Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ chuỗi giá trị sầu riêng...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ chuỗi giá trị sầu riêng

.PDF
106
1457
72

Mô tả:

Luận văn thạc sĩ chuỗi giá trị sầu riêng
Chƣơng 1 GIỚI THIỆU 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ là vựa lúa lớn nhất nước mà còn là nơi cung cấp một lượng trái cây khổng lồ với nhiều chủng loại phong phú như cam, quýt, bưởi, chôm chôm…Nhắc đến những loại trái cây đặc trưng của vùng người ta thường nghĩ ngay đến trái sầu riêng bởi vì loại trái cây này rất dễ gây ấn tượng với mọi người ngay ở lần đầu tiên tiếp xúc bởi hình dạng và mùi thơm rất đặc trưng của nó. Sầu riêng được mệnh danh là vua của các loại quả, là thứ quả nhiệt đới rất giàu dinh dưỡng và được nhiều người ưa thích. Tại Việt Nam, sầu riêng được trồng tập trung tại một số tỉnh Đông Nam Bộ như Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước…và một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ… Riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long, sầu riêng nhiều nhất là ở tỉnh Tiền Giang với diện tích năm 2007 là 5.057 ha, phân bổ tập trung ở các xã của huyện Cai Lậy: Ngũ Hiệp (1.400 ha), Tam Bình (1.200 ha), và một số xã như Long Trung, Long Tiên…(Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang và Phòng nông nghiệp huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang). Trong đó Ngũ Hiệp là xã chuyên canh sầu riêng lâu đời với khá đầy đủ các giống đa dạng như sầu riêng khổ hoa xanh và các giống sầu riêng hạt lép như Chín Hóa, Ri6, Mongthon…Chiến lược của tỉnh Tiền Giang là đưa sầu riêng trở thành loại cây chủ lực trong kinh tế tỉnh, đồng thời quy hoạch vùng chuyên canh sầu riêng chất lượng cao ở một số xã thuộc huyện Cai Lậy. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã từng bước tiến hành xây dựng thương hiệu sầu riêng Ngũ Hiệp do cái tên Ngũ Hiệp đã trở nên khá nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Là mặt hàng thực phẩm ngon miệng và bổ dưỡng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, với thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng, cây sầu riêng đã góp phần không nhỏ vào đời sống kinh tế người dân tỉnh Tiền Giang. Tuy nhiên, hiện nay tại địa bàn có rất nhiều giống sầu riêng, trong đó, diện tích các giống sầu riêng kém chất lượng còn nhiều, sản phẩm chủ yếu tiêu dùng trong nước, xuất khẩu còn hạn chế. Bên cạnh đó, nông dân ở đây cũng phải chịu nhiều rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trong đó vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay chính là sự biến động 1 của giá sầu riêng và diễn biến phức tạp của sâu bệnh, mạng lưới phân phối, tiêu thụ sản phẩm hình thành tự phát, mua bán còn thông qua nhiều trung gian, môi giới… Những khó khăn trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập từ sầu riêng nguồn thu nhập chính của hầu hết các nông hộ trồng sầu riêng nơi đây. Để góp phần khắc phục những hạn chế trên, đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sầu riêng tỉnh Tiền Giang” được thực hiện nhằm tìm hiểu rõ hơn về thực trạng, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sầu riêng của tỉnh, cũng như phân tích những nguyên nhân và các vấn đề còn tồn tại trong sản xuất, tiêu thụ sầu riêng để từ đó có thể đưa ra các giải pháp nhằm phát triển, cải thiện hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sầu riêng của tỉnh. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sầu riêng của tỉnh. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (1) Phân tích thực trạng và hiệu quả sản xuất sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang. (2) Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả tiêu thụ sầu riêng tỉnh Tiền Giang. (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ sầu riêng tỉnh Tiền Giang. (4) Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sầu riêng tỉnh Tiền Giang. 1.3 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Giả thuyết cần kiểm định Sản xuất sầu riêng mang lại hiệu quả tài chính cao cho nông dân tỉnh Tiền Giang. Nhóm hộ trồng sầu riêng sầu riêng giống khổ hoa có hiệu quả tài chính thấp hơn nhóm hộ sản xuất các giống hạt lép. Hệ thống marketing sầu riêng tỉnh Tiền Giang hoạt động có hiệu quả, nói cách khác là hệ số hiệu quả marketing >1. 2 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu (1) Thực trạng sản xuất sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang như thế nào? (2) Sản xuất sầu riêng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có hiệu quả về mặt tài chính không? Hiệu quả sản xuất giữa giống sầu riêng khổ hoa truyền thống và các giống hạt lép khác nhau như thế nào? (3) Kênh phân phối và mối quan hệ của các thành viên trong hệ thống phân phối ra sao? Chi phí Marketing, lợi nhuận và biên tế Marketing của các thành viên trung gian tham gia mạng lưới phân phối sầu riêng? Hệ thống marketing sầu riêng tỉnh Tiền Giang có hiệu quả hay không? (4) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ sầu riêng tỉnh Tiền Giang? (5) Giải pháp nào có thể nâng cao hiệu quả sản xuất và cải thiện tình hình tiêu thụ sầu riêng trên địa bàn nghiên cứu? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian Đề tài thực hiện tại tỉnh Tiền Giang. Số liệu được thu thập tại 4 xã Long Trung, Long Tiên, Tam Bình và Ngũ Hiệp của huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. 1.4.2 Thời gian Đề tài thực hiện từ tháng 02 đến tháng 08 năm 2009. Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài thu thập ở 3 năm (2006 – 2008). Số liệu sơ cấp được thu thập tháng 2 năm 2009. 1.4.3 Nội dung Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ đi sâu phân tích về hiệu quả tài chính trong sản xuất sầu riêng. Các mục tiêu liên quan đến tình hình và hiệu quả tiêu thụ nhằm hỗ trợ cho mục tiêu trên giúp người nghiên cứu có cái nhìn toàn diện hơn để có thể đưa ra những giải pháp phù hợp. Đối với mục tiêu phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ, do cỡ mẫu tương đối nhỏ trong khi sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang có rất nhiều giống nên bài nghiên cứu không thể phân tích chi tiết từng giống sầu riêng trên địa bàn. Căn cứ vào thực tế tại địa phương, có thể chia sầu riêng làm 2 nhóm chính: - Sầu riêng khổ hoa xanh - giống sầu riêng truyền thống trồng lâu đời và phổ biến nhất ở địa phương. 3 - Sầu riêng các giống hạt lép - đại diện là 3 giống Monthon, Ri6 và Chín Hóa. Dựa vào sự phân nhóm như trên, các mục tiêu sẽ được thực hiện nhằm đánh giá và so sánh giữa 2 nhóm giống sầu riêng này. Do phần lớn các vườn sầu riêng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có độ tuổi chưa cao, đặc biệt là các giống hạt lép như Monthong, Ri6 mới đưa vào sản xuất không quá 10 năm nên các số liệu về năng suất sầu riêng một phần sẽ được dự báo căn cứ vào khả năng cho trái về mặt lý thuyết, có điều chỉnh cho sát với thực tế tại vùng nghiên cứu. Liên quan đến vòng đời của cây sầu riêng, theo đánh giá của một số nông dân sản xuất lâu năm kinh nghiệm trên địa bàn, cộng với tham khảo các sách kỹ thuật nghiên cứu về cây sầu riêng và ý kiến của chú Lê Hữu Hải – Trưởng phòng nông nghiệp huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang thì vòng đời sinh học của cây sầu riêng rất dài, về lý thuyết trong điều kiện canh tác tốt cây sầu riêng có thể tồn tại rất lâu. Tuy nhiên, tại địa bàn nghiên cứu, sầu riêng chỉ cho thu hoạch trung bình khoảng 17 – 25 năm, thậm chí nếu cây bị khai thác quá mức (xử lí nghịch nhiều vụ liên tiếp) cây sẽ bị suy nhanh và chỉ khai thác được khoảng 6 năm đến tối đa 13 năm, còn trong trường hợp được chăm sóc tốt và khai thác ở mức độ vừa phải thì thời gian cho trái sẽ kéo dài hơn. Trong bài viết này, giả định trung bình vòng đời kinh tế 1 của cây sầu riêng là 26 năm (từ năm 0 đến năm 25) để tiện cho việc phân tích, tính toán các chỉ tiêu tài chính. Bên cạnh đó, trong quá trình thu thập số liệu, một số nông hộ không thể nhớ chi tiết giá bán sầu riêng các năm nên việc tính toán doanh thu qua các năm dựa vào giá bán sầu riêng năm 2008. Cuối cùng, nội dung phân tích tình hình và hiệu quả tiêu thụ sầu riêng, chỉ tập trung một số mặt như sau: - Mô tả các thành viên trong kênh và xác định một số kênh phân phối chủ yếu đối với sầu riêng tỉnh Tiền Giang. - Ước lượng chi phí Marketing, chênh lệch giá mua giá bán và lợi nhuận của các thành viên trong mạng lưới phân phối. - Sử dụng hệ số hiệu quả marketing để đánh giá hiệu quả tiêu thụ của của toàn hệ thống marketing mà không đi phân tích chi tiết hiệu quả tiêu thụ (marketing) của từng tác nhân trong hệ thống. 1 Thời gian từ khi trồng đến khi đốn bỏ, không tiếp tục khai thác nữa. 4 Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Sản xuất 2.1.1.1 Một số khái niệm liên quan a. Nông hộ Nông hộ được khái niệm như một hộ gia đình mà các thành viên trong nông hộ sẽ dành phần lớn thời gian cho các hoạt động nông nghiệp. Nông hộ có những đặc trưng riêng, có một cơ chế vận hành khá đặc biệt, không giống như những đơn vị kinh tế khác như: Ở nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng. Do đó, nông hộ có thể cùng lúc thực hiện được nhiều chức năng mà các đơn vị khác không có được. b. Dòng tiền mặt: là lượng tiền mà người sản xuất phải chi ra hay thu vào hàng năm. Nếu trong năm, lượng tiền thu vào được gọi là dòng tiền vào; ngược lại, lượng tiền chi ra được gọi là dòng tiền ra. c. Dòng tiền ròng: Dòng tiền ròng = Dòng tiền vào – Dòng tiền ra. Vì sầu riêng là cây trồng lâu năm nên không thể tính toán được lợi nhuận như đối với các cây trồng hàng năm như lúa, màu,…Do vậy, thay vì sử dụng thuật ngữ lợi nhuận như trong cây hàng năm, bài viết sử dụng thuật ngữ dòng tiền ròng cho từng năm. d. Hiệu quả và hiệu quả tài chính Hiệu quả nghĩa là sử dụng phối hợp tối ưu các nguồn lực để đạt được mức phúc lợi vật chất cao nhất cho người tiêu dùng của một xã hội nói chung theo một tập hợp giá nguồn lực và giá thị trường đầu ra nhất định. Hiệu quả tài chính là hiệu quả chỉ tính dựa trên góc độ cá nhân, tất cả chi phí và lợi ích đều tính theo giá thị trường. 2.1.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất sầu riêng Do sầu riêng được trồng và khai thác trong một thời gian dài nên các khoản mục chi phí và doanh thu phát sinh cần tính đến yếu tố thời gian để có thể xác định chính xác hơn hiệu quả tài chính của sản xuất sầu riêng. 5 Một số chỉ tiêu quan trọng thường được sử dụng khi đánh giá dự án đầu tư là hiện giá lợi ích ròng, thời gian hoàn vốn, nội suất thu hồi vốn và tỷ suất lợi ích. Ở bài viết này, các chỉ tiêu trên được sử dụng nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất sầu riêng. - Hiện giá lợi ích ròng (NPV: Net Present Value) Đầu tiên để tính hiện giá của dự án đầu tư là phải trừ tất cả các chi phí ra khỏi tổng lợi ích của mỗi giai đoạn để có được lợi ích ròng. Thứ hai là chọn một suất chiết khấu thể hiện được chi phí cơ hội của vốn. Công thức tính NPV như sau: n NPV = Bi Ci i i 1 (1 r ) Bi : Tổng doanh thu ở năm thứ i. Ci: Chi phí cho sản xuất ở năm thứ i. Bi – Ci = CF: Dòng tiền ròng hàng năm thu được. r: Tỉ lệ chiết khấu (%/năm). n: Thời hạn đầu tư (năm). NPV > 0: Giá trị hiện tại của các nguồn thu vượt quá giá trị hiện tại của các chi phí đầu tư, trường hợp này đầu tư có hiệu quả. NPV < 0: ngược lại đầu tư không có hiệu quả. NPV là một trong những công cụ hữu dụng nhất để đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư. - Tỷ số lợi ích - chi phí (BCR: Benefit Cost Ratio) Tỷ số lợi ích-chi phí được tính bằng cách đem chia hiện giá của các lợi ích cho hiện giá của các chi phí, sử dụng chi phí cơ hội của vốn làm suất chiết khấu. n i 0 n BCR = i 0 Bi (1 r )i Ci (1 r )i BPV: Tổng giá trị hiện tại của doanh thu CPV: Tổng giá trị hiện tại của chi phí 6 Chỉ tiêu này cho biết doanh thu thu được tính trên một đơn vị chi phí đầu tư chiết khấu về năm đầu của đầu tư. Sử dụng tiêu chuẩn này, ta sẽ đòi hỏi rằng để cho một dự án có thể chấp nhận được, tỷ số BRC phải lớn hơn 1; nếu nhỏ hơn 1, đầu tư không có hiệu quả. - Thời gian hoàn vốn Thời gian hoàn vốn không chiết khấu: là số năm cần phải có để lợi ích ròng chưa chiết khấu (ngân lưu ròng dương) hoàn lại vốn đầu tư. Thời gian hoàn vốn có chiết khấu: là số năm cần phải có để các lợi ích đã được chiết khấu bù đắp được chi phí đầu tư cũng được chiết khấu. Tuy nhiên, nhược điểm của tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn là các lợi ích thu được sau thời gian đã được ấn định cho thời gian hoàn vốn sẽ bị bỏ qua. - Tỷ lệ sinh lợi nội bộ (IRR: Internal Rate of Return) Là một con số thống kê hữu ích để tóm tắt khả năng sinh lời của một dự án đầu tư. IRR là suất chiết khấu tìm được làm cho NPV bằng không. Tỷ lệ sinh lợi nội bộ được tính bằng cách giải phương trình sau: n Bi Ci i i 1 =0 (1 r ) Tỷ lệ sinh lợi nội bộ có một lợi thế lớn là nó có thể được tính toán chỉ dựa vào các số liệu của dự án mà thôi. Đặc biệt, việc tính toán này không đòi hỏi số liệu về chi phí cơ hội của vốn. Chỉ tiêu này nói lên mức độ quay vòng vốn đầu tư. Nếu IRR lớn hơn lãi suất mà dự án vay thì việc đầu tư có hiệu quả và ngược lại. Dự án hay hoạt động sản xuất nào có IRR càng lớn càng hiệu quả. Đối với một dự án điển hình mà giai đoạn đầu tư ban đầu, (trong thời gian đó giá trị Bt - Ct là âm) được tiếp tục bởi một giai đoạn trong đó lợi ích ròng luôn luôn dương, thì chỉ có một lời giải duy nhất cho tỷ lệ sinh lợi nội bộ. 2.1.2 Tiêu thụ 2.1.2.1 Khái niệm và chức năng kênh phân phối Marketing a. Khái niệm kênh phân phối Marketing Là đường đi của sản phẩm từ lúc sản phẩm được sản xuất ra đến khi cung cấp đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Hệ thống kênh phân phối gồm: 7 + Các thành viên trung gian. + Lượng sản phẩm chuyển tải qua từng kênh. Kênh Marketing có thể được coi là con đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Nó cũng được coi như một dòng chuyển quyền sở hữu các hàng hoá khi chúng được mua bán qua các tổ chức khác nhau. Có nhiều định nghĩa khác nhau là do xuất phát từ sự khác nhau về quan điểm sử dụng. Người sản xuất có thể nhấn mạnh vào các trung gian khác nhau cần sử dụng để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Vì vậy, anh ta có thể định nghĩa kênh Marketing như là hình thức di chuyển sản phẩm qua các trung gian khác nhau. Người trung gian như là người bán buôn, bán lẻ - những người đang hy vọng họ có được dự trữ tồn kho thuận lợi từ những người sản xuất và tránh các rủi ro liên quan đến chức năng này có thể quan niệm dòng chảy quyền sở hữu như là cách mô tả tốt nhất kênh Marketing. Người tiêu dùng có thể quan niệm kênh Marketing đơn giản như là: “có nhiều trung gian đứng giữa họ và người sản xuất sản phẩm”. Cuối cùng các nhà nghiên cứu khi quan sát các kênh Marketing hoạt động trong hệ thống kinh tế có thể mô tả nó dưới dạng các hình thức cấu trúc và kết quả hoạt động. Tóm lại, kênh Marketing là hệ thống các quan hệ của một nhóm các tổ chức và các cá nhân tham gia vào quá trình phân phối hàng hoá từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Kênh Marketing là hệ thống các mối quan hệ tồn tại giữa các tổ chức liên quan trong quá trình mua và bán. Kênh Marketing là đối tượng tổ chức, quản lý như một đối tượng nghiên cứu để hoạch định các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô. Các kênh Marketing tạo nên hệ thống thương mại phức tạp trên thị trường. b. Chức năng kênh Marketing Các chức năng cơ bản của kênh Marketing là: mua, bán, vận chuyển, lưu kho, tiêu chuẩn hoá và phân loại, tài chính, chịu rủi ro, thông tin thị trường. Các chức năng này được thực hiện như thế nào và do ai làm có thể rất khác nhau giữa các quốc gia và các hệ thống kinh tế, nhưng chúng cần được thực hiện qua hệ thống Marketing. - Chức năng vận tải có nghĩa là chuyển hàng hoá từ nơi này đến nơi khác. - Chức năng lưu kho liên quan đến dự trữ hàng hoá đến khi có nhu cầu thị trường. 8 - Tiêu chuẩn hoá và phân biệt liên quan đến sắp xếp hàng hoá theo chủng loại và số lượng. Điều này làm cho việc mua và bán dễ dàng hơn bởi vì giảm bớt được nhu cầu kiểm tra và lựa chọn. - Chức năng tài chính cung cấp tiền mặt và tín dụng cần thiết cho sản xuất, vận tải, lưu kho, xúc tiến bán và mua sản phẩm. Chịu rủi ro giải quyết sự không chắc chắn trong quá trình lưu thông tiêu thụ sản phẩm. Các công ty có thể không chắc chắn sẽ có khách hàng muốn mua sản phẩm của họ. Các sản phẩm cũng có thể bị hư hỏng. - Chức năng thông tin thị trường liên quan đến việc phân tích và phân phối tất cả các thông tin cần thiết cho lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra các hoạt động Marketing của tất cả các doanh nghiệp cả ở thị trường quốc tế. 2.1.2.2 Khái niệm hiệu quả marketing Hiệu quả marketing được định nghĩa như là tối đa hoá tỷ số đầu ra và đầu vào (outputs/inputs). Kết quả của đầu ra (outputs) của marketing là sự thoả mãn của người tiêu dùng về sản phẩm và dịch vụ. Đầu vào của Marketing là các nguồn lực khác nhau về vốn, lao động, quản lý mà các cá nhân doanh nghiệp đã sử dụng trong quá trình marketing. Công thức tính hệ số hiệu quả marketing như sau: Hệ số hiệu quả marketing = Doanh thu marketing Chi phí marketing Trong đó: Doanh thu marketing = Giá bán lẻ - Giá cổng trại. Chi phí marketing = Tổng chi phí marketing của các tác nhân. Hệ số hiệu quả lớn hơn 1 thì marketing có hiệu quả. Hệ số này càng lớn, hiệu quả marketing càng cao. 2.1.2.3 Chi phí Marketing, lợi nhuận và biên tế Marketing của các thành viên trong trong mạng lƣới phân phối Tính toán chi phí marketing của từng thành viên tham gia kinh doanh. So sánh chênh lệch giá mua vào bán ra (biên tế marketing) và chi phí marketing để đánh giá hiệu quả về lợi nhuận kinh doanh. Biên tế marketing = Giá bán TB – Giá mua TB 9 Lợi nhuận biên = Biên tế marketing của mỗi loại hình kinh doanh - Chi phí marketing của mỗi loại hình kinh doanh Tỷ suất lợi nhuận biên (%) = 100*Lợi nhuận biên/ Chi phí biên 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu Tỉnh Tiền Giang là nơi có diện tích và sản lượng sầu riêng lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long; trong đó, huyện Cai Lậy là địa bàn tập trung diện tích sầu riêng chuyên canh lớn nhất của tỉnh. Năm 2007, tổng diện tích sầu riêng tỉnh Tiền Giang là 5.057 ha (diện tích cho trái là 3.171 ha), sản lượng đạt 46.742 tấn, trong đó Cai Lậy có diện tích sầu riêng là 4.810 ha (cho trái 3.020 ha), chiếm khoảng 95% diện tích sầu riêng toàn tỉnh (Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang 2007 và Phòng nông nghiệp huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang). Bảng 1: Phân bố diện tích sầu riêng tại các xã của huyện Cai Lậy năm 2006 và dự kiến đến năm 2010 Đơn vị tính: Ha Xã Tổng diện tích vƣờn 2006 Diện tích sầu riêng Năm 2006 Dự kiến năm 2010 Ngũ Hiệp 1.659,0 1246,0 1.471,5 Tam Bình 1.644,4 1222,9 1.366,1 Long Trung 1.251,8 851,0 900,0 Long Tiên 1.110,2 725,0 850,0 Khác 11.184,1 551,4 1.734,1 Tổng 16.849,5 4.596,3 6.321,7 Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang Là loại cây ăn trái chủ lực của huyện Cai Lậy, sầu riêng được trồng ở hầu hết các xã. Tuy nhiên, diện tích sầu riêng chỉ tập trung chủ yếu ở một số xã tạo thành vùng chuyên canh như Ngũ Hiệp, Tam Bình, Long Trung và Long Tiên, trong đó Ngũ Hiệp và Tam Bình là 2 xã trồng nhiều nhất với diện tích lần lượt là 1.246 và 10 1222,9 ha, chiếm trên 50% tổng diện tích sầu riêng của huyện, kế đó là Long Trung chiếm 19% và Long Tiên 16%, các xã còn lại có diện tích khá nhỏ. Trong các xã trên thì Ngũ Hiệp và Tam Bình là 2 xã có diện tích sầu riêng chiếm khoảng 75% tổng diện tích vườn cây ăn trái của xã, đặc biệt Ngũ Hiệp là nơi trồng sầu riêng sớm nhất và gần như 100% hộ được phỏng vấn tại đây đều trồng giống khổ hoa xanh, các giống hạt lép cũng đang được trồng khá phổ biến nhưng tuổi cây còn khá nhỏ hầu hết là chưa cho trái hoặc mới cho trái và chủ yếu là trồng xen vào giữa những gốc sầu riêng khổ hoa lâu năm khi năng suất các cây này đang có chiều hướng giảm. So với Ngũ Hiệp, các xã khác tỷ lệ trồng sầu riêng giống hạt lép cao hơn do các xã này phát triển vườn sầu riêng sau Ngũ Hiệp nên nông dân tương đối có nhiều lựa chọn hơn. Từ những phân tích như trên, tỉnh Tiền Giang được chọn làm điạ bàn nghiên cứu, và các xã Ngũ Hiệp, Tam Bình Long Trung, Long Tiên của huyện Cai Lậy là nơi tiến hành phỏng vấn đối tượng nông hộ. 2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu 2.2.2.1 Số liệu sơ cấp a. Đối với nông hộ: Thu thập số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn trực tiếp 120 hộ trồng sầu riêng tại 4 xã Ngũ Hiệp, Tam Bình, Long Trung và Long Tiên. Trong 4 xã trên, Ngũ Hiệp là xã cù lao trồng sầu riêng lâu đời nhất, các xã Tam Bình, Long Trung và Long Tiên cũng là những xã liền kề ven sông nên nhìn chung điều kiện đất đai thổ nhưỡng, thời tiết khí hậu không khác nhau nhiều, các quan sát được chọn theo phương pháp chọn mẫu theo hạn mức với 40 quan sát phỏng vấn tại Ngũ Hiệp, 40 quan sát tại Tam Bình, 22 quan sát tại Long Trung và 18 quan sát tại Long Tiên. Ở mỗi xã, các phỏng vấn viên đến nhà nông dân bất kỳ và thu cho đủ số lượng cần thiết ở 2 nhóm giống. Phân bố mẫu số liệu thu thập theo giống sản xuất như sau: Bảng 2: Cỡ mẫu phân theo các nhóm giống Giống sầu riêng Cỡ mẫu Giống khổ hoa xanh 60 Các giống hạt lép 60 Tổng cộng 120 11 Nội dung phỏng vấn: Các thông tin về giá cả, sản lượng, chi phí sản xuất, thị trường đầu vào, đầu ra…những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ của hộ trồng sầu riêng. b. Đối với các thành viên trung gian trong mạng lưới phân phối Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phỏng vấn trực tiếp các thành viên trung gian trong mạng lưới phân phối sầu riêng bao gồm thương lái, vựa trái cây, bán lẻ. Đối với các vựa kinh doanh sầu riêng, do hạn chế về nguồn lực, chỉ thực hiện phỏng vấn đối với các vựa tại khu vực chợ đầu mối Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang và tại vùng chuyên canh sầu riêng huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang. Đối tượng bán lẻ thu thập tại Tiền Giang và TP. Hồ Chí Minh. Cỡ mẫu phân theo từng đối tượng như sau: Bảng 3: Cỡ mẫu phân theo các đối tƣợng trung gian Đối tƣợng Cỡ mẫu Thương lái (thu mua) 22 Chủ vựa (buôn sỉ) 14 Bán lẻ 14 Nội dung phỏng vấn: Thông tin cơ bản về đặc điểm của các đối tượng, chi phí, doanh thu, quan hệ mua bán và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của từng đối tượng… c. Ngoài ra, để thu thập các thông tin liên quan làm căn cứ tính toán cho đề tài, tác giả còn tham khảo ý kiến chuyên gia. 2.2.2.2 Số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp sử dụng trong bài thu thập từ niên giám thống kê, sách, báo và tạp chí chuyên ngành, các báo cáo của phòng nông nghiệp địa phương và các bài nghiên cứu về sầu riêng của các cơ quan, tổ chức khác. 2.2.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel và SPSS. 12 2.2.4 Phƣơng pháp phân tích Mục tiêu 1: - Phân tích thực trạng sản xuất sầu riêng tỉnh Tiền Giang: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh. Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin thu thập. Phương pháp thống kê mô tả nhằm phân tích thực trạng sản xuất sầu riêng của nông hộ huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Phương pháp so sánh nhằm đánh giá biến động số liệu về tình hình sản xuất sầu riêng giữa các năm. - Phân tích hiệu quả sản xuất sầu riêng tỉnh Tiền Giang. Đối với mục tiêu này sử dụng một số chỉ tiêu tài chính và phương pháp so sánh nhằm đánh giá, so sánh hiệu quả sản xuất giữa các giống sầu riêng trên địa bàn nghiên cứu. Đồng thời, phương pháp phân tích nhạy cảm được sử dụng để phân tích rủi ro trong sản xuất sầu riêng. Mục tiêu 2: Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả tiêu thụ sầu riêng tỉnh Tiền Giang: Phương pháp xác định kênh tiêu thụ nhằm tìm ra các kênh chuyển tải sầu riêng từ người sản xuất đến người tiêu dùng và tính toán khối lượng sầu riêng chuyển tải qua từng kênh. Phương pháp thống kê mô tả nhằm mô tả hoạt động của các thành viên trong kênh; đồng thời các khái niệm về hệ số hiệu quả marketing, biên tế, chi phí và lợi nhuận marketing được sử dụng để tính toán, so sánh giữa các tác nhân trong kênh và đánh giá hiệu quả marketing của toàn hệ thống. Mục tiêu 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ sầu riêng tỉnh Tiền Giang. Thống kê mô tả được sử dụng nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu thụ sầu riêng tỉnh Tiền Giang. Bên cạnh đó, mô hình hồi quy tuyến tính được sử dụng trong phân tích để lượng hóa mối quan hệ giữa giá trị doanh thu thuần hàng năm với các biến độc lập. Phương trình hồi quy tuyến tính có dạng tổng quát như sau: Y = b0 + b1 X1 + b2 X2 + …. + bn Xn + 13 Trong đó: + Biến phụ thuộc Y: Doanh thu thuần của hộ trồng sầu riêng năm 2008 (tính cho 1công2) + bi: Ảnh hưởng biên của các yếu tố Xi lên biến phụ thuộc Y + : là sai số trong ước lượng. + Các biến độc lập (Xi): Tên biến Diện tích Đơn vị tính Công Mô tả biến Diện tích đất được sử dụng cho hoạt động sản xuất sầu riêng, bao gồm tất cả các giống. Vốn lưu động Đồng/công Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tư vào tài sản lưu động, bao gồm các chi phí như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...(tính trên 1 công sầu riêng). Vốn cố định Đồng/công Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tư vào tài sản cố định. Trong bài nghiên cứu, đây là khoản chi phí đầu tư ban đầu cho vườn cây giai đoạn chưa có nguồn thu (tính trên 1 công sầu riêng). Giống sầu riêng Biến giả, với giá trị 1 là giống hạt lép và 0 là giống sầu riêng khổ hoa xanh. Mùa vụ Biến giả, với giá trị 0 là thu hoạch vào thời điểm chính vụ (tháng 6 và tháng 7), giá trị 1 là thu hoạch ngoài thời điểm chính vụ. Tuổi chủ hộ Năm Tuổi của chủ hộ. Mật độ trồng Gốc/công Số gốc sầu riêng tính trên 1 công. Mục tiêu 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sầu riêng tỉnh Tiền Giang.Từ các kết quả nghiên cứu trên đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sầu riêng tỉnh Tiền Giang. 2 Quy ước: 1 công = 1.000 m2 14 2.3 KHUNG NGHIÊN CỨU Số liệu sơ cấp Thực trạng và hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sầu riêng tỉnh Tiền Giang Phân tích thực trạng sản xuất sầu riêng Phân tích hiệu quả tài chính và rủi ro trong sản xuất sầu riêng Số liệu thứ cấp Mô tả kênh phân phối và đánh giá hiệu quả của hệ thống marketing Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ Kết luận và kiến nghị 15 CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Trần Đức Trung Cang (2008), “Hệ thống marketing nông sản: trường hợp sầu riêng Ngũ Hiệp, tỉnh Tiền Giang”, phương pháp thống kê mô tả, hàm phân biệt, hàm xác suất tuyến tính, phân tích kịch bản; kết quả cho thấy lợi nhuận bình quân năm 2007 của giống sầu riêng khổ hoa xanh là 94,3 triệu đồng/ha, của giống Ri6 là 310,3 triệu đồng/ha, giống Monthong là 325,8 triệu đồng/ha và giống sầu riêng Chín Hóa là 303,2 triệu đồng/ha; diện tích đất vườn, trình độ học vấn và có tham gia hợp tác xã hay không là các biến có ảnh hưởng đến khả năng tham gia vào các công việc làm tăng giá trị cho trái sầu riêng. Nguyễn Thanh Tuấn (2008), “Phân tích thị trường tiêu thụ sầu riêng Ngũ Hiệp - Tiền Giang”, phương pháp thống kê mô tả, so sánh, phân tích doanh thu - chi phí lợi nhuận; kết quả cho thấy đối với giống khổ hoa xanh: lợi nhuận đối với hộ nông dân là 3,95 triệu đồng/tấn, thương lái là 1,57 triệu đồng/tấn, chợ đầu mối là 950 ngàn đồng/tấn và chủ vựa với lợi nhuận là 740 ngàn đồng/tấn; đối với giống Chính Hóa: lợi nhuận đối với hộ nông dân là 14,2 triệu đồng/tấn, thương lái là 3,8 triệu đồng/tấn, chợ đầu mối là 1,1 triệu đồng/tấn và chủ vựa với lợi nhuận là 800 ngàn đồng/tấn, Ri 6: lợi nhuận đối với hộ nông dân là 13,1 triệu đồng/tấn, thương lái là 3 triệu đồng/tấn, chợ đầu mối là 1,6 triệu đồng/tấn và chủ vựa với lợi nhuận là 1,2 triệu đồng/tấn và Monthong: lợi nhuận đối với hộ nông dân là 15 triệu đồng/tấn, thương lái là 4,5 triệu đồng/tấn, chợ đầu mối là 1,3 ngàn đồng/tấn và chủ vựa với lợi nhuận là 900 ngàn đồng/tấn Lê Thị Kim Hằng (2007), “Khảo sát năm giống sầu riêng, kỹ thuật trồng và hiệu quả kinh tế tại xã Phú Sơn, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai”. Đề tài được thực hiện với nội dung khảo sát năm giống sầu riêng: Khổ Qua Xanh, Lá Quéo, Khổ Qua Xanh Hạt Lép, Ri 6 và Monthong. Nhằm ghi nhận các đặc điểm của năm giống sầu riêng tốt trồng trong xã, tìm hiểu kỹ thuật trồng và hiệu quả kinh tế cho việc phát triển diện tích trồng sầu riêng trong xã, cũng như phục vụ cho công tác khuyến nông và chuyển giao công nghệ sau này. Kết quả cho thấy: Giống Monthong, giống Ri 6 có phẩm chất ngon, ba giống còn lại Khổ Qua Xanh, Lá Quéo, Khổ Qua Xanh hạt lép có năng suất và phẩm chất kém hơn, không nên mở rộng diện tích trồng. Hiệu 16 quả kinh tế: Năm giống sầu riêng được khảo sát mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng khác trên địa bàn xã. Nguyễn Văn Ngãi, Lê Vũ, Đoàn Ngọc Trung, Đặng Lê Hoa (2004), “Nghiên cứu lợi thế so sánh sản phẩm cao su vùng Đông Nam Bộ”, đề tài đánh giá hiệu quả sản xuất cao su, xác định lợi thế so sánh và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế so sánh của sản phẩm cao su khu vực miền Đông Nam Bộ; Các phương pháp phân tích chủ yếu được sử dụng: thống kê mô tả, phân tích lợi ích – chi phí, và ước lượng chỉ tiêu đo lường lợi thế so sánh DRC. Võ Chí Cường (2008), “So sánh hiệu quả sản xuất xoài với xoài xen chanh tại huyện Kế Sách, Sóc Trăng”, phương pháp thống kê mô tả, phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính, hàm hồi quy đa biến, kết quả cho thấy tổng chi phí và thu nhập trung bình mỗi năm của mô hình xoài – chanh là 76,88 triệu đồng/ha và 50,97 triệu đồng/ha, mô hình xoài chuyên là 85,43 và 65,5 triệu đồng/ha; cuối cùng mô hình xoài – chanh có lợi nhuận cao gấp 1,3 lần mô hình xoài chuyên. 3.2. NGUỒN GỐC, ĐẶC TÍNH VÀ MÙA VỤ THU HOẠCH SẦU RIÊNG Sầu riêng (tên khoa học là Durio zibethinus) là loại cây ăn quả nhiệt đới rất được ưa chuộng tại các nước Đông Nam Á. Đầu tiên sầu riêng là cây mọc dại, có cơm rất mỏng, dạng trái nhỏ và gai sắc nhọn, được tìm thấy trong các khu rừng ở khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia. Sầu riêng có rất nhiều giống, được du nhập vào Việt Nam cách đây khoảng 100 năm từ Thái Lan và được trồng đầu tiên tại vùng Tân Quy - Biên Hoà (theo Lê Thanh Phong, Võ Thanh Hoàng, Dương Minh (1994)). Sầu riêng là cây giao phấn, khi trưởng thành cao khoảng 20-30 m, tán lá thưa. Quả là loại quả nang có 5 múi, nứt làm 5 mảnh và chín sau khi ra hoa khoảng 4-5 tháng. Sầu riêng là cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao: giá trị calo, tỷ lệ cacbohydrat, protein, lipit, chất khoáng đều rất cao, tuy nhiên hàm lượng vitamin và các khoáng chất chỉ ở mức trung bình (Bảng 4). Ngoài tiêu thụ dạng trái tươi ra, sầu riêng còn có thể sử dụng dưới nhiều dạng như đông lạnh, nghiền thành bột dùng trong chế biến bánh kẹo, các loại kem, nước 17 giải khát v.v...Sầu riêng là loại trái cây quí, có giá trị dinh dưỡng và giá trị thương phẩm cao trong các loại trái cây ở Đông Nam Á. Bảng 4: Thành phần dinh dƣỡng trong 100 gram cơm sầu riêng Thành phần Giá trị dinh dƣỡng Năng lượng (kcal) 153,00 Nước 64,00 Protein (g) 2,70 Chất béo (g) 3,40 Carbonhydrate(g) 27,90 Khoáng(mg) 103,90 Beta-carotene(μg) 140 Vitamin B1 (mg) 0,10 Vitamin B2 (mg) 0,13 Vitamin C (mg) 23,30 Calcium, Ca (mg) 6,00 Iron, Fe (mg) 0,43 ... ... Nguồn: http://www.foodmarketexchange.com. Tuy có nhiều nước trồng sầu riêng trên thế giới nhưng chỉ có 3 nước xuất khẩu sầu riêng chủ yếu là Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Trong đó, Thái Lan dẫn đầu thế giới về xuất khẩu sầu riêng với các sản phẩm: sầu riêng quả tươi, sầu riêng đông lạnh, và các sản phẩm chế biến khác như bột, kem sầu riêng...Các quốc gia khác như Việt Nam, Brunei, Campuchia, Lào, Philippines, Australia...sản xuất chủ yếu đáp ứng nhu cầu nội địa. 18 Singapore, Hồng Kông và Đài Loan là 3 nước nhập khẩu sầu riêng chính trên thế giới. Trong đó Singapore là thị trường nhập khẩu sầu riêng lớn nhất, ngoài ra một số nước khác cũng nhập khẩu sầu riêng như Mỹ, Canada, Pháp, Hà Lan... (Nguồn:http://www.foodmarketexchange.com). Quốc gia 1 2 3 4 5 Tháng 6 7 8 9 10 11 12 Malaixia Thái Lan Inđônêxia Việt Nam Lào Cămpuchia Philippin Brunây Myanma Singapore Bắc Quyn-xlen (Úc) Lãnh thổ phía Bắc (Úc) Hình 1: Mùa vụ thu hoạch sầu riêng một số nƣớc trên thế giới Nguồn: T.K. Lim (1997). Boosting Durian Productivity. Report for RIRDC Project DNT-13A. Sầu riêng Việt Nam cho trái quanh năm nhưng thời vụ khá ngắn tập trung chủ yếu khoảng từ cuối tháng 4 đến hết tháng 7. Sản xuất sầu riêng nghịch vụ, cho thu hoạch vào các tháng 9 đến tháng 4 có giá cao và ổn định hơn nên đây là giải pháp quan trọng để cân đối cung cầu và giá cả (hình 1). 3.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT SẦU RIÊNG Ở VIỆT NAM Sầu riêng sản xuất ở Việt Nam chủ yếu tập trung tại một số tỉnh Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, TP.Hồ Chí Minh. Diện tích và sản lượng sầu riêng các tỉnh Nam Bộ trong năm 2002 thể hiện qua bảng 5. Diện tích trồng sầu riêng Nam Bộ tăng khá nhanh trong những năm qua, nếu như năm 2000 diện tích sầu riêng của Nam Bộ mới 7.853 ha thì năm 2003 đã đạt 12.700 ha, tốc độ tăng bình quân trong các năm 2000-2003 là 17%/năm. 19 Bảng 5: Diện tích và sản lƣợng sầu riêng các tỉnh Nam Bộ năm 2002 Diện tích STT Tỉnh Ha 1 Tổng số 11.838 2 Đồng Nai 3 Sản lƣợng % Tấn % 100,0 53.288 100,0 2.723 23,0 8.744 16,4 Bình Phước 1.614 13,6 1.246 2,3 4 Vĩnh Long 1.509 12,7 22.629 42,5 5 Tiền Giang 1.281 10,8 12.263 23,0 6 Bình Dương 748 6,3 985 1,8 7 Bến Tre 639 5,4 543 1,0 8 TP. HCM 500 4,2 1.800 3,4 9 Các tỉnh khác 2.824 23,9 5.078 9,5 Nguồn: Cục khuyến nông và khuyến lâm TP.HCM - Sở nông nghiệp các tỉnh Nam Bộ Diện tích sầu riêng tăng khá nhanh nhưng do sầu riêng là cây ăn quả có thời gian kiến thiết cơ bản dài nên một bộ phận khá lớn diện tích sầu riêng ở Nam Bộ đang ở trong thời kỳ kiến thiết cơ bản (chưa cho trái). 3.4. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.4.1 Vị trí địa lí Tỉnh Tiền Giang nằm về phía Đông Bắc đồng bằng sông Cửu Long và cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km, có 32 km bờ biển và là cửa ngõ ra biển Đông. Phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Bên Tre, Vĩnh Long và phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An. TP.Hồ Chí Minh. Huyện Cai Lậy – tỉnh Tiền Giang nằm trên các trục đường giao thông chiến lược như Quốc lộ IA, đường tỉnh 864; 865; 868 và sông Tiền; là địa bàn có một vai 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất