Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quy hoạch sử dụng đất xã hựu thạnh huyện đức hòa tỉnh long ...

Tài liệu Luận văn quy hoạch sử dụng đất xã hựu thạnh huyện đức hòa tỉnh long an

.DOC
64
2379
99

Mô tả:

Luận văn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại xã hựu thạnh huyện đức hòa tỉnh long an luận văn đại học
Ngành Quản lý Đất đai SVTH: Võ Quốc Thắng ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của quốc gia, là một tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của sự sống mà không gì có thể thay thế được, là điạ bàn phân bố dân cư, phát triển kinh tế - Xã hội, an ninh quốc phòng. Trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, vấn đề sử dụng đất phát sinh nhiều tồn tại và mâu thuẩn. Vì thế quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa rất quan trọng trong trước mắt và lâu dài. Quy hoạch sử dụng đất là một biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tùy tiện làm ảnh hưởng đến quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực và sử dụng đất bền vững . Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”. Để cụ thể hóa quy dịnh của Hiến Pháp, Luật đất đai năm 2003 nêu rõ quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là một trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất thông qua phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất là một công cụ quan trọng để điều hòa các lợi ích và giải quyết các mâu thuẩn trong quá trình sử dụng đất đai, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, khoa học, hiệu quả, bền vững. Do vậy, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trong trước mắt và cả lâu dài. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã là khâu cuối cùng của hệ thống quy hoạch đất đai, được xây dựng và cụ thể hoá các chỉ tiêu định hướng của quy hoạch sử dụng đất đai cấp cao hơn (huyện, tỉnh, toàn quốc), là căn cứ để giao đất cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất ổn định lâu dài. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - Xã hội, trên cơ sở định hướng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển các ngành trên điạ bàn huyện Đức hòa, cụ thể là điạ bàn xã Hựu Thạnh, tôi thực hiện đề tài “Quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất chi tiết năm 2008 – 2010, xã Hựu Thạnh, huyện Đức hòa, tỉnh Long An”. * Mục tiêu nghiên cứu: Cụ thể và chi tiết hoá bổ sung nhu cầu đất mới của quy hoạch sử dụng đất huyện; Đánh giá thật đầy đủ và chính xác những áp lực sử dụng đất hiện nay của xã; Chỉnh lý bản đồ hiện trạng và thống kê đất đai theo mã mới; Xác định tổng nguồn lực từ đất đai của địa phương; Cân đối, phân bổ lại tổng quỹ đất theo nhu cầu của các ngành một cách khoa học, kinh tế, hiệu quả; Phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trong thời gian tới; Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và tạo cảnh quan môi trường. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ diện tích đất tự nhiên trong địa giới hành chính của xã. - Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong phạm vi xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Trang 1 Ngành Quản lý Đất đai SVTH: Võ Quốc Thắng PHẦN I: TỔNG QUAN I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: I.1.1 Cơ sở khoa học: I.1.1.1. Một số khái niệm: Đất: là lớp đất mặt tơi xốp của vỏ quả đất và được giới hạn bởi độ sâu 3m trở lại. Đất bao gồm 2 thành phần cơ bản: vô cơ và hữu cơ, hai thành phần này tạo ra thuộc tính cơ bản của đất là độ màu mỡ và độ phì nhiêu. Đất là một trong nhiều hợp phần của đất đai, nhưng là một hợp phần không thể thiếu được. Đất đai (land) : Là phần lãnh thổ nhất định bao gồm các lớp quyển:khí quyển, sinh quyển, thổ quyển, thạch quyển và thuỷ quyển có vị trí, định tính, gắn với hoạt động của con người từ quá khứ tới hiện tại và tương lai Quy hoạch: là một công việc nhằm bố trí, sắp xếp, phân định, phân bố các công việc trong trình tự nhất định, trong một không gian nhất định và ở một thời gian nhất định. Kế hoạch: là một công việc nhằm bố trí, sắp xếp, phân định, phân bố, chi tiết hoá các công việc theo thời gian và không gian nhất định. Quy hoạch sử dụng đất: là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất (khoanh định cho các mục đích và các ngành) và tổ chức sử dụng đất đai như tư liệu sản xuất (các giải pháp sử dụng cụ thể), nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường. Kế hoạch sử dụng đất: là cụ thể hóa của quy hoạch sử dụng đất cũng lập theo cấp hành chính và được phân kỳ thực hiện 5 năm và hàng năm. Kế hoạch sử dụng đất nếu được phê duyệt vừa mang tính pháp lý vừa mang tính pháp lệnh mà Nhà nước giao cho địa phương hoàn thành trong thời gian kế hoạch. Tính đầy đủ: Mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng theo mục đích nhất định. Tính hợp lý: Đặc điểm tính chất tự nhiên, vị trí, diện tích phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng. Tính khoa học: áp dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật và các biện pháp tiên tiến. Tính hiệu quả: đáp ứng đồng bộ cả 3 lợi ích kinh tế - xã hội – môi trường. I.1.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Căn cứ điều 21 Luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003 quy định nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cụ thể như sau: 1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; 2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt; Trang 2 Ngành Quản lý Đất đai SVTH: Võ Quốc Thắng 3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới; 4. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả; 5. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; 6. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; 7. Dân chủ và công khai; 8. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt trong năm cuối của kỳ trước đó. I.1.2. Cơ sở pháp lý: - Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam. - Luật đất đai 2003 được quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, Chỉ thị 05/2004/CT-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về thị hành Luật đất đai năm 2003; - Nghị định số 181/2004/NĐ- CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003. - Thông tư 08/2007/BTN-MT ngày 02/8/2007 v/v hướng dẫn thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. - Thông tư 04/2006/TT- BTNMT v/v hướng dẫn phương pháp tính đơn giá dự toán, xây dựng dự toán kinh phí lập và điều chỉnh QH- KH sử dụng đất. - Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất cấp xã được ban hành kèm theo Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Quyết định 10/2005/QĐ- BTNMT v/v ban hành định mức kinh tế, kỹ thuật lập và điều chỉnh QH-KH sử dụng đất. - Nghị quyết số 72/2008/NQ-HĐND ngày 21/04/2008 của HĐND tỉnh về điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất tỉnh Long An đến năm 2010. - Quy hoạch - Kế hoạch sử dụng đất của huyện Đức Hòa, tỉnh long An thời kỳ 2001 – 2010; Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của huyện Đức Hòa thời kỳ 2010 – 2020; - Báo cáo kinh tế của UBND xã Hựu Thạnh các năm 2000, 2005, 2006, 2007, 2008. - Nghị quyết kỳ họp 15 của HĐND xã Hựu Thạnh, HĐND huyện Đức Hòa về các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã, huyện năm 2009. - Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất xã Hựu Thạnh, HĐND huyện Đức Hòa, tỉnh Long An thời kỳ 2001 – 2010. Trang 3 Ngành Quản lý Đất đai SVTH: Võ Quốc Thắng I.1.3. Cơ sở thực tiễn: - Quy hoạch sử dụng đất đai xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An thời kỳ năm 2001 – 2010. - Nghị quyết HĐND huyện Đức Hòa, Nghị quyết HĐND xã Hựu Thạnh về phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2005 – 20010. - Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đức Hòa đến năm 2020. - Hệ thống bản đồ địa chính xã Hựu Thạnh. - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005, hệ thống bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2001 – 2010 xã Hựu Thạnh. - Số liệu kiểm kê, thống kê về đất đai của xã các năm 2000, 2005, 2006, 2007, 2008 của xã Hựu Thạnh. - Các số liệu thống kê về tình hình dân số, lao động, năng suất, sản lượng các loại cây trồng trên địa bàn xã. - Các tài liệu, số liệu hiện trạng kinh tế - xã hội và quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn xã Hựu Thạnh từ năm 2000 – 2008; - Thực trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn xã Hựu Thạnh. I.2. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU: Điều kiện tự nhiên và cảnh quan môi trường là vấn đề rất phức tạp, đây là tiền đề phát triển của mỗi nước nói chung và của xã Hựu Thạnh nói riêng. Hựu Thạnh nằm ở phía Nam huyện Đức Hoà giáp với Thị trấn Đức Hoà về phía Bắc, cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh khoảng 25 km về Phía Đông Bắc, có diện tích tự nhiên 3187,90 ha địa giới hành chính xã chia làm 6 Ấp: Ấp 1A, Ấp 1B, Ấp 2, Ấp 3A, Ấp 3B, Ấp 4. Theo số liệu thống kê đến tháng 01 năm 2009 toàn xã có 10529 khẩu, và 2672 hộ, Hựu Thạnh có các tuyến đường chính: đường tỉnh 824, đường tỉnh 824 nối dài, đường tỉnh 830, đường tỉnh 830 nối dài, Quốc lộ N2 (đường xuyên Á) nối liền các trung tâm kinh tế của huyện với TP Hồ Chí Minh. Từ những thuân lợi kể trên xã có điều kiện phát triển Công nghiệp Thương mại và Dịch vụ. I.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: I.3.1. Nội dung nghiên cứu: 1. Đánh giá điều kiện tự nhiên và môi trường, thực trạng phát triển kinh tế xã hội. 2. Đánh giá tình hình quản lý, hiện trạng sử dụng đất. 3. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch kỳ trước, nhu cầu và tiềm năng của đất đai, định hướng sử dụng đất 4. Xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. 5. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất chi tiết năm 2008 – 2010, định hướng kế hoạch sử dụng đất chi tiết 5 năm 2010 - 2015. Trang 4 Ngành Quản lý Đất đai SVTH: Võ Quốc Thắng I.3.2. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra thực điạ: thu thập thông tin làm cơ sở cho công tác nội nghiệp. - Phương pháp thống kê: thống kê các số liệu, tài liệu liên quan đến đề tài. Sắp xếp các loại hình sử dụng đất theo hiện trạng, theo từng đối tượng sử dụng và các chỉ tiêu kinh tế xã hội. - Phương pháp phân tích: phân tích, đánh giá các số liệu, nguồn tài liệu đã thu thập. - Phương pháp bản đồ: sử dụng bản đồ điạ chính thông qua các bản đồ trung gian để xây dựng hệ thống bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai. - Phương pháp đa phương án: đưa ra nhiều phương án để lựa chọn phương án khả thi nhất. - Phương pháp chuyên gia: tham khảo các ý kiến các chuyên gia, những người am hiểu vấn đề cần quan tâm nhằm giảm thiểu tính chủ quan của người làm quy hoạch. - Phương pháp định mức: sử dụng các định mức của các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành. I.3.3. Quy trình lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết: Theo Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy trình lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết gồm 6 bước như sau: Bước 1: Công tác chuẩn bị; Bước 2: Điều tra thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ; Bước 3: Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng và tiềm năng đất đai; Bước 4: Xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết; Bước 5: Xây dựng kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu; Bước 6: Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, trình thông qua xét duyệt và công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết; Trang 5 Ngành Quản lý Đất đai SVTH: Võ Quốc Thắng PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU II.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG: II.1.1. Điều kiện tự nhiên: II.1.1.1. Vị trí địa lý: Hựu Thạnh là một xã ở phía nam huyện Đức hòa, tỉnh Long An, có diện tích tự nhiên: 3187,90 ha. Ranh giới hành chính được xác định như sau: Phía Đông giáp: xã Đức Hòa Hạ, TP. Hồ Chí Minh; Phía Tây giáp: huyện Bến Lức; Phía Nam giáp: huyện Bến Lức, huyện Đức Huệ Phía Bắc giáp: thị trấn Đức Hòa, xã Hòa Khánh Đông, xã Hòa Khánh Nam. Trên địa bàn xã có Quốc lộ N2 đi qua và các đường tỉnh là đường tỉnh 830, đường tỉnh 830 nối dài, đường tỉnh 824, đường tỉnh 824 nối dài, và các đường liên xã, liên ấp. Từ xã, theo đường tỉnh 824, đường tỉnh 830 dễ dàng đi đến thị trấn Đức Hòa và thị xã Tân An, trung tâm kinh tế văn hóa - xã hội của tỉnh Long An. Với vị trí như vậy, xã Hựu Thạnh có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp – dịch vụ. II.1.1.2. Địa hình: Hựu Thạnh nằm ở phía nam huyện Đức Hòa, có địa hình khá bằng phẳng, độ cao bình quân 2,2m so với mực nước biển và có xu hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, Hựu Thạnh cũng như nhiều xã khác trong huyện Đức Hòa mang đặc điểm chung của vùng Đồng Tháp Mười là trũng nên hàng năm phải chịu lũ lụt. Do vậy nên xã có khó khăn trong sản xuất nông nghiệp và các công trình hạ tầng phục vụ đời sống, sản xuất của nhân dân. Từ năm 2001 đến nay, UBND xã đã chú trọng công tác bao đê chống lũ nên diện tích ngập lục khi đến mùa mưa lũ còn lại rất ít. Trong thời gian tới công tác bao đê chống lũ cho phần diện tích còn lại được tiếp tục thực hiện để sản xuất nông nghiệp thuận lợi hơn. II.1.1.3. Khí hậu: Hựu Thạnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa: mùa mưa và mùa khô; mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 11, mùa khô từ đầu tháng 12 đến tháng tư năm sau. Hựu Thạnh nằm trong vùng có nền nhiệt độ cao, tổng nhiệt độ lớn, lượng mưa phân bố theo mùa rõ rệt. - Chế độ nhiệt Không có sự phân hóa đáng kể theo mùa về nhiệt độ. Theo số liệu điều tra của trạm quan trắc tại huyện Đức Hòa, con số thống kê nhiệt độ trung bình qua các năm tại Hựu Thạnh là 29oC, trong đó nhiệt độ trung bình tháng cao nhất trong năm (tháng 5) là 31oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm (tháng 1)là 27oC. Nhìn chung, nhiệt độ ở Hựu Thạnh cao và khá ổn định, nhiệt độ trung bình của ngày trong tháng không dưới 27oC, chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất chỉ khoảng 3 – 4oC. Trang 6 Ngành Quản lý Đất đai SVTH: Võ Quốc Thắng - Chế độ nắng Hựu Thạnh nằm trong vùng giàu ánh sáng với số giờ nắng trung bình năm khoảng 2700 giờ/năm. Trong đó có đến hơn 8 tháng có số giờ nắng trung bình lớn hơn hoặc bằng 200 giờ/tháng, số giờ nắng bình quân trong ngày khoảng 7,5 giờ/ngày. Tháng 4 có giờ nắng nhiều nhất: 260 – 270 giờ/tháng. Tháng 9 có số giờ nắng ít nhất: 97 – 124 giờ/tháng. - Chế độ mưa Hựu Thạnh có lượng mưa cả năm là 1635 – 1800 mm nhưng lượng mưa phân bố không đều trong năm, thường tập trung trong mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, lượng mưa rất nhỏ, chiếm khoảng 15% tổng lượng mưa cả năm. Nhìn chung, hệ thống thủy lợi của xã đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu trong mùa mưa và trong mùa khô, không ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng cây trồng. Tuy nhiên trong mùa lũ nếu lượng mưa lớn cộng với triều cường cao sẽ gây ngập úng cục bộ ở một số khu vực trũng ỡ xã nhưng thiệt hại không đáng kể. - Độ ẩm không khí Độ ẩm không khí trung bình trong năm là 82%, mùa khô có độ ẩm trung bình là 79% và mùa mưa có độ ẩm trung bình là 86%. Tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất là tháng 4 và tháng có độ ẩm trung bình cao nhất là tháng 10. - Chế độ gió Trên địa bàn xã Hựu Thạnh có loại gió chính là gió Đông Bắc và gió Tây Nam. Gió Đông Bắc thổi từ tháng 1 đến tháng 5, gió Tây Nam thổi từ tháng 6 đến tháng 12. Tốc độ gió trung bình 2 m/giây, trung bình cao nhất là 2,8 m/giây (vào tháng 8), trung bình thấp nhất 1,5 m/giây (vào tháng 12). Gió mạnh nhất là gió Tây Nam, tốc độ gió cao nhất đạt tới 19 m/giây, tập trung vào tháng 4 đến tháng 9 và đây cũng là thời gian có nhiều cơn giông xảy ra trong năm. - Bốc hơi Lượng nước bốc hơi trung bình một năm là 1054 mm. Những tháng mùa khô là những tháng có lượng nước bốc hơi cao nhất chiếm tới 57,12 % tổng lượng nước bốc hơi cả năm. Nhiệt độ cao vào các tháng mùa khô làm hơi nước bốc mạnh, khiến quá trình phá hủy các chất hữu cơ trong đất nhanh, dễ bị rửa trôi làm cho đất chóng bị bạc màu khi mùa mưa tới. Đồng thời, việc bốc hơi nước mạnh do nhiệt độ cao còn làm cho đất bị nứt nẻ khiến không khí lọt sâu xuống tầng sinh phèn – nguyên nhân chính làm cho đất bị chua khi nước ngập trở lại vào mùa mưa. II.1.1.4. Thủy văn: Mạng lưới thủy văn của xã Hựu Thạnh là hệ thống các kênh rạch chằng chịt, Sông lớn nhất là Sông Vàm Cỏ Đông với chiều dài 8km, rộng 150-200m, sâu từ 812m, lưu lượng nước trung bình 11m 3/s và chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều không đều. Kênh Sáng Lớn là kênh lớn thứ 2 với chiều dài 0,8km, chiều rộng trung bình 50m. Kênh An Hạ là kênh lớn thứ ba với chiều dài 3,8km, chiều rộng 35-40m, chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông. Ngoài ra còn một số kênh rạch chính như kênh 7, kênh Bà Kiều, kênh 10, kênh 12, kênh Miễu Ông Lão, kênh Sáng Nhỏ, kênh Mới, kênh Bà Bữu, rạch Gấu, rạch Bà Mít, sông Tra… chiều Trang 7 Ngành Quản lý Đất đai SVTH: Võ Quốc Thắng rộng trung bình 8 – 20m, tổng chiều dài trên 80km và một số kênh nội đồng, đây là hệ thống tưới tiêu chính của xã. Từ tháng 9 đến tháng 11, do lượng mưa tập trung, lũ từ đầu nguồn đổ về kiến nước sông Vàm Cỏ Đông không thoát kịp ra biển nên nước dâng cao, dồn vào các kênh, rạch khiến nước trong đồng không thoát đi được gây ngập úng tại chổ. Vùng đất thấp ven sông hàng năm bị ngập liên tục 20 – 30 ngày, từ tháng 10 đến giữa tháng 11 với mức ngập sâu 0,3 – 0,5 m gây cản trở rất lớn đến sản xuất nông nghiệp trong vùng. II.1.2. Các nguồn tài nguyên: II.1.2.1. Tài nguyên đất: Đất đai trong địa bàn xã nằm trong hai nhóm sau: Nhóm đất phù sa cổ: đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, kết cấu rời rạc, khả năng giữ nước, giữ phân kém, phản ứng chua, hàm lượng dưỡng chất do bị rữa trôi mạnh, đất thích hợp với cây lúa nhưng cũng rất thích hợp với cây màu như cây họ đậu, thuốc lá… Phần lớn diện tích đất phù sa cổ hiện còn thiếu nguồn nước tưới trong mùa khô nên khó thâm canh, tăng vụ. Nhóm đất phèn: Đất phèn nhẹ, thành phần hữu cơ cơ giới từ thịt nhẹ dđến đất sét, nồng độ Cl-, SO2-, Al3+, Fe2+ trong đất cao, mất căn đối nghiêm trọng NPK, thường bị ngập úng trong mùa mưa. Đất thích hợp cho việc trồng lúa, mía. Muốn thâm canh tăng vụ trên loại đất này trước hết phải giải quyết đươc tình trạng ngập úng, hệ thống tưới tiêu chuyên biệt kết hợp với các biện pháp ém phèn. II.1.2.2. Tài nguyên nước: Tài nguyên nước của xã Hựu Thạnh bao gồm nguồn nước mặt và nước ngầm. Nguồn nước mặt của xã Hựu Thạnh chủ yếu nhờ vào nước mưa và nước Sông Vàm Cỏ Đông cung cấp. Tuy nhiên, lượng nước trong mùa mưa quá lớn, nước trở nên dư thừa kết hợp với đỉnh triều cao gây lũ cho những vũng trũng gây cản trở cho sản xuất nông nghiệp và khó khăn trong đi lại, sinh hoạt của nhân dân trong khu vực . Nguồn nước ngầm của xã, theo tài liệu nước ngầm của liên đoàn địa chất – thủy văn và kết quả khoan, khai thác nước sạch của chương trình nước sạch nông thôn trong huyện cho thấy tầng nước ngầm của xã Hựu Thạnh có cả ở độ sâu nhỏ hơn 100m cho tới lớn hơn 250m, nước ngầm có hàm lượng sắt khá cao (5-15mg/lít). Vì vậy, trong tương lai cần có biện pháp xử lí nước trước khi đưa vào sử dụng. Tuy trữ lượng nước ngầm chưa được đánh giá chính xác nhưng chất lượng được xem là đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt. Trên thực tế, nguồn nước ngầm chủ yếu được khai thác để sử dụng trong sinh hoạt, chưa được khai thác để sản xuất nông nghiệp. II.1.3. Cảnh quan môi trường: Xã Hựu Thạnh mang đặc tính của vùng nông thôn miền Tây Nam Bộ, vì vậy hệ thống thủy lợi của xã khá phong phú, bao gồm các kênh rạch lớn nhỏ. Về hệ thống đường bộ đang được hoàn thiện, tạo cảnh quan đẹp hơn cho xã. Tuy nhiên, do ý thức của người dân chưa cao, việc sử dụng các chất hóa học trong sản xuất nông nghiệp cùng với chất thải từ chăn nuôi và sinh hoạt của người dân làm cho môi trường các con kênh ở đây bị ô nhiễm, ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan môi trường của xã. Nhận xét chung: Hựu Thạnh có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy dày đặc và được phân bố đều khắp xã nên không chỉ đáp ứng được nhu cầu đi lại, sinh hoạt cũng như Trang 8 Ngành Quản lý Đất đai SVTH: Võ Quốc Thắng sản xuất của người dân mà còn cho phép Hựu Thạnh giao lưu, trao đổi buôn bán dễ dàng với khu vực và tỉnh khác. Bên cạnh đó, đất đai của xã có nguồn gốc từ đất phù sa Châu Thổ nên độ phì cao, hàm lượng mùn hữu cơ cao là điều kiện thuận lợi để hình thành các vùng lúa ba vụ và lúa cao sản cho giá trị kinh tế cao. Vì vậy trong những năm tới, Đảng bộ và UBND xã Hựu Thạnh cần có những biện pháp hữu hiệu trong việc cải tạo đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu ngành cho phù hợp với điều kiện của xã nhằm từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân. II.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI: II.2.1. Tăng trưởng kinh tế: Trong những năm gần đây tuy gặp một số khó khăn như thiên tai, dịch bệnh và những biến động xã hội nhưng tốc độ tăng trưởng của xã vẫn đạt loại khá. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao, số hộ nghèo giảm rõ rệt, các cơ sở sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều. Kết quả thu ngân sách xã trong 3 năm 2006, 2007, 2008 đạt vượt mức so với chỉ tiêu được giao. Bảng 01: Kết quả thu ngân sách xã Hựu Thạnh qua các năm (Tỷ đồng) Năm 2005 2006 2007 2008 Chỉ tiêu 1,70 1,38 1,65 3,80 Kết quả 1,95 1,87 6,18 6,66 Tỉ lệ (%) 114,70 135,50 374,54 175,26 (Nguồn: UBND xã Hựu Thạnh) II.2.2. Cơ cấu kinh tế: II.2.2.1 Ngành nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp của xã là 2657,70 ha, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích tự nhiên (83,37%), số khẩu nông nghiệp là 5061 người, chiếm 48,40% tổng nhân khẩu toàn xã. Ngành nông nghiệp của xã tập trung vào hai lĩnh vực chính là trồng trọt và chăn nuôi. Trong ngành trồng trọt, cây mía với diện tích 1575,39ha giữ vai trò chủ đạo. cây trồng đứng hàng thứ 2 là cây lúa với diện tích 882,16ha. Do địa hình thấp, vào mùa khô đất bị nhiễm phèn nên năng suất cây trồng chưa cao, ngoài ra nhân dân còn trồng các loại cây khác như: đu đủ, chanh, dừa, nhãn… Ngoài trồng trọt, nhân dân còn tích cực phát triển chăn nuôi, số lượng đàn gia súc, gia cầm ngày càng tăng. Trên địa bàn xã có 02 trang trại lớn (Ấp 1B, Ấp 3B) với tổng số gia cầm là 80.000 con (gà), tổng số gia súc là 2.400 con (heo) Bảng 02: Năng suất, sản lượng của một số cây trồng vất nuôi Các ngành ĐVT I.Trồng trọt Theo các năm 2005 2006 2007 2008 1.lúa Diện tích ha Sản lượng Tấn 955.85 955,45 922,40 882,16 1895 3160 4375 3650 Trang 9 Ngành Quản lý Đất đai SVTH: Võ Quốc Thắng 2.Hoa màu Mía Diện tích ha 1644,28 1640,88 1607,01 1575,39 Sản lượng Tấn 23845 77000 79750 60500 Trâu Con 60 151 100 100 Bò Con 26 249 120 150 Heo Con 2300 2364 2500 2400 Dê Con 60 50 54 15 Gia cầm Con 44000 77268 77750 86000 Ao cá Ha 9,02 8,17 8,17 8,17 II. Chăn nuôi (Nguồn: UBND xã Hựu Thạnh) II.2.2.2. Ngành công nghiệp: Thời gian gần đây, ngành công nghiệp ở xã đựơc chú trọng đúng mức, trên địa bàn xã có 13 công ty, xí nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động với tổng diện tích 40,50ha. Đa số hoạt động có hiệu quả và bảo vệ tốt môi trường, đóng góp một phần ngân sách khá lớn cho địa phương. Theo xu hướng phát triển chung của ngành công nghiệp, việc quy hoạch khu cụm công nghiệp tập trung là rất cần thiết để các công ty, xí nghiệp có thể hoạt động trong khu, cụm công nghiệp nhằm bảo vệ tốt môi trường, đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân. II.2.2.3. Ngành dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp: Toàn xã có trên 182 cơ sở sản xuất kinh doanh, trong đó có 41 hộ kinh doanh lớn, còn lại là những hộ kinh doanh vừa và nhỏ. Chủ yếu là kinh doanh ăn uống, giải khát. Nhìn chung, thương mại – dịch vụ của xã phát triển còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trong xã. Theo xu hướng chung, trong thời gian tới, ngành dịch vụ sẽ phát triển mạnh theo quá trình đô thị hóa của địa phương. II.2.3. Dân số, lao động và việc làm: II.2.3.1. Dân số: Theo thống kê trên địa bàn xã tính đến thời điểm tháng 12/2008, toàn xã Hựu Thạnh có 10529 khẩu, trong đó số khẩu nông nghiệp là 4762 khẩu (chiếm 45,23 %), số khẩu phi nông nghiệp là 5767 khẩu (chiếm 54,77 %). Toàn xã có 2672 hộ, số hộ phi nông nghiệp là 1568 hộ, còn lại là hộ nông nghiệp. Dân số của xã Hựu Thạnh được phân bố thành 6 ấp là ấp 1A, 1B, ấp 2, ấp 3A, 3B, ấp 4. Ấp có dân số nhiều nhất xã là ấp 1B với 1991 người. Ấp có dân số ít nhất xã là ấp 3A với 1261 người. Mật độ dân số trung bình của xã là 330 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã hiện nay là 1,36%. Trang 10 Ngành Quản lý Đất đai SVTH: Võ Quốc Thắng Bảng 03: Biến động dân số qua các năm 2005 - 2008 Năm 2005 2006 2007 2008 Số hộ 2284 2306 2463 2672 Số khẩu 8490 9484 9804 10529 1,4 1,39 1,32 1,36 Tỉ lệ tăng dân số (%) (Nguồn: UBND xã Hựu Thạnh) II.2.3.2 Lao động và việc làm: Hựu Thạnh có một lực lượng lao động khá dồi dào, số người đang trong độ tuổi lao động là 5078 người, chiếm 48,23% tổng số nhân khẩu toàn xã. Song phần lớn lực lượng này chưa được đào tạo căn bản, nông dân chỉ lao động theo kinh nghiệm kiểu “cha truyền con nối”. Do vậy, tuy tích lũy được nhiều kinh nghiệm nhưng khả năng đột phá, tiếp thu những cái mới không cao, lao động cần cù, sáng tạo nhưng còn hạn chế, nhất là lao động ở những hộ nghèo. Trình độ văn hóa thấp dẫn đến thực trạng là mặc dù lực lượng lao động dồi dào nhưng số người có khả năng đáp ứng các công việc có đòi hỏi ứng dụng công nghệ, trang thiết bị hiện đại lại thấp. Vì vậy trong tương lai, muốn giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động cần phải có kế hoạch đào tạo tại chổ hoặc gởi đi đào tạo tập trung để không ngừng nâng cao chất lượng lao động cả về kỹ thuật và quản lý. Có như vậy mới đáp ứng được sự phát triển của các ngành – nghề, đặc biệt là xây dựng một nền nông nghiệp đa canh trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. II.2.4. Thực trạng phát triển các khu dân cư: Sự phân bố dân cư của xã Hựu Thạnh mang đặc điểm của khu vực miền Tây Nam Bộ. Từ xa xưa, người dân đã sống rãi rác dọc theo các con sông, rạch tự nhiên như Sông Vàm Cỏ Đông, kênh An Hạ, kênh 10, kênh 11 và một số kênh, rạch nhỏ khác. Mấy năm gần đây, để thuận tiện cho việc canh tác nông nghiệp, nông dân làm nhà rãi rác trên khắp các cánh đồng. Việc phân bố dân cư như vậy đã gây khó khăn cho việc đáp ứng các công trình cộng phụ vụ lợi ích cho người dân như điện nước, trường học, y tế… Tuy nhiên, cũng có một số tuyến dân cư dọc các đường tỉnh 824, 830, 830 nối dài, mật độ nhà cao hơn nhiều so với các khu vực bên trong. Diện tích đất ở hiện nay của xã là 162,58 ha, chiếm 5,10% diện tích tự nhiên. Bình quân diện tích đất ở trên một hộ là 609m2/hộ, hệ thống nhà ở trong khu dân cư đa số là nhà cấp 4, kết cấu chủ yếu là cột bê tông cốt thép, vách tường gạch xây tô, nền gạch men, mái tôn. II.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng: II.2.5.1. Giao thông: Giao thông trên địa bàn xã gồm hai hệ thống giao thông chính là giao thông đường bộ và giao thông đường thủy: Hệ thống giao thông bộ của xã gồm các trục đường chính: đường tỉnh 830, đường tỉnh 830 nối dài, đường tỉnh 824, 824 nối dài, đường Xuyên Á (Quốc lộ N2) và các đường liên xã, liên ấp giúp xã thông thương với các xã khác trong huyện và với thị xã Tân An. Trang 11 Ngành Quản lý Đất đai SVTH: Võ Quốc Thắng Mấy năm qua, nhờ có sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và sự tham gia đóng góp của nhân dân, các tuyến đường liên xã, liên ấp và một số con đường trong khu dân cư đã được sửa chữa, nâng cấp và mở rộng, giúp cho việc đi lại của người dân thêm thuận lợi, nhiều cây cầu được bê tông hóa. Tuy nhiên, hệ thống đường vẫn chưa thật sự hoàn chỉnh, chất lường đường còn kém, chỉ có đường tỉnh được trải nhựa, còn lại là đường đất, đá xanh và đường sỏi đỏ, một số đường được bê tông hóa. Vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng giao thông, nhất là trong mùa mưa. Trong tương lai không xa, khi việc vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ cũng như việc giao lưu kinh tế - chính trị, hóa – xã hội sẽ được mở rộng thì việc nâng cấp, mở rộng một số tuyến đường hiện có là việc làm cấp thiết. Hệ thống giao thông thủy: Giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống giao thông thủy của xã là sông Vàm Cỏ Đông, sông Tra, kênh 10, kênh 12, kênh Xáng lớn... Các con kênh này kết hợp với các con rạch tạo thành mạng lưới giao thông thủy phong phú, tạo thuận lợi cho việc vận chuyển, giao lưu, trao đổi hàng hóa trong và ngoài xã. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhất định. Do vậy, trong tương lai để kịp phục vụ cho nền kinh tế đang phát triển mạnh, hệ thống giao thông đường thủy của Hựu Thạnh cần phải được nạo vét và mở rộng thêm. Bảng4 : Hiện trạng hệ thống giao thông chính trên địa bàn xã Hựu Thạnh năm 2008 STT Tên đường Loại đường Chiều dài (km) Chiều rộng (m) Lộ giới Diện tích (ha) 1 Quốc lộ N2 Nhựa 2,5 30 40 7,5 2 Đường tỉnh 824 Nhựa 2,5 12 35 3,0 3 Đường tỉnh 824 nối dài Sỏi đỏ 0,6 12 35 0,7 4 Đường tỉnh 830 Nhựa 3,9 12 35 4,7 5 Đường tỉnh 830 nối dài Sỏi đỏ 4,4 12 35 5,3 6 Đường liên ấp 2 Đá xanh 1,7 6 15 1,0 7 Đường liên ấp 1A Sỏi đỏ 4,7 6 2,8 8 Đường liên ấp 1B Đá xanh 0,6 5 0,3 9 Đường liên ấp 3B Sỏi đỏ 5,6 6 3,4 10 Đường Cầu Cây Đất 0,5 3 0,1 11 Đường kênh đào Sỏi đỏ 1,5 6 0,9 12 Đường kênh Sáng Lớn Đất 0,8 8 0,6 13 Đường kênh An Hạ Sỏi đỏ 1,4 6 8,4 14 Lộ Sa Bà Sỏi đỏ 1,5 15 15 Đường vòng Cầu N2 Nhựa 0,2 12 Tổng cộng 32,4 35 2,3 0,2 33,7 (Nguồn: UBND xã Hựu Thạnh) Trang 12 Ngành Quản lý Đất đai SVTH: Võ Quốc Thắng II.2.5.2. Thủy lợi: Trong thời gian gần đây xã đã có nhiều cố gắng trong việc nạo vét, tu sửa, nâng cấp hệ thống kênh mương trên địa bàn xã nhằm đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp. Do vậy, việc tưới nước cho cây trồng trong mùa khô và tiêu nược trong mùa mưa đã trở nên chủ động hơn. Một số diện tích canh tác đã được nâng lên 2 vụ góp phần cải thiện đời sống của nhân dân và phát triển nông nghiệp của xã. Tuy nhiên, do ảnh hưởng trực tiếp của chế độ bán nhật triều không đều có biên độ lớn của sông Vàm Cỏ Đông nên khả năng tưới tiêu còn hạn chế, hiệu quả sử dụng hệ thống thủy lợi thấp dẫn đến hiệu suất sử dụng đất chưa cao. Trong thời gian tới để nâng cao năng suất cây trồng mà đặc biệt là cây lúa, nhất là các giống lúa cao đặc sản, đồng thời tăng vụ phần diện tích đất ruộng 2 vụ thì việc mở rộng và nạo vét một số tuyến kênh mương trên địa bàn xã là rất cần thiết. II.2.5.3. Điện và bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc: Hựu Thạnh đã có lưới điện quốc gia với hệ thống đường dây chạy theo các trục lộ trong xã, đi đến các điểm dân cư và khu sản xuất. Tính đến nay 99,78% hộ có điện sinh hoạt. Mạng lưới điện thoại cố định và không dây của xã đang từng bước tăng lên về mặt số lượng. Hiện nay, khoảng trên 70% số hộ có điện thoại đã đáp ứng một phần nhu cầu thông tin liên lạc của người dân trong xã, ngoài ra còn có trên 10 trạm điện thoại công cộng, một số hộ có sử dụng dịch vụ internet nhưng số lượng ít. Hiện nay xã đã có bưu điện văn hóa đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc, trao đổi văn hóa của nhân dân trong vùng. Công tác tuyên truyền, phát thanh, truyền thanh cũng được chú trọng, các trạm truyền thanh được xây dựng đều khắp các ấp, toàn xã có 10 trạm phát thanh với chất lượng tốt, ổn định, đảm bảo thông tin kịp thời cho nhân dân trong xã. II.2.5.4. Nước sạch: Trong những năm gần đây, kết quả của chương trình nước sạch nông thôn đã được lan rộng đến toàn xã, số dân được duy trì nước sạch chiếm 76 % (nguồn nước ngầm), còn lại một số hộ vẫn chưa được dùng nước sạch. Trong đó có những hộ nghèo vẫn còn sử dụng nước sông, nước kênh trong sinh hoạt như nấu ăn, tắm, giặt… hiện nay toàn xã có 02 giếng nước công cộng, 11 giếng nước máy và 168 giếng nhân dân tự khoan và sử dụng trong gia đình (độ sâu từ 120 – 250m, đường kính 49-60mm). Hầu hết nguồn nước được xử lý (lắng, lọc…) trước khi đưa vào sử dụng. Những hộ dùng nước sạch đã phần nào nâng cao được sức khỏe, đặc biệt là trong mùa kho. Tăng cường các biện pháp phòng chống ô nhiễm bảo vệ nguồn nước sinh hoạt, đưa sạch về tất cả các ấp, vận động 100% số hộ có bể nước sạch trong sinh hoàn là những mục tiêu mà lãnh đạo và nhân dân xã đang phấn đấu. Trang 13 Ngành Quản lý Đất đai SVTH: Võ Quốc Thắng II.2.5.5. Giáo dục: Bảng 5: Công tác giáo dục qua các năm Chỉ tiêu Đơn vị Tính Năm 2005 2006 2007 2008 Số điểm trường Điểm 12 12 8 9 Số phòng học Phòng 44 44 44 50 Số lớp học Lớp 55 57 57 62 Số giáo viên Người 87 90 90 96 Số học sinh Người 1435 1613 1518 1392 Tỉ lệ lên lớp (%) 99,9 98,94 97,82 97,92 Số học sinh bỏ học Người 13 12 14 7 (Nguồn: UBND xã Hựu Thạnh) Hiện tại xã Hựu Thạnh có 4 điểm trường với 53 phòng học từ cấp mẫu giáo đến trung học cơ sở, được phân bố tương đối thuận lợi cho việc đi lại của học sinh. Về cơ sở vật chất trong trường học đang dần từng bước khang trang hơn có 02 trường đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng ngành giáo dục của xã qua mấy năm gần đây tăng lên rõ rệt, đội ngũ giáo viên từng bước ổn định, tỷ lệ học sinh lên lớp hằng năm đều tăng trong khi tỷ lệ học sinh bỏ học giảm dần. Tỷ lệ học sinh hằng năm ra lớp đạt 97,4%, công tác phổ cập giáo dục đựơc quan tâm đúng mức. Biểu đồ 01: Công tác giáo dục qua các năm II.2.5.6. Y tế: Hựu Thạnh có một trạm y tế đặt tại ấp 2, diện tích 600m2, chỉ đáp ứng được tương đối cho nhu cầu khám và điều sức khỏe ban đầu cho người dân trong xã. Trạm thường xuyên duy trì công tác vệ sinh phòng dịch, thực hiện đầy đủ các chương trình y tế hàng năm, nhất là công tác kế hoạch hóa gia đình. Để phục vụ tốt hơn cho nhân dân cũng như theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội chung của toàn huyện, trong thời gian tới xã đã đề ra mục tiêu nâng cấp cơ sở hạ tầng, tăng cường trang thiết bị cùng với nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ y bác sĩ. Trang 14 Ngành Quản lý Đất đai SVTH: Võ Quốc Thắng Bảng 06: Tình hình khám chữa bệnh qua các năm: Chỉ tiêu Đơn vị Tính Năm 2005 2006 2007 2008 Số lượt người khám, trong đó: Người 1875 2796 2958 1880 - Khám bệnh thông thường Người 231 145 451 250 - Khám sức khỏe học sinh Người 540 867 820 780 - Trẻ em dưới 6 tuổi Người 201 132 103 88 - Cấp cứu tai nạn Người 45 22 36 44 - Khám chuyên khoa khác Người 858 1311 1548 718 (Nguồn: Trạm y tế xã Hựu Thạnh) II.2.5.7. Văn hóa thể thao: - Văn hóa: Công tác tuyên truyền giáo dục kết hợp linh hoạt nhiều hình thức và phong phú về nội dung. Dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy và chính quyền xã, các ngành chức năng đã triển khai thực hiện “ Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở địa bàn dân cư”. Do đó, trong thời gian gần đây trên địa bàn xã hầu như không có văn hóa độc hại xảy ra. Toàn xã có 100% hộ đăng ký thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa. Hiện nay xã có 06/06 ấp được công nhận ấp văn. Hiện tại xã có 10 trạm phát thanh, có 06/06 ấp được lắp đặt trạm phát thanh và hàng ngày tiếp sóng các đài tỉnh, huyện để phổ biến thông tin, chủ trương của địa phương. Đồng thời tuyên truyền cho người dân về chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước để người dân thực hiện tốt quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước. - Thể dục thể thao: Tuy chưa có sân vận động đủ tiêu chuẩn cả về quy mô lẫn chất lượng, song phong trào thể dục thể thao của xã tương đối phát triển. Xã hiện có đội bóng đá và bóng chuyền thường xuyên luyện tập, tích cực tham gia các cuộc thi đấu và đã đạt được những kết quả nhất định. II.2.5.8. Nhận xét chung Xã Hựu Thạnh đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tốc độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội diễn ra ngày càng nhanh, mạnh. Dự kiến trong thời gian tới, nền kinh tế của xã sẽ chuyển hẳn cơ cấu từ nông nghiệp – dịch vụ - thương mại – công nghiệp sang công nghiệp – thương nghiệp - dịch vụ – nông nghiệp. Tiến trình này đang gây áp lực ngày càng tăng đối với việc sử dụng đất đai mà chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau: - Các công trình cơ sở hạ tầng cần được cũng cố để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng được sự phát triển của một nền công nghiệp hàng hóa đa dạng trong định hướng chung của huyện Đức Hòa và nơi cung cấp hàng hóa có chất lượng tốt cho các huyện, tỉnh khác và các thành phố lớn. Do đó cần phải đầu tư quỹ đất cho mục tiêu này một cách hợp lý. - Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân cần phải dành diện tích cho các công trình phúc lợi xã hội như trường học, sân vận động… Trang 15 Ngành Quản lý Đất đai SVTH: Võ Quốc Thắng - Dân số tăng lên hàng năm nên cần có kế hoạch dãn dân và giao đất ở mới cho các hộ có nhu cầu đất ở. Các khu đất mới này cần lập thành khu vực tập trung để thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng. II.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT: II.3.1. Tình hình quản lý đất đai: II.3.1.1. Thời kỳ trước luật đất đai năm 1993: Trước khi luật đất đai ra đời vào năm 1993, việc quản lý đất đai chưa được chú trọng, việc cập nhật các thông tin chưa được quan tâm thường xuyên, số liệu qua các năm khác nhau, không phản ánh trung thực xu thế diễn biến của đất đai. II.3.1.2. Thời kỳ sau luật đất đai năm 1993 đến nay: Sau khi Luật đất đai có hiệu lực Pháp luật thì công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Hựu Thạnh đã từng bước đi vào nề nếp, hạn chế được các tiêu cực phát sinh trong quản lý và sử dụng đất đai,cơ bản hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch của Huyện đề ra. 1. Việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai: UBND xã thực hiện các chỉ đạo của UBND tỉnh và huyện về quản lý đất đai, phối hợp với bộ phận khác nghiên cứu học tập các quy định mới về Luật đất đai 2003 và các Nghị định. Thông qua việc giải quyết hồ sơ liên quan đến đất đai tuyên truyền giải thích các nội dung liên quan đến thực hiện Luật đất đai. Các văn bản pháp quy và quy phạm pháp luật được lưu trữ và phổ biến đến các bộ phận liên quan trong UBND Xã và được dán công khai tại trụ sở UBND xã, được tuyên truyền sâu rộng trong dân. 2. Việc xác định địa giới hành chính, phối hợp lập và quản lý hồ sơ hành chính: Địa giới hành chính của xã đã được pháp lý hoá theo chỉ thị 364/CT của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay hồ sơ địa giới hành chính của xã được thống nhất rõ ràng, xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc các điểm móc giới và đã được chuyển vẽ lên bản đồ. Hiện nay xã Hựu Thạnh có 6 đơn vị hành chính: ấp 1A, ấp 1B, ấp 2, ấp 3A, ấp 3B, ấp 4. Xã phối hợp với xã giáp ranh, Phòng Tài nguyên Môi Trường, sở Nội vụ thực hiện xác định ranh giới, chôn mốc và quản lý hồ sơ địa giới hành chính. Hồ sơ địa giới hành chánh của xã được lưu giữ cẩn mật. Diện tích tự nhiên xã Hựu Thạnh năm 2008 là 3187,90 ha, tăng 0,63 ha so với năm 2006 là do diện tích đất sông tăng. Bảng 7: Tình hình biến động đất đai theo địa giới hành chánh Năm Diện tích 2000 3187,21 2005 2006 3187,27 3187,27 2007 2008 3187,90 3187,90 (Nguồn: Phòng TN MT huyện Đức Hòa) Trang 16 Ngành Quản lý Đất đai SVTH: Võ Quốc Thắng 3. Thực hiện công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; Công tác đo đạc chính quy và lập bản đồ địa chính đã được triển khai, trên địa bàn đã có lưới toạ độ địa chính chính quy (cấp III), đã tiến hành đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1/5000. Hiện trên địa bàn xã có 08 tờ bản đồ tỷ lệ 1/5000. Điều tra, đánh giá phân hạng đất: Cho đến thời điểm hiện nay xã Hựu Thạnh đã tiến hành đánh giá phân hạng đất đai tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí cây trồng thích hợp và làm cơ sở để xây dựng các loại thuế nông nghiệp. Công tác này là cơ sở để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của chủ sử dụng đất trên địa bàn huyện. Năm 2005 thông qua đợt kiểm kê đất đai xã đã xây dựng Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 bằng công nghệ số. Trong dự án quy họach sử dụng đất chi tiết của xã đến 2010 xây dựng Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2010. 4. Việc quản lý quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; Những năm qua xã đã có những kế hoạch và thực hiện việc sử dụng đất của xã theo phương hướng của UBND huyện và xã đề ra. Nhìn chung các công trình công cộng phục vụ cho nhân dân đã hoàn thành tốt trước kỳ hạn. Bên cạnh đó còn có một số vướng mắc như vốn và thiếu thực tế, mang tính khả thi không cao. Do vậy việc quản lý quy hoạch sử dụng đất đai trong xã là rất cần thiết và cấp bách. Năm 2000, Ủy ban nhân dân Huyện Đức Hòa đã chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã Hựu Thạnh tiến hành xây dựng Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 với sự giúp đỡ của Viện điều tra Quy hoạch đất đai - Tổng cục địa chính (Nay là Bộ Tài nguyên môi trường). Đây là cơ sở quan trọng cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn đi vào ổn định. 5. Thực hiện quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất; Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 2008 xã đã cơ bản giao hết đất đai cho các đối tượng sử dụng, cụ thể như sau: Giao đất cho hộ gia đình cá nhân sử dụng: 2187,84 ha. Đất giao cho các tổ chức kinh tế: 10,41 ha. Đất giao cho các tổ chức khác: 0,69 ha. Đất giao cho cơ quan đơn vị của nhà nước quản lý: 13,14 ha.  Quỹ đất công ích của xã với diện tích 5,69 m2 gồm: - Cho thuê trồng mía: 1,88 m2. - Cho thuê trồng tràm: 2,93 m2. - Xã đội trồng tràm: 0,53 m2. - Chờ bán đấu giá: 0,04 m2. - Cho thuê trồng cây hàng năm: 0,32 m2 . Trang 17 Ngành Quản lý Đất đai SVTH: Võ Quốc Thắng Giá đất cho thuê: 3 triệu đồng/ha/năm. + Công tác thu hồi đất: Trong năm 2008 đã thu hồi 7,80 ha gồm: - Thu hồi cấp sai chủ sử dụng: 6,00 ha. - Thu hồi đất làm đường giao thông: 1,80 ha. Cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận QSDĐ do bị mất, bị cũ rách: cấp đổi: 02 giấy, cấp lại do bị mất: 03 giấy. 6. Thực hiện việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Trên cơ sở kết quả của việc đo đạc và thành lập bản đồ địa chính, xã đã tiến hành tổ chức đăng ký và cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho các chủ sử dụng tính đến hết năm 2008, xã đã cấp được 2873 giấy trên tổng số 2541 hộ, tồn đọng 12 hộ. Hồ sơ địa chính được lưu trữ gọn gàn, sạch sẽ và được cập nhật, chỉnh lý thường xuyên. 7. Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai; Năm 2005, xã phối hợp với Phòng Tài nguyên - Môi trường và Trung tâm đo đạc thuộc Bộ Quốc phòng tiến hành công tác kiểm kê đất đai. Tài liệu thực hiện công tác này là hệ thống bản đồ địa chính và hệ thống sổ mục kê đất. Kết quả đã chỉnh lý biến động đất đai, chuyển ranh các công trình lên bản đồ chung, lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã bằng công nghệ số và hệ thống biểu thống kê theo quy định của Bộ Tài nguyên - Môi trường. Đây là cơ sở quan trọng để xã quản lý đất đai và thực hiện các công tác khác. 8. Thực hiện viện quản lý tài chính về đất đai; Xã cử cán bộ chuyên trách và các ấp thực hiện thu thuế nhà đất, và các lọai thuế khác liên quan đến đất, các hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất hướng dẫn người dân thực hiện đúng nghĩa vụ.Các khỏan thuế và nghĩa vụ khác liên quan xã công khai trước dân. 9. Việc quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản; Đây là vấn đề mới trong quản lý đất đai,UBND xã luôn khuyến khích người dân chuyển nhượng hợp pháp. 10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; UBND xã thông qua các tổ chức chính trị tuyên truyền sâu rộng đến người dân thực hiện theo pháp luật đất đai. 11. Thực hiện phối hợp về công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; Trang 18 Ngành Quản lý Đất đai SVTH: Võ Quốc Thắng Việc thanh tra kiểm tra đối tượng sử dụng đất được tiến hành thường xuyên. Ngăn chặn kịp thời các trường hợp lấn chiếm hành lang, lộ giới, các trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích thì đều thu hồi lại. Xã còn tồn tại những vụ vi phạm đất đai (chủ yếu là sử dụng đất trái phép, xây nhà không xin phép) và tranh chấp đất đai với tính chất ngày càng phức tạp do người dân không có ý thức, thiếu hiểu biết và không chấp hành tốt luật đất đai. Trong năm 2008, xã đã kết hợp với các cấp có thẩm quyền lập biên bản 24 trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, 48 trường hợp xây dựng vi phạm hành lan an toàn đường bộ , tiếp tục giải quyết các vụ khiếu kiện đất đai đúng luật, đúng quy định. 12. Việc giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nai, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai; Nhìn chung công tác giải quyết tranh chấp, giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai được quan tâm chỉ đạo. Công tác giải quyết tranh chấp, hoà giải ở cơ sở cũng mang lại hiệu quả cao, số vụ chuyển lên UBND huyện rất ít. Trong năm 2008, UBND xã thụ lý và hòa giải 44 đơn, thành 24 đơn, không thành 20 đơn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp là tranh giành bờ ranh đất. Bảng 8: Tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại của xã Hựu Thạnh qua các năm Năm Tình hình giải quyết tranh chấp đất 2005 2006 2007 2008 Số vụ tranh chấp 37 20 41 44 - Hòa giải thành 21 12 20 24 - Hòa giải không thành 16 8 21 20 - Chuyển lên huyện 2 0 1 1 - Chuyển lên tòa án 10 5 4 6 - Nguyên đơn không khiếu nại tiếp 4 3 16 12 - Chưa giải quyết 0 0 0 0 (Nguồn: UBND xã Hựu Thạnh) Trang 19 Ngành Quản lý Đất đai SVTH: Võ Quốc Thắng Biểu đồ 02: Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai xã Hựu Thạnh từ năm 2005 đến năm 2008 13. Việc phối hợp quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai; Xã phối hợp tốt với các đơn vị tư vấn về đo đạc, lập quy họach kế họach và các dự án đầu tư trên địa bàn. Hướng dẫn người dân hồ sơ về đất đai và phối hợp thẩm định hồ sơ với Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Đức Hòa. II.3.2. Hiện trạng sử dụng và biến động đất đai: II.3.2.1. Cơ cấu sử dụng đất: Bảng 09: Cơ cấu sử dụng đất năm 2008 Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Tổng diện tích đất tự nhiên I. Đất nông nghiệp II. Đất phi nông nghiệp III. Đất chưa sử dụng Tỷ lệ (%) 3187,90 100,00 2657,70 83,37 520,69 16,33 9,51 0,30 (Nguồn: Phòng TN MT huyện Đức Hòa) Biểu đồ 03: Cơ cấu sử dụng đất năm 2008 của xã Hựu Thạnh Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan