Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quy hoạch cán bộ công chức ngành hải quan giai đoạn 2015 – 2020 tầm nhì...

Tài liệu Luận văn quy hoạch cán bộ công chức ngành hải quan giai đoạn 2015 – 2020 tầm nhìn đến năm 2030

.PDF
108
359
61

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- KHƢƠNG QUÝ DƢƠNG QUY HOẠCH CÁN BỘ CÔNG CHỨC NGÀNH HẢI QUAN GIAI ĐOẠN 2015 - 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- KHƢƠNG QUÝ DƢƠNG QUY HOẠCH CÁN BỘ CÔNG CHỨC NGÀNH HẢI QUAN GIAI ĐOẠN 2015 - 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS PHẠM VĂN DŨNG Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Học viên Khƣơng Quý Dƣơng i LỜI CẢM ƠN Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trƣờng, kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân. Lời đầu tiên tôi xin dành bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới thầy giáo- PGS.TS Phạm Văn Dũng là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn khoa học, đã tận tình hƣớng dẫn cho tôi cả chuyên môn và phƣơng pháp nghiên cứu và chỉ bảo cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cám ơn Phòng Quản lý cán bộ - Vụ tổ chức cán bộ - Tổng cụa Hải quan đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu và cung cấp thông tin của luận văn. Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo trong Trƣờng Đại học kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng nhƣ trong quá trình hoàn thành luận văn này. Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng nhƣ thực hiện luận văn. Mặc dù với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành của quý Thầy, quý Cô, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Hà Nội, 10 tháng 02 năm 2015 Học viên Khƣơng Quý Dƣơng 1 MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………………….i LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………...ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT……………………………………….iii DANH MỤC BẢNG BIỂU………………………………………………………..iv PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ....................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................4 4. Đóng góp của luận văn........................................................................................4 5. Cấu trúc luận văn ................................................................................................5 CHƢƠNG 1 ...............................................................................................................6 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................6 VỀ QUY HOẠCH CÁN BỘ .....................................................................................6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................6 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài ...................................................6 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nƣớc ...................................................8 1.1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ....................................................12 1.2. Cơ sở lý luận về quy hoạch đội ngũ cán bộ ...................................................14 1.2.1. Bản chất quy hoạch cán bộ ......................................................................14 1.2.2. Vai trò của quy hoạch cán bộ ..................................................................17 1.2.3. Tiêu chí đánh giá quy hoạch cán bộ ........................................................19 1.2.4. Nội dung quy hoạch cán bộ .....................................................................23 1.2.5. Quy trình về quy hoạch cán bộ ................................................................24 CHƢƠNG 2 .............................................................................................................27 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................27 2.1. Phương pháp luận ..........................................................................................27 2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể ..............................................................27 2.2.1. Phƣơng pháp phân tích ............................................................................27 2 2.2.2. Phƣơng pháp tổng hợp .............................................................................28 2.2.3. Phƣơng pháp so sánh ...............................................................................29 2.2.4. Phƣơng pháp thống kê mô tả và nghiên cứu tài liệu ...............................30 2.3. Các bước thực hiện và thu thập số liệu ..........................................................30 2.4. Các công cụ được sử dụng .............................................................................31 CHƢƠNG 3 .............................................................................................................32 THỰC TRẠNG QUY HOẠCH CÁN BỘ NGÀNH HẢI QUAN .......................32 GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 ........................................................................................32 3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy hoạch cán bộ ngành Hải quan ...................32 3.1.1. Đặc điểm và tình hình phát triển của ngành Hải quan thời gian qua ......32 3.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngành Hải quan ........................................................34 3.1.3. Biên chế của ngành Hải quan ..................................................................35 3.1.4. Đặc điểm của đội ngũ công chức trong quy hoa ̣ch của ngành HQ .........36 3.1.5. Ảnh hƣởng của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ..................................38 3.2. Thực trạng quy hoạch đội ngũ CBCC Hải quan hiện nay ............................40 3.2.1. Thực trạng về nội dung quy hoạch ..........................................................40 3.2.2. Thực trạng về quy trình quy hoạch ngành Hải quan ...............................57 3.3. Đánh giá chung về công tác quy hoạch CBCC ngành Hải quan thời gian qua ...............................................................................................................................64 3.3.1. Ƣu điểm ...................................................................................................64 3.3.2. Hạn chế ....................................................................................................67 3.4.3. Những bài học kinh nghiệm ....................................................................69 CHƢƠNG 4 .............................................................................................................72 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QHCB NGÀNH HẢI QUAN TRONG GIAI ĐOẠN 2015 - 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 .....................72 4.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến quy hoạch cán bộ ngành Hải quan .................72 4.1.1. Bối cảnh quốc tế ......................................................................................72 4.1.2. Bối cảnh trong nƣớc.................................................................................73 4.2. Mục tiêu, phương hướng quy hoạch cán bộ ngành Hải quan giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ...............................................................................75 4.2.1. Mục tiêu quy hoạch cán bộ ngành Hải quan ...........................................75 3 4.2.2. Phƣơng hƣớng quy hoạch cán bộ ngành Hải quan giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ......................................................................................77 4.3. Giải pháp hoàn thiện quy hoạch cán bộ ngành Hải quan .............................79 4.3.1. Đổi mới công tác đánh giá đội ngũ cán bộ trong quy hoạch ngành Hải quan ....................................................................................................................79 4.3.2. Nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch cán bộ công chức ngành Hải quan ....................................................................................................................81 4.3.3. Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ công chức trong quy hoạch ..................................................................................................................83 4.3.4. Phát huy tính tự giác trong tu dƣỡng, học tập, rèn luyện toàn diện của đội ngũ cán bộ công chức ngành Hải quan ..............................................................85 4.3.5. Đổi mới và nâng cao chất lƣợng của công tác bố trí, sử dụng; luân chuyển, quản lý đội ngũ công chức trong quy hoạch ngành Hải quan ..............86 4.5.6. Tăng cƣờng việc xây dựng chính sách đãi ngộ hợp lý cho cán bộ, công chức Hải quan nói chung và công chức trong quy hoạch nói riêng ..................90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................95 4 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. STT 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. 31. 32. Ký hiệu APEC ASEAN ASEM BCHTW BTC BTCTW BTV CBCC CNH CV CVC CVCC ĐNCBCC ĐTBD HĐH KH - KT KT - TC QHCB QHCBCC QHLĐ QLKT QLNN SL Ký hiệu TCCB TCHQ TĐ VCIS VNACCS WTO XH – NV XHCN XNK Nguyên nghĩa Diễn đàn kinh tế châu Á-Thái Bình Dƣơng Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á Diễn đàn Hợp tác Á - Âu Ban Chấp hành Trung Ƣơng Bộ Tài chính Ban Tổ chức Trung Ƣơng Ban Thƣờng vụ Cán bộ công chức Công nghiệp hóa Chuyên viên Chuyên viên chính Chuyên viên cao cấ p Đội ngũ cán bộ công chức Đào tạo, bồi dƣỡng Hiện đại hóa Khoa ho ̣c – kỹ thuật Kinh tế – tài chính Quy hoạch cán bộ Quy hoạch cán bộ công chức Quy hoạch lãnh đạo Quản lý kinh tế Quản lý nhà nƣớc Số lƣơ ̣ng Nguyên nghĩa Tổ chức cán bộ Tổ ng cu ̣c Hải quan Tƣơng đƣơng Hệ thống tình báo Hải quan Việt Nam Hệ thống thông quan tự động Việt Nam Tổ chức Thƣơng mại thế giới Xã hội – nhân văn Xã hội chủ nghĩa Xuất nhập khẩu 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng số 3.1 Cơ cấu cán bộ trong quy hoạch theo giới tính 40 2 Bảng số 3.2 Cơ cấu cán bộ trong quy hoạch theo tuổi 42 3 Bảng số 3.3 Cơ cấu cán bộ trong quy hoạch theo trình độ đào tạo 44 4 Bảng số 3.4 Cơ cấu cán bộ trong quy hoạch theo trình độ LLCT 45 5 Bảng số 3.5 Cơ cấu cán bộ trong quy hoạch theo trình độ QLNN 46 Bảng số 3.6 Cơ cấu cán bộ trong quy hoạch theo trình độ ngoại 47 6 ngữ 7 Bảng số 3.7 Cơ cấu cán bộ trong quy hoạch theo trình độ tin học 48 8 Bảng số 3.8 Cơ cấu cán bộ trong quy hoạch theo chuyên ngành ĐT 50 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trải qua gần 70 năm hoạt động và phát triển kể từ ngày 10/09/1945, Hải quan Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, bảo vệ lợi ích, chủ quyền và an ninh quốc gia. Quá trình xây dựng và phát triển lực lƣợng Hải quan là quá trình đáp ứng với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành trong từng giai đoạn nhƣ: Thực hiện kiểm tra, giám sát, hàng hoá, phƣơng tiện vận tải; phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; Tăng cƣờng việc quản lý hiệu quả đối với các hoạt động xuất nhập khẩu cũng nhƣ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thƣơng mại quốc tế và thúc đẩy sản xuất trong nƣớc; Đảm bảo nguồn thu; Đấu tranh chống buôn lậu, chống gian lận thƣơng mại và bảo vệ lợi ích của ngƣời tiêu dùng v.v...Với nhiệm vụ là ngƣời lính gác cửa biên giới về kinh tế của đất nƣớc, vai trò của ngành Hải quan đặc biệt quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho hoạt động kinh tế đối ngoại, xuất nhập khẩu, đầu tƣ, du lịch, hội nhập với khu vực và thế giới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Trong chiến lƣợc phát triển Hải quan đến năm 2020 theo quyết định số 448/QĐ – TTg ngày 25 tháng 03 năm 2011 của Thủ trƣớng chính phủ đã chỉ ra mục tiêu tổng quát là “Xây dựng lực lƣợng Hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu có trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động thƣơng mại hợp pháp, phát triển du lịch, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nƣớc, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Để đạt đƣợc mục tiêu trên thì làm tốt công tác cán bộ trong đó có việc quy hoạch cán bộ là một trong những khâu quan trọng trong tiến trình cải cách, hiện đại hóa hải quan. Nói đến công tác cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” và “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Thấm nhuần tƣ tƣởng của ngƣời, trong suốt hơn 84 năm xây dựng và 1 phát triển (3/2/1930 - 3/2/2014), Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi cán bộ và công tác cán bộ là những nhân tố quyết định đến sự thành bại của sự nghiệp cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nƣớc và của giai cấp vô sản, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Bởi lẽ, cán bộ là những ngƣời xây dựng, giữ gìn, cụ thể hóa, bổ sung hoàn chỉnh và tổ chức thực hiện thắng lợi đƣờng lối, chính sách của Đảng. Trong quá trình lãnh đạo đất nƣớc, Đảng ta luôn chăm lo đến công tác cán bộ. Trong đó, đặc biệt coi trọng việc quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, nhằm chủ động tạo nguồn cán bộ có triển vọng, có phẩm chất, năng lực tốt, đáp ứng nhu cầu trƣớc mắt và lâu dài. Tổng kết thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ƣơng khoá VI và khoá VIII về công tác tổ chức và cán bộ, Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung uơng (khoá IX) đã đề ra nhiệm vụ: “Tăng cƣờng công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo và quản lý…Trên cơ sở quy hoạch, đẩy mạnh việc đào tạo, đào tạo lại cán bộ theo chức danh và cán bộ dự nguồn”. Đến nay, thực hiện đƣờng lối đổi mới, Đảng ta vẫn luôn coi nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức nói chung và cán bộ trong quy hoạch nói riêng là khâu quan trọng, là công việc thƣờng xuyên, liên tục và đòi hỏi khách quan của cải cách hành chính, nâng cao chất lƣợng hoạt động công vụ, phục vụ nhân dân. Với nhận thức nhƣ vậy, nội dung Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011-2020 đã nhấn mạnh mục tiêu: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nƣớc”. Tổng cục Hải quan có 17 Vụ, Cục, đơn vị thuộc Cơ quan Tổng cục và 34 Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố, với hơn 10.000 cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực hải quan. Hải quan Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, bảo vệ lợi ích, chủ quyền và an ninh quốc gia. Với nhiệm vụ quan trọng đó, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ công chức của ngành Hải quan có vai trò rất quan trọng, quyết định mức độ hoàn thành nhiệm vụ chính trị đặc biệt trong giai đoạn cải cách, hiện 2 đại hóa. Để đảm bảo nguồn cán bộ kế cận có chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Tổng cục Hải quan, đòi hỏi phải thực hiện tốt công tác cán bộ, nhất là công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo. Công chức Hải quan, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ trong quy hoạch phải luôn đƣợc rèn luyện, trau dồi để có trình độ chuyên môn vững, am hiểu sâu, rộng về thực tế các lĩnh vực công tác, bắt nhịp đƣợc với quy trình, phƣơng thức quản lý mới. Xuất phát từ yêu cầu khách quan của quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới của đất nƣớc cũng nhƣ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành Hải quan trong bối cảnh thực hiện cải cách và hiện đại hóa và yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với đội ngũ cán bộ, công chức toàn ngành, tôi mạnh dạn chọn đề tài:“Quy hoạch cán bộ công chức ngành Hải quan giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030” làm luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế tại Trƣờng Đại học kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội. Câu hỏi nghiên cứu của luận văn: Quy hoạch đội ngũ cán bộ công chƣ́c là gì và quy hoa ̣ch có vai trò nhƣ thế nào trong phát triển đội ngũ này? Ngành hải quan cần phải quy hoạch nhƣ thế nào để phát triển đội ngũ cán bộ công chức giai đoa ̣n 2015 - 2020, tầm nhìn 2030? 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn *Mục đích Mục đích của luận văn là làm rõ những cơ sở lý luận và đề xuất những giải pháp chủ yếu, góp phần nâng cao chất lƣợng quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức thuộc diện ngành Hải quan quản lý trong giai đoạn hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ công chức (ĐNCBCC) ngành Hải quan. - Khảo sát, đánh giá thực trạng ĐNCBCC và quy hoạch ĐNCBCC thuộc diện ngành Hải quan quản lý giai đoạn 2011 - 2015; chỉ ra nguyên nhân của những ƣu điểm, tồn tại, thiếu sót, đồng thời, rút ra những kinh nghiệm trong quy hoạch ĐNCBCC thuộc diện ngành Hải quan quản lý. 3 - Dự báo về công tác quy hoạch và đề xuất phƣơng hƣớng cũng nhƣ các giải pháp chủ yếu có tính khả thi, nhằm nâng cao chất lƣợng quy hoạch ĐNCBCC thuộc diện ngành Hải quan quản lý trong giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng Đội ngũ cán bộ công chức ngành Hải quan Việt Nam, cụ thể là công tác quy hoạch cán bộ trong giai đoạn hiện nay. * Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn chỉ nghiên cứu, quy hoạch bộ phận cán bộ cấp phòng, chi cục và tƣơng đƣơng trở lên của Tổng cục hải quan Việt Nam. - Về thời gian: Luận văn tập trung phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ công chức hiện nay và công tác quy hoạch cán bộ ngành Hải quan giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn 2030. 4. Đóng góp của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ công chức (ĐNCBCC) thuộc diện ngành Hải quan quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa. - Trên cơ sở đánh giá thực trạng ĐNCBCC và quy hoạch ĐNCBCC thuộc diện ngành Hải quan quản lý giai đoạn 2011 – 2015, luận văn đề xuất các giải pháp chủ yếu có tính khả thi, nhằm nâng cao chất lƣợng quy hoạch ĐNCBCC thuộc diện ngành Hải quan quản lý trong giai đoạn hiện nay. - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, phục vụ cho việc sơ kết, tổng kết, đánh giá về công tác cán bộ nói chung và công tác quy hoạch cán bộ của ngành Hải quan và làm cơ sở để xây dựng một số kế hoạch, đề án… về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, luân chuyển, bổ nhiệm, bố trí, sắp xếp và thực hiện chính sách đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý CBCC thuộc diện Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan quản lý trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 4 - Luận văn cũng có thể sử dụng làm tƣ liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy cho đội ngũ cán bộ, công chức Hải quan ở Trƣờng Hải quan Việt Nam, chủ yếu về chuyên đề xây dựng lực lƣợng. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn này đƣợc chia thành 4 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quy hoạch cán bộ Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3. Thực trạng quy hoạch cán bộ ngành Hải quan giai đoạn 2010 - 2015 Chƣơng 4. Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quy hoạch đội ngũ cán bộ ngành Hải quan giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH CÁN BỘ 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Ở nhiều nƣớc trên thế giới, vấn đề phát triển nguồn nhân lực, trong đó có công tác đào tạo và quy hoạch đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ công chức cho bộ máy nhà nƣớc là chủ đề nghiên cứu của nhiều môn khoa học, trong đó có môn chính trị học. Ở các nƣớc phƣơng Tây, lý luận về việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, trong đó có quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức phát triển mạnh vào giữa thế kỷ XX, nhất là từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, khi mà vai trò của Nhà nƣớc thông qua các chính sách công ngày càng đƣợc chú trọng, đồng thời với việc cần thiết có một nền hành chính mạnh để tái thiết đất nƣớc sau chiến tranh. Để đáp ứng yêu cầu đó, các nƣớc đều quan tâm nghiên cứu và mở các trƣờng đào tạo cán bộ, công chức. Chẳng hạn ở Pháp, sau năm 1945 đã thành lập Trƣờng Hành chính Quốc gia nhằm nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo ra các công chức cao cấp cho nƣớc Pháp. Ở các nƣớc đi theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa nhƣ Trung Quốc, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về các vấn đề này. Kết quả của việc nghiên cứu đó đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam tập hợp, khai thác để phục vụ cho nghiên cứu lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ ở Việt Nam với cuốn sách đã đƣợc xuất bản gần đây: "Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ ở Trung Quốc", (2009), Sách tham khảo, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Ở nƣớc Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt cán bộ lãnh đạo đáp ứng nhiệm vụ trong giai đoạn mới đã đƣợc đề cập trong nhiều văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào từ khoá IV đến khoá IX, đặc biệt, Nghị quyết các hội nghị công tác tổ chức cán bộ toàn quốc của Ban Tổ chức Trung ƣơng Đảng lần thứ 1 (11-8-1995) và lần thứ 8 (11-2006) đã đề ra phƣơng hƣớng, mục tiêu và nhiệm vụ của công tác tổ chức cán bộ đến năm 2010. 6 Các văn kiện trên và các công trình nghiên cứu có liên quan đã đề cập đến các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc, góp thêm cơ sở lý luận, làm rõ nhiều vấn đề cụ thể và đề xuất các giải pháp về công tác cán bộ trong tình hình mới, trong đó có công tác đào tạo và quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Trên thực tế, đã có một số công trình nghiên cứu dƣới hình thức các luận án, luận văn, bài viết tạp chí liên quan đến vấn đề cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào thời kỳ đổi mới. Dƣới đây là một số công trình tiêu biểu nhƣ sau: "Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh nƣớc Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay" (2003), Luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng của tác giả Bun Ma Kết Kê Son. Trong luận án, tác giả đã đề cập tới vấn đề đạo đức của cán bộ lãnh đạo; vai trò của đạo đức đối với cán bộ lãnh đạo và yêu cầu đối với việc đào tạo, rèn luyện nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào. "Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam nƣớc Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay" (2004) của tác giả Bun Xợt Thăm Ma Vông (2004), Luận án tiến sĩ lịch sử chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận, vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ hiện nay, chỉ rõ những ƣu, khuyết điểm, nguyên nhân và kinh nghiệm, mục tiêu, phƣơng hƣớng và những giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam Lào đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới hiện nay. Luận án góp phần cung cấp những cơ sở khoa học xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam Lào hiện nay. "Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh khu vực phía Bắc của nƣớc Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn cách mạng hiện nay" (2004), của Bun Lƣ Sổm Sắc Đi, Luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án đã hệ thống hoá đƣợc nhiều vấn đề lý luận và đánh giá đƣợc thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh phía Bắc Lào từ năm 1986 đến nay, những vấn đề đặt ra và bƣớc đầu đề xuất một số giải 7 pháp nhằm nâng cao chất lƣợng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh khu vực phía Bắc Lào trong thời kỳ đổi mới. Tác giả cũng hệ thống hóa một số quan điểm lý luận về cán bộ, cán bộ chủ chốt nói chung và cán bộ chủ chốt cấp tỉnh của Lào nói riêng. "Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn trong giai đoạn cách mạng hiện nay" (2004), của Đệt Tạ Kon Phi La Phăn Đệt (2004), Luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các Ban, Ngành ở thành phố Viêng Chăn. Tác giả phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các Ban, Ngành ở thành phố Viêng Chăn và thực trạng kinh nghiệm, những yêu cầu đặt ra cho công tác xây dựng đội ngũ cán bộ. Tác giả luận chứng những cơ sở khoa học về vai trò, vị trí và yêu cầu mới của đội ngũ cán bộ chủ chốt các Ban, Ngành ở thành phố Viêng Chăn. Luận án phân tích, rút ra những bài học kinh nghiệm về công tác cán bộ và xác định cụ thể những tiêu chuẩn và cơ cấu của đội ngũ cán bộ hiện nay. Tác giả kiến nghị một số giải pháp và có tính khả thi để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn hiện nay. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước Tính đến nay, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về công tác cán bộ cũng nhƣ công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, chính sách cán bộ. Liên quan đến công tác quy hoạch cán bộ cũng có nhiều đề tài khoa học, nhiều bài viết, luận văn, luận án nghiên cứu, cụ thể nhƣ: "Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc" (1998), do Nguyễn Trọng Bảo làm chủ biên, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Đây là một trong những cuốn sách bƣớc đầu đề cập đến xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, trong đó có gắn với yêu cầu của công tác đào tạo cán bộ đáp ứng với yêu cầu của thời kỳ đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc ở Việt Nam. 8 "Công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Tỉnh uỷ quản lý ở Tỉnh Đồng Nai” (2000) - Luận văn thạc sĩ của Trần Minh Thấu. Nội dung chính của đề tài là đề cập đến công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Tỉnh ủy Đồng Nai quản lý, trên cơ sở phân tích thực trạng và đề ra các giải pháp để nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo chủ chốt. "Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc" (2003) do Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (Đồng chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trong cuốn sách này, theo các tác giả, mỗi chế độ xã hội muốn đứng vững và phát triển đều phải đƣợc xây dựng nên bởi những con ngƣời có lòng trung thành với chế độ, có những phẩm chất và năng lực nhất định. Ngày nay, đó chính là những cán bộ và công chức, những ngƣời phục vụ chế độ chính trị đáp ứng yêu cầu một Nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân; những ngƣời đại diện cho Nhà nƣớc xây dựng và thực thi các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Cuốn sách nêu bật lên đƣợc cán bộ, công chức là nhân tố có tính quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Việt Nam giờ đây đang trong thời kỳ đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, những thay đổi về kinh tế - xã hội đang đặt ra nhiều vấn đề về nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ nhằm huy động mọi tiềm năng để đƣa đất nƣớc trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại, có nền kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân đƣợc nâng cao. Các tác giả khẳng định điều chỉ dẫn của Hồ Chí Minh rằng, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trƣớc hết phải có con ngƣời xã hội chủ nghĩa. Cán bộ, công chức là ngƣời gánh vác trọng trách nặng nề của đất nƣớc nên họ phải thực sự là những con ngƣời xã hội chủ nghĩa. Các tác giả của cuốn sách cũng nêu bật lên rằng, ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, vấn đề cán bộ đã đƣợc Đảng quan tâm hàng đầu và ngày nay tiếp tục đƣợc quan tâm. Mấy năm gần đây, Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trƣơng, chính sách về vấn đề cán bộ, công chức nhằm củng cố, đổi mới, phát triển và nâng cao chất lƣợng của đội ngũ cán bộ. Tuy nhiên, muốn đƣa ra đƣợc những chủ trƣơng, chính sách đúng đắn và thực hiện một cách có hiệu quả về công 9 tác cán bộ, thì cùng với việc tăng cƣờng công tác tổng kết thực tiễn nắm vững lý luận, cần phải đi sâu vào bản chất của vấn đề, thấy đƣợc những nét đặc thù và vai trò của cán bộ lãnh đạo qua từng giai đoạn cách mạng đồng thời nhận rõ những thuận lợi cũng nhƣ khó khăn mà giai đoạn phát triển mới đang đặt ra, cũng nhƣ yêu cầu cấp bách về việc nâng cao chất lƣợng đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo hiện nay. Cuốn sách quan trọng này đã góp phần lý giải, hệ thống hoá các căn cứ khoa học của việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, từ đó đƣa ra những kiến nghị về phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm củng cố, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cả về chất lƣợng, số lƣợng và cơ cấu cho phù hợp với yêu cầu hiện nay ở Việt Nam. Bài viết của Ngô Minh Tuấn đăng trên tạp chí Xây dựng Đảng số 9, năm 2004: “Quy hoạch cán bộ ở cơ quan Trung ƣơng Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh”. Nội dung chính của bài viết nêu rõ thực trạng công tác quy hoạch cán bộ ở cơ quan Trung ƣơng Đoàn- những thuận lợi, khó khăn; đƣa ra các giải pháp để nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch cán bộ tại cơ quan chuyên trách của Trung ƣơng Đoàn. Bài viết của TS. Phạm Quang Nghị đăng trên tạp chí Xây dựng đảng số 18, năm 2004: “Mối quan hệ giữa quy hoạch đánh giá với luân chuyển cán bộ”. Nội dung bài viết làm rõ mối quan hệ giữa quy hoạch, đánh giá với luân chuyển cán bộ, sự tác động qua lại giữa các yếu tố trên trong quy trình thực hiện công tác cán bộ. “Nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc" (2006) - Luận văn Thạc sĩ của Lê Thành Can. Nội dung chính của luận văn là làm rõ một số vấn đề lý luận, những vấn đề cơ bản về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nƣớc ta thời gian qua; đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch cán bộ. "Tăng cƣờng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố (kinh nghiệm của Hà Nội)" (2008) của Cao Khoa Bảng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đây là tài liệu có giá trị về công tác tổ chức và đào tạo cán bộ cấp tỉnh, thành ở Việt Nam hiện nay. Cuốn sách này có nhiều gợi ý tốt cho luận văn, bởi 10 để tăng cƣờng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố, vấn đề đặt ra là phải thực hiện đồng thời với tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ này. Việc nâng cao năng lực lãnh đạo, phẩm chất đạo đức để đáp ứng với yêu cầu lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị hiện nay đang là yêu cầu bức thiết. "Đánh giá quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc" (2009), do Trần Đình Hoan (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đây là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học "Những vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc". Cuốn sách khẳng định, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, trong những năm qua, cách mạng Việt Nam đã giành đƣợc nhiều thắng lợi vẻ vang. Từ một nƣớc nô lệ, Việt Nam đã trở thành một quốc gia độc lập, là ngọn cờ tiên phong trong phong trào giải phóng dân tộc. Trong suốt những năm qua, công cuộc đổi mới đã giành đƣợc nhiều thành tựu quan trọng, tạo điều kiện và cơ sở vững chắc cho quá trình phát triển đất nƣớc trong những năm tiếp theo. Có đƣợc những thắng lợi đó là nhờ đƣờng lối chính trị đúng đắn, là do Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã dày công xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng những yêu cầu và nhiệm vụ của mỗi giai đoạn cách mạng. Quan điểm của Hồ Chí Minh cho rằng, cán bộ là gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém. Quan điểm này luôn đƣợc Đảng Cộng sản Việt Nam quán triệt và thực hiện. Trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc ở Việt Nam hiện nay, đội ngũ cán bộ lãnh đạo ngày càng vƣơn lên, năng động, sáng tạo, góp phần xứng đáng vào thành tựu to lớn của đất nƣớc. Song các tác giả cho rằng, trong hoàn cảnh mới, sự tác động của kinh tế thị trƣờng đã bộc lộ những yếu kém, khuyết điểm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Một bộ phận không nhỏ cán bộ bị thoái hoá về chính trị và phẩm chất, tham ô, lãng phí, quan liêu, bè phái, mất đoàn kết, cơ hội và thực dụng, không ít cán bộ bị giảm sút uy tín, không còn là công bộc của dân, thậm 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng