Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản trị thương mại quốc tế giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng ...

Tài liệu Luận văn quản trị thương mại quốc tế giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại công ty tnhh tm&sx giang hoài

.DOC
74
145
80

Mô tả:

Chuyên đề thực tập 1 GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Điệp LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Thực phẩm nói chung, bánh kẹo và đồ uống nói riêng là lĩnh vực không thể thiếu đóng vai trò quan trọng trong mọi nền kinh tế trên thế giới. Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng trong quy mô dân số với cơ cấu trẻ, bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam. Có thể nhận ra rằng sản phẩm tồn tại ở mọi nơi trong các siêu thị, đại lý, cửa hàng bán lẻ,… Tuy nhiên, thực tế cho thấy đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước, đa số các công ty phải nhập khẩu nguyên liệu, hương liệu, phụ gia thực phẩm về sản xuất. Nhận thức được thực trạng trên công ty trách nhiệm hữu hạn và sản xuất Giang Hoài đã ra đời với mục đích trở thành cầu nối cho giữa các nhà sản xuất trong nước và các công ty cung cấp nguyên hương, phụ gia thực phẩm nước ngoài. Đây là lĩnh vực hoạt động chưa nhiều công ty tham gia mà khi tham gia Giang Hoài sẽ tạo được chỗ đứng cho mình. Công ty TNHH TM&SX thời điểm hiện tại có hoạt động kinh doanh chủ yếu là thương mại nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về nước bán cho các công ty sản xuất thực phẩm trong nước. Hoạt động này đóng góp đến 80% tổng lợi nhuận hàng năm của công ty.Vì vậy hoạt động nhập khẩu được đưa lên vấn đề hàng đầu cần quan tâm. Trong tình hình khó khăn hiện nay việc phân tích rõ ràng thực trạng để từ đó tìm ra biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty là vô cùng cần thiết. Qua thực trạng kinh doanh của công ty từ khi thành lập cho đến nay cùng với sự quan sát và ghi nhận trong quá trình thực tập cùng những kiến thức em đã được học tại trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, em xin đưa ra thực trạng và “Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại công ty TNHH TM&SX Giang Hoài” 2. Mục đích của nghiên cứu + Khái quát chung về công ty, tình hình tài chính, thị trường, khách hàng và cơ cấu chức năng các bộ phận trong công ty tác động trực tiếp đến hoạt động nhập khẩu. + Tìn hiểu khái quát về tình hình hoạt động nhập khẩu hàng hóa của công ty + Nghiên cứu vận dụng lý thuyết quản trị mua nguyên vật liệu của doanh nghiệp đánh giá kết quả, tìm ra những thuận lợi và khó khăn, đề xuất một số giải pháp Nguyễn Xuân Trang_ CN51B Chuyên đề thực tập 2 GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Điệp nhằm nâng cao hoạt động nhập khẩu của công ty trong bối cảnh hiện nay 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:  Đối tượng: các hoạt động liên quan nhập khẩu hàng hóa của công ty TNHH TM&SX Giang Hoài.  Phạm vi: + Không gian: Ngành thực phẩm Việt Nam, Công ty TNHH TM&SX Giang Hoài, các khách hàng, đối tác, nhà cung cấp của công ty. + Thời gian:Từ năm 2008 4. Phương pháp nghiên cứu: Quá trình nghiên cứu sử dụng phương pháp logic, lịch sử kết hợp so sánh, phân tích, thống kê số liệu, tổng hợp, quan sát thực tế hoạt động của Công ty và các số liệu hoạt động các năm gần đây. 5. Kết cấu đề tài Kết cấu đề tài được chia gồm 3 phần như sau: Phần 1: Tổng quan về Công ty TNHH TM&SX Giang Hoài Phần 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa Công ty TNHH TM&SX Giang Hoài Phần 3: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH TM&SX Giang Hoài Trong thời gian thực tập tại Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và sản xuất Giang Hoài cùng với sự hướng dẫn tận tình của Ths. Nguyễn Ngọc Điệp và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, em đã được tiếp thu rất nhiều kiến thức thực tế vô cùng hữu ích giúp em áp dụng được các kiến thức lý thuyết trên lớp cũng như bổ sung được những điều bổ ích mà kiến thức trên giảng đường còn thiếu. Sau hơn một tháng thực tập và làm việc tại công ty, em đã thu thập được một số thông tin cơ bản nhất về tình hình hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn Giang Hoài, đây cũng là cơ sở tạo nền tảng vững chắc cho em thực hiện chuyên đề thực tập thời gian tới. Tuy nhiên, với lượng kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế trong lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế, báo cáo tổng hợp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo Nguyễn Xuân Trang_ CN51B Chuyên đề thực tập 3 GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Điệp để báo cáo của em được hoàn thiện hơn, tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập của mình. PHẦN THỨ NHẤT: TỔNG QUAN CÔNG TY 1.1 Thông tin chung về công ty 1.1.1 Tên công ty     Tên công ty : Công ty TNHH thương mại và sản xuất Giang Hoài Tên tiếng anh: Giang Hoài produce and trading company limited Tên viết tắt: GH-PROTRA CO., LDT Tên giao dịch: GIAFOOD 1.1.2 Hình thức pháp lý  Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH  Vốn điều lệ: 5 000 000 000 đồng 1.1.3 Địa chỉ giao dịch  Địa chỉ đăng ký kinh doanh: Số 4- N3, Ngõ 90- phố Nguyễn Tuân – phường Thanh Xuân Trung - Quận Thanh Xuân, Hà Nội  Văn phòng giao dịch phía Bắc: Phòng 2503 – tòa nhà CT2 – Ngô Thì Nhậm – quận Hà Đông – Hà Nội  Văn phòng giao dịch phía Nam: Số 75 – Nguyễn Duy Cung – phường 12 – quận Gò Vấp – Tp.HCM  Tài khoản Ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Ba Đình – Hà Nội/Số tài khoản: 12610000092234  Điện thoại: 04.63251210  Email: [email protected]  Website: www.giafood .com 1.1.4 Ngành nghề kinh doanh chủ yếu + Nhập khẩu, kinh doanh nguyên liệu, phụ gia thực phẩm + Sản xuất, chế biến, đóng gói nguyên liệu, phụ gia thực phẩm + Sản xuất, chế biến các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ sữa + Kinh doanh các dịch vụ ăn uống, giải trí 1.2 Quá trình ra đời và phát triển 31.05.2007: Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Giang Hoài được thành lập với vốn điều lệ là 5 tỷ đồng. Cơ cấu tổ chức ban đầu là 1 giám đốc và 2 nhân viên. Nguyễn Xuân Trang_ CN51B Chuyên đề thực tập 4 GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Điệp Đến năm 2012, công ty đã phát triển được 5 năm. Từ một vài mã hàng như hương vani, vani sữa, diện tích kho bãi rộng với 2 kho diện tích 50m2 và 70m2, đến nay công ty đã mở rộng kinh doanh hơn 20 mã hàng, diện tích kho bãi tăng gấp đôi, có được những khách hàng quen thuộc và lượng khách hàng tiềm năng ngày càng tăng. Để công ty đạt được những thành tựu đáng kể đánh dấu sự trưởng thành, phát triển của GIAFOOD như vậy, công ty đã trải qua quá trình phát triển với nhiều biến động. Dựa trên sự thay đổi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể chia quá trình phát triển của doanh nghiệp thành 2 giai đoạn như sau:  Giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011: công ty tập trung chủ yếu phát triển hoạt động thương mại. Đây là giai đoạn làm quen, tìm hiểu, thâm nhập và nắm rõ thị trường, là bước chuẩn bị về vốn, kỹ thuật, nhân lực, điều kiện kho bãi,… cho mảng sản xuất của công ty với các cột mốc tiêu biểu sau: Năm 2008: + Trên cơ sở sự phát triển của mặt hàng hương vani năm 2007, công ty nhập thêm sản phẩm mới là phụ gia thực phẩm gelatin. + Công ty đã tăng thêm về lượng vốn, đầu tư diện tích kho bãi rộng với 2 kho diện tích 50m2 và 70m2. Năm 2010: + Công ty nhận phân phối lại một số sản phẩm thay thế nhập khẩu như tinh bột biến tính, bột sữa, bột váng sữa hay một số hương liệu dâu tây, café, chanh leo, khoai môn  Giai đoạn năm 2011 đến nay: Công ty tiến hành đi song song ở cả hai hoạt động sản xuất và thương mại trong đó trong đó sự phát triển theo hướng sản xuất được xác định là hướng đi cần sự đầu tư mang tính lâu dài nhưng chắc chắn của công ty, sự phát triển theo hướng thương mại được coi là chỗ dựa cho hoạt động sản xuất về nguồn vốn, mối quan hệ… Vì vậy, trong giai đoạn này, công ty có những mốc thay đổi quan trọng sau: Năm 2012 + Đầu tư kho bãi tăng diện tích kho với 750m2 tại Lô 3, Công nghiệp Yên Nghĩa, Hà Đông thay vì chia làm 2 kho như trước kia. + Chính thức mở thêm văn phòng đại diện Giafood tại thị trường tiêu thụ thực phẩm lớn nhất nước- thành phố Hồ Chí Minh. + Quyết định đầu tư nghiên cứu khoa học, mở xưởng sản xuất. Phòng thí nghiệm bước đầu được đầu tư hơn nửa tỷ Việt Nam đồng, được trang bị thiết bị hiện đại đặt tại lô 3 – Khu công nghiệp Yên Nghĩa – Hà Đông – Hà Nội. + Nhận phân phối sản phẩm cho nhà máy sữa Dutch Lady Nguyễn Xuân Trang_ CN51B 5 Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Điệp 1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của doanh nghiệp 1.3.1 Cơ cấu bộ máy quản trị Là công ty trách nhiệm hữu hạn, GIAFOOD có cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị theo kiểu cơ cấu tổ chức trực tuyến-chức năng phổ biến với các công ty Việt Nam iện nay. Bộ máy quản lý của công ty được thể hiện cụ thể theo sơ đồ sau Giám đốc Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc kinh doanh Phòng thu mua Phòng XNK Phòng kinh doanh Phòng TCKT Phòng NC&PT Phòng sản xuất Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty Bộ máy quản trị của công ty theo mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng. Đây là mô hình được áp dụng phổ biến rộng rãi trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Trong cơ cấu này, GĐ có quyền cao nhất được sự giúp đỡ của phó GĐ kinh doanh. Phó GĐ kinh doanh tham mưu cho GĐ về các vấn đề về thu mua, xuất nhập khẩu, kinh doanh và các số liệu liên quan. Phó GĐ sản xuất tham mưu cho GĐ về các vấn đề liên quan đến nghiên cứu, phát triển sản phẩm và bộ phận sản xuất. Cơ cấu tổ chức này mang lại cho GIAFOOD hiệu quả làm việc tốt nhưng cũng có những tồn tại nhất định. Nguyễn Xuân Trang_ CN51B Chuyên đề thực tập 6 GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Điệp Về ưu điểm, Cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng thường lợi dụng được những ưu điểm của cơ cấu tổ chức trực tuyến và cơ cấu tổ chức chức năng. Đối với GIAFOOD, việc công ty áp dụng cơ cấu tổ chức này cũng mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty. Thứ nhất, GĐ có thể nắm được trực tiếp hoạt động của tất cả các phó GĐ, các nhân viên và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động đó. Điều này giúp công ty có mục tiêu cụ thể, các hoạt động thống nhất do GĐ đưa ra, bộ máy công ty được vận hành nhất quán, dưới sự lãnh đạo của giám đốc. Thứ hai, các phòng, bộ phận chỉ chuyên đảm nhận một chức năng công việc riêng, cụ thể phòng kế toán chuyên về sổ sách, phòng sản xuất chuyên về các hoạt động nghiên cứu sản xuất sản phẩm,…Từ đó công việc sẽ đạt hiệu quả cao hơn bởi sự thành thạo, kinh nghiệm từ việc chuyên môn hóa một công việc của các nhân viên. Về nhược điểm, cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng cũng mang lại những vấn đề phức tạp trong tổ chức. Thứ nhất, với vị trí giám đốc, Giám đốc phải thường xuyên giải quyết các vấn đề giữa các Phó giám đốc, giữa các trưởng phòng, bộ phận bởi sự bất đồng ý kiến trong các phòng ban là khó tránh khỏi trong tập thể một công ty. Thứ hai, cách tổ chức này dễ gây ra những mâu thuẫn nội bộ giữa các bộ phận trực tuyến là các phó giám đốc và các bộ phận chức năng là các phòng, bộ phận. Khi đó Giám đốc cần dành thời gian để có cách giải quyết hợp lý, tạo tâm lý thoải mái trong các bộ phận. Nhìn chung lượng nhân viên của công ty còn chưa nhiều, bộ máy quản lý còn khá đơn giản, số lượng phòng ban không phải nhiều. Có thể nói, bộ máy quản lý của công ty cho đến nay vẫn thể hiện được mặt tích cực của nó. Tuy nhiên, công ty cần chú trọng đến vấn để tổ chức quản lý đặc biệt sau mỗi gian đoạn phát triển của doanh nghiệp để có sự điều chỉnh hợp lý. Cũng như các công ty khác, mỗi phòng, bộ phận công ty có chức năng nhiệm vụ cụ thể đảm bảo trách nhiệm công việc được đảm nhận rõ ràng  Giám đốc : Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của công ty. Các phó GĐ điều hành và phó giám đốc sản xuất giúp GĐ giải quyết các vấn đề chuyên môn và chỉ đạo, lên kế hoạch cho các phòng, bộ phận thực hiện; kiểm tra, giám sát các phòng, bộ phận làm việc. Ban GĐ có trách nhiệm trực tiếp xem xét, tổng hợp thông tin và báo cáo của bộ phận nhập khẩu để tham gia trực tiếp quá trình đàm phán các HĐ giá trị lớn và Nguyễn Xuân Trang_ CN51B Chuyên đề thực tập 7 GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Điệp giao việc cho các nhân viên đàm phán HĐ khác. Cuối cùng, ban giám đốc quyết định lý HĐ kinh doanh.  Phòng kế toán: Đảm nhận những công việc về số liệu kế toán ngày, tuần, tháng, quý, năm được quy định trong điều lệ công ty Phòng tài chính kế toán kết hợp cùng với phòng kinh doanh, phòng thu mua để xem xét giá cả hàng hóa, đánh giá mức độ hợp lý và cạnh tranh về giá cả trên thị trường. Phòng tài chính kế toán xét duyệt giá cả chi phí từ đó đánh giá được mức độ hoạt động hiệu quả của các hoạt động kinh doanh thu mua và tiêu thụ sản phẩm trong công ty từ phòng xuất nhập khẩu. Ngoài ra, được sự định hướng của giám đốc làm đơn xin vay vốn ngân hàng trong các hợp đồng nhập khẩu hàng hóa, mở LC cùng bộ phận nhập khẩu.  Phòng nghiên cứu phát triển: Nghiên cứu phát triển các sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường theo sự chỉ đạo của ban giám đốc. Nhân viên phòng nghiên cứu làm những công việc nhận sản phẩm, phân tích thành phần, đánh giá, nghiên cứu cách thức sản xuất. Phòng nghiên cứu phát triển sản sẩm chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu thị trường và sản phẩm. Đây là căn cứ để nhân viên phòng thu mua và kinh doanh xác minh đúng chất lượng sản phẩm ngoài việc dựa trên kinh nghiệm vốn có.  Bộ phận sản xuất: Thực hiện lệnh sản xuất theo kế hoạch của giám đốc sản xuất đề ra. + Nhân viên tại đây cần sự chăm chỉ cần cù nắm bắt xu hướng chế tạo ra các sản phẩm phù hợp với thị trường tiêu thụ thay thế mặt hàng nhập khẩu của đối tác mà khách hàng chấp nhận được. Bộ phận này ảnh hưởng đến quyết định số lượng, chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Dựa vào năng suất và khả năng thay thế mặt hàng bộ phận sản xuất, ban giám đốc đưa ra quyết định điều chỉnh đến hoạt động nhập khẩu như thế nào.  Phòng kinh doanh: Phát triển về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty được quy định trong điều lệ của công ty. Trong đó có các nhiệm vụ trợ giúp cho quá trình nhập khẩu: + Tìm hiểu những sản phẩm đang được sử dụng phổ biến trong ngành Nguyễn Xuân Trang_ CN51B Chuyên đề thực tập 8 GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Điệp + Tìm hiểu những mặt hàng đang cạnh tranh để có chiến lược tốt về giá và chính sách chăm sóc khách hàng ưu đãi. + Phát hiện những sản phẩm của đối thủ cạnh tranh mới nhập khẩu + Nắm bắt hay phát hiện được yếu tố kỹ thuật mà khách hàng đang cần để hoàn thiện sản phẩm của họ Phòng kinh doanh đảm nhận nhiệm vụ quan trọng trong các phòng, bộ phận. Đối tượng làm việc của nhân viên kinh doanh là các khách hàng. Nhân viên phòng kinh doanh là người nắm rất rõ nhu cầu của khách hàng, xu hướng phát triển trong tương lai của các mặt hàng khi kết hợp với phòng thu mua, phòng kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng đến viêc định hướng việc nhập khẩu hàng hóa cho công ty.  Phòng xuất nhập khẩu: + Quản lý các công văn giấy tờ đến và đi. Phân loại tài liệu, hồ sơ cần thiết đến các phòng ban, cụ thể là đến ban giam đốc hoặc phòng thu mua hay phòng sản xuất. + Phòng xuất nhập khẩu làm công việc liên quan đến chứng từ xuất nhập khẩu, thanh toán tiền, các khoản phát sinh liên quan đến hải quan + Vận chuyển hàng hóa từ cảng đến kho đúng kế hoạch, quản lý đội ngũ lái xe và đưa hàng. + Cùng với phòng kinh doanh hoặc thu mua giao nhận hàng đúng thời điểm. Phòng nhập khẩu là nơi phối hợp giữa các phòng ban tiếp nhận quá trình thu mua và tiêu thụ. Chất lượng và tiến độ nhập khẩu do các nhân viên trong phòng chịu trách nhiệm.  Phòng thu mua: Phòng thu mua chịu trách nhiệm tìm kiếm nguồn hàng nguyên liệu, phụ gia thực phẩm theo định hướng của Ban giám đốc + Phối hợp với phòng kinh doanh mở rộng thị trường đầu vào với các mặt hàng công ty đang nhập cũng như một số mặt hàng mới được đánh giá có tiềm năng. + Duy trì mối quan hệ của đối tác lâu năm, tăng cường phát triển thêm mối quan hệ giữa các đối tác. + Đánh giá chất lượng sản phẩm của đối tác, tìm hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ, giá cả của mặt hàng đó. Nguyễn Xuân Trang_ CN51B Chuyên đề thực tập 9 GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Điệp Thực hiện các hoạt động cho mảng kinh doanh cũng như nhập các nguyên liệu, vật tư cho mảng sản xuất. + Chịu trách nhiệm đàm phán, ký kết hợp đồng thu mua hàng hóa dưới sự điều hành của ban giám đốc + phối hợp cùng phòng xuất nhập khẩu thực hiện và giám sát chặt chẽ các hợp đồng đã được ký. Tìm kiếm nguồn hàng và ký kết hợp đồng là cở sở để thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa. Đây là bộ phận có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến nhập khẩu. Việc đạt được hợp đồng với số lượng lớn và giá trị cao sẽ quyết định đến thành công của hoạt động nhập khẩu. Theo sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty ta nhận thấy hoạt động nhập khẩu được hoạt động được công ty đặc biệt chú trọng nên nó được thực hiện kết hợp bởi nhiều phòng ban. Trong đó phòng thu mua và phòng xuất nhập khẩu đảm nhận trực tiếp hoạt động nhập khẩu của công ty. 1.3.2 Đặc điểm về tài chính Theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh thay đổi lần thứ 2, vốn điều lệ của Công ty là 5 tỉ đồng. Tại ngày 01 tháng 08 năm 2011, vốn điều lệ được các cổ đông đóng góp như sau: Bảng 1: Cơ cấu vốn điều lệ của các cổ đông STT Tên thành viên Giá trị phần Tỷ lệ vốn góp (VNĐ) (%) 1 Nguyễn Văn Duy Giám đốc 3.000.000.000 60 2 Ngô Xuân Thủy Phó Giám đốc 2.000.000.000 40 Nguồn: Giấy chứng nhận kinh doanh công ty TNHH thương mại và sản xuất Giang Hoài đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 01 tháng 08 năm 2011 Trong đó, ông Nguyễn Văn Duy là người đại diện theo pháp luật và giữ chức danh giám đốc công ty nắm giữ 60% vốn góp tương đương với 3.000.000.000 đồng và ông Ngô Xuân Thủy giữ chức danh phó giám đốc công ty nắm giữ 40% vốn góp tương đương với 2.000.000.000 đồng. Như vậy mọi hoạt động của công ty, mọi quyết định liên quan đến công ty, giám đốc Nguyễn Văn Duy là người chỉ huy, đưa ra quyết định dựa trên những tham mưu của phó giám đốc và các trưởng phòng ban không chịu bất kỳ sự chỉ đạo nào khác. Vì vậy những hoạt động của công ty nói chung và các hoạt động liên quan đến nhập khẩu nói riêng được được điều hành bởi giám đốc sẽ linh hoạt và thống nhất hơn. Nguyễn Xuân Trang_ CN51B Chức danh 10 Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Điệp Bảng 2: Bảng cơ cấu vốn và nguồn vốn của công ty Chỉ tiêu 2009 Số liệu % 9.124.465 100 1.368.669 15 7.755.796 85 9.124.465 100 6.660.859 73 2.463.605 27 2010 2011 Số liệu % Số liệu % Bố trí cơ cấu tài sản(TS): 20.145.792 100 54.509.728 100 + TSCĐ/ Tổng TS 3.424.784 17 12.537.237 23 + TSLĐ/ Tổng TS 16.721.007 83 41.972.490 77 Bố trí cơ cấu nguồn vốn 20.145.792 100 54.509.728 100 + Nợ phải trả/Tổng NV 15.109.344 75 41.427.393 76 + Vốn CSH/ Tổng NV 5.036.448 25 13.082.334 24 ( Nguồn: Phòng tài chính - kế toán) Dựa vào bảng cơ cấu trên, ta thấy tỉ lệ TSCĐ/ Tổng TS tăng hàng năm khá nhiều. Bởi năm 2010 và 2011, công ty có sự đầu tư lớn về đầu tư trang thiết bị cho nhân viên, kho bãi và thiết bị sản xuất. Về mặt nguồn vốn, có thể thấy vốn vay chiếm tỷ lệ phần lớn trong cơ cấu nguồn vốn trong các hợp đồng mua các mặt hàng của công ty có giá trị lớn. Đối với các quỹ tài chính dự phòng, đầu tư phát triển, trợ cấp thất nghiệp, khen thưởng phúc lợi công ty đảm bảo thực hiện đầy đủ. Cùng đó, bởi nguồn vốn vay chiếm tỷ lệ lớn nên công ty ngay từ đầu đã chú trọng tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ với nhiều tổ chức, ngân hàng đảm bảo được nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu, chủ động đối phó với nhu cầu vốn tăng cao. 1.3.3.Đặc điểm về nhân sự Bảng 3: Cơ cấu lao động theo trình độ Đơn vị: Người STT 1 2 3 4 5 Trình độ Số lượng Tỉ lệ(%) Theo thâm niên (năm) >1 >2 >=5 Kỹ sư 5 16,67 1 1 3 Cử nhân 13 43,33 4 7 2 Cao đẳng 9 30 1 6 2 THPT 3 10 0 1 2 Tổng số 30 100 6 15 9 (Nguồn: Danh sách nhân viên công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và sản xuất Giang Hoài) Biểu đồ 1: Cơ cấu lao động theo trình độ Nguyễn Xuân Trang_ CN51B Chuyên đề thực tập 11 GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Điệp (Nguồn: Danh sách nhân viên công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và sản xuất Giang Hoài ) Hiện công ty đang sở hữu 30 công nhân với các trình độ kỹ sư, cử nhân, cao đẳng và trung học phổ thông với các vị trí khác nhau. Cụ thể kỹ sư có 5 người chiếm 16,67%; cử nhân có 13 người chiếm 43,3%; cao đẳng có 9 người chiếm 30%; trung học phổ thông có 3 người chiếm 10%. Do tính chất ngành nghề, công ty cần nhân viên am hiểu về sản phẩm lại có khả năng giao tiếp làm việc tốt trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực thu mua nhằm phục vụ tốt cho họa động nhập khẩu. Dựa vào tỉ lệ cơ cấu trên có thể nhận thấy tỉ lệ kỹ sư am hiểu đặc điểm kỹ thuật sản phẩm còn ít chiếm 16,67% tổng số lao động trong công ty. Vì vậy công việc tư vấn cho khách hàng hay kiểm tra chất lượng sản phẩm để nhập khẩu chỉ tập trung ở một bộ phận nhân viên là có khả năng đảm nhiệm. Theo số liệu thống kê từ dữ liệu hồ sơ nhân viên công ty, tỷ lệ giới tính công ty khá ngang bằng, về giới tính nam có 17 người chiếm 56,67%, nữ có 13 người chiếm 43,33% trên tổng số 30 lao động. Đa số phái nữ làm công việc văn phòng, kế toán hoặc nghiên cứu sản phẩm, đa số phái nam đảm nhận các bộ phận phòng thu mua, kinh doanh. Quá trình nhập khẩu của công ty đòi hỏi sự đi lại nhiều và xa nên vấn đề giới tính cũng là điều công ty cần lưu ý khi tuyển dụng nhân viên vào vị trí các phòng liên quan. Hầu hết nhân viên trong công ty ở độ tuổi trẻ, cao nhất là Nguyễn Văn Giang , nhân viên phòng kinh doanh sinh năm 1972. Nhận biết được đặc điểm này, công ty luôn tạo môi trường làm việc năng động, sự cạnh tranh cao, đặc biệt tổ chức các khóa đào tạo, chủ động nâng cao chất lượng nhân viên, bồi dưỡng, rèn luyện ngay từ ban đầu cũng như có chính sách ràng buộc nhân viên làm việc và phục vụ cho Nguyễn Xuân Trang_ CN51B 12 Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Điệp công ty. Điều này nhìn chung về việc mua hàng hóa từ nước ngoài của công ty bới đội ngũ nhân viên trẻ nắm bắt nhu cầu khách hàng dễ dàng hơn, nhiệt tình trong vấn đề đi lại, phát triển quan hệ đối tác phục vụ quá trình nhập khẩu. Như vậy, với đặc điểm mặt hàng kinh doanh là hương, nguyên liệu khá mới mẻ trên thị trường Việt Nam, quy mô nhỏ, công ty hiện đang có đội ngũ nhân viên trẻ nhiệt tình, sáng sạo tạo, có kiến thức chuyên môn và thực tế tốt để phục vụ cho quá trình nhập khẩu hàng hóa. Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển của công ty. Nhận thức được điều đó GIAFOOD ngay từ ban đầu đã quan tâm đến việc sắp xếp tổ chức nhân sự sao cho gọn nhẹ và làm việc đạt hiệu quả nhất. Số lượng: Công ty có tất cả 30 cán bộ công nhân viên trong đó hầu hết được đóng bảo hiểm xã hội, được lao động trong môi trường chuyên nghiệp và áp lực công việc cao. Bảng 4: Cơ cấu lao động theo phòng ban Đơn vị: Người Phòng ban Ban Phòng Phòng Bộ Phòng Phòng Phòng Tổng Giám TCKT NC&PT phận Kinh XNK thu SX doanh mua đốc Số lượng 3 4 5 3 7 4 4 30 Cơ cấu (%) 10 13,3 16,7 10 23,3 13,3 13,3 100 (Nguồn: quy chế tổ chức hoạt động nhân sự của công ty) Dựa vào chức năng nhiệm vụ của công ty để GIAFOOD đưa số lượng nhân viên hợp lý. Đối với công ty, việc tiêu thụ sản phẩm cần được đẩy mạnh và trọng yếu nên phòng kinh doanh có số lượng nhân viên lớn nhất chiếm đến 23,3% tổng nhân viên toàn công ty. Tiếp đó là phòng xuất nhập khẩu, phòng nghiên cứu, phòng thu mua và tài chính kế toán. Quá trình nhập khẩu hàng hóa có liên quan trực tiếp đến các phòng này cho nên có thể nhận thấy rằng công ty dành một số lượng nhân viên lớn để thực hiện quá trình này khoảng 15 người chiếm 50% tổng số nhân viên của doanh nghiệp. 1.3.4.Đặc điểm cơ sở vật chất và trang thiết bị Cơ sở vật chất trang thiết bị là yếu tố giúp nhân viên làm việc chăm chỉ đạt hiệu quả công việc cao, kho bãi và phòng thí nghiệm được GIAFOOD chú trọng đầu tư giải quyết vấn đề trước mắt tạo nền tảng cho công ty phát triển lâu dài. Nguyễn Xuân Trang_ CN51B Chuyên đề thực tập 13 GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Điệp + Kho bãi: 750m vuông đặt tại tại Lô 3, Công nghiệp Yên Nghĩa, Hà Đông kho đạt tiêu chuẩn kho bãi chứa hàng thực phẩm + 100m vuông phòng thí nghiệm, xưởng sản xuất các sản phẩm dạng bột tại lô 3 – Khu công nghiệp Yên Nghĩa – Hà Đông – Hà Nội + 100m vuông xưởng sản xuất mặt hàng tiêu dùng: Caramel tại lô 3 – Khu công nghiệp Yên Nghĩa – Hà Đông – Hà Nội + Văn phòng giao dịch phía Bắc: 270m vuông tại Phòng 2503 – tòa nhà CT2 – Ngô Thì Nhậm – quận Hà Đông – Hà Nội + Văn phòng giao dịch phía Nam: 200m vuông tại Số 75 – Nguyễn Duy Cung – phường 12 – quận Gò Vấp – Tp.HCM Nhận thức được đặc điểm mặt hàng trong ngành thực phẩm có những yêu cầu khác biệt về bảo quản so với các ngành khác, công ty khá chú trọng trong việc đầu xây dựng kho bãi. Năm 2011, Công ty quyết định thay vì sử dụng 2 kho, công ty xây dựng một kho riêng nhằm đảm bảo đủ diện tích chứa với 750m vuông, nhiệt độ trong trạng thái ổn định, khoang chứa thông thoáng, tránh sự thay đổi thời tiết ở miền Bắc Việt Nam mưa nắng thất thường. Kho chứa hàng phục vụ cho việc chứa hàng nhập khẩu trong khi chờ ngày giao hàng hay chứa hàng tồn, hàng dự trữ. Kho hàng đảm bảo sẽ giải quyết được vấn đề phía sau việc nhập khẩu hàng về nước. Cùng đó, Công ty cũng đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm và xưởng sản xuất hơn nửa tỷ đồng để thúc đẩy hoạt động sản xuất của công ty trong những năm tiếp theo. Hiện tại, công ty đã đặt 2 văn phòng đại diện tại phía Bắc và phía Nam tạo cơ sở để phát triển thị trường trong nước sâu rộng hơn nữa. . . Sở dĩ công ty có quyết định mạnh dạn trong thời gian này là dựa vào sự tích lũy nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, sự thông thuộc về địa chỉ nhập khẩu nguyên liệu thô sử dụng cho sản xuất, tận dụng mối quan hệ khách hành và đối tác vốn có, sự hiểu biết về kỹ thuật nhờ kinh nghiệm và kiến thức được học một cách có hệ thống. Xưởng sản xuất được mở ra phần nào đã giải quyết được những trăn trở của Giám Đốc GIAFOOD Nguyễn Văn Duy từ lâu nay với mong muốn nghiên cứu sản xuất ra sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, tạo nên hàng tiêu dùng có chất lượng cao, rõ nguồn gốc, công ty có thể chủ động kiểm tra, giám sát, điều chỉnh để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của công ty Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua và trước mắt xưởng sản xuất, phòng thí nghiệm hay kho bãi chủ yếu giúp ích phần nhiều cho việc nghiên cứu, kiểm định chất lượng và kho bảo quản cho hàng hóa nhập khẩu về nước. 1.3.5 Đặc điểm quy trình sản xuất Nguyễn Xuân Trang_ CN51B 14 Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Điệp Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và sản xuất Giang Hoài cùng với sự phát triển kinh doanh ở mảng thương mại bắt đầu từ năm 2011, công ty đã tập trung phát triển ở mảng sản xuất. Điều này sẽ giúp giảm bớt số lượng hàng hóa phải nhập khẩu từ nước ngoài. Cơ cấu tổ chức kinh doanh của công ty bao gồm có phòng nghiên cứu và phát triển, phòng sản xuất được mô tả cụ thể theo sơ đồ dưới đây Nguyên liệu Phân xưởng sản xuất Phòng NC&PT Phòng thí nghiệm Phòng sản xuất Phòng kiểm tra CL Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất Bởi công ty mới đầu tư phát triển ở lĩnh vực sản xuất nên cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty còn khá đơn giản. Số lượng phòng, bộ phận ít, số lượng nhân viên làm trong mỗi phòng ban từ 2 đến 4 người, công việc cụ thể ở các phòng, bộ phận như sau: + Phòng nghiên cứu và phát triển: nhiệm vụ của phòng là tìm kiếm, lựa chọn sản phẩm, sản phẩm mới nhập khẩu hoặc sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường trong nước. + Phòng thí nghiệm: phòng chứa các thiết bị máy móc để nghiên cứu, phân tích sản phẩm như tủ hấp, tủ sấy, khuấy đông hóa, thùng quay, thiết bị lên men, máy đo độ khô… Phòng sử dụng các thiết bị để nghiên cứu, chế tạo tạo ra sản phẩm đạt yêu cầu theo sự chỉ huy phòng nghiên cứu + Phòng kiểm tra chất lượng: phòng này chủ yếu dựa vào con số kỹ thuật mà phòng thí nghiệm đưa ra, từ đó tổng kết đáng giá chất lượng sản phẩm, phân loại sản phẩm. + Phòng sản xuất: nhiệm vụ của phòng sản xuất là lập kế hoạch, đề ra quy trình sản xuất chính đồng thời kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch và giải quyết các vấn đề phát sinh trong khi sản xuất. + Phân xưởng sản xuất: phân xưởng trực tiếp sản xuất các sản phẩm đã được nghiên cứu đánh giá ở phòng nghiên cứu, phát triển sản phẩm và tiến hành đưa vào Nguyễn Xuân Trang_ CN51B Chuyên đề thực tập 15 GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Điệp sản xuất hàng loạt. Phòng này chứa các thiết bị như máy trộn, máy định lượng, máy cân, máy bao gói, máy nghiền Việc tổ chức sản xuất hiện nay chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số lượng bán hàng của doanh nghiệp. Chủ yếu các mặt hàng cuả công ty là nhập khẩu chiếm 80% tổng số hàng bán của công ty. Tuy nhiên, trong quá trình bán hàng, công ty luôn ưu tiên bán hàng tự sản xuất được trước khi tìm nguồn nhập hàng từ nước ngoài. Nguyễn Xuân Trang_ CN51B Chuyên đề thực tập 16 GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Điệp PHẦN THỨ HAI: THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH TM&SX GIANG HOÀI 2.1 Vai trò của nhập khẩu đối với sản xuất kinh doanh: GIAFOOD là công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại và sản xuất với mặt hàng là hương nguyên liệu, phụ gia thực phẩm. Tuy nhiên, với khó khăn là một công ty mới thành lập, vốn đầu tư ít, hạn chế về mặt công nghệ nên hoạt động sản xuất là hướng phát triển về lâu dài. Còn trong thời gian vừa qua và vài năm tới, hoạt động chính của công ty là hoạt động kinh doanh thương mại. Vì vậy, trong những năm tới hoạt động nhập khẩu có vai trò trọng yếu trong việc lấy đầu vào của doanh nghiệp. Có thể nói, việc thực hiện tốt hoạt động nhập khẩu sẽ giảm thiểu chi phí mua hàng, tạo nguồn cung ứng tốt, ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Việc tăng khả năng nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, kết quả hoạt động, sản xuất kinh doanh cũng như danh tiếng của công ty. Nắm bắt được quy trình kinh doanh của công ty, ta sẽ có cái nhìn tổng quát về các hoạt động của GIAFOOD, từ đó sẽ tìm ra được mức độ ảnh hưởng của các hoạt động đối với quá trình nhập khẩu của công ty hay vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với các hoạt động kinh doanh khác của công ty. Xem xét biểu hiện cầu Nhận đặt hàng của các nhà máy Đưa về bộ phận sản xuất Tìm kiếm và ký kết hợp đồng nhập khẩu Làm các nghiệp vụ Thu tiền nhận hàng Sơ đồ 3: Quy trình kinh doanh của công ty TNHH TM&SX Giang Hoài Giao hàng cho các công ty ( Nguồn: Quy chế tổ chức hoạt động công ty) Đối với công ty, việc xem xét biểu hiện cầu là một hoạt động được đặc biệt quan tâm. Vì vậy hoạt động này được tách riêng thành một bước trong chu trình kinh doanh của doanh nghiệp và được dành cả một phòng đảm nhiệm trong công ty là Nguyễn Xuân Trang_ CN51B Chuyên đề thực tập 17 GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Điệp phòng nghiên cứu và phát triển. Tại đây, nhân viên có nhiệm vụ tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu hiện tại của khách hàng, dự báo xu hướng phát triển mới trong tương lai và hơn cả là bằng kiến thức, kinh nghiệm phối hợp với phòng ban khác định hướng, tư vấn cho khách hàng những mặt hàng được công ty đánh giá nhận định có chất lượng tốt hay giá cả phù hợp. Khi bước đầu tiên được thực hiện tốt, công ty nhận được đơn đặt hàng của các nhà máy, công ty cần xúc tiến thực hiện càng nhanh càng tốt rút ngắn thời gian đến mức tối thiểu. Các nhân viên phòng kinh doanh, phòng kế toán có trách nhiệm tính toán giá cả, lên các phương án giá cho các mặt hàng hương liệu, nguyên liệu và phụ gia thực phẩm. Tiếp đó, xem xét các mặt hàng cần cung cấp, công ty sẽ cân nhắc chia làm hai hướng. Thứ nhất, với các mặt hàng công ty đã sản xuất được, phù hợp với khách hàng, GIAFOOD sẽ chuyển đơn hàng xuống bộ phận sản xuất yêu cầu sản xuất hay lấy trong kho nếu có sẵn. Phương án này được ưu tiên sử dụng trước bởi chính sách của công ty là đẩy mạnh sản xuất. Tuy nhiên, đây là khoảng thời gian đầu, với nhiều hạn chế về mặt tài chính, công nghệ, nhân lực nên lượng sản phẩm cung cấp cở bộ này nhìn chung chiếm tỷ lệ nhỏ. Số liệu năm 2011 chiếm khoảng 15% tổng số sản phẩm cung cấp cho người bán (Nguồn: Phòng sản xuất). Hướng thứ hai, công ty tìm kiếm và ký kết các hợp đồng nhập khẩu. Đây là hoạt động vẫn đang phát triển mạnh mẽ và chủ chốt của công ty. Với hướng đi này, công ty cần làm thêm các nghiệp vụ nhận hàng. Đây là khâu quan trọng trong quá trình nhập khẩu hàng hóa gồm có hoạt động xin giấy phép nhập khẩu, lên lịch nhận hàng từ công ty nước ngoài, thống nhất phương tiện vận chuyển, chi phí vận chuyển… Vì vậy, công ty lập phòng xuất nhập khẩu kết hợp với phòng thu mua để đảm nhận công tác này. Cùng đó, phòng kế toán xem xét lập thủ tục cần thiết để đặt cọc tiền hàng, viết đơn xin mở LC gửi đến ngân hàng, ký quỹ. Sau khi nhận được hàng hóa đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, chủng loại công ty tiến hành giao dịch hàng hóa cho khách hàng. Lúc này phòng kinh doanh chịu trách nhiệm giao hàng cho khách cần kiểm tra mặt hàng giao cẩn thận có đáp ứng đủ yêu cầu của khách hàng, thời gian giao dịch chính xác như đã thỏa thuận, cách thức và số tiền thanh toán như trong hợp đồng. Như vậy, quá trình nhập khẩu cho đến nay vẫn được coi là hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là nguồn nuôi sống doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển hơn. Việc nghiện cứu phát triển quá trình nhập khẩu là vô cùng cần thiết. 2.2. Phân tích hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong thời gian qua Nguyễn Xuân Trang_ CN51B Chuyên đề thực tập 18 GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Điệp 2.2.1 Các mặt hàng nhập khẩu GIAFOOD kinh doanh, nhập khẩu, phân phối, sản xuất các sản phẩm nguyên liệu, phụ gia, hương liệu thực phẩm sử dụng trong sản xuất các sản phẩm thực phẩm thiết yếu: sữa, kem, bánh kẹo, nước giải khát,…. Công ty có gần 50 loại hàng hóa chia làm ba nhóm mặt hàng chính là nguyên liệu, hương liệu, phụ gia thực phẩm. Bảng 5: Danh sách mặt hàng chính của công ty (1) STT I. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 II. 1 2 III. 1 2 3 4 5 6 7 (2)Tên mặt hàng Hương liệu Hương vani sữa Hương café Hương dâu tây Hương chanh leo Hương khoai môn Hương dứa Hương sữa Hương Chocolate Hương chanh Hương cam Hương cốm Phụ gia thực phẩm Phụ gia thực phẩm gelatin Phụ gia thực phẩm tinh bột biến tính Nguyên liệu thực phẩm Nguyên liệu thực phẩm DEXTROSE MONOHYDRATE Nguyên liệu thực phẩm MALTO DEXTRIN Nguyên liệu thực phẩm bột kem không sữa NON DAIRY CREAMER Nguyên liệu thực phẩm bột váng sữa SWEET WHEY POWDER Nguyên liệu thực phẩm bột sữa gầy SKIM MILK POWDER Nguyên liệu thực phẩm bột sữa béo FULL CREAM MILK POWDER Nguyên liệu thực phẩm sữa đặc CONDENSED SWEETED MILK Nguyễn Xuân Trang_ CN51B 19 Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Điệp (1) STT (2)Tên mặt hàng 8 Nguyên liệu thực phẩm tinh bột ngô 9 Nguyên liệu thực phẩm bột kem tươi 10 Nguyên liệu thực phẩm bột thạch 11 Nguyên liệu thực phẩm bột keo ngô 12 Nguyên liệu thực phẩm bột lòng đỏ trứng Nguồn: Phòng thu mua công ty TNHH thương mại và sản xuất Giang Hoài Cho đến nay mặt hàng của công ty có được từ 3 nguồn: + Nhập khẩu hương, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm từ các công ty có tiếng tại nước ngoài + Nhận phân phối lại một số sản phẩm mà công ty không nhập khẩu + Tự nghiên cứu và sản xuất ra một vài sản phẩm Các mặt hàng của công ty từ nhập khẩu, nhận phân phối hay tự sản xuất có đặc điểm sau: + Hàng công ty là các hương, nguyên liệu, phụ gia trong ngành thực phẩm. + Mặt hàng có khả năng sử dụng phổ biến mà đa số các công ty sản xuất thực phẩm trong nước đều cần có. + Mặt hàng bán ra cho từng khách hàng với số lượng nhỏ nhưng giao dịch với số lượng lớn khách hàng nên tổng lượng bán ra lớn + Đa số các mặt hàng nhập khẩu công ty yêu cầu nhận độc quyền. + Số lượng chủng loại mặt hàng chưa nhiều nhưng có tính chọn lọc Công ty cho đến nay đã sản xuất được một số mặt hàng hương vani sữa hương dứa, hương sữa, hương café. Bởi đây là hương liệu được sử dụng phổ biến trong nhiều sản phẩm thực phẩm có mặt trên thị trường Việt Nam trong khi cần nguồn vốn ban đầu nhỏ và điều kiện kho bãi ít đầu tư. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm công ty trong giai đoạn đầu mới hình thành đáp ứng được một phần nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của công ty, giảm số lượng hàng hóa nhập khẩu của công ty. Bảng 6: Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng Đơn vị: triệu đồng Mặt hàng 2009 2010 1011 I.Hương liệu II. Phụ gia thực phẩm 367 590 714 1073 1 895 2 369 III.Nguyên liệu thực phẩm Nguyễn Xuân Trang_ CN51B 6 399 16 077 43 033 So sánh % 2010/2009 194 182 So sánh % 2011/2009 516 401 251 267 Chuyên đề thực tập Tổng cộng 20 GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Điệp 7 356 17 864 47 286 243 643 Nguồn: Phòng tài chính kế toán Dựa trên bảng số liệu, ta nhận thấy mặt hàng nguyên liệu thực phẩm qua các năm chiếm khoảng 90% tổng số giá trị mặt hàng nhập khẩu. Các mặt hàng của công ty nhìn chung khá phù hợp với điều kiện kinh doanh của công ty. Ban đầu với số vốn còn khiêm tốn công ty chỉ nhận một vài mã hàng và các mặt hàng đưa về công ty cũng cần tiêu thụ nhanh chóng để tránh thời gian để trong khó chứa lâu, hàng tồn đọng nhiều, khả năng quay vòng vốn chậm. Với khả năng kinh nghiệm trong ngành chưa sâu, công ty không nhập ồ ạt các mặt hàng về bán mà cần có bước nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng. Với mối quan hệ khách hàng còn chưa mở rộng, công ty chấp nhận và chọn cách thức bán cho từng khách hàng nhỏ số lượng ít nhưng lượng khách hàng đông đảo. Và để đứng vững chắc và uy thế trên thị trường, công ty chọn phương pháp yêu cầu độc quyền một số mã hàng có tiềm năng như hương vani sữa hay phụ gia thực phẩm gelatin. Đây sẽ là chiến lược lâu dài của công ty. 2.2.2.Báo cáo kết quả kinh doanh từ hoạt động nhập khẩu trong 5 năm Kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty được thể hiện cụ thể qua bảng tổng hợp dưới đây: Nguyễn Xuân Trang_ CN51B
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan