảm sút nghiêm trọng trong khi trời mưa, vì có thể các tiếp điểm trong hệ thống dây không tiếp xúc tốt, hình ành thu được sẽ phủ hạt). Khả năng tăng số kênh sóng ở CATV lớn hơn nhiều so với truyền hình vô tuyến VHF-UHF. 12 kênh VHF và gần 50 kênh UHF đã là giới hạn cuối cùng cho việc phát sóng truyền hình vô tuyến mặt đất (analog). Tuy nhiên, trong thực tế, số kênh khai thác chỉ khoảng 1/3 số lượng trên. Để tránh nguy cơ can nhiễu, theo kỹ thuật trước đây, người ta không thể sử dụng những kênh sóng lân cận nhau tại cùng một địa điểm (thí dụ Đài Truyền hình TPHCM không thể phát trên 2 kênh kế tiếp nhau như 7, 8 mà phải cách quảng một kênh). Khi một kênh sóng đã sử dụng thì trong một bán kính nhất định không thể sử dụng kênh sóng đó, tuỳ thuộc vào địa hình, công suất phát, độ cao anten phát… (thí dụ Đài truyền hình TPHCM phát kênh 9 công suất 20kW từ tháp 120m thì trong điều kiện đồng bằng, không thể sử dụng kênh 9 trong bán kính 200km cách TPHCM). Thực tế cho thấy, tại khu vực đã sử dụng cạn kiệt quỹ tần số phát sóng truyền hình mặt đất như Nam bộ, số đài thu được tại những điểm trung tâm cũng khoảng 20 kênh. Trong giới hạn ít ỏi như vậy, việc nhiễu sóng cũng đã xảy ra, nói chi đến tình huống gia tăng hơn nữa số kênh sóng. Từ thập niên 70, tại các nước công nghiệp phát triển ở châu Âu, Bắc Mỹ, đây là một vấn đề kỹ thuật lớn. Nhu cầu xem được nhiều kênh sóng của khán giả là nhu cầu tăng lên không ngừng và tần số phát hình đã trở thành đối tượng giành giật giữa các đài truyền hình. Cường độ của mâu thuẫn càng tăng trong điều kiện khoa học công nghệ truyền hình ngày càng phát triển, trang bị cho đài truyền hình đã trở nên rẻ tiền và phổ thông. Để có một đài truyền hình, vốn, thiết bị không còn là vấn đề, mà vấn đề có tần số phát hay Bïi ThÞ Thu Th¾m 14 ViÖn §¹i häc Më Hµ Néi C«ng nghÖ TruyÒn h×nh c¸p vµ øng dông Cao häc Kü thuËt ®iÖn tö K3 không. CATV và lối thoát của “bi kịch” kỹ thuật đó. Khán giả truyền hình Mỹ là những khán giả truyền hình đầu tiên trên thế giới lợi ích mà CATV đem lại đối với việc gia tăng kênh sóng. Những đường dây cáp ban đầu chỉ là phương tiện nối dài truyền hình phát sóng mặt đất VHF, UHF đã là “sân chơi” của các đài truyền hình địa phương, truyền hình tư nhân với qui mô nhỏ. Lý do để CATV có mặt ở những nơi vẫn thu tốt sóng truyền hình VHF, UHF chính là ưu điểm này. Khán giả cần có CATV để có thể xem thêm nhiều kênh. Khả năng tăng kênh của CATV được khai thác đến nỗi 60 kênh truyền hình VHF UHF của TV trở nên thiếu hụt và các hãng điện tử phải sản xuất thên loại TV có băng tần truyền hình cáp, bổ sung thêm dải tần số cho truyền hình qua dây dẫn (những tần số dùng riêng cho CATV không được sử dụng để phát sóng trong không gian cho truyền hình vì nó đã được sử dụng cho mục đích khác trong truyền sóng). Tiêu chuẩn truyền hình số dây dẫn DVB-C được thiết kế cũng trên cơ sở khai thác thế mạnh tăng kênh của CATV. Truyền hình cáp qua dây dẫn có thể phục vụ hàng ngàn kênh truyền hình và nhiều chức năng tương tác. CATV có chất lượng hình ảnh hơn hẳn truyền hình phát sóng vô tuyến analog: Chúng ta đều biết rằng tín hiệu truyền hình chỉ cho hình ảnh tối ưu nếu nó không quá mạnh và cũng không quá yếu. Nếu tín hiệu truyền hình đến được TV quá yếu, hình ảnh trên TV sẽ bị hạt, âm thanh sôi…Nếu tín hiệu truyền hình đến TV quá mạnh, hình ảnh sẽ bị uốn éo, nhảy giật, xé ngang xé dọc, âm thanh ù. Trong điều kiện thu được nhiều đài lý tưởng nhất, sự khác biệt cường độ trường trước hết sẽ loại trừ một số kênh nếu dùng cùng một loại anten. Nếu dùng anten có độ lợi cao, tín hiệu những đài truyền hình có công suất lớn và ở gần sẽ mạnh quá, có thể đến mức không xem được. Nếu điều chỉnh sử dụng anten độ lợi thấp, thì tín hiệu thu được từ những đài xa, công suất phát thấp sẽ yếu đi, và có thể cũng không xem được. Cân đối tín hiệu các kênh sóng thu được ở mức độ tối ưu để có được chất lượng hình ảnh tốt nhất cho các kênh là một bài toán khó và rất nhiều trường hợp không thể giải được một cách trọn vẹn. Thường thì kỹ thuật viên phải “hy sinh” chất lượng một số kênh nếu muốn bảo đảm chất lượng tối ưu một số kênh hoặc muốn bảo đảm số kênh tối đa. Bïi ThÞ Thu Th¾m 15 ViÖn §¹i häc Më Hµ Néi C«ng nghÖ TruyÒn h×nh c¸p vµ øng dông Cao häc Kü thuËt ®iÖn tö K3 Vấn đề trên được giải quyết bằng CATV. Với một mạng dây dẫn hoàn chỉnh, người ta có thể đảm bảo cường độ tín hiệu tất cả các kênh tại điểm thu trong mức độ tối ưu cho TV, hình ảnh mọi kênh rõ đẹp hầu như đồng đều. Tín hiệu truyền qua CATV đạt chất lượng cao còn vì nó không có tín hiệu phản xạ do sóng điện từ trên đường lan truyền gặp chướng ngại vật như ở truyền hình vô tuyến mặt đất analog. Xem truyền hình CATV, khán giả hầu như không bực mình vì hiện tượng bóng ma như ở truyền hình vô tuyến mặt đất analog (trừ một số trường hợp thu phát lại kênh truyền hình phát sóng mặt đất trong điều kiện khó khăn, khiến tín hiệu có bóng ma ngay tại trung tâm CATV). Ưu điểm này có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh sóng truyền hình thu ở trung tâm các thành phố lớn hầu như đều bị hiện tượng sóng phản xạ, gây bóng ma phá nát hình ảnh. Ưu thế chất lượng hình ảnh của CATV còn là khả năng hạn chế nhiễu rất tốt khi tín hiệu truyền trong dây dẫn. So với truyền hình phát sóng vệ tinh mặt đất VHF – UHF, tỷ lệ và mức độ nhiễu xâm nhập được vào đường dây CATV là thấp hơn rất nhiều. Các nguồn phát sóng vô tuyến, tia lửa điện ở bugi, môtơ…không dễ vượt qua lớp vỏ bọc của cáp đồng trục của CATV để tạo nên những màng vân đen, hay những chấm trắng như truyền hình phát sóng vô tuyến mặt đất. CATV rất thuận lợi để khai thác truyền hình trả tiền. Ưu điểm này thể hiện ở những điểm đã được phân tích là đơn giản, rẻ tiền, nhiều kênh và chất lượng cao. Các nhà kỹ thuật vẫn có thể khai thác truyền hình trả tiền qua sóng truyền hình vô tuyến mặt đất VHF-UHF bằng cách mã hoá tín hiệu analog và giải mã cho thuê bao bằng thiết bị giải mã đặt cạnh TV. Tuy nhiên, chi phí khai thác sẽ tăng, vì cần đến thiết bị giải mã với bộ thu sóng độc lập. Bên cạnh đó, nhà kinh doanh truyền hình trả tiền chỉ có thể bán được một số ít chương trình truyền hình, vì không còn tần số đề truyền kênh sóng (dẫn đến giá thuê bao cho mỗi kênh sẽ vọt lên). Ngoài ra, các chương trình được bán không thể có chất lượng tốt trong một số điều kiện phát sóng vô tuyến mặt đất (có thể bị bóng, bị hạt, bị nhiễu). Bảo trì hệ thống anten thu của khách hàng luôn ở mức hoàn hảo để đảm bảo chất lượng của các chương trình truyền hình cũng là một vấn đề khi khai thác. Trước đây, ở Mỹ và châu Âu, người ta chỉ có thể mã hoá để bán một phần chương trình truyền Bïi ThÞ Thu Th¾m 16 ViÖn §¹i häc Më Hµ Néi C«ng nghÖ TruyÒn h×nh c¸p vµ øng dông Cao häc Kü thuËt ®iÖn tö K3 hình (vài giờ/ngày) do không có kênh sóng. Các chương trình bán theo kiểu này phải là chương trình hấp dẫn “đặc biệt”. Các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền theo phương thức phát sóng vô tuyến mặt đất phần lớn cũng chính là các đài truyền hình. Giá cao, sản phẩm nghèo nàn, khách hàng chắc chắn hạn chế. Đối với CATV, việc khai thác truyền hình trả tiền sẽ đơn giản như bán điện, nước, điện thoại. Công ty truyền hình cáp câu dây tín hiệu vào nhà khán giả thuê bao và cắt đường dây đó nếu họ không thu được tiền. Do đó giá thành sẽ hạ. CATV có thể truyền rất nhiều kênh truyền hình chất lượng ổn định, đồng đều nên giá thành cho mỗi kênh hạ hơn nữa. Với CATV, nhà cung cấp dịch vụ không còn phải chính là đài truyền hình, mà chỉ là các công ty trung gian, mua đi bán lại các chương trình. Các công ty truyền hình cáp sẽ mua tín hiệu từ nhiều đài truyền hình và nhiều nguồn (vệ tinh, từ các đài phát mặt đất, từ băng đĩa hình), cũng có thề tự sản xuất, tập hợp lại, phát qua đường dây dẫn. Nếu như trong các thập niên 50, 60 thế kỷ XX, mạng CATV được xây dựng chủ yếu do các ưu điểm đáp ứng việc truyền tín hiệu không phụ thuộc vào địa hình thời tiết, mối dài hệ thống truyền hình vô tuyến mặt đất, thì trong các thập niên gần đây, nhu cầu CATV phát sinh do ưu điểm thuận lợi để khai thác truyền hình trả tiền, chất lượng cao, số lượng kênh phong phú… 1.7. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN MẠNG TRUYỀN HÌNH CÁP Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 1.7.1. Tình hình phát triển mạng truyền hình cáp ở Việt Nam Truyền hình cáp (Cable Television – CATV) là hệ thống mà tín hiệu truyền hình được dẫn thẳng từ trung tâm chương trình đến hộ dân bằng sợi cáp (đồng trục, cáp quang hoặc cáp xoắn). Nhờ đó người dân có thể xem được các chương trình truyền hình chất lượng cao mà không phải sử dụng các cột anten. Được ra đời vào những năm 50 của thế kỷ 19, kể từ đó đến nay truyền hình cáp CATV đã có những bước phát triển vượt bậc với khả năng truyền tải rất nhiều các kênh truyền hình, video theo yêu cầu, kênh truyền hình về thể thao, thời tiết... Kỹ thuật chủ yếu của CATV tương tự như truyền hình quảng bá, mỗi tín hiệu video được đặt trên một tần số sóng mang riêng (kênh TV) và được truyển tải Bïi ThÞ Thu Th¾m 17 ViÖn §¹i häc Më Hµ Néi C«ng nghÖ TruyÒn h×nh c¸p vµ øng dông Cao häc Kü thuËt ®iÖn tö K3 tới các hộ gia đình thông qua cáp đồng trục hoặc cáp quang (mà không cần dùng đến anten). Ở Việt Nam truyền hình cáp hữu tuyến được xây dựng từ năm 1993 ở TP Hồ Chí Minh và không lâu sau đó ở Hà Nội. Đến nay, truyền hình cáp hữu tuyến đang phát triển rất mạnh mẽ trên phạm vi toàn quốc với 64/64tỉnh, thành phố có đầu mối cung cấp dịch vụ. Trên 64 tỉnh, thành nói trên, mỗi tỉnh, thành đã có triển khai ít nhất một mạng truyền hình cáp, có tỉnh, thành tồn tại trên 3 mạng truyền hình cáp cùng hoạt động cung cấp dịch vụ. Có thể kể đến một số đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình cáp như: Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV), Trung tâm kỹ thuật truyền hình cáp Việt Nam (VCTV), truyền hình cáp Hà Nội (HCaTV), truyền hình cáp Tp Hồ Chí Minh (HTVC), công ty cổ phần viên thông FPT, Công ty cổ phần truyền hình cáp Sông Thu, truyền hình cáp Quảng Ninh (QnCTv)… Hiện nay, các mạng truyền hình cáp chủ yếu đang áp dụng kỹ thuật điều chế tín hiệu truyền hình tương tự hệ màu PAL D/K hoặc B/G. Một số ít những đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình cáp có qui mô lớn như Công ty Truyền hình cáp SCTV, trung tâm Truyền hình cáp Việt Nam (VCTV)... đã cung cấp các gói dịch vụ truyền hình cáp số theo tiêu chuẩn DVB-C. Có thể nói rằng tại thành phố Hồ Chí Minh cuộc chiến giữa những công nghệ truyền hình diễn ra sôi động nhất trong cả nước. Các công nghệ truyền hình tiên tiến lần lượt được triển khai trên địa bàn. Năm 1993, công ty Truyền hình Cáp Sài Gòn Tourist SCTV đã triển khai hai dịch vụ truyền hình trả tiền đầu tiên là MMDS và CATV. Năm 2001, Đài phát thanh truyền hình Bình Dương triển khai công nghệ truyền hình số mặt đất bao phủ một địa bàn rộng lớn bao gồm cả thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2003, Đài truyền hình Thành phố HCM lên sóng truyền hình số. Tháng 10/2004, Đài Truyền hình Việt Nam triển khai công nghệ truyền hình số qua vệ tinh (DTH), phủ sóng toàn quốc. Tháng 4/2005, Công ty Đầu tư và Phát triển công nghệ truyền hình Việt Nam (VTC) là Bïi ThÞ Thu Th¾m 18 ViÖn §¹i häc Më Hµ Néi C«ng nghÖ TruyÒn h×nh c¸p vµ øng dông Cao häc Kü thuËt ®iÖn tö K3 đơn vị thứ 3 khai thác dịch vụ truyền hình kỹ thuật số khu vực TPHCM. Tháng 5/2005, Đài Truyền hình TPHCM đưa vào hoạt động hệ thống CATV (HTVC) và Hyper cable. Tháng 3/2006, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) đưa vào khai thác dịch vụ Truyền hình Băng rộng cho phép xem 32 kênh truyền hình qua máy tính bằng thiết bị giải mã nối mạng ADSL của FPT Telecom. Cuộc đua giữa những nhà cung cấp vẫn đang tiếp diễn và chưa có dấu hiệu dừng lại, nhưng vào thời điểm hiện tại, ưu thế của cuộc đua dường như đang nghiêng về công nghệ CATV với hai nhà khai thác chính là SCTV và HTVC. SCTV được coi là một đại gia trong lĩnh vực này do có lịch sử phát triển lâu dài của mình. HTVC mặc dù được sinh sau nhưng nhờ chính sách đúng đắn và những phương châm kinh doanh phù hợp nên ngày càng chiếm lĩnh thị trường và sự tín nhiệm của khách hàng. Sự cạnh tranh giữa hai đại gia này cũng không kém phần sôi động, đầu tiên là sự cạnh tranh về giá, tiếp đến là sự cạnh tranh về những kênh độc quyền và những dịch vụ cộng thêm trên mạng. Quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình tại Việt Nam đến năm 2020 cũng đặt ra các mục tiêu như tốc độ tăng trưởng xem truyền hình trả tiền từ nay đến 2015 đạt khoảng 25- 30%, khoảng 10- 15% giai đoạn 2016- 2020. Đến năm 2015 sẽ có khoảng 30- 40% số hộ gia đình xem truyền hình trả tiền. Hầu hết các tỉnh thành phố vùng đồng bằng, trung du có khả năng tiếp cận dịch vụ truyền hình số mặt đất. Toàn bộ các hộ gia đình trên cả nước có khả năng tiếp cận dịch vụ truyền hình cáp của tối thiểu hai doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Sau 2015 sẽ chấm dứt tình trạng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình cáp analog (công nghệ tương tự - công nghệ cũ chưa được số hóa). Tại 5 thành phố trực thuộc trung ương và dọc quốc lộ Bắc Nam người dân có thể tiếp cận dịch vụ truyền hình di động. Bïi ThÞ Thu Th¾m 19 ViÖn §¹i häc Më Hµ Néi C«ng nghÖ TruyÒn h×nh c¸p vµ øng dông Cao häc Kü thuËt ®iÖn tö K3 Đến năm 2020, có khoảng 60- 70% số hộ dân trên cả nước xem truyền hình trả tiền. Dịch vụ truyền hình số mặt đất sẽ có mặt tại tất cả các tỉnh thành phố. Truyền hình di động có mặt tại tất cả các trung tâm tỉnh, thành phố trên cả nước. Nhận định trong tương lai, truyền hình trả tiền sẽ chiếm 70- 80% các hộ xem truyền hình. Để đạt được con số này thì truyền hình trả tiền sẽ phải đến được vùng sâu, vùng xa. Và truyền hình cáp sẽ chiếm phần lớn dịch vụ truyền hình trả tiền. Rào cản lớn nhất của công nghệ truyền hình kỹ thuật số là phải đầu tư bộ giải mã tín hiệu truyền hình (rẻ nhất cũng khoảng 30 đô la Mỹ, một gia đình có 3 ti vi phải đầu tư 90 đô la Mỹ) nên sẽ khó phổ cập được dịch vụ truyền hình trả tiền. Như vậy, dịch vụ truyền hình này sẽ chỉ chiếm được khoảng 20-25% dân số và không đến được với người nghèo, và tỷ lệ 70- 80% sẽ khó đạt được. 1.7.2. Tình hình phát triển truyền hình cáp trên thế giới. 1.7.2.1. Tình hình phát triển truyền hình cáp ở châu Âu Hiện nay tổng số lượng thuê bao truyền hình cáp ở châu Âu là 64 triệu, chiếm 1/3 trong tổng số hộ gia đình ở Châu Âu. 7,1 triệu gia đình đã sử dụng truyền hình số qua mạng cáp, 9 triệu sử dụng Internet, và 7,5 triệu dùng điện thoại qua hệ thống cáp. Tổng doanh thu trên mạng cáp tính ở năm 2005 là 17,2 tỉ Euro, trong đó 2/3 là từ các dịch vụ truyền hình. Dưới đây là một số biểu đồ liên quan đến phát triển của hệ thống truyền hình cáp ở Châu Âu. Bïi ThÞ Thu Th¾m 20 ViÖn §¹i häc Më Hµ Néi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan