Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn tài chính ngân hàng tổng quan về ngân hàng tmcp nhà hà nội ( habubank)...

Tài liệu Luận văn tài chính ngân hàng tổng quan về ngân hàng tmcp nhà hà nội ( habubank)

.PDF
23
105
88

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI (HABUBANK) ................................................................................................... 2 1. Thông tin chung về công ty ............................................................................. 2 2. Quá trình hình thành và phát triển NH Habubank ......................................... 2 3. Mô hình tổ chức quản trị ............................................................................... 3 3.1 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................... 4 3.2: Chức năng các vị trí quản trị .................................................................... 5 4.Các sản phẩm dịch vụ ...................................................................................... 9 4.1Sản phẩm NH cá nhân ................................................................................ 9 4.2 Sản phẩm NH điện tử .............................................................................. 10 4.3 Sản phẩm NH đầu tư................................................................................ 10 4.4 Sản phẩm NH doanh nghiệp .................................................................... 10 PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI ........................................................................ 11 1. Doanh thu của Ngân hàng trong giai đoạn 2006-2008 ................................. 11 1.1. Hoạt động tín dụng ................................................................................. 14 1.2 Hoạt động trên thị trường liên ngân hàng ................................................ 16 1.3 Hoạt động dịch vụ ngân hàng .................................................................. 16 2. Chi phí của ngân hàng trong những năm 2006-2008 .................................... 16 3. Qui mô nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn ...................................................... 17 4. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản: ................................................................... 19 4.1: Tỷ lệ an toàn vốn .................................................................................... 19 4.2: Đòn bẩy tài chính:................................................................................... 19 4.3: Tỷ suất hiệu quả sử dụng ROA .............................................................. 19 4.5: Tổng dư nợ/ Tổng nguồn vốn ................................................................. 20 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 22 LỜI MỞ ĐẦU Sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế cần phải có các nguồn lực nhất định, vốn là một trong các nguồn lực đó. Hệ thống các ngân hàng thương mại là một kênh huy động vốn nhàn rỗi hiệu quả từ các cá nhân, tổ chức và các thành phần kinh tế để đáp ứng nhu cầu về vốn cho sự phát triển của nền kinh tế. Ngân hàng TMCP phát triển nhà Hà Nội (HABUBANK) là một trong những đối tác được sự tin tưởng của nhiều khách hàng trên cả nước. Năm 2008 là năm cả thế giới chứng kiến sự khủng hoảng trầm trọng của nền kinh tế toàn cầu, sự sụp đổ của những định chế tài chính hùng mạnh hàng đầu thế giới. Đối với các ngân hàng trong nước, 2008 cũng là năm mà thị trường tài chính biến động lãi suất lớn nhất từ trước tới nay khiến hàng loạt ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt thanh khoản, nợ quá hạn gia tăng, lợi nhuận sụt giảm...song HABUBANK đã vượt qua cơn khủng hoảng một cách an toàn, phát triển bền vững, đạt được các kết quả khả quan và không ngừng chiếm được lòng tin của khách hàng. Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng Habubank , em đã hoàn thành báo cáo tổng hợp khái quát về Ngân hàng. Để hoàn thành được báo cáo này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ths.Đoàn Phương Thảo – giáo viên hướng dẫn thực tập cùng các anh chị Phòng Kế toán Ngân hàng Habubank đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập. 1 PHẦN I TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI ( HABUBANK) 1. Thông tin chung về công ty - Tên công ty : Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) - Ngân hàng được thành lập từ năm 1989 theo Qyết định 104/QĐ-UB ngày 11 tháng 1 năm 1989 của Ủy ban Nhân Dân Hà Nội. Ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước VN cấp giấy phép hoạt động 0002/NG-GP ngày 6 tháng năm 1992 - Lĩnh vực hoạt động: Ngân hàng được thành lập nhằm thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm:  Huy động và nhận tiền gử ngắn hạn, trung và dài hạn từ các cá nhân và tổ chức  Cho vay ngắn, trung và dài hạn cho các cá nhân và tổ chức trên cở sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng.  Thực hiện các giao dịch ngoại tệ và tài trợ quốc tế, chiết khấu thương phiếu,trái phiếu và các giấy tờ có giá khác.  Các hoạt động khác dưới sự cho phép của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. - Email [email protected] - Website www.habubank.com.vn - Vốn điều lệ 2.800 tỷ VND( tính theo thời điểm 31/12/2008) - Mã chứng khoán HBB - Địa chỉ: Địa chỉ trụ sở: 15-17 Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội. 2. Quá trình hình thành và phát triển NH Habubank  Habubank là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên ở Việt Nam được thành lập từ năm 1989 với mục tiêu ban đầu là hoạt động tín dụng và dịch vụ trong lĩnh vực phát triển nhà. Tiền thân của Habubank là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam kết hợp với các cổ đông bao gồm Uỷ ban Nhân 2 dân Thành phố Hà Nội và một số doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, quản lý nhà và du lịch. Với số vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng, Habubank được phép kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng trong 99 năm.  Năm 1995 đánh dấu một bước ngoặt đáng chú ý trong chiến lược kinh doanh của Habubank với việc chú trọng mở rộng các hoạt động thương mại nhằm vào đối tượng khác hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng với các cá nhân và các tài chính khác bên cạnh việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ và phát triển nhà.  Thêm vào đó, cơ cấu cổ đông cũng được mở rộng một cách rõ rệt với nhiều cá nhân và doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân tham gia đầu tư đóng góp phát triển  Năm 2001 Habubank chính thức triển khai hệ thống Smartbank trong toàn hệ thống và trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT)  Năm 2005 Ngân hàng triển khai dịch vụ ngân hàng tự động : thành lập trung thẻ Habubank, trở thành thành viên chính thức trong liên minh thẻ VNBC  Năm 2006, Habubank nâng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ VNĐ,thành lập và đưa vào hoạt động công ty cổ phần Chứng khoán Habubank  Năm 2007, Habubank tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ VNĐ, được tạp chí Banker bình chọn là “ Ngân hàng của năm” và được Thủ tướng Chính phủ trao tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực hoạt động. 3. Mô hình tổ chức quản trị Habubank hiện có mô hình tổ chức báo cáo ít tầng nhằm giảm thiểu tính quan liêu trong hệ thống cũng như nâng cao tính năng động của tổ chức. Ðặc điểm nổi bật của mô hình Habubank là tập trung vào khách hàng, đội ngũ 3 nhân viên chuyên nghiệp và quản lý rủi ro hiệu quả. Rủi ro là một phần gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh ngân hàng. Kiểm tra và quản lý rủi ro sao cho cân bằng được mối quan hệ rủi ro - lợi nhuận trước hết đòi hỏi một cơ cấu tổ chức phù hợp và chính sách nhất quán trong toàn hệ thống. Do đó, cơ cấu Habubank hoàn toàn được tổ chức theo chiến lược phát triển do Hội đồng Quản trị đề ra và liên quan chặt chẽ đến quản lý rủi ro. Đồng thời tính linh hoạt và giảm thiểu quan liêu cũng luôn được đề cao giúp Ngân hàng dễ thích ứng và thay đổi khi môi trường kinh doanh biến chuyển. Hiện tại, Habubank có 1 Hội sở chính, 2Sở giao dịch và 42 chi nhánh, phòng giao dịch với sản phẩm kinh doanh đa dạng gồm dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp (tài trợ thương mại quốc tế, ngoại hối, quản lý tiền mặt…), dịch vụ ngân hàng cá nhân (huy động, cho vay tiêu dùng, mua nhà…) và các hoạt động đầu tư khác trên thị trường chứng khoán. 3.1 Cơ cấu tổ chức 4 3.2: Chức năng các vị trí quản trị BAN KIỂM SOÁT - Kiểm tra hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, sự an toàn trong hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng. thực hiện kiểm toán nội bộ hoạt động từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằm đánh giá chính xác hoạt động KD và thực trạng tài chính của tổ chức tín dụng - Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điểu hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo các tài chính 5 - Thẩm định báo cáo KD hàng năm - Nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 79 và Điểm d, khoản 3 điều 97 của Luật Doanh nghiệp 2005 ALCO Ủy ban quản lý tài sản Nợ - có (ALCO) có chức năng quản trị tài sản Nợ và tài sản Có nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, quản trị rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản, bảm đảm an toàn và hiệu quả kinh doanh của Ocean Bank. HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG - Giám sát cơ cấu dư nợ toàn hệ thống - Phê duyệt giới hạn rủi ro tín dụng, chính sách tín dụng, kiểm soát nội bộ và đảm bảo việc tuân thủ những chính sách, quy định này - Phê duyệt khẩn cấp tín dụng ngoài mức trách nhiệm phê duyệt (mức phán quyết) của các cá nhân do Hội đồng quản trị giao. Trong trường hợp cần thiết HDTD có thể giao cho Tổng giám đốc (ủy viên) xem xét và quyết định đối với các khoản cấp tín dụng thuộc mức trách nhiệm phê duyệt tín dụng của các cá nhân được HDQT giao KHỐI NGUỒN VỐN - Quản lý tập trung, điều hòa vốn toàn hệ thống đảm bảo an toàn, duy trì thanh khoản và hiệu quả - Tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch huy động vốn, tổ chức triển khai thực hiện trong toàn bộ hệ thống Ocean Bank - Trực tiếp kinh doanh trên thị trường liên Ngân hàng, thị trường ngoại hối và đầu tư, kinh doanh các sản phẩm đầu tư có thu nhập cố định - Là đầu mối quan hệ với các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước để thực hiện việc đánh giá, xếp hạng TCTD và xây dựng mạng lưới các ngân hàng đại lý 6 - Thường xuyên theo dõi, phân tích, đánh giá thị trường tiền tệ, định kỳ báo cáo tham mưu cho ban lãnh đạo về tình hình thị trường, thực hiện các báo cáo khác liên quan đến hoạt động của Khối theo quy định của Ocean Bank và Ngân hàng nhà nước KHỐI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (CNTT) Khối CNTT là đơn vị trực thuộc Hội sở chính, có chức năng quản trị, điều hành hệ thống về CNTT trong toàn hệ thống Ocean Bank, tổ chức và thực hiện: - Hỗ trợ, duy trì hoạt động của hệ thống phần cứng, phần mềm CNTT của Ocean Bank, nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động kinh doanh trên toàn quốc - Phát triển, triển khai các giải pháp về CNTT, bao gồm cả phần cứng, phần mềm nhằm phục vụ tốt hơn cho công việc KD, phát triển sản phẩm mới và mở rộng mạng lưới của Ocean Bank - Phát triển các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng trên kênh phân phối điên tử: internet, mobile... KHỐI ĐẦU TƯ - Là đơn vị trực thuộc hội sở chính có chức năng quản trị, điều hành và tổ chức thực hiện việc đầu tư của Ocean Bank trên toàn hệ thống (không bao gồm hoạt động đầu tư các giấy tờ có giá của Khối nguồn vốn) - Trực tiếp triển khai các sản phẩm đầu tư tài chính, thực hiện quản lý danh mục đầu tư và các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động đầu tư của Ocean Bank KHỐI NGÂN HÀNG BÁN LẺ Là một khối tác nghiệp của Hội sở chính có chức năng quản lý, điều hành hệ thống về các hoạt động phát triển sản phẩm, hoạt động mar và phát triển thị trường, tổ chức triển khai phát triển kinh doanh ngân hàng bán lẻ, phát triển hoạt động nghiệp vụ thẻ đảm bảo hoạt động hiệu quả, an toàn và giảm thiểu rủi ro 7 KHỐI QUẢN TRỊ RỦI RO Khối quản trị rủi ro (risk management, RM) trực thuộc Hội sở, có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc với các chức năng sau: - Quản lý, kiếm soát toàn diện, có hiệu quả các rủi ro của toàn hệ thống Ocean Bank (rủi ro uy tín, pháp lý, hệ thống, hoạt động, đầu tư, tín dụng và khac trong hoạt động của Ocean Bank trừ rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, thị trường, ngoại hối) - Kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sự tuân thủ tuyệt đối của hệ thống về các quy định của pháp luật, chế độ chính sách của Ocean Bank - Tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật, chủ trương của nhà nước trong từng giai đoạn liên quan đến hoạt động của Ocean Bank BAN KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP Là 1 bộ phận nghiệp vụ của hội sở chính, có chức năng quản trị, điều hành hệ thống trong việc tổ chức, xây dựng các chính sách và tổ chức thực hiện các dịch vụ, sản phẩm của Ocean Bank cho Khách hàng là doanh nghiệp BAN KẾ TOÁN Là ban nghiệp vụ trực thuộc Hội sở có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán, tài chính của Ocean Bank và của khách hàng 1 cách hợp pháp, thuận tiện, văn minh, hiệu quả và khoa học KHỐI HỖ TRỢ KINH DOANH BAN NHÂN SỰ Là ban nghiệp vụ của hội sở chính thuộc khối hỗ trợ kinh doanh, có chức năng: - Tham mưu, giúp việc cho tổng giám đốc để quản lý, điều hành hệ thống trong lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công việc - Tuyển dụng và đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nhân viên - Quản lý và xây dựng chính sách đãi ngộ cho cán bộ, nhân viên 8 BAN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Là bộ phận nghiệp vụ của hội sở chính thuộc khối hỗ trợ kinh doanh, có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc để nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược phát triển mạng lưới kinh doanh hàng năm và trung hạn, xây dựng các phương án, đề án thành lập chi nhánh, mở các phòng giao dịch, các đơn vị trực thuộc PHÒNG QUAN HỆ CÔNG CHÚNG - Là phòng nghiệp vụ của hội sở chính thuộc khối hỗ trợ kinh doanh có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc trong việc quản lý, điều hành Ocean Bank với mục tiêu nâng cao giá trị thương hiệu, quản lý thương hiệu, hỗ trợ kinh doanh và kiểm soát các thông tin trước khi đưa ra công chúng - Quản lý về việc xây dựng, sử dụng, định dạng thương hiệu của Ocean Bank trên toàn hệ thống dưới mọi hình thức liên quan VĂN PHÒNG HỘI SỞ Là phòng nghiệp vụ của hội sở chính thuộc khối hỗ trợ kinh doanh có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc trong việc quản lý, điều hành trong lĩnh vực hành chính bao gồm: văn thư, lưu trữ, thư ký tổng hợp, hành chính, quản trị văn phòng và các công việc khác theo sự phân công của tổng giám đốc 4.Các sản phẩm dịch vụ 4.1Sản phẩm NH cá nhân - Tiền gửi tiết kiệm - Tài khoản tiền gửi - Cho vay cá nhân hỗ trợ tiêu dùng - Cho vay hộ gia đình mở rộng sản xuất kinh doanh - Chuyển tiền trong nước - Chuyển tiền quốc tế 9 - Ngoại hối - Dịch vụ ngân quĩ - Chuyển tiền nhanh - Dịch vụ tài chính cá nhân - Dịch vụ ngân hàng tự động 4.2 Sản phẩm NH điện tử - SMS banking - Internet banking - Phone banking 4.3 Sản phẩm NH đầu tư - Tiền gửi tiết kiệm cá nhân - Tiền gửi tiết kiệm doanh nghiệp - Đầu tư chứng khoán 4.4 Sản phẩm NH doanh nghiệp - Tài khoản tiền gửi - Trả lương qua tài khoản - Bảo lãnh doanh nghiệp - Dịch vụ thanh toán quốc tế - Ngoại hối - Dịch vụ ngân quỹ - Bao thanh toán - Thấu chi trong ngày - Cho vay ưu đãi tài trợ xuất khẩu 10 PHẦN II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI 1. Doanh thu của Ngân hàng trong giai đoạn 2006-2008 Biểu đồ doanh thu của ngân hàng ( Đơn vị: Triệu VNĐ) 3,000,000 2,698,371 2,500,000 2,248,179 2,000,000 1,500,000 1,000,000 986,168 500,000 0 2006 2007 2008 Tổng doanh thu Qua biểu đồ ta thấy nhìn chung doanh thu đều tăng qua các năm và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2006 và 2007.Năm 2006, doanh thu mới đạt 986.168 triệu thì năm 2007 con số đó là là 2.248.179 (tăng 127% so với năm 2006)... Sở dĩ có con số tăng ấn tượng như vậy là do từ năm 2005 ngân hàng Habubank bắt đầu triển khai hệ thống Corebanking nhằm quản lý toàn bộ ngân hạng theo một hệ thống thông tin chung. Hệ thống thông tin này được triển khai từ ngân hạng mẹ đến các chi nhánh con, với hệ thống quản lý thống 11 nhất, các phòng ban được chia sẻ thông tin kịp thời, nên giảm bớt thời gian tiến hành thủ tục hoạt động cho ngân hàng, điều này đã tăng hiệu quả đáng kể và tiết kiệm chi phí lớn cho ngân hàng. Mặt khác trong năm 2007, Habubank đã tăng vốn điều lệ từ 1000 tỷ lên 2000 tỷ , với tổng số vốn sở hữu lên tới 3200 tỷ VNĐ, Ngân hàng đã trở thành ngân hàngcổ phần có hệ thống cấu trúc tài chính tốt nhất trong hệ thống ngân hàng cổ phần Việt Nam. Với việc công ty chứng khoán Habubank tăng vốn điều lệ lên 150 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 104,6 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần so với năm 2006. Với một loạt những giải thưởng uy tín như “ Ngân hàng Thanh Toán Quốc tế xuất sắc” hay “Ngân hàng Việt Nam của năm” do tạp chí The Banker ( Anh quốc) trao tặng đã chứng tỏ khả năng hoạt động hiệu quả của Ngân hàng. Tuy nhiên đến năm 2008, khủng hoảng tài chính của nước Mỹ đã lan rộng ra mọi quốc gia và lãnh thổ, các Ngân hàng Việt Nam cũng không nằm ngoài dòng chảy suy thoái và giảm tăng trưởng kinh tế chung này. Lợi nhuận ngân hàng năm 2008 tăng không đáng kể, chỉ tăng khoảng 400.000 triệu so với năm 2007 (tương ứng tăng 20%) Tuy nhiên, hiện nay Habubank đang triển khai dự án hứa hẹn thu hút nhiều khách hàng, đem lại hiệu quả hoạt động lớn cho ngân hàng như dự án chuyển giao kiến htức với ngân hàng Desturnbank của Đức gồm các dự án tăng cường khả năng quản trị nguồn vốn, quản trị rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro thị trường và quản lý rủi ro hoạt động. Hay như dự án triển khai Trung tâm thông tin kách hàng nhằm xây dựng một kênh trung tâm có chức năng bán các sản phẩm của ngân hàng nhằm góp phần tư vấn chăm sóc khách hàng, tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ của Habubank. Với tất cả sự nổ lực cố gắng của Ban lãnh đạo và toàn thể đội ngũ công nhân viên Habubank ngày càng phát triển lớn mạnh và dẫn đầu trong 12 khối ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Cơ cấu nguồn thuthu: Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2008 2007 2006 Thu nhập lãi thuần 89,5 84,4 57,2 Lãi/lỗ từ hoạt động kinh doanh dịch vụ 14,3 11,7 8,6 Lãi/lỗ từ kinh doanh ngoại hối và chứng khoán -3,8 3,9 34,2 Nhìn chung từ biều đồ ta thấy phần lớn nguồn thu từ hoạt động kinh doanh truyền thống của ngân hàng – hoạt động tín dụng cho các tổ chức và cá nhận. Mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng là hoạt động kinh doanh dịch vụ như tư vấn tài chính, tư vấn doanh nghiệp nghiệp chiếm thị phần tăng các năm . Hiện nay tư vấn tài chính cá nhân đang là một phân khúc thị trường đầy tiềm năng tại Việt Nam. Thị truờng này còn bỏ ngỏ và hứa hẹn đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Năm 2006, Habubank đã cung cấp dịch vụ Tư vấn tài chính cá nhân đến người tiêu dùng. Vơi mục đích đưa ra giải pháp cho các cá nhân sử dụng hiệu quả đồng vốn và đem lại lợi nhuận cao nhất cho khách hàng, dịch vụ này đã được khách hàng tin tưởng tín nhiệm và ngày càng tăng thị phần doanh thu, góp phần đa dạng hóa doanh thu cho ngân hàng. Do vậy Habubank đang tích cực triển khai dịch vụ này trong các năm tiếp theo. Năm 2007- 2008 là những năm có nhiều biến động trên thị trường tài chính Việt Nam, thị trường chứng khoán sụt giảm giá trị nhanh chóng từ hơn 1000 điểm về mức còn 300 điểm, mặt khác là sự tác động không nhỏ từ khủng hoảng tài chính thế giới cho nên doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và chứng khoán sụt giảm nhanh chóng. Nếu như năm 2006, nó chiếm tới 34,2% thị phần tổng thu thì sang năm tiếp theo, tỉ lệ này giảm sút nhanh chóng và thậm chí còn âm. Mặc dù là khó khăn chung của toàn ngành ngân 13 hàng, nhưng đây cũng là vấn đề đáng quan tâm và cần có biện pháp khắc phục nhanh chóng của NH Habubank 1.1. Hoạt động tín dụng Giống như các NHTM nội địa, hoạt động tín dụng là một hoạt động chủ yếu, đóng vai trò then chốt và mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng, thông thường thu nhập từ lãi chiếm trên 75%, thu nhập ngoài lãi chiếm tỷ trọng chưa đến 25% tổng lợi nhuận của ngân hàng. Hoạt động tín dụng của ngân hàng được thể hiện rõ nhất qua tổng dư nợ tín dụng, biểu đồ sau thể hiện rõ tổng dư nợ tín dụng qua các năm 2006-2008. Biểu đồ tăng trưởng tín dụng Năm 2007 là năm đánh dấu thành công của Habubank về chiến lược phát triển nhanh, mạnh và hiệu quả và an toàn. Với việc mở rộng thêm nhiều chi nhánh, tổng dư nợ năm 2007 đạt 9419 tỷ tăng 57,43% so với năm 2006. Năm 2008, theo chủ trương hạn chế tín dụng của Chính phủ và NHHH, 14 và để đảm bảo cho an toàn tài sản của NH trước biến động phức tạp của nền kinh tế, Habubank đã chủ động kiểm soát chặt chẽ qui mô và chất lượng tăng trưởng tín dụng. Với mục tiêu ưu tiên đảm bảo tính thanh khoản, Habubank đã sàng lọc lựa chọn khách hàng để đảm bảo thu lãi tín dụng tạo được lợi nhuận đồng thời tôn trọng các nguyên tắc quản trị rủi ro để duy trì tài sản, không làm tăng tỉ lệ nợ quá hạn cho nên tổng dư nợ chỉ tăng 11,46% so với năm 2007. Bảng : Dư nợ cho vay theo thời hạn vay Đơn vị: triệu đồng 2006 Chỉ tiêu Dư nợ vay Vay ngắn hạn Vay trung và dài hạn 2007 Doanh Tỷ số trọng 583.267 100% Doanh số 9.418.378 2008 Tỷ trọng 100% Doanh số 10.515947 Tỷ trọng 100% 32,45% 36% 52,09% 67,55% 64% 47,91% Qua bảng trên ta thấy, năm 2006 và 2007 dư nợ cho vay khá ổn định và biến động mạnh vào năm 2008. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn thấp hơn cho vay trung và dài hạn. Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn luôn lớn hơn 60% cho thấy Ngân hàng Habubank ưu tiên tín dụng trung và dài hạn, điều này mang lại rủi ro khá cao. Tuy nhiên đến năn 2008, Habubank đã có những thay đổi trong chính sách tín dụng. Ngân hàng ưu tiên cho vay với thời hạn ngắn hơn là thời hạn trung và dài hạn, điều này một phần cũng ảnh hưởng tới doanh thu của ngân hàng , tuy nhiên nó phù hợp với tình hình kinh tế VN và những chiến lược mà ngân hàng đề ra. 15 1.2 Hoạt động trên thị trường liên ngân hàng Năm 2007 đánh dấu sự phát triển vượt bậc của Nh trên thị trường liên ngân hàng, doanh thu đạt trên 400.000 tỷ đồng, tương đương 1.715 tỷ đồng/ ngày tăng 2,8 lần so với năm 2006. Năm 2008, thị trường tài chính bất ổn, có những lúc tính thanh khoản xuống rất thấp, do vậy doanh số giao dịch của Habubank trên thị trường liên ngân hàng giảm sút và giảm 300.000 tỷ đồng so với năm 2007. 1.3 Hoạt động dịch vụ ngân hàng Hoạt động dịch vụ của Ngân hàng đã phát triển dần qua các năm. Năm 2006,2007 chi nhánh đã triển khai đồng bộ các dịch vụ ngân hàng đa dạng như: dịch vụ thẻ ATM, chuyển tiền, kiều hối, thu đổi ngoại tệ, thanh toán thẻ, séc du lịch... Nhờ vậy, thu dịch vụ phí của chi nhánh năm 2006 đạt 3.043 tỷ đồng tăng 20% so với năm 2005, và năm 2007 đạt 3.363 tỷ đồng tăng 11% so với năm trước. Năm 2008, dù kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng hoạt động dịch vụ của chi nhánh vẫn tiếp tục có những chuyển biến tương đối toàn diện, vững chắc; thu dịch vụ trong năm đạt 4.444 tỷ đồng tăng 37% so với năm trước và đạt 99% kế hoạch Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội giao. 2. Chi phí của ngân hàng trong những năm 2006-2008 Biểu đồ Chi phí/Tổng doanh thu ( đơn vị : %) 78.7 80 78 75.7 76 74 72 71.7 70 68 2006 2007 2008 Tỉ lệ chi phí/tổng doanh thu 16 Nhìn chung chi phí của ngân hàng bao gồm các khoản chiếm tỷ trọng lớn như chi phi trả lãi vay ngắn, trung và dài hạn. Tình hình kinh tế từ cuối năm 2007 và 2008 có nhiều biến đổi phức tạp, do vậy chi phí hoạt động cũng biến đổi không ngừng. Nhìn vào biểu đồ ta thấy, chi phí hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng khá lớn so với doanh thu và tăng dần qua các năm. 3. Qui mô nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn Chỉ tiêu Tổng vốn huy động Năm 2008 Năm 2007 Năm 2006 19.961.017 19.970.336 9.375.102 Nhìn chung tổng nguồn vốn huy động tăng mạnh qua các năm, đặc biệt là năm 2007, tổng nguồn vốn lên tới 19.970 tỷ VNĐ tăng 105,6% so với năm 2006, trong đó huy động tiết kiệm tăng 30,3% và huy động tiền gửi khách hàng tăng 299%, huy động từ thị trường liên ngân hàng tăng 124,4%. Năm 2007 là năm kinh tế VN có nhiều biến động lớn, Ngân hàng trung ương thi hành chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát làm tăng chi phí huy động vốn và đẩy lãi suất cho vay cao, tuy nhiên với một biểu lãi suất linh hoạt, đa dạng về kỳ hạn và phong phú về hình thức và ngân hàng đã phát hành thành công 2 đợt kỳ phiếu bằng ngoại tệ USD góp phần vào làm tăng nguồn vốn cho ngân hàng. 17 Cơ cấu nguồn vốn: Nhìn chung cơ cấu nguồn vốn đã có thay đổi rõ rệt qua biểu đồ. Nếu như năm 2004, 2005 vay vốn từ thị trường liên ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trên 50% và thường gấp 2 đến 3 lần vốn vay từ khách hàng thì đến năm 2006 cho đến nay mặc dù vốn vay từ thì trường liên ngân hàng vẫn chiếm tỉ trọng lớn trên tổng nguồn vốn( năm 2006 %, năm 2007 là 45,95% và năm 2008 là %..) nhưng đã có phần giảm qua các năm. Thay vào đó, kênh huy động vốn truyền thống của ngân hàng đã dần dần tăng. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội. Nhờ có đa dạng hóa loại hình dịch vụ với lãi suất linh hoạt, các dịch vụ chăm sóc khách hàng đi kèm và cải cách xây dựng hệ thống thông tin chung giữa hội sở và chi nhánh đã tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian cho khách hàng, nhờ vậy tỉ trọng vốn huy động từ khách hàng không ngừng tăng qua các năm. Tuy nhiên, năm 2008 do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu, vốn huy động của ngân hàng chỉ tăng 400 tỷ hay 3% so với năm 2008. 18 4.Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản: Chỉ tiêu 2008 2007 2006 Tỷ lệ an toàn vốn 20% 18,46% 17,45% Đòn bẩy tài chính 17% 11,27% 10,36% Tỷ suất ROA 1.49% 2,1% 2,46% Tỷ lệ nợ quá hạn 2,84% 1,84% 0,95% Tổng dư nợ/tổng nguồn vốn 44,55% 40% 51,2% 4.1: Tỷ lệ an toàn vốn Tính bằng tổng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có điều chỉnh rủi ro.Tỷ lệ này cho biết một đồng tài sản được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu.Tỷ lệ an toàn vốn của Habubank tình theo hướng dẫn quốc tế Basel và tiêu chuẩn của cơ quan quản lý ngành luôn đạt trên 16%. Năm 2008 tỷ lệ này là 20%. Nhìn chung tỷ lệ an toàn vốn của Habubank luôn đạt trên mức trung bình ngành cho thấy tính an toàn thanh khoản tạo ra sự tin cậy từ khách hàng tới ngân hàng. 4.2: Đòn bẩy tài chính: Được tính bằng tổng tài sản có trên vốn điều lệ. Chuẩn mực tỷ lệ đòn bẩy tài chính tốt nhất theo tiêu chuẩn quốc tế là từ 10-14 lần, nhìn chung qua các năm Habubank luôn duy trì đòn bẩy tài chính ở mức trên 10%, cụ thể năm 2007 là 11,27% và năm 2008 là 16%. 4.3: Tỷ suất hiệu quả sử dụng ROA ( Được tính bằng tổng lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân). Nhìn chung ROA có xu hướng giảm theo từng năm.ROA mặt bằng tiêu chuẩn thế giới năm 2008 từ 2-2,5%. Như vậy việc sử dụng tài sản của Habubank chưa thực sự hiệu quả và cần có biện pháp, chiến lược để sử dụng tối ưu tài sản của ngân hàng 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan