Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ 2014 phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại ngân hàng tmcp ngo...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ 2014 phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam

.PDF
102
196
71

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------- TỐNG THỊ MINH THƯƠNG PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------- TỐNG THỊ MINH THƢƠNG PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HOÀNG ĐỨC Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2014 LỜI CAM ĐOAN ******** Tôi xin cam đoan luận văn cao học kinh tế với đề tài “Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam” do tôi thực hiện, dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Hoàng Đức, số liệu nêu trong luận văn này đƣợc thu thập từ nguồn thực tế, đƣợc công bố trên các báo cáo của các cơ quan nhà nƣớc; đƣợc đăng tải trên các tạp chí, báo chí, các website hợp pháp. Các giải pháp, kiến nghị là của cá nhân tôi rút ra từ quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng Ngƣời cam đoan Tống Thị Minh Thƣơng năm 2014 MỤC LỤC ------o0o-----TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 01 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BAO THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ......................................................................................................... 03 1.1. Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ bao thanh toán...................................... 03 1.1.1. Lịch sử hình thành bao thanh toán ....................................................... 03 1.1.2. Khái niệm bao thanh toán .................................................................... 03 1.1.2.1. Theo Quan điểm của FCI ............................................................ 03 1.1.2.2. Theo Công ƣớc bao thanh toán UNIDROIT năm 1988 .............. 04 1.1.2.3. Theo Quyết định số 1096/2004/QĐ – NHNN của Ngân hàng Nhà nƣớc năm 2004 ......................................................................................... 04 1.1.3. Chức năng của bao thanh toán ............................................................. 05 1.1.3.1. Chức năng tài trợ vốn .................................................................. 05 1.1.3.2. Chức năng quản lý sổ sách khoản phải thu ................................. 05 1.1.3.3. Chức năng thu nợ các khoản phải thu ......................................... 05 1.1.3.4. Chức năng bảo hiểm rủi ro trong thanh toán ............................... 05 1.1.4. Các loại hình bao thanh toán ................................................................ 06 1.1.4.1. Phân loại theo ý nghĩa bảo hiểm rủi ro thanh toán ...................... 06 1.1.4.2. Phân loại theo phạm vi thực hiện ................................................ 06 1.1.4.3. Phân loại theo phƣơng thức thực hiện bao thanh toán ................ 07 1.1.4.4. Căn cứ vào cách thức thực hiện................................................... 07 1.1.5. Quy trình thực hiện bao thanh toán ...................................................... 08 1.1.5.1. Hệ thống một đơn vị bao thanh toán ........................................... 08 1.1.5.2. Hệ thống hai đơn vị bao thanh toán............................................. 09 1.1.6. So sánh bao thanh toán với các hình thức tín dụng khác ..................... 10 1.1.6.1. So sánh bao thanh toán với cho vay thông thƣờng...................... 10 1.1.6.2. So sánh bao thanh toán với tài trợ các khoản phải thu ................ 11 1.1.7. Tiện ích và rủi ro khi sử dụng nghiệp vụ bao thanh toán .................... 12 1.1.7.1. Tiện ích khi sử dụng nghiệp vụ bao thanh toán .......................... 12 1.1.7.2. Rủi ro khi thực hiện bao thanh toán ............................................ 14 1.2. Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán của NHTM .......................................... 15 1.2.1. Khái niệm ............................................................................................. 15 1.2.2. Các chỉ tiêu xác định phát triển nghiệp vụ bao thanh toán .................. 15 1.2.2.1. Quy mô bao thanh toán................................................................ 15 1.2.2.2. Mức độ rủi ro ............................................................................... 16 1.2.2.3. Thị phần bao thanh toán .............................................................. 16 1.2.2.4. Nâng cao chất lƣợng nghiệp vụ bao thanh toán .......................... 17 1.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc triển khai nghiệp vụ bao thanh toán tại NHTM ............................................................................................................ 17 1.2.3.1. Các yếu tố khách quan ................................................................. 17 1.2.3.2. Các yếu tố chủ quan .................................................................... 18 1.3. Kinh nghiệm về hoạt động bao thanh toán trên thế giới .............................. 19 1.3.1. Tình hình hoạt động bao thanh toán trên thế giới ................................ 19 1.3.2. Kinh nghiệm từ một số nƣớc trên thế giới ........................................... 21 1.3.1.1. Kinh nghiệm thành công của Mỹ ................................................ 21 1.3.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc ..................................................... 21 1.3.1.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản ......................................................... 22 1.3.3. Bài học kinh nghiệm về bao thanh toán cho Việt Nam ....................... 22 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.......................................................................................... 23 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM ....................................................... 24 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam......................... 24 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển........................................................... 24 2.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh .................................................. 25 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh ............................................................. 25 2.2. Thực trạng hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam ..................................... 27 2.2.1. Cơ sở pháp lý ....................................................................................... 27 2.2.2. Khái quát về nghiệp vụ bao thanh toán đƣợc quy định tại Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN và Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nƣớc ............................................................................................... 28 2.2.2.1. Các điều kiện hoạt động bao thanh toán...................................... 28 2.2.2.2. Đối tƣợng thực hiện và sử dụng bao thanh toán .......................... 30 2.2.2.3. Đánh giá khuôn khổ pháp lý về nghiệp vụ bao thanh toán tại Việt Nam .......................................................................................................... 31 2.2.3. Tình hình hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2013 ............................................................................................................. 32 2.3. Thực trạng hoạt động nghiệp vụ bao thanh toán của Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam ..................................................................................... 36 2.3.1. Tổ chức thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán của Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam ............................................................................... 36 2.3.1.1. Đối tƣợng khách hàng và thị trƣờng............................................ 36 2.3.1.2. Sản phẩm bao thanh toán ............................................................. 37 2.3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ phận bao thanh toán của VCB ....................... 37 2.3.1.4. Quy trình thực hiện giao dịch ...................................................... 39 2.3.1.5. Biểu phí dịch vụ, lãi suất bao thanh toán .................................... 41 2.3.2. Phân tích thực trạng hoạt động bao thanh toán của Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam ............................................................................... 43 2.3.2.1. Quy mô bao thanh toán của VCB ................................................ 43 2.3.2.2. Mức độ rủi ro trong nghiệp vụ bao thanh toán của VCB ............ 51 2.3.3. Đánh giá việc thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam.................................................................... 52 2.3.3.1. Kết quả đạt đƣợc .......................................................................... 52 2.3.3.2. Hạn chế còn tồn tại ...................................................................... 53 2.3.3.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế ..................................................... 55 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.......................................................................................... 62 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM .......................................... 63 3.1. Triển vọng phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại Việt Nam ..................... 63 3.2. Định hƣớng phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 .................................................................. 63 3.2.1. Định hƣớng phát triển chung ............................................................... 63 3.2.2. Định hƣớng phát triển nghiệp vụ bao thanh toán ................................. 64 3.3. Giải pháp phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam ................................................................................................ 65 3.3.1. Xây dựng sản phẩm phù hợp và chiến lƣợc marketing ....................... 65 3.3.2. Chính sách giá và phí hợp lý ................................................................ 69 3.3.3. Quản lý rủi ro tốt nhất .......................................................................... 69 3.3.4. Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng .......................................... 73 3.3.5. Nâng cao chất lƣợng cán bộ kinh doanh về dịch vụ bao thanh toán.... 73 3.3.6. Cải thiện và nâng cao mức độ hiện đại hóa công nghệ ........................ 75 3.3.7. Mở rộng quan hệ đại lý ........................................................................ 75 3.4. Kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và các cơ quan hữu quan...................................................................................................... 77 3.4.1. Đối với Chính phủ ................................................................................ 77 3.4.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ............................................. 80 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.......................................................................................... 83 KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................ 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT VIẾT TẮT NGUYÊN VĂN BTT Bao thanh toán NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM Ngân hàng thƣơng mại NK Nhập khẩu TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thƣơng mại cổ phần XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH VIẾT TẮT NGUYÊN VĂN TIẾNG ANH ACB Asia TIẾNG VIỆT Commercial NHTM CP Á Châu Bank CIC Credit Information Trung tâm thông Center D/A tin tín dụng Document against Chấp nhận thanh Acceptant toán đổi lấy chứng từ D/P Document Payment against Thanh toán đổi lấy chứng từ EUR EURO Eximbank Vietnam Đồng Euro Export NHTM CP Xuất nhập khẩu and Import bank FCI Chain Hiệp hội các nhà Factors International bao thanh toán quốc tế GRIF HSBC General Rules for Các quy tắc chung International về bao thanh toán Factoring quốc tế Hongkong and Ngân hàng TNHH Shanghai Banking một IFG thành viên Corporation HSBC (Việt Nam) International Hiệp hội các nhà Factors Group cung ứng dịch vụ bao thanh toán quốc tế L/C Letter of Credit Thƣ tín dụng T/T Telegraphic Chuyển tiền bằng transfer remittance điện UNCITRAL United Nations Công ƣớc Liên hợp Commission on quốc về việc International Trade chuyển nhƣợng các Law khoản phải thu trong thƣơng mại quốc tế UNIDROIT International Viện quốc tế về Institute for Unification the nhất thể hóa Pháp of luật tƣ Private Law USD United States dollar Đô la Mỹ VCB Joint Vietcombank Stock Ngân hàng thƣơng Commercial Bank mại cổ phần Ngoại for Foreign Trade thƣơng Việt Nam of Vietnam WTO World Organization Trade Tổ chức Thƣơng mại Thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 1.1: Doanh số bao thanh toán thế giới (2008 -2013) Bảng 1.2: Doanh số bao thanh toán của các khu vực (2008 -2013) Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB (2008 – 2013) Bảng 2.2: Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của VCB (2008 – 2013) Bảng 2.3: Doanh số bao thanh toán Việt Nam (2008 – 2013) Bảng 2.4: Doanh số bao thanh toán của một số quốc gia châu Á (2008 - 2013) Bảng 2.5: Biểu phí cung ứng dịch vụ bao thanh toán của VCB (2008 – 2013) Bảng 2.6: Doanh số bao thanh toán của VCB (2008 – 2013) Bảng 2.7: Doanh số bao thanh toán XNK của VCB (2008 - 2013) Bảng 2.8: Dƣ nợ bao thanh toán của VCB (2008 – 1013) Bảng 2.9: Số lƣợng hồ sơ bao thanh toán của VCB (2008 – 1013) Bảng 2.10: Doanh thu bao thanh toán của VCB (2008 – 1013) Bảng 2.11: Nợ xấu bao thanh toán của VCB (2008 – 1013) Bảng 2.12: Tỷ lệ phí bao thanh toán của VCB và một số NHTM (2008 – 2013) Biểu đồ 1.1: Doanh số bao thanh toán theo khu vực năm 2013 Biểu đồ 2.1: Doanh số bao thanh toán Việt Nam (2008 -2013) Biểu đồ 2.2: Doanh số bao thanh toán của VCB (2008 – 2013) Biểu đồ 2.3: Dƣ nợ bao thanh toán của VCB (2008 – 2013) Biểu đồ 2.4: Doanh thu bao thanh toán của VCB (2008 – 2013) Sơ đồ 1.1: Quy trình bao thanh toán theo hệ thống một đơn vị BTT Sơ đồ 1.2: Quy trình bao thanh toán theo hệ thống hai đơn vị BTT Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bao thanh toán tại hội sở chính Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức bao thanh toán tại chi nhánh Sơ đồ 2.3: Quy trình thực hiện bao thanh toán trong nƣớc tại VCB Sơ đồ 2.4: Quy trình thực hiện bao thanh toán xuất khẩu tại VCB Sơ đồ 2.5: Quy trình thực hiện bao thanh toán nhập khẩu tại VCB Trang 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, rất nhiều nước trên thế giới sử dụng dịch vụ bao thanh toán như một giải pháp tối ưu thúc đẩy quá trình buôn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Có thể thấy rằng nghiệp vụ bao thanh toán không còn quá xa lạ ở Việt Nam. Với những đặc điểm và lợi ích riêng của nó đã trở thành vị cứu cánh cho vấn đề nợ phát sinh và tình trạng nợ khó đòi cho doanh nghiệp, đồng thời là kênh huy động vốn lưu động nhanh chóng cho doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Do đó, bao thanh toán ngày càng được khẳng định và công nhận rộng rãi, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam so với các ngân hàng nước ngoài trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công nhất định, nghiệp vụ bao thanh toán khi triển khai ở Việt Nam vẫn tồn tại những khó khăn, bất cập. Do vậy, việc tìm ra những giải pháp nhằm thúc đẩy dịch vụ này là một vấn đề đáng để quan tâm. Trước tình hình đó, tôi đã quyết định chọn đề tài luận văn: “Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam” với mong muốn thông qua luận văn của mình có thể giúp cho hoạt động bao thanh toán của ngân hàng phát triển mạnh mẽ hơn cả về chất và lượng. 2. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận về nghiệp vụ bao thanh toán, kinh nghiệm, bài học của các nước trên thế giới đã áp dụng nghiệp vụ này làm cơ sở để phân tích thực trạng và đánh giá hoạt động nghiệp vụ bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam. Qua đó, luận văn đưa ra các giải pháp để phát triển nghiệp vụ này tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam. Trang 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Nghiệp vụ bao thanh toán Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam trong giai đoạn từ 2008 đến 2013. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu cơ bản được vận dụng để thực hiện đề tài nghiên cứu bao gồm: phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và khảo sát thực tế. 5. Nội dung kết cấu của luận văn Chương 1: Tổng quan về bao thanh toán của Ngân hàng thương mại. Trong chương này đề cập đến những lý luận chung nhất về nghiệp vụ bao thanh toán và khái quát hoạt động của dịch vụ này ở một số nước trên thế giới. Chương 2: Thực trạng nghiệp vụ bao thanh toán tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Chương này nêu lên thực trạng hoạt động của bao thanh toán tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, những thành tựu đạt được, những khó khăn tồn tại cần khắc phục. Chương 3: Giải pháp phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Trong chương này, từ những lý luận và thực tiễn đã nêu tại chương 1 và chương 2, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Trang 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BAO THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ bao thanh toán 1.1.1. Lịch sử hình thành bao thanh toán Hoạt động bao thanh toán đã được hình thành từ thời trung cổ khi phát sinh các khoản nợ từ các hoạt động mua bán. Vào thế kỷ XIII, bao thanh toán đã được sử dụng như một công cụ để tạm ứng tiền bán hàng theo hóa đơn trong thời gian chờ đợi bên mua thanh toán, sau khi bên bán đã cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Đến thế kỷ XVII, bao thanh toán chính thức ra đời ở Anh và được các tổ chức tài chính ở châu Âu thực hiện rộng rãi vào thế kỷ XIX. Bao thanh toán đã được ngày càng nhiều quốc gia nghiên cứu và ứng dụng. Đến những năm 1970, bao thanh toán đã được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu. Do đó, có thể khẳng định rằng cơ sở ra đời của bao thanh toán chính là các khoản phải thu phát sinh trong quan hệ thương mại giữa các bên. Chỉ khi đã phát sinh hoặc sẽ phát sinh các khoản phải thu giữa bên mua và bên bán thì bao thanh toán mới có thể ra đời. Trên thế giới, bao thanh toán là một trong những hình thức cấp tín dụng có lịch sử phát triển lâu đời. Nhưng ở Việt Nam nghiệp vụ bao thanh toán chỉ bắt đầu triển khai thực hiện ở một số Ngân hàng vào năm 2005. Cho đến nay, bao thanh toán vẫn là một hình thức cấp tín dụng khá mới mẻ với cả ngân hàng lẫn khách hàng ở Việt Nam. 1.1.2. Khái niệm bao thanh toán 1.1.2.1. Theo Quan điểm của FCI Theo Hiệp hội Bao thanh toán quốc tế (FCI), bao thanh toán là một dịch vụ tài chính trọn gói, kết hợp việc tài trợ vốn lưu động, phòng ngừa rủi ro tín dụng, theo dõi công nợ và thu hồi nợ. Đó là thỏa thuận giữa đơn vị bao thanh toán và người bán, trong đó đơn vị bao thanh toán sẽ mua lại khoản phải thu của người bán, thường là không truy đòi, đồng thời có trách nhiệm đảm bảo khả năng chi trả của Trang 4 người mua. Nếu người mua phá sản hay mất khả năng chi trả vì những lý do tín dụng thì đơn vị bao thanh toán sẽ thay người mua trả tiền cho người bán. Theo quy tắc chung về bao thanh toán quốc tế GRIF (General Rules for International Factoring phiên bản năm 2010, chương 1, điều 1), bao thanh toán là hợp đồng, theo đó nhà cung cấp sẽ chuyển nhượng các khoản phải thu (hay một phần của các khoản phải thu) cho một đơn vị bao thanh toán, có thể vì hoặc không vì mục đích tài trợ, để thực hiện ít nhất một trong các chức năng sau: Theo dõi, quản lý sổ sách các khoản phải thu; thu hộ các khoản phải thu; bảo đảm rủi ro nợ xấu cho người bán. 1.1.2.2. Theo Công ước bao thanh toán UNIDROIT năm 1988 Điều 2, Chương 1 Công ước UNIDROIT về bao thanh toán quốc tế (UNIDROIT Convention on International Factoring): bao thanh toán là một dạng tài trợ bằng việc mua bán các khoản nợ ngắn hạn trong giao dịch thương mại giữa tổ chức tài trợ và bên cung ứng, theo đó tổ chức tài trợ thực hiện tối thiểu hai trong số các chức năng sau: Tài trợ bên cung ứng gồm cho vay và ứng trước tiền, quản lý sổ sách liên quan đến các khoản phải thu, thu nợ các khoản phải thu, bảo đảm rủi ro không thanh toán của bên khách hàng. 1.1.2.3. Theo Quyết định số 1096/2004/QĐ – NHNN của Ngân hàng Nhà nước năm 2004 Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Nói tóm lại, bao thanh toán được hiểu là sự chuyển nhượng các khoản phải thu của người mua hàng (con nợ) từ người bán hàng (chủ nợ cũ) sang đơn vị bao thanh toán (chủ nợ mới). Đơn vị bao thanh toán đảm bảo việc thu nợ, tránh các rủi ro không trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ của người mua. Đơn vị bao thanh toán có thể trả trước toàn bộ hay một phần các khoản nợ của người mua cùng với Trang 5 một khoản hoa hồng tài trợ và phí thu nợ. Mọi rủi ro không thu được tiền hàng đều do người tài trợ gánh chịu. Ngoài ra, nghiệp vụ bao thanh toán còn bao gồm một số dịch vụ như quản lý khoản phải thu của khách hàng, cung cấp các thông tin kinh tế, tiền tệ, tín dụng và thương mại nhằm tăng thu và giữ tốt quan hệ với khách hàng lâu dài. 1.1.3. Chức năng của nghiệp vụ bao thanh toán 1.1.3.1. Chức năng tài trợ vốn Sau khi nhận được bộ chứng từ của người bán hàng, đơn vị bao thanh toán sẽ ứng trước cho người bán một số tiền bằng tỷ lệ phần trăm xác định của giá trị khoản phải thu (thường là 75%-85% giá trị khoản phải thu). Phần còn lại của giá trị khoản phải thu sẽ được đơn vị bao thanh toán cam kết thanh toán cho người bán sau một thời hạn thoả thuận, sau khi trừ đi các khoản phí dịch vụ tài chính và lãi tính trên số tiền đã ứng trước. 1.1.3.2. Chức năng quản lý sổ sách khoản phải thu Đơn vị bao thanh toán giữ toàn bộ sổ sách bán hàng của người bán, phụ trách toàn bộ việc quản lý và theo dõi tiến độ thu nợ tiền bán hàng thay cho người bán dựa trên bản sao tất cả các hoá đơn gửi đến người mua, theo dõi việc thanh toán tiền hàng khi đến hạn. 1.1.3.3. Chức năng thu nợ các khoản phải thu Với phương thức thanh toán trả chậm, người bán cho phép người mua chậm thanh toán, sau khi họ đã nhận được hàng hoá. Điều này làm cho bên bán gặp những khó khăn như: vừa phải theo dõi quá trình sản xuất kinh doanh vừa phải tổ chức hệ thống theo dõi thu nợ. Đơn vị bao thanh toán với chức năng thu hộ sẽ thay người bán đi đòi nợ người mua. Nhờ đó, người bán có nhiều thời gian tập trung vào sản xuất, kinh doanh. 1.1.3.4. Chức năng bảo hiểm rủi ro trong thanh toán Trang 6 Trong hoạt động thương mại, người bán thường gặp nhiều khó khăn trong việc liên lạc với người mua vì khoảng cách địa lý, ngôn ngữ, hệ thống pháp luật... Từ đó khả năng rủi ro thanh toán ngày càng cao. Để hạn chế được rủi ro này, người bán có thể bán các khoản phải thu của mình cho đơn vị bao thanh toán. Điều này có nghĩa là người bán có thể chuyển giao các rủi ro thương mại của bên mua cho đơn vị bao thanh toán dựa theo thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp bao thanh toán miễn truy đòi, đơn vị bao thanh toán sẽ gánh chịu mọi rủi ro, trong khi đó người bán không còn chịu trách nhiệm gì nữa. 1.1.4. Các loại hình bao thanh toán 1.1.4.1. Phân loại theo ý nghĩa bảo hiểm rủi ro thanh toán  Bao thanh toán có truy đòi Bao thanh toán có truy đòi là hình thức bao thanh toán, trong đó đơn vị bao thanh toán có quyền truy đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu.  Bao thanh toán miễn truy đòi Bao thanh toán miễn truy đòi là hình thức bao thanh toán, trong đó đơn vị bao thanh toán chịu toàn bộ rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu. Đơn vị bao thanh toán chỉ có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên mua hàng trong trường hợp bên mua từ chối thanh toán khoản phải thu do bên bán hàng giao hàng không đúng hợp đồng hoặc vì lý do khác không liên quan đến khả năng thanh toán của bên mua hàng. 1.1.4.2. Phân loại theo phạm vi thực hiện  Bao thanh toán trong nước (Bao thanh toán nội địa) Bao thanh toán trong nước là hình thức cấp tín dụng của một ngân hàng thương mại hay một công ty tài chính chuyên nghiệp cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản thu phát sinh từ việc mua lại các khoản thu phát sinh từ việc Trang 7 mua bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng hóa thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó, bên bán hàng và bên mua hàng là người cư trú trong phạm vi một quốc gia.  Bao thanh toán xuất nhập khẩu (Bao thanh toán quốc tế) Bao thanh toán xuất nhập khẩu là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng thương mại hay một công ty tài chính chuyên nghiệp cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng hóa thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa, mà việc mua bán hàng hóa vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia. 1.1.4.3. Phân loại theo phương thức thực hiện bao thanh toán  Bao thanh toán từng lần Bao thanh toán từng lần là hình thức đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thực hiện các thủ tục cần thiết và kí kết hợp đồng bao thanh toán đối với các khoản phải thu của bên bán hàng.  Bao thanh toán hạn mức Bao thanh toán hạn mức là hình thức đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thỏa thuận và xác định một hạn mức bao thanh toán duy trì trong một khoảng thời gian xác định.  Đồng bao thanh toán Đồng bao thanh toán là hình thức hai hay nhiều đơn vị bao thanh toán cùng thực hiện hoạt động bao thanh toán cho một hợp đồng mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, trong đó một đơn vị bao thanh toán làm đầu mối thực hiện việc tổ chức đồng bao thanh toán. 1.1.4.4. Căn cứ vào cách thức thực hiện  Phương thức thực hiện truyền thống Bao thanh toán theo phương thức truyền thống là hình thức bên bán và bên mua sẽ liên hệ với đơn vị bao thanh toán để biết chắc rằng đơn vị bao thanh toán có Trang 8 mua lại các khoản phải thu cho bên bán hàng hay không trước khi thực hiện mua bán theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán.  Phương thức thực hiện phi truyền thống Bao thanh toán theo phương thức phi truyền thống là hình thức đơn vị bao thanh toán sẽ tiến hành xây dựng những tiêu chuẩn chung cho bên mua và bên bán đủ điều kiện thực hiện bao thanh toán để cấp hạn mức bao thanh toán cho cả bên bán và bên mua. Nếu những quan hệ giao dịch mua bán phát sinh mà bên mua và bên bán nằm trong tiêu chuẩn chung thì đơn vị này sẽ tiến hành thực hiện bao thanh toán, miễn là tổng số tiền ứng trước không vượt quá hạn mức bao thanh toán đã được cấp cho bên bán. 1.1.5. Quy trình thực hiện bao thanh toán 1.1.5.1. Hệ thống một đơn vị bao thanh toán Hệ thống này chủ yếu được sử dụng trong bao thanh toán trong nước. Sau đây là quy trình thực hiện bao thanh toán theo hệ thống một đơn vị bao thanh toán: 5 BÊN MUA HÀNG BÊN BÁN HÀNG 2a 1 3 4 6 7 10 2b 8 9 ĐƠN VỊ BAO THANH TOÁN Sơ đồ 1.1: Quy trình bao thanh toán theo hệ thống một đơn vị BTT (Nguồn: Giáo trình nghiệp vụ NHTM của PGS.TS. Trầm Thị Xuân Hương và Ths. Hoàng Thị Minh Ngọc năm 2011) (1) Đơn vị bao thanh toán tiếp nhận hồ sơ bao thanh toán từ bên bán hàng (2) Đơn vị bao thanh toán thẩm định tín dụng đối với khách hàng (2a) Thẩm định tín dụng đối với người bán hàng (2b) Thẩm định tín dụng đối với người mua hàng (3) Đơn vị bao thanh toán thông báo kết quả thẩm định cho khách hàng Trang 9 (4) Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng ký kết hợp đồng bao thanh (5) Bên bán giao hàng cho bên mua (6) Bên bán xuất trình bộ chứng từ và yêu cầu đơn vị bao thanh toán thực toán hiện bao thanh toán (7) Đơn vị bao thanh toán ứng trước tiền cho bên bán hàng (8) Thu hồi nợ (9) Bên mua thanh toán tiền mua hàng hoá (10) Đơn vị bao thanh toán thanh lý hợp đồng hoặc xử lý nợ quá hạn. 1.1.5.2. Hệ thống hai đơn vị bao thanh toán Hệ thống này chủ yếu được sử dụng trong bao thanh toán quốc tế. Sau đây là quy trình thực hiện bao thanh toán theo hệ thống hai đơn vị bao thanh toán: BÊN BÁN HÀNG (NHÀ XUẤT KHẨU) 1 2a 5 6 8a 9 BÊN MUA HÀNG (NHÀ NHẬP KHẨU) 7 3 13 10 11 2a ĐƠN VỊ BAO THANH TOÁN XUẤT KHẨU EF 4 8b ĐƠN VỊ BAO THANH TOÁN NHẬP KHẨU 12 IF Sơ đồ 1.2: Quy trình bao thanh toán theo hệ thống hai đơn vị BTT (Nguồn: Giáo trình nghiệp vụ NHTM của PGS.TS. Trầm Thị Xuân Hương và Ths. Hoàng Thị Minh Ngọc năm 2011) (1) Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu (EF) tiếp nhận yêu cầu bao thanh toán từ bên bán hàng (2) EF thẩm định tín dụng đối với bên bán hàng và lựa chọn đơn vị bao thanh toán nhập khẩu (IF) (2a) EF thẩm định tín dụng đối với bên bán hàng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng