Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ 2014 ứng dụng mô hình value at risk trong việc nâng cao hiệu qu...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ 2014 ứng dụng mô hình value at risk trong việc nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam

.PDF
101
367
91

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LÝ DIỄM KHÁNH ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VALUE AT RISK TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH …… NGUYỄN LÝ DIỄM KHÁNH ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VALUE AT RISK TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HOÀNG ĐỨC TP.Hồ Chí Minh – Năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Hồ Chí Minh, Ngày 10 tháng 05 năm 2014 Ngƣời thực hiện MỤC LỤC TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƢƠNG I: TỒNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ MÔ HÌNH VALUE AT RISK (VAR) .................................................. 1 1.1 Quản trị rủi ro tín dụng của NHTM ............................................................. 1 1.1.1 Khái niệm quản trị rủi ro ...................................................................... 1 1.1.2 Vai trò của quản trị rủi ro tín dụng..................................................... 1 1.1.2.1 Quản trị rủi ro tín dụng là thƣớc đo năng lực kinh doanh của các NHTM ............................................................................................ 1 1.1.2.2 Quản trị rủi ro tín dụng tốt là một lợi thế cạnh tranh của các NHTM ................................................................................................... 1 1.1.3 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng ....................................................... 2 1.1.3.1 Nhận diện rủi ro ...................................................................... 2 1.1.3.2 Đo lƣờng rủi ro....................................................................... 2 1.1.3.3 Kiểm soát rủi ro ..................................................................... 3 1.1.3.4 Tài trợ rủi ro ........................................................................... 4 1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng ........................ 5 1.1.4.1 Chính sách và quy trình tín dụng ............................................ 5 1.1.4.2 Chính sách quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng................. 6 1.1.4.3 Tổ chức quản lý tín dụng và rủi ro tín dụng .......................... 6 1.1.4.4 Nhân tố công nghệ ................................................................. 7 1.2 Hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của NHTM ............................................. 7 1.2.1 Khái niệm .............................................................................................. 7 1.2.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả quản trị tín dụng ............................... 8 1.2.2.1 Tỷ lệ nợ quá hạn....................................................................... 8 1.2.2.2 Tỷ lệ nợ xấu ............................................................................. 8 1.2.2.3 Tỷ lệ xóa nợ ròng ..................................................................... 9 1.2.2.4 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng ............................................... 10 1.2.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng ........... 10 1.2.2.1 Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng ....................... 10 1.2.2.2 Đối với khách hàng ................................................................ 11 1.2.2.3 Đối với nền kinh tế ................................................................. 11 Tổng quan về phƣơng pháp Value at Risk ...................................... 12 1.3 1.3.1 Khái niệm về VaR ............................................................................. 12 1.3.2 Các thông số đầu vào để xác định VaR ............................................ 13 1.3.3 Mục tiêu của việc ứng dụng VaR trong công tác quản trị rủi ro tín dụng .................................................................................................... 14 1.3.3.1 Tạo cơ sở cho việc thiết lập dự phòng nhằm bù đắp những tổn thất kỳ vọng ƣớc tính. ......................................................................... 14 1.3.3.2 Tạo cơ sở cho việc xác lập vốn kinh tế bù đắp tổn thất ngoài dự tính ................................................................................................. 14 1.3.4 Các mô hình đo lường VaR thông dụng ........................................... 14 1.3.4.1 CreditMetrics ....................................................................... 14 1.3.4.2 CreditRisk+ .......................................................................... 16 1.3.4.3 CreditPortfolioView .............................................................. 17 1.3.5 Kinh nghiệm ứng dụng mô hình VaR trên thế giới ........................... 20 1.3.5.1 CitiGroup ................................................................................. 20 1.3.5.2 Bank of China (Hong Kong) - ICBC ....................................... 22 1.3.5.3 Deutsche Bank ......................................................................... 23 1.3.5.4 VaR và khủng hoảng tài chính năm 2008 ................................ 24 1.3.5.5 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam......................................... 25 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................ 26 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NHTMCP VIỆT NAM VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CREDITMETRICS TÍNH TOÁN VAR .................................................................................................. 27 2.1 Tổng quan về NHTM CP Việt Nam ............................................................ 27 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển .................................................... 27 2.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động .................................................................. 28 2.1.2.1 Hội đồng quản trị (HĐQT) ................................................................ 28 2.1.2.2 Ban Điều hành........................................................................... 28 2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTMCP ở VN trong giai đoạn 2008 –2013 ..................................................................................................... 28 2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng ................................................................ 28 2.2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTMCP Việt Nam 2008 – 2013 ............................................................................................................. 32 2.2.2.1 Nhận diện rủi ro tín dụng tại các NHTMCP Việt Nam .......... 32 2.2.2.2 Thực trạng đo lường rủi ro tín dụng tại các NHTMCP Việt Nam ..................................................................................................... 33 2.2.2.3 Thực trạng tài trợ rủi ro tín dụng tại các NHTMCP Việt Nam35 2.3 Những hạn chế và nguyên nhân của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM CP Việt Nam ........................................................................................ 39 2.3.1 Thông tin được thu thập chưa đầy đủ và chính xác ........................ 39 2.3.2 Chỉ đo lường RRTD ở góc độ riêng lẻ từng món vay ...................... 40 2.3.3 Nhận thức về xếp hạng tín dụng chưa cao và chưa ứng dụng được các kết quả vào việc QTRRTD ........................................................... 42 2.4 Định lƣợng rủi ro tín dụng theo mô hình VaR .......................................... 43 2.4.1 Điều kiện ứng dụng phương pháp VaR trong QTRRTD tại Việt Nam ............................................................................................................... 43 2.4.2 Xác định VaR bằng Mô hình CreditMetrics ..................................... 46 2.4.2.1 Giả thuyết đầu vào ................................................................ 46 2.4.2.2 Các yếu tố đầu vào của mô hình ........................................... 46 2.4.2.3 Phƣơng pháp tính toán và ví dụ .......................................... 47 2.4.2.3.1 Ứng dụng VaR cho một danh mục có một món vay .. 47 2.4.2.3.2 Ứng dụng VaR cho một danh mục có hai món vay.. 53 2.4.2.3.3 VaR cho toàn bộ danh mục ....................................... 60 2.4.3 Ưu điểm của Value at risk ................................................................... 61 2.4.3.1 Cung cấp phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro hiện đại ....................... 61 2.4.3.2 Tạo cơ sở cho việc thiết lập dự phòng rủi và vốn kinh tế ....... 62 2.4.3.3 Thay đổi giá trị trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ................... 63 2.4.3.4 Đa dạng hóa danh mục cho vay và loại bỏ những món vay xấu ............................................................................................................. 64 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 65 CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CREDITMETRICS XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VAR NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG VIỆC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM CP VIỆT NAM .............................. 66 3.1 Định hƣớng phát triển NHTM Việt Nam đến 2015 và tầm nhìn 2020 ... 66 3.1.1 Định hướng phát triển chung ............................................................. 66 3.1.2 Định hướng về nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng ............ 66 3.2 Ứng dụng mô hình Creditmetrics xác định giá trị VaR nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tín dụng tại các NHTM CP Việt Nam ........ 67 3.2.1 Đối với các NHTM CP Việt Nam ...................................................... 67 3.2.2.1 Xây dựng hoàn thiện hệ thống xếp hạng nội bộ ..................... 68 3.2.1.2 Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại ................ 71 3.2.1.3 Thànhlậpbộphậnnghiêncứu,phântíchvàdựbáothông tin kinh tế - Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng ................................. 72 3.2.1.4 Quảnlý giámsátdanhmụcchovay .......................................... 73 3.2.1.5 Kết hợp VaR đồng thời cùng với các phương pháp định lượng khác (CVaR, Stress Test, Back Test) ........................................ 74 3.2.2 Kiến nghị đối với NHNN Việt Nam .................................................... 75 3.2.2.1 Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động xếp hạng tín dụng của NHTMCP ......................................................................................... 76 3.2.2.2 Định hƣớng quản trị rủi ro tín dụng dƣới góc độ danh mục cho các NHTMCP ............................................................................ 77 3.2.2.3 Nâng cao năng lực hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng .................................................................................................. 77 3.2.2.4 Phát triển thị trƣờng mua bán nợ ....................................... 79 3.2.3 Kiến nghị đối với Nhà nước Việt Nam ............................................... 80 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................ 81 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BIS Ngân hàng thanh toán quốc tế CBTD Cán bộ tín dụng CIC Trung tâm thông tin tín dụng CVaR Giá trị rủi ro có hiệu chỉnh DN Doanh nghiệp EL Tổn thất kì vọng ICBC Ngân hàng công thƣơng Trung Quốc LGD Tổn thất ƣớc tính NHNN Ngân hàng Nhà Nƣớc NHTM Ngân hàng thƣơng mại NHTMCP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần PD Xác suất khách hàng không trả đƣợc nợ QTRRTD Quản trị rủi ro tín dụng RRTD Rủi ro tín dụng Stress Test Phƣơng pháp kiểm tra mức độ căng thẳng SX- KD Sản xuất – Kinh doanh TCTD Tổ chức tín dụng UL Tổn thất không ƣớc tính đƣợc VaR Value at Risk, giá trị chịu rủi ro DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tổ chức hoạt động của NHTMCP Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dƣ nợ giai đoạn 2008 -2013 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 So sánh một số đặc trƣng của 3 mô hình xác định VaR Bảng 2.1 Số lƣợng của các khối Ngân hàng tính đến 2012 Bảng 2.2 Nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012 Bảng 2.3 Thống kê việc lƣợng hóa rủi ro tín dụng tại các NHTMCP Bảng 2.4 Thông tin danh mục cho vay Bảng 2.5 Bảng lãi suất tham chiếu cho các khoản vay Bảng 2.6 Bảng xác suất chuyển hạng tín nhiệm trong 1 năm dành cho món vay xếp hạng A và BBB Bảng 2.7 Giá trị tƣơng lai của khoản vay X Bảng 2.8 Giá trị tƣơng lai của khoản vay Y Bảng 2.9 Bảng tính phƣơng sai và kỳ vọng của món vay X Bảng 2.10 Bảngtínhphƣơng sai và kỳvọng của món vayY Bảng 2.11 Bảng giá trị của danh mục cuối năm 1 cho 64 trƣờng hợp Bảng 2.12 Bảng mức độ ảnh hƣởng của ngành đối khoản vay X, Y Bảng 2.13 Giá trị tới hạn chuẩn của khoản vay doanh nghiệp X (hạng A) Bảng 2.14 Giá trị tới hạn chuẩn của khoản vay doanh nghiệp Y (hạng BBB) Bảng 2.15 Bảng xác xuất chuyển hạng đồng thời của hai món vay X và Y Bảng 2.16 Bảng Giá trị kỳ vọng của danh mục Bảng 2.17 Bảng tính độ lệch chuẩn của giá trị thứ i với giá trị kỳ vọng Bảng 2.18 Bảng tính Phƣơng sai và tổn thất VaR của danh mục LỜI MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn nhƣ hiện nay, thị trƣờng tài chính Việt Nam cũng đang đối diện với những bất ổn và nhiều rủi ro tiềm ẩn. Việc quản trị rủi ro trở thành mối quan tâm đặc biệt của các nhà quản trị cũng nhƣ của Chính phủ. Để công tác quản trị đạt kết quả tốt, việc đánh giá và ƣớc lƣợng rủi ro là rất quan trong. Nghiên cứu riêng về hoạt động tín dụng của các NHTM CP Việt Nam, không thể không kể đến rủi ro về tín dụng hay còn gọi là rủi ro vỡ nợ. Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, những ảnh hƣởng tiêu cực đem lại từ cuộc khủng hoảng vẫn còn dai dẳng, số lƣợng các doanh nghiệp không có khả năng trả nợ hay phá sản ngày càng gia tăng, khiến cho nợ xấu tăng lên và các NHTM mất khả năng thanh khoản. Vì thế, việc đo lƣờng rủi ro tín dụng là một phƣơng tiện cần thiết giúp các ngân hàng nói riêng và các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế nói chung có thể nhận diện, đánh giá và dự báo đƣợc tình trạng của mỗi doanh nghiệp, đồng thời có những chiến lƣợc nhằm hạn chế, giảm thiểu rủi ro tín dụng và xác định hƣớng đi nhằm tối đa hóa đƣợc lợi nhuận nhƣ mong muốn. Hiện nay tại Việt Nam, việc đo lƣờng rủi ro tín dụng không còn xa lạ gì trong các Ngân hàng nói chung và NHTMCP nói riêng. Công tác quản trị rủi ro tín dụng là một vấn đề sống còn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay chƣa có nhiều nghiên cứu thực nghiệm nhằm kiểm tra tính hiệu quả hay mức độ tin cậy của các phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro trong điều kiện thị trƣờng Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài về ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VALUE AT RISK TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM - ứng dụng công cụ quản trị rủi ro tín dụng hiện đại nhằm mục đích cung cấp thêm các lá chắn an toàn cho các NHTM tại Việt Nam và định hƣớng phát triển về lĩnh vực này trong tƣơng lai cho toàn hệ thống. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Xuyên suốt đề tài này. Mục tiêu chính của tôi đó là làm rõ các khía cạnh liên quan đến vấn đề rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng và phân tích mô hình VaR từ đó tiến hành xây dựng công cụ định lƣợng nhằm mục đích ứng dụng cho các NHTMCP tại Việt Nam hiện nay. Tôi đi từ các vấn đề cơ bản nhất của rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng và các mô hình VaR thông dụng để đo lƣờng rủi ro tín dụng, tiến hành phân tích tình hình quản trị rủi ro tín dụng của các NHTMCP trong giai đoạn 2008 -2013, ví dụ xác định giá trị VaR bằng mô hình CreditMetrics, từ đóđƣa ra các khuyến nghị thích hợp về mặt hoạt động của các NHTMCP cũng nhƣ về mặt chính sách cho NHNN. 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài nghiên cứu của tôi sử dụng các phƣơng pháp định tính, định lƣợng, tổng hợp, so sánh, phân tích các dữ liệu tập hợp đƣợc để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Không gian: Hệ thống Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Việt Nam - Thời gian: Từ năm 2008 – 2013 5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Bài nghiên cứu của tôi đƣợc chia làm ba phần chính. Chƣơng 1: Tổng quan lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng và mô hình Value at Risk (VaR) Chƣơng 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của các NHTMCP Việt Nam – Ứng dụng Mô hình Creditmetric để tính toán VaR Chƣơng 3: Ứng dụng mô hình Creditmetrics xác đnịh giá trị VaR nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tín dụng tại các NHTMCP Việt Nam. Trang 1 CHƢƠNG I: TỒNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ MÔ HÌNH VALUE AT RISK (VAR) 1.1 Quản trị rủi ro tín dụng của NHTM 1.1.1 Khái niệm quản trị rủi ro Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản trị và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được mục tiêu an toàn, phát triển bền vững, tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ xấu, nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng, từ đó tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng và hiệu qủa hoạt động kinh doanh trong cả ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng thương mại. 1.1.2 Vai trò của quản trị rủi ro tín dụng 1.1.2.1 Quản trị rủi ro tín dụng là thƣớc đo năng lực kinh doanh của các Ngân hàng Thƣơng mại Tình hình kinh tế ngày càng có nhiều biến động, thị trường tài chính, tiền tệ và ngân hàng cũng diễn biến phức tạp hơn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng. Mặc dù, trước khi cho vay nhân viên ngân hàng đã tìm hiểu thị trường và dự đoán những rủi ro có thể xảy ra nhưng khả năng phát hiện rủi ro tiềm ẩn và ứng phó của nhân viên ngân hàng là có giới hạn, trên thực tế RRTD phát sinh do nhiều nguyên nhân, có thể do nguyên nhân khách quan, chủ quan hay do bất khả kháng… Vì vậy, quản trị RRTD phải được xem là một nghiệp vụ chủ đạo và là thước đo năng lực kinh doanh của các NHTM để ngăn ngừa và hạn chế tối đa những tổn thất do RRTD gây ra. 1.1.2.2 Quản trị rủi ro tín dụng tốt là một lợi thế cạnh tranh của các NHTM Quản trị RRTD được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng sàng lọc được những khách hàng có năng lực pháp lý tốt, năng lực tài chính tốt, có tiềm năng phát triển… nhằm giúp cho việc tài trợ vốn của ngân hàng thực sự mang lại hiệu quả, và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong quá trình cạnh tranh. Trang 2 1.1.3 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng Trong hoạt động cho vay, ngân hàng luôn đối mặt với tình trạng thông tin không cân xứng trong đó ngân hàng không thể hiểu rõ mức độ rủi ro của người vay, dự án cho vay bằng chính bản thân họ chính vì thế ngân hàng thường rơi vào thế lựa chọn bất lợi. Nhưng lợi nhuận luôn gắn liền với rủi ro. Một người quản lý giỏi không phải né tránh và sợ rủi ro mà phải làm đề ra. Một quy trình quản lý tín dụng của danh mục sao để kiểm soát và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất tương ứng với mức lợi nhuận cho vay thông thường gồm có bốn bước chính đó là nhận diện, đo lường, kiểm soát và tài trợ rủi ro. 1.1.3.1 Nhận diện rủi ro Để quản trị được rủi ro thì trước hết phải nhận diện được rủi ro. Rủi ro t ừ n g m ó n v a y c ũ n g n h ư r ủ i r o danh mục cho vay chính là sự kết hợp của rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tập trung chính là do sự thiếu đa dạng hóa danh mục cho vay, đi ngược với nguyên tắc phân tán rủi ro trong kinh doanh tiền tệ. Nhận diện rủi ro chính là tìm ra các biểu hiện và các yếu tố tác động có thể dẫn đến các rủi ro trên. Ngân hàng phải thường xuyên xem xét tổng thể cơ cấu danh mục cho vay của mình kết hợp với phân tích rủi ro nội tại của từng đối tượng cho vay trên danh mục từ đó nhận diện được những biểu hiện hay những yếu tố tác động làm gia tăng rủi ro tín dụng cho danh mục cho vay của mình 1.1.3.2 Đo lƣờng rủi ro Trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng thì đo lường rủi ro là một bước quan trọng, nhất là trong quan điểm quản trị rủi ro hiện đại. Không chỉ dừng lại ở mức độ là nhận dạng ra rủi ro mà nhà quản trị phải đo lường được mức độ rủi ro mà ngân hàng gặp phải. Rủi ro tín dụng bao hàm hai đặc trưng là: (1) Luôn gắn liền với tổn thất của ngân hàng về mặt tài chính; (2) Xuất phát từ sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của khách hàng. Từ đây ta có thể thấy được rằng rủi ro tín dụng chính là khả năng xảy ra biến cố gắn liền với tổn thất về mặt tài Trang 3 chính của ngân hàng. Chính vì thế đo lường rủi ro tín dụng thực chất đo lường xác suất xảy ra biến cố và mức tổn thất nếu biến cố đó xảy ra trong một khoản thời gian nhất định . Ngân hàng có thể tiếp cận nhiều cách khác nhau để đo lường rủi ro. Không có phương pháp đo lường nào phù hợp với mọi ngân hàng, mỗi ngân hàng cần xây dựng cho mình một phương pháp đo lường phù hợp với tình hình thực tế tại ngân hàng mình. Mục tiêu của đo lường rủi ro tín dụng chính là giúp ngân hàng lượng hóa được rủi ro mà mình gặp phải trong một khoảng thời gian nhất định qua đó có những biện pháp chống đỡ rủi ro thích hợp như thiết lập mức dự trữ để bù đắp tổn thất… 1.1.3.3 Kiểm soát rủi ro Kiểm soát rủi ro là việc dùng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến thuật… để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu nhưng tổn thất do rủi ro mang đến cho ngân hàng. Mỗi thời điểm ngân hàng có thể đối mặt với những loại rủi ro khác nhau do đó tùy tình hình thực tế mà ngân hàng lựa chọn cho mình cách thức kiểm soát rủi ro thích hợp sau khi đã nhận diện và đo lường được chúng. Kiểm soát rủi ro là một nghệ thuật, nó đòi hỏi sự sáng tạo, linh hoạt và mềm dẻo. Nhìn chung các biện pháp kiểm soát rủi ro có thể được phân thành ba nhóm sau đây: Né tránh rủi ro Né trảnh rủi ro nghĩa là né tránh những hoạt động hay những nguyên nhân có thể phát sinh tổn thất. Đây là cách thức kiểm soát rủi ro đơn giản và có chi phí thấp. Tuy nhiên lợi nhuận và rủi ro thường song hành tồn tại. Rủi ro được hiểu như là sự không chắc chắn do đó né tránh rủi ro có thể làm cho ngân hàng mất đi lợi nhuận cao nếu rủi ro không xảy ra. - Ngăn ngừa rủi ro Trang 4 Ngăn ngừa rủi ro là việc dùng các biện pháp nào đó để giảm xác suất xuất hiện rủi ro. Các biện pháp này có thể là tác động vào nguyên nhân gây ra rủi ro hay ngừa sự tương tác giữa các nhóm nguyên nhân. Rủi ro danh mục bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. Do rủi ro nội tại xuất phát từ bản chất của đối tượng cho vay của ngân hàng nên ngân hàng khó có thể tác động làm thay đổi nó. Rủi ro tập trung thường là do nguyên nhân chủ quan từ công tác quản trị danh mục cho vay chính vì thế đa dạng hóa danh mục cho vay là biện pháp nhằm ngăn ngừa rủi ro tập trung tín dụng và cũng ngăn ngừa sự tương tác sự khuếch đại rủi ro khi tập trung cao vào những đối tượng có rủi ro nội tại cao. - Giảm thiểu tổn thất Đây là các biện pháp nhằm giảm thiểu những mất mát, thiệt hại do rủi ro gây ra. Ví dụ như ngân hàng yêu cầu tài sản đảm bảo khi cho vay hay các khoản trích lập dự phòng để chống đỡ những tổn thất khi xảy ra rủi ro tín dụng. 1.1.4.4. Tài trợ rủi ro Rủi ro chính là sự không chắc chắn do đó dù có kiểm soát đến đâu cũng không thể ngăn chặn hoàn toàn sự xuất hiện của rủi ro. Do đó khi rủi ro xảy ra thì cần có biện pháp thích hợp để giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do rủi ro gây ra. Thông thường hoạt động tài trợ rủi ro thường được phân chia thành hai nhóm là tự khắc phục rủi ro và chuyển giao rủi ro. - Tự khắc phục rủi ro Là phương pháp mà khi rủi ro xảy ra thì ngân hàng tự khắc phục các tổn thất. Để có thể tự khắc phục các rủi ro thì trước tiên ngân hàng cần phải thiết lập các quỹ dự phòng đầy đủ. Tổn thất bao gồm hai loại là tổn thất dự kiến và tổn thất ngoài dự kiến. Những tổn thất dự kiến ngân hàng dùng quỹ dự phòng để bù đắp, tổn thất ngoài dự kiến thì ngân hàng phải lấy vốn tự có của mình để chống đỡ. Nếu tổn thất vượt quá sự chống đỡ của vốn tự có của mình ngân hàng có thể đi đến bờ vực phá sản. Trang 5 - Chuyển giao rủi ro Là phương pháp mà ngân hàng dùng các nguồn lực bên ngoài để giúp khắc phục rủi ro như chuyển giao rủi ro bằng cách bán các khoản nợ, khoản đền bù của các hãng bảo hiểm… 1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng 1.1.4.1 Chính sách và quy trình tín dụng - Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trương, định hướng, quy định chi phối hoạt động tín dụng do ngân hàng đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và các cá nhân; đồng thời thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng. Thông thường, chính sách tín dụng quy định đối tượng vay vốn, nhu cầu vay vốn, hạn mức, điều kiện vay, phương thức quản lý… Nếu chính sách tín dụng được xây dựng khoa học, cẩn thận, thông suốt từ trên xuống dưới sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng duy trì tiêu chuẩn tín dụng của mình, tránh rủi ro quá mức và đánh giá đúng về cơ hội kinh doanh. Ngược lại, chính sách tín dụng không cụ thể, không thích ứng được với những thay đổi của môi trường, không phù hợp với khả năng và mục tiêu của ngân hàng sẽ làm giảm chất lượng của những khoản vay, dễ phát sinh rủi ro. Thực tế đã chứng minh rằng ngân hàng nào xây dựng được một chính sách tín dụng hợp lý, chất lượng tín dụng tại ngân hàng đó thường cao hơn. - Quy trình tín dụng bao gồm các bước cụ thể hoá chính sách tín dụng, giúp cán bộ tín dụng tiến hành quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, góp phần đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Quy trình cho vay gồm nhiều bước nhỏ nhưng thường được chia thành 4 giai đoạn: phân tích trước khi cấp tín dụng, xây dựng và ký kết hợp đồng, giải ngân, kiểm soát sau khi cấp tín dụng. Chính vì cán bộ tín dụng cho vay chủ yếu dựa vào các bước trong quy trình tín dụng nên đối với mỗi ngân hàng, quy trình cần được xây dựng cụ thể, chi tiết đối với mỗi loại hình tín dụng, mỗi đối tượng khách hàng để đảm bảo việc thực hiện đúng, đủ quy trình là có thể hạn chế được rủi ro xảy ra. Trang 6 1.1.4.2 Chính sách quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng Trong công tác phòng ngừa RRTD, ngoài việc tuân thủ theo các quy chế cho vay, bảo lãnh, bảo đảm tiền vay… do ngân hàng trung ương ban hành, các NHTM cần xây dựng riêng cho mình một chính sách quản lý RRTD phù hợp. Mục tiêu của xây dựng chính sách này là nhằm giảm đến mức tối thiểu khả năng xảy ra rủi ro tín dụng và tổn thất ở mức ngân hàng cho là hợp lý. Do vậy, chính sách này cần phải quản lý được các rủi ro hiện hữu ở từng khoản vay, cả trước và sau khi rủi ro gây ra tổn thất cho ngân hàng. Thông thường, chính sách QTRRTD thường đưa ra những khuyến cáo về ngành, lĩnh vực, đối tượng khách hàng không nên hoặc thận trọng cho vay để cán bộ tín dụng có thể sớm nhận biết được những rủi ro tiềm ẩn, đồng thời đưa ra những công cụ quản trị hữu hiệu, thích hợp với đặc điểm của từng ngân hàng. Cũng như vậy, trong trường hợp rủi ro đã xảy ra, chính sách QTRRTD cũng quy định cách thức giải quyết sao cho thu hồi được nợ nhiều và nhanh nhất, giảm tổn thất với ngân hàng. Có thể nói, ngân hàng ban hành được chính sách quản lý rủi ro tín dụng đầy đủ, cụ thể bằng văn bản, ngân hàng đã đã thành công bước đầu trong việc hạn chế rủi ro tín dụng. 1.1.4.3 Tổ chức quản trị tín dụng và rủi ro tín dụng Phần lớn các ngân hàng đều thành lập tổ chức quản lý tín dụng và RRTD như trung tâm thông tin tín dụng và phòng ngừa rủi ro, trung tâm giám sát và kiểm tra tín dụng, công ty quản lý nợ và xử lý tài sản đảm bảo. Các tổ chức này có chức năng cung cấp những thông tin thiết yếu cho cán bộ tín dụng về khách hàng, trợ giúp cán bộ trong quá trình ra quyết định cho vay; đồng thời giám sát, kiểm tra tình hình những khoản vay sau giải ngân để sớm phát hiện những dấu hiệu của rủi ro. Khi rủi ro xảy ra thì có biện pháp xử lý tài sản đảm bảo, thu hồi nợ. Các tổ chức quản lý tín dụng và rủi ro tín dụng của một ngân hàng nên phối hợp với nhau vì chỉ khi các tổ chức này hoạt động hiệu quả thì mới hạn chế được nhiều rủi ro tín dụng. Tránh việc thành lập các tổ chức này mang tính hình thức vì như vậy không những ngăn ngừa được mà còn làm tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng xấu đi.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất