Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn tăng cường công tác quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh của tập đoàn c...

Tài liệu Luận văn tăng cường công tác quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh của tập đoàn công nghiệp tàu thủy việt nam

.PDF
106
596
138

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN KIM TẤN TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN KIM TẤN TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM(*) Chuyên ngành : Quản lý Kinh tế Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN MẠNH HÙNG Hà Nội - 2014 (*): Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) chuyển thành Tổng công ty công nghiệp tàu thủy (SBIC) theo Quyết định số 3287/QĐ-BGTVT ngày 21/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, Tác giả xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ to lớn và nhiệt tình của Thầy hướng dẫn TS Nguyễn Mạnh Hùng Phó Viện trưởng phụ trách Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông; Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu An ninh chiến lược Quốc tế, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Kinh tế Chính trị, các thầy cô Trường Đại học học Kinh tế, các anh chị Phòng Đào tạo (Sau đại học) - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình hoàn thiện luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn Hội đồng thành viên, Ban Tổng giám đốc, Ban Kế hoạch tổng hợp Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (nay là Tổng công ty CNTT) và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình nghiên cứu. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ và người vợ yêu quý đã luôn động viên, ủng hộ và tạo điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Kim Tấn MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...................................................................... i DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ........................................................ ii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. 2. 3. 4. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1 Tình hình nghiên cứu .................................................................................. 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 6 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 6 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................... 6 4.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 7 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 7 6. Những đóng góp của luận văn .................................................................... 8 7. Bố cục luận văn ........................................................................................... 9 CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ....................... 9 KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .............. 9 1.1. Khái niệm, mục tiêu, bộ máy quản lý, nội dung quản lý kế hoạch SXKD của doanh nghiệp và những yếu tố ảnh hƣởng ................................................. 9 1.1.1. Khái niệm .......................................................................................... 9 1.1.2. Mục tiêu ......................................................................................... 10 1.1.3. Bộ máy quản lý ............................................................................... 10 1.1.4. Nội dung .......................................................................................... 13 1.1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý kế hoạch SXKD của doanh nghiệp ........................................................................................................ 19 1.2. Phân loại kế hoạch SXKD của doanh nghiệp .......................................... 25 1.2.1. Theo mức độ tổng quát ................................................................... 25 1.2.3. Theo thời gian ................................................................................. 26 1.2.4. Theo nội dung ................................................................................. 27 1.3. Nội dung chủ yếu của kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm của doanh nghiệp .............................................................................................................. 28 1.3.1. Kế hoạch 5 năm............................................................................... 28 1.3.2. Kế hoạch hàng năm ......................................................................... 29 1.4. Chỉ tiêu kế hoạch ...................................................................................... 30 1.4.1. Khái niệm chỉ tiêu kế hoạch............................................................ 30 1.4.2. Phân loại chỉ tiêu kế hoạch ............................................................. 31 1.4.3. Một số chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu đối với quản lý nhà nƣớc .......... 32 1.4.4. Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu đối với doanh nghiệp ..................... 34 KẾT LUẬN CHƢƠNG I ................................................................................ 37 CHƢƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI TẬP ĐOÀN VINASHIN .................................. 38 2.1. Đặc điểm về sản xuất kinh doanh của Tập đoàn ...................................... 38 2.1.1. Một số đặc điểm chung của ngành đóng tàu ................................... 38 2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Tập đoàn ................................. 40 2.2. Thực trạng về quản lý công tác lập kế hoạch SXKD ............................... 43 2.2.1. Bộ máy quản lý kế hoạch SXKD .................................................... 43 2.2.2. Phƣơng pháp lập kế hoạch .............................................................. 45 2.3. Thực trạng về công tác tổ chức thực hiện kế hoạch SXKD ..................... 55 2.3.1. Tổ chức sản xuất trong đóng mới và sửa chữa tàu thủy ................. 55 2.3.2 Tình hình chung về sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên 58 2.3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới xây dựng giá thành chào hàng đóng mới tàu thủy ...................................................................................................... 59 2.4. Thực trạng về công tác theo dõi, kiểm tra, đánh giá kế hoạch SXKD .... 61 2.4.1. Công tác theo dõi thực hiện kế hoạch SXKD ................................. 61 2.4.2. Công tác kiểm tra, đánh giá kế hoạch SXKD ................................. 62 2.5. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch SXKD ........................................... 63 2.5.1. Về số tàu bàn giao và giá trị hợp đồng ........................................... 63 2.5.2. Về năng lực đóng tàu ...................................................................... 65 2.6. Một số tồn tại, hạn chế về công tác quản lý kế hoạch SXKD ................. 68 2.6.1. Trong công tác lập kế hoạch SXKD ............................................... 68 2.6.2. Trong công tác tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch SXKD ........ 69 2.6.3. Trong công tác theo dõi, kiểm soát thực hiện kế hoạch SXKD ..... 70 2.6.4. Trong đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh ................................ 70 2.7. Nguyên nhân ............................................................................................ 71 2.7.1. Nguyên nhân khách quan ................................................................ 71 2.7.2. Nguyên nhân chủ quan.................................................................... 73 CHƢƠNG III : NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI TẬP ĐOÀN VINASHIN ......... 75 3.1. Nhóm giải pháp tăng cƣờng công tác lập kế hoạch SXKD ..................... 75 3.1.1 Giải pháp tăng cƣờng nhận thức về công tác kế hoạch SXKD ....... 75 3.1.2. Kiện toàn về công tác nhân sự và công cụ quản lý kế hoạch SXKD ................................................................................................................... 75 3.1.3. Về thị trƣờng và hợp đồng .............................................................. 76 3.1.4. Về nguồn vốn .................................................................................. 77 3.2.Nhóm giải pháp tăng cƣờng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch SXKD77 3.2.1. Đổi mới khâu xây dựng và tính toán phƣơng án giá thành để chào hàng 77 3.2.2. Nâng cao năng lực, chất lƣợng công tác thiết kế ......................... 79 3.2.3. Cải tiến công tác chuẩn bị sản xuất .............................................. 79 3.2.4. Cải tiến công tác cung ứng vật tƣ, thiết bị ................................... 80 3.2.5. Tập trung chỉ đạo, điều hành sản xuất ......................................... 80 3.2.6. Cải tiến công tác bán hàng ........................................................... 80 3.3.Các giải pháp tăng cƣờng công tác theo dõi, giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch SXKD............................................................................................... 81 3.4. Nhóm giải pháp tăng cƣờng hiệu quả thực hiện kế hoạch SXKD ........... 81 3.4.1. Giải pháp tiết kiệm nguyên vật liệu, nhiên liệu và năng lƣợng ...... 81 3.4.2 Giải pháp tăng năng suất lao động, giảm chi phí tiền lƣơng ........... 83 3.5. Một số định hƣớng, bối cảnh mới có tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Vinashin ................................................................. 84 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 88 DANH SÁCH PHỤ LỤC................................................................................ 90 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Số hiệu Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Tỷ trọng giá trị sản xuất của đóng mới và sửa chữa tàu thủy 51 2 Bảng 2.2 Tỷ trọng doanh thu của đóng mới và sửa chữa tàu thủy 51 3 Bảng 2.3 Số tàu bàn giao từ năm 2010-2013 của 13 đơn vị thành viên 74 4 Bảng 2.4 Giá trị hợp đồng các tàu bàn giao từ năm 2010 -2013 của 13 đơn vị 75 5 Bảng 2.5 Hệ số tùy thuộc của loại tàu (A) và cỡ tàu (B) để tính CGT 76 i DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ STT Số hiệu Nội dung 1 Hình 1.1 Sơ đồ các bƣớc lập kế hoạch SXKD 26 2 Hình 1.2 Sơ đồ tác động của cấp quản lý đến công tác lập kế hoạch SXKD 29 3 Hình 1.3 Sơ đồ chu kỳ kinh doanh doanh nghiệp 31 4 Hình 1.4 Sơ đồ các yếu tố tác động đến công tác lập kế hoạch SXKD 34 5 Hình 1.5 Sơ đồ phân loại kế hoạch SXKD của doanh nghiệp theo mức độ tổng quát 36 6 Hình 1.6 Sơ đồ phân loại kế hoạch SXKD theo thời gian 37 7 Hình 1.7 Sơ đồ phân loại kế hoạch SXKD theo nội dung 38 8 Biểu 2.1 Sơ đồ tác động của kinh tế toàn cầu đến ngành đóng tàu 48 9 Biểu 2.2 Năng lực đóng mới và bàn giao tàu của các đơn vị thành viên 76 10 Biểu 2.3 Năng lực sửa chữa và bàn giao tàu của các đơn vị thành viên 52 11 Biểu 2.4 Tỷ lệ hoàn thành công việc đóng mới tàu thủy 66 ii Trang 12 Biểu 2.5 Số tàu bàn giao từ năm 2000 - 2013 của Tập đoàn Vinashin 73 13 Biểu 2.6 Số tàu xuất khẩu, nội địa bàn giao từ năm 2000 – 2013 của Tập đoàn Vinashin 73 14 Biểu 2.7 Năng lực đóng tàu của Tập đoàn từ năm 2000 - 2013 76 iii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Tập đoàn Vinashin) đƣợc thành lập theo Quyết định số 104/2006/QĐ-TTg ngày 15/5/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ, với ngành nghề kinh doanh chính là đóng mới, sửa chữa tàu thuỷ và vận tải biển. Tập đoàn Vinashin đƣợc thành lập trong điều kiện nền kinh tế thế giới và Việt Nam đang phát triển; vận tải biển quốc tế và nội địa tăng trƣởng cao; nhu cầu đóng mới tàu thủy tăng cao; Tập đoàn Vinashin nhận đƣợc nhiều hợp đồng đóng mới tàu xuất khẩu và tàu nội địa từ các chủ tàu quốc tế và chủ tàu trong nƣớc (hàng loạt các chủ tàu nƣớc ngoài nhƣ Damen Shipyard (Hà Lan), Noma Shipping Lines (Nhật Bản), Graig Shipping (Anh Quốc)… và chủ tàu trong nƣớc nhƣ Tổng công ty hàng hải Việt Nam Vinalines, các công ty vận tải biển, thủy nội địa trong nƣớc đã chủ động hợp tác và ký hợp đồng đóng tàu với Tập đoàn). Ngoài ra, Tập đoàn Vinashin đƣợc Chính phủ bảo lãnh vay tiền từ nguồn trái phiếu quốc tế, trái phiếu của trong nƣớc và vay tại các ngân hàng nƣớc ngoài và trong nƣớc,… để có nguồn vốn đầu tƣ dự án cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị máy móc…phục vụ sản xuất kinh doanh tại các đơn vị thành viên trong Tập đoàn… Tập đoàn đã tập trung, huy động mọi nguồn lực để thực hiện sản xuất (thi công đóng mới các tàu theo các hợp đồng đã ký kết) và bàn giao các tàu hoàn thiện cho các chủ tàu. Một số kết quả đạt đƣợc nhƣ: Số tàu bàn giao cho chủ tàu đã tăng nhanh từ năm 2005 bàn giao 13 tàu trị giá 104,97 triệu USD sang năm 2006 bàn giao 27 tàu trị giá 170,79 triệu USD, trong đó có 18 tàu nội địa trị giá 139,97 triệu USD và 9 tàu xuất khẩu trị giá 30,81 triệu USD); năm 2007 bàn giao 41 tàu trị giá 222,71 triệu USD, trong đó 23 tàu nội địa trị giá 116,64 triệu USD và 18 tàu xuất khẩu trị giá 106,07 triệu USD; năm 2008 bàn giao 55 tàu trị giá 267,6 triệu USD, trong đó 29 tàu nội địa trị giá 112,35 triệu 1 USD và 26 tàu xuất khẩu trị giá 155,26 triệu USD ; Năm 2009 bàn giao 33 tàu (07 tàu trong nƣớc và 26 tàu xuất khẩu) với giá trị đạt 214 triệu USD; Năm 2010 bàn giao 64 tàu với giá trị đạt 596,89 triệu USD; Năm 2011 bàn giao 74 tàu với giá trị đạt 525,34 triệu USD ; Năm 2012 bàn giao đƣợc 32 tàu với giá trị đạt 144,97 triệu USD và năm 2013 bàn giao 47 tàu với giá trị đạt 148,31 triệu USD (theo số liệu báo cáo của Tập đoàn). Trong khi Tập đoàn phát triển nhanh, nóng (từ năm 2006-2008) khi thực hiện sản xuất đồng loạt số lƣợng lớn các hợp đồng đóng mới tàu thủy tại các đơn vị thì công tác quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tập đoàn đã không đƣợc kịp thời củng cố, kiện toàn và tăng cƣờng ; công tác xây dựng và quản lý kế hoạch SXKD không đƣợc thực hiện một cách bài bản và khoa học; không có sự xem xét, đánh giá tổng thể giữa năng lực sản xuất của Tập đoàn với nhu cầu của thị trƣờng. Do đó công tác quản lý kế hoạch SXKD của Tập đoàn đã không dự báo, cảnh báo những rủi ro, thách thức, nguy cơ tiềm ẩn và những xu hƣớng thay đổi của thị trƣờng đem lại. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế năm 2008 xảy ra gây ảnh hƣởng và tác động hết sức nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Hàng loạt các hợp đồng đóng tàu đang sản xuất đã bị dừng, giãn tiến độ và có nguy cơ bị hủy hợp đồng rất cao. Tập đoàn đã phải huy động mọi nguồn vốn (trong đó có cả nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ) để tập trung hoàn thiện các tàu đang thi công dở dang và bàn giao vào các năm 2009 - 2011 nhằm giảm thiệt hại về kinh tế và tạo việc làm cho ngƣời lao động. Qua đó cho thấy tầm quan trọng của công tác quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh đối với Tập đoàn. Trong khi đến nay vẫn chƣa có một tìm hiểu, nghiên cứu nào về công tác quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, chƣa có đánh giá, phân tích thực trạng về công tác quản lý kế hoạch 2 SXKD, công tác lập và đánh giá kế hoạch SXKD của Tập đoàn có theo các nguyên tắc, chuẩn mực hay chƣa… Qua quá trình học tập về Quản lý kinh tế tại Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội và quá trình công tác, làm việc về quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Ban Kế hoạch tổng hợp thuộc Công ty mẹ - Tập đoàn. Tác giả lựa chọn đề tài “Tăng cường quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam” với mong muốn bƣớc đầu tìm hiểu cơ sở lý luận về công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh, tìm hiểu đặc điểm sản xuất kinh doanh và thực trạng công tác quản lý kế hoạch SXKD tại Tập Vinashin. Câu hỏi nghiên cứu: “Bằng những giải pháp nào để có thể tăng cƣờng công tác quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam” 2. Tình hình nghiên cứu Để tìm hiểu về cơ sở lý luận công tác kế hoạch SXKD, những đặc điểm về sản xuất kinh doanh và công tác quản lý kế hoạch SXKD của Tập đoàn. Một số nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu đã đƣợc tìm hiểu và thể hiện nhƣ: *. “Giáo trình khoa học quản lý” do tác giả Nguyễn Hồng Sơn và Phan Huy Đƣờng đồng chủ biên (NXB Đại học Quốc gia, 2013). Tác giả đã đúc kết lý luận và thực tiễn về khoa học quản lý (đặc biệt là quản lý nền kinh tế thị trƣờng hiện đại và quản lý nền kinh tế trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế), trong đó có nêu cơ sở lý luận về kế hoạch chiến lƣợc và kế hoạch tác nghiệp (khái niệm, vai trò, phân loại, căn cứ, yêu cầu, quy trình khi lập kế hoạch tác nghiệp). *. “Quản lý nhà nƣớc về kinh tế ” do tác giả Phan Huy Đƣờng (NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2010) : Công cụ quản lý nhà nƣớc về kinh tế bao gồm: 3 Đƣờng lối, chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội; hệ thống pháp luật; kế hoạch hóa; chính sách kinh tế và nhóm các công cụ vật chất. Trong đó, kế hoạch hóa đóng vai trò quan trọng để thựsc hiện các mục tiêu đặt ra. *. “ Giáo trình kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội” do tác giả Ngô Thắng Lợi (NXB Thống kê, Hà Nội, 2002) nêu các vấn đề lý luận cơ bản về kế hoạch hóa phát triển trong nền kinh tế thị trƣờng; nội dung, phƣơng pháp kế hoạch hóa tăng trƣởng kinh tế và các yếu tố nguồn lực của tăng trƣởng; hệ thống kế hoạch các lĩnh vực sản xuất vật chất chủ yếu và kế hoạch dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế; nội dung kế hoạch các lĩnh vực dịch vụ kinh tế chủ yếu. *. “ Hoạch định phát triển kinh tế : Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” do tác giả Ngô Thắng Lợi (NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011) nêu nhiệm vụ của kế hoạch phát triển là cụ thể hóa các mục tiêu định hƣớng của chiến lƣợc phát triển và các phƣơng án quy hoạch tổ chức sản xuất để từng bƣớc thực hiện và biến chiến lƣợc quy hoạch thành thực tế cuộc sống; cũng nhƣ nội dung, phƣơng pháp luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm. *. “Tổ chức quản lý và điều hành sản xuất trong doanh nghiệp” do tác giả Nguyễn Xuân Thủy (NXB Giao thông vận tải, Hà Nội, 1996) nêu rõ vai trò của kế hoạch hóa trong quản lý doanh nghiệp; nhiệm vụ và tính chất của công tác kế hoạch doanh nghiệp; phân loại kế hoạch doanh nghiệp thành 2 loại chính là kế hoạch kinh tế kỹ thuật và kế hoạch tác nghiệp; những căn cứ để xây dựng kế hoạch và các phƣơng pháp kế hoạch hóa; đề cập đến công tác quản lý kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trong đó có xác định các nội dung của kế hoạch sản xuất và các chỉ tiêu kế hoạch, phƣơng thức tính toán các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch sản xuất. 4 *. “Một số vấn đề hoàn thiện phƣơng pháp lập kế hoạch sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp trong điều kiện kinh tế thị trƣờng” do tác giả Vũ Thị Hòa (Trƣờng đại học Xây dựng, Hà Nội 1996) hệ thống hóa và nâng cao một bƣớc lý luận kế hoạch SXKD của doanh nghiệp xây lắp trong điều kiện kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc; hoàn thiện phƣơng pháp tiếp cận thị trƣờng và đảm bảo thông tin phục vụ công tác lập kế hoạch SXKD, hệ thống và hoàn thiện phƣơng pháp dự báo kế hoạch trong cơ chế kinh tế mới và đề xuất một số kiến nghị đổi mới phƣơng pháp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình mới. *. “ Công nghệ đóng và sửa chữa tàu thủy ” do tác giả Nguyễn Đức Ân (NXB Đại học Quốc gia, Tp HCM, 2003): cung cấp các lý thuyết về đóng mới và sửa chữa tàu thủy. *. “ Một nghiên cứu chiến lƣợc đóng tàu Hàn Quốc cho tăng trƣởng bền vững” do tác giả Duck Hee Won (Học viện công nghệ Massachusett, 2010) nêu sự ảnh hƣởng của kinh tế toàn cầu đến ngành vận tải biển và đóng tàu; những đặc điểm của ngành công nghiệp tàu thủy; những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả của các doanh nghiệp đóng và sửa chữa tàu; *. “ Nghiên cứu ngành đóng tàu và hàng hải Việt Nam - Báo cáo cuối cùng ” do cơ quan hợp tác phát triển Na Uy - NORAD (2010) nêu những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngành đóng tàu Việt Nam trên các lĩnh vực nhƣ thị trƣờng, công nghiệp, thể chế, hệ thống giáo dục. Những nội dung nghiên cứu trên đã hệ thống hóa và cung cấp các cơ sở lý luận về công tác kế hoạch hóa ở tầm vĩ mô (nhƣ kế hoạch hóa nền kinh tế, kế hoạch phát triển đất nƣớc, cân đối vĩ mô nền kinh tế…) và công tác quản lý kế hoạch SXKD đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với mỗi Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nƣớc có các đặc điểm, vai trò, vị trí, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chính khác nhau dẫn đến công tác quản lý kế hoạch 5 SXKD cũng rất khác nhau. Đối với Tập đoàn có ngành nghề kinh doanh chính là đóng mới và sửa chữa tàu thủy có nhiều đặc thù rất khác biệt so với các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nƣớc khác và đến nay chƣa có nghiên cứu nào về công tác quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích và đánh giá về công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh để có thể đƣa ra các giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam là hết sức cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu cơ sở lý luận về công tác kế hoạch SXKD, thực trạng công tác quản lý kế hoạch SXKD tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Từ đó tìm ra những hạn chế, tồn tại cần khắc phục và đề xuất những giải pháp khắc để tăng cƣờng quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu là : - Làm rõ cơ sở lý luận về công tác quản lý kế hoạch SXKD của doanh nghiệp. - Phân tích thực trạng công tác quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. - Đề xuất những giải pháp phù hợp để tăng cƣờng quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh (bao gồm công tác lập kế hoạch SXKD, công tác theo dõi thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch SXKD) của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. 6 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trong phạm vi công tác quản lý kế hoạch SXKD của công ty mẹ - Tập đoàn và công tác kế hoạch SXKD của 13 đơn vị thành viên là công ty TNHH 1TV 100% vốn nhà nƣớc có lĩnh vực hoạt động chính là đóng và sửa chữa tàu; đề tài không nghiên cứu công tác kế hoạch tại các đơn vị thành viên là công ty TNHH MTV, công ty cổ phần, công ty liên doanh, liên kết không có hoạt động chính là đóng và sửa chữa tàu biển. Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh từ thời điểm năm 2010 (thời điểm Ban Kế hoạch tổng hợp đƣợc thành lập và công tác quản lý kế hoạch của Công ty mẹ - Tập đoàn đƣợc quan tâm và kiện toàn) đến hết năm 2013. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: - Phƣơng pháp thu thập thông tin về tình hình tổ chức công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty mẹ - Tập đoàn và các đơn vị thành viên: Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện bằng cách gửi các đơn vị thành viên văn bản và yêu cầu báo cáo về tình hình tổ chức, nhân sự thực hiện công tác về kế hoạch. - Phƣơng pháp thu thập số liệu về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh: Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện bằng cách xây dựng các văn bản quy định về công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tập đoàn và (quy chế, quyết định, chỉ thị, hƣớng dẫn và biểu mẫu) về cách thức báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị. - Phƣơng pháp phân tích, đánh giá theo cách so sánh chuỗi để đánh giá sự phát triển của các đơn vị: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng sau khi có số liệu báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị theo 7 từng tháng, quý, 6 tháng và cả năm (có sự so sánh giá trị thực hiện với cả năm và cùng kỳ năm trƣớc), hoàn thành hay không hoàn thành kế hoạch đề ra. - Quy trình thực hiện lập, giao, giám sát kế hoạch tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Luận văn sử dụng các số liệu, thông tin đảm bảo về mức độ khả thi bởi: - Số liệu về số tàu bàn giao, giá trị sản xuất, doanh thu, giá trị hợp đồng các tàu,…trình bày trong luận văn đƣợc lấy từ các báo cáo tổng kết năm, báo cáo chính thức năm của Tập đoàn và các đơn vị thành nên đảm bảo tính xác thực và tin cậy. - Các số liệu khác đƣợc trình bày trong luận văn đƣợc tổng hợp từ số liệu thực tế báo cáo của các đơn vị thành viên (có bản cứng báo cáo các đơn vị). - Các nội dung thông tin về công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý kế hoạch đƣợc trích dẫn, tham khảo từ các văn bản điều hành, chỉ đạo, hƣớng dẫn của Tập đoàn (đã đƣợc ban hành bằng văn bản). 6. Những đóng góp của luận văn Luận văn đã đề xuất đƣợc các giải pháp để tăng cƣờng công tác quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam, bao gồm các nhóm giải pháp: - Tăng cƣờng công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh; - Tăng cƣờng công tác thực hiện kế hoạch SXKD (đổi mới khâu xây dựng và tính toán phƣơng án giá thành để chào hàng; năng lực và chất lƣợng thiết kế; công tác chuẩn bị sản xuất; cung ứng vật tƣ, thiết bị; tập trung chỉ đạo, điều hành sản xuất; cải tiến công tác bán hàng). - Tăng cƣờng công tác theo dõi, giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch SXKD; 8 - Tăng cƣờng hiệu quả thực hiện kế hoạch SXKD (giải pháp tiết kiệm, tăng năng suất lao động, giảm chi phí tiền lƣơng). 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn đƣợc kết cấu gồm 03 chƣơng : Chƣơng I: Cơ sở lý luận về công tác quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chƣơng II: Thực trạng công tác quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Chƣơng III: Những giải pháp tăng cƣờng quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam 9 CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm, mục tiêu, bộ máy quản lý, nội dung quản lý kế hoạch SXKD của doanh nghiệp và những yếu tố ảnh hƣởng 1.1.1. Khái niệm Kế hoạch là tập hợp những hoạt động, công việc đƣợc sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra [19]. Vì vậy, kế hoạch SXKD của doanh nghiệp đƣợc hiểu là tập hợp những hoạt động, công việc liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt đƣợc mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Tập đoàn Vinashin có hoạt động sản xuất chính là đóng mới và sửa chữa tàu thủy theo các hợp đồng kinh tế đã ký để bàn giao cho các chủ tàu và khách hàng. Trong quá trình sản xuất, chủ tàu sẽ thanh toán tiền theo các mốc sản xuất chính và đợt thanh toán cuối cùng đƣợc thực hiện khi hoàn thiện và bàn giao tàu. Do đó, kế hoạch sản xuất và kế hoạch kinh doanh tại Tập đoàn Vinashin có quan hệ rất khăng khít, hữu cơ và đi liền với nhau. Vì vậy, tác giả đề cập đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tập đoàn theo hƣớng là chú trọng đến kế hoạch sản xuất là chủ yếu. Quản lý kế hoạch SXKD của doanh nghiệp đƣợc hiểu là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên kế hoạch SXKD nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ, cơ hội của doanh nghiệp để đạt đƣợc mục tiêu đề ra trong điều kiện môi trƣờng luôn biến động. Quản lý kế hoạch SXKD là công việc mang tính chất tất yếu của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế sản xuất và kinh doanh hàng hóa. Quản lý kế hoạch SXKD tốt sẽ đảm bảo thực hành tiết kiệm, giảm chi phí tạo điều kiện thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp đề ra. Cán bộ quản lý doanh nghiệp 9 cần nhận thức đầy đủ vai trò, tính chất, yêu cầu của kế hoạch SXKD để vận dụng trong quản lý và điều hành hoạt động của doanh nghiệp [13]. 1.1.2. Mục tiêu Một là, giúp cho chủ thể quản lý và các bộ phận trong hệ thống quản lý nhận thức thống nhất về hƣớng đi, cách đi thích hợp để nhanh chóng đạt tới mục tiêu đề ra. Từ đó hoạt động của các cấp, các bộ phận, các tổ chức tự giác, chủ động và thống nhất trong hành động thực tiễn. Hai là, giúp cho các nhà quản lý chủ động thích ứng với những thay đổi trong quá trình phát triển của thực tiễn do có những dự đoán trƣớc; làm giảm tính bất ổn định của doanh nghiệp hay tổ chức; làm giảm sự chồng chéo và những hoạt động làm lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp; chủ động tạo ra những biến đổi có lợi cho quá trình phát triển và hƣớng các nhà quản lý tập trung vào những nhiệm vụ trọng yếu… Ba là, là căn cứ để tổ chức bộ máy quản lý, kiểm tra và đánh giá hiệu quả của các hoạt động quản lý của doanh nghiệp ở các cấp, các địa phƣơng và toàn ngành [4, Tr143]. 1.1.3. Bộ máy quản lý Bộ máy quản lý kế hoạch SXKD là tập hợp các bộ phận, phân hệ với trách nhiệm và quyền hạn nhất định đƣợc phân công thực hiện các chức năng quản lý kế hoạch SXKD. Bộ máy quản lý kế hoạch SXKD bao gồm 3 yếu tố cơ bản là : cơ cấu tổ chức quản lý kế hoạch SXKD, cán bộ quản lý kế hoạch và cơ chế hoạt động của bộ máy. Trong đó: Cơ cấu tổ chức quản lý kế hoạch SXKD là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) khác nhau, có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, đƣợc chuyên môn hoá và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định đƣợc bố trí theo những 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng