Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh hà nam giai đoạn 2015 2020...

Tài liệu Luận văn tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh hà nam giai đoạn 2015 2020

.PDF
107
1644
98

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- LÊ THỊ THU HẰNG TÁI CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------LÊ THỊ THU HẰNG TÁI CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số : 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TRÚC LÊ XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN TS. Nguyễn Trúc Lê GS.TS. Phan Huy Đƣờng HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Trước hết, học viên xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến TS. Nguyễn Trúc Lê, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, định hướng và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt thời gian học viên thực hiện nghiên cứu đề tài. Học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý thầy cô giáo Khoa Kinh tế Chính trị, Phòng Đào tạo, Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã quan tâm giúp đỡ để học viên học tập, nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn. Học viên xin chân thành cảm ơn các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã chia sẻ thông tin, cung cấp cho học viên nhiều nguồn tư liệu, tài liệu hữu ích phục vụ cho đề tài nghiên cứu, đặc biệt là các đơn vị Văn phòng Tỉnh ủy Hà Nam, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư , Cục Thống kê , Sở Tài chính tỉnh Hà Nam… Cuối cùng, học viên xin phép được cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho học viên trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn chỉnh luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn./. HỌC VIÊN Lê Thị Thu Hằng LỜI CAM ĐOAN Luận văn thạc sỹ kinh tế chuyên ngành Quản lý kinh tế với đề tài “Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015 - 2020” được học viên viết dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Trúc Lê. Trong suốt quá trình viết luận văn, học viên có tham khảo, kế thừa và sử dụng những thông tin, số liệu từ một số tài liệu theo danh mục tài liệu tham khảo. Học viên cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình và chịu hoàn toàn trách nhiệm về cam đoan của mình./. HỌC VIÊN Lê Thị Thu Hằng MỤC LỤC TRANG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................i DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................ii DANH MỤC HÌNH........................................................................................iii PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU; CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁI CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP ........ 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................. 4 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................... 4 1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ................................................... 4 1.2. Cơ sở lý luận về tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp .................................... 6 1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp ...... 6 1.2.2. Sự cần thiết phải tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp ........................... 10 1.2.3. Định hướng và nội dung tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp ............... 14 1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp................. 21 1.2.5. Tiêu chí đánh giá tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp cấp tỉnh............... 29 1.3. Kinh nghiệm thực tiễn về tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp .................. 30 1.3.1.Trên thế giới ..................................................................................... 30 1.3.2. Một số tỉnh tại Việt Nam ................................................................. 36 CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 54 2.1. Nghiên cứu ............................................................................................... 54 2.1.1. Nghiên cứu khảo sát ....................................................................... 54 2.1.2. Nghiên cứu lý thuyết ....................................................................... 54 2.1.3. Nghiên cứu thực tế .......................................................................... 54 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 55 2.2.1. Thu thập dữ liệu .............................................................................. 55 2.2.2. Xử lý dữ liệu .................................................................................... 58 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM ............................................................................................. 59 3.1. Đặc điểm địa bàn tỉnh Hà Nam............................................................. 59 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 59 3.1.2. Địa hình và khí hậu......................................................................... 60 3.1.3. Tài nguyên đất................................................................................. 61 3.1.4. Tài nguyên khoáng sản ................................................................... 61 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam ........................................ 61 3.2.1. Tốc độ tăng trưởng và quy mô kinh tế ............................................ 61 3.2.2. Cơ cấu kinh tế ................................................................................. 63 3.2.3. Kim ngạch xuất nhập khẩu ............................................................. 65 3.2.4. Thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn ...................................... 66 3.2.5. Vốn đầu tư xã hội và việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước ...... 68 3.2.6. Môi trường kinh doanh ................................................................... 72 3.2.7. Thu nhập bình quân đầu người và tỷ lệ hộ nghèo .......................... 74 3.3. Thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam ........................ 75 3.3.1. Về cơ cấu kinh tế nông nghiệp ........................................................ 75 3.3.2. Về tốc độ tăng trưởng ..................................................................... 76 3.3.3. Một số kết quả đạt được trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam ........................................................................................................... 78 3.3.4. Tồn tại hạn chế và nguyên nhân ..................................................... 81 CHƢƠNG 4 : GIẢI PHÁP TÁI CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2015 - 2020.................................................. 83 4.1. Mục tiêu................................................................................................... 83 4.1.1. Mục tiêu tổng quát .......................................................................... 83 4.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 83 4.2. Nội dung tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015 - 2020............................................................................................................... 85 4.2.1. Lĩnh vực trồng trọt ........................................................................ 85 4.2.2. Lĩnh vực chăn nuôi ........................................................................ 85 4.2.3. Lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp ....................................................... 86 4.2.4. Lĩnh vực thủy sản........................................................................... 86 4.2.5. Lĩnh vực lâm nghiệp ...................................................................... 86 Đẩy mạnh việc chăm sóc và bảo vệ rừng, tổ chức khai thác các sản phẩm từ rừng. Khuyến khích gây nuôi động vật hoang dã. .................. 86 4.3. Giải pháp tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015 - 2020............................................................................................................... 87 4.3.1. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch ........................................................ 87 4.3.2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ........................................................ 87 4.3.3. Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp ........................... 88 4.3.4.Tổ chức tốt đào tạo nghề cho nông dân; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp .................................................................... 89 4.3.5. Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất .................................. 90 4.3.6. Phát triển công nghiệp chế biến, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và thị trường; phát triển dịch vụ nông nghiệp ............................................... 90 4.3.7. Gắn tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp với đẩy mạnh thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; chú trọng bảo vệ tài nguyên môi trường........................................................................................................ 91 KẾT LUẬN .................................................................................................... 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 94 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ANQP An ninh Quốc phòng 2 BVTV Bảo vệ thực vật 3 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 4 CT Chương trình 5 DN Doanh nghiệp 6 DNNN Doanh nghiệp Nhà nước 7 HTX Hợp tác xã 8 HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp 9 MTQG Mục tiêu Quốc gia 10 NN Nông nghiệp 11 NTM Nông thôn mới 12 NQ Nghị quyết 13 KHKT Khoa học kỹ thuật 14 KH Kế hoạch 15 TU Tỉnh ủy 16 TW Trung ương 17 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 18 TTXVN Thông tấn xã Việt Nam 19 UBND Ủy ban nhân dân 20 QLNN Quản lý nhà nước 20 NXB Nhà xuất bản i DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 Tổng thu chi ngân sách tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006 - 2014 80 3 Bảng 3.3 Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2006 - 2014. 81 4 Bảng 3.4 5 Bảng 3.5 6 Bảng 3.6 7 Bảng 3.7 Cơ cấu giá trị sản xuất (GO) của nội bộ ngành nông nghiệp. Tốc độ tăng giá trị tổng sản phẩm chung và theo ngành kinh tế giai đoạn 2006 - 2014. Chỉ tiêu giá trị gia tăng và vốn giai đoạn 2006 - 2014 phân theo ngành kinh tế. Tổng số vốn đầu tư nước ngoài thực hiện lũy kế đến 31/12/2014. Bảng Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2007-2014. Trang 74 82 84 86 88 Tốc độ tăng trưởng bình quân GO, VA và IC của 8 Bảng 3.8 ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2006 - 89 2014. 9 Bảng 4 Tố c đô ̣ tăng trưởng biǹ h quân các năm giai đoa ̣n 2015-2020 ii 96 DANH MỤC HÌNH STT Hình 1 Hình 3.1 2 Hình 3.2 3 Hình 3.3 Nội dung Cơ cấu GDP theo ngành các tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng năm 2010. Cơ cấu GDP theo ngành các tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng năm 2014. Giá trị xuất nhập khẩu tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006 - 2014 iii Trang 76 77 79 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những vấn đề nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế đó là sự tái cơ cấu kinh tế. Trong tái cơ cấu kinh tế nói chung, tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng là vấn đề quan tâm hiện nay của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Mấu chốt là tìm các giải pháp có hiệu quả khả thi đưa vào thực tiễn để tái cơ cấu đạt kết quả nhanh và có tính bền vững cao. Trong cơ cấu nền kinh tế, nông nghiệp là một ngành quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế không chỉ đối với nước ta mà với nhiều nước trên thế giới. Muốn phát triển kinh tế thì nông nghiệp là một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm và “nhận thức đúng vai trò của nó trong chiến lược phát triển kinh tế và thực hiện đồng bộ hàng loạt những vấn đề liên quan đến nông nghiệp”. Như vậy để nhanh chóng làm thay đổi bộ mặt của kinh tế nông nghiệp đòi hỏi cấp bách phải có các giải pháp chủ yếu nhằm tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đây là một yêu cầu quan trọng và có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Hà Nam là tỉnh có số dân đông, các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có nhiều thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp phong phú đa dạng. Phát huy thế mạnh là một tỉnh nông nghiệp thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng và thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, những năm qua, Hà Nam luôn chú trọng nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và đầu tư sản xuất thử nghiệm chế biến nông sản thành hàng hóa chất lượng cao. Nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam đã đạt được nhiều thành tựu khá toàn diện và to lớn, như: Tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định; đảm bảo an ninh lương thực; tạo việc làm và thu nhập cho dân cư nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bước đầu đã hình thành được các khu chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tập trung theo hướng trang trại, gia trại, công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao. Tuy nông nghiệp phát triển, nhưng thu nhập và đời sống của những 1 người làm nông nghiệp còn thấp, nông dân vẫn còn nghèo. Nguyên nhân chính là do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu ổn định và dễ bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh và biến động của thị trường; các hình thức liên kết trong sản xuất còn chưa chặt chẽ, thiếu tính ràng buộc, quy mô, phạm vi liên kết còn ở dạng mô hình. Mô hình tăng trưởng nông nghiệp chủ yếu theo chiều rộng thông qua tăng diện tích, tăng vụ và dựa trên mức độ thâm dụng các yếu tố vật chất đầu vào cho sản xuất (lao động, vốn, vật tư), tuy số lượng sản phẩm lớn nhưng giá trị thấp, chưa có nhiều sản phẩm hàng hóa có tính cạnh tranh cao, chưa khai thác được hết tiềm năng sử dụng của các nguồn lực tự nhiên. Muốn đẩy mạnh phát triển kinh tế, giải quyết những hạn chế về xã hội của tỉnh, Hà Nam phải từng bước tái cơ cấu nền kinh tế, trước hết là tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Từ thực tiễn nêu trên học viên đã lựa chọn đề tài: “Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015 - 2020” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý kinh tế nhằm nghiên cứu, tìm ra giải pháp tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015 - 2020. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận về tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam gai đoạn 2006 - 2014, từ đó đề xuất nội dung, giải pháp tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015 2020. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng tổng quan tình hình nghiên cứu; cơ sở lý luận và thực tiễn về tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp. - Phân tích thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại tỉnh Hà Nam. Làm rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. - Đề xuất nội dung và giải pháp tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015 - 2020. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Hà Nam, trong đó đi sâu nghiên cứu tái cơ cấu trong nội bộ kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015 - 2020. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: Địa bàn tỉnh Hà Nam. Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2006 - 2014 Thời gian dự báo: Giai đoạn 2015 - 2020 Nội dung nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, học viên phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam 2006 - 2014 từ đó đề ra nội dung và giải pháp tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015 - 2020. 4. Đóng góp mới của luận văn - Nêu các khái niệm có liên quan đến tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp. - Áp dụng tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp vào một địa phương cụ thể. - Xác định và làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và các tiêu chí đánh giá tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp cấp tỉnh. - Đánh giá sát thực về thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại tỉnh Hà Nam, những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. - Đề xuất nội dung và giải pháp về tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015 - 2020. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, kết cấu của luận văn gồm 4 chương như sau: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu; cơ sở lý luận và thực tiễn về tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam. Chƣơng 4: Giải pháp tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015-2020. 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU; CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁI CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Luận án tiến sĩ:“Nghiên cứu về duy trì chính sách: mô hình tăng trưởng kinh tế của Malaysia”, tác giả Mutazhamdalla Nabulsi (2001), đại học Missouri Kansas. Tác giả đã nêu ra những thành tựu trong tăng trưởng kinh tế của Malaysia, những thách thức mà Malaysia tiếp tục phải vượt qua để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế.[27] Luận án tiến sĩ:“Phân tích kinh nghiệm về tăng trưởng kinh tế”, tác giả Winford Henderson Musanjala (2003) - Louisiana State University. Tác giả cũng nêu ra một số mô hình tăng trưởng kinh tế ở Châu Phi và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ở các nước trên.[26] Luận án tiến sĩ: “Giáo dục và tăng trưởng kinh tế: Phân tích nguyên nhân”, tác giả Sharmistha Self (2002), Southern Illinois University at Carbondate. Trong luận án này tác giả đã đi sâu phân tích yếu tố giáo dục như là một trong những nguyên nhân trực tiếp tác động đến tăng trưởng kinh tế ở một số nước Châu Âu.[28] 1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Trên trang bannhanong.vn có bài có bài “Tái cơ cấu nông nghiệp theo chiều sâu”. Bài báo đã chỉ ra rằng để đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong năm 2013 của ngành (NN), chúng ta cần thực hiện nhiều nhóm giải pháp ngắn hạn song song với quá trình tái cơ cấu ngành, trong đó chú trọng đến việc mở rộng thông tin thị trường NN. Cụ thể, về cây lúa cần ổn định năng suất và diện tích, thúc đẩy xây dựng cánh đồng mẫu lớn, liên kết doanh nghiệp - nông dân; chuyển đổi diện tích kém hiệu quả sang trồng cây làm thức ăn chăn nuôi 4 (khoai, ngô, đậu tương...). Đối với chăn nuôi cần tập trung quản lý dịch bệnh, chất lượng và an toàn thực phẩm. Ưu tiên đầu tư theo chiều sâu, các ngành hàng chiến lược, có lợi thế cạnh tranh, có giá trị gia tăng cao; hạn chế, rà soát đầu tư vào các ngành bóc lột tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.[34] Đề án tốt nghiệp: “Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, chất lượng và năng lực cạnh tranh ở tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015 - 2020” của tác giả Vũ Đại Thắng - Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam năm 2014. Trong đề án này, tác giả đã dự báo được tốc độ tăng trưởng; các định hướng lớn mang tính tổng quát cho việc tái cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng trong giai đoạn tới của tỉnh Hà Nam trên cơ sở đánh giá được hiện trạng cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hà Nam và dự báo những yếu tố có thể tác động.[22] “Mối quan hệ giữa đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế” của tác giả PGS.TS. Phạm Thị Túy, PGS.TS. Phạm Quốc Trung Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trên trang liluanchinhtri.vn. Bài báo đã chỉ ra đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế là bước chuẩn bị cho đất nước bước vào một giai đoạn mới, giai đoạn phát triển nhanh, bền vững và tham gia có hiệu quả vào xu thế phát triển chung của nền kinh tế khu vực và thế giới.[33] Báo cáo khoa học: “Quá trình tái cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp và sử dụng các nguồn lực sản xuất của huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình” trên Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, tập 1, số 3/2003. Báo cáo đã chỉ ra Kỳ Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Hoà Bình, đất đai rộng, có thế mạnh về tiềm năng kinh tế rừng và cây công nghiệp, là huyện bao bọc thị xã Hoà Bình và gần thủ đô Hà Nội nên có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên việc tái cơ cấu kinh tế trong nông thôn Kỳ Sơn còn chậm, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao. Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng tái cơ cấu nông lâm nghiệp huyện Kỳ Sơn và 5 đưa ra các giải pháp phù hợp thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tiến tới CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.[3] Có nhiều nghiên cứu liên quan đến Tái cơ cấu kinh tế và tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu về đề tài "Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015 - 2020". 1.2. Cơ sở lý luận về tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1.2.1.1. Nông nghiệp Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi để tạo ra lương thực, thực phẩm cho con người và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản. Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ trong nông nghiệp. Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng nó còn bao gồm cả ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản nữa. Theo trình độ phát triển, ngành nông nghiệp có hai loại hình, gồm: + Nông nghiệp tự cung tự cấp: Ở trình độ này, nông nghiệp sử dụng các đầu vào hạn chế và sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ tiêu dùng tại chỗ cho chính gia đình của mỗi người nông dân. Không sử dụng cơ giới hóa và các tiến bộ kỹ thuật. + Nông nghiệp hàng hóa: Ở trình độ này, quá trình sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa ở tất cả các khâu, gồm cả sử dụng máy móc, thiết bị cơ giới trong canh tác trồng trọt, chăn nuôi và trong chế biến sản phẩm tươi sống làm ra. Nông nghiệp hàng hóa sử dụng nguồn đầu vào lớn hơn so với nông nghiệp tự cung tự cấp, bao gồm các loại hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón hóa học, chọn lọc, áp dụng các giống mới và cơ giới hóa cao; sản phẩm làm được thương mại hóa, bán ra trên thị trường trong nước và xuất khẩu; sản xuất nông nghiệp hàng hóa tạo ra việc làm ở nhiều công đoạn nối tiếp nhau 6 nên tạo việc làm và thu nhập cho nhiều người tham gia vào các công đoạn của quá trình này. 1.2.1.2. Cơ cấu kinh tế Nông nghiệp Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể các mối quan hệ các yếu tố hợp thành nền kinh tế nông nghiệp theo những quan hệ tỷ lệ nhất định và có sự tác động lẫn nhau, gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể, nhằm thực hiện có hiệu quả những mục tiêu đã được xác định. Trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, người ta thường quan tâm nhiều đến cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp. Cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp biểu hiện ở mối quan hệ tỷ lệ giữa các phân ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, và trong từng phân ngành đó lại được phân chia thành nhiều ngành nhỏ hơn, trong quá trình phát triển chúng có sự tác động lẫn nhau. 1.2.1.3. Tái cơ cấu kinh tế Thuật ngữ "Tái cơ cấu" hiện đang được sử dụng khá phổ biến và cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, một cách chung nhất có thể hiểu: Tái cơ cấu là sự thay đổi chiến lược, mục tiêu, tầm nhìn của một hệ thống hoặc là sự cơ cấu lại hệ thống bao gồm các hoạt động như sắp xếp lại, chuyển đổi hình thức hoạt động, xác định lại mục tiêu, chiến lược, tầm nhìn, các giá trị cốt lõi và chuẩn mực của tổ chức hay doanh nghiệp. Tái cơ cấu có thể ở các cấp độ khác nhau, cấp độ cao là sự thay đổi tầm nhìn, chiến lược, cơ cấu lại toàn bộ tổ chức có tính hệ thống; cấp độ thấp là sự chuyển đổi, sắp xếp lại, đổi mới quy trình hoạt động và cũng có thể bao gồm cả hai cấp, vừa thay đổi tầm nhìn chiến lược, vừa thực hiện tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp. Có quan niệm cho rằng: Tái cơ cấu kinh tế chính là quá trình làm thay đổi cơ cấu kinh tế cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu kinh tế 7 mới tiên tiến, hoàn thiện, bổ sung cơ cấu cũ thành cơ cấu mới phù hợp hơn. Ngày 19/2/2013 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 399/2013/QĐ-TTg phê duyệt đề án tổng thể về “Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn giai đoạn 2013-2020"[8]. Với các mục tiêu tổng quát và cụ thể như sau: Mục tiêu tổng quát: Thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo lộ trình và bước đi phù hợp để đến năm 2020 cơ bản hình thành mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, bảo đảm chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Mục tiêu cụ thể: Thứ nhất, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo lập hệ thống đòn bẩy khuyến khích hợp lý, ổn định và dài hạn, nhất là ưu đãi về thuế và các biện pháp khuyến khích đầu tư khác, thúc đẩy phân bố và sử dụng nguồn lực xã hội chủ yếu theo cơ chế thị trường vào các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, nâng cao năng suất lao động, năng suất các yếu tố tổng hợp và năng lực cạnh tranh. Thứ hai, hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý trên cơ sở cải thiện, nâng cấp trình độ phát triển các ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế; phát triển các ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng cao từng bước thay thế các ngành công nghệ thấp, giá trị gia tăng thấp để trở thành các ngành kinh tế chủ lực. Thứ ba, từng bước củng cố nội lực của nền kinh tế, chủ động hội nhập quốc tế và củng cố vị thế quốc gia trên trường quốc tế, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Như vậy, khái niệm tái cơ cấu kinh tế trong đề án này được hiểu là quá trình tiếp tục cải cách kinh tế ở Việt Nam nhằm đưa tới mô hình tăng trưởng 8 theo hướng nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đến năm 2020. Ở đây vấn đề quan trọng của tái cơ cấu là cơ cấu kinh tế phải tạo ra mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, có hiệu quả cao hơn và nâng cao được năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đến năm 2020. 1.2.1.4. Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp Đây là khái niệm mới được đưa vào sử dụng trong vài năm gần đây và chưa có định nghĩa chính thức về tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Sau Quyết định số 399/2013/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 899/2013/QĐ-TTg ngày 13/6/2013 phê duyệt đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.[9] với các mục tiêu: Thứ nhất, duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành bình quân từ 2,6% 3,0%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015, từ 3,5 - 4,0%/năm trong giai đoạn 2016-2020; Thứ hai, nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực (bao gồm cả an ninh dinh dưỡng) cả trước mắt và lâu dài, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo. Đến năm 2020, thu nhập hộ gia đình nông thôn tăng lên 2,5 lần so với năm 2008; số xã đạt tiêu chí nông thôn mới là 20% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020; Thứ ba, tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính và các tác động tiêu cực khác đối với môi trường, khai thác tốt các lợi ích về môi trường, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, chủ động phòng chống thiên tai, nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc lên 42 - 43% năm 2015 9 và 45% vào năm 2020, góp phần thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh của quốc gia. Như vậy, theo Quyết định 899/2013/QĐ-TTg thì tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp được hiểu là phát triển nông nghiệp giai đoạn 2013-2020 theo hướng tăng năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng với tốc độ từ 3,5 - 4,0%/năm giai đoạn 2016-2020; nâng cao mức sống của người dân nông thôn vào năm 2020 bằng 2,5 lần năm 2008, số xã đạt tiêu chí NTM là 50%, nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc lên 45%. Từ đó, có thể hiểu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp là: Quá trình tiếp tục phát triển nông nghiệp gắn với bố trí, sắp xếp lại các chuyên ngành sản xuất theo nguyên tắc sử dụng tối đa lợi thế so sánh và sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu vào nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế, năng lực cạnh tranh cao hơn, nâng cao thu nhập cho nông dân và đảm bảo tính bền vững. 1.2.2. Sự cần thiết phải tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp Chính sách đổi mới kinh tế của Đảng, đã mở ra sự thay đổi cấu trúc kinh tế, thể chế và tổ chức nông nghiệp rất sâu sắc, với sự thừa nhận kinh tế hộ nông dân là đơn vị sản xuất cơ bản của nông nghiệp và phát triển quan hệ thị trường ở nông thôn. Chiến lược phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng sản xuất để phục vụ tiêu dùng trong nước và mở rộng xuất khẩu đã thúc đẩy nông nghiệp tăng trưởng liên tục và ổn định trong nhiều thập niên, giải quyết tốt an ninh lương thực, góp phần quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu nông sản lớn (xuất khẩu gạo đạt 7,72 triệu tấn)[31], nhiều mặt hàng nông sản đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới, tạo ra khối lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, thu được ngoại tệ đáng kể do xuất khẩu nông sản, khơi dậy tiềm năng phát triển các ngành nghề trong nông thôn, tạo lập bước đầu phương thức làm ăn mới theo cơ chế thị trường, thúc đẩy giao lưu 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng