Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ 2014 một số giải pháp marketing cho công ty tnhh liên doanh phú...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ 2014 một số giải pháp marketing cho công ty tnhh liên doanh phú mỹ hưng

.PDF
116
167
77

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -----oOo----- PHẠM THỊ MINH HUỆ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING CHO CÔNG TY TNHH LIÊN DOANH PHÚ MỸ HƯNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -----oOo----- PHẠM THỊ MINH HUỆ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING CHO CÔNG TY TNHH LIÊN DOANH PHÚ MỸ HƯNG Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN THỊ LIÊN DIỆP TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp Thạc Sĩ kinh tế “Một số giải pháp Marketing cho công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng” này là công trình nghiên cứu thực sự của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Diệp. Các số liệu khảo sát, phân tích trong luận văn là trung thực, các chiến lược Marketing đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm. Các số liệu, tài liệu đều có nguồn trích dẫn và chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu khác. Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên. TP.HCM, ngày… tháng… năm 2014 Tác giả luận văn Phạm Thị Minh Huệ MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh mục bảng, biểu đồ, hình vẽ PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu: ....................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................ 3 5. Kết cấu luận văn: ............................................................................................. 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................. 4 1.1.Khái niệm và chức năng củaMarketing ................................................................ 4 1.1.1. Khái niệm Marketing ................................................................................... 4 1.1.2. Khái niệm Marketing dịch vụ. ...................................................................... 5 1.1.3.Vai trò và chức năng của Marketing .............................................................. 5 1.2.Các thành phần cơ bản của Marketing dịch vụ ..................................................... 6 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing ................................................. 9 1.3.1. Các yếu tố bên ngoài .................................................................................. 10 1.3.1.1.Các yếu tốvĩ mô ....................................................................................... 10 1.3.1.2Các yếu tố vi mô ....................................................................................... 16 1.3.2. Các yếu tố bên trong .................................................................................. 20 1.3.3.1. Tài chính ................................................................................................. 20 1.3.3.2. Công nghệ ............................................................................................... 21 1.3.3.3. Nhân sự và hệ thống quản lý ................................................................... 21 1.3.3.4. Văn hoá kinh doanh. ............................................................................... 22 1.4. Đặc điểm Marketing của doanh nghiệp bất động sản. ....................................... 22 1.5. Các công cụ hình thành và đề xuất giải pháp Marketing ................................... 24 1.5.1.Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoàiEFE .................................................. 24 1.5.1.Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE .................................................. 26 1.5.1. Ma trận kết hợp SWOT .............................................................................. 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY TNHH LIÊN DOANH PHÚ MỸ HƯNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2012 ...................................... 29 2.1. Tổng quan về công ty TNHH liên doanh Phú Mỹ Hưng ................................... 29 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .............................................................. 29 2.1.2. Nhiệm vụ của công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng ........................... 29 2.1.3. Các thành tích đã đạt được ......................................................................... 30 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng giai đoạn 2010 – 2012 ............................................................................................................ 31 2.3. Thực trạng hoạt động Marketing tại công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng 32 2.3.1. Nghiên cứu thị trường và xác định thị trường mục tiêu. .............................. 32 2.3.1.1. Phân đoạn thị trường theo độ tuổi............................................................ 32 2.3.1.2. Phân đoạn thị trường theo nghề nghiệp. .................................................. 33 2.3.1.2. Phân đoạn thị trường theo vùng miền. ..................................................... 33 2.3.2. Thực trạng Marketing Mix tại công ty TNHH liên doanh Phú Mỹ Hưng .... 34 2.3.2.1. Chính sách sản phẩm, dịch vụ. ................................................................ 34 2.3.2.2. Chính sách giá ......................................................................................... 38 2.3.2.3. Chính sách phân phối .............................................................................. 40 2.3.2.4. Chính sách xúc tiến. ................................................................................ 42 2.3.2.5. Chính sách con người .............................................................................. 43 2.3.2.6. Quy trình Marketing. ............................................................................... 45 2.3.2.7. Chính sách triết lý Marketing. ................................................................. 48 2.3.2.8. Ma trận IFE ............................................................................................. 50 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của công ty Phú Mỹ Hưng. .... 51 2.4.1. Các yếu tố bên ngoài .................................................................................. 51 2.4.1.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô .......................................................... 51 2.4.1.1. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô ......................................................... 62 2.4.2. Các yếu tố bên trong .................................................................................. 68 2.4.2.1. Tài chính ................................................................................................. 68 2.4.2.2. Công nghệ ............................................................................................... 69 2.4.2.3. Nhân sự và hệ thống quản lý. .................................................................. 70 2.4.2.4. Văn hoá kinh doanh. ............................................................................... 70 2.4.3. Ma trận EFE ............................................................................................... 72 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING CHO CÔNG TY TNHH LIÊN DOANH PHÚ MỸ HƯNG. ........................................................................................ 75 3.1. Mục tiêu của công ty Phú Mỹ Hưng đến năm 2020 .......................................... 75 3.1.1. Mục tiêu hoàn thiện Khu A – khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng....................... 75 3.1.2. Bước đầu hình thành Khu E - Trung tâm Lưu thông Hàng hóa I ................. 76 3.2. Một số giải pháp Marketing cho công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng................... 76 3.2.1. Hình thành các giải pháp qua phân tích SWOT .......................................... 76 3.2.2. Lựa chọn các giải pháp Marketing cho công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng. ................................................................................................................... 78 3.2.2.1. Nhóm giải pháp về sản phẩm. .................................................................. 78 3.2.2.2. Nhóm giải pháp về giá ............................................................................. 79 3.2.2.3. Nhóm giải pháp phân phối....................................................................... 80 3.2.2.4. Nhóm giải pháp chiêu thị ........................................................................ 81 3.2.2.5. Nhóm giải pháp con người ...................................................................... 82 3.2.2.6. Nhóm giải pháp quy trình kinh doanh. ..................................................... 83 3.2.2.7. Nhóm giải pháp triết lý kinh doanh. ........................................................ 84 3.3 Kiến nghị........................................................................................................... 86 3.1.1. Ổn định nền kinh tế vĩ mô. ......................................................................... 86 3.1.2. Hoàn thiện chính sách quản lý, các quy định pháp luật ............................... 86 3.1.3. Nới lỏng điều kiện cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam. ............... 87 3.1.4. Giảm thuế thu nhập cho các cá nhân vay tiền ngân hàng để mua nhà. ........ 87 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 89 Tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CPI Chỉ số giá tiêu dùng CT & D Tập đoàn Central Trading and Development Đài Loan FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) GDP Tổng sản phẩm quốc nội GPI Chỉ số hòa bình toàn cầu (Global Peace Index) NXB Nhà xuất bản IPC Công ty TNHH Một thành viên Phát triển Tân Thuận SPCC Công ty tư vấn xây dựng Sino Pacific TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP.HCM Thành Phố Hồ Chí Minh VAT Thuế giá trị gia tăng (Value Added Tax) UBND Uỷ ban nhân dân DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Danh mục bảng Bảng 2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm mới từ năm 2010 – 2012 ................ 31 Bảng 2.2 Ma trận IFE .............................................................................................. 50 Bảng 2.3 Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam giai đoạn 2010-2012 ........ 53 Bảng 2.4 Ma trận EFE ............................................................................................. 72 Bảng 3.1 Ma trận SWOT ......................................................................................... 77 Danh mục biểu đồ Biểu đồ 2.1 Tăng trưởng GDP các quý giai đoạn 2011~2012 ................................... 52 Danh mục hình vẽ Hình 1.1 Mô hình Marketing 7P................................................................................ 7 Hình 1.2 Các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ............. 10 Hình 1.3 Những yếu tố tác động đến tình hình cạnh tranh trong một ngành ............ 17 Hình 1.4 Ma trận SWOT ......................................................................................... 28 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bất động sản là một lĩnh vực giàu tiềm năng tại VN cũng như trên thế giới. Cơn sốt nhà đất năm 2007 là năm được coi là cơn sốt thứ 3 kể từ năm 1990 tới nay. Giá nhà đất tăng vọt, giá văn phòng cho thuê cũng tăng một cách phi mã khiến cho Việt Nam trở thành một điểm nóng về bất động sản trên thế giới. Thị trường bất động sản chủ yếu là các khối nhà ở, văn phòng cho thuê và khách sạn.Với nhu cầu cao nhưng giá ở trên trời, các nhà đầu cơ ôm hàng với giá cao đồng thời giữ giá làm cho túi tiền khách hàng khó có thể đáp ứng được. Số lượng nhà xây lên nhiều nhưng độ phủ kín của các căn hộ không cao. Với đặc thù sản phầm giá trị cao, cung và cầu hiện không cân bằng khiến marketing trong lĩnh vực bất động sản hầu như không được coi trọng cho lắm. Việc Marketing mới chỉ dừng lại trong việc sử dụng các kênh truyền thông, PR, brochure, mô hình…Với những thị trường đang lên cơn sốt, những công cụ trên được sử dụng đem lại hiệu quả tốt nhưng với một thị trường bình lặng thì Marketing lại cần thiết hơn bao giờ hết. Hiện nay thị trường bất động sản của Việt Nam còn ở giai đoạn sơ khai, việc mua bán, giao dịch sản phẩm chưa thực sự vận hành tuân theo quy luật của nền kinh tế thị trường, theo quan hệ cung cầu một cách lành mạnh. Do sự mất cân bằng liên tục giữa cung và cầu, nhiều giai đoạn thị trường nằm trong tay người bán. Chính vì vậy doanh nghiệp bất động sản không coi trọng và đầu tư rất ít cho hoạt động nghiên cứu, dự báo để phục vụ việc Marketing sản phẩm của mình. Vị thế thị trường bất động sản thời điểm hiện nay không còn là của người bán nữa, mà nó chuyển sang thị trường của người mua. Người mua có cơ hội tự do lựa 2 chọn các sản phẩm phù hợp với yêu cầu của mình với mức giá rất cạnh tranh. Và thời điểm này cũng là lúc thị trường bất động sản cạnh tranh rất lớn.Chỉ có những doanh nghiệp mạnh, có năng lực về tài chính mới có khả năng đứng vững trên thị trường.Sự cạnh tranh trong lĩnh vực bất động sản trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.Để chiến thắng trong cạnh tranh các doanh nghiệp phải quan tâm đến chất lượng hoạt động Marketing của doanh nghiệp nhằm chiếm lĩnh thị trường và đặc biệt là nâng cao hình ảnh uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng.Là một trong những doanh nghiệp được đánh giá cao không chỉ với tiềm lực tài chính mà còn cả tầm nhìn chiến lược, công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ ấy. Để giữ vững vị thế đứng đầu thị trường, công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng không ngừng hoàn thiện và nâng cao hoạt động Marketing cho các dự án nhà ở trong khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Là một trong những nhân viên Marketing - marketer của công ty em cũng muốn đóng góp một chút kiến thức của mình để đẩy mạnh hoạt động marketing của công ty, do đó em đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp Marketing cho công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng” để làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Quản trị kinh doanh. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Đánh giá thực trạng Marketing tại công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing. - Đề xuất lựa chọn các giải pháp Marketing cho công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: hoạt động Marketing về các dự án nhà ở tại công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng.  Phạm vi nghiên cứu: Thời gian: từ năm 2010 – 2012 tầm nhìn chiến lược tới năm 2020 3 Không gian: hoạt động Marketing về các dự án nhà ở tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính để tìm hiểu, xác định nhu cầu thị trường về loại sản phẩm nhà ở, từ đó đề xuất các giải pháp Marketing cho công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng. Phương pháp thu thập số liệu:  Thu thập số liệu sơ cấp thông qua việc khảo sát điều tra bằng bảng câu hỏi.  Thu thập số liệu thứ cấp từ: - Nguồn từ nội bộ của công ty: các số liệu thống kê, báo cáotổng kết... - Nguồn từ bên ngoài: sách, báo, internet… 5. Kết cấu luận văn: Luận văn ngoài lời mở đầu và kết luận, được cấu trúc thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Thực trạng Marketing tại công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng Chương 3: Một số giải pháp Marketing cho công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.Khái niệm và chức năng củaMarketing 1.1.1. Khái niệm Marketing Thuật ngữ Marketing nghĩa là gì? Nhiều người nghĩ rằng Marketing chỉ có nghĩa là bán và quảng cáo. Và điều đó cũng chẳng có gì lạ - hàng ngày chúng ta đã bị tấn công bởi hàng khối những tiết mục quảng cáo trên truyền hình, rồi mẩu quảng cáo trên báo, thư gửi trực tiếp, cũng như những cú điện thoại chào hàng. Người ta luôn luôn cố gắng để bán cho chúng ta cái gì đó. Có vẻ như chúng ta chẳng thể nào tránh khỏi cái chết, thuế và sự bán. Các định nghĩa Marketing đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự trao đổi lợi ích qua đó thỏa mãn các mục tiêu của cả người mua lẫn người bán dù họ là cá nhân hay là tổ chức. Theo Ray Corey: “Marketing bao gồm mọi hoạt động mà Công ty sử dụng để thích nghi với môi trường của mình một cách sáng tạo và có lợi”. Theo Peter Drucker: “Marketing là hết sức cơ bản đến mức độ không thể xem nó là một chức năng riêng biệt. Nó là toàn bộ công việc kinh doanh dưới góc độ kết quả cuối cùng, tức là dưới góc độ khách hàng,… Thành công trong kinh doanh không phải là do người sản xuất, mà chính là do khách hàng quyết định”. Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ định nghĩa: “Marketing là một quá trình hoạch định và quản lý thực hiện việc đánh giá, chiêu thị và phân phối các ý tưởng, hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra các giao dịch để thoả mãn những mục tiêu của cá nhân, của tổ chức và của xã hội”. Học viện quản lý Malaysia cho rằng: “Marketing là nghệ thuật kết hợp, vận dụng các nỗ lực thiết yếu nhằm khám phá, sáng tạo, thoả mãn và gợi lên những nhu cầu của khách hàng để tạo ra lợi nhuận”. Theo Philip Kotler – cha đẻ của 5 Marketing hiện đại cho rằng: “Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác”. Định nghĩa về Marketing của Philip Kotler dựa trên khái niệm cốt lői: nhu cầu, mong muốn và yêu cầu, sản phẩm, giá trị, chi phí và sự hài lòng, trao đổi, giao dịch và các mối quan hệ, thị trường, Marketing và người làm Marketing. Như vậy, có thể hiểu: “Marketing là chức năng quản lý kinh doanh của Công ty từ việc phát hiện ra nhu cầu, biến nhu cầu đóthành nhu cầu thị trường đến việc sản xuất ra các loại hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường và sử dụng các hệ thống chính sách, biện pháp, nghệ thuật ứng xử linh hoạt, hợp lý với sự biến động của thị trường để bán hàng nhanh, thỏa mãn tối đa nhu cầu thị trường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận”. 1.1.2. Khái niệm Marketing dịch vụ. Marketing dịch vụ là phương pháp tổ chức quản lý bằng quá trình phát hiện và thích nghi tính hệ thống với những quy luật thuộc các lĩnh vực kinh tế, xã hội... nhằm thỏa mãn nhu cầu của các thành viên tham gia đồng thời thực hiện những mục tiêu đã xác định, phù hợp với tiến trình phát triển của thực tại khách quan trong phạm vi nguồn lực kiểm soát được. 1.1.3.Vai trò và chức năng của Marketing Vai trò của Marketing Marketing có vai trò là cầu nối trung gian giữa hoạt động của doanh nghiệp và thị trường, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp hướng đến thị trường, lấy thị trường làm mục tiêu kinh doanh. Nói cách khác, Marketing có nhiệm vụ tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp. Sử dụng Marketing trong công tác kế lập hoạch kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp thực hiện phương châm kế hoạch phải xuất phát từ thị trường. 6 Đây là sự khác biệt cơ bản về chất của công tác kế hoạch trong kinh tế thị trường so với công tác kế hoạch trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường gay gắt thì chỉ có doanh nghiệp nào biết hướng đến thị trường mới có khả năng tồn tại. Chức năng của Marketing Bộ phận Marketing phải trả lời bốn vấn đề cơ bản sau của doanh nghiệp: - Ai là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp? Họ có các đặc điểm gì? Nhu cầu, mong muốn của họ như thế nào? (Hiểu rõ khách hàng) - Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp có tác động tích cực, tiêu cực như thế nào đến doanh nghiệp? (Hiểu rõ môi trường kinh doanh). - Các đối thủ nào đang cạnh tranh với doanh nghiệp? Họ mạnh yếu như thế nào so với doanh nghiệp? (Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh) - Doanh nghiệp sử dụng các chiến lược Marketing hỗn hợp gì để tác động tới khách hàng? (Sản phẩm, giá cả, kênh phân phối, xúc tiến – Marketing mix). Đây là vũ khí chủ động trong tay của doanh nghiệp để “tấn công” vào thị trường mục tiêu. Như vậy, có thể nói muốn kinh doanh thành công, doanh nghiệp phải hiểu rõ mình, hiểu rõ đối phương, hiểu rõ khách hàng, hiểu rõ thiên thời, địa lợi (hiểu rõ điều kiện, môi trường). Từ đó công ty mới có thể xây dựng chiến lược Marketing hướng tới thị trường. 1.2.Các thành phần cơ bản của Marketing dịch vụ Dựa vào kinh nghiệm và sự đúc kết nguyên lý marketing hiện đại, công trình nghiên cứu trong 5 năm (1999-2004), chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang đã xây dựng một mô hình quản trị marketing đơn giản nhưng xúc tích và dễ hiểu. 7 Hình 1.1 - Mô hình Marketing 7P1 Mô hình Marketing 7P này bao gồm 3 nấc: nấc 1 là “4P” tức 4 yếu tố cơ bản trong quản trị marketing. Đó là nhóm các giải pháp về:sản phẩm, từ ý tưởng cho đến sản xuất ra sản phẩm;nhóm kế tiếp là các giải pháp giá, từ chi phí cho đến chiết khấu phân phối và giá tiêu dùng; kế đến là các giải pháp về phân phối và bán hàng và sau cùng là các giải pháp quảng bá thương hiệu sản phẩm. 1 Võ Văn Quang, 7P trong Marketing, Marketingbox, [online] http://marketingbox.vn/7P-trong-Marketing.html. 8 P1. Sản phẩm (Product) Là thành phần cơ bản nhất trong Marketing.Đó có thể là sản phẩm hữu hình của công ty đưa ra thị trường, bao gồm chất lượng sản phẩm, hình dáng thiết kế, đặc tính, bao bì và nhãn hiệu. Sản phẩm cũng bao gồm khía cạnh vô hình như các hình thức dịch vụ giao hàng, sửa chữa, huấn luyện,… P2. Giá (Price) Là thành phần không kém phần quan trọng trong Marketing bao gồm: giá bán sỉ, giá bán lẻ, chiết khấu, giảm giá, tín dụng. Giá cả phải tương xứng với giá trị nhận được của khách hàng và có khả năng cạnh tranh. P3. Phân phối ( Place) Cũng là một thành phần chủ yếu trong Marketing.Đó là những hoạt động làm cho sản phẩm có thể tiếp cận với khách hàng mục tiêu.Công ty phải hiểu rõ, tuyển chọn và liên kết những nhà trung gian để cung cấp sản phẩm đến thị trường mục tiêu một cách có hiệu quả. P4. Xúc tiến (Promotion) Xúc tiến gồm nhiều hoạt động để thông đạt và thúc đẩy sản phẩm đến thị trường mục tiêu. Công ty phải thiết lập những chương trình như: quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng, Marketing trực tiếp. Công ty cũng phải tuyển mộ, huấn luyện và động viên đội ngũ bán hàng. Ở cấp độ 2 (nấc 2), chúng ta quan tâm đến hai nhóm giải pháp lột tả tinh thần cơ bản của quản trị: đó là yếu tố con người và yếu tố hệ thống. P5. Con người (people) Chiến lược nhân sự ở mỗi công ty cần phải được nhìn nhận dưới góc độ Marketing. Ngày càng có nhiều các phương pháp tiếp thị định hướng con người. Nói 9 theo ngôn ngữ brand marketing thì mỗi cá nhân và gia đình nhân viên cũng được “gắn nhãn” với thương hiệu chung của doanh nghiệp cũng như các thương hiệu sản phẩm mà họ đang nỗ lực gầy dựng từng ngày ở mọi nơi mọi lúc. P6. Quy trình (process) Doanh nghiệp phát triển luôn đặt những quy trình quản trị (điển hình là ISO:9001) làm hệ thống quản trị làm nến tảng để thể chế hóa bộ máy làm việc, giúp luật hóa trách nhiệm cá nhân hay nói đúng hơn là “minh bạch hóa” vai trò và phạm vi trách nhiệm của từng người để cá nhân thấy rõ nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong một tập thể quản trị. Ở cấp độ 3 (nấc 3), chúng ta tìm hiểu vai trò của tư tưởng, triết lý, văn hóa trong một tổ chức, hay cụ thể là trong một doanh nghiệp. P7. Triết lý (philosophy) Các giải pháp ở cấp độ này thể hiện bởi sứ mệnh hay tầm nhìn của doanh nghiệp, của thương hiệu; văn hóa, những thói quen ứng xử và chuẩn giá trị trong doanh nghiệp, cũng như giữa thương hiệu ứng xử trước cộng đồng; tư tưởng, tầm nhìn và giá trị của tổ chức cũng cần phải được thông đạt một cách hiệu quả đến với toàn thể cá nhân trực thuộc và kể cả đối với cộng đồng trong đó dĩ nhiên là có khách hàng, người tiêu dùng, đối tác, người thân của họ, hay nói rộng hơn là của toàn xã hội. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing Một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên thị trường chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố. Những sự tác động này có ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp các góc độ khác nhau. 10 Môi trường nội bộ Kinh tế Môi trường vi mô Đối thủ cạnh tranh Môi trường vĩ mô Văn hoá xã hội Nhà cung cấp Doanh nghiệp Đối thủ tiềm ẩn Khách hàng Chính trị pháp luật SP thay thế Tự nhiên công nghệ Hình 1.2 – Các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp2 1.3.1. Các yếu tố bên ngoài 1.3.1.1.Các yếu tốvĩ mô Môi trường kinh tế Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Bởi vậy, chúng cũng là một trong những yếu tố đáng quan tâm trong quátrình quản trị maketing của doanh nghiệp. Các nhà hoạch định chiến lược Marketing cần phải biết đánh giá tình trạng nền kinh tế thương mại trong thời gian trước mắt và lâu dài. Trong điều kiện của Việt Nam nói chung và trong lĩnh vực bất động sản nói riêng, các yếu tố kinh tế nổi bật mà các nhà kinh doanh phải thường xuyên quan tâm phân tích là: 2 Đồng Thị Thanh Phương và cộng sự, 2008. Giáo trình Quản trị Doanh nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê, trang 33 11  Tốc độ tăng trưởng kinh tế Kinh tế phát triển với tốc độ cao phản ánh tốc độ phát triển cao của thị trường, do đósẽ góp phần làm giảm áp lực cạnh tranh.Sức mua tổng thể của thị trường cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Triển vọng GDP dài hạn tính trên đầu người, kết cấu tiết kiệm và nợ, kết cấu chi tiêu, tình trạng việc làm và thu nhập của dân cư… cũng phản ánh được tốc độ tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng đến thị trường bất động sản.  Lãi suất Lãi suất đặc biệt quan trọng và nó gắn với chính sách tiền tệ của một quốc gia.Đối với thị trường bất động sản, chính sách tiền tệ và lãi suất có tầm ảnh hưởng rất lớn. Một minh chứng rất lớn đó là thị trường bất động sản năm 2008-2009, khi chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất theo đó tăng cao, ngân hàng không cho vay tiêu dùng… Chính điều này đã dẫn đến thị trường bất động sản đóng băng một thời gian dài.  Tỷ lệ lạm phát Lạm phát là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tính chất ổn định hay bất ổn của nền kinh tế quốc dân. Lạm phát cao phản ánh mức cung tiền tệ lớn, do đólàm tăng mức cầu và kích thích kinh doanh phát triển. Nhưng lạm phát cao đến mức không kiểm soát được sẽ làm rối loạn các tiêu chuẩn tính toán, làm tăng lãi suất tín dụng và gây rủi ro lớn cho đầu tư dài hạn.Trong trường hợp này mức lạm phát cao sẽ là nguy cơ cho kinh doanh. Do đó, sẽ là thuận lợi nhất khi lạm phát ở giới hạn có thể kiểm soát được.  Thuế Chính sách thuế cũng là một trong những yếu tố kinh tế mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng quan tâm. Nhìn chung thuế cao sẽ bất lợi cho kinh doanh, thuế thấp sẽ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng